Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.63 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước ra đời là sự đánh dấu một bước phát triển to lớn trong lịch sử loài
người. Lần đầu tiên nguyên tắc bình đẳng trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ,
nhà nước đã hình thành và đưa con người tiến tới một xã hội văn minh, tiến bộ
hơn. Khi nhà nước ra đời kéo theo sự ra đời của pháp luật – công cụ để giai
cấp thống trị quả lý xã hội. Mỗi xã hội đều có hệ thống pháp luật đặc trưng
riêng, gắn liền với lợi ích của giai cấp thống trị. So với pháp luật trung cổ
phương Đông, luật pháp phong kiến Trung Quốc tương đối phát triển. Để hiểu
thêm về nội dung và tư tưởng mà những nhà làm luật gửi gắm trong pháp luật
phong kiến trung quốc cũng như kỹ thuật lập pháp thời kì phong kiến, vì vậy
em manh dạn lựa chọn đề tài: “phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong
kiến Trung quốc”.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CŨNG NHƯ CÁC LOẠI
NGUỒN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TRUNG QUỐC
1.1 Cơ sở hình thành và phát triển của pháp luật phong kiến Trung Quốc
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất
thuộc kiến trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên có sự vận động
và biến đổi không ngừng.
Sự hình thành và phát triển của nhà nước gắn với sự hình thành và phát triển
của pháp luật. Do đó cơ sở của sự hình thành và phát triển pháp luật cũng dựa
trên cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước:
Cơ sở kinh tế: Chế độ sở hữu ruộng đất đóng vai trò chủ đạo và sự tồn tại
của công xã nông thôn tạo nên cơ sở vật chất của nhà nước quân chủ chuyên
chế.
1
Cơ sở chính trị - xã hội: Giai cấp địa chủ phong kiến hầu hết là trung và
đại địa chủ - đây là giai cấp thống trị trong xã hội.
Cơ sở tư tưởng: Là học thuyết chính trị nho giáo.
1.1 Các loại nguồn cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc
Luật pháp phong kiến trung Quốc có 5 nguồn chủ yếu:


Lệnh: Chiếu chỉ của hoàng đế ban ra.
Luật: Quy định về chế độ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi
thương nghiệp.
Cách: Những cách thức làm việc của quan chức nhà nước.
Thức: Thể thức có liên quan đến việc khám nghiệm, tra hỏi, xét xử.....
Lệ: án lệ.
II. ĐẶC TRƯNG CỦA PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TRUNG QUỐC
Pháp luật phong kiến là pháp luật nho giáo: Thể hiện tất cả các quan
điểm đạo đức lễ nghi nho giáo được thể chế hóa vào trong pháp luật là những
đặc trưng quan trọng của pháp luật phong kiến Trung Quốc. Pháp luật Trung
Quốc có sự kết hợp giữa đức và pháp giữa lễ và hình. Luật công có xu hướng
phát triển hơn so với luật tư.
2.1 Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa lễ và hình
Lễ là nguyên tắc xử sự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau
trong các quan hệ xã hội. Lễ là nội dung trọng tâm của nho giáo. Lễ giáo phong
kiến xác lập và củng cố mối quan hệ tam cương, ba mối quan hệ cơ bản trong
xã hội, quan hệ vua tôi, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ chồng - vợ. Đó là trật
tự của xã hôi phong kiến. Hình là hình phạt hay nói rộng ra là pháp luật.
Từ thời Tây Chu, lễ dần dần trở thành một thể chế chính trị, hỗ trợ cho
hình luật. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình lúc bấy giờ và do sự xuất hiện các
tư tưởng chính trị khác, đặc biệt là thuyết pháp trị - phù hợp với tình hình xã hội
nên việc áp dung lễ giáo chưa giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt trong triều đại nhà
Tần, Tần thủy Hoàng chủ trương chỉ sử dụng pháp luật, không dùng lễ giáo
nhân nghĩa để cai trị. Do đó, lễ giáo trong thời kì này rất mờ nhạt.
2
Từ nhà Hán trở về sau, đặc biệt là từ đời Hán Vũ Đế, ông chủ trương sử
dụng nho giáo để quản lí nhà nước và biến nho giáo thành quốc giáo thì lễ- nội
dung trọng tâm của nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội phong
kiến. Lễ kết hợp với hình luật để chủ trương xây dựng và thực thi pháp luật.
Trong mối quan hệ giữa lễ và hình thì các nguyên tắc của lễ làm sự chỉ đạo, còn

lễ mượn sự cưỡng chế của hình để duy trì. Thực hiện chủ trương kết hợp lễ và
hình, nhà nước phong kiến Trung Quốc áp dụng các nguyên tắc: Đức chủ hình
phụ, Lễ pháp tịnh dụng.
Nhà nước phong kiến Trung Quốc còn sử dụng nguyên tắc “tam cương
ngũ thường” của nho gia làm chủ đạo. Tam cương là nội dung cơ bản trong giáo
lí của đạo nho và được pháp luật bảo vệ bằng việc quy định 10 trọng tội (thập
ác). Trong đó các tội trái với đạo hiếu có 6 tội (ác nghịch, bất đạo, bất hiếu, bất
mục, bất nghĩa, nội loạn). Các tội bất trung với hoàng quyền phong kiến có 4 tội
(mưu phản quốc, mưu đại nghịch, mưu phản loạn, đại bất kính). Trong quan hệ
hôn nhân theo giáo lí đạo Nho và cũng là theo luật pháp quy định, người chồng
có quyền li dị vợ nếu người vợ chỉ cần phạm một trong 7 điều sơ suất (thất
suất): không con, dâm dật, không phụng sự cha mẹ chồng, miệng lưỡi nói năng
lung tung, trộm cắp, ghen tuông, ác tật. Luât pháp từ Hán đến Đường, Tống,
Nguyên, Minh, Thanh đều “nhất chuẩn hồ lễ” (chỉ lấy lễ làm chuẩn). Hay nói
cách khác luật pháp luôn luôn củng cố và bảo vệ lễ giáo phong kiến, trật tự của
đẳng cấp của xã hội phong kiến, chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến.
Tuy nhiên, việc dùng lễ đã gây ra việc áp dụng pháp luật không thống
nhất. Xuất hiện hiện tượng “tội đồng luận dị” (tội giống nhau nhưng lí luận
khác đi dẫn đến hình phạt cũng khác nhau) Và do vậy, tệ quan lại xét xử một
cách võ đoán hoành hành. Các quan lại tùy tiện trong cách xét xử, có điều kiện
phát sinh tiêu cực. Điển hình là Đổng Trọng Thư chủ trương dùng sách “Xuân
Thu” của Khổng tử để làm cơ sở cho việc xử án.
3
2.2 Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa đức trị và pháp
trị, giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức.
Để cai trị dân giai cấp thống trị có trăm ngàn biện pháp. Trong xã hội
phong kiến Trung Quốc đã tồn tại hai quan điểm đối lập nhau đó là: Quan điểm
của Pháp gia và quan điểm của Nho gia. Hai quan điểm này như hai sợi chỉ đỏ
xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc. Từ
đó đặt ra câu hỏi nên dùng pháp luật mà trừng trị ? Hay nên dùng đạo đức mà

giáo dục. Quan điểm của hai trường phái này được thể hiện tương ứng qua hai
học thuyết pháp trị và đức trị.
Nội dung của học thuyết pháp trị:
Học thuyết Pháp trị là học thuyết của phái Pháp gia, phái Pháp gia có
nguồn gốc từ thời Xuân Thu, người khởi xướng là Quản Trọng. Sau này có một
nhà tư tưởng xuất sắc đó là Hàn Phi. Hàn phi đã lập ra trường phái Pháp trị
muốn cai trị đất nước phải có ba yếu tố: Pháp, Thuật, Thế.
Pháp: Phải là pháp luật thành văn, phải có hệ thống pháp luật rõ ràng,
minh bạch, hợp lí, ổn định, ban hành cho khắp dân chúng biết; phải thi hành
pháp luật nghiêm chỉnh, triệt để, chí công vô tư” không khoan dung người mình
yêu, không khắc nghiệt người mình ghét.
Thế: Quyền lực uy lực của nhà vua đảm bảo cho nhà vua có thể thực hiện
được. Ở đây thuyết pháp trị sử dụng nội dung “chính danh” của nho giáo, theo
đó vua phải làm tròn phận sự của mình, các quan lại, dân chúng tùy theo danh
phận của mình mà làm tròn công việc của mình. Trong đó chỉ có vua mới là
người có thể cai trị thiên hạ.
Thuật: phương pháp, thủ đoạn cai trị của người cầm quyền kiểm soát
được bề tôi, nó bao gồm hai nội dung: bổ nhiệm và khảo thạch “kiểm tra,
thưởng phạt”.
Ở Trung Quốc, tư tưởng pháp trị được biểu hiện đầu tiên trong một câu nói
của Quản Trọng - tướng quốc của Tề Hoàn Công vào khoảng đầu thời Xuân
Thu: “vua - tôi, trên - dưới, sang - hèn đều tuân theo pháp luật cả, thế gọi là đại
4
trị”. Sau những nguyên lí đức trị của Khổng Tử được đề ra, đã xuất hiện từng
bước những bất đồng về chính trị giữa “đức trị” và “pháp trị”. Sang thời chiến
quốc rối ren, loạn lạc, Tuân Huống, cũng là một danh nho đề ra thuyết “tính ác”
coi bản tính con người vốn là ác, cho nên phải được uốn nắn bằng lễ, nghĩa thì
con người mới làm được điều thiện. Học trò của Tuân Huống là Hàn Phi lại
thiên về dùng pháp luật và hình phạt khắc nghiệt để ngăn chặn tính ác của con
người. Hàn Phi cùng một số triết gia khác lập ra trường phái pháp trị, trong đó

có Lí Tư, về sau làm cận thần của Tần Thủy Hoàng, thúc đẩy nhà vua ráo riết
thi hành pháp trị bằng mọi thủ đoạn và hình phạt tàn ác căn cứ theo 3 nguyên
tắc:
Pháp luật phải triệt đến cùng tội ác và kịp thời trừng trị tội ác khi nó chưa
kịp xảy ra.
Pháp luật phải được thi hành nghiêm khắc với mọi người, không có riêng
ai được ở ngoài vòng pháp luật.
Pháp luật phải thay đổi theo diễn biến của thời thế không có pháp luật
nào trước sau không đổi. Thời biến chuyển mà pháp luật không biến chuyển thì
loạn.
Nội dung của học thuyết đức trị: (là nội dung chủ yếu của nho giáo)
Là học thuyết chính trị của phái Nho gia ra đời ở thời Xuân thu do khổng
tử khởi xướng. là học thuyết chính trị đạo đức quan điểm của nho giáo thể hiện
trên hai phương diện: Quan điểm đạo đức: cơ sở để duy trì trật tự xã hội nêu ra
5 tiêu chuẩn đạo đức của người quân tử: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín ông đặc
biệt nhấn mạnh nhân và lễ. Nhân là điều tốt đẹp con người luôn hướng tới, cung
kính, khoan dung, luôn luôn giữ chữ tín, luôn luôn làm lợi cho người khác. Lễ
theo quan niệm của Khổng Tử: là các tiêu chuẩn đạo đức của con người, lễ
hướng con người ta có cách xử sự đúng đắn trong mối quan hệ giữa người với
người trong xã hội: vua – tôi, bề trên – người dưới, trong quan hệ vợ chồng.
Nêu lên mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, bằng hữu.
5

×