Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích và đánh giá sự khác biệt cơ bản về hình thức chính thể của nhà nước ở Anh và Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.7 KB, 6 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước tư sản là một thể chế hết sức phức tạp không những vì tính đa
dạng về hình thức mà còn vì cấu tạo bên trong của nó. Nhà nước tư sản đa
dạng về hình thức bởi trình độ phát triển kinh tế, tương quan lực lượng giữa
hai cấp và mức độ mâu thuẫn giữa chúng khác nhau ở mỗi nước. Hình thức
nhà nước có hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị. Mỗi
hình thức có những đặc điểm riêng phù hợp với từng nhà nước khác nhau.
Tuy nhiên ở bài này, em chọn đề tài “Phân tích và đánh giá sự khác biệt cơ
bản về hình thức chính thể của nhà nước ở Anh và Mỹ” để hiểu rõ thêm về
hình thức chính thể.

NỘI DUNG
I. Khái niệm hình thức chính thể của nhà nước tư sản.
Hình thức chính thể của nhà nước tư sản cũng giống như hình thức
chính thể của các kiểu nhà nước khác là cách thức tổ chức và trình tự thành
lập ra các cơ quan nhà nước tối cao và sự xác lập mối quan hệ giữa các cơ
quan đó với nhau. Nhà nước tư sản có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ
lập hiến, chính thể cộng hòa.
1. Khái niệm hình thức quân chủ lập hiến.
Đối với hình thức chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực của nguyên
thủ (vua, quốc vương…) được truyền lại cho người kế vị. Hình thức quân chủ
lập hiến hiện nay còn tồn tại ở một số nước như Anh, Nhật, Hà Lan,…và có
hai biến dạng là: chính thể quân chủ nhị hợp và chính thể quân chủ đại nghị
(nghị viện) (tồn tại phổ biến ở Anh, Nhật, Bỉ, ...).
2. Hình thức chính thể cộng hòa.
Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó cơ quan quyền lực tối cao của
nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định, là
tổ chức chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay ở các nước tư sản. Gồm
hai biến dạng là cộng hòa Tổng thống ( Mỹ ) và cộng hòa Đại nghị (Italia,
Liên bang Đức, Liên bang Áo, Hy Lạp…). Ngoài ra, hiện nay còn có thêm
chính thể cộng hòa hỗn hợp (Pháp, Nga, Phần Lan…).



II. Sự khác nhau về nguyên nhân dẫn đến sự thiết lập hình thức
chính thể nhà nước
1. Cuộc cách mạng tư sản ở Anh.
Cuộc cách mạng tư sản ở Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Kết quả của cuộc cách mạng tư sản ở Anh là sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản


và quý tộc mới. Trong xã hội của Anh diễn ra sự mâu thuẫn giai cấp gay gắt
nhất là giữa tư sản và quý tộc. Quý tộc bao gồm quý tộc phong kiến (địa chủ
phong kiến) và quý tộc mới (ngoài việc kinh doanh ruộng đất còn mở các hầm
mỏ, xưởng thủ công .. bóc lột sức lao động của người lao động). Do có sự
tương đồng giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới nên trong bối cách lịch sử cả
châu Âu vẫn đang tồn tai chế độ phong kiến; cần phải đối phó với phong trào
đấu tranh của nhân dân trong 40 năm giai cấp tư sản phải liên kết với quý tộc
mới, chính nguyên nhân này đã dẫn đến việc thiết lập chính thể quân chủ nghị
viện ở Anh.
2. Cuộc cách mạng tư sản ở Mỹ.
Cuộc cách mạng tư sản Mỹ là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
trong lịch sử. Hình thức của cách mạng tư sản ở Mỹ rất đặc biệt đó là cuộc
cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc. Kết quả cuộc cách mạng đã giải
phóng mười ba thuộc địa khỏi sự phụ thuộc vào chính quốc hình thành một
nhà nước liên bang Mỹ (hiến pháp Mỹ 1787- bản hiến pháp thành văn đầu
tiên); ngoài ra cuộc cách mạng này được coi là triệt để nhất vì: nó đã xóa bỏ
được tàn dư của chế độ phong kiến (phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất,
hình thức sản xuất,..); xóa bỏ được sự bóc lột của con người với con người;
mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chính sự triệt để của cuộc
cách mạng tư sản đã tác động đến việc thiết lập hình thức chính thể cộng hòa
tổng thống ở Mỹ.


III. Sự khác biệt về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
trong hình thức chính thể của nhà nước ở Anh và Mỹ.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
1.1, Nguyên thủ quốc gia.
A, Nhà nước tư sản Anh.
Nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi. Ở Anh, người muốn lên
ngôi Hoàng đế phải là người nghiêm túc, trong sạch, theo nếp sống “khuôn
vàng thước ngọc” của lễ giáo phong kiến, không được kết hôn hai lần trở lên,
không được ngoại tình, phải là người theo theo quốc giáo nước Anh (đạo tin
lành). Thủ tục lên ngôi Hoàng đế được quy định trong luật về kế vị và luật
cung đình năm 1701: Hoàng đế có thể truyền ngôi cho con trai nếu không có
con gái. Hoàng đế chỉ nặng về vai trò tượng trưng. Mọi hoạt động của Hoàng
đế chỉ nhằm mục đích chính thức hóa về mặt nhà nước các hoạt động của
Nghị viện, Chính phủ.


Quyền hạn của nhà vua (nữ hoàng) theo quy định của luật là người
đứng đầu chính quyền hành pháp, tư pháp và là một trong ba yếu tố cấu thành
cơ quan lập pháp; là tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang; Thống
đốc tối cao của quốc giáo của Liên hiệp Vương quốc. Nhà vua hay nữ hoàng
bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ.
Nhưng việc bổ nhiệm Thủ tướng chỉ mang tính hình thức vì người được bổ
nhiệm đã được quyết định và là người đứng đầu đảng chiếm đa số trong nghị
viện (hạ viện). Thủ tướng chọn các bộ trưởng cho nội các của ông trong
những nghị sĩ của Quốc hội. Mọi quyết định của Hoàng đế chỉ có hiệu lực
thực thi khi có chữ kí kèm theo của Thủ tướng. Ngược lại các vị đặc trách cơ
quan mình ấn kí các quyết định của cơ quan bên cạch con dấu và chữ kí xác
nhận của nhà vua. Nhưng Nhà vua không phải chịu trách nhiệm trước bất kì
văn kiện nào mà mình đã kí .Vì vậy chữ kí của nhà vua chỉ mang tính hình
thức theo yêu cầu của Thủ tướng hoặc Nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu

trách nhiệm về quyết định của mình có thể bị Hạ viện truy tố và nghị viện xét
xử. Vua có quyền phê chuẩn hay không phê chuẩn các dự luật đã được hai
viện của Nghị viện thông qua. Tuy nhiên trên thực tế lần cuối cùng mà vua
không ký là năm 1707 dưới thời Nữ hoàng Anne Nữ hoàng hay nhà vua còn
có quyền khai mạc, bế mạc các Kỳ họp của Nghị viện và có quyền giải tán Hạ
viện. Nữ hoàng có thể ký kết các điều ước quốc tế, tuyên bố chiến tranh và
hòa bình, phong hàm cao cấp trong bộ máy nhà nước, bổ nhiệm các đại sứ và
cán bộ ngoại giao cấp cao của Vương quốc Anh ra nước ngoài và các tổ chức
quốc tế, tiếp đón các vị đại sứ và các nhà ngoại giao nước ngoài.
B, Nhà nước tư sản Mỹ
Tổng thống của Mỹ do các đại cử tri bầu ra. Các đại cử tri do mỗi
bang trực tiếp bầu ra. Người muốn ứng cử là Tổng thống phải là công dân Hoa
Kỳ, từ 35 tuổi trở lên, đã cư trú ở Mỹ trên 14 năm và không được bầu quá 2
nhiệm kỳ. Tổng thống không phụ thuộc vào bầu cử Quốc hội. Tổng thống là
nguyên thủ quốc gia có thực quyền. Là nhân vật quan trọng nhất của nhánh
ngành lập pháp và quân sự đối ngoại.
Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có
quyền bổ nhiệm các tướng lĩnh cao cấp chỉ huy các lĩnh vực khác nhau về
quân sự. Tổng thống là người đứng đầu hoạt động an ninh quốc gia, Tổng
thống có trách nhiệm chăm lo để hành pháp và lập pháp được thực thi một
cách tốt nhất bảo vệ hòa bình và an ninh của chính quyền liên bang cũng như
chính quyền mỗi bang. Hiến pháp quy định Tổng thống có quyền tuyên bố
tình trạng khẩn cấp và chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở chính quyền liên bang


hay chính quyền một bang. Tổng thống là người vượt quyền tuyên bố tình
trạng chiến tranh và hòa bình; với sự đồng ý của Thượng nghị viện, Tổng
thống bổ nhiệm, miễn nhiệm các thẩn phán tối cao và các thẩm phán liên
bang, các viên chức cao cấp trong bộ máy hành pháp… Tổng thống có quyền
can thiệp sâu sắc vào lĩnh vực lập pháp. Ngoài việc sử dụng quyển phủ quyết

để cản trở việc ban hành các dạo luật trái với ý chí của Tổng thống, Tổng
thống Hoa kỳ còn được coi là tác giả chủ yếu của các dự án luật quan trọng
nhất. Tuy nhiên, Tổng thống Hoa Kỳ, phó Tổng thống và các nhân viên chính
quyền sẽ bị cách chức nếu bị kết tội lạm dụng công quyền hoặc bị kết tội phản
quốc, nhận hối lộ, hoặc phạm những trọng tội khác.
Về Đối ngoại: Tổng thống có quyền kí các điều ước quốc tế. Được bổ
nhiệm tất cả các quan chức, đại sứ ngoại giao ở tất cả các nước mà Mỹ có
quan hệ ngoại giao. Tổng thống được quyền kí kết thừa nhận các quốc gia
mới.
Quyền được ân xá cho bất kì ai là công dân Mỹ bị kết án.
Qua việc tìm hiểu về nguyên thủ quốc gia của 2 nước : trong chính thể nhà
nước cộng hòa Tổng thống, Tổng thống do nhân dân bầu nên với chức năng
và quyền hạn được quy định trong Hiến pháp 1787 tổng thống Mỹ có thực
quyền và có thể nói quyền hạn này là quyền hành lớn nhất trong lịch sử nhà
nước cận đại. Khác với chính thể quân chủ nghị viện ở Anh nhà vua do thế
tập truyền ngôi nên nhà vua chỉ mang tính hình thức.
1.2, Nghị viện.
A. Nhà nước tư sản Anh.
Nghị viện có quyền lập pháp; quyền quyết định ngân sách và thuế;
quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu hoặc bãi nhiệm các thành viên của
nội các. Nghị viện là tối cao, Nghị viện có quyền giải quyết mọi vấn đề của
nhà nước. Nghị viện thành lập ra chính phủ từ thành phần Hạ nghị viện. Chính
phủ chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Trong trường
hợp không còn sự tín nhiệm của Nghị viện thì chính phủ giải tán, nghị viện
thành lập chính phủ mới. Trong trường hợp không thành lập được chính phủ
mới thì nghị viện bị giải tán. Sự hình thành Quốc hội 2 viện gồm: Thượng
nghị viện gồm đại quý tộc mới , không phải qua bầu cử mà do tầng lớp đại tư
sản quý tộc cử ra. Hạ nghị viện đại diện cho tầng lớp trong cư dân và do dân
bầu ra, nên còn được gọi là viện dân bầu. Cùng với sự mất dần quyền lực của
thượng nghị việc quyền hành của hạ nghị viện dần lấn át quyền của thượng

nghị viện.
B. Nhà nước tư sản Mỹ.


Nghị viện là cơ quan lập pháp. Nghị viện có quyền thông qua các đạo
luật, quyền sửa đổi bổ sung dự án luật và dự án ngân sách của Tổng thống,
quyền tán thành các quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê
chuẩn hoặc bác bỏ các điếu ước quốc tế do tổng thống kí. Nghị viện gồm 2
viện: Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu, do dân chúng tiểu bang bầu lên.
Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang, do nhân dân trực tiếp bầu
ra.
Khác với chính thể cộng hòa tổng thống, ngoài việc thực hiện chức
năng lập pháp nghị viện còn phải thành lập chính phủ và giám sát chính phủ.
Nếu như ở Anh Hạ nghị viện có quyền hạn thực tế còn Thượng nghị viện chỉ
mang tính hình thức thì ở Mỹ ta có thể nhận thấy sự cân bằng quyền lực giữa
2 viện ví dụ: Hạ viện có quyền luận tội các quan chức cấp cao nhất của nhà
nước kể cả Tổng thống, nhưng lại không có quyền kết tội, quyền này thuộc về
Thượng nghị viện.
1.3, Chính phủ.
A, Nhà nước Anh.
Tiền thân của nội các là viện cơ mật. Nội các được thành lập và hoạt
động dưới quyền chủ tọa của Thủ tướng liên đới chịu trách nhiệm trước Quốc
hội. Nội các nắm quyền hành pháp…Thủ tướng được Hoàng đế (nữ hoàng) bổ
nhiệm là người đứng đầu đảng cầm quyền, đảng chiếm đa số trong Hạ nghị
viện. Thủ tướng thành lập Chính phủ. Thủ tục chọn Chính phủ từ đảng chiếm
đa số ở Hạ nghị viện phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
B, Nhà nước Mỹ.
Nếu như ở Anh có sự hiện diện của 1 thiết chế Chính phủ bao gồm Thủ
tướng và 1 số thành viên, Chính phủ được thành lập từ Nghị viện (Hạ nghị
viện) phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội gây nên sự lập đổ và giải tán lẫn

nhau thì ở Mỹ quyền hành pháp theo hiến pháp Mỹ chỉ được giao cho 1 người
là Tổng thống (điều 2) Tổng thống là người thành lập Chính phủ. Ở Mỹ không
hình thành 1 chế định nào về Chính phủ (nội các) điều này nhấn mạnh sự chịu
trách nhiệm cá nhân của Tổng thống.
2. Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
Với chính thể cộng hòa Tổng thống ta nhận thấy sự phân quyền cứng
rắn việc áp dụng học thuyết phân quyền 1 cách triệt để: mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp được phân định rõ ràng, không có sự kết hợp với nhau so
với sự phân quyền mềm dẻo ở chính thể quân chủ đại nghị ở Anh. Ở Mỹ 3


nhánh quyền lực được phân định rõ về quyền hạn và trách nhiệm bằng cơ chế
kìm chế - đối trọng (thành viên hành pháp và Tổng thống không có quyền
trình dự án luật trước nghị viện; nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ
và Tổng thống không không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn)
không có sự chịu trách nhiệm lẫn nhau và giải tán nhau giữa lập pháp và hành
pháp như ở Anh. Ngoài ra, việc phân quyền cứng rắn được thể hiện trong việc
bổ nhiệm nhân sự: ở Mỹ người được Tổng thống trong bộ máy hành pháp
phải nghỉ nghị sĩ hoặc ngược lại; ở Anh chỉ bổ nhiệm Bộ trưởng và Thủ tướng
từ đảng chiếm đa số trong Nghị viện. Ngoài ra, việc đề cao quyền lực tư pháp
ở Mỹ cũng khác biệt so với ở Anh khi Nghị viện có quyền hạn lớn lấn át
ngành tư pháp.

KẾT LUẬN
Qua việc phân tích và so sánh hai hình thức chính thể của nhà nước
Anh và Mỹ đã làm cho chúng ta hiểu thêm về cơ cấu tổ chức và hoạt động
cũng như bộ máy hai nhà nước này và có cái nhìn tổng quát về sự khác nhau
cơ bản giữa chúng. Ở mỗi hình thức chính thể đều có nhũng ưu nhược điểm
riêng và phù hợp với tình hình của từng nhà nước.




×