Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài Tập cá nhân – Luật Lao Động Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.99 KB, 4 trang )

Bài Tập cá nhân – Luật Lao Động Việt Nam
Lớp N04_TL3 – Nhóm 01

I. MỞ ĐẦU
Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là các bên tham gia quan hệ pháp
luật lao động gồm: người lao động và người sử dụng lao động.
Trong phạm vi bài làm của mình tôi xin được trình bày về điều kiện chủ thể của
người lao động khi tham gia quan hệ pháp luật lao động giữa người lao động và
người sử dụng lao động.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm người lao động.
Điều 6 Bộ luật lao động, khái niệm người lao động được quy định: “Người
lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng
lao động”.
Điều 55 Hiến pháp 1992 quy định: “Lao động là quyền, nghĩa vụ của công
dân”. Như vậy, công dân là chủ thể của quan hệ pháp luật lao động.
Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải mọi công dân đều có thể trở thành chủ
thể của quan hệ pháp luật lao động với tư cách người lao động. Một người muốn trở
thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động thì công dân hoặc cá nhân ấy phải thỏa
mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định, những điều kiện ấy trong
khoa học pháp lý gọi là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.
2. Phân tích điều kiện chủ thể của người lao động
Điều kiện chủ thể của người lao động được thể hiện qua năng lực pháp luật
lao động và năng lực hành vi lao động. Có thể phân tích điều kiện lao động của của
người lao động theo hai loại như sau:
a.

Điều kiện chủ thể của người lao động trong quan hệ pháp luật lao động là

công dân Việt Nam.
Năng lực pháp luật lao động của công dân là khả năng mà pháp luật quy định


hay ghi nhận cho công dân quyền có việc làm, được làm việc, được hưởng quyền,
đồng thời thực hiện các nghĩa vụ của người lao động. Các quy định này có thể trở

1

Phạm Thị Thu Hằng - 350235


Bài Tập cá nhân – Luật Lao Động Việt Nam
Lớp N04_TL3 – Nhóm 01

thành thực tế hay không lại phụ thuộc vào khả năng của mỗi công dân (hay năng lực
hành vi của họ).
Năng lực hành vi lao động của công dân là khả năng bằng chính hành vi của
bản thân họ tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật lao động, tự hoàn thành mọi
nhiệm vụ, tạo ra và thực hiện quyền, hưởng mọi quyền lợi của người lao động.
Năng lực hành vi lao động được thể hiện trên hai yếu tố có tính chất điều kiện
là thể lực và trí lực. Thể lực chính là sức khỏe bình thường của người lao động để có
thể thực hiện được một công việc nhất định (là một trong những thuộc tính quan
trọng của người lao động, là cơ sở quan trọng của các hoạt động các nhân). Trí lực là
khả năng nhận thức đối với hành vi lao động mà họ thực hiện và với mục đích công
việc họ làm. Do đó, muốn có năng lực hành vi lao động, con người phải trải qua thời
gian phát triển cơ thể (tức là đạt đến một độ tuổi nhất định) và có quá trình tích lũy
kiến thức và kỹ năng lao động (phải được học tập và rèn luyện...)
Pháp luật lao động Việt Nam quy định: người lao động là người ít nhất
đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, đối với một số nghề và công việc (các nghề và công việc này được
Bộ lao động, thương binh và xã hội quy định cụ thể) được nhận trẻ em chưa đủ 15
tuổi vào làm việc nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, hoặc người đỡ
đầu của trẻ em đó thì việc giao kết hợp đồng lao động đó mới có giá trị. Trường hợp

này, một bên chủ thể lao động (trẻ em) được xem là người có năng lực hành vi lao
động không đầy đủ (hay còn gọi năng lực hành vi lao động một phần).
Ở đây, cần phân biệt trường hợp có năng lực hành vi lao động không đầy đủ
với trường hợp bị hạn chế năng lực pháp luật, đây là hai vấn đề hoàn toàn khác
nhau. Nhìn chung, những người chưa đến độ tuổi quy định, những người mất trí là
người không có năng lực hành vi lao động.
Ngoài ra có một số trường hợp bị hạn chế năng lực pháp luật lao động trong
những trường hợp luật định (bị tù giam, bị cơ quan có thẩm quyền cấm đảm nhận
một chức vụ, hoặc làm một công việc nào đó...)

2

Phạm Thị Thu Hằng - 350235


Bài Tập cá nhân – Luật Lao Động Việt Nam
Lớp N04_TL3 – Nhóm 01

b. Điều kiện chủ thể của người lao động quan hệ pháp luật lao động là người nước
ngoài.
Ngoài các đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài cũng có thể là
chủ thể của quan hệ pháp luật lao động với tư cách là người lao động, với các điều
kiện về độ tuổi: người từ 18 tuổi trở lên, có sức khoẻ, có lí lịch tư pháp trong sạch,
không có tiền án, tiền sự… và Điều 133 Bộ luật lao động ghi nhận: “Người nước
ngoài làm việc từ đủ ba tháng trở lên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại
Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương cấp; thời hạn giấy phép lao động theo thời hạn
hợp đồng lao động, nhưng không quá 36 tháng và có thể được gia hạn theo đề nghị
của người sử dụng lao động. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam được hưởng
các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, trừ trường

hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác”.
Cần lưu ý những đối tượng người lao động là người nước ngoài như đề cập
trên đây là các đối tượng làm việc cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với các trường hợp người
nước ngoài là cán bộ đi làm công tác ngoại giao, các chuyên gia... không thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật lao động, các đối tượng này có văn bản quy định riêng.
III. KẾT BÀI
Qua việc tìm hiều và phân tích các điều kiện chủ thể khi tham gia quan hệ
pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động là cơ sở để mỗi công dân
thêm hiểu biết để biết mình đã đầy đủ các điều kiện để tự mình tham gia, xác lập
quan hệ pháp luật lao động hay chưa. Tạo điều kiện để quan hệ pháp luật lao động
ngày càng phát triển.

3

Phạm Thị Thu Hằng - 350235


Bài Tập cá nhân – Luật Lao Động Việt Nam
Lớp N04_TL3 – Nhóm 01

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội- 2009;
2. Giáo trình Luật lao động Việt nam, Khoa luật- Đại học Mở Hà Nội, Nxb Giáo
dục Việt Nam, 2009;
3. Bộ Luật lao động, Nxb lao động, Hà Nội- 2011;
Và trang web:

4


Phạm Thị Thu Hằng - 350235



×