Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Khái quát chung về nho giáo và quá trình du nhập của nho giáo vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.47 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nho giáo Trung Quốc đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, chiếm được vị trí độc
tôn từ thế kỷ 15 và thịnh đạt nhất vào thời Lê Thánh Tông. Việt Nam là một nước từ
lâu đời chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Nho giáo. Nho giáo từ trên một ngàn năm
được giới thống trị ở Việt Nam sử dụng như tư tưởng chủ đạo trong kiến trúc thượng
tầng của xã hội. Trong suốt thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, toàn thể giới tri thức, dù
khác nhau về quan điểm chính trị và văn hóa đều tự coi mình là những đệ tử của Nho
giáo, đều lấy tiêu chuẩn đạo đức của Nho giáo làm phương châm suy nghĩa và hành
động.
Vì sự phát triển hết sức mạnh mẽ của Nho giáo ở Việt Nam trong suốt một thời
gian dài như thế nên nền văn hóa Việt Nam cũng đã chịu sự ảnh hưởng sâu sắc, đặc
biệt là đến lĩnh vực nghệ thuật và phong tục tập quán của nước ta thời phong kiến.
Việc tìm hiểu kĩ hơn về Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo đến nghệ thuật và phong
tục tập quán từ thời phong kiến ở Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta. Mặc
dù sau khi du nhập vào nước ta, Nho giáo còn rất nhiều những điều không tốt nhưng ta
cũng không thể phủ nhận được những tư tưởng tiến bộ và những cơ sở kiến trúc, văn
hoá mang lại nhiều giá trị nghệ thuật cho chúng ta sau này.

1


NỘI DUNG
I. Khái quát chung về nho giáo và quá trình du nhập của nho giáo vào
Việt Nam.
1. Khái quát chung về nho giáo.
Nho giáo hay còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và
tôn giáo do Đức Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Cơ sở của Nho
giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán,
còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Đức Khổng Tử (sinh năm
551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực


truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ngài là người sáng lập ra
Nho giáo.
Các sách kinh điển về Nho giáo đề hình thành từ thời kỳ Nho giáo nguyên thủy.
Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư viết về xã hội, và những kinh
nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện
luận về xã hội, về chính trị, về đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia. Các
thuyết tiêu biểu của Nho giáo tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức...
2. Quá trình du nhập của nho giáo vào Việt Nam.
Nho giáo truyền nhập vào Việt Nam khoảng 2000 năm nhưng nó có vị trí chi
phối cao nhất là từ thế kỷ 15 về sau. Trước đó, vào thời Trần, ảnh hưởng của Nho giáo
chưa sâu đậm. Có thể có một bộ phận quan chức cao cấp còn áp dụng ít nhiều lễ giáo,
còn trong dân gian và kể cả quan chức cấp thấp thì ảnh hưởng của Nho giáo chưa đáng
kể.
Sự du nhập Nho giáo vào xã hội Việt Nam gắn liền với sự xâm lược của các thế
lực phong kiến phương Bắc. Quá trình đó diễn ra nhanh hơn, đồng bộ hơn việc thiết
lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam thời bấy giờ. Nếu không có sự xâm lược
của các thế lực phong kiến đối với Việt Nam thì Nho giáo vẫn du nhập vào xã hội Việt
Nam,nhưng quá trình đó sẽ diễn ra chậm hơn và không đồng bộ. Chiến thắng trên sông
Bạch Đằng vào năm 938 đã chấm dứt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ
mới cho sự phát triển của Việt Nam. Vào thời điểm này, Phật giáo có vị trí đặc biệt
quan trọng. Sang thời Lê Thánh Tông (1460-1497) Nho giáo được phát triển và cũng
từ đó về sau, Nho giáo thâm nhập vào xã hội Việt Nam ngày càng sâu đậm trên nhiều
lĩnh vực tư tưởng, thơ văn, phong tục, tập quán… qua hệ thống giáo dục, pháp luật,
chính quyền.
2


II. Ảnh hưởng của Nho giáo đến lĩnh vực nghệ thuật và phong tục tập quán
của Việt Nam thời kỳ phong kiến.
1. Ảnh hưởng của Nho giáo đến lĩnh vực nghệ thuật

a. Về kiến trúc
Nho giáo ảnh hưởng đậm nét đến kiến trúc Việt Nam thời kỳ phong kiến như:
Đền Đài, Cung Điện, Lăng Tẩm... mà tiêu biểu nhất là văn miếu, tự Miếu, Văn Chỉ...
Quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội được xây dựng theo trục Bắc
Nam. Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương. Ngoài cổng chính có
một dãy bốn cột trụ, hai bên tả hữu có bia. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam Quan trên
có 3 chữ lớn Văn miếu môn viết bằng chữ Hán.

(1) : Cổng Văn Miếu Quốc tử giám
Văn miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu ở
Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc văn Miếu - Quốc
Tử Giám bao gồm : hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mà kiến trúc chủ thể là
văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.
Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch bao quanh, phía trong chia làm năm
lớp không gian có kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các
tường gạch có ba cửa để thông với nhau (gồm của chính ở giữa và hai của phụ ở hai
bên ). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu (1), Đại trung(2), Khuê
3


Văn Các(3), Đại Thành và cổng Thái Học Lối kiến truc này mang đặc trưng của tư
tưởng Nho giáo.

(2) Đại Trung

(3) Khuê Văn Các
b. Về hội họa.

4



Các tác phẩm hội họa Việt Nam thời phong kiến mang đậm tư tưởng Nho giáo.
Nghệ thuật thư pháp(4), tranh tứ bình(5), tranh dân gian(6) và đã trở thành tinh hoa hội
họa Việt Nam thời phong kiến. Trong mỗi bức thư pháp thường thể hiện tư tưởng Nho
giáo, tinh thần hiếu học của nhân dân ta. Tranh tứ bình dòng tranh mang đậm tính
nghệ thuật cũng mang tính triết lý sâu sắc về sự chuyển biến của các mùa, tư tưởng về
người quân tử, kẻ tiểu nhân ( tùng, trúc biểu tượng cho người quân tử ). Hay những
bức tranh dòng Đông Hồ như tranh Lễ trí, tranh Nhân nghĩa... thể hiện những giá trị
tốt đẹp của Nho giáo.

(4) Tranh thư pháp

5


(5) Tranh tứ bình

(6) Tranh dân gian
c. Về điêu khắc.
Nho giáo vốn là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội, và đề cao vai trò
của người quân tử. Do vậy trong nghệ thuật chạm khắc, các hình ảnh biểu tượng của
Nho giáo là những hình ảnh liên quan đến việc biểu dương sự học; hay là các quan
niệm về đạo đức của người quân tử; các cách thức cư xử của con người đối với cộng
đồng; hoặc nó là biểu tượng của các vương triều và các vị quân vương. Đặc trưng của
nghệ thuật là sự diễn tả bằng hình ảnh, do vậy không phải lý thuyết nào của đạo Nho
cũng được chuyển tải, mà nó chỉ khắc hoạ các lý thuyết của Nho giáo trên khía cạnh
đã được hình tượng hoá, hoặc có tính cách ẩn dụ, ví von để tìm sự tương đồng giữa
hình tượng được thể hiện và ngữ nghĩa biểu hiện.
6



Rồng hình yên ngựa mặt cạnh bia Lê Thái Tổ (Lam Kinh, Thanh hoá) 1498.
Một trong những số thành tuự điêu khắc nổi tiếng nhất mà còn khá nguyên vẹn
tới bây giờ chính là tấm bia chiến sỹ được đặt trong khu kiến trúc Văn Miếu - Quốc
Tử Giám(7). Bia tiến sỹ Văn Miếu Thăng Long gồm 82 bia đá, được dựng từ năm
1484 ( niên hiệu hồng Hồng Đức thứ 15 ) đến năm 1780 ( niên hiệu Cảnh Hưng thứ
41), khắc các bài văn trên bia đề danh tiến sỹ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình
từ năm 1442 (niên hiệu Đại Bảo thứ 3), đến năm 1779 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40).

82 bia Tiến Sĩ tại Văn Miếu được công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc chi thức Nho học đõ
đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng các tấm bia tiến sỹ đầu tiên tại Văn Miếu 7


Quốc Tử Giám cho các khoa thi Đình. Các năm trước đó của nhà Hậu Lê, 7 bia đầu
tiên, trong số 82 bia, được dựng năm này.Số lượng bia tiến sỹ được dựng vào thời Lê
sơ gồm 12 bia tiến sỹ đầu tiên, cho các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1514 ( bia tiến
sỹ khoa thi 1514 được dựng năm 1521 ). Sang triều đại Lê Trung Hưng, các kỳ thi tiến
sỹ Nho học được khôi phục ngay từ thời triều vua Lê Trung Tông khi đang còn đóng
đô ở Thanh Hóa. Đến năm 1653, thì nhà Lê Trung Hưng mới tiến hành một đợt dựng
bia tiến sỹ lớn nhất tại Văn Miếu Thăng Long, với 25 bia tiến sỹ từ khoa thi năm 1554
đến khoa thi năm 1652.
Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, nghệ thuật trang trí, điêu khắc
thời Lê cũng mang nặng tính khuôn thước, mẫu mực. Bởi thế, những người thợ thủ
công không được khuyến khích để thăng hoa trong mỗi lần sáng tạo ra những tác
phẩm trang trí, điêu khắc. Tính nghệ thuật, tính độc đáo trong các tác phẩm trang trí,
điêu khắc thời Lê vì vậy không cao như thời Lý và thời Trần.

Rồng đá thời Lê
2. Ảnh hưởng của Nho giáo đến phong tục tập quán.

a. Chữ Hiếu và phong tục thờ cúng.
Nho giáo Việt Nam coi trọng chữ Hiếu, cụ thể qua phong tục thờ cúng. Việc thờ
cúng tổ tiên đã có từ lâu đời và duy trì tới tận ngày nay, ăn sâu vào tiềm thức mỗi con
người. Thờ cúng là thông qua những nghi lễ để tỏ lòng thành kính, biết ơn của con
cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất. Mỗi khi giỗ kỵ, được mùa hay khi nào
có việc quan trọng như tang ma, cưới hỏi,..., việc to, nhỏ tùy theo mà sắm lễ cúng, có
8


thể làm cỗ mặn, cỗ chay hoặc cúng hoa quả...nhưng tất cả đều bắt nguồn từ tấm lòng
thành, dâng lên cha mẹ, tổ tiên. thờ cúng tổ tiên là sự thực hành chữ Hiếu.
b. Phong tục cưới hỏi.
Với quan niệm Nho giáo " Trọng lễ nghi khi (khinh) tài vận", những nghi thức,
lễ nghi cưới hỏi ở nước ta thời phong kiến diễn ra rất cầu kỳ, nhiều thủ tục bao gồm 3
lễ : chạm ngõ là tiếp xúc lần đầu tiên, chính thức nhà trai và nhà gái thưa truyện với
nhau, sau đó là lễ ăn hỏi với cơi trầu, chè, rượu... Trong lễ ăn hỏi lại gồm có lễ đằng
nội, lễ đằng ngoại, lễ tại gia. Cuối cùng là lễ cưới, thường diễn ra sau lễ ăn hỏi khoảng
10 ngày.
Thời phong kiến, theo luân lý " tâm cương ngũ thường ", việc hôn nhân của con
cái, cha mẹ đều có quyền quyết định. Những bậc cha mẹ chỉ quan tâm đến " môn đăng
hộ đối " mà bỏ qua tình cảm của con mình.
c. Trọng nam khinh nữ.
Tư tưởng trọng nam khinh nữ ( coi trọng nam giới hon phụ nữ ) là tư tưởng chịu
ảnh hưởng của Nho giáo thời phong kiến, thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau :
trong dòng họ, quyền lực của con trai, nhất là con trai trưởng rất lớn ( quyền huynh thế
phụ ); người con trai được học hành để thi cử, tiến thân còn người con gái trong gia
đình phải tuân theo " tam dòng tứ đức ", không được học chữ mà phải học thêu thùa,
may vá... để sau này xuất giá.
Nho giáo ủng hộ chế độ đa thê, nên những người đàn ông thời phong kiến
thường lấy nhiều vợ : " Trai anh hùng năm thê bảy thiếp/ Gái chính chuyên chỉ có một

chồng ". Lấy thiếp không nhất thiết phải tổ chức theo đúng lễ nghi, người thiếp có khi
phải sống khổ sở, làm lụng vất vả như người ở, không những sống trong cảnh tranh
giành, đấu đá giữa những người phụ nữ khác mà còn có nguy cơ bị vợ cả hoặc chồng
đuổi đi bất cứ lúc nào. Khi sinh ra các bế trai được coi trọng hơn các bế gái " Nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô ".
d. Câu đối đỏ ngày tết.
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các Nho học cho đến
những người bình dân "tồn cổ" vẫn coi trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày tết.
Những câu đối này được viết bằng chữ Nho ( mầu đen hay vàng ) trên những tấm giấy
đổ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.
9


Câu đối đỏ ngày tết
Ngoài ra, người Việt xưa còn nhiều các phong tục chịu ảnh hưởng của Nho giáo
như : viết gia phả, hương ước phải do Nho gia viết, xông nhà, mừng tuổi, xin chữ đầu
năm... và truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng người có học vấn (nhất là
các thầy đồ Nho ).
3. Nhận xét về ảnh hưởng của Nho giáo đối với nghệ thuật và phong tục tập
quá ở Việt Nam thời kỳ phong kiến.
Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến phong tục tập quán của người Việt Nam từ
khi nó bắt đầu xuất hiện cho đến nay. Những phong tục vẫn còn được gìn giữ và phát
triển cho đến ngày nay như phong tục thờ cúng tổ tiên như một nét đẹp về đạo dức
trong Nho giáo Việt Nam. Nho giáo Việt Nam đề cao chữ Hiếu, răn dạy con cháu phải
10


biết “uống nước nhớ nguồn”. cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ Nho giáo đó là phong tục
cưới hỏi, nghi thức của một đám cưới được chuẩn bị rất chu đáo mang đậm nét văn
hóa Việt.

Nho giáo được Việt Nam hóa, trí thức Nho giáo đã có những đóng góp đáng kể
vào việccủng cố những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng nó lên thành những tư
tưởng ổn định thúc đẩy sự phát triển của đất nước, tạo nên một sức mạnh to lớn để
suốt một ngàn năm giữ vững độc lập và chiến thắng mọi kẻ xâm lược.
Nho giáo mang đến cho văn hóa Việt những nét đẹp được gìn giữ qua hàng
trăm năm, mặt khác nó vẫn tồn tại những ảnh hưởng tiêu cực:
Nho giáo đưa con người quá hướng nội, chuyên chú suy xét trong tâm mà
không hướng dẫn con người hướng ra bên ngoài, thực hành những điều tìm được,
chinh phục thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Điều này làm cho nền văn minh, khoa
học tư nhiên, kỷ thuật sau một thời gian phát triển đã bị chững lại so với nền văn minh
phương Tây vốn xuất hiện sau.
Phong tục thờ cúng tổ tiên là một phong tục đẹp, rất có ý nghĩa nhưng ngày nay
nhiều người đã quá coi trọng về hình thức mà quên đi mất ý nghĩa thực của nó. Về các
làng quê mới thấy được “tấm lòng” của những người con, cháu, thế hệ sau đối với
những người đi trước bằng cách - xây những ngôi mộ càng to thì càng thể hiện được
chữ Hiếu trong tâm của con cháu. Việc làm này dẫn đến hệ quả là đất dành cho việc
chon cất người chết ngày càng mở rộng, lấn sang đất của người sống.
Tôn ti trật tự là nguyên tắc đầu tiên mà giai cấp phong kiến dùng để phân định
các mối quan hệ trong gia đình; nguyên tắc thứ hai là trọng nam khinh nữ; nguyên tắc
thứ ba là bảo đảm quyền tối cao của người gia trưởng. Rõ ràng những nguyên tắc này
hoàn toàn lệch lạc, không được đúng đắn, hạ thấp người phụ nữ trong gia đình mà
quên rằng họ cũng có thể làm được những điều mà nam giới có thể làm.
Mặc dù còn rất nhiều những điều không tốt, mặt tối của Nho giáo nhưng ta cũng
không thể phủ nhận được những tư tưởng răn dậy con người tiến bộ và những cơ sở
kiến trúc, văn hoá mang lại nhiều giá trị nghệ thuật cho chúng ta sau này.

11


KẾT LUẬN

Không ai chối cãi được rằng Khổng giáo hay Nho giáo đã tham gia một phần vào
sự đúc nặn cái diện mạo tinh thần dân tộc và vào sự thành văn hoá dân tộc, cho nên
chúng ta cần thiết phải nghiên cứu Nho giáo để xem nó ảnh hưởng đối với văn hoá
nước ta như thế nào. Và cũng không thể phủ nhận rằng nghệ thuật và phong tục tập
quán Việt Nam đã kế thừa được nhiều cái hay, cái tốt, sự tiến bộ từ Nho giáo.
Từ Nho giáo chuyển sang chủ nghĩa Mác qua một cuộc đấu tranh cách mạng lâu
dài và một biến chuyển về tư tưởng cơ bản, từ một hệ tư tưởng duy tâm lấy ý chí con
người làm gốc sang chủ nghĩa duy vật với phương pháp khoa học, từ tư tưởng tôn ti
trật tự gia trưởng sang dân chủ, từ dân tộc sang tư tưởng Mác xít phải đòi hỏi một quá
trình dai dẳng. Tất nhiên rất nhiều điểm trong Nho giáo đã trở nên cổ hủ, lạc hậu, thậm
chí là phản động đang kèm hãm quá trình phát triển của dân tộc ta nhất là tại các khu
nông thôn. Nhưng chúng ta không hề hổ thẹn khi nói rằng chúng ta đi lên chủ nghĩa xã
hội là kế tục truyền thống nhà nho xưa, và nếu ghét cay ghét đắng chế độ phong kiến
khi đã thối nát thì cũng không thể không trân trọng đến kẻ sĩ đời trước, và khi đánh giá
lại, nếu học thuyết tư tưởng ngày nay chúng ta hơn hẳn thế hệ các sĩ phu thời trước,
nhưng về nhân cách vẫn còn phải học nhiều phải chăng câu “phú quý bất năng dâm,
bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” của nhà Nho không còn giá trị hay sao?

12


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới, nxb Giáo dục.
2. – Bách khoa toàn thư mở.
3. – website khoa văn học và ngôn ngữ.
4. – Thư viện bài giảng điện tử.
Và một số tài liệu khác....

13




×