Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội Bà rịa vũng tầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.97 KB, 78 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, bao gồm 54 dân tộc, trong đó dân tộc
Kinh có số lượng dân cư lớn nhất. Mặc dù vậy cả 54 dân tộc anh em đã đoàn
kết lại cới nhau với nhau với những nét văn hóa riêng đó nhưng cũng đã tạo
nên nét văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc Việt Nam.Có lẽ vì như
vậy mà bất cứ kẻ thù nào khi đặt chân đến xâm lược nước ta đã phải tự chuốc
lấy thất bại thảm hại khi bước chân ra về. Đó là niềm tự hào của Dân tộc Việt
Nam, một dân tộc có sự đoàn kết mạnh mẽ, đùm bọc, yêu thương nhau chưa
đến sự thành khiến các dân tộc khác đến thế giới phải kinh ngạc.
Ngoài nay khi đã có xe thời gian chở loài người vào thiên niên kỷ mớithiên niên này kỷ thứ 3 với những bước ngoặc vĩ đại của lịch sử đước diễn ra
dưới sự tác động của ba cặp sự kiện quan trọng là:
Hai sự chuyển hướng chiến lược toàn cầu: Từ đối đầu sang đối thoại, phát
triển từ Châu Âu- Đại Tây Dương sang Châu Á- Thái Bình Dương.
Hai cuộc cách mạng đồng thời: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ
chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang hậu công nghiệp, cuộc cách mạng
xã hội chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội ( hay hậu từ bản )
Hai quá trình đồng thời là: khu vực hóa và toàn cầu hóa

1


Ba cặp sự kiện trên đã làm thay đổi tận gốc bộ mặt thế giới và ảnh hưởng
trực tiếp đến mọi quốc gia; mọi dân tộc. Trong đó có Việt Nam với một nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc như vậy, tuy nhiên chúng ta không khép kín
mà luôn mở rộng để đón chào, tiếp thu những cái hay cái đẹp, cái tinh hoa có
chọn lọc của nhiều quốc gia khác trên thế giới để không những ngày càng
phong phú nền văn hóa của ta mà trong xu hướng hội nhập như ngày nay thì
chúng ta cũng không ngừng quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
Đặc biệt ở Cực Nam của đất nước Bà Rịa- Vũng Tàu trong lịch sử cũng
như nhiều vùng lãnh thổ khác trên đất nước đã chiến đấu anh dũng, bất khuất
để rồi cùng với cả nước giành lại độc lập cho dân tộc.


Ngày nay với những chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu đã không ngừng phát triển và được biết đến như một
thành phố du lịch và trung tâm dầu khí. Không chỉ thế với điều kiện tự nhiên
ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho nơi đây phát triển nông nghiệp cũng như
ngư nghiệp. Xã Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
là một minh chứng, nơi đây có khu du lịch suối nước nóng Bình Châu, cư dân
mặc dù không phảii là dân bản địa mà chủ yếu là do các nơi đây có những
điều kiện thuận lợi về nhiều mặt nên mới có sức thu hút luồng di dân đến đây
nhiều đến như vậy.

2


Đồng thời qua việc tìm hiểu tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và xã hội của
xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, BR-VT là tiền đề tạo nên sự hướng…đưa
ta tìm hiểu sâu sắc hơn về tổ chức xã hội, dòng họ, gia đình của cư dân biển
xã Bình Châu.

B NỘI DUNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Tỉnh
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9,
Quốc hội khóa VIII, ngày 12 tháng 8 năm 1991, gồm 5 đơn vị hành chính:
Thành phố Vũng Tàu, huyện Côn Đảo ( thuộc Đặc Khu Vũng Tàu Côn Đảo)
và các huyện: Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc ( thuộc tỉnh Đồng Nai).
Ngày 2/6/1994 Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định 45/CP chia huyện
Châu Thành thành ba đơn vị hành chính là thị xã Bà Rịa, huyện Châu Đức và
huyện Tân Thành.

3



Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ phía Đông của Sài Gòn – Gia Định và
miền Đông Nam Bộ. Phần đất liền của Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định trên
tọa độ địa lý từ 10 020’ đến 10 045’ vĩ Bắc và từ 107 0 đến 107035’ kinh Đông,
phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam là Biển Đông, phía đông giáp tỉnh
Bình Thuận, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Quần Đảo Côn Lôn với
tên gọi là Côn Đảo bao gồm 16 hòn Đảo cách Vũng Tàu 97 hải lý .
Diện tích toàn tỉnh là 2047,66km 2, tương đương với thành phố Hồ Chí
Minh, bằng 1/3 tỉnh Đồng Nai, chiếm gần 0,6 diện tích của cả nước, song
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn quản lý hơn 100.000km 2 thềm lục địa Nam Biển
Đông, vốn có tiềm năng kinh tế hết sức to lớn và quan trọng, đồng thời cũng
là một vị trí chiến lược đối với an ninh, quốc phòng. Thềm lục địa và vùng
biển Côn Đảo, Vũng Tàu tiềm tàng nguồn tài nguyên dầu khí đồng thời là
một ngư trường rộng lớn.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên các trục đường giao thông quan trọng về cả
thủy, bộ và nằm gần các trung tâm kinh tế của Miền Nam, là cửa ngõ giao
lưu kinh tế, văn hóa của các vùng trong quá khứ cũng như hiện tại. Với địa
thế ấy, Bà Rịa – Vũng Tàu ở vào một vị trí rất năng động của khu vực, là đầu
cầu quan trọng của vùng động lực, tam giác kinh tế- văn hóa thành phố Hồ
Chí Minh – Biên Hòa và Vũng Tàu. Ưu thế vị trí ấy được nhân lên khi điều

4


kiện tự nhiên, hệ sinh thái môi trường vốn cũng rất ưu đãi cho mảnh đất Bà
Rịa Vũng Tàu.
Địa hình Bà Rịa – Vũng Tàu là sự chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng
bằng cực Nam Trung Bộ với châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nên địa thế
không cao lắm và có xu hướng thấp dần theo quá trình chuyển tiếp từ Bắc

xuống nam. Địa hình Bà Rịa – Vũng Tàu có sự phân biệt địa hình rõ rệt qua 3
dạng: Vùng đồi núi thấp, bặc thềm phù sa cổ và đồng bằng ven biển.
Miền đồi núi thấp của Bà Rịa – Vũng Tàu có độ cao từ 100-300m so với
mực nước biển đó là phần cuối của miền cao nguyên đất đỏ cực Nam Trung
Bộ, thấp dần từ huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai xuống. Vùng đồi núi thấp của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung ở hai huyện Xuyên Mộc và Châu Đức. Xen
lẫn giữa dãy đồi núi thấp ấy là những núi đá hoa cương vươn cao như núi
Mây Tàu cao hơn 700m, núi Dinh cao 504m, núi Thị Vải cao gần 470m. Côn
Đảo, một huyện xa đất liền của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, núi đồi chiếm hơn
80% diện tích. Núi An Hải cao nhất ( 577m). Rừng Côn Đảo là vườn Quốc
gia, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều loài động thực vật quý
hiếm. Nguồn gốc tên gọi của các ngọn núi ấy gắn liền với những chiến công
oai hùng cùng những huyền thoại lưu truyền trong nhân dân địa phương.
Rừng núi Bà Rịa – Vũng Tàu là những căn cứ địa kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ.

5


Miền núi thấp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc hệ núi già, nhưng trong
điều kiện khí hậu phù hợp, miền đất ấy là môi trường tốt để các loài thực vật
sinh sôi và phát triển. Bà Rịa – Vũng Tàu có hai khu vườn quốc gia là Côn
Đảo và Bình Châu- Phước Bửu. Điều đó nói lên giá trị của vùng đồi núi thấp
Bà Rịa – Vũng Tàu, thuộc hệ sinh thái rừng ven biển và hải đảo, vốn rất hiếm
ở Việt Nam.
Bậc thềm phù sa cổ của Bà Rịa – Vũng Tàu có độ cao từ 50 đến 100 mét,
là sự tiếp nối giữa miền núi cao và miền đồng bằng ven biển, trải dài từ Tây
sang Đông, từ Tân Thành qua Châu Đức sang Long Đất và Xuyên Mộc. Đây
là vùng đất cao khá bằng phẳng, xen giữa là vùng đất đỏ Bazan màu mỡ,
thích hợp với các loại cây công nghiệp và cây ăn trái.

Đồng bằng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu được kiến tạo từ phù sa màu mỡ
ven biển phía Nam, đây chính là nơi dừng chân đầu tiên của cộng đồng người
Việt trên đường khẩn hoang, lập nghiệp về phương Nam hồi thế kỷ XVIXVII. Nối tiếp nhiều thế hệ, họ đã tạo ra những ruộng lúa, những đồng muối
rộng lớn. xen giữa những cánh đồng ấy là những rừng dương mát rượi hay
những đìa, ao, đầm nuôi tôm, cua…
Ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu không hoàn toàn là đồng bằng. những ngọn
núi Minh Đạm, Kỳ Vân, Núi Lớn, Núi Nhỏ. Núi nứa xen giữa không gian
bằng phẳng, án ngữ bên bờ biển tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, kì

6


thú, đồng thời là một đại thế chiến lược về quân sự. Đó cũng là địa bàn sinh
trưởng của rừng cây nước mặn. Những rừng cây nước mặn ấy không những
tạo thế cân bằng sinh thái, làm cho miền đất này được giữ vẻ nguyên sinh,
huyền diệu, mà trong ba mươi năm chiến tranh giải phóng. Rừng Sác là địa
bàn hoạt động của lực lượng võ trang địa phương, đặc công thủy của tỉnh và
của miền, là căn cứ quan trọng để tiến công vào thị xã, thị trấn, vào thẳng hậu
cứ, sào huyệt của kẻ thù.
Bà Rịa –Vũng Tàu không có nhiều sông lớn và dài chảy qua, nhưng lại
có hệ thống sông suối nhỏ khá dày, tạo nguồn nước ngọt dồi dào cung cấp
cho đời sống và sản xuất. Đó là ba hệ thống sông Ray, sông Vải và sông
Dinh. Cửa Vũng Tàu- Cần Giờ là nơi hội tụ của ba nguồn nước lớn sông
Lòng Tàu, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đổ vào, tạo thế án ngữ cửa ngõ
vào Sài Gòn và đồng bằng rộng lớn Nam Bộ.
Sông Ray là con sông lớn nhất, bắt nguồn từ nhiều con suối nhỏ thuộc
vùng rừng núi phía Bắc của tỉnh, chảy qua miền đồng bằng trù phú của huyện
Long Đất với lưu vực 1500 km 2, bằng hai phần ba diện tích của tỉnh Vùng
thượng lưu sông Ray là căn cứ đóng quân và căn cứ hậu cần quan trọng của
các lực lượng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Mĩ. Cửa Lộc An phía hạ lưu có Rừng Sác dày che phủ, tiếp giáp với những
cánh rừng già bạt ngàn Phước Bửu, Xuyên Mộc là nơi được chọn làm bến bãi

7


tiếp nhận vũ khí chi viện bằng đường biển từ miền Bắc vào miền Đông Nam
Bộ và Khu VI thời kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Sông Thị Vải có lưu vực hơn 700km 2, được tạo hợp từ cả sông Cả, suối
Thái Phiên và suối Phú Mỹ, chảy qua huyện Tân Thành, đổ ra Vịnh Gềnh
Rái. Sông không rộng, không dài, nhưng sâu và có dòng chảy mạnh, mang
nhiều phù sa, tạo cho vùng ven vịnh Gềnh Rái một bãi sình lầy rộng lớn, làm
môi trường sinh trưởng của thảm thực vật mặn và các loại động vật nhuyễn
thể: ốc, tôm, cua,sò… Phía cửa sông rộng, có độ sâu trên 10 mét, thủy triều
mạnh. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng cảng Thị
Vải, cảng lớn nhất của Nam Bộ, cho tàu có trọng tải hàng chục vạn tấn vào,
ra bốc xếp hàng hóa.
Sông Dinh bắt nguồn từ nhiều con suối nhỏ hợp lưu vầ sông Soài, chảy
ngang qua vùng căn cứ địa Hắt Dịch- Châu Pha, đoạn chảy qua thị xã Bà Rịa
mang tên sông Dinh, đổ ra thành phố Vũng Tàu vào vịnh Gềnh Rái. Cùng tạo
hợp với những kênh rạch khác, sông Dinh góp phần kiến tạo nên những dải
đất phù sa lớn ở phía bắc Vũng Tàu. Đây là địa bàn của rừng cây nước mặn
và các loại động vật nhuyễn thể sinh sôi, phát triền. Sông Dinh có lưu vực
hơn 200km 2, vùng hạ lưu nước sâu đã tạo điều kiện thuận lợi để hình thành
một hệ thống cảng biển phục vụ cho kinh tế và quân sự.

8


Biển và bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc thềm lục địa phía nam của Tổ

quốc, tiềm ẩn nhiều giá trị kinh tế và tiềm năng phát triển du lịch. Biển Bà
Rịa – Vũng Tàu có đặc tính nắng ấm quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 26 đến 29 oC. Nước biển sạch có độ mặn gần 3,5% lại ở vào vùng ít
bão, có dòng hải lưu chảy qua, nên biển Bà Rịa – Vũng Tàu là môi trường tốt
cho các loại tôm cá sinh trưởng và phát triển.
Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển dài trên 100km, trong đó 72 km có nhiều
vũng, vịnh và bãi cát đẹp, lý tưởng với nhiều cơ sở dịch vụ- du lịch, nghỉ mát
tiện nghi như Vũng Tàu, Long Hải, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Hồ Linh, Bình Châu…
đã thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Thủy triều của
Bà Rịa – Vũng Tàu theo chế độ bán hợp nhật triều tương đối ổn định, với
biên độ tối đa 4-5 mét cũng tạo cho vùng biển này thêm nhiều ưu thế. Biển và
bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu không những ẩn chứa nhiều tài nguyên về hải
sản, muối, cát trắng, bãi tắm, cảnh quan du lịch và đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt
( trữ lượng khoảng 1,5 tỷ tấn) mà còn có tầm quan trong to lớn trong an ninh
– quốc phòng và giao lưu quốc tế.
Thổ nhưỡng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hai loại chính. Đó là hệ Peralit,
chủ yếu trên nền đá của vùng đồi núi thấp, chiếm khoảng 58% diện tích đất
tự nhiên ( 113.000 ha). Loại đất này tập trung ở các huyện Tân Thành, Châu
Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo. Xen lẫn hệ đất này có Đất đỏ Bazan, thích hợp

9


với các loại cây công nghiệp như cao su, chè, cà phê, tiêu, điều…và các loại
cây ăn quả nhiệt đới. Hệ phù sa được kiến tạo từ sự bồi đắp của các con sông,
suối và tập trung chủ yếu ở phía Nam tỉnh, chiếm hơn 42% diện tích đất tự
nhiên (khoảng 83.000 ha) những nhà nghiên cứu thổ nhưỡng Bà Rịa – Vũng
Tàu đã chia hệ phù sa này làm nhiều loại, nhằm tìm kiếm sự thích hợp bố trí
các giống loài cây trồng, hầu mong thu được năng suất cao nhất từ nguồn tài
nguyên vốn không nhiều của tỉnh. Đất phù sa mới bồi, phù sa cổ bạc màu,

phù sa pha cát, phù sa phèn, nhiễm mặn, đều có giá trị riêng khi biết đầu tư
và khai thác hợp lý.
Rừng tự nhiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay còn lại khoảng
27.000 ha, chiếm 13% diện tích toàn tỉnh. Đó là một con số khiêm tốn so với
tổng số 113.000 ha ( 58%) diện tích của đất đồi thấp hiện có. Trong một thời
gian dài, đất rừng, thảm thực vật Bà Rịa – Vũng Tàu bị chiến tranh tàn phá và
sau đó là sự khai thác bừa bãi của con người. Từ tháng 7 năm 1992, UBND
tỉnh đã ra chỉ thị “ Đóng cửa rừng” trên phạm vi toàn tỉnh. Dẫu còn lại không
nhiều, nhưng rừng Bà Rịa – Vũng Tàu chứa đựng nhiều tài nguyên quý giá về
cả động vật lẫn thực vật, nhất là ở hai rừng quốc gia: Bình Châu – Phước Bửu
(7720 ha) và Côn Đảo (6043 ha) còn lưu giữ nhiều động vật, thực vật quý
hiếm. Đó là những bảo tàng sống về hệ sinh thái môi trường rừng ven biển và
động thực vật quý hiếm không những của tỉnh mà còn của cả khu vực.

10


Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có một
số loại phân bố khá tập trung, với trữ lượng lớn và có giá trị kinh tế đặc biệt
quan trọng. Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục đại có trữ lượng lớn. Công việc
thăm dò, khai thác đã và đang được đẩy mạnh, thu hút sự chú ý của nhiều nhà
đầu tư lớn trên thế giới. Đó là nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược và đi
tiên phong của Bà Rịa – Vũng Tà. Hiện nay, vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu có
nhiều công ty thuộc nhiều nước khác nhau trên thế giới đang cùng hợp tác
với Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí, đưa về cho ngân sách nhà nước
nhiều ngoại tệ. Ngoài dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có nguồn nước khoáng
Bình Châu, Suối Nghệ có giá trị chữa bệnh, giải khát và xuất khẩu. Cát trắng
Bình Châu là nguyên liệu để sản xuất các loại thủy tinh cao cấp như pha- lê.
Các dãy núi đá hoa cương ở khu vực núi Dinh – Thị Vải và khu vực núi Minh
Đạm là nguyên liệu quan trọng cho nhu cầu xây dựng rất lớn trong tỉnh.

Cảnh quan thiên nhiên được tạo lập từ bờ biển, rừng núi cũng là một
tiềm năng lớn của Bà Rịa – Vũng Tàu. Nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo,
gió mùa, nóng ẩm và ổn định quanh năm, ít bão lụt,
Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng trực tiếp của Biển Đông, nên khí hậu
ôn hòa, mát lành hơn. Nhiệt độ trung bình của Bà Rịa – Vũng Tàu từ 26 đến
290C. biên độ nhiệt giao động thấp, từ 3-5 0C. Tháng tư là tháng nóng nhất ở
Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiệt độ trung bình cũng chỉ vào khoảng 28 0C. Tháng

11


mát nhất là tháng giêng, nhiệt độ trung bình ở mức lý tưởng của vùng Đông
Nam Á là 24,5 0C.
Bà Rịa – Vũng Tàu có chế độ gió mùa, tuy không gây biến động lớn cho
chế độ nhiệt, nhưng ảnh hưởng ảnh hưởng mạnh đến chế độ mưa. Trong mỗi
năm, Bà Rịa – Vũng Tàu có 6 tháng mùa mưa và 6 tháng mùa khô. Mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam thổi từ
Ấn Độ Dương qua, gây mưa khá lớn từ 1300 đến 1700mm. Mùa mưa thuận
tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Mưa nhiều nhưng không kéo
dài, nên ít ảnh hưởng đến tham quan du lịch, vốn là ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, do tác động của gió mùa
Đông Bắc(gió chướng). gió mạnh có khi đạt cấp 5 cấp 6 gây khô hanh, trở
ngại cho sản xuất nông nghiệp, nhưng lại rất thuận tiện cho thế mạnh của tỉnh
là làm muối, xây dựng, đặc biệt là tắm biển và tham quan, du lịch…Vào mùa
này, hầu hết các địa phương ở Nam Bộ đều nắng nóng, vì thế, với những tiện
nghi sẵn có, vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm hẹn, là sự mong chờ kỳ
nghỉ cuối tuần của hàng chục vạn duc khách ở thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh Nam Bộ.
Tóm lại, Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ở vào vị trí cửa ngõ của miền

Đông Nam Bộ, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, có nhiều tiềm năng kinh

12


tế to lớn, đã và đang được khơi dậy. Bà Rịa – Vũng Tàu sớm hội nhập vào
quỹ đạo phát triển chung, xứng đáng là vùng và cùng với thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, góp phần tạo nên “ đầu tàu kinh tế- văn hóa” của Nam Bộ
và của cả nước.
1.2 Huyện
Ngày 30 tháng tư năm 1975, là ngày chiến thắng của quân và dân ta cờ
phấp phới tung bay trên dinh độc lập Sài Gòn Miền Nam nước ta hoàn toàn
được giải phóng. Hòa chung niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền đất
nước. ngày 19 tháng 5 năm 1976 quân và dân Xuyên Mộc tổ chức cuộc mít
tinh chào mừng thắng lợi và bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục và phát
triển kinh tế xã hội đại phương.
Ngày 30 tháng 5 năm 1976, Tỉnh Đồng Nai quyết định tách huyện Xuyên
Mộc với 10 xã là: Phước Bửu, Xuyên Mộc, Bình Châu, Bàu Lâm, Hòa Hưng,
Hòa Bình, Hòa Hiệp, Hào Hội, Bông Trang và Bưng Riềng. Hiện nay thì
huyện có 13 xã, ngoài 10 xã trên thì nhập thêm 3 xã là: Phước Thuận, Phước
Tân, Tân Lâm.
Xuyên Mộc là vùng rừng rậm hoang vu, đầy thú dữ,nước độc, là địa bàn
cư trú lâu đời của đồng bào dân tộc ít người Châu Ro sống du canh du cư.
Khi người Việt từ Đàng Ngoài vào tìm đất khẩn hoang, lập nghiệp, ở đây chỉ

13


có một số đồng bào người dân tộc Châu Ro sống rãi rác trong núi. Đất rộng,
người thưa nên việc khai phá đất đai để làm ăn sinh sống trở nên dễ dàng.

Những bãi biển Hồ Tràm, Hồ Cốc, Bình Châu là những bến dừng chân đầu
tiên của người Việt.
Từ năm 1623, với tư cách con rể của chúa Nguyễn Phúc Chu; vua Chân
Lạp ( Chey Chetta II) chấp thuận cho người Việt ở xứ Đàng Trong vào làm
ăn ở xứ Đồng Nai, Bến Nghé. Năm 1758 vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân với
tư cách là vua một phiên quốc nước Đại Việt, lại một lần nữa cho phép người
Việt vào làm ăn ở xứ Mô Xoài ( Bà Rịa và miền Đông Nam Bộ ngày nay).
Một số sách xuất bản trước năm 1975 đã đưa ra một giả thuyết giải thích
về cái tên Xuyên Mộc là do lớp người Việt đầu tiên đến vùng rừng hoang
này, họ thấy rãi rác nhiều xương người chết. Từ đó, họ gọi vùng đất này là
“xương mục”, lâu ngày đọc trai ra là Xuyên Mộc (?).
Cũng có ý kiến cho rằng từ thế kỷ XVII-XVIII, người Việt từ Đàng
Ngoài vào khai phá xứ Đàng Trong, từ vùng Thuận Hóa cho đến Bình Định,
Phú Yên, đến vùng đất ngày nay là Xuyên Mộc, vì thú dữ và thời tiết ác
nghiệt khó sinh sống, họ phải băng qua những cánh rừng già dày đặc về
hướng Đất Đỏ, Long Điền, Phước Lễ định cư và đặt tên vùng đất Bà Rịa là
xứ Mô Xoài. Phải chăng vì thế mà người Việt gọi tên vùng đất đã đi qua là
Xuyên Mộc.

14


Gần đây, các tác giả nghiên cứu địa chí tỉnh Bà Bịa- Vũng Tàu đã xác
định, Xuyên Mộc là tên một loài cây lớn, mọc khá nhiều ở vùng đất này trước
đây. Khi người Đàng Ngoài vào thực ra khi đến ngay Bình Châu, Hồ Tràm
mà định cư. Cách giải thích này có sức thuyết phục, vì khi đó Xuyên Mộc là
rừng già bạt ngàn, không nằm trong lộ trình mở đất của lớp người tiên phong
hồi cuối thế kỷ XVII. Khi đó người Việt vào xứ Mô Xoài (Bà Rịa- Đồng
Nai) chủ yều là đi đường biển, ghé những nơi có cửa biển, ven sông, chọn nơi
đồng bằng ven sông, ven biển dễ khai phá, tiện giao thông mà định cư, rồi

mới khai phá rộng ra. Điều này có thể thấy rõ hơn qua phần thống kê dân cư
vào đầu thế kỷ XX, khi đó, dân cư trên địa bàn Xuyên Mộc còn thưa thớt hơn
vùng Đất Dỏ, Long Điền, hay Long Kiên, Long Xuyên (Hòa Long), Long
Phước…
Cách đây hơn 300 năm, trên bước đường tiến về phía Nam để khai hoang
phía Đàng Trong, người Việt đã đặt chân lên mảnh đất Xuyên Mộc. Theo
Phan Khoang, trong “ Việt sử xứ Đàng Trong” từ năm 1620 vùng đất
Proyokor (tức Sài Gòn, Biên Hòa, Bà Rịa) đã có nhiều người Việt đến khai
phá đất đai.
Năm 1658, vua Nặc Ông Chân vi pham biên cảnh, chúa Nguyễn sai phó
tường dinh Trấn Biên là Nguyễn Phước Yến đem 3000 quân đến Mô Xoài
đánh bắt được Nặc Ông Chân giải về, sau đó tha về nhưng phải cam kết

15


“không được nhiễu dân ở ngoài biên cương”. Sự kiện này cho thấy người
Việt đã có mặt ở đây khá đông từ giữa thế kỷ XVII. Sau “ sự kiện Mô Xoài
năm 1658”, chúa Nguyễn tiếp tục có nhiều chính sách khuyến khích dân
chúng vào khai phá vùng đất Nam Bộ. Trong sách “Phủ Biên Tạp Lục”, Lê
Qúy Đôn nói rõ: Họ Nguyễn đã chiêu mộ những người dân có “vật lực” ở xứ
Quãng Nam, các phủ Điện Bàn, Quãng Ngãi, Quy Nhơn đi khẫn hoang.
Những người có “vật lực” này được quyền mua nô tỳ để sử dụng. Mục đích
của nhà Nguyễn là mở rộng địa bàn đứng chân, củng cố thế lực để chống lại
chúa Trịnh, vua Lê ở Đàng Ngoài.
Cuộc phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn (thế kỷ
XVII) và sự áp bức của bọn cường hào, ác bá đã dồn ép những lớp người
Việt từ miền Bắc, miền Trung vào đây tìm đất sinh sống, lập nghiệp. Họ vượt
biển bằng thuyền buồm vào Đàng Trong, đặt chân lên những bãi biển Bình
Châu, Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc), Phước Hải (Đất Đỏ), Long Hải,

Phước Tỉnh (Long Điền), rồi từng bước phát triển về vùng châu thổ. Những
người dân yêu tự do, chống sự áp bức của quan lại bản xứ đã tiên phong quần
tụ tại mảnh đất Xuyên Mộc này.
Rừng hoang, khí hậu khắc nghiệt, thú dữ càng làm cho họ đoàn kết hơn,
trở thành một cộng đồng người có quy củ để chống lại thiên nhiên, khai phá
rừng hoang, xây dựng xóm làng, ruộng rẫy. Mức độ chiến tranh Trịnh -

16


Nguyễn càng ác liệt số dân bỏ vào Đàng Trong sinh sống càng đông hơn. Từ
Xuyên Mộc, người Việt mở rộng về Biên Hòa, Gia Định và đồng bằng sông
Cửu Long, lập xóm làng trù phú ở xứ Mô Xoài - Đồng Nai - Gia Định.
Năm 1768, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
vào kinh lý, lấy đất Nông Nại lập phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai làm huyện
Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng
dinh Phiên Trấn. Mổi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai Bộ, Ký lục để cai trị. Nha
thuộc có hai ty Xá, Lại để làm việc. Quân binh thì có cơ, đội, thuyền thủy bộ
tinh binh và thuộc binh để hộ vệ.
Vùng đất Xuyên Mộc nói riêng, Bà Ria - Vũng Tàu ngày nay nói chung
đều nằm trọn trong huyện Phước An. Những tên làng xuất hiện khá sớm trên
vùng đất Xuyên Mộc ngày nay là Long Xương, Long Cơ, Hưng Nhơn, Nhu
Lâm, Thừa Tích, Xuyên Mộc, Phước Bửu, Thuận Biên…Tiềm năng về đất,
rừng, biển rất đa dạng nhưng do dân cư còn ít, phương tiện khai thác lạc hậu,
lại là đia bàn xa các trung tâm kinh tế, nên đến cuối thế kỷ XIX, Xuyên Mộc
vẫn còn là vùng rừng rậm hoang vu, dân cư thưa thớt, trong khi dân cư xứ
Đông Nai -Gia Định đã có 40.000 hộ với hơn 200.000 dân, đất khai phá được
hơn 1000 dặm
Trong quá trình lịch sử, địa lí và tên gọi huyện Xuyên Mộc cũng nhiều
lần thay đổi. Theo sách “ Gia Định Thành Thông Chí” của Trịnh Hoài Đức,


17


huyện Xuyên Mộc ngày nay thuộc về tổng Phước Hưng, huyện Phước An,
phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa.
Năm 1778, Nguyễn Ánh thu phục toàn cõi Gia Định, đặt quan công
đường coi hai dinh Phiên Trấn và Trấn Biên. Trên dịa bàn dinh Trấn Biên có
một số đơn vị phòng thủ trực thuộc goi là ‘đạo” như đạo Hưng Phước, đạo
Nục Giang, đạo Đồng Môn, đạo Cần Giờ …Khu vực Phước Lễ (thị xã Bà Rịa
ngày nay), Long Điền, Châu Đức thuộc đạo Hưng Phước. Vùng đất Xuyên
Mộc ngày nay thuộc đạo Nục Giang. Sách Đại Nam nhất thống chi (Quốc sử
quán triều Nguyễn) chép trong mục Đền - Miếu về vùng đất này như sau:
“Đền Hiên Ngọc Hầu: ở thôn Phước Bảo, huyện Phước An, thờ thông binh
Hồ Văn Hiên là con tập chức của Hồ Văn Qúi là thống binh đời đầu trung
hưng; Hiên đóng quân ở đạo Nục Giang, sau chết ở đạo Sở, tỏ dấu anh linh,
dân địa phương có cầu đảo liền ứng; năm Minh Mạng thứ 19, nguyên hộ phủ
là Phạm Duy Trinh đào sông Xích Lam, đem nằm mộng bèn lập đền thờ.
Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) nhà Nguyễn tách hai huyện Long Thành
và Phước An đặt thuộc phủ Phước Tuy, tách phần đất phía Bắc của hai huyện
này để thành lập huyện mới Long Khánh gồm 6 tổng là Long Xương, Long
Cơ, An Trạch, An Viễn, Tập Phước và Khánh Nhân. Một phần đất trong các
tổng Long Xương, Long Cơ nay thuộc huyện Xuyên Mộc.

18


Hòa ước Nhâm Tuất 1862 nhượng tỉnh Biên Hòa cho người Pháp làm
thuộc địa. Thực dân Pháp đứng đầu mỗi địa hạt là một viên quan người Pháp
gọi là Giám Đốc Bản xứ vụ. Tất cả các viên Giám Đốc này đặt dưới quyền

viên Giám Đốc cao cấp Bản xứ vụ coi chung các hạt địa gọi là quản hạt
Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông, thực dân Pháp phân chia lại lãnh
thỗ, trong đó địa bàn tỉnh Biên Hòa được phân chia thành 5 hạt: Biên Hòa,
Thủ Dầu Một, Long Thành, Bảo Chánh và Bà Rịa. Vùng đất thuộc huyện
Xuyên Mộc ngày nay thuộc về tổng Phước Hưng Hạ, huyện Phước An, phủ
Phước Tuy.
Năm 1867, sau khi chiếm trọn 6 tỉnh Nam Kì, người Pháp chia địa bàn
Nam Kì thành 24 đơn vị hành chính gọi là hạt Thanh tra. Đứng đầu mỗi hạt là
viên Thanh tra, sau đổi là Tham biện
Ngày 20-12-1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tất cả các
hạt thanh tra thành tỉnh, đứng đầu là một viên Tham biện, thường gọi là chủ
tỉnh. Hạt thanh tra Bà Rịa đổi thành tỉnh Bà Rịa. Tên gọi tỉnh Bà Rịa xuất
hiện từ đó.
Ngày 7-11-1905 Toàn quyền Đông Dương quyết định đem phần đất gọi là
Khánh Sơn và 3 xã của người thiểu số là Hưng Nhơn, Nhu Lâm, Thừa Tích
của tỉnh Bình Thuận nhập vào tỉnh Bà Rịa, lấy cớ các xã này không đóng

19


thuế cho chính phủ Nam Triều, tức không thuộc Trung Kì. Sự thật là tại khu
vực này, các toán nghĩa quân chống Pháp vẫn còn hoạt động, thường đột
nhập vào tấn công quân Pháp đóng trên vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu. Bởi
vậy, chúng nhập các làng này vào tỉnh Bà Rịa cho dễ kiểm soát. Kể từ đó, các
làng Hưng Nhơn, Nhu Lâm, Thừa Tích trực thuộc tỉnh Bà Rịa mà ngày nay
thuộc địa bàn các xã Bàu Lâm, Bưng Riềng Bông Trang, Hòa Bình Hòa
Hưng, Hòa Hiệp, Hòa Hội của huyện Xuyên Mộc.
Ngày nay huyện Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một huyện
nằm ở vị trí địa lí vô cùng quan trọng. Vốn là vùng địa đầu của vùng Đông
Nam Bộ nối liền với cực Nam Trung Bộ, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện

Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, Tây giáp huyện Châu Đức, Tây Nam giáp huyện
Đất Đỏ, Dông Nam giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp với
biển Đông rộng lớn. Diện tích tự nhiên 640,48km 2. Huyện Xuyên Mộc là một
huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú và đa dạng, đã và đang tiến hành khai thác để trở thành các nguồn
lợi kinh tế.
Tài nguyên rừng: Địa bàn Xuyên Mộc xưa toàn là rừng già, rừng Xuyên
Mộc đã bị tàn phá nặng nề trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ cũng như
trong cuộc định cư sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975). Một
phần rừng còn lại ở Xuyên Mộc đã được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên

20


nhiên Bình Châu - Phước Bửu, là một trong hai vườn quốc gia của tỉnh, thuộc
hệ sinh thái rừng ven biển và hải đảo, vốn rất hiếm hoi ở Việt Nam.
Từ nhiều thế kỷ trước, nơi đây là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc
Châu Ro. Những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn là một nguồn tài nguyên vô
tận. Hơn 3 thế kỷ gần đây, người Việt từ các tỉnh miền Trung đã vào đây
cùng đồng bào dân tộc khai phá, tạo dựng vùng đất này. Trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với thế lợi la rừng già bao phủ phần
lớn địa bàn, nối huyện Hàm Tân của tỉnh Bình Thuận và huyện Xuân Lộc của
tỉnh Đồng Nai, địa bàn Xuyên Mộc đã được chọn để xây dựng căn cứ kháng
chiến của tỉnh, góp phần vào hệ thống căn cứ địa cách mạng liên hoàn ở miền
Đông Nam Bộ.
Mặc dù đã bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh và những năm vừa giải
phóng, hiện nay diện tích rừng còn lại khá lớn (khoảng 22.000 ha), chiếm 2/3
diện tich huyện, thuộc rừng nhiệt đới ở đầu rừng sông Ray và ven biển, đất
rừng thuộc loại bằng phẳng. Đặc biệt khu bảo tồn thiên nhiên Bình ChâuPhước Bửu chạy dai 15 km bờ biển thuộc 4 xã Bông Trang, Bưng Riềng,
Bình Châu, Phước Thuận với diện tích hơn 7000 ha. Đây là loại rừng kín ẩm,

luôn luôn giữ được màu xanh nhiệt đới duy nhất bên bờ biển Đông, có giá trị
về nghiên cứu sinh thái rừng ở môi trường ven biển. Rừng nguyên sinh
Xuyên Mộc có 200 loại thực vật thuộc 60 họ, trong đó có nhiều loại gỗ quý

21


tốt như cẩm lai, chiêu liêu, bằng lăng…Các loại cây thuốc như đỗ trọng, thục
linh, hà thủ ô…Rừng còn có một số đọng vật quý hiếm như nai, cheo, chồn,
khỉ, heo rừng, các loại chim…
Ngoài giá trị nghiên cứu, sinh thái rừng ven biển, Rừng Xuyên Mộc còn có
tác dụng bảo vệ bờ biển, điều hòa nhiệt độ môi trường, đồng thời có thể quy
hoạch cải tạo để xây dựng khu du lịch tốt. Đây là một tài sản vô giá của quốc
gia đã được quy hoạch bảo tồn, là một trong hai khu vườn quốc gia của tỉnh.
Nguồn lợi thủy sản: Xuyên Mộc có sông Ray là con sông lớn nhất tỉnh
chảy qua. Sông Ray bắt nguồn từ suối Chứa Chan (Xuân Lộc), chảy qua miền
đồng bằng trù phú của huyện Xuyên Mộc - Long Điền, Đất Đỏ với lưu vực
1500, bằng 2/3 diện tích của tỉnh. Đoạn chảy qua Xuyên Mộc dài 47 km, là
nguồn nước đáng kể cho việc phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Vùng thượng lưu sông Ray là căn cứ đóng quân và căn cứ hậu cần quan trong
của các lực lượng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Cửa Lộc An phía hạ lưu có rừng Sác dày che phủ, tiếp giáp với
những cánh rừng già bạt ngàn Phước Bửu, Xuyên Mộc là nơi được chọn làm
bến bãi tiếp nhận vũ khí chi viện bằng đường biển từ miền Bắc vào miền
Đông Nam Bộ và khu vực VI.
Sông Hỏa dài 14 km, đã được cải tạo bằng đập Cầu Mới, dự trữ bổ sung
cho nguồn nước tự nhiên đã giảm sút do việc khai thác rừng thiếu quy hoạch.

22



Hồ Bà Tô nằm giữa trung tâm thị trấn cũng là một nguồn dự trữ nước đáng kể
cho đời sống và sản xuất. Ngoài hệ thống sông suối, Xuyên Mộc có nhiều
bưng bàu như Báu Sấu, Bàu Nhám, Bàu Ngứa, Bàu Ma, Bàu Xót, Bàu Non,
Bưng Kè…cung cấp nước cho những cánh ruộng rừng nằm trong vùng căn cứ
kháng chiến có thể canh tác được một vụ. Đây cũng là khu vực có nhiều tôm
cá, nguồn cung cấp thực phẩm cho các lực lượng cách mạng.
Xuyên Mộc có các bãi biển Hồ Cốc, Hồ Tràm, Bình Châu rất đẹp, có thể
phát triển du lịch, đồng thời bến ngang cho các loại ghe nhỏ và vừa ra khơi
đánh bắt. Vùng biển Bình Châu, Hồ Tràm có ngư trường rộng, giàu tiềm năng
về sản lượng đánh bắt, khai thác, nuôi tôm, mực xuất khẩu. Cửa Lộc An , nơi
giáp ranh giữa Đất Đỏ và Xuyên Mộc có thể làm bãi biển cho các loại ghe
lớn, tàu nhỏ ra vào thuận lợi, có thế lợi về kinh tế và quân sự. Trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Lộc An đã từng là
bến tiếp nhận vũ khí tiếp viện của Trung ương cho chiến trường Bà Rịa và
Đông Nam Bộ.
Xuyên Mộc có bờ biển dài 30 km tiếp giáp vùng biển của huyện Long Đất
và huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Biển Xuyên Mộc thuộc vùng bán nhiệt
triều, triều cao nhất là 3,9 m, thấp nhất là 0,6 m. Biển Xuyên Mộc sạch đẹp,
bờ biển dài, có rừng nguyên sinh ven biển có thể xây dựng thành địa điểm

23


tham quan du lịch, đón khách trong và ngoài nước. Bãi biển Hồ Cốc, Hồ
Tràm cùng với suối nước khoáng nóng Bình Châu là những khu vực lí tưởng.
Tài nguyên đất đai : Căn cứ vào địa hình và thổ nhưỡng, có thể chia đất
Xuyên Mộc thành 7 loại:
Đất cát biển nhiễm mặn: Phân bố ở Phước Bửu, Bình Châu, Xuyên Mộc
phần lớn là các dãy cồn cát trắng, vàng có thể cải trạo trồng các loại cây, tạo

môi trường phát triển du lịch.
Đất phù sa mới: Phân bố dọc sông Ray, ven những thung lũng rộng do phù
sa bồi tụ. Thành phần loại đất này là cát pha đất thịt nhẹ, tầng mặt thường có
màu xam đen nhạt, tầng dưới màu xám đen vàng ẩm, hơi chặt và có lẫn sỏi
cuội. Đây là loại đất có nhiều tiềm năng về dinh dưỡng, sự phân giải hữu cơ
khá mạnh, có thể trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
Đất đỏ bazan: Do nham thạch phun xuất tạo thành, có diện tích phân bố
rộng trong huyện tại các xã Bàu Lâm, Xuyên Mộc, Bưng Riềng, Hòa Hiệp,
Hòa Hội, Bông Trang. Đất đai màu mỡ có thể trồng các loại cây công nghiệp
như cao su, cà phê, tiêu, các loại đậu xuất khẩu, các cây ăn trái cho năng xuất
khá.
Nhóm đất đen: Phân bố một vùng nhỏ ở Phước Bửu, tầng mặt màu đen đến
màu đen nâu, cấu trúc viên xốp hơi ẩm, chặt, nhiều sét, hàm lượng hữu cơ

24


cao, nhiều lân. Đây là loại đất giàu tiềm năng về dinh dưỡng. Đại bộ phận
trồng được lúa, màu cây công nghiệp ngắn ngày, nhất là đậu nành, đậu
phộng, thuốc lá cho năng suất cao.
Nhóm đất đỏ trên đá Granites: Phân bố vùng Núi Kho (Phước Bửu), núi
Tầm Bó. Nhóm hình thành những khối núi đối lập, đỉnh nhọn, độ dốc từ 2530º, đất dưới chân thoải, mặt bằng thường có màu đỏ ít sét, có nhiều hạt
thạch anh nên dễ bị rửa trôi. Đây là loại đất có thể khai thác về lâm nghiệp.
Nhóm đất vàng trên vùng phù sa cổ: Phân bố khá rộng lớn ở Bình Châu,
Xuyên Mộc, Bông Trang, Bưng Riềng, có địa hình lượn sóng, ít dốc, hình
thành cách đây mấy ngàn năm. Đất có màu thay đổi từ nâu vàng đến vàng đỏ,
thành phần gồm cát pha đất thịt nhẹ lẫn sỏi, thạch anh kết vón tròn, giữ nước
kém, dễ hình thành đá ong. Vùng đất kết vón có thể trồng rừng hoặc cây có rể
sâu, chịu hạn (mít, xoài, điều)
Nhóm đất xám và bạc màu: Phân bố ở Hòa Hiệp, Bưng Riềng, Phước Bửu,

có màu xám, xám trắng, xám tro, có thể trồng loại cây ăn trái loại cây cạn
như mía, mì, bắp ở vùng trũng thấp có thể trồng một vụ lúa.
Khoáng sản: Xuyên Mộc có nguồn nước khoáng Bình Châu và cát trắng.
Cát trắng Bình Châu đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, tỉ lệ silicate tuyệt đối cao, tỉ lệ
sắt chỉ có vết hoặc không có, tỉ lệ nhôm thấp, tạp chất không đáng kể. Cát

25


×