Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đảng với cuộc vận động nông dân miền nam trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954 1965)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.11 KB, 13 trang )

Đảng với cuộc vận động nông dân miền Nam
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-
1965)

Trần Tuấn Sơn

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Thịnh
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Chương 1: Đảng vận động nông dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và
chính quyền Diệm giai đoạn từ 1954-1960. Chương 2: Đảng vận động nông dân
miền Nam đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn giai đoạn từ 1961-1965.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử.

Keywords: Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử Đảng; Nông dân Miền Nam;
Kháng chiến chống Mỹ; Thời kỳ 1954 - 1965

Content
1. Tính cấp thiết đề tài
Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, giai cấp nông dân có
vai trò vô cùng to lớn. Giai cấp nông dân miền Nam không chỉ là mạch nguồn, nơi lưu
giữ và bảo vệ những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, mà còn là người cung cấp
nguồn nhân lực, vật lực và địa bàn cho các cuộc vận động cách mạng của Đảng, người tổ
chức chiến đấu ngay tại quê hương mình, biến mỗi làng, xã, thôn, ấp thành một pháo đài
kiên cố, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống giặc
ngoài, thù trong bảo vệ độc lập dân tộc.
Nhận thức rõ vai trò và vị trí của giai cấp nông dân trong quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, Đảng luôn quan tâm và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, lực lượng
chủ yếu và cơ bản của cách mạng DTDC. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước


giai đoạn từ 1954-1965, vấn đề vận động, lôi kéo nông dân miền Nam tham gia cách
mạng được Đảng hết sức coi trọng.
Nhờ đi theo Đảng và bằng cách liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân, đoàn kết
chặt chẽ với các tầng lớp khác, nông dân miền Nam đã phát huy được sức mạnh to lớn
của mình trong tiến trình cách mạng, trở thành một trong những nhân tố quan trọng hàng
đầu đưa cách mạng miền Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Ngày nay, trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn, vấn đề nông dân, nông nghiệp nông thôn đang được đặt ra như một vấn đề cấp
bách, cần phải được nhìn nhận một cách thực sự khoa học. Vì vậy, việc tổng kết kinh
nghiệm vận động nông dân của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam là vấn đề
không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có tính thực tiễn và khoa học sâu sắc.
Để đáp ứng nhu cầu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Đảng với cuộc vận
động nông dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1954-1965)", làm
đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, đã có nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
nông dân Miền Nam giai đoạn 1954-1965 ở những mức độ khác nhau, các công trình đó
có đề cập đến một số chủ trương chính sách của Đảng đối với nông dân và phong trào
đấu tranh của nông dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn
1954-1965.
Trước hết là một số luận văn, luận án: Luận án tiến sĩ lịch sử Lâm Quang Huyên,
Cách mạng ruộng đất ở Miền Nam 1954-1975, Viện kinh tế học, đã trình bày khá tỉ mỉ về
chính sách của Đảng về vấn đề ruộng đất đối với nông dân miền Nam từ 1954-1975,
trong đó luận văn cũng đề cập đến các chính sách của Đảng vận động nông dân đấu tranh
về đề ruộng đất 1954-1965; Luận án tiến sĩ lịch sử của Trần Thị Thu Hương, Đảng lãnh
đạo đấu tranh chống phá quốc sách bình định ấp chiến lược của Mỹ-Ngụy ở miền Nam
Việt Nam (1961-1965), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000, tác giả đã
trình bày các chủ trương chính sách của Đảng vận động quân và dân miền Nam đấu tranh
chống quốc sách bình định ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền tay sai trong giai đoạn
từ 1961-1965; Luận án tiến sĩ lịch sử Vũ Thị Thúy Hiền, Phụ nữ miền Nam trong đấu

tranh chính trị thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, 2004, luận án cũng
đề cập phần nào đến phong trào đấu tranh của nông dân miền Nam, nhưng chủ yếu là các
phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ miền Nam từ 1954-1975.
Thứ hai, các công trình của các tác giả trong nước: Cuốn "Lịch sử phong trào nông
dân và hội nông dân Việt Nam từ 1930-1995", NXB CTQG, 1998, do Trịnh Nhu chủ
biên, cuốn sách trình bày một cách khái quát về lịch sử phong trào nông dân và hội nông
dân Việt Nam trong giai đoạn từ 1930-1995, và trong đó cũng đã đề cập ít nhiều đến
đường lối chính sách của Đảng đối với nông dân miền Nam và phong trào đấu tranh của
nông dân miền Nam trong kháng chiến cứu nước từ 1954-1965; cuốn "Lịch sử phong
trào nông dân và Hội nông dân tỉnh Cần Thơ (1930-2008") của Nguyễn Trung Vinh,
Nxb Cần Thơ, 2008, nội dung cuốn sách trình bày chủ yếu về phong trào nông dân trong
phạm vi tỉnh Cần Thơ; cuốn “Nông dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ-Diệm” của
Dương Phàm, NXB Phổ Thông, 1963; cuốn “Vấn đề nông dân miền Nam Việt Nam” của
Nguyên Phong, NXB Khoa học, 1962; “Nhân dân miền Nam không còn con đường nào
khác” của Lưu Quý Kỳ NXB Sự Thật, 1962; “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1954-1975" Tập 2 Chuyển chiến lược” của Nguyễn Văn Minh, NXB Chính trị Quốc gia,
1996; cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập 3 Đánh thắng
chiến tranh đặc biệt” của Nguyễn Văn Minh, NXB Chính trị Quốc gia, 1997; cuốn
"Quốc sách ấp chiến lược của Mỹ-Diệm" của Hồ Quý Ba Nxb Quân đội nhân dân
1962…
Thứ ba, các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước có liên
quan như: “Sự lừa dối hào nhoáng tập 1, 2” của N.Sheehan, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, 1990. “Tấm thảm kịch và những bài học về Việt Nam”của R Macnamana, Nxb
Chính trị Quốc gia, 1995. “Hồi ký của Linđơn Giônxơn” của Linđơn Giônxơn, Nxb Việt
Nam thông tấn xã, 1972…
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu đăng tải trên các sưu tập, các kỷ yếu
hội thảo khoa học, về phong trào nông dân miền Nam, như: phong trào Đồng khởi; khởi
nghĩa Trà Bồng, với những công trình tiêu biểu: "Phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt
Nam đặc điểm và kinh nghiệm" của Ngô Đăng Tri; "Bối cảnh quốc tế của phong trào
Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam 1959-1960" của Vũ Quang Hiển, trong “50 năm phong

trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam những vấn đề lịch sử”, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà
Nội 2010; hoặc "Nông dân miền Nam trong phong trào Đồng khởi (1959-1960) của Lê
Văn Thịnh trong “Phong trào Đồng khởi 50 năm nhìn lại”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2010.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề nông dân Việt Nam ở miền Nam
và công tác vận động, tổ chức nông dân đấu tranh chống Mỹ - ngụy của Đảng, trong giai
đoạn từ 1954-1965.
3.2 Phạm vi
Nghiên cứu phong trào đấu tranh của nông dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng trong giai đoạn từ 1954-1965.
Các chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với nông dân miền Nam trong
giai đoạn 1954-1965.
Tháng 3/1965, trước nguy cơ thất bại của chiến tranh đặc biệt, Mỹ đã đưa quân
chién đấu vào miền Nam, tiến hành "chiến tranh cục bộ". Trong khuôn khổ xác định, luận
văn chỉ nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng với phong trào nông dân trong chiến tranh đặc
biệt. Những vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng với phong trào nông dân chống chiến lược
"chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968), luận văn sẽ không đề cập.
4. Mục đích và nhiệm vụ
4.1 Mục đích
Làm rõ những chủ trương, biện pháp vận động nông dân miền Nam của Đảng.
Bước đầu làm sáng tỏ hiệu quả của các biện pháp vận động nông dân miền Nam của
Đảng kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954-1965.
Thấy được đóng góp to lớn của nông dân miền Nam vào thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954-1975.
Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ thực tiễn công tác vận động nông
dân của Đảng.
4.2 Nhiệm vụ
Tập hợp các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, nhất là các Văn kiện của Đảng,

Trung ương Cục miền Nam của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam…
Hệ thống hóa những tư liệu đó theo trình tự thời gian gắn liền với các giai đoạn
phát triển của cách mạng miền Nam.
Trình bày những thành công, hạn chế trong các chính sách và công tác vận động
nông dân miền Nam của Đảng trong giai đoạn từ 1954-1965.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp
5.1 Nguồn tư liệu
Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về vấn đề nông
dân là tài liệu định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Trung ương cục miền Nam, các tài liệu lưu
trữ ở Cục lưu trữ quốc gia là nguồn tài liệu gốc để nghiên cứu.
Các công trình của các viện: Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Quân sự, Viện Sử
học Việt Nam là những tài liệu tin cậy.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài đăng tải trên báo chí là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng.
5.2 Phương pháp
Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp
luận của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp lịch sử và lôgic, ngoài ra luận văn
còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…

6.Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
Luận văn trình bày một cách có hệ thống và tương đối toàn diện các chủ trương
chính sách của Đảng và quá trình tổ chức vận động nông dân miền Nam đấu tranh chống
Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong giai đoạn 1954-1965.
Góp phần làm rõ hơn vị trí, vai trò nông dân miền Nam trong thắng lợi sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bước đầu khái quát ưu điểm và hạn chế trong công tác vận động nông dân của
Đảng. Từ đó rút ra các bài học trong công tác vận động nông dân của Đảng trong giai
đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

7. Bố cục của luận văn: ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục. luận văn
gồm 3 chương và phần Kết luận
Chương 1: Đảng vận động nông dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và chính
quyền Diệm giai đoạn từ 1954-1960.
Chương 2: Đảng vận động nông dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và chính
quyền Sài Gòn giai đoạn từ 1961-1965.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử.

References
1. Gi.H. Amtơ (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân.
2. Hồ Quý Ba (1962), Quốc sách ấp chiến lược của Mỹ-Diệm, Nxb Quân đội nhân
dân.
3. Ban Khoa học xã hội Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh (1987), Bác Hồ với miền Nam,
miền Nam với Bác Hồ tập 2, Nxb Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh
4. Ban Tổng kết chiến tranh B2, Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ, tháng 2-1979.
5. Ban Thống nhất Chính phủ: Báo cáo của ủy ban Thống nhất chính phủ về tình hình
kinh tế vùng giải phóng 1962-1963, lưu trữ quốc gia hồ sơ 266.
6. Ban Thống nhất Chính phủ: Báo cáo của ủy ban Thống nhất chính phủ về tình hình
kinh tế vùng giải phóng 1962-1963, lưu trữ quốc gia hồ sơ 352.
7. Trần Huy Cát (chủ biên), (1997). Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Chuyên đề: chống phá bình định giành dân và
giữ dân trên địa bàn khu 5. Nxb Quân đội nhân dân.
8. Cương lĩnh chính trị của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (1967), Nxb Sự
Thật.
9. Lê Duẩn, Ba gửi Trung ương Cục (17-8-1962), Lưu trữ Viện Lịch sử Đảng.
10. Lê Duẩn (1970), Cách mạng miền Nam và chiến tranh nhân dân chống Mỹ cứu
nước, Nxb Quân đội nhân dân.
11. Lê Duẩn (1959), Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Nxb Sự Thật.
12. Lê Duẩn (1975), Dưới là cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do vì Chủ nghĩa xã hội

tiến lên giành thắng lợi mới. Nxb Sự Thật.
13. Lê Duẩn (1960), Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự Thật,.
14. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, Nxb Sự Thật.
15. Lê Duẩn (1985), Về chiến tranh giải phóng chiến tranh giữ nước ở Việt Nam, Nxb
Quân đội nhân dân.
16. Trần Dương (chủ biên), (1995), Lịch sử khu VI trong kháng chiến chống Mỹ (1954-
1975). Nxb Quân đội nhân dân
17. Lê Quang Đạo (1963), Cách mạng Miền Nam nhất định thắng lợi nhưng phức tạp,
lâu dài, Nxb Sự Thật.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (1985), Một số văn kiện của Đảng về kháng chiến chống
Mỹ tập 1 (1945-1965), Nxb Sư Thật, Hà Nội.
19. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng cộng sản Việt Nam (2003) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
31. Phạm Văn Đồng (1986), Vì sao Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
32. Nguyễn Minh Đường (chủ biên), (2001), Khu VIII Trung Nam Bộ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Chính trị Quốc gia.
33. Trần văn Giàu (1966), Miền Nam giữ vững thành đồng: Lược sử đồng bào miền
Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai. T.1 : Từ hoà bình lập lại đến Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam ra đời (1954-1960). Nxb Khoa học xã hội.
34. Trần Văn Giàu (1966), Miền Nam giữ vững thành đồng: Lược sử đồng bào miền
Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai. T. 2 : Từ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra
đời đến ngày sụp đổ của Ngụy quyền Ngô Đình Diệm 1961-1963. Nxb Khoa học xã hội ,
35. Trần Văn Giàu (1968), Miền Nam giữ vững thành đồng: Lược sử đồng bào miền
Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai. T.3 : Từ sau ngày ngụy quyền Ngô Đình Diệm sụp
đổ đến thời gian chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Ngụy lên đến mức cao nhất (1963-1965).
Nxb Khoa học xã hội,
36. Trần Văn Giàu (1968), Chính sách bình định của Mỹ ngụy ở miền Nam Việt Nam
trong giai đoạn "chiến tranh một phía" từ 1954-1960, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 107
tháng 2 trang 8-18.
37. Võ Nguyên Giáp (2005), Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nxb Chính trị
Quốc gia.
38. Ghi chú lời của ông cố vấn chính trị trong phiên họp tại dinh Gia Long ngày 2-2-
1962, VNCH, Lưu trữ Quốc gia 2.
39. Lê Mậu Hãn (chủ biên), (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội.
40. Vũ Quang Hiển (2010), Bối cảnh quốc tế của phong trào Đồng Khởi ở miền Nam
Việt Nam 1959-1960, (50 năm Phong trào Đồng Khởi ở miền Nam Việt Nam những vấn

đề lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội).
41. G.C Herring (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), tập 7 (1953-1955), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), tập 8 (1955-1957), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), tập 9 (1958-1959), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), tập 10 (1960-1962), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
46. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), tập 11 (1963-1965), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
47. Hồ Chủ Tịch với Miền Nam, Nxb Sự Thật, 1974.
48. Nguyễn Thị Thúy Hiền (2004), Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Viện sử học. Hà
Nội
49. Trần Thị Thu Hương (2000), Đảng lãnh đạo đấu tranh chống phá Quốc sách ấp
chiến lược của Mỹ-Ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961-1965). Luận án PTS Lịch sử, Học
viện CTQGHCM.
50. Lâm Quang Huyên (1997), Cách mạng ruộng đất ở Miền Nam. Nxb khoa học xã
hội.
51. Lưu Quý Kỳ (1962), Nhân dân miền Nam không có con đường nào khác, Nxb Sự
Thật.
52. Lí luận căn bản về ấp chiến lược (1962), VNCH, Lưu trữ Quốc gia 2.
53. V.I. Lênin, (1981), Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến Bộ.
54. V.I. Lênin, (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến Bộ.
55. Đặng Hữu Lộc (chủ biên), (2005), Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam 1954-1975,
Nxb Quân đội nhân dân. Hà Nội
56. Cao Văn Lượng (1991), Lịch sử cách mạng miền Nam giai đoạn 1954-1960, Nxb
Khoa học xã hội.
57. Cao Văn Lượng (1981), Tìm hiểu phong trào Đồng Khởi ở miền Nam Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội.

58. Quang Lợi (1992), Tám năm thi hành hiệp định Giơnevơ về Việt Nam, Nxb Sự
Thật.
59. Maicon Maclia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb Sự Thật,
Hà Nội
60. R.S McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và những bài học về Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
61. Nguyễn Phụng Minh (chủ biên), (1995) Nam Trung Bộ kháng chiến (1945-1975),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
62. Nguyễn Văn Minh (chủ biên), (1996), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1954 - 1975, T. 2 : Chuyển chiến lược, Nxb Chính trị quốc gia.
63. Nguyễn Văn Minh (chủ biên), (1997), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1954 - 1975, T. 3 : Đánh thắng chiến tranh đặc biệt, Nxb Chính trị quốc gia.
64. Trịnh Nhu (chủ biên) (1998). Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân 1930-
1995. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
65. Trịnh Nhu (chủ biên), (2002), Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục
miền Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
66. Dương Phàm (1963) Nông dân Miền Nam đấu tranh chống Mỹ - Diệm, Nxb Phổ
Thông.
67. Nguyễn Phong (1962), Vấn đề nông dân ở miền Nam Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội.
68. Phạm Vĩnh Phúc (chủ biên), (2001), Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975, Nxb Quân đội nhân dân.
69. P.A. Pulơ (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Nickxơn, Nxb Thông
tin lý luận.
70. Trần Văn Quang (chủ biên), (1995), Tổng kết kháng chiến chống Mỹ cứu nước
thắng lợi và bài học. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội .
71. Nguyễn Quý (chủ biên), (2010), Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền
Nam (1954 - 1975) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
72. N. Sheehan, (1990), Sự lừa dối hào nhoáng, tập 1, Nxb TPHCM.
73. N. Sheehan, (1990), Sự lừa dối hào nhoáng, tập 2, Nxb TPHCM.

74. Nguyễn Sơn (chủ biên), (1997), Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Phụ lục thống kê, Nxb Quân đội nhân dân.
75. Bùi Đình Thanh(chủ biên), (1962), Tám năm đấu tranh anh dũng và gian khổ của
đồng bào Miền Nam, Nxb Việt sử học.
76. Nguyễn Tất Thắng (chủ biên), (1997), Chiến tranh nhân dân địa phương trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Phụ lục trích thú nhận của đối phương với
chiến tranh du kích, Nxb Quân đội nhân dân.
77. Lê Văn Thịnh (2010), Nông dân miền Nam trong phong trào Đồng khởi (1959-
1960). (Phong trào Đồng khởi 50 năm nhìn lại, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội).
78. Lê Văn Thịnh (2010), Phong trào Đồng khởi-sự mở đầu thắng lợi của đường lối
cách mạng độc lập, tự chủ và phương pháp cách mạng đúng đắn thời kỳ 1954-1975. (50
năm Phong trào Đồng Khởi ở miền Nam Việt Nam những vấn đề lịch sử, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội).
79. Vũ Quốc Thúc (1971) Kế hoạch phát triển miền Nam Việt Nam sau 10 năm chiến
tranh của Mỹ-Ngụy: Kế hoạch Lilienthal Tài liệu dịch, Nxb Bộ ngoại thương.
80. Nguyễn Công Thục (2006), Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược, Nxb
Chính trị Quốc gia.
81. Hà Đình Thuyên (chủ biên), (1997), Chiến tranh nhân dân địa phương trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Chuyên đề: Chiến tranh nhân dân địa
phương bám trụ ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Quân đội nhân dân.
82. Ngô Đăng Tri (2010) Phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, đặc điểm và
kinh nghiệm. (50 năm Phong trào Đồng Khởi ở miền Nam Việt Nam những vấn đề lịch
sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội).
83. Phạm Quang Toàn (1976), Hậu quả 20 năm "bình định" tàn bạo và thâm độc của
Mỹ-ngụy đối với nông thôn miền Nam Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6,7 tháng
11, 12, trang 45-58.
84. Tội ác khủng bố, tra tấn, tù đầy của đế quốc Mỹ và tai sai đối với nhân dân miền
Nam Việt Nam, Nxb Sự thật, 1968.
85. Trung ương cục miền Nam (1966) Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam từ tháng 11/1964 đến 12/1965, Nxb Sự Thật.

86. Trung ương cục miền Nam (1963), Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam từ tháng 09/1962 đến 11/1963, Nxb Sự Thật.
87. Trung ương cục miền Nam (1968), Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam từ tháng 01/1967 đến 12/1967, Nxb Thanh Niên.
88. Trung ương Cục miền Nam, Chỉ thị về việc thiết thực đẩy mạnh công tác dân vận,
mặt trận để tiến kịp với tình hình phát triển hiện nay, ngày 16-6-1961. Lưu trữ VPTƯĐ
89. Trung ương Cục miền Nam, Chỉ thị về việc các cấp cần nắm vững sách lược nông
thôn của Đảng trong khi chấp hành chính sách ruộng đất hiện nay, tháng 7-1961, Lưu
trữ VPTƯĐ.
90. Trung ương Cục miền Nam, Kinh nghiệm phát động quần chúng lương giáo, ngày
10-9-1961. Lưu trữ VPTƯĐ.
91. Trung ương Cục miền Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất thắng 10-1961. Lưu
trữ VPTƯĐ.
92. Trung ương Cục miền Nam, Báo cáo tình hình phong trào đấu tranh chính trị ở
Nam Bộ từ hòa bình lập lại cho đến nay 1961. Lưu trữ VPTƯĐ.
93. Trung ương Cục miền Nam, Chỉ thị số 12/CTR bổ sung cho chỉ thị số 10/CTR về
chống phá ấp chiến lược, ngày 13-2-1962. Lưu trữ VPTƯĐ.
94. Trung ương Cục miền Nam, Chỉ thị số 21-CT về đấu tranh chống phá ấp chiến
lược, xã tự vệ và gom dân của địch, ngày 8-8-1962. Lưu trữ VPTƯĐ.
95. Trung ương Cục miền Nam, Một số kinh nghiệm vè chống phá ấp chiến lược ở
nông thôn đồng bằng (Hội nghị quân du kích Nam Bộ). Ngày 15-9-1962. Lưu trữ
VPTƯĐ.
96. Trung ương Cục miền Nam, Nghị quyết công tác chống phá khu ấp chiến lược,
1963, Lưu trữ VPTƯĐ.
97. Trung ương Cục miền Nam, Nghị quyết 93 tháng từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1964
về nông thôn). Lưu trữ VPTƯĐ.
98. Trung ương Cục miền Nam, Báo cáo số 25, Tình hình miền Nam từ hội nghị Trung
ượng Cục lần thứ nhất tháng 10-1961 đến đầu năm 1964, tài liệu viết tay. Lưu trữ
VPTƯĐ.
99. Trung ương Cục miền Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 (tháng 3-1964), lưu trữ

Viện lịch sử Đảng.
100. Trung ương Cục miền Nam, Nghị quyết công tác chống phá ấp chiến lược gom dân
toàn T, ngày 17-3-1964, Lưu trữ VPTƯĐ
101. Trung ương Cục miền Nam, Ý kiến của bác Hương do anh Sáu phổ biến, ngày 20-
11-1964, Tài liệu viết tay, lưu trữ VPTƯĐ.
102. Trung ương Cục miền Nam, Chỉ thị về cuộc phát động quần chúng nông thôn năm
1965, Lưu trữ Viện LSĐ.
103. Trung ương Cục miền Nam, Chỉ thị về ruộng đất và hướng phát triển ở nông thôn,
ngày 19-3-1965, Lưu trữ Viện LSĐ.
104. Uỷ ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ (1968). Tội ác diệt chủng của Đế
Quốc Mỹ ở miền nam Việt Nam : Cuốn sách thứ 4 tố cáo tội ác. Nxb Sự thật.
105. Nguyễn Trung Vinh (chủ biên), (2008), Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông
dân tỉnh Cần Thơ (1930-2008), Nxb Cần Thơ.
106. Viện khoa học quân sự, số 1-1977, Phương Tây viết về cuộc chiến tranh xâm lược
của Mỹ ở Việt Nam, Lưu trữ tại viện Lịch sử quân sự.
107. Viện lịch sử Đảng (1985), Những sự kiện lịch sử Đảng tập 3 (Về kháng chiến
chống Mỹ cứu nước), Nxb Thông tin lý luận Hà Nội.
108. Viện lịch sử quân sự - Bộ quốc phòng (1986). Nghiên cứu văn kiện của Đảng về
chống Mỹ cứu nước, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
109. Viện Sử học (1995), Lịch sử Việt Nam 1954-1965, Nxb Khoa học xã hội.
110. Việt Nam thông tấn xã (1971), Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam tập 1.


×