Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đánh giá tính khác biệt và tính đồng nhất của một số giống lúa lai trong vụ xuân năm 2005 tại trạm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng số 1 phục vụ công tác công nhận và bảo hộ giống mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.8 KB, 66 trang )

trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

Mở đầu
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, chúng tôi những sinh viên
Cao đẳng đã được các thầy giáo, cô giáo giảng dậy truyền đạt và trang bị cho
những kiến thức lý thuyết cơ bản về ngành học của mình. Cùng với việc học lý
thuyết chúng tôi đã được Nhà trường tổ chức tham gia các buổi rèn nghề, thực tập,
thực hành tại phòng thí nghiệm và ngoài thực tế đồng ruộng. Qua đó chúng tôi đã
có dịp củng cố nâng cao thêm kiến thức và tay nghề của mình.
Thực tập tốt nghiệp là kỳ học cuối cùng của mỗi khoá học. Đây là kỳ học
trong đó sinh viên không ngồi học trên ghế giảng đường mà các sinh viên sẽ được
tiếp xúc với thực tế và trong những môi trường làm việc thực sự với một thời gian
tương đối dài, đây là dịp để ứng dụng những kiến thức lý thuyết đã được học ở
trường vào thực tế. Từ đó sẽ rút ra những kinh nghiệm, những kiến thức còn thiếu
và có định hướng rõ ràng hơn về ngành nghề của mình khi bước vào cuộc sống.
Tóm lại thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi sinh viên.
+ Thực tập sẽ gắn liền lý thuyết với thực tế đồng ruộng.
+ Bổ sung, nâng cao những kiến thức về ngành học.
+ Thực tập góp phần rèn luyện nâng cao tay nghề hay kỹ năng nghề nghiệp
của các sinh viên.
+ Thực tập giúp chúng ta biết cách quan sát, phân tích đánh giá xử lý số
liệu để có những nhận xét, kết luận về các vấn đề liên quan đến đề tài mình nghiên
cứu.

Phần thứ nhất
1


trÇn hoµi nam - TT 3b



B¸o c¸o tèt nghiÖp

Đặt vấn đề
1. tính cấp thiết của đề tài
Giống cây trồng là tư liệu sản xuất sống, tư liệu sản xuất đặc biệt nó quyết
định năng suất và phẩm chất của cây trồng vì vậy giống cây trồng đóng vai trò rất
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Bằng việc chọn tạo ra những giống cây
trồng mới các nhà chọn giống đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng, làm
phong phú đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
cao của con người và làm thúc đẩy sản xuất phát triển.
Giống mới với hạt giống mới hay cây giống chất lượng cao là một trong
những nhân tố quyết định thành công của sản xuất nông nghiệp. Hàng năm nhu cầu
về giống ở nước ta là rất lớn : hơn 1 triệu tấn lúa giống, 12 – 14 tấn ngô giống, 30
nghìn tấn khoai tây giống, 150 tấn rau giống và hàng triệu cây giống các loại ...
Để tạo ra một giống mới tự nhiên phải mất rất nhiều thời gian có thể hàng
chục năm, hàng trăm năm nhưng ngày nay nhờ có sự phát triển của khoa học công
nghệ mà chỉ trong một thời gian ngắn con người đã tạo ra nhiều gống mới có khả
năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, có sức chống chịu tốt với các điều kiện bất
lợi của môi trường ... Sử dụng những giống mới đã làm tăng sản lượng lương thực
đáp ứng được nhu cầu lương thực của xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói
giảm nghèo, đưa nước ta từ một nước phải nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu
gạo đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan.
Trong cơ chế bao cấp giống mới sau khi được công nhận thì được coi là tài
sản chung, mọi người đều có quyền khai thác, còn nhà chọn tạo giống chỉ được
khen thưởng về mặt tinh thần. Ngày nay trong cơ chế thị trường, để tạo ra một
giống mới nhà chọn tạo giống phải đầu tư rất lớn về công sức tiền bạc và kéo dài
trong nhiều năm. Nếu Nhà nước không có cơ chế bảo hộ quyền lợi cho tác giả
giống mới, thì sau khi giống mới được lưu hành sẽ bị người khác lợi dụng nhân bán
thu lời, làm tác giả giống mất đi cơ hội thu hồi vốn và không khuyến khích họ tiếp

tục đầu tư cho công tác chọn tạo giống. Điều đó chẳng những gây thiệt hại cho nhà
chọn tạo giống mà còn cho cả xã hội .
Chính vì vậy cũng như các lĩnh vực khác của quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng
chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp vấn đề bảo hộ giống
2


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

mới hay gọi là quyền của tác giả giống cây trồng mới được các nước phát triển sớm
quan tâm nhằm tìm ra những cơ chế bảo hộ thích hợp với giống cây trồng mới.
Công ước năm 1978 và sau này là công ước năm 1991 quy định các điều
kiện để một giống cây trồng mới được bảo hộ về tính khác biệt và đòng nhất là:
+ Tính khác biệt ( Distinctness ) : Giống mới phải có thể phân biệt được
với các giống đã được biết đến bởi ít nhất một tính trạng đặc trưng.
+ Tính đồng nhất ( Uniformity ): Các cây thuộc cùng giống đó cơ bản là
đồng nhất về các tính trạng đặc trưng, ngoại trừ các biến dị có thể xảy ra.
Khảo nghiệm DUS tiến hành trên các loài cây trồng là nhằm xác định tính
khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của cây trồng.
Hiện nay nước ta có nhiều cơ quan, cơ sở làm công tác nghiên cứu chọn tạo
các giống lúa, nhiều giống lúa mới ra đời và được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên hệ
thống quản lý đánh giá các giống mới ở nước ta chưa được hoàn thiện đặc biệt
trong việc đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của các giống lúa.
Vì vậy cần phải tiến hành khảo nghiệm DUS các giống lúa để có kết luận
chắc chắn giống có đạt được tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định hay
không, để làm cơ sở cho việc công nhận giống lúa mới và bảo hộ giống lúa mới.
Xuất phát từ mục đích trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:


“ Đánh giá tính khác biệt và tính đồng nhất của một số giống
lúa lai trong vụ xuân năm 2005 tại Trạm Khảo Kiểm nghiệm giống
cây trồng số 1 phục vụ công tác công nhận và bảo hộ giống mới ”
2. Mục đích - Yêu cầu
2.1. Mục đích
Đánh giá tính khác biệt và tính đồng nhất của một số tổ hợp lúa lai trong vụ
xuân 2005 tại Văn Lâm – Hưng Yên .
2.2. Yêu cầu
Theo dõi một số tính trạng hình thái đặc trưng của các tổ hợp lai .
Theo dõi một số đặc điểm nông học của một số tổ hợp lai thí nghiệm .

Phần thứ hai
3


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

Tổng quan tài liệu
1. Lúa lai và kết quả nghiên cứu sử dụng lúa lai
1.1. Khái niệm lúa lai
Lúa lai ( Hybryd Rice ) là danh từ gọi tắt của lúa ưu thế lai. Lúa ưu thế lai là
các giống lúa ứng dụng hiệu ứng ưu thế lai đời F1. Lúa lai khác lúa thường ở chỗ
hạt giống lúa lai chỉ sử dụng một lần khi hiệu ứng ưu thế lai thể hiện mạnh nhất. [1]
Ưu thế lai là thuật ngữ chỉ một hiện tượng trong đó quần thể F1 thu được
bằng cách lai hai bố mẹ không giống nhau về mặt di truyền tỏ ra hơn hẳn so với bố
mẹ về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng thích nghi, khả năng chống chịu với
điều kiện bất thuận, năng suất hạt, chất lượng hạt và các đặc tính khác ...[1]
1.2. Nghiên cứu và sử dụng lúa lai trên thế giới

Hiện tượng ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi đã được các nhà khoa học phát
hiện từ lâu. Năm 1760 nhà bác học người Nga gốc Đức I.G. Koleier đã phát hiện và
sử dụng ưu thế lai ở cây thuốc lá. Năm 1878 Beall mô tả ưu thế lai ở cây ngô và
năm 1904 G. Shull đã ứng dụng thành công ưu thế lai này. [1] Dần dần ưu thế lai
được phát hiện và sử dụng ở nhiều loại cây trồng khác nhau như cà chua, dưa
chuột,.....
So với các cây trồng khác thì qua trình phát hiện và sử dụng ưu thế lai ở lúa
muộn hơn. Lịch sử nghiên cứu ưu thế lai ở lúa được bắt đầu từ những năm 20 của
thế kỷ XX. Năm 1926 nhà khoa học người Mỹ J.W. Jones lần đầu công bố về sự
xuất hiện ưu thế lai ở lúa. [Trích theo PGS. TS. Nguyễn Thị Trâm ] Đó là bước mở
đầu cho lịch sử nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai ở lúa. Sau đó các nhà khoa học của
các nước khác như Nhật Bản, ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, ... và Viện
lúa quốc tế IRRI đã nghiên cứu và tạo ra rất nhiều giống lúa lai cho năng suất cao,
phẩm chất tốt.
Trong số các nước nghiên cứu về lúa lai thì Trung Quốc là nước có thành tựu
nghiên cứu và ứng dụng ưu thế lai ở lúa thành công nhất. Đến nay các nhà khoa
học Trung Quốc đã tạo được hơn 600 dòng A và nhiều dòng B tương ứng, hơn

4


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

3000 dòng phục hồi R. [2] Từ đó trung Quốc đã tạo ra hàng trăm tổ hợp lúa lai ba
dòng và nhiều tổ hợp lúa lai hai dòng có nhiều đặc tính tốt .[3]
Cùng với thành công tạo ra nhiều giống lúa lai thì diện tích trồng lúa lai tại
các nước cũng được mở rộng.
+ Tại Trung Quốc năm 1976 diện tích là 140000 ha thì đến nay đã tăng lên

18000000 ha.[19]
+ Tại ấn Độ năm 1996 đã có 600000 ha.
+ Tại Thái Lan, Nhật Bản và một số nước khác cũng đã có hàng trăm
nghìn ha trồng lúa lai.
1.3. Kết quả nghiên cứu và sử dụng lúa lai ở Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lúa lai đã đóng
góp đáng kể vào an ninh lương thực và bảo vệ môi trờng sinh thái (theo Hội thảo
quốc tế 4 tại Hà Nội).
Lúa lai được nghiên cứu ở Việt Nam vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX
tại Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện lúa
Đồng bằng sông Cửu Long. Việc nghiên cứu lúa lai ở Việt Nam có muộn hơn so
với các nước nhưng chúng ta đã xác định hướng đi riêng là đi tắt đón đầu nhằm
khai thác những thành tựu lúa lai của các nước đi trước nhất là Trung Quốc.[4]
Chương trình phát triển lúa lai đã hình thành mạng lưới các Trung tâm
nghiên cứu phát triển lúa lai trong cả nước bao gồm các Trung tâm, Viện,
Trường, ...như Trung tâm nghiên cứu lúa lai thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội,....
Chúng ta đã tiến hành thu thập, đánh giá các dòng giống nhập nội, xây dựng
quy trình sản xuất hạt lai phù hợp, tìm ra những tổ hợp lai có triển vọng tốt.
Cùng với công tác đánh giá nguồn gen vật liệu khởi đầu thì quy trình sản
xuất hạt lai cũng dần được hoàn thiện và phát triển. Và từ đó diện tích để sản xuất
hạt lai và diện tích trồng lúa lai ngày càng được mở rộng.
Năm 1992 : 180000 ha
Năm 2002 : 500000 ha
Năm 2003 : 600000 ha

5


trÇn hoµi nam - TT 3b


B¸o c¸o tèt nghiÖp

2. Những nghiên cứu phục vụ công tác bảo hộ và công nhận lúa
giống mới
2.1. Nghiên cứu về thân lúa và chiều cao cây
2.1.1. Đặc điểm của thân lúa
Thân lúa có nhiệm vụ giữ cho cây đứng vững, vận chuyển chất dinh dưỡng
từ rễ lên lá và ngược lại từ lá xuống rễ. ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng thân lúa
gồm các đốt xếp xít nhau nằm phía dưới mặt đất, thân trên mặt đất là thân giả do
các bẹ lá họp lại thành, thân giả có hình dẹt và xốp.
Sau thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng các lóng thân bắt đầu vươn dài và phát
triển lên phía trên mặt đất. Thân lúa lúc này có hình tròn và rắn chắc hơn.
Thân thật gồm hai bộ phận là lóng và đốt. Số đốt trên thân bằng số lá có trên
cây, số lóng thay đổi tuỳ giống có thể từ 4 – 7 lóng. Hai lóng dưới cùng phát triển
chậm nên cứng, chắc và ngắn có liên quan đến tính chống đổ của cây lúa.[5]
2.1.2. Nghiên cứu về chiều cao cây
Chiều cao cây là một tính trạng quan trọng có liên quan đến các đặc tính
khác của cây. Nó ảnh hưởng lớn đến tính chống chịu và ảnh hưởng trực tiếp tới
năng suất lúa. [6]
Phần lớn các giống lúa truyền thống trồng ở Đông Nam á thường bị đổ trước
khi chín. Những nghiên cứu mới đây ở Viện nghiên cứu lúa Quốc tế cho thấy năng
suất lúa giảm khoảng 75% khi lúa đổ trước khi chín 30 ngày. Tạo những giống lúa
thích nghi, thấp cây là mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch cải tạo giống lúa của
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế. [20]
Theo Đinh Văn Lữ, đường kính lóng gốc có quan hệ gián tiếp với số
hạt/bông. Lóng gốc to thì số mạch dẫn tới cuống bông nhiều, do đó số gié cấp 1,
cấp 2 phân hoá nhiều, trục bông kéo dài dẫn đến số hoa phân hoá nhiều tạo cơ sở
cho hình thành nhiều hạt/bông.[7]
Các nhà khoa học hiện nay cho rằng, gen lùn đóng vai trò quan trọng trong

quá trình tạo kiểu cây lý tưởng. Gen lùn được phân lập từ các giống lúa có nguồn
gốc ở Trung Quốc, Đài Loan như: Dee-geo-wo-gen, I-geo-tze, Taichung Native-1
thường do cặp gen lặn kiểm soát.
6


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

Gen lùn này chỉ làm cho thân ngắn lại mà không ảnh hưởng đến chiều dài
bông. Theo J.N. Ruter và cộng sự ( 1985 ) khi sử lý đột biến giống lúa Calrose đã
tạo ra ba gen lặn độc lập gây nên tính trạng nửa lùn ở lúa là sd1, sd2 và sd4. Trong
đó sd4 đã làm giảm chiều cao cây khoảng 25% nhưng vẫn giữ nguyên được chiều
dài bông. Trong các gen nửa lùn thì tính trạng chiều cao cây là trội.[21] Các gen
nửa lùn được nhiều nước sử dụng trong chương trình chọn giống quốc gia. Theo
Gu và Rau ( 1986 ) thì ở miền Nam Trung Quốc trong số 529 giống lúa được tạo ra
trong giai đoạn 1950 -1980 có tới 70% giống chứa gen lùn.
Đặc tính nửa lùn tạo ra năng suất cao hơn từ 15 - 25% (Bollich, 1989). Khi
tiến hành cải tiến giống lúa mì, Jenning (1960) đã thành công trong việc sử dụng
gen lùn để tạo các giống lúa mì thấp cây, chống đổ, năng suất cao. Kiểu cây này
được các nhà chọn giống trên thế giới hưởng ứng và nó thực sự gây ra cuộc cách
mạng xanh về giống lúa mì. Các giống lúa mì lùn có ý nghĩa lớn lao ở Mêxico và
ấn Độ (Swaminathan, 1987).
Nói chung ở Châu á cây lúa thường hay bị ngập úng, làm năng suất giảm rõ
rệt, vì vậy kiểu cây lùn không thích hợp bằng kiểu cây trung bình. Lúa cao cây tuy
sử dụng ánh sáng tốt nhưng thường đẻ ít, khả năng chịu phân kém (Yosida, 1979 1987) . Mỗi vùng sinh thái khác nhau cần có chiều cao cây khác nhau.[18]
2.2. Số lá trên thân chính
2.2.1. Đặc điểm của lá lúa
Sau khi hạt nảy mầm lá đầu tiên xuất hiện được gọi là lá bao. Lá bao có

nhiệm vụ bảo vệ mầm. Sau đó lá không hoàn toàn xuất hiện, lá không hoàn toàn là
lá chỉ có bẹ lá không có phiến lá, chưa có diệp lục nên lá có màu trắng. Sau lá
không hoàn toàn là lá thật xuất hiện.
Lá thật gồm các bộ phận :
+ Bẹ lá : là bộ phận ôm vào thân.
+ Phiến lá.
+ Cổ lá là phần tiếp giáp giữa bẹ lá và phiến lá.
+ Tai lá dùng để phân biệt lá lúa với lá cỏ. Lá không có tai là lá cỏ.
+ Lưỡi lá.

7


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

Trong đó bẹ lá và phiến lá là hai bộ phận chủ yếu và phiến lá là quan trọng
nhất.
Màu sắc lá thay đổi tuỳ theo giống, thời gian sinh trưởng và chế độ chăm
sóc.
+ Giống: có giống lá màu xanh đậm, có giống lá màu xanh nhạt,.... Càng
xanh đậm thì hàm lượng diệp lục càng cao, lá quang hợp tốt.
+ Màu sắc lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và căn cứ vào màu sắc lá
qua thời gian sinh trưởng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây lúa và qua màu
sắc lá quyết định chế độ chăm sóc đối với cây lúa.
Theo tác giả Trần Vĩnh Khang ( Trung Quốc ) thì cây lúa trải qua 3 lần vàng
và 3 lần đen ( 3 lần đậm hơn ) thì lúa sẽ có năng suất cao.
Lá được mọc từ các mầm lá ở mắt thân ( đốt ), tất cả các đốt trên thân đều có
khả năng cho một lá một đốt các lá phát triển liên tục từ dưới lên trên.

Do mỗi lá trải qua 4 giai đoạn hình thành và 4 giai đoạn hoạt động nên sự
phát triển của lá theo quy luật là : Lá sau ra thì lá trước lụi đi. Vì vậy trên mỗi dảnh
lúa thường chỉ có từ 4 – 5 lá xanh.
Trong 4 – 5 lá xanh đó thì có 1 lá đang ở giai đoạn thứ 2 là lá hoạt động
mạnh nhất và được gọi là lá công năng hoặc là lá trung tâm vì lá này đang hoạt
động mạnh có hiệu quả cao nhất. Như vậy về mặt vị trí lá công năng là lá thứ 2 từ
trên xuống dưới.
Ngoài lá công năng, lá đòng là lá quyết định trọng lượng hạt sau này. Vì vậy
phải chú ý kéo dài tuỏi thọ của lá đòng để tăng năng suất lúa.[5]
2.2.2. Nghiên cứu về lá lúa
Lá lúa là cơ quan quan trọng nhất trong suốt đời sống cây lúa. Nó làm nhiệm
vụ quang hợp, tích luỹ chất khô, hô hấp... Độ dày mỏng của lá có liên quan gián
tiếp đến hiệu suất quang hợp. Bộ lá cứng dày và tương đối hẹp tạo điều kiện cho
việc nâng cao mật độ gieo cấy, đồng thời ánh sáng mặt trời vẫn có thể chiếu sâu tới
tầng lá gốc, kích thích quá trình đẻ nhánh, hạn chế sâu bệnh làm tăng diện tích
quang hợp tạo ra nhiều chất khô.[8] Số lá trên cây, trước hết phụ thuộc vào giống
và khi tăng thêm một lá thì thời gian trổ muộn hơn 5 ngày.[9]

8


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

Cây lúa ở mỗi thời kỳ khác nhau thì lá lúa cũng có chức năng khác nhau.
Theo T. Sunda [10], từ lá thứ 8 trở lên lá đòng tích luỹ dinh dưỡng vận chuyển tới
bông hạt, từ lá thứ 8 trở xuống tích luỹ dinh dưỡng về thân rễ. Sau khi trổ lá đòng
giữ vai trò quan trọng nhất. Lá đòng và lá giáp nó cung cấp 2/3 chất dinh dưỡng
cho bông.

Lá của giai đoạn nào thường quyết định sinh trưởng của cây trong thời kỳ đó
3 lá trên cùng đóng góp 74% tổng lượng vật chất chuyển vào hạt, thời gian hoạt
động của các lá này càng dài thì năng suất lúa càng cao. [8]
Theo Đào Thế Tuấn (1981), một giống lúa có năng suất cao cần có đủ 2 điều
kiện: [11]
+ Phải có diện tích lá cao trước trổ để tạo ra một "nguồn" lớn, vì vậy lá lúa
phải đứng thẳng và nhỏ.
+ Có hiệu suất quang hợp sau trỗ cao, có thể tạo ra bông lúa to, tức là có
sức chứa dinh dưỡng lớn.
Yosida (1981) [18] cho rằng trong một cây mà phối hợp được các lá trên
thẳng, các lá dưới cong dần và dài hơn là bộ lá lý tưởng cho quang hợp của cây
lúa.. Các giống lá dày có hàm lượng diệp lục nhiều hơn làm cho cường độ quang
hợp cao hơn, tích luỹ mạnh hơn, độ bền của lá kéo dài hơn những giống có lá
mỏng.
Theo Yuan L.P (1979) và các nhà chọn giống Trung Quốc cho rằng lá đòng
dài, rộng vừa phải, bản lá lòng mo, dầy đứng, xanh đậm là lý tưởng nhất. [8]
2.3. Bông và hoa lúa
2.3.1. Bông lúa
Bông lúa gồm các bộ phận :
+ Trục bông
+ Gié cấp 1
+ Gié cấp 2
+ Hoa lúa
Trung bình mỗi bông có từ 7 - 10 gié cấp 1, 15 - 20 gié cấp 2, và có từ
80 -150 hoa, cá biệt có thể có tới 500 - 600 hoa.

9


trÇn hoµi nam - TT 3b


B¸o c¸o tèt nghiÖp

Mật độ đóng hạt trên bông khác nhau tuỳ giống và điều kiện ngoại cảnh, có
giống mật độ đóng hạt dày như DT13, CH5,...,có giống mật độ đóng hạt thưa như
Nếp hoa vàng, Chi ưu hương,...
Khi lúa chưa trỗ bông thì bông lúa nằm trong bẹ lá và được gọi là đòng lúa.
Đòng lúa sau khi phân hoá xong thì trỗ ra ngoài do sự phát triển của lóng trên cùng.
Khi toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng thì quá trình trỗ xong. Đối với mỗi
ruộng lúa để hoàn thành việc trỗ bông thì phải mất từ 10 - 14 ngày tuỳ theo giống,
điều kiện thời tiết, chế độ chăm sóc,... Thường thời gian trỗ của các giống là 5 - 6
ngày, nhưng cũng có giống chỉ trỗ trong vòng 2 - 3 ngày. Thời gian trỗ càng ngắn
thì càng có khả năng tránh được các điều kiện bất thuận.
Chiều dài bông cũng khác nhau ở các giống khác nhau, thông thường bông
dài từ 8 - 22 cm. Nói chung những giống bông to, nhiều hạt, hạt to thường cho năng
suất cao.[5]
Cùng với quá trình trỗ bông, có giống tiến hành nở hoa thụ phấn ngay, nhưng
cũng có giống phải chờ trỗ xong mới tiến hành nở hoa thụ phấn.
2.3.2. Hoa lúa
Trên một bông, những hoa ở đầu bông và đầu gié thường nở trước, các hoa ở
gốc bông thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc,
những hoa gốc bông nở cuối cùng nên cùng vào chắc muộn và khi gặp điều kiện
bất thuận thường dễ bị lép hoặc có trọng lượng hạt thấp.
Thời gian nở hoa: trong ngày hoa thường nở rộ vào 8 - 9 giờ sáng khi gặp có
điều kiện nhiệt độ thích hợp, đủ ánh sáng, quang mây, gió nhẹ. Những ngày mùa
hè, trời nắng to hoa có thể nở sớm hơn vào khoảng 7 - 8 giờ sáng. Ngược lại nếu
trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp trời rét hoa nở muộn hơn vào 12 - 14 giờ.
Những ngày trời mưa to, hoặc cường độ ánh sáng quá mạnh hoa lúa thường không
nở.[5]
Hoa lúa là hoa tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn thường thấp khoảng 2%.

2.4. Hạt lúa và nhứng nghiên cứu về hạt gạo
2.4.1. Hạt lúa
Hạt lúa chính là hoa lúa được thụ phấn thụ tinh phát triển thành.
Quá trình hình thành hạt.
10


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

+ Sau khi lúa tthụ phấn thụ tinh xong, hạt lúa được hình thành và phát
triển.
+ Quá trình phát triển của hạt diễn ra như sau : Sau thụ tinh 24 giờ, hợp tử
phân chia thành 4 – 8 tế bào, sau 7 ngày có thể phân biệt rõ rệt mầm và bao mầm
nguyên thuỷ. Sau 8 – 10 ngày các bộ phận của phôi đã phân biệt rõ như trục phôi,
mầm và rễ phôi. Sau 15 ngày phôi phát dục xong và nằm dưới bụng hạt gạo.
+ Sau thụ tinh 24 giờ phôi nhũ đã có tới tế bào, sau 4 ngày tế bào phôi
nhũ đã đầy đủ, sau 5 ngày trong tế bào phôi đã có tinh bột. Sau 10 ngày tế bào phôi
nhũ đã tích luỹ rất nhanh các chất hydrocacbon, từ đó hạt gạo hình thành rõ và hạt
thóc chín dần. Hạt gạo phát triển về chiều dài trước, rồi đến chiều ngang, sau cùng
là bề dày hạt gạo.
+ Khối lượng hạt tăng nhanh trong vòng 15 – 20 ngày từ sau khi lúa trỗ..
Sau đó là sự chuyển biến chất khô tức độ chín của hạt tăng lên.
2.4.2. Nghiên cứu về hạt gạo
2.4.2.1. Kích thước hạt gạo
Từ lâu rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu sự di truyền về kích thước hạt
gạo, đặc biệt là chiều dài hạt gạo. theo Ramaiah ( 1931 ) cho rằng chiều dài hạt gạo
do một gen kiểm tra. Bollich ( 1977 ) lại cho rằng chiều dài hạt gạo do hai gen
kiểm tra. Còn Parthsarthy ( 1933 ) cho rằng chiều dài hạt gạo go ba gen kiểm tra.

Các tác giả khác nhau như Mitro (1962 ), Chang ( 1974 ), Somrth và cộng sự
( 1979 ) lại cho rằng tính trạng này do nhiều gen kiểm tra và kích thước, khối lượng
hạt di truyền đa gen.[22]
Hình dạng hạt gạo là kết quả của mối quan hệ giữa chiều dài, chiều rộng và
độ dày hạt gạo. Khi nghiên cứu hình dạng hạt Raimaiah đã chứng minh kiểu hạt
ngắn, tròn là trội hơn kiểu hạt dài và ô van.
Hình dạng hạt gạo là đắc trưng của giống, nó tương đối ổn định và ít bị thay
đổi do điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên nếu sau khi nở hoa nhiệt độ hạ thấp có thể
làm giảm chiều dài hạt nhưng không nhiều. Nếu những cá thể có hình dạng đẹp ở
F2 thì F3 ít biến đổi và thế hệ sau cũng vậy. Vì vậy trong quần thể từ sau F3 hay
các dòng thuần không có hy vọng chọn được dạng đẹp hơn F2 hoặc nguyên bản.
[12]
11


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

2.4.2.2. Hương thơm của hạt gạo
Gạo có mùi thơm là một đặc tính phẩm chất có giá trị thứ yếu, nhưng một số
vùng ở Châu á lại thích nó.
Theo Lê Doãn Diên ( 1982 ) thì hợp chất thơm có khả năng khếch tán, trong
đó có chứa chất este, xeton, andehit, rượu.[13]
Hương thơm là chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến khẩu vị và nó
dễ biến chất trong khi bảo quản.
Theo Raimaiah và Rao (1953 ) cho rằng hương thơm ở gạo có được nhờ sự
tương tác của nhiều kiểu gen. Vì vậy khi phân tích con lai F2 thu được các tỷ lệ
phân ly khác nhau là : (9 : 7), (15 : 1), (13 : 3). Còn Nagaraju và cộng sự ( 1975 ),
Raghuram, Redy và cộng sự ( 1981 ) cho rằng tính thơm được kiểm tra bởi sự có

mặt đồng thời của 3 gen trội bổ sung và có tác dụng ngay từ thời kỳ sinh trưởng
sinh dưỡng. [14]

3.công tác Khảo nghiệm và bảo hộ giống cây trồng
Giống cây trồng có vị rí đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Sản
phẩm của các chuơng trình giống cây trồng không chỉ tạo ra các giống mới có ưu
thế hơn các giống hiện có, mà điều quan trọng là từ đó phải duy trì và nhân ra nhiều
lô giống có chất lượng tốt cung cấp cho nông dân. Muốn khẳng định giống mới có
ưu thế hơn các giống khác phải thông qua khảo nghiệm và sản xuất thử, muốn xác
định lô giống có chất lượng tốt hay xấu phải thông qua kiểm nghiệm, hiểu đầy đủ
gồm các bước kiểm định ruộng giống, kiểm nghiệm trong phòng và hậu kiểm. Vì
vậy, khảo nghiệm và kiểm nghiệm là những khâu rất quan trọng trong quá trình từ
nghiên cứu chọn tạo – khảo nghiệm – công nhận giống – nhân giống – kiểm tra
chất lượng – kinh doanh và sử dụng giống.
3.1. Sự cần thiết phải bảo hộ giống cây trồng mới ở nước ta
3.1.1. Bối cảnh
Kinh tế bao cấp trong thời gian dài tạo thói quen coi giống mới là tài sản
chung, hiệu quả đầu tư về giống thấp, nhiều hạn chế kéo dài.
Kinh tế thị trường đang phát triển, ngoài Nhà nước các thành phần kinh tế
khác như : tư nhân, nước ngoài, liên doanh, ...đang có vai trò quan trọng trong chọn
tạo, kinh doanh giống cây trồng.
12


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được ký kết, đàm phán gia
nhập WTO và hội nhập quốc tế.

Đó chính là những yếu tố thúc đẩy nước ta cần sớm phải có cơ chế bao hộ
giống cây trồng mới.[15]
3.1.2. Sự cần thiết phải bảo hộ giống cây trồng mới
Giống mới chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định thành công
của sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn 1977 – 2002 đã có 319 giống cây trồng nông nghiệp mới được
công nhận là giống quốc gia, gồm : 143 giống lúa, 35 giống ngô, 9 giống khoai
lang, 8 giống khoai tây, .....Các giống mới đã góp phần quan trọng tăng năng suất
hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
Trong cơ chế bao cấp giống mới sau khi được công nhận được coi là tài sản
chung mọi người đều có quyền khai thác, còn nhà chọn giống chỉ được khen
thưởng về mặt tinh thần. Việc kéo dài tình trạng đó đã và đang làm nảy sinh nhiều
bất cập trong công tác giống cây trồng, nhất là từ khi nước ta chuyển nền kinh tế
theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa
hoà nhập kinh tế thế giới.
Phải nhận thấy rằng, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, áp dụng bảo hộ giống
cây trồng mới không hề dễ dàng. Tuy nhiên, kinh nghiệm nhiều nước cho thấy nếu
chúng ta quyết tâm thực hiện thì bảo hộ giống cây trồng sẽ đem lại cho ta lợi ích
nhiều mặt :
- Tăng thêm nguồn đầu tư : Bên cạnh nguồn đầu tư Nhà nước, sẽ huy động
thêm những nguồn đầu tư khác của Công ty nước ngoài, Công ty tư nhân cũng như
các Doanh nghiệp giống Nhà nước cho công tác nghiên cứu chọn tạo, nhập nội
giống mới.
- Năng cao hiệu quả đầu tư : Bảo hộ giống cây trồng mới sẽ làm cho công
tác nghiên cứu chọn tạo, nhất là thuộc khối các đơn vị Nhà nước, gắn liền với sản
xuất kinh doanh giống chặt chẽ hơn.Tác giả được Nhà nước bảo hộ quyền lợi
nhưng trước hết họ phải nộp những khoản chi phí như : phí nộp đơn, phí khảo
nghiệm, phí hàng năm. Nên nhà chọn giống chỉ được hưởng lợi nếu giống của họ
có thể bán được, và có chỗ đứng trong kinh doanh. Ngược lại, họ chẳng những
13



trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

không được lợi mà còn bị thiệt hại vì đầu tư tiền và công sức cho những sản phẩm
không có khả năng cạnh tranh hay nói cách khác là không bán được.
- Tăng số lượng giống mới cho sản xuất : Cuối cùng, thực thi bảo hộ giống
cây trồng mới sẽ thu hút nhiều các nhà chọn tạo giống tham gia, làm cho số loài
cây trồng tăng lên và số giống mới trong một loài cũng tăng lên, sẽ làm đa dạng
hoá các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng ngày càng tốt hơn thị trường trong nước và
xuất khẩu, tăng khả năng sử dụng tài nguyên sẵn có, nâng cao hiệu quả ngành nông
nghiệp. Từ năm 1977 – 2002 cả nước mới có 319 giống mới được công nhận, chủ
yếu là cây lương thực, một con số nhỏ bé so với nhiều nước trên thế giới, ví dụ Hà
Lan chỉ riêng giống rau đã có tới 3500 giống các loại.
- Góp phần cải thiện chất lượng giống trong sản xuất : Bảo hộ giống cây
trồng mới sẽ làm cho tác giả giống quan tâm đến duy trì sản xuất giống gốc. Đây
vừa là nghĩa vụ đồng thời gắn liền với quyền lợi của tác giả giống. Bởi vì, nếu
giống gốc không được duy trì chất lượng tốt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỗ
đứng của giống trên thị trường. Điều này sẽ giúp chúng ta khắc phục tình trạng phổ
biến hiện nay là các Công ty giống đang phải phục tráng “ giống gốc “ từ giống
trong sản xuất đại trà.
Bên cạnh tiêu chuẩn DUS và có tên phù hợp, giống mới chỉ được bảo hộ nếu
có tính mới về mặt thương mại. Ví như đối với cây ngắn ngày ( lúa, ngô, ...) giống
phải chưa được tác giả kinh doanh trước khi nộp đơn xin bảo hộ ít nhất là 1 năm.
Điều kiện này và các điều kiện về DUS sẽ hạn chế những nhà chọn giống có tư
tưởng nóng vội, kinh doanh khi giống chưa thật chuẩn và ổn định.
3.2. Tầm quan trọng của công tác khảo nghiệm giống
Giống cây trồng là một yếu tố đầu tư rất quan trọng và có hiệu quả của

ngành trồng trọt. Giống tốt và hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể tăng năng
suất từ 10-30% hoặc hơn nữa.
Thông thờng một số giống thuần mới đối với cây ngắn ngày ra đời phải mất
9 - 10 vụ chọn tạo, khảo nghiệm và sản xuất thử, trong đó có 6 - 8 vụ chọn lọc và
nghiên cứu tại cơ sở nghiên cứu, 3- 4 vụ khảo nghiệm sinh thái, khảo nghiệm các
biện pháp kỹ thuật canh tác và sản xuất thử trên diện tích rộng nhằm đánh giá tính
khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và khả năng thích ứng, khả năng chống chịu
14


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh, cũng như chất lượng và hiệu quả kinh tế của
giống mới .
Khảo nghiệm giống quốc tế, khảo nghiệm giống quốc gia và từng vùng sinh
thái là việc làm cần thiết và có cơ sở khoa học và thực tiễn khách quan, phù hợp
với quy luật sinh học nói chung cũng như đặc thù của khoa học và sản xuất nông
nghiệp nói riêng. Do vậy khảo nghiệm trở nên là một khâu quan trọng trong quá
trình chọn tạo giống mới.
Đến nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành hơn 20 quy phạm khảo
nghiệm đối với Lúa, Ngô, Lạc, Đậu tương, Đậu xanh, Khoai tây, Cà chua, Cải bắp,
Su hào, Cải củ, Dưa hấu, Dưa chuột, Xoài, Sầu riêng, Chôm chôm, Dứa, Hồng,
Nhãn, Vải, Măng cụt, Giống cây có múi, Giống chè LDP1 và LDP2. [16]
Tuy nhiên các quy phạm này chủ yếu đi sâu vào đánh giá các đặc tính liên
quan đến giá trị sử dụng và canh tác của giống đó là khảo nghiệm CVU (Testing
for - value for cultivation and use) đánh giá về năng suất, khả năng sinh trởng,
chống chịu sâu bệnh... và khảo nghiệm DUS khảo nghiệm tính khác biệt (Distinet
ness) tính đồng nhất (Uniformity) và tính ổn định (Stability) đi sâu vào mô tả các

tính trạng đặc trưng. Đây là những tính trạng di truyền ổn định, ít biến đổi tr ước sự
thay đổi của ngoại cảnh, nhờ đó giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau giữa
các giống. Những tính trạng đặc trưng được chọn không nhất thiết phải là những
tính trạng thể hiện các giá trị sử dụng như năng suất, chất lượng hay tính thích ứng
của giống.
Khảo nghiệm DUS được xem là hết sức quan trọng trong quá trính đánh giá
một giống cây trồng mới, nhằm bảo vệ quyền tác giả cũng như công nhận giống
quốc gia. Tuy nhiên khảo nghiệm DUS ở nước ta hiện nay còn rất mờ nhạt gần như
chưa được đề cập trong các quy phạm cũng như thực tiễn đánh giá giống.
Việc các giống mới được công nhận không kèm theo bảng mô tả giống với
tính đặc trưng gây khó khăn cho người sản xuất giống, cũng như kiểm định, kiểm
nghiệm và quản lý chất lượng giống cây trồng. Do đó công tác khảo nghiệm cần
phải tiến hành đồng thời là khảo nghiệm DUS và khảo nghiệm VCU cũng giúp cán
bộ kiểm định ruộng giống kiểm nghiệm trong phòng hậu kiểm khi đánh giá đúng
giống và độ thuần của giống .
15


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

Mạng lưới khảo nghiệm giống cây trồng của Việt Nam từ năm 1981 đến nay
được hoàn thiện dần với 50 điểm khảo nghiệm đại diện cho các vùng sinh thái nông
nghiệp trong cả nước. Hàng năm mạng lưới này đã tiến hành khảo nghiệm hàng
trăm giống cây trồng mới các loại của các Viện gửi về, các Trường, các Trung tâm
nghiên cứu, các Trạm - trại giống và cá nhân trong cả nước cũng như những giống
nhập nội từ nước ngoài đưa về.
Những thành tựu gần đây trong lĩnh vực sinh học và các ngành liên quan đã
góp phần rất lớn trong việc đẩy mạnh công tác tạo giống mới, rút ngắn được quá

trình chọn lọc vốn dĩ rất tốn kém. Tuy nhiên không bỏ qua công tác khảo nghiệm là
khâu quan trọng nhất trong quá trình tạo giống cây trồng mà thông thường thực
hiện từ 3 - 4 năm (ít nhất 3 - 4 vụ). Công tác khảo nghiệm và đánh giá giống bắt
đầu từ khi tác giả xác định được các giống mới mang những đặc tính theo yêu cầu,
phù hợp về mặt sinh thái cây trồng. Các giống sau khi chọn tạo được thí nghiệm
trên thực tế cùng với giống đối chứng không những nhằm đánh giá biểu hiện của
bản thân giống đó mà còn xác định được mức độ thích nghi của giống đó với điều
kiện môi trường sinh thái cụ thể nếu có.
Việc khảo nghiệm giống ở nhiều điểm trong thời gian 3 - 4 năm (hoặc 3 - 4
vụ) giúp cho các cán bộ nghiên cứu đánh giá mức độ chống chịu sâu bệnh cũng
như phản ứng của giống về thời vụ gieo trồng, mức độ tưới tiêu, phân bón kể cả các
chất dinh dưỡng. Tất cả các thông tin đó giúp ta xác định được giống tốt nhất để đề
nghị công nhận.
3.3. Khảo nghiệm và đánh giá giống
Công tác khảo nghiệm và đánh giá giống là một mảng hoạt động lớn trong
quá trình lai tạo giống, việc khảo nghiệm kỹ qua các giai đoạn đảm bảo cho ta xác
định được đúng giống tốt có thể tồn tại lâu dài và thể hiện mức độ phù hợp với các
điều kiện khác nhau. Công tác khảo nghiệm và đánh giá giống bao gồm các thí
nghiệm nhằm xác định các yếu tố sau
+ Tiềm năng năng suất của các giống mới lai tạo ra so với giống đối chứng
là giống tốt nhất hiện hành.
+ Khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi hữu sinh, vô sinh

16


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp


+ Khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau trong
đó có yếu tố thổ nhưỡng
+ Các thông tin về mặt chất lượng.
+ Phản ứng với các mức độ đạm và các điều kiện chăm sóc khác.
3.3.1. Khảo nghệm và đánh giá giống
Khảo nghệm và đánh giá giống bao gồm 5 bước sau
+ Khảo nghiệm sơ bộ : Mục đích của việc làm này là sơ bộ so sánh, loại
bỏ bớt một số dòng, giống chọn ra từ ruộng kiểm tra, nhằm giảm bớt công sức và
chi phí trong khảo nghiệm.
+ Khảo nghiệm đấu loại: Là so sánh chính quy về năng suất phẩm chất và
các đặc trưng, đặc tính khác để chọn ra một vài giống tốt phổ biến trong sản xuất.
+ Khảo nghiệm sản xuất: Là thí nghiệm trồng các loại giống mới trong
điều kiện sản xuất trên diện tích rộng nhằm kiểm tra các đặc trưng, đặc tính của
giống, giúp cho công tác đưa giống mới vào sản xuất chắc chắn. Tiến hành khảo
nghiệm sản xuất trong điều kiện sản xuất bình thường.
+ Khảo nghiệm sinh thái: Tìm hiểu phản ứng của các giống mới tạo ra
trong các điều kiện sinh thái khác nhau để chọn tạo ra giống thích hợp cho từng
vùng sinh thái nhất định.
+ Khảo nghiệm kỹ thuật về phân bón, mật độ, thời vụ, nhằm rút ra các biện
pháp kỹ thuật và điều kiện canh tác thích hợp nhất cho từng giống.
3.3.1.1. Khảo nghiệm giống nhà nước và khu vực hoá giống
3.3.1.1.1. Khảo nghiệm giống nhà nước
Khảo nghiệm giống Nhà nước do cán bộ không phải do tác giả tiến hành, tuy
nhiên tác giả của giống đó có thể là cộng tác viên, các giống tham gia khảo nghiệm
gửi đến phải được phân nhóm theo từng vùng sinh thái, thời gian sinh trưởng là trà
sớm, trà trung, trà muộn để làm cơ sở tổ chức chương trình lai tạo và khảo nghiệm
cho phù hợp.
Khảo nghiệm nhà nước bao gồm các giống như sau:
+ Khảo nghiệm cơ bản : tiến hành thống nhất theo quy phạm khảo nghiệm
quốc gia. Khảo nghiệm cơ bản đối với các giống lúa được tiến hành trong 3 vụ,


17


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

trong đó có ít nhất 2 vụ cùng tên và được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn với
3 lần nhắc lại, diện tích ô là 10 m2 (10 m2= 4m x 2,5m)
+ Khảo nghiệm sản xuất : Những giống có triển vọng nhất được gieo trồng
trong điều kiện sản xuất để xem xét, đánh giá bổ sung cho tài liệu khảo nghiệm cơ
bản. Đối với các giống lúa diện tích khảo nghiệm của mỗi giống từ 1000 m 2 - 2000
m2 không nhắc lại
Giống đối chứng: Các bước khảo nghiệm đều có đối chứng. Giống đối
chứng phải là giống tốt nhất đang được gieo trồng rộng rãi trên vùng sinh thái khảo
nghiệm.
3.3.1.1.2. Khu vực hoá giống
Khu vực hoá giống là xác định vùng khí hậu, đất đai, khu vực trồng cây thích
hợp cho mỗi giống nhằm sử dụng tốt nhất các giống mới tạo ra .
Giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng có tính chất khu vực hoá
rất rõ. Một giống tốt, muốn cho sản lượng cao, phẩm chất tốt phải được trồng trong
điều kiện thích hợp nhất đối với giống, khu vực trồng trọt thích hợp của giống,
vùng phân bố của giống.
Thí nghiệm khu vực hoá giống cần tiến hành đến tận cơ sở sản xuất. Càng
làm sâu đến cơ sở sản xuất bao nhiêu, càng đảm bảo chính xác bấy nhiêu, vì cơ sở
sản xuất có thể có những điều kiện tiểu khí hậu và đất đai riêng. Vì vậy mỗi cơ sở
sản xuất cần để ra 1 ha trở lên để khảo nghiệm, so sánh các giống mới nhằm xác
định chính xác chắc chắn tính thích hợp với địa phương là giống sinh trưởng, phát
triển bình thường, cho năng suất cao ổn định, phẩm chất tốt phù hợp với yêu cầu

sản xuất của vùng.
Khu vực hoá giống giúp cho cơ sở sản xuất có giống thích hợp với vùng sinh
thái, đồng thời giúp cho cơ quan làm công tác chọn tạo giống nắm vững được yêu
cầu về giống của từng vùng để có phương hướng chọn tạo giống thích hợp.

Tóm lại: Công tác khảo nghiệm giống cây trồng là một công tác vô cùng
quan trọng trong quá trình lai tạo, chọn giống, công nhận và bảo hộ giống cây
trồng mới. Qua khảo nghiệm giúp cho ta đánh giá được tiềm năng năng suấtà
18


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

mức độ chống chịu với các yếu tố ngoại cảnh của giống đó, đánh giá được tính
khác biệt tính đồng nhất và tính ổn định của giống mới nhằm tìm ra các giống
có triển vọng để tiếp tục khảo nghiệm và đánh giá để công nhận và bảo hộ giống
mới hoặc đưa vào sản xuất đại trà.

Phần 3 : Vật liệu - Nội dung - phương pháp thí nghiệm
1. Vật liệu
Gồm 23 giống lúa lai trong đó :
+ 2 giống khảo nghiệm là :
TH 3-3 và Việt lai 20
+ 21 giống đối chứng
Bảng 1 : Tên các giống đối chứng và các công thức trong thí nghiệm
Công thức
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tên giống
Tiên ưu 95
Hoa ưu 108
Nhị ưu 63
Nhị ưu 838
Nhị ưu 838
Sán ưu 63
D. ưu 527
SYCR 6
Nông ưu 83
My sơn 2
My sơn 4
HYT 57

Ghi chú
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng

Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng

Công thức
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
19

Tên giống
HYT 83
HYT 92
HYT 100
TH 3 – 3
Việt lai 20
BTST

BTST
BT49
CV1
Nông ưu 28
CNR 36

Ghi chú
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng
Khảo nghiệm
Khảo nghiệm
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng
Đối chứng


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

2. Nội dung nghiên cứu
- Một số tính trạng hình thái đặc trưng gồm 20 tính trạng như: màu sắc lá,
sắc tố ở tai lá, chiều dài phiến lá, chiều rộng phiến lá ,...
- Một số đặc điểm nông học điển hình gồm 23 tính trạng như: thời gian
trỗ,thời gian chín, thoát cổ bông,....


3. Phương pháp thí nghiệm
3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.1.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Địa điểm thí nghiệm: Trạm Khảo – Kiểm nghiệm giống cây trồng số 1 Văn
Lâm – Hưng Yên.
Thời gian thí nghiệm: Vụ xuân 2005.
3.1.2. Các công thức thí nghiệm và cách bố trí ô thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 23 công thức được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên
hoàn toàn, lặp lại hai lần.
Diện tích ô thí nghiệm :
+ Giống khảo nghiệm : ( 2 * 7,5 )m
+ Giống đối chứng
: ( 0,7 * 7,5 )m

20


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm
Hà Nội

Hải Phòng

Lần 2
STT
3
4

5
6
10
13
12
15
14
11
17
16
21
22
23
18
19
20
12
10
11
1
2

Lần 1

Tên giống
Nhị ưu 63
Nhị ưu 838
Nhị ưu 838
Sán ưu 63
My sơn 4

HYT 83
HYT 57
HYT 100
HYT 92
My sơn 2
Việt lai 20
TH 3-3
CV1
Nông ưu 28
CNR 36
BTST
BTST
Bồi tạp 49
Nông ưu 83
D. ưu 527
SYCR 6
Tiên ưu 95
Hoa ưu 108

Tên giống
Tiên ưu 95
Hoa ưu 108
Nhị ưu 63
Nhị ưu 838
Nhị ưu 838
Sán ưu 63
D. ưu 527
SYCR 6
Nông ưu 83
My sơn 4

My sơn 2
HYT 57
HYT 83
HYT 92
HYT 100
TH 3-3
Việt lai 20
BTST
BTST
Bồi tạp 49
CV 1
Nông ưu 28
CNR 36

3.1.2. Các biện pháp kỹ thuật
áp dụng theo Quy phạm Khảo nghiệm Quốc gia.[17]
III.1.2.1. Thời vụ
21

ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

Ngày gieo : 04 - 02 - 2005
Ngày cấy : 24 - 02 - 2005
III.1.2.2. Tuổi mạ
Cấy mạ dược khi mạ được từ 6 lá trở lên, khi mạ được 20 ngày.
III.1.2.3 Đất thí nghiệm
Đất thí nghiệm là đất phù sa cổ có hàm lượng dinh dưỡng trung bình.
III.1.2.4 Mật độ cấy
Cấy một dảnh, mỗi dảnh cách nhau 20cm.
Mỗi ô thí nghiệm cấy 3 hàng theo chiều dài 7,5m và mỗi hàng 37 cây.
III.1.2.5. Bón phân

Lượng phân :
- Phân chuồng : 8 tấn/ha
- Phân vô cơ
:
+N
: 100 kg/ha
+ P2O5 : 80 kg/ha
+ K2O : 70 kg/ha
Cách bón
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân.
- Đạm và Kali bón như bảng 2.
Bảng 2 : Tỷ lệ bón đạm và kali theo thời điểm ( %khối lượng )
Thời điểm
Tỷ lệ
Bón lót trước khi cấy
Thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh
Thúc lần 2 trước trỗ 20 - 25 ngày

N
50
30
20

K2O
30
40
30

3.1.2.6. Tưới nước
Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trên ruộng 3- 5 cm, các giai

đoạn sau mực nước không quá 10 cm.
3.1.2.7. Làm cỏ sục bùn
Làm một lần kết hợp bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh sau cấy 13 ngày.
3.1.2.8. Phòng trừ sâu bệnh
22


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

- Lần 1: Phun thuốc trừ sâu cuốn lá và bệnh khô vằn, tên thuốc : Pa
dan 95 SP, Validamicin, Fastocid 5 EC, nồng độ : 0,02%
- Lần 2 : Phun thuốc trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân và bệnh khô vằn, tên
thuốc: Pa dan 95 SP, Validamicin, Fastocid 5EC, nồng độ: 0,02%
Các lần phun thuốc được tiến hành vào buổi chiều mát.
3.1.2.9. Thu hoạch
Gặt kịp thời khi có khoảng 85% số hạt/bông đã chín.
3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
3.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi và cách theo dõi
- Màu bẹ lá gốc : Quan sát bằng mắt khi cây lúa chuẩn bị làm đòng.
- Mức độ xanh của lá: Quan sát tổng thể ô thí nghiệm và đánh giá bằng mắt
khi cây lúa chuẩn bị làm đòng.
- Sắc tố antoxian của tai lá: Quan sát và đánh giá bằng mắt khi cây lúa chuẩn
bị làm đòng.
- Lông ở phiến lá: Sờ bằng tay hoặc soi dưới ánh sáng mặt trời khi cây lúa
chuẩn bị làm đòng.
- Độ dày lá: Sờ và đánh giá bằng mắt khi cây lúa chuẩn bị làm đòng.
- Trạng thái phiến lá đòng - quan sát sớm : quan sát bằng mắt khi lúa bắt
đầu nở hoa. Quan sát muộn : quan sát khi lúa vào chắc.

- Chiều dài phiến lá thứ hai giáp lá đòng: Đo từ gối lá đến đỉnh lá của nhánh
cao nhất khi lúa trong ô thí nghiệm trỗ ít nhất 50% và đo cây ở hàng giữa.
- Chiều rộng phiến lá: Đo ở vị trí to nhất của phiến lá của nhánh cao nhất khi
lúa trong ô thí nghiệm trỗ ít nhất 50% và đo cây ở hàng giữa.
- Đường kính thân: Đo ở lóng thấp nhất và đo ở nhánh chính.
- Chiều cao thân: Đo từ mặt đất đến cổ bông của bông cao nhất.
- Sắc tố antoxian của đốt và sắc tố antoxian của lóng : Quan sát và đánh giá
bằng mắt khi hạt lúa bắt đầu chín sữa.
- Màu sắc vòi nhuỵ: Dùng kính lúp quan sát lúc hoa nở ( giữa chín giờ sáng
và hai giờ chiều ).
- Chiều dài bông: Đo từ cổ bông đến đỉnh bông khi lúa ở giai đoạn chín hoàn
toàn.
23


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

- Thời gian trỗ: Từ khi gieo đến khi lúa trỗ thoát 50%.
- Màu sắc của vỏ chấu: Quan sát và đánh giá bằng mắt màu của vỏ chấu khi
hạt lúa chín hoàn toàn.
- Lông của vỏ chấu: Quan sát khi lúa bước vào giai đoạn chín sáp.
- Màu sắc của mày hạt: Quan sát khi lúa bước vào giai đoạn chín hoàn toàn.
- Trạng thái trục chính: Quan sát khi lúa bước vào giai đoạn chín hoàn toàn.
- Độ thoát cổ bông: Quan sát khi lúa bước vào giai đoạn chín hoàn toàn.
- Trạng thái của bông: Quan sát khi lúa bước vào giai đoạn chín hoàn toàn.
- Màu râu của bông – quan sát sớm: Quan sát khi lúa bắt đầu nở hoa.
- Màu râu của bông – quan sát muộn: Quan sát khi lúa bước vào giai đoạn
chín hoàn toàn.

- Sự phân bố của râu: Quan sát khi lúa bước vào giai đoạn chín hoàn toàn.
- Số bông/cây: Với mỗi giống trong mỗi làn nhắc lại đếm số bông của 20
khóm khi lúa ở giai đoạn chín sữa.
- Thời gian chín: Từ khi gieo đến khi có 85% số hạt chín.
- Khối lượng 1000 hạt: Khi hạt lúa chín hoàn toàn, thu hoạch về phơi khô
hoặc sấy khô, đến khi ẩm độ còn 13% thì cân 3 mẫu mỗi mẫu 100 hạt ( đơn vị tính
bằng gam ). Cộng khối lượng 3 mẫu đó rồi chia cho 3. Lấy kết quả trung bình 100g
nhân với 10.
- Chiều dài hạt thóc: Đo chiều dài hạt thóc bằng thước (Thước chuyên dụng
– thước đồng hồ ) khi hạt đã chín hoàn toàn.
- Chiều rộng hạt thóc: Đo chiều rộng bằng thước khi hạt đã chín hoàn toàn.
- Chiều dài hạt gạo lật: Khi hạt lúa đã chín hoàn toàn thì bóc lớp vở chấu bên
ngoài ( bao bọc hạt gạo là lớp màng mỏng ) gọi là hạt gạo lật.
- Chiều rộng hạt gạo lật: Đo bằng thước đồng hồ.
- Màu sắc hạt gạo lật: Quan sát khi lúa bước vào giai đoạn chín hoàn toàn.
- Hương thơm hạt gạo lật: Có thể cắn bằng răng cảm nhận hương thơm hoặc
nấu chín rồi ngửi mùi.
- Dạng hạt ( D/R ): Lấy chiều dài hạt gạo lật chia cho chiều rộng hạt gạo lật,
đánh giá theo tiêu chuẩn trong Quy phạm khảo nghiệm DUS.

24


trÇn hoµi nam - TT 3b

B¸o c¸o tèt nghiÖp

- Số hạt chắc trên bông : Khi lúa bước vào giai đoạn chín hoàn toàn, lấy mỗi
ô thí nghiệm 5 bông ( 5 bông một lần nhắc lại của mỗi giống ). Đếm số hạt chắc
trên bông.

- Số bông/m2: Đếm số bông trong 1m2 của từng giống.
- Tỷ lệ hạt lép: Đếm số hạt trên bông và số hạt chắc trên bông. Lấy số hạt
trên bông trừ đi số hạt chắc trên bông, rồi lấy số hạt lép trên bông chia cho số hạt
trên bông.
- Độ dày lá: Sờ lá cảm nhận khi lúa chuẩn bị làm đòng.
- Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây lúa trước khi thu hoạch.
- Độ thuần đồng ruộng: Quan sát và tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô thí
nghiệm.
- Sự tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá khi lúa chín hoàn toàn.
- Mức độ rụng hạt: Một tay giữu chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bông, đếm
số hạt rụng. Lấy số hạt rụng chia cho số hạt trên bông.
- Năng suất lý thuyết.
3.2.2. Phương pháp đánh giá
3.2.2.1. Đánh giá tính khác biệt
- Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt phải được tiến hành trên các
cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 20 cây chọn ngẫu nhiên hoặc các bộ
phận của 20 cây đó.
- Các quan sát đánh giá tính trạng của lá được tiến hành trên lá giáp lá đòng (
nếu không có chỉ dẫn khác ).
- Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc
trưng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng.
- Đối với các tính trạng định tính ( quan sát, nếm thử ): Giống khảo nghiệm
và giống đối chứng được coi là khác biệt nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở
hai trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn.
- Đối với các tính trạng định lượng ( đo đếm ): Sự khác biệt có ý nghĩa giữa
giống khảo nghiệm và giống đối chứng dựa trên giá trị LSD ở xắc xuất tin cậy tối
thiểu 95%.
3.2.2.2. Tính đồng nhất
25



×