Nguy hiểm khôn lường khi ăn thực phẩm mọc
mầm
Nhiều người vì tiếc nên vẫn ăn khoai tây, khoai lang, gừng, lạc… mọc mầm mà không hề
biết mầm khoai, củ có chứa độc tố. Thậm chí có thể gây tử vong.
Khoai tây
Khoai tây mọc mầm nguy hại nhất
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ
Thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, trong các loại rau, củ mà con người sử
dụng làm thực phẩm khoai tây mọc mầm là độc nhất.
Trong mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc
này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và
độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanine trong mầm (1,34 gr/kg) cao hơn
nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07 gr/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05 gr/kg ).
Chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh
trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm khi bị trúng độc, người bệnh có biểu hiện đau
bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Trường hợp nặng, nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, sau đó
co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Các chuyên gia khuyên, khi chọn mua khoai tây, nên mua những củ khoai tây cầm lên
thấy nặng, chắc tay và lành lặn, vỏ trơn nhẵn, có màu vàng là những củ khoai tây còn tốt,
ăn sẽ ngon. Tuyệt đối không được mua những củ khoai tây kém tươi, bị mọc mầm xanh.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Khi dùng khoai tây phải khoét bỏ phôi mầm và chỗ vỏ xanh trên của khoai tây rồi xắt
ngâm trong nước lã 1 giờ. Khi chế biến nên tra vào nồi một thìa giấm ăn và ninh kỹ mới
triệt được những chất độc trong củ khoai tây.
Khoai lang
Mầm khoai có chứa độc tố
Một thực phẩm mọc mầm khác cũng nguy hiểm không kém như mầm khoai tây là khoai
lang. Các chuyên gia khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa độc tố. Chất độc
này có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi
và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.
Để tránh khoai lang bị mọc mầm cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, tránh gió, nơi
ẩm, bí hoặc quá nóng.
Lạc
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Lạc mốc, mọc mầm cần vứt bỏ
Lạc là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên việc bảo quản
không tốt, để trong môi trường ẩm ướt... chúng bị mốc, mọc mầm lại có hại. Hạt lạc mọc
mầm, thành phần dinh dưỡng của chúng giảm xuống rất thấp, đồng thời trong quá trình
nảy mầm, hàm lượng nước tăng cao càng dễ bị nhiễm độc.
Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể
người, gây nên bệnh ung thư gan. Lúc đầu mầm có màu vàng, sau chuyển thành màu
xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục.
Thủ phạm gây lạc mốc là một loài nấm mốc rất nguy hiểm có tên là aspergillus flavus tiết
ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan.
Aflotoxin còn là độc tố gây ung thư rất bền ở nhiệt độ cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy,
rang ở nhiệt độ tới 150oC trong nửa giờ, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của
chúng vẫn không bị phá huỷ hoàn toàn. Ăn phải vẫn rất nguy hiểm.
Đề phòng lạc bị mốc và mọc mầm, sau khi thu hoạch phải kịp thời phơi khô đến mức
chứa lượng nước an toàn, cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nhiễm khuẩn
Gừng mọc mầm, dập nát
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Nguy hiểm khôn lường khi ăn những thực phẩm mọc mầm còn phải kể đến gừng. Gừng
bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến
nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Nhiều nghiên cứu thấy
rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có
tên là shikimol.
Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn
làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan. Vì vậy,
khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, bề ngoài không bị héo, dập nát, mục nhũn.
Hành mọc mầm
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Hành mọc mầm sẽ mất vị thơm
Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, hành khô...
khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố. Tuy không độc nhưng khi ăn
phải hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng.
Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó nên
khiến hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu không còn thơm ngon và dậy mùi nữa. Bởi
vậy, mọi người cũng không nên ăn hành khi đã mọc mầm.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí