Tải bản đầy đủ (.ppt) (65 trang)

Một số chính sách, chế độ về an toàn vệ sinh lao động áp dụng trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 65 trang )

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH,
CHẾ ĐỘ VỀ AT-VSLĐ
ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP
Nguyễn Thanh Tùng - Phó trưởng phòng Trung tâm
huấn luyện - Cục an toàn lao động - Bộ LĐTBXH


MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Mục đích: Nhằm giới thiệu các quy định hiện hành
của pháp luật về một số chính sách, chế độ đối với
người lao động mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm
thực hiện.
- Yêu cầu: Nắm rõ những quy định về một số chính
sách, chế độ mà mình được hưởng trong quá trình
tham gia lao động sản xuất để áp dụng trong thực tế
một cách chính xác, hiệu quả đúng theo quy định của
pháp luật.


NỘI DUNG TRÌNH BÀY
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động
- Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
- Chăm sóc sức khỏe người lao động
- Quy định đối với lao động đặc thù


THỜI GIỜ LÀM VIỆC
- Thời giờ làm việc trong điều kiện làm việc, môi trường
lao động bình thường áp dụng chung cho mọi đối


tượng lao động không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần;
- Thời giờ làm việc hàng ngày trong điều kiện lao động
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành
hoặc thỏa thuận được rút ngắn từ 1-2 giờ/ngày;
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa
thuận làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ/ngày, 200
giờ/năm, trừ 1 số trường hợp đặc biệt được làm thêm
không quá 300 giờ/năm.


THỜI GIỜ LÀM THÊM
Doanh nghiệp và đơn vị có thể tổ chức cho người lao
động làm thêm đến 200 giờ/năm khi:
a. Điều kiện
- Xử lý sự cố sản xuất;
- Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
- Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình
xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt
không thể bỏ dở được;
- Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động
không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.


THỜI GIỜ LÀM THÊM
b. Nguyên tắc
- Phải thỏa thuận với từng người lao động;
- Số giờ làm thêm không quá 04 giờ/ngày, 16 giờ/tuần;
không quá 03 giờ/ngày, 12 giờ/tuần đối với người làm

công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Tổng số giờ làm thêm không quá 14 giờ/4 ngày liên
tục, 10 giờ/4 ngày liên tục đối với người làm công
việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Trường hợp người lao động làm thêm trên 02 giờ/ngày
thì trước khi làm thêm phải bố trí cho họ nghỉ ít nhất
30 phút tính vào giờ làm thêm.


THỜI GIỜ LÀM THÊM
Doanh nghiệp và đơn vị có thể tổ chức cho người lao
động làm thêm đến 300 giờ/năm khi:
a. Điều kiện: Giải quyết công việc cấp bách, không
thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc
do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố
khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức
làm thêm đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết
hết khối lượng công việc.
b. Nguyên tắc
- Thực hiện đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc trên;
- Thỏa thuận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở về
phương án làm thêm giờ.


THỜI GIỜ LÀM THÊM


THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1. Nghỉ giữa ca
- 30 phút nếu làm việc liên

tục 8 giờ trong điều kiện
làm việc bình thường hoặc
làm việc 6-7 giờ trong
trường hợp được rút ngắn
thời giờ làm việc;
- 45 phút nếu làm việc liên
tục vào ban đêm từ 22 giờ
đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ
đến 5 giờ;


THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
2. Nghỉ lễ
- Ngoài những ngày nghỉ được quy định tại điều 73
của Bộ luật Lao động, nếu người lao động là người
nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ
chức của người Việt Nam được nghỉ thêm 01 ngày
Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của
nước họ (nếu có) và được hưởng nguyên lương.
- Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ
hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào
ngày tiếp theo.


THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
3. Nghỉ hàng năm
- Người lao động có 12 tháng làm việc tại doanh
nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì
được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương, cụ thể:
+ 12 ngày làm việc với điều kiện làm việc b.thường

+ 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những
nơi có điều kiện khắc nghiệt và dưới 18 tuổi
+ 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có
điều kiện khắc nghiệt


THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
- Nếu chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ năm được
tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm;
- Trong 1 năm làm việc, người lao động có tổng thời
gian nghỉ (cộng dồn) do TNLĐ, BNN quá 6 tháng
(144 ngày làm việc) hoặc nghỉ do ốm đau quá 3
tháng (72 ngày làm việc) thì thời gian đó không
được tính để hưởng chế độ nghỉ hàng năm đó;
- Có dưới 5 năm làm việc thì nghỉ hàng năm theo
điều 74 của Bộ luật Lao động;
- Cứ 5 năm công tác được nghỉ thêm 01 ngày.


THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Ví dụ: Anh công nhân A làm việc trong điều kiện lao
động bình thường từ 1/1/2000, đến hết tháng 6/2012
anh này xin chuyển công tác sang đơn vị khác. Vậy
số ngày nghỉ hàng năm của anh công nhân A là bao
nhiêu ngày được hưởng nguyên lương?

Số ngày nghỉ
=

hàng năm

Số ngày
Số ngày
nghỉ tiêu + nghỉ tăng
theo thâm
chuẩn
niên
12

Số tháng
đã làm
X
việc trong
năm


THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
4. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
- Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn được
hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:
+ Kết hôn: Nghỉ 03 ngày
+ Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày
+ Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc
chồng chết, con chết nghỉ 03 ngày
- Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng
lao động để được nghỉ không hưởng lương.


BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TNLĐ, BNN

Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử
vong bao gồm:
+ Trong quá trình lao động gắn liền với việc thực
hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
+ Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện
công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của
người sử dụng lao động hoặc người được người
sử dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản trực
tiếp quản lý lao động;
+ Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động
khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần
thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở
cho phép.


BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TNLĐ, BNN
- Những trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động
xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý, bao gồm:
+ Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở
đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở;
+ Tai nạn xảy ra cho người lao động Việt Nam trong khi
thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng
lao động giao.


BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TNLĐ, BNN


PHÂN LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG

Tai nạn lao động được chia thành như sau: Tai nạn lao động nhẹ,
nặng và chết người.

Tai nạn lao động nhẹ

Tai nạn lao động chết người


PHÂN LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG
Tai nạn lao động được chia làm 3 loại:
+ Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn
chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đường
đi cấp cứu, chết trong thời gian cấp cứu, chết
trong thời gian đang điều trị, chết do tái phát của
chính vết thương do TNLĐ gây ra.
+ Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít
nhất một trong những chấn thương được quy
định tại phụ lục 01 của Thông tư liên tịch số:
12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT.
+ Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn mà
không thuộc 2 loại TNLĐ nói trên.


BỆNH NGHỀ NGHIỆP
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao
động, sản xuất có hại của nghề nghiệp tác động đối
với sức khỏe của người lao động.
- Mỗi quốc gia đều công nhận những BNN có ở nước
mình và ban hành chế độ đền bù (hoặc bảo hiểm)
BNN. Tổ chức lao động Quốc tế xếp BNN thành

29 nhóm gồm hàng trăm bệnh khác nhau.
- Ở Việt Nam hiện nay danh mục BNN được công
nhận bảo hiểm ở nước ta là 28 BNN. Trong thực
tế, số BNN xuất hiện trong nước còn nhiều hơn
nhưng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để
được công nhận đưa vào danh mục BNN.


BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TNLĐ, BNN
a) Điều kiện được bồi thường
- Đối với tai nạn lao động
+ Tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao
động theo kết luận của biên bản điều tra;
+ Việc bồi thường được thực hiện từng lần, tai nạn lần
nào, bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn
đã xảy ra trước đó.
- Đối với bệnh nghề nghiệp
+ Dựa vào kết luận của Biên bản kết luận của cơ quan
pháp y hay Hội đồng giám định y khoa;
+ Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc
trước khi chuyển việc, thôi việc, mất việc, nghỉ hưu.


BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TNLĐ, BNN
+ Thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ
(QĐ của Bộ Y tế) để xác định mức độ suy giảm.
+ Việc bồi thường được thực hiện từng lần: Lần thứ nhất
căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng LĐ khám lần
đầu, tiếp theo lần thứ hai căn cứ vào mức suy giảm (%)
tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức suy giảm

tăng lên so với lần trước liền kề.
b) Mức bồi thường
- Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có) đối
với người lao động bị suy giảm khả năng LĐ từ 81%
trở lên hoặc bị chết do tai nạn LĐ và BNN.


BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TNLĐ, BNN
- Ít nhất bằng 1,5 tháng lương và phụ cấp (nếu có) đối
với người bị suy giảm khả năng LĐ từ 5% đến 10% và
sau đó nếu bị suy giảm khả năng LĐ từ trên 10% đến
dưới 81% thì cứ tăng thêm 1% thì được cộng thêm
0,4% tháng lương và phụ cấp (nếu có).
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Trong đó: 1,5 mức bồi thường suy giảm từ 5% - 10%
a tỉ lệ suy giảm khả năng LĐ


BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TNLĐ, BNN
a) Người LĐ bị tai nạn lao động trong các trường hợp sau
thì được trợ cấp:
- Tai nạn LĐ xảy ra do lỗi trực tiếp của người lao động
theo kết luận của Biên bản điều tra TNLĐ;
- Tai nạn được coi là TNLĐ xảy ra đối với NLĐ từ nơi ở
đến nơi làm việc và ngược lại; do thiên tai, hoả hoạn
và các trường hợp rủi ro khi thực hiện nhiệm vụ công
việc hoặc không xác định được người gây tai nạn xảy
ra tại nơi làm việc.
- Việc trợ cấp được thực hiện từng lần, không cộng dồn
tai nạn xảy ra lần nào thì trợ cấp lần đó.



BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TNLĐ, BNN
b) Mức trợ cấp: Mức trợ cấp TNLĐ được tính như sau
- Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu
có) đối với người LĐ bị suy giảm khả năng LĐ từ
81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động.
- Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương và phụ cấp lương
(nếu có) đối với người LĐ bị suy giảm khả năng LĐ
từ 5% đến 10%. Nếu giảm trên 10% đến 81% thì tính
theo công thức hoặc tra Bảng tính mức bồi thường, trợ
cấp theo tỉ lệ suy giảm (Phụ lục 2)
Ttc = Tbt x 0,4


×