Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.91 KB, 42 trang )

Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

ĐỀ TÀI: Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới
được tiến hành với mong muốn lý giải lý do Việt Nam đã chiến đấu và
chiến thắng đế quốc Mỹ. Các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử quân sự
trong nước và quốc tế đã lần lượt công bố nhiều công trình đặc sắc, đồ
sộ; chứng nhân một cách khoa học và thuyết phục cội nguồn sức mạnh
quân sự áp đảo, tiềm năng kinh tế của một cường quốc hàng đầu thế giới
– đế quốc Mỹ đã không khuất phục được nhân dân Việt nam, một dân tộc
kiên cường, anh dũng, thông minh, sáng tạo, biết tìm ra cách đánh Mỹ và
thắng Mỹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Hệ thống địa đạo là một trong những biểu tượng sáng ngời của
lòng yêu nước, sự thông minh sáng tạo, chiến đấu kiên cường, bất khuất
của nhân dân ta khi đánh Mỹ. Trong đó tiêu biểu là địa đạo Vịnh Mốc ở
xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã được Bộ Văn hoá
Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch
sử văn hoá cấp quốc gia.
Đây là công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng tiêu biểu để khẳng
định chân lý thời đại: “trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc đất
không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do,
có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, được sự ủng hộ quốc tế, thì
hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo”.[2, 116]
Địa đạo Vịnh Mốc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước là hiện
thân của lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân
Vĩnh Linh nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.


Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

1


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Từ ngày đất nước thống nhất sau đại thắng mùa xuân năm 1975,
địa đạo Vịnh Mốc trong hệ thống làng hầm Vĩnh Linh tiếp tục toả sáng
giá trị khoa học lịch sử quân sự, nhân văn, giáo dục truyền thống cách
mạng cho thế hệ trẻ; điểm hẹn của sự ngưỡng mộ chiến công phi thường
của quân và dân Vĩnh Linh và dân tộc Việt Nam, sự cảm phục của bạn bè
quốc tế.
Vì lẽ ấy, mà công trình “Làng địa đạo Vịnh Mốc”, một công trình
tiêu biểu cho 114 công trình kì lạ trên mảnh đất Vĩnh Linh vẫn phải giữ
lại. Đã có rất nhiều bài báo, phim ảnh, sách, công trình nghiên cứu về hệ
thống làng hầm Vĩnh Linh và địa đạo Vịnh Mốc. Hiện nay đang là sinh
viên ngành lịch sử, tôi chọn địa đạo Vịnh Mốc bởi tôi là một người con
của Vĩnh Linh, mang trong mình niềm tự hào lớn lao về một miền quê
nơi mà tôi được sinh ra ở đó, nơi mà lịch sử đã gửi trao vai trò tuyến đầu
của Tổ quốc trong những năm kháng Mỹ cứu nước để làm nên biết bao
kỳ tích vĩ đại của một dân tộc đã chiến thắng quân thù xâm lược. Vì lẽ
đó, đề tài “Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước” đã được tôi chọn làm đề tài Báo cáo tốt nghiệp của mình.
Với đề tài này tôi hi vọng góp phần làm phong phú hơn lịch sử
nghiên cứu về địa đạo Vịnh Mốc đồng thời bổ sung thêm nguồn tư liệu
viết về công trình này.
Nghiên cứu về địa đạo Vịnh Mốc còn nhằm góp phần củng cố và
phát huy truyền thống anh hùng và lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất
của người dân Vĩnh Linh nói riêng, của dân tộc ta nói chung. Giới thiệu

và có cái nhìn thực tế về công trình vĩ đại này cũng như quảng bá một
điểm du lịch thú vị khi đến thăm Quảng Trị.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc để thấy được
vai trò và những đóng góp to lớn của nó trong cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược, hiểu được truyền thống yêu nước, lòng dũng cảm,
sức chịu đựng và sự sáng tạo của người dân Vĩnh Linh trong sự nghiệp
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

2


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

đấu tranh và xây dựng quê hương. Địa đạo Vịnh Mốc là minh chứng cho
những kỳ tích hào hùng đó.
Ngày nay hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và tiêu biểu là địa đạo
Vịnh Mốc là những chứng tích lịch sử mang giá trị lịch sử nhân văn sâu
sắc. Nghiên cứu đề tài này góp phần làm nổi bật những giá trị của nó, qua
đó phát huy niềm tự hào, giáo dục cộng đồng cũng như quảng bá hình
ảnh đất nước và con người Việt Nam trong bối cảnh phát triển và hội
nhập hôm nay.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Thực ra đây không phải là một đề tài mới lạ mà trước đó đã có
nhiều cá nhân, đơn vị, những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước tìm hiểu về di tích lịch sử này.
Tiêu biểu như cuốn sách Ký sự miền đất lửa của Vũ Kì Lân –
Nguyễn Sinh viết năm 1965 – 1968, Những ngôi làng bên dưới cuộc
chiến của Lê Thị Vy viết năm 1999, Di tích lịch sử văn hoá và danh lam
thắng cảnh của Lê Đức Thọ viết năm 2004. Hệ thống làng hầm Vĩnh

Linh của Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng Quảng Trị phát hành
năm 2010, Vịnh Mốc – Cồn Cỏ:Hành trình máu! của Lê Đức Dục đăng
trên Báo tuổi trẻ, số 68/2005, trang 8. Cuộc sống trong lòng đất của Nam
Việt đăng trên Báo Giáo dục – Thời đại, số 96 ngày 12 tháng 7 năm
2006, trang 14-15 ...
Hiện nay đề tài này đang được quan tâm nhiều. Đặc biệt đã có hội
thảo khoa học về làng hầm – địa đạo Vĩnh Linh đề nghị xét giải thưởng
Hồ Chí Minh cho công trình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: Hệ thống Địa đạo Vịnh Mốc.
+ Phạm vi: Đề tài đi sâu nghiên cứu về công trình – di tích lịch sử
Địa đạo Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng
Trị trong lịch sử đấu tranh chống Mỹ cứu nước và định hướng bảo tồn và
phát triển di tích trong thời kì mới.
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

3


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

5. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng hai
phương pháp chính là Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic. Ngoài
ra tôi còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như Phương pháp
điền dã thực địa, tổng hợp tư liệu và so sánh đối chiếu.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần
nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về vùng đất và con người Vĩnh Linh.

Chương 2: Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị của địa đạo Vịnh Mốc ở
Vĩnh Linh ngày nay.

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

4


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

A. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI
VĨNH LINH
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Vĩnh Linh
Cả thế giới biết đến Vĩnh Linh không chỉ nơi đây chứng kiến nỗi
đau chia cắt và khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc ta, nơi đây còn
cuốn hút mọi người bởi những di tích, danh thắng khác như: Địa đạo
Vịnh Mốc, bãi tắm Cửa Tùng, khu du lịch sinh thái Rú Lịnh (rừng
nguyên sinh duy nhất ở Trung Trung Bộ). Mỗi bước trưởng thành, mỗi
chiến công giành được của Vĩnh Linh là sự nổ lực vượt lên chính mình
của con người nơi đây và có sự đóng góp của đồng chí, đồng bào cả
nước, của bạn bè bốn biển năm châu.
1.1.1. Vị trí địa lí
Huyện Vĩnh
Linh nằm phía Bắc
tỉnh


Quảng Trị,

nằm giữa kinh độ
106,35’ và 107,07’
Đông và từ vĩ độ
16,54’ đến 17,10’
Bắc, phía Đông
giáp biển Đông,
phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), phía Tây giáp huyện Hướng
Hoá, phía Nam giáp huyện Gio Linh. Huyện Vĩnh Linh có diện tích
626,35 Km2 (trước đây kể cả đảo Cồn Cỏ là 820 Km 2)(1), dân số 85.117
người, hiện nay toàn huyện có 19 xã, 3 thị trấn (4/2009)(2). [12]
(1). Huyện Cồn Cỏ được thành lập theo nghị định số 174/2004 NĐ-CP ngày 1/10/2004 với diện tích
2,2 km². Dân số: khoảng 400 người. Tỉnh Quảng Trị đã làm lễ ra mắt huyện đảo Cồn Cỏ ngày
18/4/2005.
(2). Gồm 3 thị trấn: Hồ Xá, Bến Quan và Cửa Tùng. Có 19 xã: Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim, Vĩnh Hiền,
Vĩnh Hoà, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang, Vĩnh Thành, Vĩnh Thái, Vĩnh Hà, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Long, Vĩnh
Chấp, Vĩnh Sơn, Vĩnh Nam, Vĩnh Trung, Vĩnh Tú, Vĩnh Lâm, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô.

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

5


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Thành phần dân tộc gồm có Kinh, Bru – Vân Kiều, Pakô, Tà Ôi
trong đó người Kinh chiếm hơn 85%.
Địa bàn có trục đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi
qua, đường Cáp Lài và đường tỉnh lộ 572, 537. Hệ thống giao thông của

huyện rất thuận lợi trong việc phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội
với các vùng lân cận.
1.1.2. Địa hình, đất đai
Vĩnh Linh là một mảng địa hình kéo dài từ đỉnh Trường Sơn ra
biển, hầu hết đất đai ở đây đều nằm trên lưu vực sông Bến Hải bắt nguồn
từ điểm cao 956, giáp biên giới Việt – Lào đổ ra biển Đông tại Cửa Tùng.
Huyện có 14 loại đất chính trong đó có khoảng 5.300 ha diện tích đất đỏ
bazan phù hợp cho việc phát triển cây công nghiệp như hồ tiêu, cao su và
các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. Hiện nay toàn huyện có 10.025
ha diện tích đất nông nghiệp, chiếm 16,8% diện tích đất tự nhiên. Trong
đó 6.600 ha đất trồng lúa. Đất lâm nghiệp 22.204 ha, trong đó có rừng
nguyên sinh Rú Lịnh nằm trên địa bàn hai xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Hoà, là
nơi có rất nhiều loài động vật quý hiếm. Với điều kiện địa hình, thổ
nhưỡng như vậy nên Vĩnh Linh có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
các loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Ngoài ra
phát triển lâm nghiệp cũng là thế mạnh của vùng. Cùng với đó phát triển
chăn nuôi như các loại vật nuôi: trâu, bò, dê…
1.1.3. Khí hậu, sông ngòi
Vĩnh Linh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 0C. Lượng mưa
trung bình năm khá cao khoảng 2.400mm (trong đó 80% lượng mưa tập
trung vào tháng 9 đến tháng 12). Cường độ mưa có tháng đến 500mm
nên thường gây lũ lụt ở vùng trũng và xói mòn vùng đồi núi. Ngược lại
chỉ số khô hạn rất cao gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và đời sống
dân cư. Độ ẩm tương đối cao khoảng 80%, vào các tháng từ tháng 8 đến

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

6



Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

tháng 11 có bão nhiệt đới thổi từ biển Đông vào, mùa bão trùng với mùa
mưa nên thường kèm theo mưa lớn, nên gây rất nhiều khó khăn nơi đây.
Sông ngòi Vĩnh Linh tương đối nhiều, có hệ thống sông suối, đầm,
hồ phủ khắp địa bàn: sông Bến Hải, sông Sa Lung, sông đào Hồ Xá, sông
Bến Tám và nhiều hệ thống khe suối, kênh mương tự nhiên cũng như
nhân tạo lấy nước vào mùa khô và tiêu nước vào mùa lũ lụt. Không chỉ
có tác dụng cho thuỷ lợi mà hệ thống sông ngòi còn là con đường giao
thông vận chuyển hàng hoá hoặc giao lưu qua lại bằng thuyền bè nhỏ rất
thuận tiện giữa các làng quê thôn xóm trong vùng. Với tổng diện tích mặt
nước khá lớn như vậy có thể phát triển việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ
sản.
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Vĩnh Linh cũng có một số loại khoáng sản, sa khoáng, đá granít,
bờ biển có cát xây dựng, cát titan ở Vĩnh Thái, Vĩnh Kim... Tuy chiều dài
17 km nhưng huyện có đến 24 km bờ biển chủ yếu là bãi ngang (biển
chân rạn). Tuy không tổ chức được ngư trường lớn song bù lại có rất
nhiều hải sản có giá trị cao như: tôm hùm, cua, các loại cá, cầu gai…
Rừng Vĩnh Linh vào loại giàu có và gần đồng bằng như rừng Rú
Lịnh nằm giữa 2 xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Hoà, hiện nay rừng Rú Lịnh đã
trở thành khu du lịch sinh thái của tỉnh. Ngoài ra còn có Rú Mưng ở xã
Vĩnh Thạch. Rừng ở Vĩnh Linh có nhiều loại gỗ quý như lim, trai, dạ
hương, mưng… Do bom đạn của chiến tranh, cùng với nạn cháy rừng và
tình trạng chặt phá bừa bãi làm cho rừng ngày càng lùi xa, thu hẹp, nhiều
loại gỗ quý và động vật giảm dần. Do vậy cần phải có kế hoạch bảo vệ và
khai thác hợp lý để phát triển bền vững các nguồn lợi của rừng.
1.2. Dân số, dân cư lao động và một số đặc điểm kinh tế - xã hội
Nằm trong quy luật chung của tình hình biến động xã hội, Quảng

Trị nói chung và Vĩnh Linh nói riêng là một vùng đất hứng chịu nhiều
đau thương mất mát của chiến tranh cũng như điều kiện khắc nghiệt của

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

7


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử đó đã trở thành lực cản lớn trong sự phát triển
kinh tế - xã hội, sự bất ổn định trong phân bố dân cư.
1.2.1. Dân số, dân cư lao động
Vĩnh Linh có dân số 85.117 người, toàn huyện có 23.621 hộ; 22
xã, thị trấn; 1.910 làng, bản, khóm, phố (4/2009). [12]
Nhìn chung tỉ lệ tăng dân số hàng năm khá cao và mật độ dân số
ngày càng thay đổi qua từng năm. Điều đáng lưu ý là sự chênh lệch dân
cư giữa miền núi và đồng bằng được thể hiện khá rõ, mật độ dân số vùng
đồng bằng cao hơn rất nhiều so với khu vực miền núi, do vậy có tác động
không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đội ngũ trong
độ tuổi lao động khá lớn và có trình độ, tay nghề tương đối cao. Đây là
điều kiện thuận lợi để Vĩnh Linh phát triển các ngành nghề đòi hỏi nhiều
nhân công, vốn là một thế mạnh của mình.
Hiện nay Vĩnh Linh nói riêng và cả nước nói chung đang thực hiện
công tác tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư về kế hoạch hoá
gia đình, sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ nên sinh từ một đến hai
con dù gái hay trai. Công tác này Vĩnh Linh đã thực hiện nghiêm túc và
đã đạt kết quả tích cực.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kinh tế Quảng Trị nói chung và Vĩnh Linh nói riêng cũng không

nằm ngoài đặc điểm nổi bật xuyên suốt đó là nông nghiệp. Nông nghiệp
là thế mạnh trong hoạt động kinh tế mũi nhọn của huyện. Với đặc điểm
tự nhiên, điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi cho phép vùng
phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ngoài trồng
lúa, lạc, ngô, khoai, sắn …Vĩnh Linh đã tìm ra hướng phát triển các loại
cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, cà phê… Đó là bước đột
phá làm thay đổi hẳn bộ mặt của vùng.
Là một huyện có hệ thống sông ngòi, ao hồ khá cao, cùng với bờ
biển dài 24 km, Vĩnh Linh đã tận dụng lợi thế này để khai thác và nuôi
trồng thuỷ hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

8


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp, huyện còn chú trọng
phát triển các ngành thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Du lịch
được coi là một trong những ngành có thế mạnh khi mà Vĩnh Linh sở
hữu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như địa đạo Vịnh Mốc, cầu
Hiền Lương – sông Bến Hải, bãi tắm Cửa Tùng, khu du lịch sinh thái
rừng Rú Lịnh…
Hệ thống giao thông đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh
tế của huyện nhà khi có các trục đường lớn chạy qua như quốc lộ 1A,
đường sắt Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh, đường tỉnh lộ 572, 537… tạo
điều kiện thuận lợi trong giao lưu, buôn bán với các vùng lân cận.
Do vị trí địa lí và lịch sử đã tạo cho vùng đất con người Vĩnh Linh
có một bản sắc văn hoá được thể hiện bởi những nét đặc trưng: có lối
sống thật thà,chất phác, có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường,

không hề khuất phục trước kẻ thù xâm lược nào, dũng cảm, cần cù, sáng
tạo trong lao động sản xuất, phòng chống địch hoạ thiên tai và trong xây
dựng cuộc sống mới.
Đến nay toàn huyện có 36 đơn vị, 17 cá nhân được phong tặng
danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động, 185 bà
mẹ Việt Nam anh hùng (hiện 9 mẹ còn sống đang được phụng dưỡng),
nhiều đơn vị hai lần được tuyên dương anh hùng. Đặc biệt quân và dân
Vĩnh Linh có 8 lần được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Trên mảnh đất Vĩnh
Linh lũy thép anh hùng hiện có 68 di tích lịch sử văn hóa được Trung
ương, Tỉnh xếp hạng và có 3 di tích là địa đạo Vịnh Mốc, đôi bờ Hiền
Lương, bến đò B Tùng Luật được xếp hạng đặc biệt cấp quốc gia.
Không những anh hùng trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong lao
động sản xuất, Vĩnh Linh còn là mảnh đất có bề dày truyền thống văn
hóa rất đáng tự hào. Là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng,
hàng trăm người có học vị tiến sĩ; học hàm giáo sư, phó giáo sư; nhà văn,
nhà báo, nghệ nhân, nghệ sỹ có tên tuổi tiêu biểu như giáo sư, tiến sĩ Trần

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

9


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Đức Vân, nghệ sĩ nhân dân Châu Loan, nghệ sĩ nhân dân Lê Thi, nghệ sĩ
nhân dân Xuân Đàm…
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, Vĩnh Linh chỉ có hai bàn tay trắng
và mặt đất nham nhở hố bom. Toàn bộ cơ sở vật chất mà nhân dân Vĩnh
Linh gom góp chắt chiu đã bị giặc Mỹ ném bom hủy diệt hoàn toàn. Từ
năm 1975- 1985, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, cán bộ và nhân

dân Vĩnh Linh đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của địa phương để
bước vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo.
Đến thời điểm này có thể nói rằng so với mặt bằng chung cả nước thì
Vĩnh Linh vẫn còn nghèo và phải phấn đấu nhiều nhưng so với điểm xuất
phát từ con số không thì Vĩnh Linh bây giờ đã có bước tiến xa, làng quê
đang từng ngày đổi mới.
Để lập nên chiến công hiển hách trong chiến đấu, vững bước
trưởng thành trong xây dựng, biết bao con em quê hương, đồng chí đồng
bào trong cả nước đã đổ máu xương, mồ hôi trong sự nghiệp chiến đấu
xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh. Công ơn
này, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh đời đời ghi nhớ.
1.3. Lược sử mảnh đất Vĩnh Linh
Từ xa xưa Vĩnh Linh là một phần đất của bộ Việt Thường, đến thời
nhà Tống, khi phong kiến phương Bắc suy yếu, nước Chăm Pa, một nước
mới thành lập từ đèo Hải Vân trở vào đem quân đánh chiếm và đặt thành
các châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Ô và Lý.
Năm 1064, Lý Thường Kiệt đem quân đánh thành Chăm Pa, bắt
được vua là Chế Củ. Chế Củ xin dâng 3 châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma
Linh để được tha. Năm 1065, nhà Lý đã đổi tên châu Địa Lý thành châu
Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh (tức Vĩnh Linh ngày
nay) rồi di dân đến sinh sống. Như vậy, huyện Vĩnh Linh được thành lập
từ năm 1065, là một trong những huyện được thành lập sớm của tỉnh
Quảng Trị.

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

10


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước


Năm 1491 (Hồng Đức thứ XI), triều Lê định lại bản đồ cả nước, xứ
Thuận Hoá lúc đó gồm hai phủ Tân Bình và Triệu Phong, bấy giờ châu
Minh Linh được chia làm 5 tổng là An Xá, Minh Lương, Bái Trời, Thuỷ
Ba, Yên Mỹ.
Tháng 12 âm lịch năm 1835, vua Minh Mạng chia huyện Minh
Linh thành hai huyện Minh Linh và Địa Linh. Đời Hàm Nghi năm Ất
Dậu 1885, vì huý chữ Minh nên đổi Minh Linh thành Chiêu Linh. Đến
năm Thành Thái thứ nhất 1889 lại huý chữ Chiêu nên đổi tên huyện
Chiêu Linh thành huyện Vĩnh Linh.
Cho đến khi Pháp đặt nền đô hộ, Vĩnh Linh được chia làm 5 tổng:
Xuân Hoà, Thuỷ Ba, Hồ Xá, Huỳnh Công, Hiền Lương.
Năm 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chi bộ
cộng sản đầu tiên của Vĩnh Linh được thành lập. Ngày 23/8/1945, cùng
với Quảng Bình và Thừa Thiên Huế, quân và dân Vĩnh Linh, Quảng Trị
thực hiện thành công cuộc cách mạng Tháng tám lịch sử, thiết lập chính
quyền dân chủ nhân dân.
Ngày 30/3/1947, thực dân Pháp trở lại xâm lược Vĩnh Linh. Thực
hiện lời kêu gọi trường kì kháng chiến của Chính phủ, năm vạn người
dân Vĩnh Linh dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy đã triệt để tản cư, lập làng
chiến đấu, xây dựng chiến khu, tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh,
nhiều địa danh đã đi vào lịch sử: Chiến khu Thủy Ba, làng chiến đấu
Vĩnh Hoàng lập nên nhiều chiến công vang dội như trận Hạ Cờ- Chấp Lễ
diệt 300 lính Âu Phi, bắn rơi máy bay, đốt cháy hàng chục xe quân sự
Pháp; trận bức rút đồn Thủy Cần…[8, 67]
Với chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Genève được ký kết,
Vĩnh Linh trở thành địa đầu giới tuyến. Ngày 25/8/1954, tên thực dân
Pháp cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương sang bờ Nam. Vĩnh Linh hoàn
toàn giải phóng. Và cũng ngày này, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh chọn
làm ngày truyền thống của mình. Mười năm hòa bình ngắn ngủi (1954 1964) Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh được sự giúp đỡ của Đảng, Chính

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

11


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

phủ, đồng bào cả nước và bằng tất cả sự thông minh, năng động, cần cù,
sáng tạo của mình, Vĩnh Linh đã nhanh chóng đổi thịt thay da. Từ một
vùng quê nghèo "ăn cơm bữa diếp" (ba ngày mới có một bữa cơm) trở
thành "viên kim cương đầu giới tuyến" như nhà văn Nguyễn Tuân đã ca
ngợi.
Ngày 8/2/1965, thất bại trước chiến trường miền Nam, Mỹ leo
thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Vĩnh Linh bước vào cuộc chiến
đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và chi viện cho chiến
trường miền Nam.
Để đảm bảo cho chiến đấu, 4,5 vạn người dân Vĩnh Linh (người
già, trẻ em) được sơ tán ra miền Bắc. Lực lượng còn lại bám trụ quê
hương vừa sản xuất vừa chiến đấu ở cả ba chiến trường (bảo vệ Vĩnh
Linh, chi viện cho đảo Cồn Cỏ, chia lửa với bà con Gio Linh, Cam Lộ).
Bảy năm chiến đấu kiên cường chống chiến tranh phá hoại khốc liệt của
giặc Mỹ, quân và dân Vĩnh Linh tiếp tục lập nên nhiều chiến công vang
dội, xứng đáng với vị trí lịch sử mà tổ quốc giao phó.
Ngày 1/1/1967, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Vĩnh Linh một địa phương tương đương cấp tỉnh đầu tiên của cả nước được Quốc
hội và Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sau giải phóng, ngày 11/3/1977 Vĩnh Linh được hợp nhất với
huyện Gio Linh và Cam Lộ thành huyện Bến Hải, thuộc tỉnh Bình Trị
Thiên. Sau khi tách tỉnh, ngày 23/3/1990 thì chia huyện Bến Hải ra thành
hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.


Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

12


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

CHƯƠNG 2
VAI TRÒ CỦA ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của địa đạo Vịnh Mốc
Cuộc

tiến

công chiến lược
Đông



Xuân

1953 – 1954 và
trận quyết chiến
chiến lược Điện
Biên Phủ ta giành
được thắng lợi
buộc

thực


dân

Pháp

ngồi

vào

bàn đàm phán và
ký kết Hiệp định Genève (20/7/1954), lập lại hoà bình ở Việt Nam, Lào,
Campuchia.
Theo hiệp định, nước ta tạm thời chia làm hai miền, lấy Vĩ tuyến
17 làm đường ranh giới quân sự tạm thời. Từ đó, phần đất đai 820 km 2
với 44.700 người dân Vĩnh Linh ở bờ Bắc sông Bến Hải được hoàn toàn
giải phóng, bước vào thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện
hiệp định Genève, sau khi ngừng bắn, thời gian chuyển quân tập kết là
300 ngày và ngày 20/7/1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước
để thống nhất Việt Nam.
Ngày 20/7/1956, Mỹ - Diệm cự tuyệt phá hoại hiệp định, biến giới
tuyến quân sự tạm thời thành ranh giới chia cắt lâu dài đất nước ta. Trước
tình hình đó, Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo, Đảng uỷ khu vực đã động
viên cán bộ và nhân dân đẩy mạnh phong trào đấu tranh thống nhất hai
miền và hiệp thương tổng tuyển cử. Đặc biệt, đầu cầu Hiền Lương lá cờ đỏ
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

13


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước


sao vàng

(1)

bay phấp phới trên mảnh đất thanh bình trở thành điểm hội tụ

tình cảm sâu lắng thiết tha của đồng bào miền Nam hướng về miền Bắc.
Với âm mưu chia cắt lâu dài miền Nam Việt Nam, biến miền Nam
Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách để
phá hoại hiệp định, cùng với việc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân
dân miền Nam, chúng ra sức khiêu khích gây chiến với lực lượng bảo vệ
giới tuyến Vĩnh Linh. Đặc biệt năm 1965, với việc dựng lên sự kiện Vịnh
Bắc Bộ, quân Mỹ bắt đầu mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng
không lực, trong đó Vĩnh Linh là mục tiêu đánh phá hàng đầu. Bởi đây
không chỉ là tiền đồn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mà còn là địa bàn
trực tiếp chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Với dã
tâm huỷ diệt Vĩnh Linh, Mỹ đã dùng đủ các loại vũ khí hiện đại để đánh
phá làng mạc, trường học, bệnh viện… suốt ngày đêm.
Với vị trí chiến lược hết sức quan trọng, Vĩnh Linh được coi là
tuyến lửa, người dân Vĩnh Linh hàng ngày, hàng giờ phải đối mặt với
bom đạn của kẻ thù, trực tiếp chống lại các âm mưu chống phá điên
cuồng của Mỹ - Ngụy để tồn tại, chiến đấu và chi viện cho miền Nam
ruột thịt. Đế quốc Mỹ trong âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta đã tiến
hành ở Vĩnh Linh một cuộc huỷ diệt tàn khốc chưa từng thấy trong lịch
sử chiến tranh thế giới, chúng sử dụng một lực lượng không quân rất lớn,
trong đó có pháo đài bay B52, hàng trăm nồng pháo, đại bác tầm xa, tầm
gần từ bờ Nam bắn ra, từ Hạm đội 7 bắn vào.
Sự đánh phá, huỷ diệt tàn khốc mà đế quốc Mỹ rải xuống buộc
người dân Vĩnh Linh phải chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất để

mà tồn tại, quyết bám trụ quê hương, tổ chức sản xuất và chiến đấu, chi
viện cho chiến trường miền Nam.
(1). Ban đầu cột cờ của ta là một cây phi lao cao 12m được dựng lên sau ngày 21/7/1954. Đến ngày
19/7/1954 ta dựng cột cờ mới bằng sắt cao 34,5m. Đến năm 1962, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng
của nhân dân cả nước, Chính phủ đã điều một đơn vị xây dựng giúp Vĩnh Linh dựng một cột cờ mới
bằng thép cao 38,6m, lá cờ rộng 108m2. Cột cờ của chúng ta lúc nào cũng cao hơn của Mỹ - Nguỵ.

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

14


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Ngay từ những năm 1964 – 1965, khi tình hình vùng phi quân sự
diễn biến phức tạp và rất nhạy cảm. Nhận thấy sớm muộn gì đế quốc Mỹ
cũng đánh phá miền Bắc, Đảng bộ Vĩnh Linh đã chủ trương “Quân sự
hoá toàn dân, công sự hoá toàn khu vực” được đặt ra như là một chiến
lược cho sự tồn tại của mảnh đất này. Khi quả bom Mỹ đầu tiên rơi
xuống đất này thì ngay lập tức, một hệ thống hầm, hào, công sự đã được
hình thành. [1, 11]
Đó là sự ra đời của loại hình hầm chữ A, hầm lán… và hệ thống
giao thông hào phân bố khắp vùng đất đỏ Vĩnh Linh. Hầm chữ A là loại
hầm được kè bằng gỗ làm thành hai mảng, phía trên đấu múi nhau, phía
dưới chân choãi ra như chữ A. Hầm lán là những hố hình vuông hoặc chữ
nhật, phía trên được kè bằng gỗ rồi
đổ đất lên trên, cửa hầm nối với
giao thông hào. Các loại hầm này
được bố trí tại nơi dân cư, đường
đi, ven ruộng, bờ biển để tiện lúc

có báo động, nhân dân nhanh
chóng vào hầm ẩn nấp. Hệ thống
giao thông hào nối từng thôn,
từng xã, liên xã, liên thôn chằng
chịt đan xen.
Làng hầm còn gọi là địa đạo, xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam từ
năm 1947 tại vùng đất kháng chiến Phú Thọ Hoà (Tân Bình – Thành phố
Hồ Chí Minh), nơi đây đã có những căn hầm được nối thông nhau bằng
hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất. Rồi sau đó, những năm
1961 – 1965, ở Củ Chi đã xuất hiện hệ thống địa đạo lan rộng khắp 5 xã.
Vào cuối năm 1963, đồng chí Trần Nam Trung từ trung ương Cục
miền Nam trên đường ra Bắc công tác đã ghé thăm làng chiến đấu ở xã
Vĩnh Giang (Vĩnh Linh). Sau khi quan sát địa hình, đồng chí gợi ý Vĩnh
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

15


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Linh nên đào địa đạo như Củ Chi. Tiếp thu ý kiến đó, cùng với các loại
hầm hào cạn đã bị bom đánh phá, Đảng uỷ Khu vực nhận thấy đây là loại
hình phòng tránh an toàn, lại có thể thực hiện được ở vùng đất đỏ Vĩnh
Linh nên quyết định giao cho Bộ chỉ huy quân sự Khu vực, Công an vũ
trang giới tuyến và Đảng ủy xã Vĩnh Giang nghiên cứu, đào thử.
Sau một thời gian đào, lực lượng tham gia đào (chủ yếu là dân
quân và thợ đào giếng) đã hoàn thành một địa đạo dài 50m, sâu cách mặt
đất 6 – 7m tại thôn Tân Mỹ, đây được xem là địa đạo đầu tiên ở Vĩnh
Linh.
Từ đường hầm thí điểm đó, không bao lâu, hầu hết các thôn có đất

đỏ bazan đều triển khai đào địa đạo, dặc biệt là vùng phía đông Vĩnh
Linh như Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim… Đến giữa
năm 1966, cả huyện Vĩnh Linh đã có hàng chục địa đạo được hình thành,
tuy nhiên kiểu địa đạo này còn ngắn và cách mặt đất chưa sâu nên gọi là
tiểu đạo, trung đạo.
Học phí của sự thành bại trong chiến tranh không chỉ có mồ hôi mà
còn là máu. Qua cuộc thử nghiệm trong cuộc đối đầu ngày càng ác liệt, hệ
thống tiểu đạo này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trú, trực, chiến đấu
một cách an toàn cho nhân dân vùng giới tuyến, thậm chí đã gây ra không
ít tổn thất về nhân mạng. Điển hình là các vụ: Địa đạo Đơn Duệ (Vĩnh
Hoà) bị bom đánh sập ngày 26/2/1967 làm chết 4 người, địa đạo Tân Lý
(Vĩnh Quang) ngày 20/6/1967 sập làm chết 61 người, địa đạo Xóm Bơợc
(Vĩnh Thạch) bị sập ngày 27/7/1967 đã có 22 người chết, địa đạo Bình
Minh (Vĩnh Hiền) sập ngày 10/9/1967 làm chêt 39 người…[1, 17]
Đế qốc Mĩ càng điên cuồng hủy diệt thì ý chí tồn tại và chiến thắng
của con người và mảnh đất nơi đây càng bất khuất kiên cường. Với khẩu
hiệu “Một tấc không đi một ly không rời”, “Mỗi làng, xã là một pháo đài
chiến đấu” [9, 24], cả Vĩnh Linh rầm rộ tiến sâu vào lòng đất. Mọi nhà,
mọi thôn, người người đào địa đạo. Đến cuối năm 1968, gần 70 làng, 15
xã, thị trấn ở Vĩnh Linh đã có địa đạo. Địa đạo lúc này không còn đơn
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

16


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

thuần là những đường hầm trú ẩn và chiến đấu như ở Củ Chi mà thật sự
đã trở thành một không gian sinh tồn. Sự sống đã lặn sâu xuống lòng đất,
có nơi âm hơn 30m.

Nếu chỉ tính các làng hầm tiêu biểu thì toàn khu vực Vĩnh Linh có
114 làng hầm với độ dài hơn 40 km. Đó là chưa kể hệ thống giao thông
hào dài hơn 2.000km, hệ thống hầm hào, tiểu đạo lên đến hàng chục ngàn
chiếc. Và tiêu biểu nhất trong số những công trình kì vĩ đó, minh chứng
hùng hồn cho sự bất diệt, lòng yêu nước, ý chí ngoan cường, thông minh,
sáng tạo của con người nơi tuyến đầu đánh Mỹ chính là làng hầm - địa
đạo Vịnh Mốc.
Làng hầm – địa đạo Vịnh Mốc nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thạch,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Cái tên Vịnh Mốc xuất xứ từ chuyện
ngày xưa giữa hai thôn Vĩnh Ân và Thừa Luật có chôn một cột mốc để
phân định ranh giới. Phía Bắc lại có một cái vịnh biển dưới mũi Lài. Nên
làng biển nằm giữa hai thôn có tên gọi là Vịnh Mốc. Vịnh Mốc là một
làng quê toạ lạc trên một khu đồi đất đỏ bazan nằm sát bờ biển, cách thị
trấn Hồ Xá (trung tâm huyện lị) chừng 13 km về phía Đông, cách Cửa
Tùng 6 km về phía Bắc.
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, Vịnh Mốc không chỉ là địa
đầu miền Bắc mà còn là địa điểm thuận lợi cho việc tập kết lương thực,
vũ khí tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ, một đảo có chiến lược quan trọng trong
việc án giữ vùng biển Vĩnh Linh
(cách Vịnh Mốc 28 km).
Ông Hồ Triêm, người thôn
Vịnh Mốc, nguyên là xã đội phó
xã Vĩnh Thạch vào giai đoạn đào
địa đạo Vịnh Mốc, cũng như ông
Lê Xuân Vy đều đã kể lại rằng tên
gọi Vịnh Mốc bây giờ đã quen nên
để như vậy, chứ để có địa đạo này
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

17



Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

không riêng gì người dân Vịnh Mốc đào mà hệ thống địa đạo Vịnh Mốc
hiện nay là sự nối kết liên hoàn từ ba địa đạo. Một địa đạo do cán bộ
chiến sĩ đồn 140 đào, một của dân quân Vịnh Mốc đào, cái còn lại của
dân quân thôn Sơn Hạ. Ban đầu đây là ba địa đạo riêng lẻ, nhưng sau đó
do yêu cầu phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu nên cả ba địa đạo
được nối thông với nhau thành một hệ thống liên hoàn khép kín, nhiều
tầng, nhiều cửa.
Cuối năm 1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đồn Công an Vịnh
Mốc và chi bộ thôn Vịnh Mốc, một tổ xung kích gồm 4 đồng chí đã bổ
những nhát cuốc đầu tiên đi vào lòng đất. Sau đó toàn bộ quân và dân
Vịnh Mốc thay phiên nhau đào bới. Sau 3 tháng chỉ bằng cuốc thuổng và
trí thông minh, vừa đánh giặc vừa đào địa đạo, làng Vịnh Mốc đã huy
động 18.000 ngày công, đào đắp 6.000m 3 đất đá, tạo nên trong lòng
quả đồi đất đỏ bazan một hệ thống
đường hầm địa đạo chằng chịt với rất
nhiều cửa ra vào từ tất cả các hướng, 4
đội đào 4 nhánh, hợp lại thành một hệ
thống thông suốt gọi là Làng hầm. Bao
quanh địa đạo có 8.200m giao thông
hào chiến đấu.
Thật ra để hoàn chỉnh địa đạo
Vịnh Mốc, phải mất 3 năm đào (1966 1968) với khối lượng đất đá lên tới 3,76
triệu mét khối. Để đào sâu xuống lòng
đất, người Vịnh Mốc đã có sáng kiến
đào những cái giếng như giếng nước, đến độ sâu quy định thì đào
xuyên vào lòng đất. Mỗi tổ đào đường hầm có 20 người, nhưng mỗi kíp

đào chỉ có 2 người. Người đào, người chuyển đất ra miệng giếng để
người ở trên quay tời kéo lên. Chuyển đất mới lên mặt đất phải đổ thật xa
và ngụy trang kín đáo để địch không phát hiện ra. Thời gian đầu ngành
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

18


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Thương nghiệp cung cấp 5 - 7 đôi pin để soi sáng, sau đó pin cũng không
còn, nên phải đào bằng đèn dầu hỏa, đất đèn, mỡ lợn để thắp sáng. Làng
hầm Vịnh Mốc nằm ở độ sâu 20 - 28m dưới lòng đất. Tổng chiều dài hệ
thống đường hầm là 2.034m. Trục đường chính dài 768m, cao 1,5- 1,8m
cho người đi lại thoải mái, rộng từ 1- 1,2m. Từ trục chính tỏa ra 13 nhánh
thông với 13 cửa gồm 7 cửa ra biển và 6 cửa trên đồi đi xuống. Có 3 trạm
cảnh giới. Các ống thông hơi đều bí mật. Tại các cửa đều có khung gỗ
chống đỡ. Làng hầm không bao giờ ngập nước vì các cửa đều dốc ra
ngoài 20 - 30. Hai bên trục đường cứ cách khoảng 3- 5m khoét sâu vào
thành từng căn nhỏ, đủ cho một hộ sinh sống.
Làng hầm có 3
tầng: Tầng 1 có độ
sâu 10m là nơi sinh
sống của nhân dân;
tầng 2 có độ sâu
20m là trụ sở Đảng
ủy, Ủy ban và chỉ
huy quân sự. Tầng 3
có độ sâu 20- 28m
là kho hậu cần với

hàng ngàn tấn hàng hóa, súng đạn để tiếp tế cho Cồn Cỏ, cho miền Nam
và phục vụ chiến đấu tại địa đạo. Theo bà con Vịnh Mốc kể, thì ông Lê
Xuân Vy là người có sáng kiến dùng ống dẫn dầu dựng đứng thông từ
mặt đất xuống để chuyển gạo xuống địa đạo, vì vác từng bao gạo xuống
hầm sâu là rất khó khăn. Khi gạo đầy ở tầng 1 thì mở van cho gạo xuống
tầng 2, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Trong làng hầm có 3
giếng nước, một bệnh xá, một nhà hộ sinh, nhiều lỗ thông hơi và một hội
trường có sức chứa 50 người... Đàng hoàng nhất là gian hầm bệnh xá và
nhà hộ sinh. Đó là 2 vách hầm lớn, tường và trần được lót vải dù trắng,
có giường, có bàn tủ thuốc cấp cứu. Trong nhà hộ sinh này đã có 17 đứa
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

19


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

trẻ sinh ra. Đó là một kỳ công, một chứng tích cho sự bất diệt của vùng
đất này.
Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại dưới lòng đất đã nói lên sự tích
kì diệu của con người nơi đây. Hơn nữa, họ không chỉ thụ động tránh
bom đạn, bảo toàn mạng sống mà còn tổ chức đánh địch ngay trên quê
hương, vận chuyển, tập kết lương thực, vũ khí, cấp cứu thương binh và
đặc biệt tổ chức hàng trăm chuyến thuyền cảm tử vận tải cho đảo Cồn
Cỏ. Người dân và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh nói chung, Vịnh Mốc nói
riêng đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của mình trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
2.2. Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước
Với việc Vĩnh Linh trở thành địa đầu giới tuyến, trở thành một

khu vực đặc biệt có vị trí chiến lược hết sức trọng yếu, nơi đương đầu
trực tiếp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, làm hậu phương – căn cứ
địa cho cách mạng miền Nam và cách mạng cả nước tiến tới hoàn
thành sự nghiệp thống nhất non sông.
Với vị trí
mà lịch sử đã
gửi trao, Vĩnh
Linh được coi
là tuyến lửa,
con người nơi
đây hàng ngày,
hàng giờ phải
đối

mặt

với

bom đạn của kẻ thù, trực tiếp chống lại các âm mưu chống phá điên
cuồng của Mỹ - Ngụy để tiếp tục tồn tại, chiến đấu và chi viện sức người,
sức của cho miền Nam ruột thịt.

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

20


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Ngày 8/2/1965, thất bại trước chiến trường miền Nam, Mỹ leo

thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Vĩnh Linh bước vào cuộc chiến
đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.
Từ khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Vĩnh Linh trở thành
chiến trường ác liệt nhất. Bọn giặc dùng máy bay, kể cả máy bay B52,
hàng trăm khẩu pháo cỡ 46 - 175 ly ở Cồn Tiên - Dốc Miếu và các hạm
tàu ngoài khơi ngày đêm điên cuồng trút bom đạn xuống từng tấc đất
Vĩnh Linh. Theo số liệu thống kê, suốt những năm 1965 đến 1972, hầu
như không ngày nào ở Vĩnh Linh ngớt tiếng đạn nổ bom rền, đế quốc Mỹ
đã ném xuống vùng đất nhỏ bé chưa đầy 820km 2 này hơn nữa triệu tấn
bom đạn các loại, tính bình quân mỗi người dân Vĩnh Linh phải gánh
chịu 7 tấn. Mỹ - Ngụy còn thực hiện hàng trăm vụ tập kích, biệt kích và
các thủ đoạn chiến tranh gián điệp, tâm lí chiến khác. Chỉ riêng thôn
Vịnh Mốc, diện tích chưa đầy 1 km 2 với 300 dân, 82 nóc nhà, mà phải
hứng chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ của 1003 trận oanh kích, rải
thảm. Ngày 27/11/1964, tàu chiến Mỹ từ hạm đội 7 đã bắn đại bác thiêu
rụi một lúc 72 ngôi nhà, làm hàng trăm người dân Vịnh Mốc chết và bị
thương [8, 46]. Đến tháng 6/1966, thôn Vịnh Mốc bị máy bay Mỹ dội
bom hủy diệt. Nhưng người Vịnh Mốc vẫn kiên cường bám trụ chiến
đấu. Vịnh Mốc trở thành một trong hai địa điểm chính tập kết sức người,
sức của cho đảo Cồn Cỏ cách mũi Lài gần 30 km và cũng là nơi triển
khai trận địa pháo tầm xa 85 ly, 136 ly chi viện đảo. [5, 33]
Từ tháng 6/1965, sự đánh phá của không quân và pháo binh địch
ngày càng trở nên ác liệt và tàn khốc. Vịnh Mốc, Sơn Hạ và nhiều làng
khác trên vùng đất Vĩnh Linh bị bom Mỹ đốt trụi. Vĩnh Linh lúc này có
vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là vị trí đầu cầu của miền Bắc, hậu
phương của miền Nam. Nơi tập trung quân, kho tàng đạn dược của miền
Bắc chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nơi đóng quân của các đơn vị
chủ lực của ta trước khi vượt sông sang bờ Nam chiến đấu, rồi trở lại
củng cố, nghỉ ngơi, tập luyện chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5


21


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Do vậy, khi phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân
và hải quân đối với miền Bắc, Vĩnh Linh trở thành mục tiêu huỷ diệt
hàng đầu của địch. Trong đó, đảo Cồn Cỏ là một mục tiêu không thể bỏ
sót, có thể huỷ diệt hoặc chiếm bằng được đảo Cồn Cỏ. Vì Cồn Cỏ là
vọng gác tiền tiêu, là con mắt lợi hại của Vĩnh Linh nói riêng và của
Quân khu IV nói chung. Chiếm được Cồn Cỏ, địch sẽ dễ dàng cắt đứt
con đường tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam. Đồng thời dùng Cồn Cỏ
làm bàn đạp, tiến tới chiếm Vĩnh Linh và nam Khu IV khi có điều kiện.
Chúng ta với chủ trương giữ bằng được đảo Cồn Cỏ, vì mối
quan hệ giữa Cồn Cỏ với đất liền là xương máu, là sống còn. Không
chỉ chiến đấu tại chỗ mà còn có trách nhiệm nặng nề đối với đồng
bào, chiến sĩ miền Nam. Sẵn sàng che chở, đùm bọc cho đồng bào bờ
Nam bị địch khủng bố tràn qua. Đảm bảo liên lạc thông suốt các mối
quan hệ giữa hai miền.
Vịnh Mốc là một trong hai địa
điểm chính tập kết sức người sức của
tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ

(1)

. Do vậy, để

tồn tại và bám trụ trên mảnh đất đầy
bom đạn của kẻ thù, hoàn thành nhiệm

vụ được giao phó, Vịnh Mốc cũng như
mọi làng quê khác của Vĩnh Linh chỉ
còn cách dựa vào đất mà sống, chiến
đấu và chiến thắng kẻ thù. Hệ thống địa
đạo ra đời đã khẳng định được vai trò
của nó và làm thay đổi cuộc sống của
những con người nơi đây. Cuộc sống ở trên mặt đất kia ngổn ngang
những ngôi nhà cháy rụi, những mãnh pháo, hố bom, nơi mà có thể tước
đi cuộc sống của con người bất cứ lúc nào bởi sự tàn phá ác liệt của bom
(1) Ngoài địa đạo Vịnh Mốc, Bến đò Tùng Luật (Vĩnh Giang) cũng là một địa điểm chính tập kết vũ
khí, lương thực, thuốc men… tiếp tế ra đảo Cồn Cỏ.

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

22


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

đạn giặc thả xuống. Giờ đây, chìm sâu vào lòng đất, sự sống vẫn tồn tại
và tiếp diễn, nhưng quan trọng hơn đó là nơi ẩn náu an toàn, bảo toàn
được tính mạng và của cải vật chất. Quyết bám làng, bám đất với ý chí
sắt đá “một tấc không đi, một lý không rời”, con người nơi đây vẫn sống,
chiến đấu và lao động hăng say trên mảnh đất quê hương.
Từng nhà, từ người già đến thanh niên, phụ nữ và trẻ em… tất cả
lần lượt chuyển vào địa đạo. Địa đạo có rất nhiều căn hộ gia đình, đó là 1
cái hốc nhỏ rộng khoảng chừng 2m 2, có thể chứa khoảng một cặp vợ
chồng và một em bé, và cứ cách nhau từ 3 đến 5m thì có một căn hộ gia
đình như vậy.
Toàn địa đạo có tất cả 94 căn hộ gia đình. Đêm đêm, dưới lòng đất,

trong từng ô nhỏ của mỗi gia đình người mẹ lại tiếp tục ầu ơ ru con, bà kể
chuyện cổ tích cho cháu nghe, vợ dặn chồng khi ra chiến đấu, tiếng thanh
niên, nam nữ chuyện trò râm ran, rồi cả tiếng con thơ bi bô tập nói rộn
ràng, ấm áp. “Có gì khác đâu, cuộc sống vẫn tiếp diễn như nó vốn thế,
chỉ khác là diễn ra dưới lòng đất mà thôi”, ông Phong, một người dân
Vịnh Mốc sống trong những tháng ngày đó đã nói như vậy.
Con người trước sự huỷ diệt của bom đạn chiến tranh phải chọn
lựa cho mình một con đường để tồn tại: hoặc phải rời bỏ quê hương;
hoặc là chui vào lòng đất, dựa vào đất để mà tồn tại, để chiến đấu và
chiến thắng kẻ thù. Và người dân Vịnh Mốc đã chọn con đường thứ
hai. Chính sự tàn khốc của chiến tranh ở nơi đây càng làm cho con
người ta khát vọng được sống, tăng thêm sức chịu đựng mạnh mẽ và ý
chí quật cường để chiến thắng hoàn cảnh. Câu nói nổi tiếng, và cũng là
phương châm sống của người dân Vịnh Mốc thời bấy giờ: "Tồn tại hay
không tồn tại", rút ra từ tác phẩm nổi tiếng Hamlet của nhà văn người
Anh Shakespeare. "Tồn tại hay không tồn tại" cũng được người dân
Vịnh Mốc trả lời bằng việc 17 công dân được sinh ra ngay dưới lòng
địa đạo trong những năm chiến tranh.

Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

23


Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Tuổi thơ con có những gì
Con nằm với đất con đi với hầm.
Anh Thành, con trai cụ Phong,
là một trong những người được sinh

ra trong lòng địa đạo, nay đã là một
người đàn ông trưởng thành. Sau
hơn 40 năm, anh là nhân chứng sinh
động nhất của lịch sử. Vẫn trên
mảnh đất này, anh đang cùng cha
mẹ, gia đình riêng của mình sinh
sống và cải tạo đất đai. Anh Thành
tâm sự: “Không chỉ riêng tôi mà bất
kỳ người dân Vịnh Mốc nào cũng
cảm thấy vinh dự khi được sinh ra
và lớn lên trên mảnh đất này”.
Đêm trôi đi yên bình là thế, nhưng ngày máy bay Mỹ lại rền vang
cả góc trời. Tranh thủ những lúc địch không tuần tiễu, phút thanh bình
hiếm hoi này con người nơi đây đi ra khỏi lòng đất tiếp tục hăng say tăng
gia sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho nhu cầu thiết yếu của cuộc
sống cho cả dân làng và chi viện cho Cồn Cỏ. Nhát cuốc, đường cày khẩn
trương, mau lẹ, những người mẹ, người chị hối hả dựng bếp Hoàng Cầm
nấu ăn, con trẻ chạy nhảy, vui đùa, học hành, người già hít thở không khí
trong lành. Khi máy bay Mỹ tới, mọi hoạt động lại nhanh chóng được
chuyển vào lòng địa đạo. Vịnh Mốc từ trên cao nhìn xuống lại im lìm,
tĩnh lặng như chưa từng có một hoạt động sống nào xảy ra. Vì thế mà
Vịnh Mốc với nguyên vẹn một làng chài, 15.000 tấn hàng chuyển tới Cồn
Cỏ và chiến trường miền Nam trong hơn 2.000 ngày đêm lịch sử vẫn còn
là một huyền thoại mà người Mỹ chưa biết đến. [3, 8]
Những ngày tháng ấy để lo cho cuộc chiến đấu ngay nơi mình
đang ở đã là gian khó, vậy mà những người dân Vịnh Mốc còn phải lo
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

24



Vai trò của địa đạo Vịnh Mốc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

cho cả hòn đảo nhỏ Cồn Cỏ ngoài khơi Vịnh Mốc. Đêm đêm những
con thuyền nhỏ chạy bằng buồm và chèo tay âm thầm vượt mấy chục
cây số chở hàng ra đảo. Những ngày địch điên cuồng đánh phá, chặn
đường ra đảo, những ngư dân từ địa đạo Vịnh Mốc này đã lập thành
đội cảm tử đi chi viện, tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ với tinh thần “Băng
qua lửa đạn quân thù, lòng đầy mưu trí và dũng cảm, quyết sống chết
để hoàn thành kế hoạch tiếp tế để bảo vệ cho bằng được đảo Cồn Cỏ,
mảnh đất xa xôi của quê hương” [9, 33]. Lời thề của những chiến sĩ
cảm tử đã hoà cùng nhịp đập trái tim và khối óc của mỗi người dân
trên quê hương đất lửa hướng về đảo xa.
Sau những chuyến đi đầu tiên mở đường tiếp tế ra đảo thành công.
Con đường vận chuyển cho đảo lúc này là con đường máu. Đảng uỷ và
cơ quan quân sự Vĩnh Linh coi việc chỉ đạo tiếp tế là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu của địa phương. Bộ chỉ huy quân sự Vĩnh Linh giao
nhiệm vụ cho đồng chí Vũ Nguyên Trinh (Phó tư lệnh bộ chỉ huy quân sự
Vĩnh Linh) chuyên trách việc tiếp tế cho Cồn Cỏ. Như vậy, cơ quan quân
sự và chính quyền địa phương đã xác định việc tiếp tế cho Cồn Cỏ là vấn
đề quyết định sự sống còn của Bộ đội trên đảo.
Các xã vùng biển như Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Thái, Vĩnh
Kim, Vĩnh Thạch thường xuyên chú trọng việc tiếp tế cho Cồn Cỏ. Trong
đó, có thể nói địa đạo Vịnh Mốc đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc tập kết các lực lượng chủ lực, kho cất giữ vũ khí, thuốc men, lương
thực, điểm xuất phát quan trọng của con đường vận chuyển tiếp tế, chi
viện ra đảo.
Những chuyến ra khơi là một hành trình máu, đối diện với những
hiểm nguy có thể ập đến bất cứ lúc nào. “Hàng ngàn tấn vũ khí, kể cả
pháo 75, cao xạ 37 ly, lương thực vật dụng đã được những chiếc thuyền

gỗ chạy buồm chèo tay đơn sơ chở từ đất liền ra, đủ cho các chiến sĩ
ngoài đảo sống không đến nỗi thiếu thốn và chiến đấu liên tục hàng hai
ba năm.
Sinh viên thực hiện: Trương Thanh Hải – Lớp Lịch sử Bk5

25


×