MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1
NỘI DUNG
2
1) Khái quát về nội dung của hệ thống ngũ hình trong “Quốc
2
Triều hình luật” và “Hoàng Việt luật lệ”.....................................
2) Những điểm giống nhau trong hệ thống Ngũ hình giữa Quốc
triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ. ........................................
3
3) Những điểm khác nhau trong hệ thống Ngũ hình giữa Quốc
triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ...........................................
4
4) Nguyên nhân của những điểm khác nhau của hệ thống Ngũ 6
hình giữa Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ................
KẾT LUẬN
6
MỞ ĐẦU
Trong suốt 360 năm tồn tại, triều đại nhà Lê(1428-1788) đã để lại cho hậu
thế những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực từ nhà nước, pháp luật đến kinh
tế văn hóa xã hội…đặc biệt phải kể đến nhiều nhất là những thành tựu của pháp
luật triều đại này. Quốc triều hình luật chính là bộ luật chính thống và quan
trọng nhất của triều đại nhà Lê, đó là bộ luật cổ xưa nhất còn lưu dữ được cho
tới ngày nay.
Ngoài Quốc triều hình luật, lịch sử pháp luật Việt Nam còn ghi nhận một bộ
luật khác cũng được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ và được lưu dữ cho
tới ngày nay, đó là bộ Hoàng Việt luật lệ. Đây là bộ luật ra đời vào năm 1815,
nó là thành quả của sự kết tinh trí tuệ, công sức của Vua, quan cũng như toàn
thể nhân dân triều Nguyễn, là bộ luật đầu tiên trong lịch sử được thống nhất từ
Đàng Trong đến Đàng Ngoài.
Trong một xã hội phong kiến thì hình phạt là thể hiện rõ nhất các đặc trưng
của pháp luật cũng như của nhà nuớc. Hình phạt thể hiện ý chí của nhà nước,
đóng vai trò duy trì trật tự xã hội, thể hiện trình độ pháp luật của một nhà nước
phong kiến. Vậy nên, trong mỗi triều đại thì có riêng một bộ luật, dẫn đến hình
phạt của các triều đại cũng có nhiều thay đổi nhưng chúng vẫn mang những nét
cơ bản của bộ luật cổ, mà chỉ luợc bỏ bổ sung để phù hợp với các quan hệ xã
hội của từng xã hội nhất định. Để thấy rõ hơn điều này, chúng ta cùng “So sánh
hệ thống Ngũ hình trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ”
NỘI DUNG
1) Khái quát về nội dung của hệ thống ngũ hình trong “Quốc Triều hình
luật” và “Hoàng Việt luật lệ”.
- Trong Quốc triều hình luật.
Ngũ hình trong Quốc Triều hình luật được quy định ở ngay điều 1 của Bộ
luật, gồm 5 hình phạt, được được sắp xếp theo thứ tự nặng dần, bao gồm Hình
phạt xuy, hình phạt trượng, hình phạt đồ, hình phạt lưu và hình phạt tử.
Hình phạt xuy (đánh roi) có 5 bậc, từ 10 đến 50 roi, mỗi bậc hơn kém nhau
10 roi, ngoài ra còn có phụ hình đi kèm là phạt tiền và biếm chức.
Hình phạt trượng (đánh bằng gậy), có 5 bậc, từ 60 trượng đến 100 trượng,
mỗi bậc hơn kém nhau 10 trượng, hình phạt này chỉ áp dụng cho đàn ông.
Hình phạt đồ có 3 bậc, bậc nhẹ là dịch đinh và dịch phu, bậc hai nặng hơn là
làm trượng phường binh (đối với đàn ông) và xuy thất tỳ (đối với đàn bà), bậc 3
nặng nhất là chủng điền binh và thung thất tỳ.
Hình phạt lưu, lưu đày nạn nhân đi nơi xa, có 3 bậc là lưu cận châu, lưu
ngoại châu và lưu viễn châu.
Hình phạt tử (giết chết) có 3 bậc, thắt cổ hoặc chém đầu, chém bêu đầu và
lăng trì.
- Trong Hoàng Việt luật lệ.
Về cấu trúc, ngũ hình trong Hoàng Việt luật lệ cũng có 5 hình phạt và được
sắp xếp giống như trong Quốc Triều hình luật, tuy nhiên nội dung thì có khác
nhau.
Xuy hình (đánh bằng roi), có 5 bậc, từ 10 roi đến 50 roi, mỗi bậc hơn kém
nhau 10 roi.
Trượng hình (đánh bằng gậy), có 5 bậc, từ 60 đến 100 trượng, mỗi bậc hơn
kém nhau 10 trượng. Phụ nữ chỉ bị áp dụng hình phạt này khi phạm các tội
thuộc Thập ác, thông gian và trộm cắp, nếu ngoài ba tội này sẽ được đổi sang
xuy, 1 trượng bằng 2 xuy.
Đồ hình (tù khổ sai), có 5 bậc, 1 năm và 60 trượng; 1,5 năm và 70 trượng; 2
năm và 80 trượng; 2.5 năm và 90 trượng; 3 nằm và 100 trượng. Phạm nhân
được chấp hành hình phạt tại quê nhà và bị xiềng chân khi chấp hành hình phạt.
Nhuận đồ, đối với một số tội cho phép đổi từ 3 bậc lưu sang 4 năm đồ. Tạp
phạm bị treo cổ, chém đổi sang 5 nằm đồ.
Lưu hình (đi đày), có 3 bậc. 200 dặm và 100 trượng; 2500 dặm và 100
trượng; 300 dặm và 100 trượng.
Tử hình (giết chết) có 2 bậc là treo cổ và chém. Ngoài ra còn phép Nhuận tử
gồm lăng trì, trảm kiêu và lục thi.
2) Những điểm giống nhau trong hệ thống Ngũ hình giữa Quốc Triều
hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
Thứ nhất, đều là những nhóm hình phạt cơ bản và đáng sợ nhất của Bộ luật,
là công cụ sắc bén nhất để trừng phạt những kẻ phạm pháp, giúp nhà nước quản
lí người dân một cách dễ dàng hơn.
Thứ hai, về cơ bản thì bản chất của 5 hình phạt trong mỗi bộ luật đều giống
nhau. Xuy là dùng roi đánh, trượng là dùng gậy dánh, đồ là bắt làm việc cho nhà
nước, lưu là bắt đi lưu đày, xa quê hương, tử là giết chết, tước đoạt mạng sống.
Thứ ba, hình phạt xuy và hình phạt trượng trong hai bộ luật có khung hình
phạt giống nhau, cụ thể: Trong hinhg phạt xuy thì đều có 5 bậc, từ 10 đến 50 roi,
mỗi bậc hơn kém nhau 10 roi; trong hình phạt trượng, đều có 5 bậc, từ 60 đến
100 trượng, mỗi bậc hơn kém nhau 10 trượng.
Thứ tư, tuy ngũ hình là nhóm hình phạt chủ yếu và đáng sợ nhất, tuy nhiên
trong vẫn nhen nhóm chút tinh thần nhân đạo. Ví dụ như việc phụ nữ được áp
dụng hình phạt nhẹ hơn trong một số tội hay Nhuận đồ trong Hoàng Việt luật lệ,
thể hiện tính nhân đạo của nhà nước.
3) Những điểm khác nhau trong hệ thống Ngũ hình giữa Quốc triều hình
luật và Hoàng Việt luật lệ.
Ngũ hình
Xuy hình
Quốc triều hình luật
Mắc tội này con có thể bị
phạt kèm theo phạt tiền, biếm
chức.
Trượng hình
Phụ nữ không phải chịu
trượng hình, nếu phạm tội này
sẽ được thay bằng xuy hình.
Đồ hình
Có sự phân biệt rõ ràng công
việc của đàn ông và phụ nữ,
phụ nữ được làm việc nhẹ
hơn, bị đánh ít trượng hơn.
Phạm nhân bị thích chữ vào
cổ.
Phạm nhân không bị xiềng
chân khi làm việc. (trừ chủng
điền binh)
Lưu hình
Chưa có khoảng cách rõ
ràng, điểm xuất phát là từ
Kinh đô đến Nghệ An, Bố
Chánh, Cao Bằng.
Nếu cải tạo tốt phạm nhân
có thể được chở về cố hương.
Phạm nhân bị thích chữ vào
mặt.
Hoàng Việt luật lệ
Không có phụ hình nào đi
kèm, không bị phạt tiền và biếm
chức.
Phụ nữ nếu phạm ba tội là
thuộc Thập ác, thông gian và
trộm cắp thì vẫn bị dùng trượng
hình, nếu phạm ngoài 3 tội này
sẽ được đổi sang xuy hình
nhưng 1 trượng bằng 2 xuy.
Không có sự phân biệt, đàn
ông và phụ nữ phải làm những
công việc và bị đánh một số
trượng như nhau.
Phạm nhân không bị thích chữ
vào cổ.
Tất cả phạm nhân ở cả 5 bậc
đều bị xiềng chân trong khi làm
việc.
Có khoảng cách rõ ràng, 2000.
2500 và 3000 dặm, điểm xuất
phát là cố hương.
Phạm nhân vĩnh viễn không
được trở về cố hương.
Phạm nhân không bị thích chữ
vào mặt.
Tử hình
Hình phạt lăng trì, trảm kiêu
Chủ yếu là treo cổ và chém
được áp dụng thường xuyên đầu. Những hình phạt mang tính
cùng với treo cổ và chém đầu. răn đe cao như lăng trì, trảm
kiêu chỉ mang tính tượng trưng.
- Qua những điểm khác nhau trên ta có thể rút ra nhận xét:
Triều Lê khá coi trọng phụ nữ, cho phép họ chịu hình phạt nhẹ hơn đàn ông,
ví dụ như việc phụ nữ không phải chịu trượng hình, được làm việc nhẹ hơn và
đánh ít hơn trong đồ hình...đây là một trong những điểm tiến bộ của Quốc triều
hình luật. Triều Nguyễn cũng có điều khoản quy định nhưng khá lu mờ, tượng
trưng.
Những hình phạt của hệ thống Ngũ hình trong Quốc triều hình luật có tính
trừng trị thấp hơn trong Hoàng Việt luật lệ, thay vào đó lại có tính răn đe cao
hơn. Ví dụ như trong Quốc triều hình luật áp dụng những hình phạt là thích chữ
vào cổ, vào mặt, chém kiêu, lăng trì, đây là những hình phạt có tính răn đe cao,
còn Hoàng Việt luật lệ thì có những hình phạt có tính trừng trị rất cao như đeo
xiềng chân, vĩnh viễn không được về cố hương...
4) Nguyên nhân của những điểm khác nhau của hệ thống Ngũ hình giữa
Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là tình hình xã hội, chính trị. Thời nhà Lê
đất nước thái bình, các Vua Lê khá được lòng dân, có thể nói là xã hội và đất
nước khá ổn định, tình hình tội phạm chưa đến nỗi quá phức tạp nên những hình
phạt cũng theo đó mà nhẹ hơn Thời Nguyễn, có tính răn đe cao. Thay vào đó,
thời nhà Nguyễn đã đi đến những ngày tháng cuối cùng của thời đại Phong
Kiến, nhu nhược trước ngoại bang, nhân dân mất lòng tin nghiêm trọng, xã hội
thiếu ổn định, vì thế mà tình hình tội phạm rất phức tạp, có chiều hướng gia
tăng, cộng với bộ máy đàn áp có phần lỏng lẻo, tất cả những nguyên nhân trên
đòi hỏi nhà Nguyễn phải cho ra một Bộ luật có hình phạt nặng, có tính trừng trị
cao nhằm đàn áp tội phạm có hiệu quả.
Ngoài ra, hai Bộ luât trên cũng chịu ảnh hưởng của các Bộ luật ở phương
Bắc, Quốc triều hình luật thì chịu ảnh hưởng của các bộ luật thời Đường, thời
Minh, còn Hoàng Việt luật lệ thì chịu ảnh hưởng của pháp luật nhà Thanh. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của hệ thống Ngũ
hình trong hai Bộ luật.
KẾT LUẬN
Qua việc so sánh hệ thống Ngũ hình trong hai bộ Quốc triều hình luật và
Hoàng Việt luật lệ phần nào giúp em hiểu được trình độ pháp luật cũng như bản
chất nhà nước của hai triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn. Tuy có sự khác nhau
nhưng cả hai đều là những Bộ luật điển hình trong lịch sử pháp luật Việt Nam,
là kết tinh của công sức và trí tuệ con người Việt, góp phần không nhỏ vào việc
ổn định xã hội, phát triển đất nước lúc bấy giờ. Chắc chắn bài làm của em còn
nhiều thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được những chỉ bảo của thầy cô,
giúp em hoàn thiện hơn về mặt kiến thức cũng như kĩ năng làm bài, em xin chân
thành cảm ơn thầy cô!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Đại học Luật Hà
Nội, nhà xuất bản công an nhân dân
2. Lê Thị Sơn (chủ biên), Quốc triều hình luật - Lịch sử hình thành, nội
dung và giá trị, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2004.