Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

phân tích đặc trưng cơ bản của bộ luật Hammurabi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.21 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1
I. Khái quát chung về Bộ luật Hammurabi...................................................................................................2
1.Khái quát chung...................................................................................................................................2
2. Kết cấu bộ luật Hammurabi..................................................................................................................2
II. Nét đặc trưng của Bộ luât Hammurab.....................................................................................................3
1. Nét đặc trưng của Bộ luật Hammurabi.................................................................................................3
2. Nguyên nhân có những đặc trưng đó...................................................................................................6
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................6

MỞ ĐẦU.
Bộ luật Hammurabi của Nhà nước Lưỡng Hà thời cổ đại là bộ luật thành văn cổ
xưa nhất của nhân loại, qua đó phản ánh một cách khái quát các hoạt động kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của Lưỡng Hà cổ đại – nền văn minh tối cổ của loài người. Bộ luật
này là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Nhận

1


thức rõ được tầm quan trọng của Bộ luật, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ phân tích đặc trưng
cơ bản của bộ luật Hammurabi” nhằm trang bị thêm những kiến thức về văn hóa, xã hội.

I. Khái quát chung về Bộ luật Hammurabi.
1.Khái quát chung.
Ra đời trong bối cảnh xã hội chiếm hữu nô lệ ở Lưỡng Hà cổ đại, Bộ luât
Hammurabi không thể làm một việc gì khác hơn là phản ánh các quan hệ thống trị đương
thời, nó là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quan hệ đó.
Xã hội Lưỡng Hà cổ đại thời Hammurabi được chia thành ba giai cấp: giai cấp quý
tộc, giai cấp bình dân và nô lệ. Về cơ bản có thể nói đến hai giai cấp đối kháng trong xã
hội Lưỡng Hà là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Nô lệ là tài sản thuộc sở hữu của chủ
nô, phải phục tùng chủ nô về mọi mặt. Chủ nô là giai cấp thống trị, muốn duy trật tự


thống trị này bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó pháp luật được coi là một trong
những biện pháp chủ yếu. Điều này được phản ánh một cách rõ nét trong Bộ luật
Hammurabi, các quy phạm pháp luật của Bộ luật, dù là dân sự hay hình sự đều hướng tới
sự điều chỉnh của mình vào việc bảo vệ quyền lợi của chủ nô.
Cơ sở kinh tế của Lưỡng Hà cũng được Bộ luật Hammurabi đưa ra những quy định
từng phạt người thiếu trách nhiệm, khuyến khích thiết lập nên chế độ sở hữu ruộng đất rõ
ràng, phát triển ngoại thương. Nền tảng của xã hội là gia đình. Tư tưởng này cũng được
Bộ luật đưa vào, ngăn cấm, trừng phạt người cùng đẳng cấp, địa vị, đồng thời ngang bằng
với thiệt hại mà kẻ phạm tội gây ra. Cùng với đó, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của kẻ yếu
cũng là nguyên tắc cơ bản. Đặt trong bối cảnh có nhiều áp bức bất công, những quy định
như thế thực sự có nhiều ý nghĩa tiến bộ mang tinh thần nhân đạo sâu sắc. Bộ luật
Hammurabi có những hình phạt tàn bạo, một mặt các hình phạt đó là vô nhân đạo, trà đạp
lên thân thể phẩm giá con người, mặt khác đối tượng áp dụng các hình phạt đó rất hạn
chế, lại áp dụng chủ yếu cho những hành vi trái đạo đức xã hội.
2. Kết cấu bộ luật Hammurabi.
Bộ luật Hammurabi được ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1792 đến năm 1750
TCN dưới triều đại của vị vua Babilon thứ 6.
Bộ luật này dược chia thành 3 phần rõ rệt:
Phần mở đầu: Hammurabi tuyên bố rằng, các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua
thống trị “khi Mác đúc cử ta thống trị muôn dân một cách công bằng, chính nghĩa truyền
khắp đất nước và tạo ra hạnh phúc cho nhân dân”.
Phần nội dung: được chia thành 282 điều bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời sống
xã hội.
2


Phần kết luận: Khẳng định lại công đức và uy quyền của nhà vua Hammurabi. Nhà
vua trừng trị thẳng tay kẻ nào hủy hoại bộ luật.

II. Nét đặc trưng của Bộ luât Hammurab

1. Nét đặc trưng của Bộ luật Hammurabi.
a. Đánh dấu hoạt động pháp điển hóa đầu tiên, sớm nhất trong pháp luật thế giới. Do
chính hoàng đế tổ chức biên soạn.
Nền kinh tế hàng hóa Lưỡng Hà xuất hiện sớm và phát triển vào bậc nhất ở phương Đông
cổ đại nên luật pháp Lưỡng Hà cũng phát triển nổi trội hơn so với các vùng khác. Ngày
nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiển thấy một văn bản pháp luật Lưỡng Hà – đó là
những văn bản về mua bán ruộng đất và một vài bộ luật. Trong đó, Bộ luật Hammurabi
có giá trị lớn nhất, nó được soạn thảo vào triều đại Hammurabi (1894-1594 TCN).
Bộ luật này được soạn thảo do chính hoàng đế Hammurabi – người đã thiết lập bộ
máy chính quyền của một nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế. Tổ chức nhà nước
Babilon đồ sộ, quy củ nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại.
Bộ luật này được chia làm ba phần chính rõ ràng, tổng hợp tất cả các quy phạm
trong mọi lĩnh vực. Khác với Bộ luật Manu chỉ tổng hợp các quy phạm, tín điều tôn giáo
do tầng lớp tăng lữ biên soạn. Bộ luật Manu này gồm 12 chương, 2685 Điều. Thực chất
Bộ luật này là những luật lệ, tập quán pháp của giai cấp thống trị được các trường thần
học Bàlamon tập hợp lại cà viết thành trường ca. Từ đây thấy được giá trị của Bộ luật
Hammurabi có nhiều điểm tiến bộ hơn, so với đó thì Ai Cập chưa có một Bộ luật nào.
Tiếp đến đó là hoạt động pháp điển hóa diễn ra khá đa dạng.
Các lĩnh vực, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật này rất rộng, bao trùm lên hầu hết các
quan hệ xã hội. Phần nội dung là phần chủ yếu của Bộ luật. Nội dung Bộ luật bắt đầu từ
sự kế thừa những bộ luật trước đó của nhiều quốc gia Lưỡng Hà, cụ thể là những pháp
điều của người Xume (chủ nhân của những quốc gia đó). Bộ luật còn chứa đựng những
luật lệnh của vua Hammurabi và nhiều quyết định của Tòa án cao cấp bấy giờ. Bộ luật
gồm 282 điều khoản cụ thể, trong đó, điều đầu tiên của Bộ luật quy định thủ tục kiện cáo,
cách xét xử tức là thủ tục tố tụng. Tiếp đó là những quy định về hình phạt của tội trộm
cắp, bắt cóc nô lệ; về quyền và nghĩa vụ của binh lính; quyền lợi của người lính canh
ruộng đất; Tội sử dụng bừa bãi nguồn nước, tội để súc vật tàn phá hoa màu; Các hình
thức cho vay lãi nô lệ vì nợ cũng được quy định rất cụ thể. Sau đó, Bộ luạt dành nhiều
khoản về việc gả bán con gái, về gia đình, về các hình thức trị tội khi làm tổn hại đến thân
thể người khác; hình phạt đối với tộ thủ tiêu dấu trên mặt nô lệ, trách nhiệm và tiền công

của những người làm thuê trong xây dựng, trong nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công
nghiệp. Cuối cùng là những điều khoản về mua bán nô lệ.
3


Như vậy, luật Hammurabi điều chỉnh khá rõ ràng các mối quan hệ xã hội thời
Babilon cổ.
Ngoài ra, trong quá trình biên soạn còn chú ý đến cả việc sắp xếp điều khoản, điều
chỉnh các quan hệ giống nhau ở liền nhau. Tuy là chưa có sự phân chia thành những
ngành luật như hiện nay nhưng tác giả của bộ luật đã có ý thức sắp xếp các điều khoản
thành từng nhóm riêng theo từng loại quan hệ xã hội trong lúc bấy giờ. Qua các điều
khoản đó, có thể chia thành những chế định sau: chế định hợp đồng; chế định hôn nhân và
gia đình; chế định về thừa kế; những chế định hình sự, những chế định tố tụng. Mỗi một
chế đình đều quy định rõ các điều khoản, các trường hợp xảy ra. Ví dụ trong chế định hợp
đồng thì phân chia thành hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn và hợp đồng lĩnh canh
ruộng đất. So với bộ luật Manu thì các chế định này đầy đủ và rõ ràng hơn, các quy tắc,
điều luật về nội dung vẫn có nhiều điểm tiến bộ hơn.
b. Bộ luật Hammurabi thể hiện kĩ thuật lập pháp khá cao.
Điểm nổi bật trong kĩ thuật lập pháp của bộ luật là không của luật pháp có xu hướng
hình sự hóa tất cả cacá quan hệ pháp luật. Đây cũng chính là điểm khác biệt của luật pháp
triều đại Hammurabi Lưỡng Hà với thời Tây Chu phong kiến. Trong pháp luật Tây chu
thiên về hình luật.
Nghiên cứu về bộ luật Hammurabi, có ý kiến cho rằng đây là “một bộ luật tổng hợp
dưới dạng hình luật” .Có thể khẳng định không phải vì những lí do sau đây:
Thứ nhất: Trong tổng số 247 điều còn đọc được của bộ luật có đến một nửa số điều
luật này không liên quan tới hình luật. Quy phạm pháp luật chứa đựng trong các điều luật
này là quy phạm điều chỉnh chứ không phải là quy phạm bảo vệ. Các điều luật trong
nhóm này thường không có phần chế tài.
Thứ hai: ngay cả đối với những điều luật có quy định chế tài đó cũng không rõ rệt
là chế tài của luật hình sự. Chính vì lý do này ta không thể khẳng định tất cả cac quy

phạm pháp luật trong Bộ luật Hammurabi đều là quy phạm lụât hình sự.
Tiếp theo thấy được sự tiến bộ rõ nét trong các nhà làm luật đã biết dự liệu liên
quan tới nhau. Điển hình là từ điều 26 tới điều 32. Đây là motọ hệ thống đặt ra các quy
tắc có liên quan tới nhau, dự liệu các trường hợp có thể xảy ra và đề ra những hình phạt
theo từng mức độ phạm tội một cách đúng đắn.
Bộ luật Hammurabi cũng có sự kế thừa từ các bộ luật thành văn trước đó. Từ đây thể
hiện rõ ràng về tính chất, sự nhất quán trong tư tưởng thần quyền pháp chế. Đồng thời ở
bộ lụât này đã có sự kết hợp hài hóa việc bảo lưu các yếu tố truyền thống với Nhà nước.
Điển hình nhất trong các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Các quan hế
thứ bậc trong gia đình, quan hệ cha mẹ - con cái.. cũng được chú trọng. Khi nói về quan
hệ giữa cha mệ và con, Điều 168 Bộ luật này quy định:
4


“Nếu người cha muốn từ đứa con của mình. Ông ta nói với thẩm phán: “Tôi từ đứa
con tôi”. Thẩm phán sẽ phải điều tra tường tận vụ việc. Nếu đứa con không mắc phải
trọng tội dẫn đến việc cắt đứt quan hệ máu mủ. Thì người cha không thể từ con”.
Truyền thống, tư tưởng chủ đại của pháp luật Lưỡng Hà cổ đại là bảo tồn tính bền
vững của gia đình, đề cao đạo đức xã hội. Vì thế bộ luật Hammurabi đã kế thừa, nâng cao
truyền thống ấy lên, đưa ra những quy định phù hợp.
Trong bộ luật này thì mức độ điều chỉnh của nó cũng được biểu hiện bằng các dẫn
chứng, tình tiết cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Luật tư trong Bộ
luật này rất phát triển, nó điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân với nhau mà ở các bộ luât
khác chưa xuất hiện. Đây là một điểm tiến bịi vượt trội.
Ví dụ: Trong những quy định điều chỉnh quan hệ lao động nhìn chung các vấn đề
liên quan ở đây chỉ là tiền công trả chi người lao động, mối quan hệ giữa người lao động
và người thuê lao động. Có thể thấy rằng quan hệ giữa các cá nhân được hình thành.
c. Bộ luật có nhiều tư tưởng mang tính thời đại tiến bộ.
Bộ luật Hammurabi có nhiều quy định mang tính chất tiến bộ vượt thời đại, có giá trị
lâu bền cùng với thời gian. Bộ luật là nguồn tài liệu phong phú cho phép người hiện đại

hiểu biết hơn về lịch sử, phong tục, tập quán và nhiều mặt khác của một xã hội cổ xưa.
Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, pháp luật cũng bảo vệ những
người yếu thế, được xem như là một nguyên tắc pháp luật tiến bộ.
Ngay ở phần mở đầu của bộ luật Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất
nước cho nhà vua thống trị “Khi mác đúc cử ta thống trị muôn dân một cách công bằng,
chính nghĩa truyền khắp đất nước và tạo ra hạnh phúc cho nhân dân”. Thể hiện nguyên
tắc này, bộ luật ngăn cấm hành vi xâm phạm thân thể của người phải vào nhà người khác
làm con tin để gán nợ, giới hạn thời gian làm con tin chỉ trong ba năm, quy định là tội
phạm ngay cả đối với những hành vi xâm phạm đến nô lệ, quy định cho phép con nợ
được hoãn trả nợ trong một năm nếu như năm đó bị mất mùa, quy định việc bảo vệ quyền
lợi của con chưa thành niên, con nuôi cũng phải được ngang quyền với con đẻ.
Đặt trong bối cảnh có nhiều áp bức bất công, những quy định này như thế thực sự có
nhiều ý nghĩa tiến bộ mang tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Không những tiến bộ trong nguyên tắc này, bộ luật Hammrabi còn có những tiến bộ
hơn trong việc áp dụng các hình phạt. Có thể thấy rằng nhà làm luật thời đó đưa ra cả một
hệ thống chế tài hình sự để đối phó với từng loại tội phạm, ở những mức độ nặng nhẹ
khác nhau. Nhưng đối với các hình phạt nặng thì đối tượng áp dụng với nó rất hạn chế.
Không dừng ở đó, bộ luật Hammurabi còn có những quy định trách nhiệm hình sự,
vấn đề miễn trách nhiệm hình sự cũng được đề cập. Cụ thể biểu hiện trong các Điều 20,
5


Điều 129, Điều 227 của bộ luật. Đồng thời có sự phân biệt rõ ràng các chế định miễn
trách nhiệm hình sự với trường hợp không có tội.
Có những quy định trong bộ luật này mà ngày nay trên pháp luật của các nước có sự
tiếp thu và chọn lọc.
2. Nguyên nhân có những đặc trưng đó.
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện của đặc trưng đó.
Trước hết là do điều kiện quốc gia Lưỡng Hà là một vùng đất có nền kinh tế hàng
hóa xuất hiện sớm, phát triển bậc nhất. Biểu hiện như sau: Cuối thiên niên kỉ IV TCN,

nghề nông ở Lưỡng Hà đã rất phát triển nhờ vào hệ thống các công trình thủy lợi. Đầu
thiên niên kỉ thứ III TCN, trong kinh tế nông nghiệp, cư dân đã biết sử dụng công cụ bằng
đồ đồng giữa thiên nhiên kỉ III TCN, đồ sắt xuất hiện. Cùng với đó là nền kinh tế hàng
hóa trao đổi dấy lên mạnh mẽ.
Tiếp theo dựa trên nền kinh tế phát triển, xã hội cũng có sự phân hóa sâu sắc. Các
thành tựu lần lượt được khám phá, nổi bật là sự xuất hiện chữ viết (thiên niên kỉ thứ IV
TCN) – là công cụ đắc lực cho việc hình thành nên bộ luật. Cuối cùng là sự kế thừa các
thành tựu từ các bộ luật thành văn.

KẾT LUẬN
Bộ luật Hammurabi là bộ luật có giá trị to lớn không những trong thời đại lúc bấy
giờ mà còn để lại cho chúng ta ngày nay. Nó là nguồn tư liệu phong phú cho phép con
người hiện đại hiểu biết hơn về lịch sử, phong tục, tập quán và nhiều mặt khác của một xã
hội cổ xưa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2006.
2. Bộ luật Hammurabi.
6


3. Bộ luật Manu.

7



×