Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tiểu luận biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.83 KB, 14 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi
khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi
trường toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu
nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và
khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Đã
có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến
đổi khí hậu. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện
ngày càng nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và
cường độ ngày càng khó lường, thì những nghiên cứu về biến đổi khí hậu
càng cần được đẩy mạnh.Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên
nhân của biến đổi khí hậu chính là các hoạt động của con người tác động lên
hệ thống khí hậu làm cho khí hậu biến đổi. Vì vậy con người cần phải có
những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi đó bằng chính
những hoạt động phù hợp của con người.
Việt Nam được coi là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh
hưởng nhiều nhất vì hiện tượng biến đổi khí hậu, do có đường bờ biển trải dài
3.260 km (không kể các đảo). Hiện tượng thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến
một vài hệ thống tự nhiên của Việt Nam, nền kinh tế cũng như toàn thể dân
số. Bằng chứng của hiện tượng biến đổi khí hậu có thể thấy rõ ở Việt Nam.
Nhiệt độ trung bình đã tăng 0.5°C và mực nước biển dâng cao 20 cm so với
50 năm trước. Những hiện tượng khí hậu tiêu cực như mưa lớn, hạn hán và
bão lụt ngày càng xuất hiện với cường độ lớn hơn ở Việt Nam. Theo cảnh báo
của LHQ, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc, có vị trí và vai trò
quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn. Tuy nhiên, Cao Bằng là một
trong những tỉnh nghèo của cả nước, đồng thời do địa hình đồi núi có độ dốc
lớn, địa hình bị chia cắt mạnh mẽ nên có thể xem tỉnh Cao Bằng là điểm khá
nhạy cảm với những hệ quả gây ra bởi biến đổi khí hậu như: lũ lụt, lũ quét,
1




khô hạn, cháy rừng, sạt lở, xói mòn, suy thoái kinh tế, dịch bệnh, mất đa dạng
sinh học và phá huỷ hệ sinh thái v.v… Trước thực tế về tình hình thiệt hại
kinh tế có thể xảy ra do biến đổi khí hậu gây ra trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
trong những năm qua đồng thời thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia
ứng phó với Biến đổi khí hậu, đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với biến
đổi khí hậu và giảm nhẹ tác động xấu do biến đổi khí hậu gây ra là hết sức
cần thiết và cấp bách.

II. NỘI DUNG
1. Khái niệm
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
dao động trung bình của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình
tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển. Bao gồm cả trong khai thác sử
dụng đất.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các
hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính (chủ yếu bao gồm: CO2, CH4,
N2O, HFCs, PFCs và SF6), các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí
nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng
từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100, vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày
càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.
Có thể thấy biểu hiện của biến đổi khí hậu được thể hiện qua các
hiện tượng sau:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.

2


- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển,
chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
2. Biến đổi khí hậu ở Cao Bằng
2.1. Vị trí địa lý
Cao Bằng là tỉnh biên giới ở phía Bắc Việt Nam, nằm trong vùng miền
núi và trung du Bắc Bộ, tổng diện tích của tỉnh là 670.785,56 ha, được giới
hạn trong tọa độ địa lý từ 22021’21’’ đến 23007’12’’ vĩ độ Bắc và từ
105016’’15’’ đến 106050’25’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây của nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa với đường biên giới trải dài 333,025km.
- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn.
- Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.
Tỉnh lỵ là thị xã Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường
quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn 120 km theo đường quốc lộ 4A qua Đông
Khê và từ đây có thể nối liền với tỉnh Quảng Ninh theo đường quốc lộ 4B.
2.2. Địa hình
Cao Bằng là tỉnh có địa hình phức tạp với ba vùng rõ rệt là vùng núi
đất, vùng núi đá và vùng địa hình trũng, độ cao trung bình so với mặt biển
trên 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đỉnh cao nhất là
ngọn núi Phja Oắc thuộc huyện Nguyên Bình với độ cao 1.931m.

3


+ Vùng bồn địa: Địa hình vùng này khá bằng phẳng, bao gồm đồi thấp
xen kẽ các cánh đồng tương đối rộng. Phân bố chủ yếu ở huyện Hòa An, thị
xã Cao Bằng và các xã phía Nam huyện Hà Quảng. Độ cao trung bình so với
mặt nước biển khoảng 100 - 200m.
- Vùng núi đất: Địa hình núi đất ở Cao Bằng chạy từ phía Tây Bắc
huyện Bảo Lạc, qua Nguyên Bình tới phía Tây Nam huyện Thạch An. Là
vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, độ cao trung bình so với mặt biển
khoảng 300 - 600m.
- Vùng núi đá vôi: Vùng núi đá vôi chạy từ phía Bắc dọc theo biên giới
Việt - Trung, vòng xuống phía Đông Nam của tỉnh. Tập trung chủ yếu ở các
huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Thông Nông, Quảng Uyên, Phục
Hòa. Địa hình núi đá cao, chia cắt phức tạp. Cao Bằng là tỉnh có độ dốc cao,
đặc biệt là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc
trên 250. Nhìn chung Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt phức tạp
bởi hệ thống sông suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... sự phức
tạp của địa hình tạo ra nhiều vùng sinh thái đặc thù cho phép Cao Bằng phát
triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, địa hình chia cắt gây ra nhiều
ảnh hưởng đến giao lưu kinh tế, xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng
cơ sơ đặc biệt là giao thông, đồng thời tạo ra sự manh mún trong sản xuất
nông nghiệp và dễ gây ra rửa trôi, xói mòn đất. Đây là một khó khăn lớn trong
tổ chức sản xuất.
2.3. Đặc điểm khí hậu
Do nằm sát chí tuyến Bắc, trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên
khí hậu Cao Bằng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa và do chi phối của địa
hình, nên khí hậu của tỉnh có những nét đặc trưng riêng so với các tỉnh khác
thuộc vùng Đông Bắc.
Trong năm có hai mùa rõ rệt:

+ Mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10
+ Mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
4


Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 19,80C 21,60C. Mùa hè có nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 25 - 280C,
mùa đông có nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 14 - 180C.
Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng 1.300 - 1.400 giờ, phân
bố không đều giữa các tháng trong năm, số giờ nắng mùa hè nhiều hơn mùa
đông. - Tổng lượng mưa trung bình năm 1600 mm.
Lượng nước bốc hơi: Lượng nước bốc hơi hàng năm biến động từ 950 1.000mm.
2.4 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Cao Bằng
Về Nhiệt độ: tỉnh Cao Bằng đang có xu hướng tăng, cứ 10 năm thì
tăng khoảng 0.42oC .
Về mùa: mùa hè có xu hướng kéo dài kèm theo nắng nóng sẽ có những
ngày nắng nóng cực điểm có thể lên đến hơn 40oC. Mùa đông đang có xu hướng
rút ngắn và đến muộn, tuy nhiên lại có những đợt rét đậm rét hại kéo dài.
Về lượng mưa: mưa có diễn biến thất thường và sẽ xuất hiện những
trận mưa với lưu lượng lớn.
Về thủy văn: nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa gây lũ quét và sạt lở
đất. Nguồn nước tại các sông, suối, ao hồ có xu hướng suy giảm.
3. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu tới nông, lâm nghiệp
3.1 Nông nghiệp:
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, BĐKH tác động
đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực rất lớn: Biến động về diện
tích canh tác do lũ lụt, ngập úng, thay đổi cơ cấu, thời vụ cây trồng, vật nuôi;
biến đổi về nhu cầu nước, năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi.
Cao Bằng với địa hình chủ yếu là vùng núi đất, vùng núi đá và vùng
bồn địa; các hoạt động canh tác, trồng rừng tập trung chủ yếu trên vùng bồn
địa và vùng núi đất phân bố chủ yếu ở huyện Hòa An, thị xã Cao Bằng, các xã

5


phía Nam huyện Hà Quảng, phía tây bắc huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, phía
tây nam huyện Thạch An v.v...; Tại đây đã hình thành một số vùng sản xuất
nông nghiệp hàng hoá tập trung tương đối lớn như: vùng chuyên canh cây
lương thực như lúa, ngô v.v…; cây công nghiệp như thuốc lá, mía, đậu tương,
chè đắng, hạt dẻ…; vùng trồng rừng nguyên liệu, trồng rừng bảo vệ đất.
Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 241.375,4 tấn trong đó: thóc
125.144,4 tấn, Ngô 116.166,6 tấn,; cây có hạt khác 64,5 tấn; Diện tích gieo
trồng lúa đạt 30.391,8 ha; Diện tích gieo trồng ngô đạt 38.454,3 ha.
Tổng sản lượng cây công nghiệp năm 2010:
- Đỗ tương: diện tích 5.629,6 ha, sản lượng 4.553,3 tấn.
- Thuốc lá: diện tích 3.435,9 ha, sản lượng 5.971,8 tấn.
- Cây mía: diện tích 2.917,2 ha, sản lượng 168.566,7 tấn, mía nguyên
liệu là 2.060,2 ha; Diện tích mía hàng hóa xuất khẩu (huyện Hạ Lang) tổng
diện tích 733 ha, và sản lượng 47.865 tấn.
- Cây lạc: diện tích 1.448,3 ha, năng suất 13,2 tạ/ha, sản lượng 1.917,2 tấn.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành một số vùng phát
triển chăn nuôi gia xúc, gia cầm như phát triển đàn bò, trâu, lợn v.v… Theo
báo cáo tổng kết của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, kết quả sản
xuất nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2006 – 2010 đã đạt được những kết quả
tích cực, diện tích đất canh tác, sản lượng tấn/ha/năm đều tăng. Tuy nhiên, đây
là ngành chịu tác động nhiều và rõ nét nhất của biến đổi khí hậu, cụ thể như:

6


Bảng thống kê thiệt hại về nông nghiệp từ 2005 - 2010 (ha)
Năm

2005

Diện tích nông nghiệp, hoa màu (ha)
Lúa và hoa màu bị Lúa và hoa màu bị
ảnh hưởng: 774 ha

ngập úng: 140,7 ha

2006

Đất nông nghiệp bị
hạn hán:

3.715,3 ha

2007
2008

Lúa : 1.321ha
Ngô: 347,8 ha
Lúa và ngô bị thiệt Lúa ngô bị mất

2009

hại: 873,5 ha
trắng: 41,67 ha
2009 Hoa màu bị Hoa màu bị ảnh Hoa màu bị vùi lấp
ngập hỏng: 666 ha

2010


hưởng: 1.090 ha

Lúa bị ngập: 101 ha Ngô: 203,62 ha

không

khắc

phục

được: 104 ha
Đỗ tương: 10 ha

Căn cứ vào kết quả thiệt hại của ngành nông nghiệp trong giai đoạn
2005 – 2010 cho thấy các tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông
nghiệp tập trung chủ yếu là:
- Sự thay đổi về nhiệt độ (quá lạnh, quá nóng) trong thời gian dài gây ra
các bệnh dịch đối với gia súc, gia cầm; giảm sản lượng của các cây lương
thực, cây công nghiệp. Đợt rét cuối năm 2007 đầu năm 2008, cuối năm 2010
và đầu năm 2011 toàn tỉnh đã là thiệt hại gần 30 ngàn con trâu/bò; Bệnh ở
trâu, bò: ốm 15.583 con, chết 2.493 con, trong đó bệnh lở mồm long móng
ốm 2.741 con, chết 14 con. Bệnh ở lợn: ốm 88.825 con, chết 19.628 con,
trong đó; bệnh tai xanh 10.139 con, chết và buộc tiêu hủy 5.496 con; bệnh lép
tô 5.608 con, chết 1.815 con; Bệnh gia cầm: ốm 60.298 con, chết 70.525 con,
chủ yếu bệnh Niu cát sơn, tụ huyết trùng, trong năm không có ổ dịch cúm gia
cầm. Theo số liệu thì thiệt hại trong ngành trồng trọt cũng được ghi nhận với
quy mô lớn.
Nền nhiệt độ có xu thế ấm lên, có những tháng nắng nóng bất thường
có thể xảy ra.

- Sự thay đổi về lượng mưa/mùa/tháng:
7


Lượng mưa phân bố không đều đặc biệt là trong mùa Đông Xuân thời
gian không mưa có thể kéo dài gây nên hạn hán thiếu nước cho sản xuất và
sinh hoạt. Vào mùa hè xuất những trận mưa lớn cục bộ gây lũ quét, sạt lở đất
ở các vùng ven sông suối.
Gió mạnh và mưa đá xảy ra ở nhiều nơi vào những tháng chuyển tiếp từ
mùa Đông sang mùa Hè.
Biến đổi khí hậu đang gây nên những hiện tượng thời tiết khác thường
so với quy luật nhiều năm, cần có những nghiên cứu tìm hiểu về quy luật biến
đối khí hậu và đưa ra các biện pháp thích hợp để ứng phó với biến đổi khí hậu
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại về những thay đổi chế độ thời
tiết thuỷ văn do biến đổi khí hậu gây ra.
Biến đổi khí hậu tác động đến rừng:
+ Làm suy giảm khả năng sinh tồn, phát triển các loại thực vật á nhiệt
đới ở vùng núi cao.
+ Nhiệt độ tăng cao cùng quá trình gia tăng lượng CO2 trong khí quyển
tạo điều kiện cho thực vật nhiệt đới phát triển tốt hơn nhưng các hiện tượng
thời tiết cực đoan như hạn hán, rét đậm, rét hại lại kéo dài sẽ làm giảm khả
năng sinh trưởng và năng suất rừng.
+ Biến đổi khí hậu cũng đặt ra nhu cầu đẩy mạnh phát triển rừng để
tăng khả năng hấp thụ CO2, tăng khả năng giữ nước ở đầu nguồn trên các lưu
vực sông, suối, tăng khả năng điều tiết lũ vào mùa mưa. Biến đổi khí hậu làm
cho nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên kéo theo hiện tượng hạn hán kéo dài
xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng, tiến độ trồng
rừng hàng năm, gây cháy rừng, sâu bệnh phát triển mạnh gây hại cây giống
trong vườn ươm và rừng trồng... Cháy rừng có thể do xuất phát từ nhiều
nguyên nhân như đốt nương làm rẫy, chuyển đổi đất rừng thành đất trồng, đốt

chất cặn bã, chất thải, đốt rừng để dễ dàng cho việc săn bắn, nướng thịt và đốt
lửa ở các điểm cắm trại, cố ý gây hoả hoạn… Như vậy, nông nghiệp và phát

8


triển nông thôn đang và sẽ là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi
khí hậu, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế của tỉnh Cao Bằng.
3.2 Lâm nghiệp
Tổng diện tích trồng rừng mới từ năm 2006 - 2010 là 10.011 ha, tỷ lệ
che phủ rừng toàn tỉnh lên 52%. Hoàn thành công tác quy hoạch 3 loại rừng.
Đây là căn cứ để khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển kinh tế rừng.
Hình thành và duy trì khu Bảo tồn sinh cảnh vượn Cao Vít, và các loài
quý hiếm khác trong khu vực như: gấu ngựa, hươu xạ, sơn dương... ở huyện
Trùng Khánh. Đến năm 2009 số lượng vượn Cao Vít tăng từ 40 cá thể lên 96
cá thể. Như vậy từ khi thành lập khu bảo tồn môi trường sống tốt lên do đó số
lượng cá thể cũng tăng theo.
Cùng với tỷ lệ che phủ rừng tăng, công tác bảo tồn động, thực vật được
quan tâm đúng mức đã hình thành các môi trường sống tốt tạo điều kiện thuận
lợi cho những loài động, thực vật quý hiếm có thể sẽ xuất hiện trở lại, từ đó
đưa ra dự báo tình hình suy giảm đa dạng sinh học được ngăn chặn.
Khu hệ động vật có xương sống (thú, chim, bò sát) ở tỉnh Cao Bằng
đang bị tác động mạnh, số lượng các loài suy giảm do các hoạt động khai thác
và sử dụng quá mức của con người. Đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị
kinh tế cao, có thể sử dụng làm thực phẩm, dược liệu hoặc buôn bán.
Tuy nhiên biến đổi khí hậu làm cho hạn hán gia tăng cũng dẫn đến
nguy cơ cháy rừng tăng cao, tỷ lệ cây chậm phát triển hoặc chết do hạn hán
gia tăng. Nhiệt độ tăng lên cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng tồn tại, sinh
trưởng của các loài cây á nhiệt đới ở các vùng núi cao thuộc các huyện như:
Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Sự chậm thích ứng với biến đổi khí hậu

của cộng đồng dân tộc thiểu số ở những vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã
hội cũng dẫn đến nạn phá rừng gia tăng.
Hiện tại, các loài thuỷ sinh vật tự nhiên đang bị suy giảm cả về thành
phần loài và số lượng do chất lượng nước mặt bị ô nhiễm và việc đánh bắt
không có quy hoạch; Thay vào đó có thể xuất hiện các nhóm thuỷ sinh vật chỉ
9


thị cho môi trường nhiễm bẩn và một số loài thuỷ sinh vật ngoại lai do nuôi
trồng phục vụ kinh tế. Khi hình thành các dạng hồ chứa sẽ có nhiều loài cá
nội địa cũng như cá nuôi nhập vào do có năng xuất cao, chính vì vậy thành
phần thuỷ sinh vật sẽ có nhiều thay đổi cả có lợi và bất lợi. Điều này cần có
nghiên cứu và cân nhắc đến lợi ích môi trường và phát triển bền vững.
Đối với tỉnh Cao Bằng, một số khu vực như khu vực xã Thượng Hà, Cô
Ba, Xuân Trường (huyện Bảo Lạc); xã Triệu Nguyên, Quang Thanh, Phan
Thanh, Hoa Thám (huyện Nguyên Bình); xã Dân Chủ, Hoàng Trung (huyện
Hòa An), xã Hồng Định (huyện Quảng Uyên), xã Tiên Thành (huyện Phục
Hòa) trong những dịp nắng nóng kéo dài, hạn hán có nguy cơ cháy rừng khá
cao, cần tổ chức lực lượng thường trực tăng cường tuần tra, kiểm soát. Đồng
thời hướng dẫn bà con trong việc phát nương, làm rẫy, kiểm soát nguồn lửa gây
cháy lan vào rừng. Đội ngũ cán bộ kiểm lâm, phối hợp với các ngành chức
năng tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt công tác phòng
cháy, chữa cháy rừng và sẵn sàng tham gia cứu chữa khi có cháy rừng xảy ra.
Điển hình là trong năm 2009 đã xảy ra vụ cháy rừng tại khu Mạ Cung, xã
Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng, thiệt hại gần 8 ha rừng, nguyên nhân
chủ yếu là do một số người dân đốt lửa đuổi ong lấy mật hoặc đốt cây làm rẫy.
3.3 Đánh giá tác động của BĐKH ngành nông, lâm nghiệp
trong tương lai
Do ngành nông, lâm nghiệp tại tỉnh Cao Bằng chủ yếu là tự phát và nhỏ
lẻ, phục thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, do đó trong tương lai khi nhiệt

độ tăng cao, thời tiết khô hạn kéo dài sẽ làm cho diện tích rừng có nguy cơ
cháy tăng lên, diện tích cây nông nghiệp bị khô hạn tăng lên làm ảnh hưởng
lớn đến đời sống của người dân, thậm chí còn bị mất trắng cả mùa vụ, bên
cạnh đó là mưa lớn thất thường cũng gây ra các hiện tượng ngập úng, sạt lở
đất… làm ảnh hưởng đến năng suất nông, lâm nghiệp của người dân.
4. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông - lâm nghiệp
4.1 Các giải pháp thích ứng với BĐKH

10


- Tăng cường xây dựng các công trình thủy lợi mới, cải tạo, nâng cấp
các công trình thủy lợi hiện có để nâng cao năng lực tích trữ nước dự trữ cho
mùa khô hạn, giảm thất thoát nước trên các hệ thống kênh mương, nâng cao
khả năng tiêu úng tại các vùng trũng, thấp, ven sông, suối. Xây dựng chế độ
tưới tiêu hợp lý để nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi. Đa dạng hóa các
biện pháp nâng cao khả năng giữ nước của đồng ruộng, giữ ẩm cho đất đai,
cây trồng. Khai thác nước từ các điểm xuất lộ, sông suối, ao hồ tự nhiên và
nước dưới đất bổ sung nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng các công trình kè chống xói lở bờ sông, suối, nạo vét hồ
thửa và áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn đối với nương rẫy trên
đất dốc. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuối phù hợp với kịch bản BĐKH
và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, địa phương, xây dựng cơ cấu giống mùa
vụ hợp lý nhằm giảm thiểu tác hại của các hiện tượng thời tiết dị thường. Sử
dụng các loại cây trồng có nhu cầu nước ít, những giống cây trồng có khả
năng chịu nắng hạn cao, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn về nước mặt.
- Phát triển đàn gia súc phù hợp với đặc điểm diễn biến thời tiết khí
hậu theo kịch bản BĐKH của Tỉnh. Phát triển loại hình đất trồng cỏ, đất cỏ tự
nhiên, tăng cường các nguồn thức ăn gia súc khác, áp dụng các kỹ thuật công
nghệ chế biến, bảo quản thức ăn gia súc đa dạng để nâng cao lượng dự trữ

thức ăn gia súc cho mùa khô giá rét nhằm đẩm bảo sức khỏe, tăng cường khả
năng chống chịu rét của đàn gia súc. Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân thực hiện
các biện pháp che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc vào mùa đông và quạt
mát, thông gió chuồng trại trong những ngày nắng nóng giúp đàn gia súc
chống chịu với rét đậm, rét hại và nắng nóng. Đẩy mạnh thực hiện đề án
phòng chống rét cho đàn trâu, bò của Tỉnh.
- Tăng cường năng lực hoạt động thú y và bảo vệ thực vật. Thực hiện
đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng, nâng
cao khả năng kiểm soát kịp thời dập tắt các ổ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây

11


trồng, nhất là các bệnh nhiệt đới, bệnh lạ ngày càng gia tăng cả về tấn suất và
quy mô do tác động của BĐKH.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để qua
đó trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết về phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp, lựa chọn cơ cấu sản xuất, bố trí mùa vụ phù hợp, áp dụng
các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất và phòng
tránh thiên tai nhằm nâng cao nắng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất nông
lâm nghiệp và năng lực phòng tránh tác hại của những hiện tựng thời tiết khí
hậu cực đoan từ mỗi gia đình và cộng đồng dân cư.
- Tổ chức rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông lâm - ngư nghiệp
trên cơ sở kịch bản BĐKH của Tỉnh, điều chỉnh các mục tiêu, giải pháp phù
hợp với đặc điểm, diễn biến thời tiết khí hậu trong kịch bản và yêu cầu xây
dựng nông thôn mới. Xây dựng các giải pháp, chính sách khuyến khích áp
dụng kỹ thuật công nghệ thu hoạch, bảo quản phù hợp với đặc điểm của địa
phương, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, các dịch vụ kỹ thuật,
thương mại để gia tăng chuỗi giá trị từ sản phẩm nông lâm nghiệp ở địa
phương. Qua đó tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân, thúc đẩy phát

triển nông lâm nghiệp bền vững và tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH
trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
- Tuyên truyền phổ biến cho nông dân những kiến thức cơ bản về
BĐKH, những phương pháp, mô hình kinh nghiệp ứng phó với BĐKH trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp để họ có đủ hiểu biết và sẵn sàng ứng phó với BĐKH.
4.2 Các giải pháp giảm nhẹ BĐKH
- Đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm
sóc, bảo vệ rừng nhằm nâng cao khả năng hấp thụ khí CO2 của thảm thực vật
trên địa bàn Tỉnh, góp phần giảm nhẹ BĐKH. Trước mắt cần tập trung thực
hiện hoàn thành các nội dung cảu dự án 5 triệu hexta rừng, các dự án trùng
rừng nguyên liệu do các doanh nghiệp đầu tư.

12


- Thu hồi khí mê tan từ chất thải của ngành chăn nuôi bằng mô hình
hầm khí bioga phục vụ đun nấu và thắp sáng của các hộ nông dân, các trang
trại chăn nuôi góp phần giảm phát thải khí nhà kính ra khí quyển.
III. KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu là do tự nhiên và tác động nhân sinh, đó là do các tác
động từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt, phá rừng,… của con người gây ra. Một
điều tất yếu là con người không thể dừng các hoạt động sinh hoạt, sản xuất,
tiêu dùng,… mà cần phải nghiên cứu để có biện pháp thích ứng với biến đổi
khí hậu. Việc xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
của mỗi địa phương là công việc thật sự cần thiết và tất yếu.
Cao Bằng là một tỉnh có địa hình đa dạng, phức tạp với nhiều đồi núi,
độ dốc lớn (chiếm 75% diện tích đất tự nhiên). Trong những năm qua, ở Cao
Bằng đã có những biểu hiện của BĐKH như nhiệt độ trung bình năm có xu
hướng tăng lên, lượng mưa năm tại nhiều vùng giảm rõ rệt, hạn hán ngày
càng trầm trọng hơn, quy luật thời tiết có sự thay đổi khó lường. Trong bối

cảnh BĐKH, các hiện tượng thiên tai, cực đoan có xu hướng gia tăng cả về
tần suất và cường độ. Trong khi đó, các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn
thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu được cho là: tài
nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ, vùng miền núi.
Như vậy, có thể thấy Cao Bằng có khả năng chịu tác động lớn về nhiều mặt
bởi BĐKH đòi hỏi phải có kế hoạch, chủ động lựa chọn các giải pháp thích
hợp, ứng phó với BĐKH, đặc biệt đối với những lĩnh vực, khu vực dễ bị tổn
thương. Có thể thấy, ứng phó với BĐKH vừa mang tính ngắn hạn và cả tính
dài hạn, khá phức tạp, liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn của
tỉnh Cao Bằng. Vì thế, để thực hiện được mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ tác
động tiêu cực của BĐKH, việc xây dựng các giải pháp, kế hoạch, phối hợp
giữa các đơn vị hành chính, các ngành phải được xây dựng ở các cấp, các khu
vực và các lĩnh vực. Bên cạnh việc đánh giá các tác động của BĐKH phải
nhanh chóng xây dựng và ban hành các chương trình, giải pháp, kế hoạch ứng
13


phó với BĐKH, lồng ghép vào quá trình quản lý, ra quyết định, kế hoạch hóa
trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo các mục tiêu phát
triển bền vững của tỉnh Cao Bằng.

14



×