Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đa dạng quần xã động vật không xương sống cỡ trung bình và mối tương quan quần xã Tuyến Trùng với một số yếu tố lý hóa tại cửa sông Trần Đề tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để luận văn này được hoàn thành, em đã nhận được rất nhiều sự động viên
giúp đỡ của mọi người. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Khôi đã tạo mọi điều kiện và tận tình hướng
dẫn, chỉnh sửa, động viên, dạy bảo em trong quá trình thực hiện đề tài.
- Cảm ơn Anh Ngô Xuân Quảng động viên và hướng dẫn cách tiếp cận và
phương pháp xử lý số liệu mới và đóng góp quý báu về cách trình bày luận văn.
- Cảm ơn tất cả các Thầy (cô) trong và ngoài Trường ĐHKH Tự nhiên, đã
cho em những kiến thức bổ ích và cần thiết trong quá trình học đại học và cao học
tại trường.
- Cảm ơn đã chia sẽ và giúp đỡ của các bạn cùng làm việc ở Viện Sinh học
nhiệt đới tại 85 Trần Quốc Toản (Đồng, Lưu,Quý, Nga, Thọ, Sang… ).
- Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, gia đình và người thân luôn động
viên, hỗ trợ giúp hoàn tất đề tài luận văn.
Sài Gòn, tháng 09 năm 2011
Học viên
Trần Thị Ngọc

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả phân tích ANOVA ..................................................................... 33
Bảng 3.2: Các họ Tuyến trùng thu được đưa vào tính chi số MI và chỉ số c – p .....36
Bảng 3.3: Hệ số sinh trưởng tại các điểm thu mẫu .................................................. 37
Bảng 4: Các nghiên cứu tuyến trùng trên thế giới và Việt Nam ............................. 52

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 2

: Bản đồ và tọa độ điểm thu mẫu ............................................................ 16

Hình 3.1 :DO tại các điểm nghiên cứu .................................................................. 20
Hình 3.2 :Độ muối tại các điểm nghiên cứu .......................................................... 20
Hình 3.3 : pH tại các điểm nghiên cứu .................................................................. 21
Hình 3.4

: Hàm lượng NO3─, NO2─, NH4+, PO43─ tại các điểm thu mẫu ........................ 21

Hình 3.5

: Kích thước hạt ............................................................................................... 22

Hình 3.6 : Coliform tại các điểm nghiên cứu ........................................................ 22
Hình 3.7a : Nhóm ĐVĐKXS cỡ trung bình ................................................................... 23
Hình 3.7a : Nhóm ĐVĐKXS cỡ trung bình ................................................................... 24
Hình 3.8

: Chỉ số đa dạng Margalef - d và Shannon-Wiener – H’(loge) của quần xã

ĐVĐKXS cỡ trung bình ..................................................................................................... 24

Hình 3.9 : Số giống tại các điểm thu mẫu ............................................................. 30
Hình 3.10 : Cấu trúc tỷ lệ phần trăm các họ của quần xã tuyến trùng .................... 31
Hình 3.11 : Mật độ phân bố của quần xã Tuyến trùng ............................................ 32
Hình 3.12 : Chỉ số đa dạng theo Shannon – Wiener (H’), Margalef (d) và Pielou’s
(J’)của quần xã tuyến trùng ...................................................................................... 33
Hình 3.13a: MDS cấu trúc quần xã Tuyến trùng .................................................... 34

Hình 3.13b: Cluster phân nhóm tương đồng (Bray-Curtis) của quần xã tuyến
trùng

................................................................................................................ 34

Hình 3.14: Đường cong ưu thế của Tuyến Trùng tại các điểm nghiên cứu ............ 35
Hình 3.15: Tương quan mật độ Tuyến trùng với DO .............................................. 38
Hình 3.16: Tương quan chỉ số đa dạng Margalef (d) với DO ................................. 39
Hình 3.17: Tương quan chỉ số sinh trưởng MI với DO........................................... 39
Hình 3.18: Tương quan chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) với nồng độ muối ............... 40
Hình 3.19: Tương quan chỉ số đa dạng Shannon-Wiener – H’ với nồng độ muối . 40
Hình 3.20: Tương quan chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) với pH ................................ 41
Hình 3.21: Tương quan chỉ số đa dạng Shannon-Wiener – H’ với pH ................... 41
Hình 3.22: Tương quan chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) với coliform ....................... 42

viii


Hình 3.23: Tương quan chỉ số đa dạng Shannon-Wiener – H’ với coliform .......... 42
Hình 3.24: Tương quan chỉ số sinh trưởng MI với Coliform. ................................. 43
Hình 3.25: Tương quan chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) với NO3─ ............................ 43
Hình 3.26: Tương quan chỉ số đa dạng Shannon-Wiener – H’ với NO3─ ............... 44
Hình 3.27: Tương quan chỉ số sinh trưởng MI với NO3─........................................ 44
Hình 3.28: Tương quan chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) với NO2─ ............................ 45
Hình 3.29: Tương quan chỉ số đa dạng Shannon-Wiener – H’ với NO2─ ............... 45
Hình 3.30: Tương quan chỉ số sinh trưởng MI với NO2─........................................ 46
Hình 3.31: Tương quan chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) với NH4+............................. 46
Hình 3.32: Tương quan chỉ số đa dạng Shannon-Wiener – H’ với NH4+ ............... 47
Hình 3.33: Tương quan chỉ số sinh trưởng MI với NH4+ ........................................ 47
Hình 3.34: Tương quan chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) với PO43-............................. 48

Hình 3.35: Tương quan chỉ số đa dạng Shannon-Wiener – H’ với PO43- ............... 48
Hình 3.36: Tương quan chỉ số sinh trưởng MI với PO43- ........................................ 49
Hình 3.37: Tương quan chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) với kích thước hạt ............. 49
Hình 3.38: Tương quan chỉ số đa dạng Shannon-Wiener – H’ với kích thước hạt . 50
Hình 3.39: Tương quan chỉ số sinh trưởng MI với kích thước hạt ......................... 50

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS

: Cộng sự

DO

: Oxy hòa tan

ĐVĐKXS : Động vật đáy không xương sống
MDS

: Hệ thống đa chiều

MI

: Chỉ số sinh trưởng

MPN

: Số lượng đếm được tốt nhất


TB

: Trung bình

vi


MỞ ĐẦU
Trần Đề là một cửa sông lớn thuộc tỉnh Sóc Trăng có tiềm năng lớn trong phát
triển kinh tế như giao thông thủy, hải cảng, khái thác và nuôi trồng thủy hải sản.
Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch môi trường và sử dụng đất ở vùng cửa sông này đang
ngày càng bị tác động, ảnh hưởng không nhỏ đối với môi trường nước và hệ sinh
thái, đặc biệt đối với quần xã sinh vật thủy sinh cũng như đối với đời sống con
người. Chính vì vậy việc nghiên cứu quần xã sinh vật thủy sinh là rất cần thiết. Hiện
nay các nhà sinh thái tại Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu quần xã sinh vật
thủy sinh cỡ lớn còn quần xã động vật đáy cỡ trung bình được quan tâm rất ít, đặc
biệt là Tuyến trùng sống tự do.
Ở Việt Nam Tuyến trùng sống tự do mới được nghiên cứu trong một thập niên trở
lại đây, các công trình xuất bản tập trung nhiều vào hệ thống học phân loại, nghiên
cứu sinh học, sinh thái của Tuyến trùng. Tuy nhiên, quần xã ĐVĐKXS cỡ trung
bình, đặc biệt là Tuyến Trùng trong mối tương quan với các yếu tố lý hóa của môi
trường ở khu vực cửa sông Trần Đề thì chưa được nghiên cứu nhiều. Chính vì
những lý do trên, việc nghiên cứu “Đa dạng quần xã động vật không xương sống
cỡ trung bình và mối tương quan quần xã Tuyến Trùng với một số yếu tố lý hóa
tại cửa sông Trần Đề tỉnh Sóc Trăng” là rất cần thiết.
Mục tiêu của nghiên cứu:
− Nghiên cứu thành phần và mật độ phân bố của ĐVĐKXS cỡ trung
bình tại cửa sông Trần Đề.
− Nghiên cứu thành phần, mật độ, sự phân bố trong không gian, quá

trình tích lũy ưu thế, chỉ số sinh trưởng của quần xã Tuyến trùng.
− Đánh giá mức độ phong phú và đa dạng của ĐVĐKXS cỡ trung bình
và quần xã Tuyến trùng .
− Nghiên cứu mối tương quan của quần xã Tuyến trùng với một số yếu
tố lý hóa.

-2-


TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan chung về Sóc Trăng

1.1. 1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Sóc Trăng nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau trên
tuyến Quốc lộ 1A.
- Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông.
- Diện tích tự nhiên của tỉnh là 322.330,36 ha.
Sóc Trăng có đường bờ biển dài khoảng 72 km và ba cửa sông lớn đổ ra biển (cửa
Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh ). Sóc Trăng hệ sinh thái rừng ngập mặn rộng lớn
tập trung tại hai huyện Vĩnh Châu và Long Phú.ba [45].
1.1.1.2. Địa hình.
Sóc Trăng có địa hình dạng lòng chảo, từ phía sông Hậu thấp dần vào phía trong
nội đồng. Cao độ dao động không lớn, chỉ từ 0,2 - 1,2 m so với mực nước biển.
Vùng nội đồng cao độ trung bình từ 0,5 - 1,0 m phía Nam huyện Thạnh Trị và Mỹ
Tú là nơi thấp trũng nhất nên thường bị ngập úng. Vùng ven biển có các giồng cát
lớn. Giồng cát có địa hình cao từ 1,2 - 2m. Địa hình bị phân cắt nhiều bởi hệ thống
các sông rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước

biển xâm nhập (nhiễm mặn) [45].
1.1.1.3. Khí hậu
Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 -11 với gió mùa Tây - Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 với gió mùa Đông - Bắc.
-

Nhiệt độ trung bình hàng năm 26.6 oC, cao nhất 28.5 oC.

-

Lương mưa bình quân hàng năm 1489,7 mm.

-

Số giờ nắng bình quân hàng năm: 2,6 giờ.

-

Độ ẩm tương đối trung bình: 84%

Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển thực vật , không có bão và hạn hán kéo
dài....[46].

-3-


1.1.1.4. Tài nguyên đất
Đất được hình thành trong quá trình lấn biển của châu thổ sông Cửu Long tạo
thành các giồng cát hình cánh cung đồng phương từ bờ biển Sóc Trăng đến Vĩnh

Châu và chia cắt thành nhiều vùng địa hình:
- Vùng địa hình cao: cao độ trung bình 1-1,2 m tập trung ven sông Hậu kéo dài đến
sông Mỹ Thanh.
- Vùng địa hình trung bình: cao độ trung bình từ 0,6 - 1 m phân bố không tập trung
và bị phân chia bởi các giồng cát.
- Vùng đất thấp trũng tập trung tại 2 huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị có cao độ từ 0 - 0,5
m. Đây là vùng trũng lại xa sông Hậu nên khó tiêu nước.
Theo hệ phân loại U.S.D.A, toàn tỉnh có 40 đơn vị đất, tập trung vào 3 nhóm chính:
đất phù sa có 184.184 ha, đất phèn có 47.892 ha, đất cát giồng có 9.914 [46].
1.1.1.5.

Nguồn nước và chế độ thủy văn:

a. Nguồn nước
Nước ngọt: Sông Hậu thông qua một hệ thống kênh rạch chằng chịt là nguồn cung
cấp nước chủ yếu. Lưu lượng nước sông Hậu vào khoảng 7000 - 8000 m3/giây trong
mùa mưa, giảm xuống còn 2000 - 3000 m3/giây trong mùa khô. Vào mùa khô, nước
mặn xâm nhập qua sông Mỹ Thanh tới vùng phía Tây và Nam của tỉnh.
Nước ngầm: Nước ngầm mạch sâu từ 100 m đến 180 m, chất lượng nước tốt, có
thể sử dụng cho sinh hoạt. Nước ngầm mạch nông từ 5 m – 30 m lưu lượng phụ
thuộc vào nguồn nước mưa, nước bị nhiễm mặn vào mùa khô [45].
b. Chế độ thủy văn:
Hệ thống kênh rạch của tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều.
Mực nước triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1,0 m. Vào mùa mưa, một phần
các huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị bị ngập úng. Vào mùa khô, các huyện Thạnh Trị, Vĩnh
Châu, Mỹ Xuyên, một phần huyện Long Phú, Mỹ Tú nguồn nước mặt bị nhiễm mặn
gây khó khăn cho sản xuất và đời sống [45].
1.1.1.6. Tài nguyên rừng

-4-



Theo báo cáo tổng kết hoạt động kiểm lâm và lâm nghiêp 2008 tỉnh Sóc Trăng có
diện tích đất lâm nghiệp 18662,2 ha, trong đó đất có rừng là 10075,2 ha và đất
không có rừng trồng 8445 ha . Đất có trồng rừng gồm có 5531,1 ha rừng phòng hộ
với các loại cây chính đước, bần, giá, mắm và lá phân bố ở 02 huyện Vĩnh Châu và
Long Phú. Rừng sản xuất 4243,3 ha tập trung chủ yếu trồng tràm ở Mỹ Tú, Thạnh
Trị. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường 300,8 ha [43].
1.1.1.7. Tài nguyên biển
Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2 con
sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm
cá đáy, cá nổi và tôm.
Sóc Trăng có hai bãi cá lớn ở cửa sông Hậu và Côn Đảo với trữ lượng khá lớn.
Bãi cá cửa sông Hậu có diện tích 3.146 km2 với trữ lượng 8459 – 19.687 tấn có thể
khai thác quanh năm. Diện tích bãi cá Côn Đảo 7331 km2 có trữ lượng 15.248 –
41.986 tấn [48].
Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản,
nông – lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ
cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.
1.1.2.

Tài nguyên sinh học và các hệ sinh thái

Theo báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động môi trường hệ thống tuyến đê biển
chính Long Phú - Tiếp Nhật do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường
thành phố Hồ Chí Minh lập tháng 12/1999, tính đa dạng sinh học tại tỉnh Sóc Trăng
có một số nét đặc trưng như sau:
1.1.2.1. Động thực vật thủy sinh
Theo số liệu phân tích mẫu vào mùa mưa (tháng 10/1998) và mùa khô (tháng
2/1999) cho kết quả như sau:

+ Thực vật phiêu sinh có 101 loài vào mùa mưa và 149 loài vào mùa khô.
+ Động vật phiêu sinh có 48 loài vào mùa mưa và 62 loài vào mùa khô.
+ Động vật đáy có 17 loài vào mùa mưa và 34 loài vào mùa khô [1].
1.1.2.2. Động vật hoang dã

-5-


Các giống loài động vật hoang dã trước đây khá phong phú gồm một số giống loài
thường gặp như: các loài chim nước (bồ nông, còng cọc, cò, sếu, chích, le le, cúm
núm...), các loài thú (khỉ, chồn hương, chồn đèn, cầy, rái cá...), các loài bò sát (các
loài rắn đưới nước và trên cạn, trăn, tắc kè...). Do quá trình khai thác bừa bãi, vượt
quá khả năng tái tạo lại, nơi cư trú của các giống loài hoang dã ngày càng thu hẹp
dẫn đến sự ngày càng suy giảm cả về số lượng và chủng loại. Chúng tập chung chủ
yếu ở những nơi có rừng như huyện Cù Lao Dung, rừng tràm tại các nông lâm
trường, rừng phòng hộ ven biển, ven sông thuộc các huyện Long Phú, Vĩnh Châu,
Mỹ Xuyên [45].
1.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản.
Các xã cù lao ở cuối nguồn sông Hậu với cồn cát rất lớn sản lượng khai thác hàng
năm khoảng từ 200 - 300 triệu m3 để phục vụ cho san lấp mặt bằng các công trình
xây dựng [45]
1.1.3.

Dân cư và tiềm năng kinh tế

1.1.3.1. Dân cư
Dân cư: tỉnh Sóc Trăng có nhiều dân tộc khác nhau, trong đó chủ yếu là người
Kinh, Khmer và Hoa. Năm 2004, dân số tỉnh tỉnh Sóc Trăng là 1.257.397 người
(tăng 13415 người so với năm 2003); trong đó dân tộc Kinh là 820.886 người
(chiếm 65,2%), dân tộc Khmer là 362.792 người (chiếm 28,9%), dân tộc Hoa là

73361 người (chiếm 5,9%). Dân số được phân chia theo khu vực như sau: thành thị
231.864 người, chiếm tỷ lệ 18,43%; nông thôn 1.025.533 người, chiếm tỷ lệ
81,57%. Gia tăng dân số trong những năm qua chủ yếu là do tăng dân số tự nhiên,
tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 14,30% (2004). Trong đó tỷ lệ gia tăng dân số thành
thị là 13,40% và tỷ lệ gia tăng dân số vùng nông thôn là 14,50%[46].
1.2.

Tổng quan về Trần Đề

1.2.1.

Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Trần Đề được thành lập theo Nghị quyết số 64/NQ-CP, ngày 23/12/2009
của Chính phủ .

-6-


Diện tích tự nhiên 18.978,39 ha
Có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Lịch Hội Thượng, Trung
Bình, Đại Ân 2, Liêu Tú, Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Tài Văn, Viên An,
Viên Bình và các thị trấn: Lịch Hội Thượng, Trần Đề.
Phía Đông giáp huyện Cù Lao Dung, Tây giáp huyện Mỹ Xuyên, Nam giáp huyện
Vĩnh Châu, Bắc giáp huyện Long Phú và thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng [48].
1.2.1.2. Địa hình
Trần Đề là vùng đất trẻ hình thành qua nhiều năm lấn biển. Độ cao trung bình 0,5
– 1 m so với mặt biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và có hai tiểu vùng
địa hình chính. Vùng ven sông Hậu, với độ cao 1 – 1,2 m, bao gồm vùng đất bằng

và những giồng cát. Vùng trũng phía nam với độ cao 0 – 0,5 m, thường ngập úng
dài ngày trong mùa lũ [48].
1.2.2.

Tài nguyên thiên nhiên

1.2.2.1. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt và nước ngầm là hai nguồn nước chủ yếu để khai thác nước ngọt
cho toàn huyện sử dụng. Việc khai thác nước mặt dễ dàng nhờ sông Hậu, sông Mỹ
Thanh và Kênh rạch dẫn nước. Do ảnh hưởng của thủy triều biển Đông, nước bị
nhiễm mặn vào mùa khô. Trần Đề có nguồn nước ngầm rất phong phú được khai
thác sử dụng cho việc sinh hoạt và tưới cây trồng.
1.2.2.2. Tài nguyên rừng
Diện tích có rừng của Trần Đề là 941,99 ha, trong đó rừng phòng hộ ven biển tập
trung chủ yếu ở các xã Trung Bình và Lịch Hội Thượng tạo ra hệ sinh thái ngập
mặn đa dạng [48].
1.2.3.

Tiềm năng kinh tế

1.2.3.1. Lợi thế tiềm năng về tài nguyên thủy sản phong phú
Cấu trúc hệ sinh thái đa dạng, điều kiện tự nhiên môi trường thuận lợi, với diện
tích bãi triều 5.855 ha rộng lớn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch ven biển, có thể
phát triển nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ và mặn .Trần Đề có tiềm năng rất lớn về thủy

-7-


sản và được đánh giá là vùng trọng điểm về khai thác và nuôi trồng thủy sản của
vùng ĐBSCL [48].

1.2.3.2. Trần Đề có điều kiện xây dựng cảng biển nước sâu:
Ngoài khơi cách cồn cát huyện Cù Lao Dung (thuộc cửa Trần Đề) khoảng hơn 20
km, đã phát hiện vùng biển với độ sâu khoảng -14 mét, có thể xây dựng một cảng
nước sâu với chi phí đầu tư cho nạo vét, thông luồng không lớn [48].
1.3.

Sơ lược về sinh thái cửa sông

Cửa sông là một vùng địa lý, một thực thể thống nhất chứa đựng đầy đủ các điều
kiện tự nhiên, các hệ sinh thái và các dạng tài nguyên. Nếu các dòng chảy của các
con sông thay đổi hoặc bị suy giảm, hiện tượng ô nhiễm sẽ tăng lên, các loại động thực vật tự nhiên ở đây sẽ giảm hoặc sẽ biến mất, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng tới vòng tuần hoàn vật chất và nước cũng như các dòng năng lượng khác [19]
[44].
Sinh thái học cửa sông có sự đan xen giữa hệ sinh thái nước ngọt và sinh thái
nước mặn.
Chế độ nước của hệ sinh thái cửa sông là nước lợ với biên độ muối dao động lớn
từ vài phần ngàn cho đến vài chục phần ngàn [44] [40].
Chế độ nước của hệ sinh thái cửa sông chịu tác động của hai loại dòng chảy ngược
nhau là dòng chảy sông từ thượng nguồn đổ về và dòng chảy thuỷ triều từ biển đi
vào, tuỳ theo mùa mà dòng chảy nào sẽ ưu thế hơn. Thông thường dòng chảy biển
đóng vai trò chủ đạo trong mùa khô. Ngược lại dòng chảy sông có vai trò trọng mùa
mưa. Chính sự trao đổi chế độ nước theo mùa mà độ mặn ở hệ sinh thái cửa sông
biến đổi theo mùa và biên độ dao động lớn [44].
Cửa sông là điểm trung gian nối liền giữa hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái
biển nên hệ sinh thái cửa sông vừa có những đặc điểm của hệ sinh thái nước ngọt
vừa mang những đặc điểm của hệ sinh thái biển. Chính những đặc điểm này mà hệ
sinh thái cửa sông vừa có những đặc điểm chung vừa mang những tính chất riêng,
và có những vai trò nhất định: khu hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng; là môi
trường sống, kiếm ăn và sinh sản cho nhiều loài động vật thuỷ sinh; là nơi chứa


-8-


trong mình một nguồn lợi tự nhiên vừa đa dạng vừa có trữ lượng cao; là nơi tiếp
giáp, ngăn chặn và bảo hộ cho đất liền khỏi những tác động của biển; là nhà máy xử
lý và làm sạch môi trường nước cho biển và đại dương ,...[19].
Bên cạnh những vai trò to lớn như đã kể trên thì hệ sinh thái cửa sông cũng phải
gánh chịu những hậu quả nặng nề từ đất liền mang tới cũng như từ biển cả dồn vào:
ô nhiễm, sạt lở, tác động của các dòng hải lưu, ...
1.4.

Đối tượng nghiên cứu

1.4.1.

Nhóm ĐVĐ KXS cỡ trung bình – Meiofauna

Động vật đáy không xương sống cỡ trung bình là nhóm sinh vật sống ở tầng đáy
có kích thước từ 38 µm đến 1mm. Đây là nhóm động vật phân bố rộng rãi trong tự
nhiên, và khá phong phú ở vùng cửa sông. Chúng đóng vai trò quan trọng trong
mạng lưới thức ăn của hệ sinh vật đáy và đồng thời rất nhạy cảm với những tác
động của môi trường (Coull, 1999). Bởi vậy, Kenedy và Jacoby (1999) đã đưa
ĐVĐKXS cỡ trung bình làm công cụ chỉ thị môi trường hiệu quả.
Trong tự nhiên, sự phân bố và tính chất phong phú của ĐVĐKXS cỡ trung bình bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố vật lý và hóa học như: kích cỡ hạt, khả năng oxy hóa khử,
chế độ thủy triều (Alongi,1987; Coull, 1988). Đối với điều kiện cửa sông, nồng độ
muối là một trong những yếu tố chi phối cấu trúc quần xã ĐVĐ KXS cỡ trung bình
(Soetetal và cs, 1995; Santos và cs, 1996). Đáng chú ý trong một nghiên cứu của
Coull năm 1988 cho thấy rằng sự phong phú và số lượng các loài có xu hướng giảm
theo hướng từ biển vào nước ngọt tại các vùng cửa sông.

1.4.2.

Quần xã tuyến trùng (Nematoda)

Tuyến trùng là một ngành thuộc Động vật không xương sống. Tuyến trùng có thể
sống ký sinh, bán ký sinh và sống tự do trong môi trường tự nhiên. Tuyến trùng
sống tự do có tính phong phú và đa dạng cao, phân bố rộng rãi trong mọi môi
trường sinh thái trong đất, nước ngọt nước lợ, vùng cửa sông và ở biển.
Tuyến trùng sống tự do thường chiếm ưu thế về số lượng loài cũng như số lượng cá
thể trong quần xã ĐVĐ KXS cỡ trung bình (Platt, Warwick, 1984; Vincx, Heip và

-9-


Domminick, 1986). Mức ưu thế của chúng thường từ 90 – 95% tổng số cá thể và từ
50 – 90% sinh khối của ĐVĐKXS cỡ trung bình (Herman và cs, 1985).
Trên thế giới tuyến trùng ở các hệ sinh thái tự nhiên được biết tới từ những năm
đầu của thế kỷ 18 và nó được quan tâm nhiều vào những năm đầu của thế kỷ 20 và
đến thời kỳ 1960 – 1980, khu hệ giun tròn sống trong đất, nước và ký sinh trên cây
trồng đã được nghiên cứu khá hoàn chỉnh về thành phần loài cũng như phân bố địa
lý của chúng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Brazin, Mỹ, Canada, Đức, Hà Lan,
Bỉ, Pháp, Anh, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Cho đến nay người ta xác định được khoảng 1940 giống tuyến trùng bao gồm
khoảng 50.000 loài (Động vật chí Việt Nam, tập 22).
Theo Bonger và Ferris (1999), tuyến trùng được sử dụng như công cụ đánh giá chất
lượng môi trường có một số ưu điểm nổi bật như sau:
• Là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái
• Phân bố rộng rãi với mật độ cao, dễ thu mẫu với độ chính xác cao về mặt
định lượng
• Tính đa dạng cao. Vòng đời ngắn, thay đổi nhanh

• Khả năng di chuyển rất hạn chế nên dễ sử dụng để đánh giá ô nhiễm mang
tính khu vực
• Nhạy cảm với sự thay đổi môi trường
1.5.

Tình hình nghiên cứu

1.5.1.

Các nghiên cứu trên thế giới:

Đối với ĐVĐKXS cỡ trung bình ở vùng cửa sông, các nghiên cứu đã được triển
khai từ rất sớm ở các nước trên thế giới gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học như
Cobb, Higgins & Thiel, Carlos Heip, Olav Giere, Magda Vincx, Aldo Zullini,...
Một số nghiên cứu điển hình như năm 1931, Sassuchin và cs đã nghiên cứu nhóm
động vật này ở các bãi cát trên dòng sông ở Liên Xô cũ. Năm 1985, Hodda và
Nicholas đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ, sự phong phú của Tuyến trùng
và nhóm chân chèo như thủy triều thấp, độ mặn và trong nghiên cứu này cũng cho
thấy sự xuất hiên dày đặc của nhóm tuyến trùng và nhóm chân chèo ở lớp bề mặt ở

- 10 -


khu vực rừng ngập mặn ở 2 cửa sông Hunter và Fullerton Cove phía Đông nước Úc.
Năm 1993, Ansari và Parulaka cho thấy sự phân bố và độ phong phú của nhóm
ĐVĐ KXS cỡ trung bình ở khu vực cửa sông dọc theo bờ biển nhiệt đới phía Tây
của Ấn Độ thấy rằng mật độ của nhóm ĐVĐ KXS cỡ trung bình từ 491 đến 2791 cá
thể/10cm2 trong đó nhóm Tuyến trùng và nhóm chân chèo chiếm ưu thế, 60% nhóm
ĐVĐ KXS cỡ trung bình xuất hiện ở tầng trên và giảm dần theo độ sâu, độ mặn,
nhiệt độ và thức ăn ảnh hưởng đến độ phong phú.

Tại cửa sông Patos Lagoon phía Nam Braxin, Rosa và cs (2000) cũng cho thấy
mật độ ĐVĐ KXS cỡ trung bình cao, trong đó nhóm Nematoda, Ostracoda và
Copepoda chiếm ưu thế. Mặt khác, nghiên cứu khu vực trầm tích gần bờ biển
Antartic sử dụng nhóm ĐVĐKXS cỡ trung bình làm sinh vật chỉ thị và thấy rằng
nhóm ĐVĐKXS cỡ trung bình có độ phong phú cao ở lớp bề mặt và giảm xuống ở
độ sâu dưới 2cm (Vanhove và cs, 1998).
Hơn nữa, đáng chú ý là nghiên cứu của Adao và cs (2009) ở 2 cửa sông phía Nam
Châu Âu của Bồ Đào Nha cho thấy nhóm ĐVĐ KXS cỡ trung bình rất phong phú.
Mật độ ở cửa sông Mira cao nhất là 2297 ± 426.9 cá thể/10cm2 và cửa sông
Mondego là 1383.5 ± 397.1cá thể/10 cm2; nhóm Nematoda và Harpacticoid
copepod chiếm ưu thế. Theo gradient độ muối vùng cửa sông từ khu vực nước ngọt
(S<0.5%o) mật độ tuyến trùng và chân chèo là thấp nhất. Trong khi đó, ở vùng
nước hơi mặn và trung bình, mật độ và tính đa dạng không cao nhưng ở vùng nước
mặn và rất mặn (>30%o) thì mật độ và tính đa dạng là cao nhất.
Đối với Tuyến trùng, các nghiên cứu về cấu trúc thành phần loài, mật độ phân bố,
tính đa dạng,… đã được triển khai ở nhiều nơi trên thế giới. Một số nghiên cứu điển
hình như: Kapusta và cs (1995) nghiên cứu sự phân bố về không gian và thời gian
của tuyến trùng ở vùng cận nhiệt đới ở cửa sông Tramadai và Armazem phía Bắc
Braxin. Năm 1996, Steyaert và cs. nghiên cứu tại khu vực cửa sông Westeschelde ở
Hà Lan cho thấy sự khác biệt điều kiện vật lý, hóa học theo độ sâu đã phản ánh sự
phong phú, đa dạng loài của tuyến trùng và sự phân chia của tuyến trùng theo chiều
thẳng đứng dưới thủy động lực học và nguồn thức ăn bị xáo trộn. Năm1998,

- 11 -


Michaela Richard nghiên cứu cường độ tác động và sự gia tăng chất dinh dưỡng lên
quần xã tuyến trùng ở hai cửa sông phía Tây Nam nước Anh đã ghi nhận sự gia tăng
chất hữu cơ dẫn đến giảm sút sự đa dạng và độ phong phú của loài tuyến trùng
chiếm ưu thế.

Ở Trung Quốc, Hua và cs (2009) đã nghiên cứu yếu tố môi trường ảnh hưởng đến
cấu trúc quần xã tuyến trùng tại hệ thống cửa sông Trường Giang và vùng biển phụ
cận ở Trung Quốc, kết quả cho thấy độ phong phú và đa dạng tuyến trùng cao bên
cạnh đó các yếu tố như độ sâu, độ mặn, Chlorophyl-a, Phaeopigment, liên quan đến
cấu trúc quần xã tuyến trùng.
1.5.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, trong khoảng thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực
Tuyến trùng sống tự do đã có một số công trình tiêu biểu từ Bắc vào Nam. Đáng
chú ý như Nguyễn Vũ Thanh và Nguyễn Đình Tứ (2003) nghiên cứu sự đa dạng
tuyến trùng sống tự do ở vịnh Hạ Long; Gagarin và Nguyễn Vũ Thanh (2004) đã
nghiên cứu và mô tả 4 loài mới thuộc giống Halalaimus ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long; Ngô Xuân Quảng và cs (2007) nghiên cứu về đa dạng sinh học
ĐVĐKXS cỡ trung bình trong đó tập trung vào quần xã tuyến trùng tại khu vực Khe
Nhàn ở Cần Giờ. Lai Phú Hoàng (2007) nghiên cứu nhóm ĐVĐKXS cỡ trung bình
ở Cần Giờ. Năm 2008, trong nghiên cứu ở Cần Giờ, Ngô Xuân Quảng và cs đã phát
hiện 3 loài mới và chưa biết tới thuộc giống Oxystomina và Litinium. Hoàng Thị
Minh Thảo và cs (2008) nghiên cứu ứng dụng viêc khảo sát quần xã tuyến trùng
biển (Nematoda) nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường sinh học trong trầm
tích ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi hoạt động dầu khí ven biển Đông Nam Bộ.
Nguyễn Đình Tứ (2009) nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần xã tuyến trùng theo
mùa và không gian tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Ngô Xuân Quảng và cs (2009)
nghiên cứu Đa dạng khu hệ tuyến trùng biển và khả năng áp dụng làm sinh vật chỉ
thị đánh giá chất lượng môi trưởng khu vực biển Tây Nam.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tuyến trùng vùng cửa sông ở thì vẫn chưa đáng kể.
Rải rác một số nghiên cứu đáng chú ý như Đoàn Cảnh và Nguyễn Vũ Thanh (2000)

- 12 -



nghiên cứu tuyến trùng sống tự do ở sông Thị Vải; Nguyễn Đình Tứ và cs (2007)
nghiên cứu quần xã tuyến trùng ở cửa sông Bình Định. Đặc biệt là Ngô Xuân
Quảng và cs (2010) nghiên cứu nhóm ĐVĐKXS cỡ trung bình và đi sâu vào ngành
tuyến trùng tại 8 cửa sông Cửu Long, trong đó có 1 điểm phía biển vùng cửa sông
Trần Đề.

- 13 -


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Thời gian: Công tác thực địa được triển khai trong mùa khô từ ngày 21

đến 23 tháng 04 năm 2009.

2.2.

Địa điểm: Điểm khảo sát được lựa chọn theo gradient độ muối từ phía biển

vào cửa sông Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Toàn vùng cửa sông, 4 trạm thu mẫu được
xác định cách nhau từ 10 – 15 km ký hiệu ETD1, ETD2, ETD3 và ETD4 (hình 2).
Tại mỗi trạm, các yếu tố đo nhanh tính chất môi trường nước được tiến hành đồng
thời với thu thập mẫu ĐVDKXS cỡ trung bình. 3 mẫu ĐVDKXS cỡ trung bình
được thu lặp lại theo nguyên tác thống kê.

- 14 -



ETD.1
9°28'47.30"N
106°12'13.89"E

ETD.2
9°33'19.08"N
106°11'20.52"E

ETD.3
9°37'41.84"N
106° 8'19.77"E

Hình 2. Bản đồ và tọa độ điểm thu mẫu

- 15 -

ETD.4
9°47'19.9"N
106°15'51.5"E


2.3.

Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
Cách thu mẫu ĐVĐKXS cỡ trung bình
− Mẫu Tuyến trùng được thu bằng ống Core đường kính 3,5 cm với độ sâu
10 cm theo hình tam giác mỗi vị trí cách nhau 30 cm.
− Thu mẫu tại 4 điểm ETD1, ETD2, ETD3, ETD4 mỗi điểm cách nhau 10

đến 15 km.
− Mẫu được đưa vào hộp nhựa bảo quản trong formol 7% ở nhiệt độ 600C
và khuấy đều đất tan thành dịch.
Cách thu mẫu kích cỡ hạt: dùng ống nhựa với đường kính 3,5cm với độ
sâu 10 cm và cho vào túi ni-lon và đưa về phòng thí nghiệm phân tích.
Cách thu mẫu trầm tích: dùng ống core đường kính 3 cm thu trầm tích
theo độ sâu 10 cm tại các ví trí thu mẫu Tuyến Trùng. Mẫu được giữ lạnh
trong thùng đá.
Đồng thời đo các yếu tố như: Nhiệt độ, Độ mặn, oxy hòa tan, pH trong
môi trường nước tại mỗi điểm nghiên cứu bằng máy đo bằng máy
SenSion156 (Hach – Mỹ).

2.4.

Phân tích trong phòng thí nghiệm
Phân tích các yếu tố môi trường:

• Các chỉ tiêu NO3-, NO2-, NH4+, PO43- được phân tích theo hệ thống máy
(SANplus Segmented Flow Analyser, SKALAR) trong phòng thí nghiệm hóa
học của Đại học Ghent, Vương Quốc Bỉ.
• Kích cỡ hạt phân tích bằng máy Mastersizer 2000 with modem APA 2000
• Coliform: Theo TCVN 6187- 2- 1996, bằng phương pháp pha loãng tới hạn
(MPN).
Xử lý mẫu tuyến trùng
-

Dùng phương pháp lắng cặn kết hợp với việc tách mẫu bằng dung dịch
Ludox 1.18 (Heip và cs,1985)

Lắng cặn:

• Sàng mẫu đất và tuyến trùng qua rây 1 mm bỏ tạp chất.

- 16 -


• Mẫu tuyến trùng và đất đựng trong xô 5 lít cho thêm nước khuấy.
ly tâm chờ 10 giây gạn bỏ cặn (lặp lại 10 lần tới khi hết cặn).
• Lọc mẫu qua rây 38 μm (thu mẫu 3 lần).
Tách mẫu:
• Sử dụng dung dịch Ludox TM50 tỷ trọng 1.18 để tách mẫu.
• Mẫu tuyến trùng cho vào cốc 200 ml thêm Ludox (1/10) khuấy ly
tâm chờ 1 giờ.
• Lọc qua rây 38 µm và rửa mẫu thu được qua nước sạch.
• Thực hiện thu mẫu lặp lại 3 lần.
Mẫu thu được đặt trong hộp nhựa với một lượng nhỏ formol 4% và thêm một vài
giọt dung dịch Rose Bengal 1%, phân tích nhóm ĐVĐ KXS cỡ trung bình dưới
kình lúp và phân loại dựa trên khóa định loại của (Higgins và Thiel, 1988).
Chọn ngẫu nhiên 200 cá thể tuyến trùng trên một mẫu và chuẩn bị lên Slide theo
phương pháp của Smol (2005).
Ngày 1: Tuyến trùng được chuyển vào trong khuôn với 0,5 ml dung dịch 1 (99 phần
formalin 4% và 1 phần Glycerine) và để khuôn vào bình làm khô phía dưới có chứa
ethanol và đặt trong tủ sấy giữ nhiệt độ 400C trong 24 giờ.
Ngày 2: Đưa khuôn ra ngoài thêm 3- 4 giọt dung dịch 2 (95 phần ethanol 96% và 5
phần glycerine) để 2 giờ. Đậy ¾ khuôn để làm chậm sự bay hơi của ethanol và đặt
vào trong tủ sấy. Cuối ngày thêm vài giọt dung dịch 3 (50 phần ethanol 96% và 50
phần glycerine).
Ngày 3: Kiểm tra Tuyến trùng có trong glycerine và bắt đầu lên slide. Khi chưa
slide thì đặt mẫu trong bình làm khô chứa CaCl2.
Định loại tới giống bằng kính hiển vi Olympus BX41 theo tài liệu Warwick và ctv
(1998) và Website Nemys database. Hệ thống phân loại theo De Ley và Blaxter

(2004) đến họ và Lorenzen (1994) cho đến giống.
2.5.

Phân tích số liệu:

• Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng Microsoft Excel để xử lý số liệu và
phân tích ANOVA, việc tính toán chỉ số đa dạng sinh học, đường cong ưu

- 17 -


thế K - Dominance và phân tích đa biến như MDS, CLUSTER được sử dụng
bằng phần mềm Primer V, Các tính toán thống kê và vẽ biểu đồ tương quan
giữa các yếu tố hóa và sinh học được thực hiện bằng phần mềm thống kê
STATISTICA 7.0.
• Các chỉ số sinh học:
− Độ đa dạng Shannon – Wiener (H’)
H= -Σ(ni /N)(*log 2 (ni/N)
− Chi số đa dạng Margalef (d)
D = (S-1)/Log N
− Chỉ số đồng đều Pielou ’ s (J’)
J’ = H’/Ln S
S: Tổng số loài
N: Số lượng cá thể
Ni: số cá thể thứ i
− Hệ số sinh trưởng
MI=Σv(i).f(i)
v(i) = c-p Chỉ số bền vững
f(i): tần số xuất hiện của loài


- 18 -


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.

Kết quả hóa lý và vi khuẩn coliform

− Nồng độ oxy hòa tan (DO) giữa các điểm có sự khác biệt cao nhất ở điểm
ETD3 (6.8mg/l) kế đến ETD2(6,1mg/l), ETD4(5,9mg/l) và thấp nhất ở điểm
ETD1(5.7mg/l) (hình3.1).
8
7
6

DO (mg/l)

5
4
3
2
1
0
ETD.1

ETD.2

Đtm


ETD.3

ETD.4

Hình 3.1: DO tại các điểm nghiên cứu.
− Nồng độ muối có sự thay đổi rõ rệt từ cửa sông đi sâu vào phía trong sông
Trần Đề điểm cửa sông ETD1 (30‰) cao nhất và điểm ETD4 (1.5‰) thấp
nhất (hình 3.2).
%o

35

Nồng độ muối

30
25
20
15
10
5
0
ETD.1

ETD.2

ETD.3

ETD.4

Đtm


Hình 3.2: Độ muối tại các điểm nghiên cứu .

- 19 -


− Tại khu vực cửa sông Trần đề có pH ít có thay đổi giữa các điểm và dao
động từ 7.33 đến 7.72.(hình 3.3), điểm ETD4 có pH thấp nhất 7,33, ETD3 có
pH cao nhất 7,72.
9
8
7

pH

6
5
4
3
2
1
0
ETD.1

ETD.2

Đtm

ETD.3


ETD.4

Hình 3.3: pH tại các điểm nghiên cứu.
− NO3- tại điểm ETD1(= 148µg/l) cao nhất và hàm lượng NH4+ (591,83 µg/l)
thấp. Tại điểm ETD2 có hàm lượng NO2- (16,17µg/l), NH4+ (1703,67µg/l)
cao nhất, điểm ETD3 có hàm lượng NO3- (14,17 µg/l), NO2- (3,17µg/l), NH4+
(431µg/l) thấp nhất so với các điểm ETD1, ETD2, ETD4.
Hàm lượng PO43- tại 2 điểm ETD1 và ETD3 kết quả rất nhỏ máy không đo
được còn 2 điểm ETD2, EDT4 có kết quả lần lượt là 15 µg/l, 32,17 µg/l
(hình 3.4).

- 20 -


1800
1600
1400
N03

µg/l

1200

NO2

1000

NH4

800


PO4

600
400
200
0
ETD1

ETD2

Đtm

ETD3

ETD4

Hình 3.4: Hàm lượng NO3,NO2, NH4, PO4 tại các điểm thu mẫu.

− Kích thước hạt trung bình thay đổi càng vào phía sâu trong cửa sông kích
thước hạt càng lớn ETD1 kích thước hạt trung bình nhỏ nhất (18,05µm) tiếp
theo ETD2 (22,97 µm), ETD3 (27,31 µm )và ETD4 có kích thước hạt trung
bình lớn nhất (49,10 µm) (hình 3.5).
60

Kích thước hạTB (µm)

50
40
30

20
10
0
ETD1

ETD2

ETD3

ETD4

Đtm

Hình 3.5: Kích thước hạt trung bình.
− Nhóm vi khuẩn Coliform ở điểm ETD2 (680MPN/g) cao nhất tiếp đến EDT1
(270 MPN/g), ETD3, ETD4 (170MPN/g) (hình 3.6).

- 21 -


×