Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Hantic trên thị trường bán lẻ máy tính Việt Nam giai đoạn 2009- 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.64 KB, 71 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
Chương 1. Tổng quan về thị trường máy tính cá nhân Việt Nam và Công
ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ Tin học Truyền hình Hà Nội
(Công ty Hantic)..............................................................................................5
1.1. Tổng quan về thị trường máy tính cá nhân Việt Nam.......................................5
1.2. Tổng quan về Công ty Hantic............................................................................7
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Hantic................................7
1.2.2. Môi trường kinh doanh vi mô của Công ty Hantic..................................14
1.2.3. Môi trường kinh doanh vĩ mô của công ty...............................................23
Kết luận chương 1.........................................................................................26
Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh và chiến lược marketing
của Công ty Hantic........................................................................................27
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hantic ........................................27
2.2. Chiến lược marketing hiện tại của Công ty Hantic..........................................32
2.2.1. Nhận thức về marketing của công ty........................................................32
2.2.2. Đầu tư cho marketing của công ty...........................................................32
2.2.3. Chiến lược STP của công ty.....................................................................33
2.2.4. Thực trạng ứng dụng 4P tại công ty........................................................37
2.3. Công ty Hantic trong đánh giá của người tiêu dùng........................................44
2.3.1. Khái quát về cuộc nghiên cứu .................................................................44
2.3.2. Hantic trong đánh giá của người tiêu dùng.............................................45
2.3.3. Một số kết luận rút ra để làm cơ sở cho chương 3..................................56
2.4. Năng lực cạnh tranh của Công ty Hantic trên thị trường.................................61
2.4.1. Phân tích Swot về khả năng cạnh tranh của Công ty Hantic trên thị
trường................................................................................................................61
2.4.2. Công cụ cạnh tranh hiện nay của Công ty Hantic trên thị trường..........63
2.4.3. Vị thế cạnh tranh của Công ty Hantic trên thị trường.............................63
Chương 3. Xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của Công ty Hantic trên thị trường bán lẻ máy tính


Việt Nam giai đoạn 2009- 2011.....................................................................64
3.1. Phương hướng kinh doanh và các mục tiêu marketing của Công ty Hantic
trong giai đoạn 2009- 2011.....................................................................................64
3.1.1. Phương hướng kinh doanh.......................................................................64
3.1.2. Mục tiêu marketing..................................................................................65
3.2. Đề xuất giải pháp marketing chiến lược..........................................................66
3.2.1. Công cụ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ máy tính...............................66
3.2.2. Đề xuất giải pháp marketing-mix............................................................66
3.2.3. Đề xuất giải pháp hỗ trợ..........................................................................68
LỜI KẾT LUẬN............................................................................................69
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tính cạnh tranh ngày càng gay
gắt. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả phải có khả năng nghiên cứu, dự
báo thị trường tốt, từ đó đưa ra những chính sách về giá, sản phẩm, hay hoạch định
những chương trình truyền thông một cách ưu thế nhất. Marketing là một hoạt động
cần thiết với tất cả các doanh nghiệp để thể tồn tại và phát triển. Từ việc tạo sự biết
đến, thu hút, và duy trì khách hàng trung thành, marketing đều đóng vai trò quan
trọng chủ đạo.
Sau hơn mười năm phát triển, đến nay thị trường máy tính Việt Nam vẫn có sức hấp
dẫn rất lớn. Khi khả năng chi trả cao hơn và với những tiện ích sử dụng khai thác
được ngày càng nhiều, hỗ trợ tối đa cho người sử dụng thì nhu cầu mua máy tính, các
linh kiện máy tính hay những phụ kiện đi kèm cũng không ngừng tăng lên, với mức
độ phong phú, đa dạng hơn trước. Hiện nay trên thị trường, đã có sự góp mặt của
nhiều hãng bán máy tính lớn nhỏ. Các hãng đều ra sức chạy đua với nhau về mẫu mã,
sự đa dạng của sản phẩm, chất lượng, dịch vụ cung cấp và liên tục đưa những chương
trình kích thích tiêu thụ lớn. Trước áp lực cạnh tranh như vậy và đặc biệt trong điều
kiện nền kinh tế thị trường đang bị khủng hoảng thì một công ty mới thành lập như
Hantic rất khó khăn để có thể xây dựng, quảng bá và khẳng định giá trị thương hiệu

mình. Với quy mô còn nhỏ và với các nguồn lực còn hạn chế, trong giai đoạn này
năng lực cạnh tranh của Hantic nhìn chung còn chưa cao, trong khi các hoạt động
marketing còn chưa thể được đầu tư đúng mức. Mặc dù Ban lãnh đạo công ty đã có
những nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của marketing đối với hoạt động
kinh doanh của công ty, nhưng cho đến nay do nhiều nguyên nhân vẫn chưa có một
chiến lược cụ thể trong dài hạn. Các hoạt động marketing còn nhỏ lẻ, không được tổ
chức hệ thống, do đó chưa phát huy được hết tác dụng.
Sau một thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy rằng để có thể nâng cao được
khả năng cạnh tranh của Công ty Hantic trên thị trường bán lẻ máy tính Việt Nam,
tiến tới đạt được các mục tiêu về doanh số, thị phần thì việc đặt ra một chiến lược
marketing trong dài hạn nói chung và trong mỗi giai đoạn phát triển nói riêng là vô
cùng quan trọng. Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Chiến lược marketing nhằm
2
nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Hantic trên thị trường bán lẻ máy tính
Việt Nam” để nghiên cứu trong giai đoạn thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đề xuất ra một chiến lược marketing cụ thể, phù hợp
với nguồn lực công ty và điều kiện thị trường. Chiến lược này sẽ đóng vai trò định
hướng cho tất cả các hoạt động của công ty, để các hoạt động này diễn ra có hệ
thống, bài bản, chuyên nghiệp và cho hiệu quả lâu dài.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hướng tới mục tiêu trên, đề tài sẽ giải quyết ba nhiệm vụ cụ thể:
• Tìm hiểu về nhu cầu máy tính cá nhân trên thị trường Việt Nam.
• Tìm hiểu thực trạng kinh doanh, thực trạng hoạt động marketing của Công ty
Hantic trong thời gian qua.
• Đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty Hantic.
• Đề xuất chiến lược marketing để tăng năng lực cạnh tranh của Công ty Hantic
trên thị trường bán lẻ máy tính Việt Nam.
4. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
• Thông tin cần thu thập: Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, cần thu thập các

thông tin về:
 Khách hàng: đặc điểm nhu cầu, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua, quá trình thông qua quyết định mua.
 Đối thủ cạnh tranh: quy mô, vị thế trong tâm trí khách hàng, các công
cụ cạnh tranh mà đối thủ cạnh tranh sử dụng.
 Môi trường bên trong công ty: nguồn lực bên trong, định hướng phát
triển.
 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, các hoạt động marketing
đã triển khai.
 Thị trường: tình hình kinh tế và ảnh hưởng của nó đến sức mua nói
chung và sức mua trên thị trường máy tính nói riêng, xu hướng phát
triển của thị trường máy tính cá nhân Việt Nam.
3
• Đối tượng nghiên cứu: Các thông tin kể trên sẽ được thu thập
thông qua các nguồn sau:
 Các phòng ban trong công ty, trong đó chủ yếu là phòng
kinh doanh và phòng kế toán: thu thập thông tin về môi trường bên
trong công ty, thực trạng hoạt động kinh doanh, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh.
 Các báo điện tử, báo giấy, sách tham khảo.
 Thực tế quan sát hoạt động kinh doanh tại công ty và một
số hãng bán lẻ máy tính khác.
 Khách hàng đến công ty và khách hàng của đối thủ cạnh
tranh.
• Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử
dụng là:
 Phương pháp nghiên cứu bàn giấy: tổng hợp và phân tích các thông tin
thứ cấp thu thập được.
 Phương pháp điều tra khảo sát trên bảng hỏi: thu thập các thông tin sơ
cấp bằng một cuộc điều tra bảng hỏi với quy mô mẫu là 120 khách

hàng.
• Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu của em đề xuất giải pháp
marketing cho Công ty Hantic trong giai đoạn từ 2009- 2011. Các giải pháp
được đề xuất ra trong đề tài cũng chỉ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty trên thị trường bán lẻ máy tính Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu
trên thị trường Hà Nội.
5. Cấu trúc đề tài
Đề tài của em gồm 3 chương, được kết cấu như sau:
Chương 1. Tổng quan về thị trường máy tính cá nhân Việt Nam và Công ty Cổ phần
Thương mại và Công nghệ Tin học Truyền hình Hà Nội (Công ty Hantic)
Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh và chiến lược marketing của Công ty
Hantic
4
Chương 3. Xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
Công ty Hantic trên thị trường bán lẻ máy tính Việt Nam giai đoạn 2009-2011
Do năng lực có hạn nên đề tài của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong
nhận được những ý kiến đánh giá của các thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
5
Chương 1. Tổng quan về thị trường máy tính cá nhân Việt Nam và
Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ Tin học Truyền hình
Hà Nội (Công ty Hantic)
1.1. Tổng quan về thị trường máy tính cá nhân Việt Nam
Máy tính xuất hiện từ rất lâu và ngày càng thể hiện được vai trò không thể thiếu
đối với cuộc sống của con người. Có thể nói sự ra đời của máy tính đã đánh dấu
một bước ngoặt phát triển mới văn minh và hiện đại hơn cho toàn xã hội. Cho đến
nay máy tính vẫn không ngừng được hoàn thiện mang lại nhiều tiện ích, hỗ trợ tối
đa cho người sử dụng. Các sản phẩm về máy tính cũng ngày càng phong phú, đa
dạng, đem lại cho khách hàng rất nhiều cơ hội lựa chọn.

Nhu cầu về sản phẩm công nghệ cao nói chung và sản phẩm máy tính nói riêng có
xu hướng gia tăng mạnh, không chỉ để xử lý khối lượng công việc khổng lồ mà
phục vụ cả hoạt động học tập, giải trí. Cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa
những nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ với nhau. Các hãng không những
dừng lại ở chất lượng sản phẩm mà còn ra sức chạy đua về kiểu dáng, chủng loại,
giá cả. Cứ mỗi ngày lại có thêm những sản phẩm mới ra đời, ưu việt hơn những
sản phẩm trước đó. Đây là một nguyên nhân rút ngắn vòng đời và làm giảm giá
của các sản phẩm máy tính. Cạnh tranh về giá không còn phát huy được nhiều tác
dụng như trước nữa. Năm 2009 được coi là một năm khó khăn đối với các doanh
nghiệp bán lẻ IT Việt Nam. Do cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên những công ty này
có xu hướng mở rộng hơn nữa chủng loại hàng hóa của mình cũng như các địa điểm
phân phối, bảo hành trên toàn quốc. Doanh nghiệp bán lẻ điện máy sẽ nhảy vào bán
lẻ IT, doanh nghiệp bán lẻ IT sẽ mở rộng sang bán lẻ điện máy, doanh nghiệp lĩnh
vực khác sẽ chuyển dần sang kinh doanh IT… Sẽ có không ít các doanh nghiệp phải
từ bỏ cuộc chơi. Năm 2009, theo nhận định của nhiều chuyên gia công nghệ thông tin
là năm chỉ thực sự dành cho những công ty có tiềm lực và quy mô. Cạnh tranh trong
giai đoạn mới này sẽ có thêm cạnh tranh bằng công nghệ quản lý, quy mô siêu thị, sự
đa dạng sản phẩm, sức nặng trong đàm phán, các hoạt động marketing bài bản và
chuyên nghiệp... Cũng trong năm 2009, nguy cơ cạnh tranh với các đối thủ từ nước
ngoài sẽ chưa gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên thị trường
đang dần cảm nhận được “sức nóng” cạnh tranh từ các hoạt động nhượng quyền,
6
mua bán sáp nhập, liên doanh liên kết của doanh nghiệp nước ngoài với các doanh
nghiệp bán lẻ trong nước. Trong điều kiện canh tranh gay gắt, việc làm thế nào để
có thể giành được thị phần và tìm kiếm lợi nhuận lâu dài trên thị trường vốn dĩ
vẫn rất hấp dẫn này đang là một bài toán khó cho tất cả các doanh nghiệp kinh
doanh máy tính.
Không giống như ở các nước phát triển, những nhu cầu thông thường về sản phẩm
máy tính đã bão hòa, thì với một nước đang phát triển như Việt Nam, đây vẫn còn
là một thị trường rất tiềm năng. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm về máy tính ở Việt

Nam của tổ chức, gia đình, cá nhân tăng lên cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Với dân số trên 80 triệu, trên thị trường máy
tính Việt Nam, nhu cầu có khả năng thanh toán đã là nhiều, nhưng nhu cầu chưa
có khả năng thanh toán cũng không phải là ít. Theo đánh giá của các chuyên gia,
Việt Nam là một thị trường non trẻ, tỷ lệ sở hữu máy tính trên đầu người còn khá
thấp so với những nước xung quanh, đặc biệt là so với những nước phát triển.
Thực tế cũng cho thấy, vào mỗi dịp khuyễn mãi giảm giá, sức mua tăng lên khá
mạnh.
Do hội nhập kinh tế và trong nền kinh tế thị trường thì người tiêu dùng Việt Nam
ngày càng có nhiều sự lựa chọn, thông minh hơn và đòi hỏi cao hơn cả về chất
lượng cũng như mẫu mã khi mua sắm các sản phẩm về máy tính. Điều này cũng
dễ hiểu khi máy tính là một hàng hóa dùng lâu bền, và giá thành còn cao. Đây là
một thách thức với Hantic trong việc đón đầu công nghệ mới và nắm bắt thông tin
về thị trường khi mà thị trường chọn lọc khắt khe hơn. Để tăng tối đa khả năng
khai thác lợi nhuận trên thị trường máy tính Việt Nam, Hantic hướng dòng sản
phẩm kinh doanh chủ yếu của mình vào dòng máy bộ để bàn. Mục đích là phục vụ
rộng rãi nhu cầu bình dân bằng những sản phẩm thông thường. Đối tượng khách
hàng mục tiêu của Hantic là sinh viên, nhân viên văn phòng, hộ gia đình. Ngoài ra
Hantic còn kinh doanh thêm cả máy tính xách tay, máy trạm, máy chủ phục vụ cho
nhu cầu chuyên dụng.
Từ vài năm trở lại đây, giá các sản phẩm máy tính có xu hướng giảm, phù hợp với
khả năng chi trả của người dân Việt Nam. Thị trường máy tính tăng trưởng mạnh
qua các năm. Các sản phẩm bán chạy chủ yếu là máy bộ để bàn, linh kiện nâng
cấp, phụ kiện đi kèm (loa, máy in, …), thiết bị kết nối (USB, modem,…). Từ năm
2008 trên thị trường Việt Nam, dòng máy để bàn không còn chiếm được vị trí cao
7
như trước nữa mà san sẻ lợi nhuận cho dòng máy tính xách tay, đặc biệt là các
máy loại nhỏ, giá rẻ. Dự báo năm 2009, thị trường máy tính xách tay sẽ rất sôi
động.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, hiện tại và trong những năm tới, người tiêu

dùng Việt Nam sẽ ít mua sắm ở các cửa hàng nhỏ lẻ mà chuyển đến các trung tâm
mua sắm lớn. Bởi xét cho cùng, mức giá chênh lệch không nhiều, trong khi các
trung tâm mua sắm lớn có diện tích rộng, trưng bày nhiều sản phẩm, thường xuyên
tung ra các chương trình khuyến mại, do đó người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn
sản phẩm đa dạng, hưởng các mức giá ưu đãi. Đây cũng chính là xu hướng mua
sắm của người tiêu dùng Việt Nam và là yếu tố khiến cạnh tranh trên thị trường
công nghệ thông tin ngày càng mạnh hơn trong thời gian tới.
1.2. Tổng quan về Công ty Hantic
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Hantic
a. Giới thiệu về công ty
Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ Tin học Truyền hình Hà Nội là một
công ty con riêng biệt của Công ty Dịch vụ Truyền thanh Truyền hình Hà Nội (BTS).
Do yêu cầu của thị trường và để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn,
đồng thời chuyên biệt hoá các hoạt động của mình, Công ty BTS đã quyết định tách
riêng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, huy động vốn để phát triển thành một công
ty con riêng biệt. Theo giấy phép thành lập số 0103024085 cấp ngày 25/4/2008 bởi
Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội, Công ty Cổ phần thương mại công nghệ
tin học truyền hình Hà Nội - Hantic., JSC được thành lập. Sau một thời gian chuẩn bị,
vào ngày 5/1/2009, công ty đã chính thức mở cửa khai trương với tên tiếng anh là
Hanoi Trading and Technology Television Joint Stock Company, tên viết tắt là
Hantic JSC.
Trụ sở chính của công ty cũng chính là showroom trưng bày sản phẩm, được đặt tại
tầng ba toà nhà BTS, địa chỉ số 30 Trung Liệt- Đống Đa- Hà Nội. Khách hàng có thể
trực tiếp đến showroom của công ty, gọi đến số 0462661739, hay cách khác nữa là
ghé thăm website: để tìm hiểu thông tin về công ty và các sản phẩm -
dịch vụ mà công ty cung cấp.
8
Công ty Hantic hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, với số vốn pháp định là
960.000.000 VNĐ. Đây cũng chính là số vốn điều lệ của công ty, được huy động từ
bốn thành viên, trong đó có một cổ đông là tổ chức và ba cổ đông là cá nhân.

Trong chiến lược phát triển dài hạn, Hantic sẽ mở rộng sang kinh doanh nhiều lĩnh
vực khác nhau. Có thể kể ra ở đây những ngành nghề kinh doanh chính của Hantic
mà các cổ đông đã nhất trí thông qua là:
• Kinh doanh thiết bị viễn thông , thiết bị tin học, vật tư phục vụ sản xuất,
hàng hóa tiêu dùng, hàng điện tử, điện lạnh, thiết bị tổng đài, thiết bị văn
phòng, thiết bị điện dân dụng, phương tiện vận tải và dịch vụ vận tải.
• Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa phục vụ sản xuất
kinh doanh và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tin học, viễn thông,
truyền thanh, truyền hình.
• Kinh doanh thiết bị ngành văn hóa bao gồm: Thiết bị âm thanh, ánh sáng
sân khấu, hội trường, thiết bị âm thanh hội thảo, âm thanh công cộng, thiết
bị âm thanh quan sát, máy chiếu phim…
• Sản xuất và mua bán phần mềm ứng dụng, thiết kế trang Web.
• Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho những đơn vị, cá nhân trong và ngoài
nước.
• Kinh doanh thiết bị truyền thanh, phát thanh, truyền hình.
• Liên doanh, liên kết với các đơn vị và các cá nhân trong và ngoài nước để
sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chuyên ngành phát thanh, truyền hình.
• Tổ chức kinh doanh hàng hoá và các dịch vụ gia tăng trên mạng Internet và
trên các kênh truyền hình bán hàng trực tuyến.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu những ngành hàng Nhà nước cho phép.
Trong giai đoạn đầu mới thành lập, Hantic tập trung vào kinh doanh bán lẻ và phân
phối các sản phẩm công nghệ tin học gồm: máy tính, linh kiện máy tính và các thiết
bị văn phòng với khách hàng mục tiêu là sinh viên, nhân viên văn phòng, các hộ gia
đình. Trong đó, hướng vào phục vụ nhu cầu phổ thông (những sản phẩm bình dân).
Điều này đã được thể hiện rõ nét trong câu slogan của Hantic: “Máy tính cho mọi
nhà”. Danh mục các sản phẩm chính mà công ty cung ứng hiện nay gồm có:
9
• Máy tính bộ để bàn.
• Linh kiện máy tính bộ để bàn (màn hình, bàn phím, chuột, CPU, RAM,

HDD, card màn hình, ổ quang…).
• Máy tính xách tay.
• Linh kiện máy tính xách tay.
• Các phụ kiện đi kèm máy tính (loa, tai nghe, usb, thiết bị mạng…).
• Các thiết bị văn phòng (máy in, máy quét, máy chiếu…).
Ngay từ khi ra mắt thị trường, Công ty Hantic đã xác định rõ sứ mệnh của mình là
mang đến cho khách hàng và xã hội giá trị gia tăng cao trong các sản phẩm- dịch vụ
mà công ty cung cấp, phấn đấu trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực công
nghệ thông tin ở Việt Nam, mang lại lợi ích cao cả về vật chất lẫn tinh thần cho các
thành viên của công ty. Để có thể hoàn thành sứ mệnh này, ban lãnh đạo công ty đã
xây dựng triết lý kinh doanh và phương châm hoạt động cho riêng Hantic, nhất quán
thực hiện trong toàn thể công ty.
• Triết lý kinh doanh của công ty là
 Phong cách mua sắm hiện đại: Với chủng loại hàng hoá phong phú,
đội ngũ nhân việc kinh doanh, kỹ thuật nhiệt tình sẽ giúp khách
hàng dễ dàng trong việc lựa chọn sản phẩm. Với các hình thức bán
hàng từ xa và chế độ lắp đặt, bảo hành tận nhà công ty mong muốn
đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.
 Hàng hoá chính hãng: Tuyệt đối không kinh doanh các sản phẩm là
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn
gốc xuất sứ, hàng đã qua sử dụng.
 Giá cả cạnh tranh: Cập nhật kịp thời giá cả sản phẩm tại mọi thời
điểm để khách hàng luôn mua được hàng hoá với giá cạnh tranh
nhất.
 Dịch vụ tận tâm: Cam kết mang đến một chất lượng dịch vụ sau bán
hàng tận tâm nhất cho đến hết vòng đời của mỗi sản phẩm khách
hàng đã mua tại Hantic. Từ đó, gia tăng giá trị cho khách hàng và
10
đem lại cho khách hàng sự hài lòng nhất khi tiêu dùng sản phẩm
dịch vụ của Hantic.

• Phương châm hoạt động của công ty là
 An toàn: Trước khi tiến hành bất cứ hoạt động nào thì toàn thể các
thành viên trong công ty phải cân nhắc về việc hành vi của mình
ảnh hưởng thế nào đến sự an toàn của công ty.
 Phát triển bền vững: Mỗi bước phát triển của công ty phải đảm bảo
cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt cho công ty.
 Tất cả cùng thắng
- Đối với khách hàng: Công ty tìm kiếm lợi nhuận thông qua
việc sáng tạo các giá trị mới và mang các giá trị mới đến cho
khách hàng.
- Đối với các đối tác: Công ty sẽ tìm kiếm, chọn lọc hợp tác
với các nhà cung cấp, bạn hàng uy tín, tin cậy, làm việc vì
lợi ích chung.
- Đối với đối thủ cạnh tranh: Công ty chủ trương phương
châm “Thị trường đủ rộng để cho mọi người có đủ chỗ
đứng”, vì vậy tránh các sự cạnh tranh đối đầu không cần
thiết, đặc biệt là cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Dù gặp phải nhiều khó khăn do mới bước chân vào thị truờng công nghệ tin học, một
thị trường vốn có nhiều đối thủ cạnh tranh và nhiều thương hiệu bán lẻ uy tín, nhưng
tập thể lãnh đạo, nhân viên Công ty Hantic vẫn luôn không ngừng nỗ lực kiện toàn bộ
máy hoạt động và tin tưởng vào một sự phát triển không xa của sản phẩm, thương
hiệu Hantic.
Trong thời gian tới (2008- 2015) chiến lược kinh doanh của Hantic được chia ra
thành hai giai đoạn:
• Giai đoạn 2008- 2011 tập trung vào 3 mảng kinh doanh chính sau:
 Kinh doanh các thiết bị ngành văn hoá như: âm thanh, ánh sáng,
thiết bị truyền hình…
 Kinh doanh các thiết bị tin học như: máy tính, thiết bị văn phòng…

×