Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.61 KB, 12 trang )

Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................
NỘI DUNG.......................................................................................................
1.Thế nào là biến đổi khí hậu ? .................................................................
2.Những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu .........................................
3.Tác động của biến đổi khí hậu................................................................
4. Giải pháp cứu lấy nhân loại trước biến đổi khí hậu.............................
4.1 Hoạt động của Liên Hợp quốc...........................................................
4.2 Nghị định thư Kyoto..........................................................................
4.5 Giờ trái đất.........................................................................................
KẾT LUẬN.....................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................

- Trang 1 -


Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng

MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu là một vấn đề rất nóng bỏng và cấp thiết hiện nay mà cả thế giới
đang quan tâm. Những tác hại mà nó gây nên cho con người vô cùng thảm khốc,
nó đã- đang- và sẽ làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày của mỗi người đang sống trên
trái đất.


Nếu trước đây, con người rất tự hào về những thành quả , những khả năng phi
thường về những gì mà mình đạt trong công cuộc chinh phục những sức mạnh
tiềm ẩn của thiên nhiên và bắt thiên nhiên phục vụ cho mình. Thì ngày nay, vẫn có
một số ý kiến cho rằng chính những phát minh vĩ đại của con người đã tự gây ra
những thảm hoạ cho chính mình, bởi lẽ trong quá trình phát triển, con người đã đi
ngược lại với những quy luật tồn tại vốn có của tự nhiên, khai thác cạn kiệt, không
thương tiếc nguồn tài nguyên mà trời đã phú cho. Thì bây giờ đã đến lúc thiên
nhiên lên tiếng bằng những phản ứng đáp trả thật đáng sợ để nhắc nhở về những
sai phạm mà con người đã cố ý mắc phải vì những lợi ích riêng tư của mình.
Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ những hiện tượng bất thường trong tự nhiên xảy
ra mỗi lúc một nhiều hơn, ví như những cơn bão nhiệt đới đã tăng lên cả số lần và
cường độ, hoặc là hạn hán mỗi lúc một gia tăng, nhiệt độ trái đất đã tăng lên khá
cao, nước biển từ từ dâng cao,….Và đứng trước những vấn đề hệ trọng, cấp bách
như vậy thì bản thân của mỗi chúng ta sẽ làm gì và đề xuất những biện pháp như
thế nào để chống lại biến đổi khí hậu.
Để giải quyết những câu hỏi trên và làm sáng tỏ hơn về vấn đề biến đổi khí hậu
hiện nay mà cả thế giới đang quan tâm, thì bản thân tôi xin chọn đề tài nghiên cứu
về “Tìm hiểu về biến đổi khí hậu trên thế giới”. Hi vọng đây sẽ là một nguồn tư
liệu giúp ích cho mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn và trên cơ sở đó tự đề xuất
những phương hướng ứng phó kịp thời với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.

- Trang 2 -


Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng

NỘI DUNG
1. Biến đổi khí hậu là gì :

- Hiện tượng biến đổi khí hậu, thường được nhắc tới như là hiện
tượng nóng lên toàn cầu, là những thay đổi lâu dài về thời tiết bao gồm các hiện
tượng như gia tăng nhiệt độ, gia tăng lượng mưa, gió, và bão.
- Biến đổi khí hậu được xác định qua việc quan sát các hiện tượng
xảy ra trong thực tế như hiện tượng nhiệt độ trong không khí và đại dương tăng,
hiện tượng băng tan diện rộng hay hiện tượng mực nước biển dâng cao.
2. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu:
Song song với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay mà con người phải
nhận lấy, bấy giờ lại xuất hiện thêm một hiện tượng mới, ấy chính là hiện tượng
biến đổi khí hậu mà loài người hiện đại phải gánh nhận, có thể trước đây con
người chưa hiểu nguyên nhân tại sao thời tiết từ năm 2000 trở lại đây biến đổi
một cách phức tạp và bất bình thường, chẳng hạn như mực nước biển lên xuống
đột ngột, bão lũ thường xuyên xảy ra, thời tiết hạn hán( có lúc nhiều nơi trên thế
giới trước đây nhiệt độ chưa bao giờ lên đến 45 0C nhưng khoảng 5 năm trở lại
đây đã vượt 45oC),v.v… Thì bấy giờ, con người đã nhận định được nguyên do tại
sao lại xuất hiện những hiện tượng khác lạ như thế. Điều đó được giải thích là do
những tác động quá mức của con người đối với tự nhiên, đi trái với những quy
luật phát triển vốn có của chúng.
- Theo các chuyên gia nghiên cứu về khí hậu đã nhận định, sự gia tăng
nhiệt độ của trái đất và bầu khí quyển làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên là biểu
hiện trọng tâm của biến đổi khí hậu, từ sự gia tăng nhiệt độ trái đất đã kéo theo
vô số những hiện tượng khác như khí hậu trong đại dương thay đổi ( lượng mưa,
hoàn lưu khí hậu,) v.v…., tất cả đã gây nên sự xáo trộn trong cuộc sống của loài
người theo chiều hướng tiêu cực.
Ví như các bệnh dịch lan truyền ngày càng nhanh, cùng với việc xuất
hiện nhiều dịch bệnh làm cho hàng triệu người chết( H1N1, H5N1, heo tai xanh,
sốt xuất huyết,v.v….), rồi việc thay đổi theo chiều hướng xấu trong nông nghiệp
và sản xuất lương thực như việc xác định các vụ mùa không theo lệ hàng năm để
xuống giông mà có sự chênh lệch rất lớn về thời gian, vì thế kéo theo những dịch
bệnh mới: đốm vằn, lùn xoắn lá…, và một số thay đổi về thời tiết như hiện tượng

El Nino, giông bão lũ lụt thường xuyên, v.v…..
Theo đo đạc của các nhà khoa học về nhiệt độ trái đất từ những năm
đầu của thế kỉ XIX, thì họ đã phát hiện một hiện tượng thời tiết mới bao trùm
toàn trái đất là hiệu ứng nhà kính và càng về sau các nhà khoa học tiếp tục
- Trang 3 -


Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng

nghiên cứu về những ảnh hưởng của hiện tượng này, trên cơ sở đó tìm ra một
giải pháp tháo gỡ những khúc mắt và sớm đưa nhân loại thoát khỏi tình trạng trái
đất đang bị hâm nóng lên. Ngoài ra theo báo cáo TAR của IPCC ( Uỷ Ban Liên
Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu) thì nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng lên,
trong thế kỉ XX nhiệt độ trung bình của trái đất tăng 0,6 0C và nhiệt độ trong
không trung cũng dần tăng( từ năm 1979 trở đi ở tầng đối lưu nhiệt độ tăng từ
0,120C lên 0,190C). Đó là những biểu hiện của sự gia tăng nhiệt độ.
- Ngoài ra, các nhà khoa học tích cực nghiên cứu và tìm hiểu những hiện
tượng mực nước biển dâng cao, các thay đổi về lượng mưa và độ ẩm trên thế
giới,v.v… đó cũng là một phần của biến đổi khí hậu gây nên hậu quả nghiêm
trọng cho nhân loại.
- Về hiện tượng mực nước biển dâng cao, đã được các chuyên gia phát
hiện và phân định từ lâu. Khoảng 125.000 năm trước đây mực nước biển cao hơn
hiện nay từ 4 đến 6cm.Trong giai đoạn 2000 năm trở lại đây, mực nước biển ít
thay đổi so với ngày nay. Và gần đây, giữa các năm 1870 và 2000, mực nước
biển dâng cao khoảng 20cm với tốc độ trung bình là 1,7mm/năm trong thế kỉ
XX.
Ở Việt Nam, trong 50 năm qua cột mốc thuỷ triều tại Cửa Ông, Hòn Dầu
đã tăng 20mm.

Theo IPCC, trong thế kỉ XXI, nếu trường hợp xấu nhất xảy ra thì mực
nước biển trung bình năm 2100 sẽ cao hơn 1990 trên 48cm.
Và theo dự đoán của các chuyên gia thì mực nước biển sẽ dâng không
đồng đều ở khắp nơi trên trái đất, có những nơi nước biển sẽ dâng cao với tốc độ
rất nhanh so với dự đoán của chuyên gia. Và Việt Nam theo dự đoán sẽ thuộc 5
quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng nước biển dâng, nếu nước
biển dâng cao hơn hiện nay 100cm thì một phần ba đồng bằng sông Cửu Long sẽ
bị ngập và 23% diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị nhấn chìm dưới nước.
- Tìm hiểu về những thay đổi lượng mưa, độ ẩm trên thế giới.
Đây là một công việc phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với nghiên cứu
về sự thay đổi nhiệt độ. Khi nhiệt độ bi giữ trong khí quyển dưới tác động của
hiệu ứng nhà kính, không đơn thuần nhiệt độ thay đổi mà còn mà có những thông
số vật lý biến đổi một cách bất bình thường như chu trình thuỷ văn thay đổi, khi
trái đất nóng lên thì sự bốc hơi sẽ gia tăng và lượng độ ẩm giữ lại trong không
khí cũng tăng khoảng 7% cho mỗi độ C, chính vì thế mà lượng mưa, cường độ ,
thời gian các trận mưa thay đổi rất nhiều so với trước, những trận nhiệt đới cũng
tăng lên đáng kể cả về cường độ lẫn tần số.
Khi mặt biển nóng lên thì năng lượng cung cấp cho các trận cũng tăng lên
làm cho cường độ của bão cao hơn trước.Theo đo đạc của các thiết bị vệ tinh thì
trong 10 năm của thập kỉ 1995-2005, có đến 9 năm, số lương những cơn bão trên
Bắc Đại Tây Dương đã vượt con số được xem là trung bình trong thời kỳ 19812000.
3. Tác động của biến đổi khí hậu:
3.1. Những tác động đến sức khoẻ con người:
- Trang 4 -


Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng


Biến đổi khí hậu tác động lên sức khoẻ con người chủ yếu là theo
chiều hướng tiêu cực mặc dầu vẫn có một số là ảnh hưởng tốt, ví như khi nhiệt
độ mùa đông tăng cao thì bệnh tật gây ra bởi không khí lạnh có thể giảm đi.
Nhìn chung thì những biến đổi khí hậu đã tác động đến sức khoẻ con
người thông qua ba cách chính :
- Cách trực tiếp nhất thường gây ra bởi các hiện tượng cực đoan.
- Cách gián tiếp gây ra bởi những xáo trộn trong môi trường và
sinh thái.
- Các hậu quả của việc di dời dân chúng để ứng phó với các biến
đổi khí hậu. Các hậu quả này có thể nằm trong lĩnh vực dinh dưỡng, truyền
nhiễm, tâm lý,…
Các đợt nóng lạnh đã tác động trực tiếp lên sức khoẻ của người dân.
Số người chết trong những giai đoạn nhiệt độ lên quá cao hay xuống quá thấp
thường có xu hướng tăng lên. Những nguy hại trực tiếp trên sức khoẻ con người
trong các đợt nóng có thể là các tổn hại về thần kinh, các bệnh tim mạch dẫn đến
tử vong.
Trong tương lai, những đợt nắng nóng sẽ thường xuyên và gay gắt
hơn. Người ta tính rằng nếu nhiệt độ trung bình mùa hè vùng ôn đới tăng từ 2 0C
đến 30C thì số ngày nóng sẽ tăng gấp đôi.
Một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2003 đã ghi nhận lại trong
lịch sử, đây là tháng nóng nhất ở Bắc bán cầu và số người chết đã đạt mức kỉ
lục. Riêng ở Pháp đã có đến 14.802 người chết trong đợt nắng nóng này, đa
phần là những người già có sức đề kháng kém, và theo tổ chức Y tế thế giới cảnh
báo thì số người chết trong đợt nắng nóng sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới.
Trong số những hiện tượng cực đoan, người ta còn phải kể đến những trận
bão, lụt, hạn hán, cháy rừng. Tuy nhiên, các thiệt hại về nhân mạng sẽ khó có thể
xác định, và các hiện tượng này thường xuất hiện trong những năm sau khi El
Nino bắt đầu.
Các xáo trộn trong hệ thống môi trường sinh thái do biến đổi khí hậu gây
ra là nguyên nhân của nhiều tác động xấu trên sức khoẻ con người. Các xáo trộn

ấy có thể:
- Ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực, từ đó dẫn đến các bệnh suy
dinh dưỡng, chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
- Tăng số nạn nhân của các bệnh đường ruột.
- Tăng số nạn nhân bệnh đường hô hấp dp nồng độ ozon trong khong
khí lên cao.
- Tăng số lượng các bệnh truyền nhiễm nhất là bệnh sốt rét ở châu Phí,
các vật truyền trung gian như muỗi, chúng có thể sống ở những nhiệt độ cao. Và
bệnh đường ruột ở những nước đang phát triển với hệ thống phòng chống bệnh
còn khá sơ sài, cơ câu xử llis chất thải còn thô sơ. Ví như ở Nam Á, các bệnh
đường ruột sẽ tăng nhanh vào khoảng năm 2030. Và theo tổ chức Y tế thế giới
ước tính, nếu nhiệt độ tăng trái đất tăng thêm 1 0C thì sô trường hợp mắc bệnh
đường ruột ở các nước đang phát triển sẽ tăng 5%.
- Trang 5 -


Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng

3.2. Tác động đến sản xuất lương thực:
Sản xuất lương thực là hoạt động chính của con người. Ở những nước
đang phát triển, đã có đến 70% dân số sống ở nông thôn, và đa phần đều tham
gia vào các hoạt động nông nghiệp để sản xuất lương thục. Người ta cho rằng
biến đổi khí hậu sẽ có tác động trên nông nghiệp và ngăn cản việc đảm bảo an
ninh lương thục trên thế giới.
Sự gia tăng nồng độ C02, nếu không đi kèm theo các biến đổi khí hậu khác
sẽ có tác động tốt lên hiệu suất cây trồng vì sự sinh trưởng của thực vật dựa trên
hiện tượng quang hợp lấy cacbon từ CO 2 trong không khí để tạo ra các vật liệu
thực vật như tinh bột, chất xơ,… Khi nồng độ CO2 trong khí quyển đạt đến giá trị

550ppm so với 380ppm như hiện nay thì các loại cây trồng đều tăng năng suất từ
5% đến 20% tuỳ theo chủng loại.
Tuy nhiên, các biểu hiện khác của biến đổi khí hậu sẽ làm giảm đi nhanh
chóng các tiến bộ nói trên. Ví như khi nhiệt độ không khí và lượng mưa tăng thì
mùa màng sẽ bị ảnh hưởng. Các hiện tượng cực đoan như bão, lũ, nắng hạn cũng
làm cho sản lượng lương thực trên thế giới giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, khi nhiệt
độ tăng thì sẽ xuất hiện nhiều loại sâu bọ làm hại mùa màng cũng như nhiều
bệnh mới từ các loài thực vật.
Khi mực nước dâng cao, nhiều vùng đất sản xuất lương thực sẽ bị ngập
làm cho sản lượng lương thực trên thế giới bị giảm đi.
Một yếu tố khác, mặc dầu gián tiếp những cũng có ảnh hưởng đến an ninh
lương thực, là việc phát triển diện tích trồng các loại cây để sản xuất nhiên liệu
sinh học lấn vào những vùng đất trước đây trồng cây lương thực. Giải quyết
được vấn đề năng lượng cho các nước giàu trước tình hình biến đổi khí hậu
nhưng lại gây đói kém cho các nước nghèo thì không thể xem là một giải pháp
tối ưu, công bằng và hợp lí.
4. Giải pháp cứu lấy nhân loại trước biến đổi khí hậu:
4.1. Các hoạt động của Liên Hợp quốc:
Đứng trước những thay đổi phức tạp của tự nhiên mà con người là
tác nhân chính gây nên, thì các ngành, các cấp, các tổ chức bảo vệ môi trường đã
cùng nhau hoạt động rao riết để sớm đề ra rất nhiều giải pháp hữu ích, và những
tổ chức quốc tế về bảo vệ khí hậu đã ra đời, tất cả đều chung tay vì một thế giới
trong lành, xanh, sạch, đẹp, không nguy hại.
- Một số tổ chức ra đời như :
+ Quỹ môi trường toàn cầu( GEF)
+ Trung tâm thông tin môi trường toàn cầu ( GEK)
+ Tổ chức hoà bình xanh ( Greenpeace)
- Với Liên Hợp Quốc (LHQ):
+ Hội nghị môi trường LHQ (UNEP), họp tại Riode Janeiro( Brazil) năm
1992, với nội dung là thống nhất các nguyên tắc cơ bản cùng với phát động một

chương trình hành động về sự phát triển bền vững của môi trường, có tên là “
Chương trình nghị sự 21”, và hội nghị cùng thông qua bản “ Tuyên ngôn Rio” về

- Trang 6 -


Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng

môi trường và sự phát triển của nó, đồng thời thảo ra Chương trình khung về vấn
đề biến đổi khí hậu, tuyên bố nguyên tắc về quản lí, bảo tồn rừng.
+ Năm 2002, hội nghị thượng đỉnh thế giới và phát triển bền vững, họp
tại Johannesburg(Nam Phi), với nội dung chủ yếu là nhìn lại những vấn đề mà
hội nghị 1992 tại Janeiro( Brazil) đã đề ra, đồng thời tiếp tục đề xuất những biện
pháp để xoá đói giảm nghèo, phát triển những sản phẩm có thể tái sử dụng lại,
thay thế cho những sản phẩm gây hại môi trường, đồng thời cùng nhau bàn bạc
về vấn đề “ toàn cầu hoá “ gắn liền với vấn đề sức khoẻ.
+ Ngày 3/9/2010, trong thông điệp gửi Hội nghị quốc tế về đại dương diễn
ra tại New York (Mỹ), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã nhấn mạnh
vai trò trung tâm của môi trường biển đối với nhân loại và kêu gọi các nước cần
thực hiện trách nhiệm tập thể bảo vệ các đại dương của thế giới, tránh thảm họa
thiên tai; cũng trong ngày, Liên hợp quốc lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước
trên thế giới hành động khẩn cấp để tiến tới một thế giới ít hoặc không có khí
thải gây hiệu ứng nhà kính.
- Một số văn bản, hội nghị, chương trình về biến đổi khí hậu cũng được
Liên Hợp Quốc xây dựng, ví như Nghị định thư Kioto, Hội nghị Bali, hội nghị
Copenhagen, cùng rất nhiều giải pháp khác được đề xuất.Tất cả đều chống lại
hiện tượng biến đổi khi hậu đang đe doạ đời sống con người từng phút, từng giờ.
4.2.Nghị định thư Kioto:

+ Là một nghị định để thực hiện hiệp định khí hậu Rio ( Brasil), liên quan
đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên
hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí CO2 và khí thải gây hiệu ứng nhà
kính, cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn
những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn chịu
ảnh hưởng sâu sắc của môi trường.
+ Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997. Đến nay hợp
đồng là một thoả thuận duy nhất ghi rõ trách nhiệm giảm lượng khí gây hiệu ứng
nhà kính. Tuy nhiên nó chỉ có giá trị sau tám năm kể từ hội nghị Kioto. Đững
ngày 16/02/2005, lý do được ghi trong điều 2.5 xác định chỉ tiêu cần thiết, là điều
kiện để có được đa số tán thành: trước tiên phải có ít nhất 55 nước thông qua
nghị định thư này. Thứ hai, các nước công nghiệp và các nước “độn” ( tức là
những Annex – I), thuộc những nước chấp nhận nghị định, có trách nhiệm giảm
ít nhất 55% lượng khí CO2 của tất cả những nước trong Annex – I, trên cơ sở
năm 1990.Vì hai nước Mỹ ( là nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất)
và nước ÚC không muốn thông qua nên tất cả đều tuỳ thuộc vào sợi “ dây tơ “
Nga, nghĩa là do quyết định cá nhân của tổng thống Putin. Vào mùa thu năm

- Trang 7 -


Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng

2004, Putin trả lời chấp nhạn và nhờ tính thêm chỉ tiêu Nga ( 16,6% Annex – I
thải khí CO2) đã giúp hội nghị thoát qua khỏi hàng rào ngăn cản cuối cùng.
+ Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước kí kết tham gia chương
trình này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được
tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ

đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng
khí của nhóm nước Annex I cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137
nước đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ,
v.v…
+ Dù phần khí nhà kính chỉ dựa vào mục tiêu thải khí CO 2 , nhưng nghị
định thư Lioto bao gồm hầu hết cacs khí gây hiệu ứng nhà kính như loại khí
methane ( CH4), nitơ ôxít ( N20), lưu huỳnh hexafluorua, clorofluorocarbon và
perflourocarbon . Tác dụng của các loại khí này rất khác nhau và thường được
xem như “ tương đương với khí CO 2” để sô lượng các loại khí có thể trực tiếp so
sánh được. Tỷ lệ trách nhiệm giảm khí thải nói đến ở phần sau dựa vào CO2
tương đương. Trên thế giới hiện nay, CO2 gây hiệu ứng nhà kính 60% và các khí
khác 40%. Một ví dụ ở Đức, CO2 chiếm 84% tổng số tác dụng nhà kính trong
năm kỳ hạn 1990.
Hợp đồng là một thoả thuận lớn và lâu dài. Trong khoảng thời gian 20082021 là giai đoạn đầu xác định trách nhiệm dự định cho nhiều chu kì.
+ Nghị đinh thư Kioto còn mang đến nhiều điểm sáng tạo, đặc biệt là việc
thành lập một cơ chế mềm dẻo, để giúp đỡ các nước sắn sàng thực hiện trách
nhiệm của mình, cụ thể là ba công cụ với danh từ Anh ngữ là Emissions Trading
(ET), Joint Implementation (JI), Clean Development Mechanism( CDM).
ET có nghĩa là mua bán lượng khí thải dựa vào ý tưởng sau đây: thay
vì đòi mỗi nước làm “ dơ” bầu khí khí quyển phải giữu đúng số lượng đã quy
đinh thì các nước này được phéo mua bán với nhau về số lượng khi thải trong
mức quy định
+ Về nguyên tắc: được áp dụng cho hai nhóm nước chính:
Là nhóm các nước phát triển-còn gọi là Annex I (vốn sẽ phải tuân theo
các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính ) và buộc phải có bản đệ
trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước đang
phát triển-hay nhóm các nước Non-Annex I (không chịu ràng buộc các nguyên
tắc ứng xử như Annex I nhưng có thể tham gia vào Chương trình cơ cấu phát
triển sạch ADM).


- Trang 8 -


Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng

Các quốc gia phát triển nếu không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như trong
bản kí kết sẽ phải cắt giảm thêm 1,3 lượng khí vượt mức cho phép trong thời hạn
hiệu lực tiếp theo của nghị định thư.
Bình quân những nước tham gia cần phải đạt mục tiêu lượng khí thải hàng
năm thấp hơn 5.2% so với lượng thải năm 1990.
Nghị định là một khởi đầu về công trình mà con người đang hướng đến để
giảm thiểu những tác hại gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu, và kết quả của
nghị định sẽ đi đến đâu, cũng như vận mệnh thế giới sẽ như thế nào là hoàn toàn
phụ thuộc vào mỗi chúng ta, hi vọng tất cả mọi ngừoi trên thế giới sẽ ý thức và
tuân thủ chấp hành một cách nghiêm chỉnh.
4.3. Giờ trái đất:
- Giờ Trái Đất là sáng kiến của WWF (Quỹ Quốc Tế Về Bảo Vệ Thiên
Nhiên) về biến đổi khí hậu. Giờ Trái Đất kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, cơ
quan và quốc gia cùng tham gia tắt đèn trong một giờ vào ngày thứ Bảy cuối
cùng của tháng Ba hàng năm để thể hiện sự ủng hộ hành động toàn cầu vì biến
đổi khí hậu.
- Vào ngày 4 tháng 2 năm 2010, Việt Nam đã chính thức tham gia và phát
động chiến dịch Giờ Trái Đất 2010 của WWF.
- Mục tiêu của Giờ Trái Đất toàn cầu 2010 là 1 tỷ người và 6,000 thành
phố và thị trấn trên toàn thế giới cùng tắt đèn. Tại Việt Nam, chiến dịch sẽ được
mở rộng hơn năm 2009 với mục tiêu sẽ có hơn 20 thành phố đăng ký tham gia.
- Với khẩu hiệu Giờ Trái Đất 2010 “hành động nhỏ cho thay đổi lớn”
WWF mong muốn kêu gọi mỗi người dân hãy cùng nhau hành động để ứng phó

với mối hiểm hoạ do biến đổi khí hậu gây ra
Việt Nam được coi là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh
hưởng nhiều nhất vì hiện tượng biến đổi khí hậu, do có đường bờ biển dài và có
hướng với bão, lốc, luợng mưa to và thường xuyên biến đổi khí hậu có thể thấy
rõ ở Việt Nam. Nhiệt độ trung bình đã tăng 0.5°C và mực nước biển dâng cao 20
cm so với 50 năm trước. Những hiện tượng khí hậu tiêu cực như mưa lớn, hạn
hán và bão lụt ngày càng xuất hiện với cuờng độ lớn hơn ở Việt Nam.
Một vài cách thức đơn giản có thể thay đổi thói quen giúp chúng ta
giảm thiệu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính:
a. Tại nơi làm việc giảm thiểu số lượng bóng đèn chiếu sáng, điều hòa và
các loại thiết bị văn phòng khi không dùng đến,
b.Đi bộ, đạp xe hoặc đi xe buýt, nên lựa chọn những loại xe gắn máy tiets
kiệm nhiên liệu, lái xe nên tránh tăng tốc hoặc dừng gấp.
c. Ở nhà: giảm điều hòa xuống 1 độ ,hãy đóng kín cửa khi bạn muốn bật
điều hòa hoặc lò sưởi.

- Trang 9 -


Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng

d. Mua sắm: lựa chọn những mặt hàng có thể tái sử dụng, lựa chọn các sản
phẩm có nhãn mác ghi thân thiện với môi trường, sử dụng ít thịt, sữa và các loại
thức ăn chế biến sẵn - loại có thể tạo ra lượng khí cacbon cao. Vi như trong năm
qua, những siêu thị ở VN đã phát động việc sử dụng “túi môi trường”, như
CO.OP MART , METRO,.…

- Trang 10 -



Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng

KẾT LUẬN
Khí hậu toàn cầu sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới, đặc biệt là
sau năm 2012 ? Đây là một câu hỏi lớn.Và sự diễn tiến của khí hậu theo chiều
hướng như thế nào là phụ thuộc hoàn toàn vào chính mỗi con người.
Và ngày nay cả thế giới đang chung sức vì sự tồn tại của chính bản thân
mỗi người, đã có rất nhiều hoạt động được tiến hành, kết quả đạt được rất lớn. Tuy
nhiên, kết quả sẽ tốt hơn nếu nhận được sự quan tâm và thực hiện chính thức của
một số quốc gia kinh tế lớn trên thế giới, đó là những quốc gia có lượng CO 2 thải
vào không khí nhiều nhất và thúc đẩy nhanh chóng hiệu ứng nhà kính, như Mỹ,
Ấn Độ,…
Và ở Việt Nam nói riêng, Đảng- Nhà Nước-Nhân Dân đã phối hợp tốt công
tác gìn giữ và bảo vệ bầu khí quyển luôn trong sạch, hạn chế thấp nhất những tác
nhân tạo điều kiện cho khí hậu bị biến đổi.
Rất mong trong những năm tới đây, trái đất mà chúng ta đang sinh sống sẽ
trong lành, khí hậu mát mẻ, mọi thiên tai địch hoạ của tự nhiên sẽ không còn nữa
và thành quả to lớn hơn cả là môi trường không còn ô nhiễm, cuộc sống con người
bình yên trở lại.

- Trang 11 -


Quan hệ Quốc Tế Sau Chiến Tranh Lạnh

GV: Lê Thanh Tùng


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
.

3.

Khí hậu biến đổi thảm kịch vô tiền khoáng hậu trong lịch sử
nhân loại, NXB Trẻ, 2008, tủ sách kiến thức.
Nguyễn Thọ Nhân, Ăn chay chống lại biến đổi khí hậu, NXB
tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Những trang web trên Google.com.vn

- Trang 12 -



×