Vietnam Forestry University
Tiểu luận
Khí hậu ảnh hưởng tới kinh
tế - xã hội ở Việt Nam
Vietnam Forestry University 1 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
Mục Lục
Vietnam Forestry University 1
Tiểu luận 1
Khí hậu ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội ở Việt Nam 1
Vietnam Forestry University 22 Nhóm sinh viên thực hiện 1
Mục Lục 2
Phần I: Đặt Vấn Đề: 3
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 5
1.1. Khái niệm 5
1.2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu 5
1.3. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu 6
1.4. Một số khái niệm của biến đổi khí hậu 6
1.4.1. Hiệu ứng nhà kính 6
1.4.1.1. Định nghĩa 7
1.4.2. Mưa Axit 7
1.4.3. Thủng tầng Ôzôn 8
1.4.4. Sa mạc hóa 9
II/ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP 10
2.1. Trên toàn cầu 10
2.2. Trên toàn quốc 10
2.2.1. Nông nghiệp 11
2.2.2. Lâm nghiệp 12
2.2.3. Thủy sản 14
2.2.4. Diêm nghiệp 15
2.3. Thực trạng tại Tây Nguyên 15
III/ CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 16
3.1. Trên toàn quốc 16
3.2.Tại Tây Nguyên 18
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 19
I. KẾT LUẬN 19
II – TÁC ĐỘNG CỦA BẢN THÂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG: 20
1. Sử dụng lãng phí: 20
2. Ý thức: 20
III. Giải Pháp 21
Tài Liệu Tham Khảo 22
Vietnam Forestry University 2 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
Phần I: Đặt Vấn Đề:
Hiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề, như lạm
phát, thất nghiệp, tỷ lệ gia tăng dân số, khí hậu …vv.Trong đó “ khí hậu”
là vấn đề môi trường bức xúc trên phạm vi toàn cầu , bao gồm: sự biến
đổi khí hậu ( BĐKH), suy thoái đa dạng sinh học (ĐDSH), suy thoái
nguồn tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng Ôzôn, suy thoái đất và hoang
mạc hóa, ô nhiễn các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy …vv. Những vấn
đề này có mỗi tương tác lẫn nhau và đều ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
con người cũng như sự phát triển của xã hội. Trong đó dù ở mức độ quốc
gia hay phạm vi toàn cầu thì BĐKH luôn được xem là vấn đề môi trường
nóng bỏng nhất và hơn thế nữa nó còn được coi là vấn đề quan trọng tác
động tới tiến trình phát triển bền vững hiện nay của toàn thế giới.
Theo đà phát triển của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung,
những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội với mức độ ngày một cao
trong nhiều các lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông
– lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng các nồng độ khí gây “Hiệu Ứng
Nhà Kính” trong khí quyển, làm cho Trái Đất nóng lên, biến đổi hệ thống
khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu.
Sự nóng lên của trái đất có thể sẽ nhấn chìm nhiều thành phố của các
quốc gia ven biển do mực nước biển dâng lên – hậu quả trực tiếp của sự
tan băng ở Bắc và Nam cực, có thể kể đến như Tuvalu, Đảo san hô vòng
Funafuti, Maldives (đã tổ chức cuộc họp nội các dưới biển nhằm nêu bật
nguy cơ mực nước biển tăng cao, đe dọa sự sống còn của đảo quốc này),
Kiribati …vv. (Dân trí) - Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia chịu
tác động nhiều nhất khi khí hậu thay đổi và mực nước biển dâng cao, ông
Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát biểu:
“Thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng tới Việt Nam, làm cho thiên tai - đặc biệt
Vietnam Forestry University 3 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
là bão, lũ, lụt, hạn hán - ngày càng gia tăng về tần suất, thay đổi khí hậu
đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và gây thiệt hại hàng chục triệu
USD cho Việt Nam mỗi năm” . Nước biển dâng còn kèm theo hiện tương
xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa và sự nhiễm mặn của nước ngầm tác
động xấu đến nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt. Không chỉ thế gần
đây người ta còn phát hiện ra >30 bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ bệnh nhân, tỷ
lệ tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng…vv.
Gần đây nhất Thảm họa kép động đất, sóng thần và một loạt những
dư trấn xảy ra tại Nhật Bản từ ngày 11.3 khiến cho nước này thiệt hại ước
tính lên đến 235 tỉ USD, tương đương 4% GDP, số người thiệt mạng
trong động đất, số người thiệt mạng trong động đất, sóng thần kinh hoàng
ngày 11.3 đã lên đến 8.450 người; 12.931 người khác mất tích (hãng tin
AFP dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết vào sáng ngày,
21.3). (TNO), phải chăng đây là sự “lên tiếng” của thiên nhiên bởi những
hành động phá hoại thiên nhiên của con người.
Tuy nhiên BĐKH cũng có những tác động tích cực đó là tạo cơ hội
để các nước đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ sạch, công nghệ
thân thiện với môi trường kích thích các hoạt động phát triển trồng rừng
để hấp thụ CO2 giảm khí thải nhà kính,…vv
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất
nhiều vào thời tiết, khi nhiệt độ tăng, tính biến động và dị thường của thời
tiết ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Sự bất
thường về chu kỳ khí hậu không chỉ dẫn tới sự gia tăng dịch bệnh, dịch
hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn gây ra các rủi ro nghiêm trọng
khác.
Vì vậy chúng em chọn và nghiên cứu đề tài: “ Khí hậu ảnh hưởng
tới kinh tế - xã hội ở Việt Nam ”. Mục đích là để tìm hiểu kỹ hơn nữa về
Vietnam Forestry University 4 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
sự biến đổi khí hậu, đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục và hạn
chế mức thiệt hại của Biến Đổi Khí Hậu.
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Khái niệm
Biến đổi khí hậu là những ảnh hưởng có hại của sự thay đổi về khí
hậu, những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những
ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của
các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con
người”.
(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu)
1.2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng
các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác
quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái
biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị
định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu
bao gồm: CO
2
, CH
4
, N
2
O, HFCs, PFCs và SF
6
.
CO
2
phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và
là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO
2
cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán
thép…vv
Vietnam Forestry University 5 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
CH
4
sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai
lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
N
2
O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy Ôzôn (ODS) và
HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
SF
6
sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất
magiê.
1.3. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
• Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho
môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
• Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng
ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
• Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm
trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa
sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động
của con người.
• Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí
quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu
trình sinh địa hoá khác.
• Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất
lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa
quyển.
1.4. Một số khái niệm của biến đổi khí hậu
1.4.1. Hiệu ứng nhà kính
Vietnam Forestry University 6 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
1.4.1.1. Định nghĩa
Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất
với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển
trái đất được gọi là Hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng
bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng
kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không
gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ
không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
1.4.1.2. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO
2
, CH
4
, CFC, SO
2
, hơi
nước vv Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái
Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. Các khí nhà kính
có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi.
Nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái
Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì
kết quả là Trái Đất nóng lên. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các
chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO
2
=> CFC => CH
4
=> O
3
=>NO
2
1.4.2. Mưa Axit
1.4.2.1. Định nghĩa
Mưa axit là mưa có tính axit do một số chất khí hòa tan trong nước
mưa tạo thành các axit khác nhau. Trong tự nhiên, mưa có tính axit chủ
yếu vì trong nước mưa có CO
2
hòa tan ( từ hơi thở của động vật và có
một ít Cl
-
( từ nước biển) và có độ pH dưới 5. Là sự lắng đọng thành phần
axit trong những cơn mưa, sương mù, tuyết, băng, hơi nước…
1.4.2.2. Nguyên nhân
Vietnam Forestry University 7 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng
oxid của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người
gây nên. Ôtô, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên
liệu đã xả khí SO
2
vào khí quyển. Nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu
cũng xả khí SO
2
. Trong khí xả, ngoài SO
2
còn có khí NO được không khí
tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng đốt nhiên liệu. Các loại nhiên liệu
như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa S và N. Khi
cháy trong môi trường không khí có thành phần O
2
, chúng sẽ biến thành
SO
2
và NO
2
, rất dễ hòa tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác
dụng của bức xạ môi trường, các oxid này sẽ phản ứng với hơi nước
trong khí quyển để hình thành các axit như H
2
SO
4
, axit Sunfur, axit
Nitric. Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa hay lưu lại
trong khí quyển cùng mây trên trời. Chính các axit này đã làm cho nước
mưa có tính axit. Một vài quặng kim loại như đồng (Cu) chẳng hạn, có
chứa lưu huỳnh (S) và khí SO
2
được tạo thành khi người ta tìm cách khai
thác chúng. Khí SO
2
cũng có thể được thải ra từ hoạt động núi lửa. Khi
núi lửa hoạt động thường tung vào khí quyển H
2
S và SO
2
. Ngoài ra, khí
SO
2
cũng có thể được thải từ sự mục nát của các loài thực vật đã chết từ
lâu. Khí SO
2
có nguồn tự nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 1/10)
so với nguồn gốc nhân tạo (từ những hoạt động công nghiệp, giao
thông vv). Bên cạnh đó, các nhà máy điện khi sử dụng nhiên liệu hóa
thạch để phát điện cũng đã thải vào không khí một lượng lớn NO.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ các hoạt động của con người như
chặt phá rừng bừa bãi, đốt rác, phun thuốc trừ sâu và phần còn lại cũng
do các nguồn khác nhau.
1.4.3. Thủng tầng Ôzôn
1.4.3.1. Định nghĩa
Vietnam Forestry University 8 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
Ôzôn là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí
quyển của Trái đất, ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu, gồm 3
nguyên tử oxy (O
3
), hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu
xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc
quanh hành tinh thường được gọi là tầng Ôzôn.
1.4.3.2. Vai trò của tầng Ôzôn:
Lớp Ôzôn ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho
xuyên qua bầu khí quyển Trái đất. Tầng Ôzôn như lớp áo choàng bảo vệ
Trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Tầng ozon là lớp
lọc bức xạ mặt trời, một phần lớp lọc này bị mất sẽ làm cho bề mặt Trái
đất nóng lên. Chiếc áo choàng quý giá ấy bị "rách" cũng có nghĩa sự sống
của muôn loài sẽ bị đe dọa.
1.4.4. Sa mạc hóa
1.4.4.1. Định nghĩa
Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn,
bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và
biến đổi khí hậu.
Một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt là
hiện tượng sa mạc hóa (theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki
Moon). Đây là một vấn đề toàn cầu đang tác động đến 1/3 trái đất và đe
dọa cuộc sống của 1,2 tỷ người trên hành tinh.
1.4.4.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hóa.
Phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay.
Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng
đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khoan giếng, biến đổi khí hậu toàn cầu
đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.
Vietnam Forestry University 9 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
Hệ sinh thái ở vùng ven rất dễ bị dao động bởi sinh hoạt con người
như trong trường hợp chăn nuôi. Móng guốc của loài mục súc thường nện
chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước
ngầm. Những lớp đất trên thì chóng khô, dễ bị gió mưa xói mòn. Con
người còn gây nên nạn đốn cây lấy củi cùng động tác của các loài gia súc
gặm cỏ làm hư lớp rễ thảo mộc vốn quyện lớp đất xuống. Đất vì đó dễ tơi
lên, chóng bị khô và biến thành bụi. Hiện tượng này diễn ra ở những vùng
ven sa mạc khi con người chuyển từ lối sống du mục sang lối sống ngụ
canh.
Hiện tượng trái đất ấm dần lên cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy
nhiều thảm thực vật không thể phục hồi. Ước tính 10 – 20% đất khô trên
thế giới đã bị sa mạc hóa.
II/ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NÔNG NGHIỆP
2.1. Trên toàn cầu
Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị
tan nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại
châu Á dâng lên trung bình 2,4 mm/năm, riêng thập niên vừa qua là 3,1
mm/năm, dự báo sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng
2,8mm - 4,3 mm/năm.
Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi
ở của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh,
Ấn Độ và Trung Quốc,… làm khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước
châu Á do biến đổi khí hậu đã làm thu hẹp các dòng sông băng ở dãy
Hymalayas.
2.2. Trên toàn quốc
Vietnam Forestry University 10 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
2.2.1. Nông nghiệp
Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Theo tính toán của các
chuyên gia nghiên cứu BĐKH, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt
Nam có thể tăng lên 30
0
C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó,
khoảng 40 nghìn km
2
đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự
đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động
trên sẽ gây thiệt hại khoảng 17 tỷ đồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu
người không có nhà.
Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB), Nước ta với bờ
biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 -
0,6m sẽ có từ 100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích
đất sản xuất nông nghiệp. Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3
- 0,5 triệu ha tại Đồng bắng sông Hồng (ĐBSH) và những năm lũ lớn
khoảng 90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập
từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn
với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha
đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến
an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người
dân.
Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh
vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất
hiện nguy cơ gia tăng các loài “thiên địch”. Trong thời gian 2 năm trở lại
đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn ra ngày càng phức
tạp ảnh hưởng đến khả năng thâm canh tăng vụ và làm giảm sản lượng
lúa. Ở miền Bắc trong vụ Đông Xuân vừa qua sâu quấn lá nhỏ cũng đã
phát sinh thành dịch, thời cao điểm diện tích lúa bị hại đã lên đến
Vietnam Forestry University 11 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
400.000ha, gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và làm tăng chi phí sản
xuất.
Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc
mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng;
làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số
lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt
củng của động vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm.
Một số loài nuôi có thể bị tác động làm giảm sức đề kháng do biên
độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên.
Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm nảy sinh một số
bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và phát triển thành
dịch hay đại dịch.
2.2.2. Lâm nghiệp
Việt Nam có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, các hệ sinh thái (HST)
phong phú. Tuy nhiên trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác
nhau mà ĐDSH và các HST. Đặc biệt là các HST rừng có (ĐDSH) cao bị
suy thoái trầm trọng.
Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển tác
động xấu đến hệ sinh thái rừng tràm và rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở
ĐBSCL. Trong những năm gần đây, tuy rừng có tăng lên về diện tích
nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn chỉ khoảng 8%.
Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ làm
thay đổi sự phân bố và khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và
động vật rừng. Nhiều loài cây nhiệt đới ưa sáng sẽ di cư lên các vĩ độ cao
hơn và các loài cây á nhiệt đới sẽ mất dần. Số lượng quần thể các loài
động thực vật quý hiếm sẽ ngày càng suy kiệt và nguy cơ tiệt chủng tăng.
Nhiệt độ tăng và hạn hán kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, nhất là
Vietnam Forestry University 12 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
các rừng trên đất than bùn, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng
lượng phát thải khí nhà kính, làm gia tăng BĐKH và tạo điều kiện cho
một số loài sâu bệnh hại rừng phát triển.
BĐKH làm thay đổi số lượng và chất lượng hệ sinh thái rừng, đa
dạng sinh học. Chức năng và dịch vụ môi trường (điều tiết nguồn nước,
điều hòa khí hậu, chống xói mòn …) và kinh tế của rừng bị suy giảm.
Nước biển dâng và hạn hán làm giảm năng suất và diện tích cây
trồng dẫn tới nhu cầu chuyển đổi rừng sang đất sản xuất nông nghiệp và
khai thác thủy sản tăng cũng như nhu cầu di cư lên vùng cao, làm gia tăng
nạn phá rừng.
Vietnam Forestry University 13 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
2.2.3. Thủy sản
Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của
một số loài thủy sản nước ngọt; Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp ảnh
hưởng đến nơi cư trú của một số loài thủy sản; khả năng cố định chất hữu
cơ của HST rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm
quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do đó chất lượng môi
trường sống của nhiều loài thủy sản xấu đị.
Nhiệt độ tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong
thủy vực, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. Quá trình
quang hóa và phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức
ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình
hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất
lượng thủy sản. Suy thoái và phá hủy các rạn san hô, thay đổi các quá
trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và
tảo. Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong
một thời gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn
thể hai vỏ (ngêu, sò ) bị chết hàng loạt do không chịu nỗi lượng muối
thay đổi.
Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, nước biển dâng làm cho chế
độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu
thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút. Nhiệt độ tăng làm
cho nguồn hải sản, thủy sản phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị
kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu
diệt. Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn cho
động vật nổi, bị hủy diệt làm giảm mạnh động vật nổi. Do đó làm giảm
nguồn thức ăn cho động vật tầng giữa và tầng trên.
Vietnam Forestry University 14 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
2.2.4. Diêm nghiệp
Mực nước biển gia tăng làm cho diện tích và cơ sở hạ tầng sản xuất
muối bị ảnh hưởng. Đồng thời với những trận mưa lớn hơn có cường độ
cao hơn cũng ảnh hưởng đến sản xuất muối.
2.3. Thực trạng tại Tây Nguyên
Tại tỉnh Đắk Lắk, hai con sông lớn chảy qua tỉnh là Serepốk và
Krông Ana, mực nước chỉ còn dưới 60 - 67% so với cùng kỳ nhiều năm”.
Khô hạn kéo dài khiến công sức lao động đằng đẵng mấy tháng trời của
người nông dân cứ thế trôi tuột. Theo báo cáo sơ bộ của Sở NN&PTNT
Đắk Lắk, trên 2.000ha cây trồng vụ đông xuân, trong đó chủ yếu lúa
nước, bị khô hạn, mất trắng; trên 2.000ha cây cà phê bị thiếu nước khô
héo, rủ lá. Nhiều xã như Ea Yông (huyện Krông Pach), 143ha lúa nước
bị khô cháy (mất trắng trên 90ha); 312ha cà phê thiếu nước trầm trọng.
Bên cạnh đó, thời tiết khô nóng tại khu vực Tây Nguyên khiến số điểm
cháy rừng tăng đột biến. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn
Trung ương, trong 2 ngày 12 và 13/3/2008, đã có 86 điểm cháy rừng trên
toàn quốc. Bốn tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng thuộc Tây
Nguyên cũng là nơi có số điểm cháy rừng xảy ra nhiều nhất.
Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên
Năm 2009, nhiệt độ càng cao hơn các năm trước, nắng nóng kéo
dài làm khô hạn rất nhiều nơi trên khu vực Tây Nguyên nói chung và Gia
Lai nói riêng. Ví dụ vào cuối tháng 8 đúng vào tháng có nhiều mưa nhất ở
những năm trước, nhưng ở xã Đak Tơ Pang (huyện Kông Chro) lại còn
nắng nóng. Theo báo cáo của UBND huyện Kông Chro thì các loại cây
trồng vụ mùa của huyện đã có hơn 1.000 ha khô cháy, mất trắng, con
sông Đak Hway trơ ra toàn đá.
Tây Nguyên năm 1998 diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả bị
hạn là 111.000ha, bị chết 19.300ha, riêng cà phê bị hạn là 74.400ha, bị
chết là 13.800ha
Các nhà khoa học trên thế giới nhận định, do nóng lên toàn cầu,
các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và nước ngọt sẽ dịch
Vietnam Forestry University 15 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao hơn. Khi ấy các
loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển ở các vĩ độ cao hơn
hoặc trên những vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại các loài
ưa lạnh bị thu hẹp lại hoặc phải di cư đi nơi khác. Không chỉ môi trường
sống, vườn tược cũng thay đổi dần đặc trưng vốn có của nó, như sâu bệnh
lạ xuất hiện nhiều hơn những mùa vụ gần đây; hoa nở không theo quy
luật chu kỳ nào cả, không đoán định cụ thể được thời điểm nó trổ hoa
Từ kịch bản BĐKH, đến năm 2050, nhiệt độ tại Nam Trung bộ và
Tây Nguyên tăng từ 0,8
0
C đến 1,0
0
C và đến năm 2100, tăng từ 1,7
0
C đến
2,2
0
C. Có thể nhận định, BĐKH sẽ gia tăng mạnh ở Nam Trung bộ và
Tây Nguyên với nhiều loại thiên tai khắc nghiệt hơn, là nguyên nhân
chính gây ra sự thay đổi hệ thống sinh thái trong khu vực.
III/ CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
3.1. Trên toàn quốc
Việt Nam là nước đang phát triển, phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính ở mức độ còn thấp nhưng lại phải hứng chịu nhiều tác động của
BĐKH. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một
trong số các nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển
dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
bị ngập chìm nhiều nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số
bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10% GDP, nếu nước biển dâng
3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng
25% GDP.
Để ứng phó, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều hoạt
động như xây dựng thể chế, xây dựng Chương trình, Mục tiêu quốc gia,
giao nhiệm vụ điều phối các hoạt động ứng phó với BĐKH cho các Bộ,
Vietnam Forestry University 16 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
Ngành. Đồng thời Việt Nam mở rộng nhiều kênh thông tin về BĐKH
trong cộng đồng và phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ
trên nhiều lĩnh vực về BĐKH. Nhà nước và nhiều địa phương đã phối
hợp với các nhà tài trợ tạo lập được cơ chế khuyến khích sử dụng và phát
triển năng lượng tái tạo như: năng lượng khí sinh học (biogas, phế thải
trong nông nghiệp ở nông thôn); năng lượng mặt trời (thiết bị đun nước
nóng, chiếu sáng bằng pin mặt trời), khí gas (bãi rác đô thị); năng lượng
gió (phát điện, bơm nước vào ruộng muối ở vùng ven biển, hải đảo); thủy
điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ và cực nhỏ với công suất lắp đặt lên tới
hàng nghìn MW (phát điện ở vùng sâu, vùng xa hoặc phối hợp điều tiết,
cấp nước, tưới tiêu), Đặc biệt một dự án thí điểm xây dựng chi trả hấp
thụ carbon trong lâm nghiệp đã được triển khai ở huyện Cao Phong, tỉnh
Hòa Bình, nhằm chuẩn bị cho việc tham gia thị trường carbon của Việt
Nam. Để ứng phó với BĐKH, Chính phủ Việt Nam còn triển khai các dự
án về sản xuất điện năng không thải CO
2
. Đó là dự án xây dựng nhà máy
điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam sẽ được khởi công vào năm 2015 ở
Ninh Thuận. Đầu tháng 10/2008, tỉnh Ninh Thuận đã cấp phép đầu tư xây
dựng nhà máy điện chạy bằng sức gió có công suất 50MW. Đây là những
bước ứng dụng công nghệ năng lượng mới phù hợp với điều kiện của
Việt Nam mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn,
không gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những hoạt động mở đầu, chúng ta còn
phải thực hiện ngay những hành động cụ thể như quy hoạch và tiến hành
nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông bảo đảm chống được mức nước
triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9 (năm 2015) và cấp 10 (năm 2020)
đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Từng bước thực hiện
bốn nhân tố chính là vấn đề buôn bán lượng khí thải, hợp tác kỹ thuật,
giảm phá rừng, ứng phó với BĐKH nhằm đạt được những mục tiêu dài
Vietnam Forestry University 17 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
hạn để góp phần vào mục tiêu chung của toàn cầu. Dù còn nhiều thách
thức nhưng đến nay những chương trình, kế hoạch đã được triển khai,
nhất là công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và
đã tạo được nhiều giống cây trồng mới thích nghi với sự BĐKH. Cùng
với sự quan tâm và hợp tác của các tổ chức quốc tế, các Quốc gia trong
khu vực và thế giới, Việt Nam sẽ ứng phó và thích ứng thành công với
BĐKH, hạn chế thiên tai, phát triển bền vững.
3.2.Tại Tây Nguyên
“Tôi tin rằng chúng ta không thể quản trị được biến đổi khí hậu nhưng
chúng ta có thể thích ứng được với biến đổi khí hậu. Hiện nay, khi biến
đổi khí hậu đã trở thành vấn đề bức xúc thì thái độ thờ ơ và vô tư là
không thể chấp nhận được”.
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường
Việt Nam
Chìa khóa cho các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và các nước Đông
Nam Á nói chung là phải bảo vệ những cánh rừng nhiệt đới, siết chặt
công tác quản lý rừng, đầu tư trồng rừng cũng như các dự án trồng cây
xanh trên lãnh thổ của mình, các biện pháp quản lý hệ thống thủy lợi và
thoát lũ Rừng chính là “máy điều hòa khí hậu” khổng lồ.
Các nhà khoa học cho biết: Tạm tính với diện tích 1.000.000 ha
nếu chỉ 50% diện tích có rừng cây thân gỗ thì mỗi năm rừng ở dãy
Trường Sơn giữ được 22 - 25 triệu tấn CO
2
, góp phần đáng kể vào giảm
hiệu ứng nóng lên toàn cầu mà không cần đầu tư gì ngoài bảo vệ rừng.
Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là đảm bảo an ninh môi trường sẽ là
một chiến lược thích ứng lợi hại của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên
nói riêng trước thảm họa BĐKH. Bởi rừng có vai trò không thể thay thế
trước đe dọa của BĐKH. Rừng làm chậm các tác động tiêu cực do BĐKH
tạo ra. Nguồn dược liệu, dự trữ gen và thiên địch có ở trong rừng có khả
Vietnam Forestry University 18 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
năng giảm nhẹ các bệnh dịch cho con người, vật nuôi và cây trồng bùng
phát do BĐK
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
I. KẾT LUẬN
Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho đến nay thì Trái Đất là
hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống. Thiên nhiên
đã ban tặng cho con người những ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông êm
ả và những cánh rừng bát ngát, một hệ động thực vật vô cùng phong phú
và đa dạng phải trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài…tất cả tạo nên
một hành tinh xanh. Thế nhưng do sự khai thác sử dụng quá mức những
món quà mà thiên nhiên ban tặng, cùng với sự phát triển và tham vọng
của loài người, một loạt những hiện tượng thiên tai xảy ra như mưa axit,
bão lũ, nạn hồng thủy, cháy rừng, hạn hán….mà chúng ta gọi đó là “ ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu”. Con người tác động tiêu cực vào thiên nhiên
một cách từ từ, thiên nhiên ghi nhận và đã đến lúc thiên nhiên đáp trả.
Ngôi nhà chung của mọi loài sinh vật đang bị đe dọa mà trách nhiệm
phục hồi nó thuộc về con người chúng ta. Những nỗ lực ngăn chặn các
khí thải nhà kính, hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo
được, sử dụng những nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường, các nước
tham gia Hội nghị, cùng bàn bạc về vấn đề biến đổi khí hậu đã cho thấy
phần nào sự quyết tâm của chúng ta trong việc khắc phục hậu quả. Song
bên cạnh đó, đây không chỉ là vấn đề của những nhà lãnh đạo cấp cao mà
ngay đến một công dân bình thường cũng có thể góp phần vào việc bảo
vệ Trái Đất, bảo vệ ngôi nhà chung bằng những hành động đơn giản dễ
làm như tiết kiệm điện, tham gia trồng cây xanh, tự tìm hiểu và nâng cao
nhận thức của mình trong thời đại “ Biến đổi khí hậu toàn cầu”
Vietnam Forestry University 19 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
II – TÁC ĐỘNG CỦA BẢN THÂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG:
1. Sử dụng lãng phí:
Nước:
Trong hoạt động tắm, giặt: Ở một số địa phương, người dân
sử dụng nước một cách phung phí, không hề tiết kiệm: dùng
xong không đóng, tắt vòi hay mở vòi thật to một cách không
cần thiết.
Sử dụng nước uống một cách phí phạm và sai mục đích.
Điện:
Sau khi dùng xong không đóng, tắt các thiết bị điện.
Dùng máy tính, máy nghe nhạc, rađio hoặc các thiết bị giải
trí bằng điện quá mức, thiếu giới hạn.
Thiếu kiến thức khi mua các thiết bị điện như bóng đèn, bàn
ủi, nồi cơm điện.
Dùng các thiết bị điện có công suất lớn vào giờ cao điểm,
làm tăng cường độ tiêu thụ điện lên trên mức bình thường,
vừa lãng phí điện vừa dễ gây cháy nổ.
Tài nguyên thiên nhiên:
Khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ,
dầu, than đá,… và các nguồn tài nguyên không thể tái tạo
khác.
Săn bắn quá mức nhiều động vật (bao gồm động vật quý
hiếm nằm trong sách đỏ) làm giảm đa dạng sinh học, mất
cân bằng sinh thái.
2. Ý thức:
Xả rác bừa bãi (Đặc biệt là hiện nay, dù đã có nhiều thùng rác công
cộng được đặt bên vệ đường nhưng nhiều người dân lại vẫn thờ ơ
xem như không thấy, hay những tờ rơi nằm rải dài trên đường
được người qua đường vứt bừa bãi, mất mỹ quan đô thị,…)
Vietnam Forestry University 20 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
Mang nặng tư tưởng bị ép buộc mà không đủ tích cực khi tham gia
vào các hoạt động bảo vệ môi trường: trồng cây gây rừng, dọn rác,
…
Thiếu sự tuyên truyền giữa mọi người với nhau.
III. Giải Pháp
Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên
tắc “toàn diện, tích cực và hiệu quả”: lồng ghép các thông điệp chính và
các thông tin phù hợp liên quan đến biến đổi khí hậu vào kế hoạch bài
giảng phòng ngừa thảm hoạ dành cho cấp xã, đồng thời qua đó giới thiệu
hậu quả của BĐKH có tác động trực tiếp đến toàn bộ hành tinh của chúng
ta.
Thích nghi với biến đổi khí hậu:
Tăng cường nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính: bằng cách đưa ra chiến lược thiết thực giảm carbon.
Hợp tác quốc tế.
Định giá cho phát thải carbon
Chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng carbon thấp.
Xây dưng các công cụ pháp lý.
Phục hồi của các hệ sinh thái:
Trồng rừng.
Bảo tồn các hệ sinh thái động thực vật.
Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật.
Phát triển kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc bền vững.
Vietnam Forestry University 21 Nhóm sinh viên thực
hiện
Vietnam Forestry University
Tài Liệu Tham Khảo
Môi trường khí quyển_trang 67 – 69 (PGS.TS Đặng Đình Bạch – TS
Nguyễn Văn Hải)
Vietnam Forestry University 22 Nhóm sinh viên thực
hiện