Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kĩ thuật dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh hiệu quả cho học sinh giỏi 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.45 KB, 22 trang )

PHÒNG GD&ĐT
GD&ĐT TAM
TAM DƯƠNG
DƯƠNG
PHÒNG
TRƯỜNG THCS
THCS TAM
TAM DƯƠNG
DƯƠNG
TRƯỜNG
=====***=====
=====***=====

BÁO CÁO
CÁO
BÁO
CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ HỌC
HỌC SINH
SINH GIỎI
GIỎI
CHUYÊN

Tên
Tênchuyên
chuyênđề:
đề:
KĩKĩthuật
thuậtdạy
dạykỹkỹnăng
năngnghe


ngheTiếng
TiếngAnh
Anhhiệu
hiệuquả
quảcho
chohọc
họcsinh
sinhgiỏi
giỏi9 9
Tác
Tácgiả
giảsáng
sángkiến:
kiến:Trương
TrươngLêLêHùng
Hùng

Tam Dương,
Dương, Năm
Năm 2015
2015
Tam


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

MỤC LỤC
4. Các dạng bài nghe phổ biến và các cách tiếp cận......................................9
5. Kĩ năng nghe numbers, names, addresses và dates hiệu quả...................12
8. Những điều nên tránh khi luyện nghe.....................................................16

9. Luyện nghe tiếng Anh theo phương pháp "Nghe chủ động"...................18
10. Luyện nghe tiếng Anh theo phương pháp "Chính tả"...........................19

PHẦN I – NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
I- NỘI DUNG LÝ LUẬN.
Ngày nay, tiếng Anh là thứ tiếng thông dụng được sử dụng rộng rãi nhất
trên thế giới. Đó là ngôn ngữ của khoa học kỹ thuật, công nghệ, thương mại và
thông tin trên toàn cầu. Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc trong hầu hết
các trường học ở Việt Nam, đặc biệt là trong trường đại học. Trên thực tế, trong
quá trình học tiếng Anh, sinh viên gặp phải rất nhiều khó khăn và khó khăn phổ
biến nhất là những khó khăn trong quá trình học kỹ năng nghe hiểu. Trong phạm
vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập những khó khăn khi nghe nhìn từ quan điểm
người học, đồng thời tìm ra nguyên nhân của chúng để từ đó đưa ra một số biện
pháp khắc phục nhằm giúp người học vượt qua khó khăn, đặc biệt trong giai
đoạn đầu khi mới học nghe.
Định nghĩa về nghe hiểu được các nhà khoa học đưa ra theo các cách khác nhau.
Theo Field (1998:38) thì ‘Nghe là một quá trình trí tuệ không nhìn thấy được,
do đó rất khó mô tả. Người nghe phải phân biệt được các âm, hiểu được từ vựng
và cấu trúc ngữ pháp, nắm được trọng âm và ý định của người nói, có thể nhớ
lại và hiểu được nó trong ngữ cảnh văn hóa-xã hội của phát ngôn.’
Anderson & Lynch (1988: 21) đưa ra định nghĩa về nghe hiểu như sau:
‘Nghe hiểu nghĩa là hiểu những gì mà người nói đã nói. Người nghe có vai trò
đặc biệt quan trọng trong quá trình nghe bằng cách vận dụng kiến thức đa dạng
của mình phân tích những gì anh ta nghe được để có thể hiểu phát ngôn của
người nói.’

Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 2



Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

Wolvin & Coakley (1985) định nghĩa nghe theo cách đơn giản hơn: ‘Nghe là
quá trình cơ quan thính giác tiếp nhận, xử lý và xác định được thông điệp của
lời nói.’
Định nghĩa về nghe hiểu, theo Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm (1997) trong ‘Từ
điển tiếng Việt’ được đưa ra cụ thể như sau: ‘Nghe là một quá trình trong đó
thính giác tiếp nhận những âm thanh bên ngoài và chuyển nó đến hệ thống thần
kinh trung ương. Tại đây, những âm thanh này được phân tích, chuyển thành
những tín hiệu và được truyền đến các giác quan giúp hình thành những phản
xạ của con người đối với những âm thanh đó.’
Các định nghĩa trên cho thấy nghe hiểu là một kỹ năng giải quyết vấn đề
(problem-solving) phức tạp. Nhiệm vụ của nghe hiểu không chỉ là tiếp nhận âm
thanh mà nó còn đòi hỏi sự phân tích và xác định được thông điệp của lời nói.

II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Thông thường, con người luôn nghe với một mục đích nhất định. Nếu mục
đích của nghe chỉ để thư giãn, giải trí nhằm giải tỏa căng thẳng như nghe nhạc
chẳng hạn thì người nghe hầu như không cần phải có bất kỳ một kỹ năng nào cả.
Tuy nhiên, nếu mục đích nghe là để thu nhận thông tin, đặc biệt là khi
nghe băng, đĩa ngoại ngữ để học tiếng thì người học cần phải có một số kỹ năng
như: phán đoán trước khi nghe, tập trung trong khi nghe, suy ra thông tin chính
cần nghe từ những từ ngữ quan trọng trong bài (key words), phân tích, tổng hợp
những thông tin nghe được. Kỹ năng nghe được tạo thành từ một loạt các kỹ
năng riêng lẻ đó.
Đa số người học đều có nhận định rằng một văn bản nếu ở dạng viết có
thể đơn giản đối với họ trong xử lý thông tin, nhưng cũng văn bản đó ở dạng nói
thì người học lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt nội dung chính của
bài. Tại sao lại như vậy? Dưới đây là quan điểm của một số tác giả khi đưa ra

những khó khăn mà người học thường gặp phải trong quá trình học kỹ năng
nghe.
1. Quan điểm của một số tác giả về những khó khăn khi nghe.
Theo Ur, P. (1996), tác giả của nhiều cuốn sách viết về việc dạy tiếng
(language teaching) thì người học thường gặp phải những khó khăn sau đây
trong khi học nghe:
(1) Không nhận ra được các âm mà người Anh nói
(2) Có thói quen phải hiểu tất cả các từ trong câu mới hiểu được nội dung của
bài
(3) Không thể hiểu được khi người Anh nói nhanh một cách tự nhiên
(4) Cần phải nghe nhiều lần mới có thể hiểu được
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 3


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

(5) Thấy khó có thể nắm bắt được tất cả các thông tin và không dự đoán được
điều mà người nói sắp nói
(6) Nếu phải nghe kéo dài, người học sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu tập trung.
Khi đề cập đến những khó khăn của người học đối với môn nghe, hai nhà
giáo học pháp ngoại ngữ là Nguyễn Bàng và Nguyễn Bá Ngọc cũng liệt kê ra 6
khó khăn sau đây:
(1) Gặp khó khăn với các âm tiếng Anh
(2) Phải hiểu hết các từ
(3) Không hiểu được khi người Anh nói nhanh tự nhiên
(4) Thấy khó có thể theo kịp tốc độ nói của người Anh
(5) Cần nghe đi nghe lại nhiều lần
(6) Mệt mỏi và thất vọng.

Trong cuốn ‘Teaching Listening’, Underwood (1989) cũng đưa ra một số
khó khăn của người học nghe. Đó là:
(1) Không theo kịp được tốc độ của người nói
(2) Không thể nhắc lại được thông tin
(3) Hạn chế về vốn từ vựng
(4) Không nhớ hết tất cả các thông tin nghe được
(5) Không nắm bắt được thông tin chính
(6) Không thể tập trung
(7) Không hình thành được thói quen nghe.
Những khó khăn trong quá trình học kỹ năng nghe nhìn từ quan điểm của
người học cũng được các tác giả Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Chi và Hoàng
Thị Xuân Hoa (2006) nêu ra trong cuốn ‘Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh ở
Trung học Phổ thông Việt Nam’ như sau:
(1) Khó khăn về nghe âm tiếng Anh
(2) Phải hiểu được tất cả các từ mới nắm bắt được ý định của người nói
(3) Không hiểu được người bản ngữ khi họ nói nhanh tự nhiên
(4) Cần phải nghe đi nghe lại nhiều lần
(5) Thấy khó nắm bắt được tất cả các thông tin và không dự đoán được thông
tin tiếp theo
(6) Không tập trung khi nghe.
Nói tóm lại, theo nhận định của các nhà khoa học kể trên thì người học
thường gặp phải những khó khăn phổ biến sau đây trong khi nghe:
(1) Không nhận ra các âm tiếng Anh
(2) Hạn chế về vốn từ vựng
(3) Thiếu tập trung khi nghe
(4) Khó có thể nắm bắt ý chính của bài nghe
(5) Cần nghe nhiều lần
(6) Không theo kịp tốc độ của người nói.

Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.


Trang 4


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

2. Một số khó khăn phổ biến của sinh viên không chuyên khi học nghe.
Bằng cách liệt kê ra những khó khăn của người học đối với môn nghe
theo quan điểm của các nhà khoa học trình bày ở trên, chúng tôi đã xây dựng
nên những câu hỏi điều tra nhằm thu thập thông tin thực tế phục vụ cho quá
trình nghiên cứu tìm ra những khó khăn mà sinh viên không chuyên thường gặp
phải trong quá trình học kỹ năng nghe.
Trên thực tế, theo kết quả khảo sát gần 80 sinh viên năm thứ hai theo học
khoa Văn hóa Du lịch trường Đại học Văn hóa Hà Nội thì có ba khó khăn phổ
biến nhất trong việc học nghe là:
(1) Không nhận ra các âm tiếng Anh (49%)
(2) Thiếu tập trung khi nghe (57%)
(3) Khó có thể nắm bắt ý chính của bài nghe (71%).
3. Nguyên nhân của những khó khăn khi nghe.
3.1. Nguyên nhân của việc không nhận ra các âm tiếng Anh.
Khi được hỏi về nguyên nhân của việc gặp khó khăn với các âm trong
tiếng Anh, 31% số người tham gia điều tra cho rằng khó khăn này là do họ
không phân biệt được các từ đồng âm, đặc biệt là các từ có cách phát âm gần
giống nhau. 28% số sinh viên được hỏi nhận định việc nhầm lẫn giữa dạng
khẳng định và dạng phủ định là nguyên nhân chủ yếu. Đặc biệt là 40% số sinh
viên tham gia điều tra cho rằng họ không nhận ra thông tin chính cần nghe là do
một vài đặc điểm trong phát âm chuỗi lời nói (connected speech) trong tiếng
Anh như: hiện tượng nuốt âm (elision), dạng yếu trong phát âm một số từ chức
năng (weak form), hiện tượng đồng hóa âm vị (assimilation), hiện tượng rút gọn
của từ (contraction), hiện tượng nối âm (linking),.... Như vậy, việc người học

không nhận ra các âm trong tiếng Anh chủ yếu là do
(1) không phân biệt được các từ đồng âm và các từ có cách phát âm gần giống
nhau.
(2) nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ định.
(3) một số ảnh hưởng về phát âm chuỗi lời nói trong tiếng Anh.
3.2. Nguyên nhân của việc thiếu tập trung khi nghe.
Số liệu thu được từ cuộc điều tra cho thấy 30% số sinh viên cho rằng
nguyên nhân của việc thiếu tập trung khi nghe là do sức khỏe không tốt trong
khi số lượng sinh viên nhiều hơn (37%) coi việc thiếu kinh nghiệm khi nghe là
nguyên nhân làm cho họ càng lúc càng cảm thấy khó tập trung vào bài nghe.
Trong khi đó 32% số sinh viên tham gia điều tra nghĩ rằng khả năng kém tập
trung của họ vào bài nghe là do cả hai nguyên nhân trên. Từ những số liệu này
có thể kết luận rằng người nghe thường mất khả năng tập trung nghe khi
(1) tình trạng sức khỏe không tốt
(2) thiếu kinh nghiệm trong nghe hiểu.

Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 5


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

3.3. Nguyên nhân của việc không thể nắm bắt ý chính của bài nghe.
Theo số liệu thu được thì đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khó
khăn trong khi nghe cho người học (71%). Khi được hỏi về nguyên nhân của
khó khăn này, 36% số người tham gia cho rằng họ khó có thể nắm bắt ý chính
của bài nghe vì họ không biết đâu là thông tin quan trọng cần nghe trong bài.
37% số sinh viên lại cho rằng việc họ không thể suy luận được nội dung chính
của bài nghe từ những từ ngữ quan trọng (key words) làm cho họ không nắm bắt

được ý chính khi nghe. Số người chọn cả hai nguyên nhân là 25%. Những số
liệu này cho thấy nguyên nhân của tình trạng khó có thể nắm bắt nội dung chính
của bài nghe là
(1) không phân biệt được thông tin cần nghe với những thông tin còn lại
(2) không suy luận được ý chính của bài nghe từ những từ ngữ quan trọng.
III- CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Những giải pháp được đưa ra trong phần này xuất phát từ chính những
nguyên nhân gây ra khó khăn cho người học với hi vọng có thể giúp người học
phần nào khắc phục khó khăn, tìm ra phương pháp thich hợp nhất cho bản thân
trong quá trình học kỹ năng nghe.
1. Giải pháp cho việc không nhận ra các âm tiếng Anh.
1.1. Cách phân biệt các từ đồng âm, từ có cách phát âm gần giống nhau.
+ Dựa vào cách phát âm.
Cách này có thể áp dụng hiệu quả cho các từ có cách phát âm gần giống
nhau vì chúng có trọng âm rơi vào các âm tiết khác nhau, ví dụ như thirteen /
thirty và độ dài ngắn của các âm là khác nhau, ví dụ ‘ship/sheep’, ‘fit/ feet’.
+ Dựa vào nghĩa của cả câu và chức năng của từ trong câu.
Các từ đồng âm được phát âm giống hệt nhau, rất dễ gây nhầm lẫn cho
người nghe, ví dụ some / sum, I/ eye, son/ sun. Bên cạnh đó lại có những từ
đồng âm và đồng cách viết mang nghĩa khác nhau (homonyms) như left, flat,
saw, play. Do vậy, người học cần phải dựa vào chức năng của từ đó trong câu,
cấu trúc câu được tạo nên bởi từ đó, đặc biệt là ngữ cảnh của câu (context) để
suy luận và chọn ra từ đúng.
Ví dụ: (TOEFL 4 in 1 CD-ROM, TOEFL Explorer, Tutorial)
Question: Which answer has the closest meaning to the statement?
Tapescript: The man was fired for overlooking the security checks.
Answer choices:
a. The man was tired because he overdid his work.
b. The chicks were overcooked.
c. The man lost his job because he did not check the security.

d. The tired man looks over the check for mistakes
Trong các lựa chọn đã cho ở trên, người nghe rất khó phân biệt ‘fired’ với
‘tired’, ‘overlooking’ với ‘overcooking, ‘checks’ với ‘chicks’. Tuy nhiên, giới từ
của ‘tired’ là ‘of’ chứ không phải là ‘for’ nên có thể loại bỏ lựa chọn ‘a’ và ‘d’.
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 6


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

Hơn nữa, ‘security chicks’ không có nghĩa nên từ đúng phải là ‘security checks’.
Thêm vào đó, ‘security checks’ không thể ‘overcooked’ nên phải chọn
‘overlooking’. Do đó lựa chon c là đúng.
1.2. Cách khắc phục nhầm lẫn giữa dạng khẳng định và dạng phủ định.
Trong tiếng Anh, để phủ định, người ta thường dùng các trợ động từ trong
câu. Ngoài ra, dạng phủ định của từ cũng có thể được tạo nên nhờ các phụ tố
(tiền tố hoặc hậu tố) như: im- trong impossible, il- trong illegal, dis- trong
dissatisfied, -less trong careless. Do đó, để tránh nhầm lẫn giữa dạng khẳng định
và dạng phủ định trong bài nghe, người học cần đặc biệt chú ý đến các phụ tố,
các trợ động từ cũng như một số yếu tố khác như giọng điệu của người nói và
ngữ cảnh của câu.
Ví dụ: (TOEFL 4 in 1 CD-ROM, Longman Test 1)
Question: Which answer has the closest meaning to the statement?
Tapescript: The researcher isn’t at all dissatisfied with his findings.
Answer choices:
a. He is pleased with his result.
b. He isn’t satisfied with all his work.
c. He found that all his work wasn’t satisfactory.
d. He satisfied all the panel of his findings.

Trong ví dụ này người nghe cần phải phân biệt được hai từ ‘satisfied’ và
‘disatisfied’ để chọn phương án trả lời đúng. Nếu chú ý các lựa chọn cho trước
(answer choices) trước khi nghe thì người nghe có thể phát hiện ra ngay từ
‘satisfied’ không phải là từ đúng cần nghe vì nghĩa của đáp án b và c là giống
nhau. Ngoài ra, câu nói được phủ định hai lần nên nó mang nghĩa khẳng định.
Thêm vào đó, câu trả lời d (the panel of his findings) không mang nghĩa như câu
nói trong đĩa nên câu a sẽ là câu trả lời đúng.
1.3. Cách khắc phục một số ảnh hưởng về cách phát âm chuỗi lời nói trong
tiếng Anh.
Anne Anderson & Tony Lynch (1988) nhận định rằng một số ảnh hưởng
về cách phát âm chuỗi lời nói trong tiếng Anh như dạng yếu trong phát âm một
số từ chức năng (weak forms), hiện tượng rút gọn của từ (contractions), hiện
tượng nuốt âm (elision), hiện tượng nối âm (linking),... gây cho người học khá
nhiều khó khăn khi nghe, đặc biệt là với những người mới học ngoại ngữ. Do
đó, sinh viên nên làm quen với những hiện tượng này bằng cách tìm học những
ví dụ thường gặp và đặc trưng cho từng hiện tượng, tập phát âm các cụm từ đó,
viết ra nhật ký học tập để ghi nhớ.
Ví dụ: 1. Cách phát âm dạng yếu (weak forms) thường gặp trong chuỗi lời nói
nhanh và đôi khi không mang tính nghi thức như: wanna, hafta, kuz, gonna,
dunno, don’cha know. Đây là hình thức rút gọn của ‘want to, have to, because,
going to, don’t know, don’t you know.’
2. ‘kind of’ và ‘sort of’ đôi khi được rút gọn thành ‘kinda’ và ‘sorta’
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 7


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

3. Những trợ động từ ‘would like, can, may, will, would, ought to, so on

and so forth’ cũng thường được rút gọn trong câu nói.
2. Giải pháp cho việc thiếu tập trung khi nghe.
2.1. Tránh hoặc khắc phục tình trạng sức khỏe không tốt.
Tình trạng sức khỏe không tốt như mắc bệnh hay mất ngủ, thiếu ngủ có
thể gây cho người học mất tập trung khi nghe. Do vậy, người nghe cần phải
tránh nhiễm bệnh, nếu chẳng may bị nhiễm bệnh cần tìm mọi cách khắc phục và
tránh hiện tượng thiếu ngủ trước khi nghe, nhất là trước khi làm bài thi.
2.2. Thường xuyên luyện tập nghe.
Trong khi nghe, một người nghe giàu kinh nghiệm bao giờ cũng có nhiều
lợi thế hơn những người nghe ít kinh nghiệm do trong quá trình luyện tập, họ đã
hình thành được một số kỹ năng. Do đó, để nâng cao khả năng nghe hiểu, người
học ngoại ngữ nên tích cực luyện tập một cách hợp lý và có phương pháp. Bằng
việc thường xuyên luyện tập và tiếp xúc với các tài liệu có mức độ thay đổi từ
dễ đến khó, cùng với thời gian, người học sẽ hình thành được kỹ năng nghe.
Sinh viên không chuyên trong hai năm đầu có thể sử dụng một số tài liệu phù
hợp như sau:
(1) Listen carefully (Jack C. Richards),
(2) Ship or Sheep (Ann Baker),
(3) Listen for it (Jack C. Richards, Deborah Gorbon, Andrew Harper),
(4) Three or Tree (Ann Baker),
(5) Think First Certificate (John Naunton)
Để luyện phần phát âm, người học có thể vào các trang Web sau:
/> /> />Ngoài ra, người học cũng có thể truy cập vào các trang Web sau để thực hành
nghe:

/>3. Giải pháp cho việc khó có thể nắm được ý chính của bài nghe.
3.1. Cách phân biệt thông tin cần nghe (relevant points) với những thông tin
còn lại (irrelevant information)
Thông thường, trước khi nghe, bao giờ người nghe cũng có một khoảng
thời gian ngắn (1-2 phút) để đọc qua những câu hỏi yêu cầu hoặc nghe chỉ dẫn

trong băng, đĩa. Nếu biết tận dụng những câu hỏi và chỉ dẫn này, người học có
thể suy đoán thông tin cần nắm bắt và chủ đề của bài nghe, nhờ đó người nghe
có thể vận dụng vốn hiểu biết của mình để có sự chuẩn bị trước về vốn từ và
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 8


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

một số cấu trúc câu cần thiết. Nếu làm tốt điều này thì lượng thông tin cần ghi
nhớ sẽ giảm đi, người nghe sẽ phần nào phân biệt được những thông tin cần
nghe với những thông tin không quan trọng khác trong bài.
3.2. Cách suy luận được ý chính của bài nghe qua từ ngữ quan trọng
Những từ ngữ quan trọng trong bài là những từ ngữ mà dựa vào đó, người
nghe có thể suy ra ý chính của bài nghe. Thường thì những từ này được nhấn
mạnh trong câu hoặc có thể được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài. Chính vì
vậy, người nghe nên dựa vào một số dấu hiệu ngôn từ (discourse markers) này
để nắm bắt được ý chính của bài nghe.
Ví dụ:
Những cụm từ dùng để liệt kê ý chính là: I would like to emphasize, The
general point you must remember is, It is important to note that, I repeat that,
Another thing is, Finally, That is, Now,...
Những cụm từ được sử dụng để liệt kê ví dụ là: such as, Let me give you
some examples, For example/ instance, I might add, To illustrate thi spoint,...
Những cụm từ thường dùng khi đề cập đến những vấn đề không quan
trọng là: By the way, I might note in passing,....
Ngoài ra, để có thể ghi nhớ hết những thông tin quan trọng trong bài,
người nghe cần có sự ghi chép (take notes). Tuy nhiên, cần phải bố trí phần ghi
chép cho hợp lý để dễ sử dụng và tránh gây nhầm lẫn.

4. Các dạng bài nghe phổ biến và các cách tiếp cận.
Các dạng câu hỏi trong Ielts listening.
Người học có thể chưa hề bắt tay làm một bài IELTS Listening nào hay cũng có
thể đã luyện đi luyện lại hàng trăm bài thi nghe IELTS mẫu thì bài viết này sẽ có
giá trị rất lớn trong việc tổng kết lại các dậng câu hỏi trong bài thi IELTS
Listening. Tôi sẽ tổng kết lại và gợi ý một số bước làm bài cũng như những tips
nho nhỏ để có thể đạt điểm số cao hơn trong bài thi nghe.
DẠNG 1: Multiple choices.
Cách làm :
-Phân tích câu hỏi và gạch chân dưới những từ quan trọng. Đồng thời, thí sinh
cũng cần phải sử dụng tất cả những chiến thuật như phỏng đoán để có được câu
trả lời của riêng mình.
- Nhìn vào những đáp án được đưa ra , có thể là 3, có thể là 4 đáp án. Nhưng các
phân tích đã chỉ ra rằng mấu chốt của các câu hỏi trắc nghiệm là để xác định
những điểm khác biệt nhỏ nhất giữa các đáp án. Đôi lúc những sự khác nhau đó
là chìa khóa đưa tới câu trả lời đúng vì vậy đừng vì từ chìa khóa đó đã được xuất
hiện trong bài nghe mà thí sinh chọn nó là câu trả lời đúng. Hãy lắng nghe ngữ
cảnh cũng như những từ mấu chốt của đoạn audio.
DẠNG 2: Completion tasks (fill-in-the-blanks/gap exercises).
Form completion.
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 9


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

Dạng câu hỏi này thường hay xuất hiện trong section 1 và yêu cầu mọi người
lắng nghe một cuộc trò chuyện giữa ít nhất hai người. Thường phần này là một
cuộc trò chuyện qua điện thoại. Dựa trên các thông tin được cung cấp trong ghi

âm, các bạn cần hoàn thành các chi tiết trong biểu mẫu. Hãy xác định loại thông
tin cần điền trước khi bước vào nghe. Ví dụ ‘Name’ – rõ ràng là lắng nghe cho
một cái tên, “Course length” – có thể là một số giờ….
Sentence completion – Summary completion.
Thí sinh hoàn thành câu hoặc đoạn tóm tắt bằng cách viết lên đến ba chữ và /
hoặc một số trong các khoảng trống. Các khoảng trống có thể đến ngay từ đầu, ở
giữa hoặc ở cuối câu .
Sự khác biệt giữa hoàn thành câu và hoàn thành bản tóm tắt là gì?
Có rất ít sự khác biệt. Câu được nối với nhau để tạo thành một bản tóm tắt .
Trong nhiệm vụ hoàn thành bản tóm tắt , thí sinh phải điền vào những khoảng
trống trong một đoạn ngắn tóm tắt những ý chính của một phần của buổi nói
chuyện. Thí sinh cần phải lắng nghe cho các biểu thức song song.
Lời khuyên:
- Đọc hướng dẫn cẩn thận để xem có bao nhiêu từ, thí sinh có thể viết trong câu
trả lời của mình.
- Gạch chân hoặc làm nổi bật các từ khóa trong mỗi câu hỏi và xung quanh mỗi
khoảng cách và sử dụng chúng để lắng nghe câu trả lời.
- Quyết định những loại thông tin là cần thiết để hoàn thành câu , ví dụ như một
danh từ, một số từ , một động từ hoặc một tính từ.
- Khi thí sinh nghe hãy hoàn thành bản tóm tắt hay câu đó ngay lần nghe đầu
tiên vì thí sinh không có cơ hội để nghe lại lần thứ 2. Đặc biệt chú ý đến số
lượng từ vì nếu câu trả lời có bao gồm đáp án nhưng bị thừa từ hoặc thừa số thì
cũng sẽ được coi là câu trả lời sai.
DẠNG 3: Plan/map/diagram labeling.
Trong câu hỏi này thí sinh cần phải điền một từ hoặc 1 cụm từ phù hợp từ
danh sách để hoàn thành bản maps. Dạng bài này không bao giờ xuất hiện trong
section 1 và tương đối dễ để ghi điểm tuyệt đối.
Lời khuyên:
Trước khi nghe :
- Đọc hướng dẫn để xem có bao nhiêu từ thí sinh nên sử dụng để hoàn thành mỗi

chỗ trống .
- Đọc kỹ hướng dẫn và cố gắng làm quen và nhớ những dữ kiện mà bản đồ đã
cho nhất có thể. Nếu có điểm bắt đầu, hãy định vị điểm bắt đầu đó.

Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 10


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

- Nhìn vào các phần của bản đồ hoặc bản tóm tắt kế hoạch bạn cần phải quyết
định các loại từ cần thiết được điền vào chỗ trống.
Trong khi lắng nghe :
- Tìm điểm khởi đầu khi bắt đầu CD .
- Khi lắng nghe, đặc biệt chú ý đến những biểu hiện của vị trí như ở giữa, trên
góc, cạnh , trên / dưới , thẳng về phía trước , vv như câu trả lời có thể phụ thuộc
vào sự hiểu biết của bạn những từ này.
Lưu ý:
- Các câu trả lời sẽ xuất hiện theo đúng thứ tự thông tin thí sinh nghe .
- Khi thí sinh nghe các từ khóa hoặc bất kỳ từ đồng nghĩa nào của nó, lắng nghe
để tìm ra câu trả lời.
DẠNG 4: Classification Questions.
Các thí sinh được yêu cầu để phân loại thông tin trong bài nghe. Họ được
cung cấp một số thông tin nhất đinh và nhiệm vụ là bạn cần phải phân loại thông
tin đó sao cho thích hợp. Dạng câu hỏi này thường xuất hiện trong section 2 và
section 3.
3 bí quyết vàng cho dạng câu hỏi Classification Questions.
#1. Các thông tin đã cho trong câu hỏi có thể được xuất hiện trong audio bằng
nhiều cách diễn đạt khác nhau, do đó, thí sinh nên dự đoán và lắng nghe những ý

tưởng chứ không phải là từ chính xác. Họ có thể sử dụng từ đồng nghĩa, hoặc
từ trái nghĩa, hoặc câu phủ định để đánh lừa thính giác của bạn. Be careful!
#2. Thí sinh có thể sử dụng các thông tin đã cho trước trong box nhiều hơn một
lần.
#3. Danh sách đánh số đúng theo thứ tự bạn nghe từ audio.
DẠNG 5: Short Answer Questions.
Short Answer Questions không chỉ xuất hiện trong phần Reading mà
còn khiến nhiều thí sinh cảm thấy rất nản lòng trong phần Listening vì một câu
trả lời là ‘đúng’ theo suy nghĩ cá nhân của thí sinh nhưng lại sai trong phần thi
này và khiến các thí sinh mất điểm.
- Thí sinh có bị phạt nếu viết nhiều hơn số lượng từ quy định?
Có. Nếu bạn viết nhiều hơn số từ yêu cầu, thí sinh sẽ bị mất điểm ngay cả khi
câu trả lời của bạn bao gồm từ đúng. Những từ như “the”, “a / an” không được
tính, vì vậy chúng có thể được sử dụng để thành bốn từ.
- Làm thế nào đối với dạng câu hỏi này?
+ Đọc các câu hỏi một cách cẩn thận và hình dung ra bối cảnh của cuộc đàm
thoại.

Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 11


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

+ Gạch chân tất cả các “từ khóa” có thể giúp bạn có được câu trả lời đúng. Hãy
chú ý đến các câu hỏi “Wh” , điều này sẽ giúp bạn dự đoán các loại thông tin
bạn cần:
- What? -> Một cái gì đó, cái mà có liên quan nhiều hơn với phần còn lại của
các từ khóa.

- Where? -> Một địa điểm
- When? -> Một thời gian, một ngày, một ngày trong tuần
5. Kĩ năng nghe numbers, names, addresses và dates hiệu quả.
+ Number.
Thí sinh có thể bị nhầm như sau:
Seventh – second, thirty – thirteen, first – third, ….. Hơn thế nữa số đếm và số
thứ tự cũng chỉ khác nhau 1 chút xíu trong cách phát âm nên hãy dựa vào văn
cảnh để thêm chắc chắn cho câu trả lời của mình. Thế nên hãy cố gắng luyện tập
và phát hiện sự khác nhau giữa cách đọc các số mà mình vừa chỉ ra với phần
luyện tập nhỏ sau.
Ex: Listen and circle the number you hear in each pair (a – j)
1.
1st / 3rd
2.
10.15 / 10.50
3.
6th / 5th
4.
70 / 17
5.
19 / 90
6.
15 / 50
7.
52 / 62
8.
£110 / £810
9.
31st / 33rd
10.

22nd / 27th
+ Telephone numbers.
Có một vài điểm mà mình rút ra được như sau
- 0 có thể được đọc là “oh” hoặc cũng có thể là “zero”
- Nếu hai số liền nhau giống nhau, người ta sẽ dùng từ double thay bằng đọc 2
lần. Ví dụ: 77 được đọc “double seven” thay bằng “seven seven”
- Chúng ta sẽ không nghe họ đọc từng số riêng lẻ mà sẽ được nhóm thành từng
nhóm 2 – 4 số. Ví dụ 13554684616 có thể được đọc là “13-double 5 – 468-4616″
+ Addresses.
Địa chỉ thường sẽ được cấu thành như sau: số + tên đường.
Đặc biêt là con số sẽ luôn đi trước tên đường và tên đường sẽ được đánh vần từ
chữ cái một, tuy nhiên nếu tên đường đã khá nổi tiếng, thí sinh sẽ phải tự nhận
ra cách viết của nó.
+ Dates.
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 12


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

Có một vài cách để viết ngày tháng nhưng mình đưa ra 2 cách phổ thông hay
được dùng nhất như sau:
“the 25th of October ” – speaking
“25 October/25th October” – writing
Và thí sinh nên dùng cách thứ 2 để trả lời trong bài thi nghe vì nó vừa thích hợp
hơn lại vừa phù hợn lại có số lượng từ hạn chế hơn nên các thí sinh không sợ bị
thừa từ.
6. Luyện nghe bằng tai nghe hay nghe trực tiếp bằng loa ngoài.
Các bạn luyện nghe IELTS hằng ngày nhưng đang băn khoăn xem mình

nên ốp cái tai nghe vào tai để nghe hay là nghe bằng loa ngoài? Hình thức nào sẽ
tốt hơn cho việc đi thi IELTS ? Để có quyết định đúng đắn thì người nghe phải
thấy được mặt lợi cũng như mặt hại của phương pháp mà mình đang theo đuổi,
để phát huy những khía cạnh tốt và hạn chế những điều còn chưa tốt.
Luyện nghe bằng tai nghe.
Mặt tốt:
- Nghe bằng tai nghe đặt biệt là tai nghe chuẩn thì khỏi phải nói luôn, âm thanh
sẽ rất rõ, không bị lẫn những tạp nham bên ngoài cũng như nâng sự tập trung
của người học. Khi nghe bằng tai nghe người nghe có thể lắng nghe dễ dàng hơn
các âm khó nghe hơn như “s”, “ed” được phát âm như thế nào hay âm gió nữa.
- Nghe bằng tai nghe là hình thức không gây ảnh hưởng đến người ngồi xung
quanh. Bạn nghe là việc của bạn, người ngồi bên cạnh vẫn đọc báo đọc sách như
bình thường. Bạn không hề bị than phiền vì cái âm thanh mà bạn tạo nên.
- Luyện nghe bằng tai nghe giúp bạn làm quen hơn với kì thi thật vì khi thi
IELTS tại BC hay IDP, bạn sẽ được nghe bằng tai nghe.
Mặt hại:
Luyện bằng tai nghe có thể làm hư tai của bạn vì mỗi lần nghe bạn sẽ
nghe liên tục trong một thời gian dài với volume to nên cực kì tra tấn cái màng
nhĩ luôn. Một cấu trúc bài thi nghe IELTS chỉ kéo dài trong 30 phút nhưng khi
luyện tập bạn phải nghe đi nghe lại chứ có phải chỉ một lần là thôi đâu thế nên
hãy tưởng tưởng cái tai của bạn đang phải làm việc như thế nào mà vặn nhỏ cái
volume lại khi nghe để bảo vệ tai không bị hư.
Luyện thi nghe bằng tai nghe sẽ khiến bạn quen với việc nghe Tiếng anh
được nói cực chuẩn, âm thanh cực tốt, thế là khi đi thi nghe bằng loa ngoài hay
giao tiếp bình thường, thì các bạn sẽ bị lung túng vì không nghe được nhiều.
Luyện nghe bằng loa ngoài.
Mặt lợi:
- Nghe bằng loa ngoài mà bạn nghe tốt thì tai của bạn đã được tôi luyện cực tốt
và sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi thực hiện nghe bằng tai nghe. Âm thanh
nghe bằng loa ngoài chắc chắn không được trong bằng qua tai nghe nhưng lại

luyện cho tai bạn như thế người nghe sẽ dễ hơn rất nhiều khi giao tiếp ngoài
thực tế.
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 13


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

- Luyện nghe bằng loa ngoài, bạn đồng thời cũng luyện được sự tập trung của
mình. Đâu mới là âm thanh mà bạn muốn có, bạn hoàn toàn không chú ý đến
những âm thanh xung quanh như tiếng xe cộ, tiếng nói chuyện ….. Khả năng tập
trung lên cực cao, điều đó là rất cần thiết.
Mặt hại:
Nghe loa ngoài sẽ phần nào đó ảnh hưởng đến người xung quanh nên người
luyện nghe cần có thời gian và địa điểm thích hợp để không gây khó chịu cho
người khác.
7. Bí quyết rèn luyện kỹ năng nghe tiếng anh hiệu quả.
Không chỉ với những người còn đang học tiếng Anh, mà cả với những
người đã học và đang sử dụng ngôn ngữ này thường xuyên thì kỹ năng nghe
vẫn là một kỹ năng khó. Rất hiếm khi có ai học tiếng Anh như tiếng thứ 2 mà có
thể hiểu 100% tất cả từng câu từng từ người nước ngoài nói. Tuy nhiên, nếu rèn
luyện đúng phương pháp và đều đặn, việc thành thạo trong kỹ năng nghe tiếng
Anh, ngay cả với những học sinh còn đang đi học, là hoàn toàn có thể.
Hãy khám phá các bí quyết luyện nghe tiếng anh hiệu quả dưới đây:
Phát âm tiếng Anh thật tốt.
Nghe có vẻ kì lạ vì khi đang bàn tới nghĩ năng nghe tiếng Anh mà lại
nhắc tới việc phát âm.Thế nhưng, thực tế thì việc nắm chắc và phát âm đúng
trong tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nghe tốt tiếng Anh. 90% học
sinh phổ thông phát âm tiếng Anh sai, và hầu hết học sinh đều dùng tiếng Anh

không có trọng âm, không có vần điệu lên xuống. Điều này đồng nghĩa với việc
gì?
Nắm không tốt kỹ năng phát âm tiếng Anh, nhịp điệu cần thiết trong tiếng Anh
cũng giống như bạn sống ở Hà Nội mà vào Huế nghe nói chuyện vậy. Rõ ràng
người Huế nói tiếng Việt, nhưng tại sao lại khó nghe đến vậy. Vì cách họ phát
âm từ khác với người Hà Nội. Người Hà Nội không quen cách phát âm và nhấn
nhá âm điệu kiểu Huế nên phải gồng mình lên nghe mà không hiểu. Tương tự
với tiếng Anh, việc bạn cẩu thả trong phát âm có thể ngăn cản việc bạn nghe
tiếng Anh tốt. Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không tiện đề cập tới các quy
tắc phát âm và phương pháp phát âm tiếng Anh. Tuy nhiên, một lời khuyên cho
những bạn giờ này vẫn chưa thật chắc chắn về phát âm tiếng Anh là hãy rà soát
lại toàn bộ những kiến thức này của mình và sửa ngay nếu thấy hỏng. Biết được
cách phát âm chuẩn của người nước ngoài sẽ giúp bạn nghe tiếng Anh tốt lên rất
nhiều.
Phương pháp ngược.
Một phương pháp truyền thống khi luyện nghe tiếng Anh của học sinh là
nghe trước, chữa sau. Nghĩa là các bạn học sinh có xu hướng bật file mp3 nghe
bài trước, nghe đi nghe lại, đến khi nào không nghe được hoặc mệt quá thì mới
lôi phần file đánh chữ ra so sánh đối chiếu.
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 14


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

Thực tế cho thấy nếu bạn làm ngược lại, hiệu quả sẽ tốt hơn. Đầu tiên,
hãy cầm file văn bản của bài nghe, đọc và dịch. Bạn không cần phải vội, cứ đọc
từ từ, phân tích ý, dịch cẩn thận, cài bài thế nào tùy ý. Miễn là bạn phải hiểu bài
thật tốt. Nếu cảm thấy cần thiết cứ lấy từ điển ra tra từ mới. Sau khi đọc xong

bài, hãy dành ra vài giây hình dung lại tổng thể cả bài nói về cái gì và chuyển
sang nghe. Bật đúng file bài đó lên và nghe. Tất nhiên, chả cần nghe bạn cũng
thừa biết nó nói về cái gì. Nhưng hãy cứ nghe một cách chăm chú. Nếu trình độ
nghe của bạn đang ở tầm trung, bạn sẽ nhận thấy mình thường chỉ nghe được
lõm bõm vài ba từ. Nhưng do đã đọc văn bản nên bạn nghe được nhiều từ hơn.
Số từ còn lại bạn không nghe được nhưng vì đã đọc rồi.
Bạn hãy cứ nghe tiếp như vậy vài lần. Sau khi đã khá ngấm, bây giờ là lúc
cày bài nghe Tốt nhất là dùng Media player để dễ dàng điều chỉnh ngắt nhịp của
file khi cần. Bây giờ hãy cầm văn bản lên kết hợp với nghe. Hãy để ý những từ
mình đọc trong văn bản nhưng trong file nghe lại chưa nghe tốt được, hãy bật đi
bật lại những đoạn xung quanh các từ đó. Bây giờ vấn đề không phải là hiểu bài
nói gì, mà bạn phải cày để tai của mình quen với tất cả các từ trong bài và phát
hiện ra chúng. Đừng sợ rằng cách làm ngược này sẽ không phát huy hiệu quả.
Hãy làm thử trong một thời gian đều đặn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.
Tập trung.
Đừng để tâm hồn treo ngược cành cây khi nghe. Nghe ai nói mà không
tập trung, kể cả tiếng Việt cũng đã khó chứ đừng nói là tiếng Anh. Khi đang
nghe tiếng Anh, hãy chắc rằng đầu bạn đang làm việc. Khi tai nghe được gì thì
đầu cũng tiếp nhận và dịch ra từng đấy. Sợ nhất trong nghe tiếng Anh là để tiếng
đi qua “rửa tai” cái đầu không hoạt động. Không tập trung, cho dù có ngồi nghe
10 tiếng một ngày cũng không nên cơm cháo gì.
Tâm lý thoải mái và khả năng dự đoán.
Một trong những sai lầm của nhiều người luyện nghe tiếng Anh là họ quá
hồi hộp. Khi giao tiếp với ai đó sử dụng tiếng Anh, biết là khả năng nghe của
mình không tốt, họ cứ lo lắng và dành nhiều thời gian để sợ hơn là để tập trung
nghe. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nếu bạn phải đối thoại với người bản ngữ cho
dù trình độ nghe của bạn chưa tốt. Phải từ từ tập trung thì bạn mới có thể nghe
được. Một điều nên nhớ nữa là hãy cố gắng đoán nghĩa. Đừng bao giờ cho rằng
bạn phải nghe được từng câu từng chữ mới là đạt. Bạn chỉ cần nghe được những
từ khóa quan trọng, cộng thêm nhịp điệu, thái độ người nói và văn cảnh là có thể

nhận ra ý người người nói muốn truyền đạt. Muốn đạt đến khả năng nghe đâu
thủng đấy, bạn phải tiếp tục luyện tập.

Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 15


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

8. Những điều nên tránh khi luyện nghe.
Bạn có bao giờ băn khoăn tại sao mình luyện nghe tiếng Anh nhiều nhưng
vẫn nghe không được? Và bạn đã từng áp dụng theo nhiều phương pháp luyện
nghe tiếng Anh giao tiếp rất hay mà vẫn tiến bộ chậm chạp?
Bạn có bao giờ băn khoăn tại sao mình luyện nghe tiếng Anh nhiều nhưng
vẫn nghe không được? Và bạn đã từng áp dụng theo nhiều phương pháp luyện
nghe tiếng Anh giao tiếp rất hay mà vẫn tiến bộ chậm chạp? Nhiều khả năng
bạn đang luyện kỹ năng nghe tiếng Anh chưa đúng hướng. Sau đây là môt số
điều nên tránh khi luyện nghe tiếng anh.
Không luyện nghe thường xuyên
Không một “phương pháp thần kỳ” nào có thể giúp bạn nghe tốt hơn nếu
như bạn không nghe tiếng Anh thường xuyên. Những chương trình luyện nghe
nói tiếng Anh hiệu quả được nhắc đến nhiều nhất hiện nay như Pimsleur hay
Effortless English đều đòi hỏi học viên nghe thường xuyên, thậm chí mỗi ngày.
Nghe là việc đầu tiên và đơn giản nhất bạn có thể làm để tiếp xúc và trở
nên quen thuộc với một ngôn ngữ mới (cho dù bạn chưa hiểu mình nghe được
gì). Những đứa trẻ đã học một ngôn ngữ mới như thế nào? Chúng nghe tiếng
Anh 16hon tục mỗi ngày, 365 ngày/ năm, suốt nhiều năm. Sau đó chúng mới
bập bẹ tập nói và đến trường học đọc, học viết.
Dĩ nhiên, với một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, bạn không cần

phải nghe 16hon tục suốt nhiều năm rồi mới có thể nói, đọc, viết. Nhưng nghe
thường xuyên là điều bắt buộc phải làm nếu bạn muốn giỏi tiếng Anh.
Nghe nhưng không hiểu:
Nhiều bạn cho rằng chỉ cần nghe nhiều thì sẽ hiểu. Nhưng bạn hãy nghĩ
xem, nếu bạn không hiểu, bạn nghe 100 lần, 1.000 lần cũng không hiểu. Có thể
bạn sẽ nghe được, nhưng bạn không hiểu.
Đơn cử tiếng Việt chúng ta dạo gần đây xuất hiện nhiều từ mới mà các cô
bác lớn tuổi không hiểu, ví dụ như “Chém gió”. Nếu bạn nói “Chém gió”, họ sẽ
nghe được nhưng vẫn không hiểu. Họ có thể nghe được “Anh A đang chém
gió”, nhưng họ không hiểu anh A đang làm gì. Cho dù bạn nói “chém gió” 1.000
lần, họ cũng không hiểu. Trừ khi bạn giải thích cho họ hiểu “chém gió” là như
thế nào.
Tóm lại, bạn phải hiểu những gì mình nghe, rồi từ đó nghe nhiều lần để ghi nhớ.
Nghe một nội dung quá ít:
Hôm nay bạn nghe từ “book”, bạn hiểu là quyển sách. Nhưng 30 ngày
sau, bạn nghe lại từ “book”, nhiều khi bạn không nhớ được nó nghĩa là gì. Điều
đó sẽ xảy ra nếu bạn nghe 1 từ vựng (hoặc 1 nội dung) quá ít lần.
Nhiều bạn nghe nhiều, nhưng lại là nhiều nội dung khác nhau. Ngày 1 bạn nghe
bài A 5 lần, có 5 từ vựng mới. Qua ngày 2 bạn nghe bài B 5 lần, có 6 từ vựng
mới. Đến ngày 3, bạn nghe bài C 6 lần,có 8 từ vựng mới…
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 16


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

Kết quả: Sau một tuần luyện nghe liên tục, bạn nghe được 7 bài với hơn
chục từ vựng hoàn toàn khác nhau. Nếu từ vựng hôm trước KHÔNG xuất hiện ở
những bài nghe sau, từ những số lần nghe ít ỏi đó, bạn sẽ cảm thấy “quen quen

nhưng không nhớ” nếu sau này nghe lại những từ vựng bạn cho là mình đã học
và thuộc rồi.
Tóm lại, bạn cần nghe một nội dung nào đó nhiều lần để ghi nhớ sâu vào tiềm
thức. Có như vậy, bạn mới có thể hiểu ngay mà không cần suy nghĩ ở những lần
nghe sau.
Không chú ý phát âm
Chắc hẳn bạn đã nhiều lần được nghe khuyên rằng : “Phát âm tốt sẽ nghe
tốt hơn”. Điều này hoàn toàn đúng. Tại sao lại như vậy? Đơn giản vì khi bạn
phát âm sai, bạn sẽ quen với cách phát âm sai đó. Đến khi nghe người khác phát
âm đúng, chuẩn, bạn sẽ ngạc nhiên “Ơ…, anh chị nói gì?”, “À, thì ra từ này phát
âm như vậy à?”.
Cố gắng nghe cho được từng từ
Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất nhưng hầu như không ai
nhận ra.
Khi nghe, nhiều bạn cho rằng mình thiếu từ vựng, nghe được từ nhưng
không hiểu nghĩa nên nghe không được. Tôi cũng từng nghĩ như vậy. Tôi cũng
cố gắng học 17hon nhiều từ vựng. Từ nào nghe không được, tôi cố gắng nghe
lại, nghe cho đến khi nghe được tất cả các từ trong bài nghe mới thôi. Nhưng
nếu bạn cũng giống như tôi, bạn sẽ bắt đầu rơi vào những trở ngại thế này:
- Cách làm này tốn rất nhiều thời gian
- Bạn không thể luôn luôn nghe hết được tất cả từ vựng trong 1 bài nghe. Bởi vì
sẽ luôn có những từ mới xuất hiện và bạn không biết nghĩa của chúng.
- Bạn bị cuốn theo từ vựng, và khi nghe không được 1 từ nào đó, bạn bị “khựng
lại”, 17hon nhớ cho ra từ đó là gì… kéo theo không nghe được cả đoạn nghe còn
lại sau đó.
Cố gắng nghe những bài quá khó
Nếu bạn nghe chưa tốt và muốn luyện nghe để nhanh tiến bộ, hãy nghe
những bài có độ khó phù hợp với trình độ của mình. Khi bạn đã cảm thấy thoải
mái với những bài nghe đơn giản rồi, hãy tiếp tục thử thách mình với những bài
nghe khó hơn.

Ngược lại, nếu bạn nghe chưa tốt nhưng lại cố chọn nghe những bài quá
khó, điều đó sẽ không giúp bạn cải thiện nhiều, thậm chỉ còn khiến bạn tự ti,
chán nản.
Giải pháp là gì? Đó là bạn phải chấp nhận sự thật là “Bạn sẽ không nghe
và hiểu hết được mọi từ ngữ trong đoạn nghe” hay bắt đầu luyện tập cách học
tiếng anh giao tiếp để hiểu được nội dung của đoạn nghe mà không cần nghe hết
từng từ thông qua các phương pháp tiếng anh giao tiếp.
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 17


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

9. Luyện nghe tiếng Anh theo phương pháp "Nghe chủ động".
Trước tiên, chúng ta hãy nhìn nhận lại việc luyện nghe cũng là một tiến
trình học, khổ luyện tiếng Anh. Nó không phải là một kỹ năng độc lập cần phải
được tách riêng rẽ khỏi quá trình khổ luyện này. Nhiều người tin rằng, luyện
nghe là quá trình "chỉ nghe" (như phương pháp nghe thụ động chẳng hạn), nghe
mà không cần hiểu, nghe rồi đoán, nghe mà không cần lắng nghe... Nếu bạn có
nhiều thời gian, học mà không cần nhanh giỏi; giỏi cũng được, mà không giỏi
cũng không sao... thì cứ việc làm theo cách này.
Nghe chủ động là một phương pháp học tiếng Anh trên cơ sở sự "hiểu
biết" và "có" được đặt lên hàng đầu. Nghe là để tập nói theo cho đúng giọng,
hiểu những gì mình nghe, mỗi khi nghe phải chắc như đinh đóng cột rằng câu từ
đó là nghĩa đó, được phát âm theo cách đó. Vì thế trước khi nghe, hãy chọn lọc
những câu từ chưa biết, chưa hiểu mà tra cứu cho rõ, sau đó vừa nghe vừa nhìn
tài liệu đọc theo, đọc cho nhuần nhuyễn, thuần thục. Khi bạn bỏ tài liệu ra mà có
thể đọc theo đúng theo nhịp điệu, chất giọng trong băng đĩa và hiểu rõ ngọn
ngành, từng câu từ một là bạn đã luyện xong 1 bài.

Nhiều người cứ theo lời khuyên "nghe mà không cần hiểu", lấy ra một bài
luyện nghe 200 từ, trong đó có đến 150 từ chưa từng nghe qua hay biết đến, rồi
vừa nghe vừa đoán, đoán mãi vẫn không hiểu mà vẫn đoán và ngồi luyện. Chỉ
tính việc này thôi thì cũng mất rất nhiều thời gian rồi.
Nếu sử dụng một tài liệu có nhiều từ mới, hãy tra cứu cho hiểu cặn kẽ
trước khi bắt đầu nghe. Khi bạn nghe, nhìn tài liệu tập theo cho đến khi đúng
âm, đúng giọng và thuộc cho đến "có" từ này luôn trong đầu, nghĩa là muốn lấy
từ này ra lúc nào cũng được mà không cần nhìn lại sách, thì nếu từ này xuất
hiện trong bất kỳ tài liệu nào sau này, bạn cũng đều nghe được cả. Cứ tiếp tục
như thế, bài thứ hai, thứ ba trở đi, từ mới xuất hiện ít dần (vì bạn đã có chúng
rồi) và vốn từ vựng của bạn sẽ tăng vùn vụt. Khi vốn từ vựng tăng, bạn đã tập
nói đúng giọng thì tất nhiên sẽ nghe được mà không cần phải ngồi luyện nữa.
Khi một người có nhiều từ vựng rồi nhưng do cách phát âm quá khác
giọng chuẩn bản xứ nên không nghe được dù là câu từ mình đã biết, thì cứ ngồi
luyện nghe thụ động. Vì xét cho cùng, họ đâu cần học, đâu cần có nữa mà chỉ
cần luyện nghe. Nhưng việc luyện nghe mà không tập theo thì đến một lúc nào
đó ngưng nghe, họ cũng quay về chất giọng sai vốn có của mình rồi trở nên xa
lạ với giọng chuẩn. Khi hai giọng quá khác biệt với nhau, họ lại e dè, không
chắc chắn, rồi đâm ra ngại ngùng trong giao tiếp, không tự tin khi nghe.
Vì thế, nếu vốn từ của bạn quá ít ỏi, mà đa phần là vốn từ của bạn chưa
sẵn sàng, chưa nhớ được ngay tức khắc khi bạn cần đến, thì bạn hãy thực hành
luyện nghe theo phương pháp "nghe chủ động". Đây là phương cách duy nhất
giúp bạn rút ngắn thời gian và luôn sẵn sàng cho thành công của bạn trong tiếng
Anh. Hơn nữa, nó giúp bạn chắc chắn hoàn toàn cho những câu từ mình đã
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 18


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016


luyện, và càng ngày vốn từ càng tăng lên rõ rệt. Khi vốn từ ngày càng nhiều,
nghe là nhận ra ngay, muốn nói là sẵn có thì bạn có thể giỏi tiếng Anh.
Nếu bạn theo phương pháp luyện nghe chủ động này trong vòng 6 tháng,
tôi đoan chắc rằng khả năng nghe nói tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ vượt bậc.
Phương pháp luyện nghe chủ động này cũng là một phần của phương pháp
Natural Approach - nói tiếng Anh lưu loát sau 6 tháng.
10. Luyện nghe tiếng Anh theo phương pháp "Chính tả".
Có quá nhiều bạn nghe hoài nghe mãi mà level không lên, ngày nào cũng
practice với đề real IELTS test mà vẫn không lên chút nào. Nguyên nhân là gì và
cách khắc phục như thế nào?
Nghe kém thì cứ nghe thật nhiều BBC, CNN, TED hoặc xem phim tiếng
Anh trình độ ắt sẽ lên nhanh. Điều đó đúng hay sai?
Không đúng. Khi bạn đang nghe ở level kém bạn nghe những kênh đó sẽ
hơn cả vịt nghe sấm vì tốc độ nói nhanh, từ ngữ học thuật nhiều, nhiều accent
khác nhau. Bạn tự nhủ với mình có thể lần đầu nghe không thấm, lần 2 lần 3
nghe sẽ thấm hơn nhưng qua thời gian nothing changes at all. Nguyên nhân lầ
gì? Khi bạn đang ở 1 level thấp tai bạn chưa được luyện nhiều, bạn nghe âm đó
nhưng đó là từ mới đối với bạn, bạn chưa biết bao giờ thì bạn sẽ vẫn không thể
nghe được. Hơn thế nữa sau khi nghe xong không được check tapescript giống
như bạn làm Toán mà không có đáp án đế so sánh thì bạn sẽ không biết đúng sai
như thế nào và không thể rút kinh nghiệm lần sau. Mình không phủ định tác
dụng của việc nghe các kênh trên 100%, nhưng nó thích hợp với các bạn level
nghe từ band 7+ trở lên hơn vì khả năng nghe đã khá, lại có vốn từ vựng và cách
bắt âm chuẩn hơn
Giải pháp:
Cách mà tôi tham khảo từ các kinh nghiệm của nhiều trung tâm luyện
ngôn ngữ, các thầy cô và đã áp dụng suốt thời gian qua là NGHE VÀ CHÉP
CHÍNH TẢ. Hãy cứ nghe và chép chính tả 100% những gì bạn có thể nghe.
Mới đầu bạn có thể cảm thấy công việc trên quá “kinh khủng” vì nghe thôi đã

khó, chép lại ngần đó nữa càng kinh hơn. Nhưng công sức bỏ ra đảm bảo tương
xứng với kết quả đạt được
Bước 1: Tìm nguồn nghe với giọng chuẩn.
Nguồn nghe của mình khá đa dạng và thay đổi liên tục, nhưng một điều
mình nhất thiết recommend là các bạn nên nghe những topic mà các bạn cảm
thấy hấp dẫn, sẽ tránh được cảm giác buồn chán khi luyện nghe, và đặc biệt phải
có sub để check lại sau đó. Mình thường nghe IELTS Listening real test luôn
trong bộ Cambridge và thường tập trung vào section 3 và 4, cũng hay nghe
trong cuốn The official guide to IELTS Test nữa, nghe các buổi thuyết trình
của Nick Vujic vì anh ý nói khá chậm và ngữ điệu rất hay, bài thuyết trình cũng
khá hứng thứ. Khi level đã được cải thiện hơn mình có thể nghe TED – các bài
thuyết trình đủ mọi lĩnh vực.
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 19


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

Thời gian của mỗi bài nghe thường chỉ nên kéo dài dưới 10 phút, không
nên quá dài vì dài quá chép mãi chẳng hết, sẽ ngán ngay. Mỗi ngày mình thường
dành 1h30 cho quá trình nghe, nghe khoảng 6 – 8 phút và chép chính tả, sau đó
check lại tapescript và nghe với tapescript hoặc nghe song song với phụ đề. Với
các bạn chuẩn bị thi trong thời gian ngắn, nên care đến 2 kỹ năng viết và đọc
hơn vì cá nhân mình thấy nó tăng band nhanh hơn, nhưng nếu các bạn còn nhiều
thời gian trước khi thi, nên học nghe mỗi ngày để có thể lấy điểm nghe gỡ gạc
cho các skills còn lại.
Bước 2: Nghe và chép chính tả.
Bạn nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được. Đương nhiên là việc
này sẽ rất khó, bạn sẽ mắc phải rất nhiều lỗi sai và không nghe được nhiều từ

(có thể là từ mới bạn chưa biết, hoặc từ bạn đã biết nhưng bạn lại phát âm sai ->
nghe sai). Lúc đầu khi mới áp dụng cách này mình chỉ chép chính tả được
khoảng 70% của section 4. Không sao, kinh nghiệm ở đây của tôi là: cứ nghe,
cứ viết ra tất cả những gì bạn nghe được (đoán được) rồi so sánh với transcript
và rút kinh nghiệm dần dần. Bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều. Sau
này, bạn sẽ thấy do phải chép chỉnh tả 100%, những từ lúc nghe hay sót như
“and” “the”, từ có số nhiều hay không…bạn nghe sẽ rất rõ. Khi đó quay lại nghe
IELTS Listening, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng vì cơ bản IELTS Listening phát âm
rất rõ, tốc độ vừa phải và không quá đánh đố ở từ mới.
Bước 3: Đọc và thu âm transcript.
Bước này không bắt buộc bạn làm 100% với tất cả các bài nghe. Việc này
phục vụ cho việc cải thiện ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu của bạn hơn và là bàn
đạp cho cả kỹ năng nghe và nói. Thu âm bằng phần mềm thích hợp và nghe lại
phần thu âm của mình, so sánh đối chiều với audio ban đầu, check những chỗ
chưa chắc chắn …. Bạn đừng ngại đầu tư thời gian về việc này vì đó là đầu tư
lâu dài và bền vững.
Hãy cứ nghe và chép chính tả mỗi ngày, cách nâng cao band score của bạn!

Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 20


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

PHẦN II - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- KẾT LUẬN
Có thể nói rằng kỹ năng nghe có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
học ngoại ngữ vì nó có tác động rất tích cực đến các kỹ năng khác như nói, đọc,
viết, giúp luyện phát âm và mở mang vốn từ vựng. Thực tế cho thấy người học

gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình nghe hiểu. Để khắc phục những khó
khăn trên, người học cần tìm ra nguyên nhân của chúng để từ đó có cách giải
quyết hợp lý. Những giải pháp đưa ra trong bài viết này có thể phát huy hiệu quả
nếu được áp dụng một cách đúng đắn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bản thân
người học phải kiên trì, bền bỉ, lựa chọn phương pháp thích hợp phù hợp với
trình độ và hoàn cảnh của mình.
Chuyên đề " Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh
9.". đang và sẽ được áp dụng và hy vọng sẽ có kết quả tốt cho học sinh đội
tuyển tiếng Anh sau đó là toàn thể học sinh trong trường. Tôi hy vọng rằng sẽ
góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học và kéo giảm tỉ lệ học
sinh yếu trong bộ môn tiếng Anh nói riêng và nhà trường nói chung.
II- KIẾN NGHỊ
Đề nghị nhà trường cũng như Phòng Giáo dục tạo điều kiện tăng cường
thiết bị dạy học và học liệu cho môn tiếng Anh để việc dạy Nghe nói riêng và
tiếng Anh nói chung ở các trường đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là một số "Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng
Anh 9" mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một vấn đề rất
Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 21


Trương Lê Hùng – THCS Tam Dương – Năm 2015-2016

được quan tâm trong việc dạy và học tiếng Anh ở các trường THCS. Nghiên cứu
này được thực hiện trong một thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những sai
sót vì vậy rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để
đề tài này được hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tam Dương, ngày 1 tháng 11 năm 2015

Người viết chuyên đề
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trương Lê Hùng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.

Anderson, A. & Lynch, T. (1988). Listening. Oxford. Oxford University
Press.
Bàng Nguyễn & Ngọc Nguyễn Bá. (2002). A Course in TEFL Theory &
Practice II. Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Field, J. (1998). Skills and Strategies: towards a new methodology for
listening. Oxford. OUP.
Tom Hutchinson. (1999). Lifelines. Oxford University Press.
Underwood, M. (1989). Teaching listening. New York. Longman.
Vân Hoàng Văn, Chi Nguyễn Thị & Hoa Hoàng Thị Xuân. (2006). Đổi
mới phương pháp dạy tiếng Anh ở trung học phổ thông Việt Nam. Nhà
xuất bản Giáo dục.
Wolvin, A.D. & Coakley, C. (1985). Listening. Dubuque. William. C.
Brown.
Các trang tham khảo trên Internet.


Hướng dẫn HSG làm các dạng bài nghe môn Tiếng Anh 9.

Trang 22



×