Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nghiên cứu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai f1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 49 trang )

B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48
PHẦN I
MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỂ
Hiện nay, diện tích trồng lúa lai ở Việt Nam cũng như trên thế giới
không ngừng tăng lên. Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật trong sản suất thâm
canh lúa lai là một hướng đang được khai thác với mục đích nâng cao năng
suất và chất lượng. Ưu thế lai là một đặc tính quan trọng của lúa lai biểu
hiện sự vượt trội so với bố mẹ. Khi nghiên cứu về các đặc điểm của lúa lai
các nhà khoa học đã chứng minh được lúa lai có ưu thế lai vượt trội hơn so
với dòng bố mẹ về số nhánh đẻ, diện tích bộ lá (Virmani và cs, 1981,
Sharker và cs, 2001). Trong các đặc tính nông học thì quang hợp là một
trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến trọng lượng chất khô tích lũy
và năng suất hạt (Phạm Văn Cường và cs, 2004a). Ở mức cường độ ánh sáng
yếu 200C -900 µmol và 250C- 1200 µmol các tổ hợp lúa lai không cho ưu thế
lai về cường độ quang hợp. Trái lại khi ở nhiệt độ cao và cường độ ánh sáng
mạnh 300C- 1500 µmol và 300C-1800 µmol thì các tổ hợp lúa lai cho ưu thế
lai về cường độ quang hợp. Trong khi đó khi tăng nhiệt độ và ánh sáng lên
350C- 1800 µmol thì cường độ quang hợp của các tổ hợp lúa lai và dòng bố
mẹ của chúng giảm. Hơn nữa trong quá trình sinh trưởng lúa lai cũng có ưu
thế lai về khả năng sử dụng đạm (Song và cs, 1990; Kobayachi và cs, 1995).
Chính các sự vượt trội về các đặc tính trên làm cho lúa lai có ưu thế lai hơn
hẳn so với bố mẹ về năng suất hạt.
Từ những nguồn vật liệu khởi đầu là những tổ hợp lúa lai VL24 và
VL45 mới lai tạo, được đánh giá là có tiềm năng về năng suất. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu sự biểu hiện giá trị ưu thế lai về một số đặc tính nông
học của các tổ hợp này; đồng thời mong muốn tìm ra được mối quan hệ giữa
các đặc tính này nhằm cung cấp thông tin cho chọn giống và canh tác lúa lai.


1


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

Xuất phát từ mục đích trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu quan hệ giữa ưu thế lai về các đặc tính quang hợp, nông học
và năng suất hạt của lúa lai F1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1) Tìm hiểu ưu thế lai của lúa lai F1 về các đặc tính quang hợp
2) Tìm hiểu ưu thế lai (ƯTL) của lúa lai F 1 ở các giai đoạn mạ, đẻ
nhánh hữu hiệu và trỗ và sau trỗ. Giai đoạn nào quyết định nhiều nhất đến
ưu thế lai của lúa lai F1.
3) Đánh giá được sự vượt trội của các tổ hợp lúa lai mới chọn tạo có
triển vọng 103S/R24 (VL24), 103S/R45 (VL45) và tổ hợp nhập nội
Peiai64S/Sơn thanh (Bồi tạp sơn thanh). Tìm hiểu quan hệ giữa ưu thế lai về
các đặc tính quang hợp, nông học và năng suất hạt của lúa lai F 1 từ đó làm
cơ sở cung cấp thông tin cho chọn giống, canh tác để đưa ra sản xuất.

2


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48
PHẦN II

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu trên 3 tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ
của chúng.
Tổ hợp lai: Việt lai 24 (103S/R24), Bồi tạp sơn thanh (Peiai64S/Sơn
thanh), Việt lai 45 (103S/R45).
Dòng bố mẹ:

Dòng bố R24, R45 và Sơn thanh,
Dòng mẹ 103S và Peiai64S

2.2. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới khu thí nghiệm khoa Nông
học Trường đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Mùa 2006.
Ngày gieo hạt: 1/7/2006
Ngày thu hoạch: 19/10/2006
2.4. Điều kiện thí nghiệm
* Đất: đất phù sa sông Hồng trồng hai vụ lúa không được bồi đắp
hàng năm. Đất được phơi khô, sàng, trộn phân bón lót và ngâm đất 2 ngày
trước khi cấy.
2.5. Nội dung nghiên cứu
2.5.1. Sơ đồ thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại cho
mỗi công thức. Hạt lai F1 và dòng bố mẹ giống được chọn lọc sau đó gieo
trong khay có kích thước 60 x 35 x 8cm. Khi mạ được 3- 4 lá cấy hạt F1 và

3



B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

dòng bố mẹ một dảnh trong chậu có diện tích 0,04m2 với tổng số chậu thí
nghiệm 36 chậu.
* Phân bón
+ Mức bón là: 1,60g Ure+ 2,67g Lân+ 0,80g Kaliclorua/chậu (0,04m2)
+ Cách bón:
Thời kỳ
Bón thúc

Bón thúc

Bón thúc

Bón lót %

10 ngày

20 ngày

đòng 20

(g)

sau cấy %

Bón nuôi hạt
%


sau cấy % ngày trước

(g)

(g)

(g)

trỗ % (g)

Phân
bón
Ure
30 (0,486) 30 (0,486) 20 (0,312) 10 (0,156)
Lân
100 (2,67)
0
0
0
KCl
50 (0,400) 20 (0,16)
0
30 (0,24)
2.5.2 Các chỉ tiêu quang hợp

10 (0,156)
0
0


+ Tại giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu (30-35 ngày sau cấy) và trỗ (10%
bông trỗ) mỗi giống lấy 3 cây sau đó lấy mỗi cây 2 lá trên cùng hoặc 2 lá
đòng để đo cường độ quang hợp dưới dạng cường độ trao đổi CO 2 bằng máy
LICOR 6400, Hoa Kỳ trong điều kiện nhiệt độ 30 0C, cường độ ánh sáng là
1500 µmol/m2/s với nồng độ CO2 là 370ppm.
+ Đo hàm lượng Chlorophyll tại vị trí đo quang hợp, mỗi lá đo 5 lần
bằng máy đo SPAD 502, Nhật Bản.
2.5.3 Các chỉ tiêu nông học
- Sau cấy 2 tuần 1 lần lấy ngẫu nhiên 3 cây của các tổ hợp F 1 và dòng
bố mẹ để đo các chỉ tiêu:
+ Chiều cao cây: Đo từ gốc đến đầu lá hoặc đầu bông
4


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

+ Số nhánh đẻ
- Diện tích lá: tại giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu và trỗ (10% bông trỗ)
những cây đo quang hợp được lấy mẫu để đo toàn bộ diện tích lá của cây
bằng máy CI- 202 Area meter, Hoa Kỳ và trọng lượng chất khô tích lũy.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: Ở thời kỳ chín lấy
ngẫu nhiên mỗi giống 3 cây để đo các chỉ tiêu năng suất như số bông/khóm,
số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt cân 2 lần mỗi lần 500 hạt
ở độ ẩm 14% và không chênh lệch nhau quá 3% khối lượng.
2.6. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích theo phương pháp phân tích phương sai
(ANOVA) bằng chương trình IRRISTAT Ver 4.0
- Ưu thế lai thực vượt dòng bố hoặc mẹ tương ứng cao nhất (Hb):

Giá trị F1 - giá trị dòng bố (mẹ) cao nhất
Giá trị dòng bố (mẹ) cao nhất
- Ưu thế lai giả định vượt trung bình bố mẹ (Hm):

Hb (%) =

Hm (%) =

Giá trị F1 - giá trị trung bình bố mẹ
Giá trị trung bình bố mẹ

5

x 100

x 100


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48
PHẦN III

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới và Việt Nam
3.1.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới
Ưu thế lai (ƯTL) là một thuật ngữ để chỉ hiện tượng quần thể con lai
F1 thu được bằng cách lai hai bố mẹ không khác nhau về mặt di truyền, hơn
hẳn bố mẹ về sức sinh trưởng, sức sống, khả năng sinh sản, năng suất hạt,
chất lượng hạt, khả năng thích nghi và một số đặc tính khác. Việc sử dụng

ƯTL ở lúa lai F1 trong sản xuất đại trà, nhằm tăng thu nhập được gọi là khai
thác ƯTL [12].
Sự biểu hiện ƯTL về các tính trạng số lượng và năng suất ở lúa được
J. W. Jone (người Mỹ) miêu tả lần đầu tiên vào năm 1926. Sau Jone có
nhiều công trình nghiên cứu khác xác nhận sự xuất hiện ƯTL về năng suất
và các yếu tố cấu thành năng suất (Anoymous, 1977; Li, 1977; Lin và Yuan,
1980), ƯTL về sự tích lũy chất khô (Rao, 1965; Jenning, 1967; Kim, 1985),
ƯTL về sự phát triển của bộ rễ (Anonymous, 1974; Tian và cộng sự, 1980),
ƯTL về một số đặc tính sinh lý như: cường độ quang hợp, cường độ hô hấp,
diện tích lá (Lin và Yuan, 1980; Deng, 1980) [15].
Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng lúa lai trong
sản xuất đại trà từ năm 1976. Năm 1983 Trung Quốc coi lúa lai là hạng mục
trọng điểm. Diện tích cấy lúa lai ở Trung Quốc không ngừng tăng lên. Giai
đoạn 1976- 1987 diện tích cấy lúa lai tổng cộng đạt được 66,7 triệu ha đã
góp tăng sản lượng lúa hơn 50 triệu tấn thóc [16].
Hệ thống lúa lai 3 dòng ở Trung Quốc phát triển mạnh, đã tạo ra được
600 dòng bất dục di truyền tế bào chất dòng A, dòng duy trì B và dòng phục
hồi R để tạo ra nhiều tổ hợp lúa lai. Trong đó có hơn 200 tổ hợp lai gieo

6


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

trồng phổ biến ngoài sản xuất. Những tổ hợp này đã đáp ứng được yêu cầu
sản xuất và thị trường tiêu thụ về các đặc tính thời gian sinh trưởng, kiểu
hình, kiểu hạt, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh [16].
Từ năm 1995, hệ thống lúa lai 2 dòng đã thật sự thành công ở Trung

Quốc. Hệ thống này đã phát triển không ngừng trong những năm trở lại đây.
Diện tích cấy lúa 2 dòng là 2,6 triệu ha chiếm 18% diện tích sản xuất lúa lai
năm 2002 [Yualong Ping và cs, 2002][23]. Năng suất của lúa lai 2 dòng cao
vượt trội hơn 5- 10% so với hệ thống lúa lai 3 dòng đang được sản suất ở
Trung Quốc. Năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần 20%, diện tích sản suất lúa
lai chiếm 50% trong tổng số 15 triệu ha canh tác lúa lai ở Trung Quốc. Năng
suất bình quân đạt được là 7 tấn/ha cao hơn lúa thuần 1,4 tấn/ha (năng suất
trung bình 5,6 tấn/ha).
Hệ thống lúa lai 2 dòng bằng phương pháp lai xa và chọn lọc quần thể
đã tạo ra được dòng TGMS và PGMS đây là dòng bất dục cảm ứng với nhiệt
độ và ánh sáng đang được trồng phổ biến ở Trung Quốc. Trong đó hệ thống
dòng bất dục TGMS có hiệu quả cao hơn so với dòng bất dục tế bào chất
(CMS).
Năm 1996, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu lúa lai siêu năng suất
(super rice). Năng suất trung bình của lúa lai siêu năng suất đạt được cao
hơn năng suất của hệ thống lúa lai 3 dòng đến 30%. Năm 2000 diện tích
trồng siêu lúa lai là 240000 ha năng suất trung bình 9,4 tấn/ha tăng lên 1,4
triệu ha vào năm 2002 năng suất đạt 9,1 tấn/ha. Tổ hợp siêu lúa lai 2 dòng
P64S/E32 và tổ hợp siêu lúa lai 3 dòng II- 32A/Ming 86 năng suất đạt được
17,1 tấn/ha năm 1999 năng suất tăng lên 17,5 tấn/ha năm 2001 [23].
Bangladesh bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1993 tại Viện nghiên
cứu lúa Bangladesh (BRRI). Vụ Xuân từ 1996-1997, BRRI đã xác định
được một số dòng CMS ổn định và thích ứng trong điều kiện của vùng với tỉ
7


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48


lệ nhận phấn ngoài khá cao đạt 22- 43,4% đồng thời xác định một số dòng R
tốt. Trên cơ sở các dòng bố mẹ này đã lai thử và chọn ra một số tổ hợp lai có
triển vọng [16]. Năm 2003 Bangladesh gieo trồng 2000 tấn hạt giống lúa lai
cho 10000ha diện tích trồng [Hybrid in Bangladesh]. Hiện nay, Bangladesh
đang khảo nghiệm hai tổ lúa lai BRRI 1A/BR827R và BRRI 1A/BR168R có
thể phổ biến trồng cho địa hình thấp ngập úng [26].
Năm 1989, Viện Nghiêm cứu lúa Philippin bắt đầu thực hiện dự án
nghiên cứu lúa lai. Kết quả đã xác định được 2 dòng CMS là IR58024A và
IR62826A có độ bất dục ổn định và khả năng thích ứng cao. Trong quá trình
nghiên cứu đã phát hiện ra sự khác nhau giữa các dòng CMS dựa vào đặc
tính của dòng duy trì và dòng phục hồi đồng thời tạo ra các dòng CMS có
nguồn gốc tế bào chất đa dạng hơn. Trong quá trình chọn tạo các tổ hợp lúa
lai đã chọn được một số tổ hợp lúa lai có triển vọng IR62884H
(IR58025/IR3486-179-1-10-IR) tổ hợp này có ƯTL chuẩn về năng suất là
16,4% trong mùa mưa và 26,9% trong mùa khô [16].
3.1.2. Tình hình nghiên cứu lúa lai của Việt Nam
Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai vào năm 1986. Năm 1991 lúa lai
từ Trung Quốc đã được trồng thử ở nước ta với diện tích là 100ha. Từ đó
đến nay diện tích lúa lai mỗi năm được mở rộng và đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho người lao động, góp phần tăng tổng sản lượng lương thực trong cả
nước. Những năm gần đây diện tích lúa lai không ngừng tăng nhanh. Theo
tác giả Trần Ngọc Trang thì tốc độ mở rộng diện tích lúa lai ở các tỉnh phía
bắc tăng rất nhanh, nhanh hơn bất kỳ giống lúa thường nào trước đây [8]. Cả
nước đều có thể trồng lúa lai, gieo trồng được cả vụ đông Xuân, vụ Xuân, vụ
Hè thu, Mùa sớm, Mùa trung [8]. Đến năm 2002, diện tích lúa lai là 500000
ha. Lúa lai đã góp phần quan trọng để ổn định và tăng sản lượng thóc.

8



B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

Việt Nam đã thu thập và đánh giá sự thích ứng của 70 dòng mẹ bất
dục đực CMS, 70 dòng duy trì tương ứng và rất nhiều dòng phục hồi từ Viện
nhiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), Trung quốc, Ấn Độ. Hiện nay, các dòng
CMS đang được sử dụng ở Việt Nam là BoA, II32A, ZhenShan97A,
IR50825A, IR68897A...và các dòng duy trì tương ứng, đồng thời đã chọn
được hàng trăm dòng bố phục hối phấn phục vụ cho chương trình lai tạo.
Hàng năm lai tạo khoảng 2000 tổ hợp lai, chất lượng tốt như HYT56,
HYT57, HYT83. Hoàn thiện quy trình nhân dòng của hai tổ hợp lai 3 dòng
đó là: Bác ưu 903, Bác ưu 64 [11].
Bên cạnh đó Việt Nam đã thu thập được 17 dòng TGMS nhập nội và
29 dòng TGMS chọn tạo trong nước. Trong số các dòng chọn tạo trong nước
14 dòng có thể sử dụng vào việc tạo ra các tổ hợp lai có triển vọng: T1s,
T24s, T25s, T26s, T27s, T29s, 103s (Trường Đại học Nông nghiệp I-Hà
Nội),VN01s,TGMS-VN1, TGMS-VN5, TGMS- VN7 (Viện di truyền nông
nghiệp) và các dòng 7s, CN6s (Viện khoa học nông nghiệp và viện cây
lương thực- thực phẩm) (Lê Hữu Khang, 2002) [14].
Một số tổ hợp lai 2 dòng có chất lượng cao cũng được mở rộng diện tích
như: Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 49, Trang nông 15, Trang nông 16. Nhiều tổ
hợp lai mới được đưa vào khu vực hóa như: VL20, Bồi phong 25, Nông ưu
28 có năng suất cao hơn đối chứng 5-10%, chất lượng gạo ngon và có nhiều
đặc điểm tốt như: Thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với hệ thống canh tác
3 vụ/năm, năng suất trung bình 6,5- 8 tấn/ha, chịu rét và chịu sâu bệnh khá
[13].
Diện tích sản xuất hạt giống lúa lai ngày một tăng, năm 1992 chỉ có
267 ha, đến năm 2002 đã có 1600 ha. Các tỉnh có diện tích sản xuất hạt
giống lúa lai lớn là Quảng Nam, Hải Phòng, Hà Nam, Thanh Hoá, Nam

Định, Ninh Bình...Các tỉnh mở rộng diện tích sản xuất hạt giống lúa lai
9


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

nhanh là: Quảng Nam, Đăklăk, Hải Phòng. Chủ trương của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về việc mở rộng diện tích sản xuất hạt giống lúa lai
ở miền Trung và miền Nam, nơi có khí hậu thuận lợi để cung cấp hạt giống
cho các tỉnh phía Bắc đã được thực tế ghi nhận. Năng suất hạt giống lúa lai
tăng từ 1,75 tấn/ha năm 1992 lên 2,4 tấn/ha năm 2002. Tổng sản lượng hạt
giống sản xuất được 3800 tấn vào năm 2002 mới chỉ đáp ứng được 24% nhu
cầu sử dụng giống. Một số tổ hợp lai 2 dòng đã được sản xuất thử nghiệm
với diện tích 100 ha nhưng năng suất còn hạn chế ở mức 1- 2 tấn/ha.
3.3. Bản chất di truyền và biểu hiện ƯTL ở lúa
3.3.1. Bản chất di truyền
Theo các công trình nghiên cứu về ƯTL, người ta coi ƯTL được tạo
ra do hoạt động của các hiệu ứng khác nhau:
-Tương tác giữa các alen trong nhân:
Có thể có hai dạng hiệu ứng do tương tác giữa các alen trong nhân.
+ Hiệu ứng trội: các tính trạng có lợi cho sinh trưởng do một số gen trội qui
định, còn các tính trạng không có lợi do các gen lặn quy định. Ở con lai F 1
các gen trội có lợi ở một trong hai bố mẹ lấn át toàn bộ các gen lặn có hại ở
bố hoặc mẹ kia và toàn bộ số gen trội có lợi tập trung ở con lai F 1 nhiều hơn
so với bố hoặc mẹ. Do vậy tác dụng lấn át của tính trội và sự tích luỹ các gen
trội dẫn tới biểu hiện ƯTL (Hình 1).
AbCDe


x

aBcdE


AbCDe
aBcdE
Hình 1: Hiệu ứng trội
+ Hiệu ứng siêu trội: Không có cả hiệu ứng trội lẫn hiệu ứng lặn giữa các
alen. Do vậy, biểu hiện của ƯTL không phải là do hiệu ứng trội mà là do sự
10


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

phân hoá khác nguồn của các alen. Tương tác giữa các alen dị hợp tử mạnh
hơn so với giữa các alen đồng hợp tử, kết quả là hiệu ứng của ƯTL lớn hơn
toàn bộ các hiệu ứng của các alen ở cả hai bố mẹ: A x B ≠ AB
A x B =C
C>AB
- Tương tác giữa các dạng không alen trong nhân:
Bên cạnh tương tác giữa các alen ở cùng vị trí, tương tác giữa các dạng alen
ở các vị trí khác nhau và trên các nhiễm sắc thể khác nhau cũng gây ra biểu
hiện của ƯTL. Theo tác dụng khác nhau, kiểu tương tác này đến lượt nó có
thể được chia thành hiệu ứng cộng (nghĩa là sự tích luỹ các gen có hiệu quả
quy định cùng một tính trạng), hiệu ứng lấn át (sự lấn át của các dạng không
alen) và hiệu ứng tái tổ hợp.
- Tương tác giữa nhân và tế bào chất:

Ưu thế lai không chỉ bị chi phối bởi các gen nhân mà còn liên quan
tới các gen tế bào chất, đặc biệt là tương tác giữa các gen nhân và gen tế bào
chất. Qua nhiều nghiên cứu đã cho thấy ở một vài tổ hợp biểu hiện của ƯTL
ở con lai F1 lai thuận nghịch là không giống nhau và lúa lai được gây tạo nhờ
kết hợp kiểu gen nhân giống nhau với nền tế bào chất khác nhau cũng bộc lộ
các mức độ ƯTL khác nhau. Điều này chỉ ra rằng tác động qua lại giữa nhân
và tế bào chất có thể ảnh hưởng đến mức độ của ƯTL.
Sự đóng góp của các cơ chế khác nhau (như đã mô tả ở trên) vào biểu
hiện của ƯTL là không giống nhau và khác nhau theo các tổ hợp khác nhau.
Nói chung, tác động của các gen nhân mạnh hơn so với các gen tế bào chất
và tương tác giữa các alen trong nhân là nhân tố chính tạo ra ƯTL. Tương
tác giữa các dạng không alen cũng liên quan chặt chẽ với khả năng tổ hợp
riêng và hiệu ứng trội có nhiều ảnh hưởng hơn tới khả năng tổ hợp chung.

11


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

3.3.2. Sự biểu hiện ƯTL ở lúa
* ƯTL về rễ: Kết quả quả nghiên cứu của Lin và Yuan (1980) đã xác
nhận con lai F1 có số lượng rễ ra sớm, nhiều, phát triển mạnh, ăn sâu và
rộng, thể hiện ở độ dày của rễ, trọng lượng chất khô, số lượng rễ phụ, số
lượng lông hút và hoạt động của bộ rễ khi hút chất dinh dưỡng vào cây. Hệ
rễ của lúa lai hoạt động mạnh nhất khi lúa bắt đầu đẻ nhánh [12]. Nhờ có ưu
thế lai về bộ rễ mà lúa lai có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi
như hạn khả năng phục hồi sau hạn nhanh hơn lúa thuần nhiều. Trong điều
kiện hạn thì khả năng hoạt động của bộ rễ lúa mạnh thông qua khả năng đâm

xuyên của rễ xuống đất, đồng thời khả năng hấp thụ CO 2 cao ở tầng đất xâu
[Adam H. Price và cs, 2002] [22].
* ƯTL về đẻ nhánh: Theo Nguyễn Văn Hoan tổng kết các kết quả nghiên
cứu trên các giống lúa năng suất cao cho thấy các nhánh được sinh ra sớm
thì lớn lên sẽ là bông hữu hiệu, các nhánh đẻ muộn cho bông nhỏ. Để có một
khóm lúa tốt các nhánh đều nhau, ít nhánh vô hiệu thì chỉ nên để cây mạ đẻ
nhánh con thứ ba (đối với giống ngắn ngày) hoặc thứ tư (đối với giống dài
ngày và trung ngày) [14]. Lin và Yuan (1980) cho biết lúa lai có khả năng đẻ
nhánh cao, đẻ nhánh sớm và tập trung có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao [3]. Theo
Trần Ngọc Trang cho rằng lúa lai đẻ nhánh rất khoẻ, vị trí đẻ thấp đẻ liên
tục. Trong sản xuất đại trà lúa lai có thể đẻ 18 đến 20 nhánh, bình thường đẻ
12 đến 14 nhánh, tỷ lệ thành bông hữu hiệu đạt 65- 70%. Theo Lã Vinh Hoa
và cs 2003 [9] trong sản xuất thương phẩm hiện nay thì để tăng năng suất lúa
lai thì mục cần tăng số bông/khóm ở giai đoạn đầu là quan trọng.
* ƯTL về chiều cao cây: Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết chiều cao
của cây lúa lai hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm của dòng bố và mẹ.
Singh (1978) cho biết tuỳ từng tổ hợp chiều cao của F 1 có lúc biểu
hiện ƯTL dương, có lúc biểu hiện ƯTL âm và có khi lại nằm trung gian giữa
12


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

bố và mẹ. Vì chiều cao cây có liên quan tới tính chống đổ trên đồng ruộng
nên khi chọn bố mẹ phải chú ý chọn các dạng nửa lùn để có con lai có dạng
cây nửa lùn [15].
* ƯTL về thời gian sinh trưởng: Theo Lin và Yuan (1980) cho thấy đa
số con lai F1 có thời gian sinh trưởng khá dài và thường dài hơn bố mẹ sinh

trưởng dài nhất [18]. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Cường và cs
2005 thì sức sinh trưởng mạnh ở giai đoạn đầu của lúa lai kết hợp với thời
gian sinh trưởng ngắn làm tăng trọng lượng chất khô tích lũy ở các tổ hợp
lúa lai ngắn ngày [4].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Trâm và cộng sự tại vùng Gia
Lâm-Hà nội trong vụ Xuân và vụ Mùa 1992 – 1993 cho biết thời gian sinh
trưởng của F1 dài hơn dòng mẹ và dòng phục hồi ở cả hai vụ [3].
*ƯTL về đặc tính sinh lý: Lúa lai cho ưu thế lai về cường độ quang
hợp, lúa lai có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu [21, 1, 19]
ở mức cường độ ánh sáng yếu 200C -900 µmol và 250C- 1200 µmol các tổ
hợp lúa lai không cho ưu thế lai về cường độ quang hợp. Trái lại khi ở nhiệt
độ cao và cường độ ánh sáng mạnh 30 0C- 1500 µmol và 300C-1800 µmol
thì các tổ hợp lúa lai cho ưu thế lai về cường độ quang hợp. Trong khi đó khi
tăng nhiệt độ và ánh sáng lên 350C- 1800 µmol thì cường độ quang hợp của
các tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ của chúng giảm.
Lúa lai có hoạt động quang hợp mạnh có liên quan đến hàm lượng
diệp lục trong lá. Có sự tương quan chặt và có ý nghĩa giữa cường độ quang
hợp với hàm lượng diệp lục trong lá và enjim Rubisco activity [20].
Nhiều nghiên cứu chỉ ra lúa lai có diện tích lá lớn [1, 20]. Lúa lai cho
ưu thế lai về diện tích lá cao nhất ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu sau đó giảm
dần ở giai đoạn trỗ, chín sáp. Lúa lai cho ưu thế lai về diện tích bộ lá ở giai

13


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

đoạn sau trỗ, sự chuyển vàng của lá nhanh ở giai đoạn sau trỗ làm tăng tỷ lệ

hạt chắc [2].
Lúa lai cho ưu thế lai về cường độ quang hợp khi ở mức đạm cao
đồng thời cho ưu thế lai về khả năng sử dụng đạm thông qua tỷ lệ hạt chắc,
và số hoa phân hóa [2]. Khi xét sự tương quan giữa diện tích lá và trọng
lượng chất khô tích lũy có sự tương quan chặt giữa diện tích lá với trọng
lượng chất khô tích lũy [2].
* ƯTL về khả năng chống chịu: Con lai F1 có khả năng chống chịu
với điều kiện bất thuận như: Lạnh, hạn, ngập, mặn, chua... Sức chịu lạnh của
con lai cao ở thời kỳ mạ nhưng lại chịu lạnh kém ở thời kỳ chín sáp. Lúa lai
có khả năng tái sinh chồi và khả năng chịu nước sâu cao. Lúa lai có khả
năng chống chịu một số loại sâu bệnh như rầy nâu, đạo ôn, bạc lá và thích
ứng với nhiều vùng sinh thái. Ở Việt Nam một số tác giả đã công bố các
giống lúa lai có ưu thế về tính chống đổ, chịu rét, kháng đạo ôn, khô vằn và
khả năng thích ứng rộng [5].
* ƯTL về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy lúa lai cho năng suất
cao hơn bố mẹ từ 15- 20% khi gieo cấy trên diện rộng và hơn hẳn các giống
lúa lùn cải tiến tốt nhất từ 20-30% [2]. Đa số các tổ hợp lai có ƯTL cao về
số bông/khóm, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt. Các yếu tố năng suất có
liên quan đến nhau. Số bông/m2 phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ nhánh, phụ thuộc mật
độ cấy. Khi số bông/m2 tăng thì bông lúa sẽ bé đi, số hạt/bông giảm, tỷ lệ hạt
chắc/bông giảm [10].
Yếu tố ảnh hưởng đến số hạt/bông: Theo Nguyễn Văn Hoan bón đón
đòng cho lúa vào giai đoạn phân hóa hoa làm tăng số hoa phân hóa một cách
rõ ràng. Bón thúc vào giai đoạn bắt đầu phân hóa thì làm có tác dụng làm

14


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp


An Thµnh Nh©m – CTB48

tăng số gié, số gié cấp 1 đặc biệt là số gié cấp 2 nhiều thì số hoa/bông nhiều
[10].
Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc: Tỷ lệ hạt chắc có liên quan với
số hạt/bông. Theo Phạm Văn Cường và cs, 2003 lúa lai có ưu thế lai về
quang hợp ở giai đoạn sau trỗ đã làm tăng khả năng vận chuyển hydrat các
bon về hạt làm tăng năng suất hạt. Đồng thời lúa lai có ưu thế lai về khả
năng sử dụng đạm đặc biệt ở mức đạm cao thì đã làm tăng tỷ lệ hạt chắc
[20].
Khối lượng 1000 hạt là yếu tố quyết định đến năng suất lúa. Khối
lượng 1000 hạt phụ thuộc vào kích thước hạt và kích thước của nội nhũ [2].
Khi nghiêm cứu các đặc tính sinh lý của lúa lai khi bón liều lượng đạm cao
thì khối lượng 1000 hạt là yếu tố ít thay đổi mà yếu tố ưu thế lai về số
bông/khóm, số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc quyết định nhiều nhất đến sự biểu
hiện ưu thế lai về năng suất [20].
3.3.3. Mô hình cây lúa kiểu mới
Theo Nguyễn Văn Hoan cây
lúa kiểu mới là cây lúa có chiều cao
trung bình 90- 115cm. Chiều cao
cây hợp lý, kết hợp với thân cứng
tạo cho các giống lúa nhóm thấp cây
có khả năng chống đổ tốt kể cả khi
được bón với lượng phân cao. Để có
được cây lúa chuẩn thì hầu hết số
nhánh đẻ thành bông từ 7- 10
bông/khóm, số hạt 130- 200 hạt,

Hình 1: Kiểu cây lúa mới


khối lượng 1000 hạt là 25- 30g, tỷ lệ
hạt lép thấp 5-10% [10].
15


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

Theo các nhà chọn giống lúa ở viện lúa IRRI, Dringkuhn và cs, 1991
thì cây lúa kiểu mới có các đặc điểm sau: Thứ nhất là giảm số nhánh đẻ ở
giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu nhưng tăng diện tích lên diện tích lá tối đa. Thứ
2 giảm diện tích lá ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và duy trì độ bền
của lá thông qua duy trì hàm lượng diệp lục trong lá ở các giai đoạn tương
ứng. Thứ 3 tăng khả năng quang hợp của lá trên cùng thông qua tăng hàm
lượng diệp lục tồn tại trong lá trên cùng đặc biệt là lá đòng. Thứ 4 tăng sức
chứa của thân thông qua trọng lượng chất khô tíc lũy. Thứ 5 là tăng sức vận
chuyển hydrat từ nguồn là thân, lá vào hạt ở giai đoạn sau trỗ thông qua tỷ lệ
hạt chắc [24]. Cũng có một quan điểm đi ngược lại theo P.S. Virk, G.S.
Khush và S. Peng, 2004 thì cây lúa kiều mới là cây lúa có chất lượng mầm ở
giai đoạn nẩy mầm ở mạ phải tốt và hạt giống tốt, sức nảy mầm cao, sức
sinh trưởng của mạ mạnh [25].
3.4. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu thời tiết tới sinh trưởng của cây lúa
và biểu hiện ƯTL
Theo Yoshida (1981) - Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) kết luận:
lúa lai muốn đạt năng suất cao cần gieo trồng trong thời vụ thích hợp sao
cho có khả năng nhận bức xạ mặt trời lớn nhất trong giai đoạn sinh dục hoặc
chín [20].
Các yếu tố như nhiệt độ, bức xạ mặt trời và lượng mưa ảnh hưởng đến

năng suất lúa do ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh lý liên quan đến sự
tạo hạt và ảnh hưởng gián tiếp qua sâu bệnh. Trong ruộng lúa, các yếu tố
môi trường thường không tách rời nhau. Trên quan điểm của nhà sinh lý cây
trồng thời vụ là khía cạnh quan trọng của kỹ thuật canh tác lúa.
3.4.1. Yếu tố nhiệt độ
Yếu tố nhiệt độ là điều kiện đầu tiên cho năng suất hạt cao, bên cạnh
diện tích lá đạt tối ưu và sức chứa cao còn phụ thuộc vào sự vận chuyển tích

16


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

luỹ vật chất vào hạt. Nhiệt độ quá cao sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng, rút
ngắn thời gian hình thành, chín của hạt và như vậy ảnh hưởng đến khối
lượng hạt, làm giảm năng suất. Sự vận chuyển tích luỹ vật chất vào hạt phụ
thuộc vào biên độ nhiệt độ ngày đêm. Biên độ nhiệt độ trong phạm vi nhiệt
độ ban ngày thích hợp cho quang hợp sẽ có lợi cho quá trình này [7].
3.4.2. Yếu tố ánh sáng
Những yêu cầu về bức xạ mặt trời của cây lúa khác nhau từ giai đoạn
sinh trưởng này đến giai doạn sinh trưởng khác. Sự che bóng trong giai đoạn
sinh trưởng sinh dưỡng ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất. Tuy nhiên, sự che bóng trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì
lại có ảnh hưởng đến số gié hoa. Trong giai đoạn chín nếu lúa bị che bóng
thì tỷ lệ gié hoa chắc sẽ giảm làm giảm năng suất lúa. Ở các nước nhiệt đới
năng suất lúa mùa khô cao hơn mùa mưa do mùa mưa trời quá nhiều mây
được xem là yếu tố giới hạn nghiêm ngặt đến sản lượng lúa [6].
3.4.3. Yếu tố lượng mưa

Cây lúa sử dụng nước để hoà tan, hút và vận chuyển dinh dưỡng lên
các bộ phận trên mặt đất. Trong việc canh tác lúa nhờ mưa thì lượng mưa có
thể là yếu tố giới hạn nhất cho sự trồng lúa. Sự thoát hơi nước qua bề mặt
trong hoạt động sinh lý của cây, nếu cây không có nước thì cây sẽ bị héo
hoặc chết. Sự mất nước tăng tỷ lệ thuận với chỉ số diện tích lá (LAI) và đạt
đỉnh cao ở LAI từ 3,5- 4. Thiếu nước ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào
cũng làm giảm năng suất lúa đặc biệt ở giai đoạn lúa trỗ, phơi màu nếu mất
nước sẽ làm tăng tỷ lệ hạt lép. Nếu tưới đủ nước cho ruộng lúa sẽ tạo được
môi trường đồng nhất cho sinh trưởng và dinh dưỡng của cây lúa [6].
3.4.4. Yếu tố ẩm độ không khí
Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lúa ở giai đoạn
lúa trỗ, nếu độ ẩm quá cao thì không có lợi vì ảnh hưởng đến khả năng tung
phấn của dòng bố trong quá trình sản xuất hạt lai.

17


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48
PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ưu thế lai về các chỉ tiêu quang hợp
4.1.1. Ưu thế lai về cường độ quang hợp
Bảng 1: Ưu thế lai về cường độ quang hợp của các tổ hợp lúa lai ở các
giai đoạn sinh trưởng
Cường độ quang hợp (µmol/m2/s)
F1 và dòng bố mẹ
103S/R24

R24
103S
Hm (%)
Hb (%)
103S/R45
R45
103S
Hm (%)
Hb (%)
Peiai64S/ST
ST
Peiai64S
Hm (%)
Hb (%)
Trung bình Hm (%)
Trung bình Hb (%)
LSD 5%

Đẻ nhánh hữu
hiệu
21,2
22,3
20,6
-1,0
-4,9
20,5
23,7
20,4
-6,8
-13,4

21,0
18,1
19,6
11,2
15,7*
1,1
-0,9
1,9

Trỗ 10%
18,0
16,9
18,3
2,2
6,6
15,7
11,3
18,4
5,8
38,5*
16,1
16,5
16,2
-1,7
-2,7
2,1
14,1
2,1

Ghi chú: * Tương ứng ý nghĩa ở mức xác suất 95% theo T-Test

Hm: Ưu thế lai (ƯTL) vượt trung bình dòng bố mẹ
Hb: Ưu thế lai(ƯTL) vượt dòng bố hoặc mẹ tốt nhất
ST: sơn thanh

18

Sau trỗ 1
tuần
17,2
17,8
19,0
-6,7
-3,4
17,4
11,1
18,5
17,7
57,1*
16,6
15,0
13,1
17,9
10,6
9,6
21,4
3,1


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp


An Thµnh Nh©m – CTB48

Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 1 cho thấy: Cường độ
quang hợp của tất cả các tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ tương ứng cao nhất ở
giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, giảm ở giai đoạn trỗ 10% và sau trỗ 1 tuần. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu trước (Phạm Văn Cường và cs; 2004).
Giai đoạn đẻ nhánh cường độ quang hợp giữa các tổ hợp lúa lai không
khác nhau ở mức ý nghĩa. Hai tổ hợp 103S/R24, 103S/R45 không cho ưu thế
lai về đặc tính này. Ưu thế lai vượt dòng bố (Hb) và ưu thế lai giả định (Hm)
vượt trung bình bố mẹ. Ngược lại tổ hợp Peiai64S/ST cho giá trị ưu thế lai
(ƯTL) thực (Hb) và ưu thế lai vượt trung bình bố mẹ (Hm) dương, giá trị ưu
thế lai thực và ưu thế lai vượt trung bình bố mẹ lần lượt là Hb= 15,7%; Hm=
11,2%. Cường độ quang hợp của dòng bố biến động trong khoảng 11,3
µmol/m2/s đến 16,9 µmol/m2/s. Cường độ quang hợp của dòng mẹ biến
động trong khoảng 16,2 µmol/m2/s đến 18,4 µmol/m2/s. Tại giai đoạn trỗ
trong các tổ hợp lúa lai tổ hợp 103S/R24 cường độ quang hợp cao nhất (18,0
µmol/m2/s) thấp nhất tổ hợp 103S/R45 (15,7 µmol/m2/s) nhưng khi so sánh
ở mức ý nghĩa chỉ có tổ hợp 103S/R45 xếp khác bậc với tổ hợp 103S/R24.
Tương ứng giá trị ƯTL ở giai đoạn trỗ 10% cả hai tổ hợp 103S/R24,
103S/R45 đều cho giá trị ưu thế lai thực Hb và ưu thế lai giả định Hm dương
trong khi đó tổ hợp Peiai64S/ST không cho ƯTL về cường độ quang hợp.
Đặc biệt tổ hợp 103S/R45 cho giá trị ƯTL cao nhất Hb= 38,5 % và có ý
nghĩa. Kết quả này có thể giải thích cường độ quang hợp của các tổ hợp lúa
lai cao có liên quan đến hoạt động của enjim Rubisco (Phạm Văn Cường và
cs,2003). Đồng thời ở lúa lai ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng khả
năng hút dinh dưỡng cao (Song và cs, 1999; Kobayachi và cs, 1995).
Quang hợp ở giai đoạn trỗ và sau trỗ quan trọng có liên quan tới năng
suất hạt, quang hợp sau trỗ mạnh tăng dòng vận chuyển hydratcacbon vào
hạt. Cường độ quang hợp của tất cả các tổ hợp lúa lai ở giai đoạn sau trỗ 1
19



B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

tuần không khác nhau ở mức ý nghĩa. Ở cả hai giai đoạn trỗ 10% và sau trỗ
1 tuần các tổ hợp lúa lai đều cho ƯTL thực dương về cả hai giá trị ưu thế lai
vượt dòng bố hoặc mẹ tốt nhất và ưu thế lai vượt trung bình bố mẹ, nhưng
cho giá trị ƯTL cao nhất ở giai đoạn sau trỗ Hb= 21,6%, Hm= 9,6%. Khi xét
riêng từng tổ hợp thấy có sự khác biệt rõ ràng ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu
chỉ có tổ hợp Peiai64S/ST trong 3 tổ hợp nghiên cứu 103S/R24, 103S/R45,
Peiai64S/ST cho ƯTL lai dương về cường độ quang hợp, ngược lại giai
đoạn trỗ 2 tổ hợp 103S/R24, 103S/R45 có ƯTL về đặc tính này. Trong khi
đó ở giai đoạn sau trỗ 2 trong 3 tổ hợp 103S/R45, Peiai64S/ST có giá trị
ƯTL dương về cả 2 giá trị ưu thế lai thực và ưu thế lai thực vượt trung bình
bố mẹ. Đặc biệt tổ hợp 103S/R45 có ƯTL dương vượt dòng bố có ý nghĩa
và vượt trung bình bố mẹ ở cả 2 giai đoạn trỗ và sau trỗ 1 tuần. Kết quả này
có thể là nguyên nhân làm cho tổ hợp 103S/R45 có ƯTL về năng suất hạt
trình bày bảng 9.

20


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

4.2.2. ƯTL về hàm lượng Chlorophyll
Bảng 2: Ưu thế lai về hàm lượng Chlorophyll của các tổ hợp lúa lai ở

các giai đoạn sinh trưởng
F1 và dòng bố mẹ

Hàm lượng chlorophyll
Đẻ nhánh hữu
Sau trỗ 1
Trỗ 10%
hiệu
tuần

103S/R24

39,0

40,7

40,1

R24

36,6

40,6

40,7

103S

34,5


40,9

40,7

Hm (%)

9,9

-0,3

-1,4

Hb (%)

6,7

0,1

-1,4

103S/R45

38,5

38,8

42,7

R45


36,3

40,9

41,4

103S

36,0

38,3

40,8

Hm (%)

6,5

-1,9

4,0

Hb (%)

6,1

-5,0

3,2


Peiai64S/ST

38,4

43,0

43,0

ST

34,3

38,5

38,0

Peiai64S

38,9

40,6

42,4

Hm (%)

4,8

8,7


7,0

Hb (%)

11,8*

11,7*

13,2*

Trung bình Hm (%)

7,1

2,2

3,2

Trung bình Hb (%)

8,2

2,3

5,0

LSD 5%

1,9


3,2

1,8

Ghi chú: * Tương ứng ý nghĩa ở mức xác suất 95% theo T-test
Hm: Ưu thế lai (ƯTL) vượt trung bình dòng bố mẹ
Hb: Ưu thế lai(ƯTL) vượt dòng bố hoặc mẹ tốt nhất
ST: sơn thanh

21


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

Hàm lượng chlorophyll được đánh giá bằng chỉ số SPAD, ở giai đoạn
đẻ nhánh hữu hiệu hàm lượng chlorophyll của dòng bố biến động trong
khoảng (34,3- 36,6) nhưng khi xét sự sai khác ở mức ý nghĩa dòng bố Sơn
thanh có sự sai khác so với dòng R24, R45 về đặc tính này. Trong khi đó
hàm lượng chlorophyll giữa các tổ hợp lúa lai không có sự sai khác ở mức ý
nghĩa.
Giai đoạn trỗ 10% và sau trỗ 1 tuần hàm lượng chlorophyll của hai tổ
hợp 103S/R24, 103S/R45 so với dòng bố mẹ không có sự sai khác ý nghĩa,
đồng thời biểu hiện giá trị ƯTL âm về cả 2 giá trị ưu thế lai thực vượt dòng
bố mẹ và ưu thế lai thực vượt trung bình bố mẹ. Đặc biệt giai đoạn trỗ tổ
hợp Peiai64S/ST có sự vượt trội so với các tổ hợp 103S/R24, 103S/R45 về
chỉ tiêu này ở mức ý nghĩa về cả hai giá trị hàm lượng chlorophyll và ƯTL
về hàm lượng chlorophyll Hb= 11,7% và Hm= 8,7%. Giai đoạn sau trỗ 1
tuần tổ hợp 103S/R24 không cho ưu thế lai về hàm lượng chlorophyll,

ngược lại 2 tổ hợp 103S/R45, Peiai64S/ST cho ƯTL về đặc tính này. Đặc
biệt tổ hợp Peiai64S/ST biểu hiện giá trị ƯTL thực có ý nghĩa ở cả 3 giai
đoạn.
Để giải thích cho kết quả trên tiến hành xét tương quan giữa hàm
lượng chlorophyll (thông qua chỉ số SPAD) với cường độ quang hợp đồ thị
1. Ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu và sau trỗ 1 tuần có sự tương quan tuyến
tính giữa cường độ quang hợp với chỉ số SPAD trong khi đó tại giai đoạn trỗ
cường độ quang hợp tương quan nghịch với chỉ số SPAD. Theo Phạm Văn
Cường và cs, 2003; Amane Makio và cs, 2004 cho rằng cường độ quan hợp
không tương quan với hàm lượng chlorophyll mà lại được quyết định bởi
hoạt động của enjim Rubisco. Trong thí nghiệm này quang hợp ở giai đoạn
trỗ và sau trỗ chính hoạt động mạnh của enjim này là nguyên nhân biểu hiện
giá trị ƯTL về cường độ quang hợp.
22


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

Đồ thị 1: Tương quan hàm lượng chlorophyll (SPAD) với cường độ
quang hợp của các tổ hợp lúa lai và dòng bố mẹ ở giai đoạn đẻ nhánh
hữu hiệu (A), trỗ 10% (B), sau trỗ 1 tuần (C)

23


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48


4.2. ƯTL về đặc tính nông học
Bảng 3: Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai F1
(ngày)
Gieocấy

Cấy- đẻ
nhánh
hữu hiệu

Đẻ nhánh
hữu hiệutrỗ 10%

Trỗ
10%chín

Thời gian
sinh trưởng
(ngày)

103S/R24

20

26

25

24


95

R24

20

29

29

27

105

103S

20

28

30

-

-

Hm (%)

0


-8,8

30,0

-

-

Hb (%)

0

-10,3

-13,8

-11,1

-9,5

103S/R45

20

27

29

27


103

R45

20

31

33

28

112

103S

20

28

31

-

-

Hm (%)

0


-8,5

-9,4

-

-

Hb (%)

0

-13

-12

-3,6

-8,0

Peiai64S/ST

20

26

25

26


97

ST

20

29

29

27

105

Peiai64S

20

30

27

-

-

Hm (%)

0


-11,9

-10,7

-

-

Hb (%)

0

-10,3

-13,8

-3,7

-7,6

Trung bình Hm (%)

0

-9,7

3,3

-


-

Trung bình Hb (%)

0

-11,2

-13,2

-6,1

-8,4

F1 và dòng bố mẹ

Ghi chú: Hm: Ưu thế lai (ƯTL) vượt trung bình dòng bố mẹ
Hb: Ưu thế lai (ƯTL) vượt dòng bố hoặc mẹ tốt nhất
ST: sơn thanh

24


B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp

An Thµnh Nh©m – CTB48

Kết quả thí nghiệm được trình bày bảng 3, cho thấy thời gian sinh
trưởng của các tổ hợp lúa lai biến động trong khoảng 95- 103 ngày, Trong
đó thời gian sing trưởng của tổ thợp 103S/R45 dài nhất 103 ngày, Kết quả

này cho thấy thời giang sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai đều thuộc nhóm
giống ngắn ngày, Thời giang sinh trưởng của dòng bố biến động trong
khoảng 105- 112 ngày, Hầu hết các tổ hợp lúa lai đều biểu hiện giá trị âm về
giá trị ƯTL thực, Giá trị ƯTL của các tổ hợp lúa lai thấp ở giai đoạn cấy đến
đẻ nhánh hữu hiệu đẻ nhánh hữu hiệu đến trỗ, giá trị ƯTL tương ứng là Hb=
11,2%, Hb=13,2%, Theo Nguyễn Văn Hoan các giống chọn tạo có thời
giang sinh trưởng ngắn với mục đích tăng vụ và hầu hết các tổ hợp chọn tạo
có ƯTL về thời giang sinh trưởng, Tong kết quả thí nghiệm này thì chính
ƯTL âm từ giai đoạn cấy đến đẻ nhánh hữu hiệu và ƯTL âm từ giai đoạn đẻ
nhánh hữu hiệu đến trỗ là nguyên nhân các tổ hợp lúa lai có ƯTL về thời
gian sinh trưởng.

25


×