Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến tốc độ sinhtrưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương (Crassostreagigas Thunberg, 1793) từ giai đoạn chữ D đến điểm mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.68 MB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức và cá
nhân. Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Bích
Đào (Trường Đại Học Nha Trang) và ThS. Phùng Bảy (Viện Nghiên Cứu
Nuôi Trồng Thủy Sản III) đã định hướng và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo
trong khoa Nuôi Trồng Thủy Sản – Trường Đại Học Nha Trang, những người
đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quãng thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ công nhân viên phòng
thí nghiệm sản xuất giống động vật thân mềm, phòng thư viện Viện Nghiên
Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất
cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, những người luôn bên cạnh giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn to lớn đến gia đình và người thân đã
luôn động viên giúp tôi vượt qua khó khăn trong suốt những năm học vừa
qua.
Nha trang, tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Lê Thị Mai Anh


MỤC LỤC
Mục lục .....................................................................................................ii
Danh mục các bảng ..................................................................................iv
Danh mục các hình ....................................................................................v
Danh mục các ký tự viết tắt.......................................................................vi
Mở đầu ......................................................................................................1


Phần 1: TỔNG LUẬN ..............................................................................3
1.1 Một số đặc điểm sinh học của hầu.....................................................3
1.1.1 Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái bên ngoài .........3
1.1.2 Đặc điểm phân bố ..............................................................4
1.1.3 Phương thức sống ..............................................................4
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng .........................................................5
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng .........................................................7
1.1.6 Đặc điểm sinh sản ..............................................................8
1.1.7 Phát triển phôi và ấu trùng .................................................9
1.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất và nuôi hầu C. gigas trên thế giới. .11
1.2.1 Công nghệ sản xuất giống ................................................11
1.2.2 Công nghệ nuôi thương phẩm ..........................................13
1.3 Tình hình nghiên cứu và nuôi hầu ở Việt Nam ...............................15
Phần 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................18
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu .................................18
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .....................................................18
2.3 phương pháp thu thập số liệu ..........................................................19
2.4 Vật liệu nghiên cứu .........................................................................19
2.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm .......................................................20
2.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...........................................21
2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................21


2.6.2 Các công thức tính toán ...............................................................22
2.6.3 xử lý số liệu .................................................................................23
Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................24
3.1 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống ...24
3.1.1 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của ấu trùng ............25
3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ đến phát triển và tỷ lệ sống ..............28
3.2 Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống ..30

3.2.1 Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng ...............................31
3.2.2 Ảnh hưởng của độ mặn đến phát triển và tỷ lệ sống .............35
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ......................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................40
PHỤ LỤC .............................................................................................42


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các dụng cụ đo yếu tố môi trường.................................................19
Bảng 3.1. Kích thước và tốc độ sinh trưởng của ấu trùng ở các lô mật độ .....24
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian chuyển giai đoạn và tỷ lệ
sống..................................................................................................................27
Bảng 3.3. Kích thước và tốc độ sinh trưởng của ấu trùng ở các lô độ mặn ....29
Bảng 3.4. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày về chiều dài của ấu
trùng ở các thang độ mặn khác nhau ...............................................................32
Bảng 3.5. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày về chiều cao của ấu
trùng ở các thang độ mặn khác nhau ...............................................................32
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của độ mặn đến thời gian chuyển giai đoạn và tỷ lệ
sống .................................................................................................................33


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình dạng ngoài của hầu Thái Bình Dương ................................3
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .....................................................18
Hình 2.2. Bố trí thí nghiệm .............................................................................20
Hình 3.1. Sinh trưởng chiều dài của ấu trùng theo thời gian ở các mật độ nuôi
khác nhau ........................................................................................................26
Hình 3.2. Sinh trưởng về chiều cao của ấu trùng theo thời gian ở các mật độ
nuôi khác nhau ................................................................................................26
Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng hầu .................28

Hình 3.4. Sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng theo thời gian ở các thang độ
mặn khác nhau ................................................................................................33
Hình 3.5. Sinh trưởng về chiều cao của ấu trùng theo thời gian ở các thang độ
mặn khác nhau ................................................................................................33
Hình 3.6. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng hầu ................36


DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
TBD: Thái Bình Dương
Ctv: Cộng tác viên
TB: Tế bào
SGR: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng
DGR: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày
L: Kích thước chiều dài của ấu trùng
H: Kích thước chiều cao của ấu trùng
n: Kích thước mẫu thí nghiệm


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nghề nuôi động vật thân mềm đang phát triển
mạnh, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy
sản. Sản lượng nuôi động vật thân mềm tăng nhanh chóng trong 5 thập kỷ
qua, từ 3,6 triệu tấn năm 1990 lên 10,7 triệu tấn năm 2000. Năm 2000 nuôi
động vật thân mềm chiếm 71,9% tổng sản lượng động vật thân mềm trên thế
giới [10].
Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) là một trong
số các loài động vật thân mềm được phân bố rộng khắp trên thế giới và là đối
tượng nuôi quan trọng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao (chiếm 98% sản
lượng hầu nói chung). Hiện nay, chúng đã được nuôi ở 64 nước trên thế giới,
đặc biệt là một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Mỹ,

Canada… Chưa có loài thủy sản nào có sản lượng tăng nhanh và lớn như hầu
Thái Bình Dương. Năm 1950 tổng sản lượng hầu thế giới là 150.000 tấn, năm
1970 tăng lên 437.000 tấn, 1990 là 1,2 triệu tấn, năm 2000 là 3,9 triệu tấn và
năm 2003 đạt 4,38 triệu tấn. Sản lượng hầu có xu hướng tăng mạnh trong
những năm tới [19].
Việt Nam không có loại hầu này phân bố tự nhiên, do vậy so với các loài
hầu bản địa và động vật thân mềm khác đang được nuôi ở nước ta, hầu Thái
Bình Dương có những ưu việt hơn như kích thước và khối lượng cơ thể lớn,
tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, nhu cầu thị trường
trong và ngoài nước lớn; thịt hầu tươi là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng
cao, giàu chất kẽm, chất béo thấp, không chứa các cholesterol xấu, giảm nguy
cơ tim mạch, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Hầu có vỏ mỏng, thịt nhiều,
vị đậm đà, không có mùi tanh, đa dạng trong chế biến và có giá trị lớn trong y
dược [19].


Theo báo cáo của FAO (2003), nghề nuôi hầu đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi
đơn giản, không phải cho ăn, quy mô đa dạng, sức sinh sản lớn là yếu tố quan
trọng để sản xuất đại trà. Ngoài ra, hầu có giá trị đặt biệt quan trọng trong hệ
sinh thái thủy vực, nó có tác dụng làm sạch môi trường nước. Đến nay, hầu
Thái Bình Dương được xem là đối tượng lý tưởng để thay thế cho các loài
hầu bản địa.
Do hầu Thái Bình Dương không phân bố tự nhiên ở Việt Nam nên nghề
nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào con giống trong sản xuất giống nhân tạo. Vì
vậy nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hầu Thái
Bình Dương đang rất được quan tâm nhằm đưa nghề nuôi hầu nước ta phát
triển mạnh, tạo ra sản lượng lớn để xuất khẩu, mở ra một lối đi mới đầy triển
vọng cho nghề nuôi biển Việt Nam.
Từ yêu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng Thủy sản –
Trường Đại học Nha Trang, Phòng thí nghiệm sản xuất giống động vật thân

mềm – Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III, tôi đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến tốc độ sinh
trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương (Crassostrea
gigas Thunberg, 1793) từ giai đoạn chữ D đến điểm mắt”.
Với các nội dung sau:
- Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng hầu C.gigas ở giai đoạn chữ D đến ấu trùng điểm mắt.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống
của hầu C.gigas ở giai đoạn ấu trùng chữ D đến ấu trùng điểm mắt.
- Nhận xét và đánh giá kết quả.
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế
nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
góp ý của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn chỉnh hơn.


PHẦN 1
TỔNG LUẬN
1.1.

Một số đặc điểm sinh học của hầu

1.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái bên ngoài
Hầu Thái Bình Dương được Thunberg phân loại vào năm 1793 và
được sắp xếp như sau:
Ngành Mollusca
Lớp Bivalvia
Bộ Anisomyarya
Họ Ostreidae
Giống Crassotrea
Loài Crassostrea gigas (Thunberg, 1793)


Hình 1.1. Hình thái ngoài của hầu Thái Bình Dương
Cũng như các động vật hai mảnh vỏ khác, hầu Thái Bình Dương có hai
vỏ úp lại với nhau và khép mở nhờ cơ khép vỏ. Hai vỏ này rất cứng, thô, khác
nhau về hình dạng và kích thước. Vỏ phải thì nhỏ, nông nằm ở trên còn vỏ


trái thì sâu và lớn dùng để bám chặt vào vật cứng và nằm ở dưới. Hầu Thái
Bình Dương không có răng bản lề ở bên trong. Cơ khép vỏ có màu tím hay
màu nâu. Hầu Thái Bình Dương có tỉ lệ chiều dài và chiều rộng vỏ tương đối
lớn (thường chiều dài gấp 3 lần chiều rộng). Chính dựa vào điểm này nên
người ta thường gọi là hầu ống hay hầu dài. Ngoài ra hai mép lưng bụng của
hầu gần như song song với nhau cũng là một đặc điểm nhận dạng khác [14].
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Hầu Thái Bình Dương thuộc họ Ostreidae, phân bố rộng khắp thế giới từ
hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, đâu đâu cũng có dấu vết của chúng. Do khả năng
thích ứng với điều kiện sống của mỗi loài khác nhau nên phân bố của chúng
cũng khác nhau. Đứng về mặt yêu cầu sinh thái học chúng ta chia làm hai loại
phân bố: Phân bố địa lý và phân bố thẳng đứng.


Phân bố địa lý: Diện phân bố địa lý (hay còn gọi là phân bố theo

chiều ngang) rộng hay hẹp chủ yếu được quyết định bởi nhiệt độ và nồng độ
muối. Hầu Thái Bình Dương thích nghi với độ dao động rộng của các yếu tố
môi trường. Chúng là loài bản địa của Đông Bắc Châu Á bao gồm Nhật Bản,
nhưng di chuyển và lan rộng ra nhiều quốc gia như Pháp, Trung Quốc (du
nhập vào đầu và cuối những năm 1960) và Niu Zealand vì mục đích nuôi.
Ngoài ra, sự phát tán của hầu Thái Bình Dương còn do nguyên nhân khách
quan đó là trường hợp hầu bám trên những chiếc tàu lớn và vận chuyển đi

khắp nơi vì mục đích thương mại, cho nên loài hầu này có thể được gọi phân
bố toàn cầu [15].
 Phân bố theo phương thẳng đứng: Hầu Thái Bình Dương trưởng
thành không có tơ chân và bám chặt trên những vật bám cứng như đá hay vỏ
động vật thân mềm khác trong vùng triều và vùng hạ triều đến độ sâu 3 m
nước. Chúng thiên về những vùng nước lợ ở cửa sông hay những vùng duyên
hải gần bờ mặc dù chúng có thể thích nghi với biên độ dao động mạnh của


nồng độ muối và các yếu tố môi trường nước nên có thể xuất hiện ở ngoài
khơi ở độ sâu khoảng 40 m nước nhưng với mật độ ít và sinh trưởng kém
[14].
1.1.3. Phương thức sống
Phương thức sống của hầu thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể.
Trứng hầu sau khi đẻ một thời gian ngắn được thụ tinh và phát triển
thành ấu trùng đĩa bơi. Từ ấu trùng đĩa bơi đến lúc sống bám phải trải qua giai
đoạn sống phù du. Thời kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ nước.
Theo Byung Ha Park và ctv (1988) khi nghiên cứu về hầu Thái Bình Dương
tại Hàn Quốc cho thấy: Tại nhiệt độ 19-20 oC giai đoạn phù du của hầu kéo dài
3 tuần, tại nhiệt độ 27oC là 10 ngày [7].
Sau thời kỳ sống phù du, ấu trùng chuyển sang giai đoạn sống bám.
Chúng thường sống bám cố định vào bất kỳ vật thể cứng nào như đáy cứng,
đá, vỏ động vật thân mềm, san hô chết…
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
 Thức ăn:
Thức ăn của hầu thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể.
 Giai đoạn ấu trùng:
Hầu khi phát triển thành ấu trùng đĩa bơi, các chất dinh dưỡng trong cơ
thể đã bị tiêu hao hết, cơ quan tiêu hóa đã dần được hình thành và ấu trùng
phải sử dụng thức ăn từ bên ngoài môi trường. Thức ăn của ấu trùng giai đoạn

này thường là các loại thực vật phù du có kích thước nhỏ bé (2 – 8 µ) như
Nannochloropsis,

Irochrysis,

Chaetocerosi,

Pavlova,

Chlorella,

Cryptomonas, Platymonas… Trong sinh sản nhân tạo, vấn đề thức ăn của ấu
trùng là một vấn đề cần được chú trọng.


 Giai đoạn trưởng thành:
Theo kết quả nghiên cứu thức ăn của hầu người ta thấy rằng thức ăn của
hầu gồm có sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ và những chất hòa tan trong nước
như amino acid, muối khoáng (đặc biệt là các muối calci rất cần thiết cho sự
hình thành vỏ). Thực vật phù du (phytoplankton) chủ yếu là tảo silic:
Melosira, Coscinodiscus, Navicula, Nitzschia, Chaetoceros, Biddulphia,
Skeletonema, Cyclotella, Rhizosolema, Thalassiotrix… Động vật phù du
(zooplankton) bao gồm ấu trùng giun nhiều tơ, ấu trùng copepoda, copepode
nhỏ, rotifer [1].
 Phương thức bắt mồi:
Lebesnerais (1985), Boucaud-Camou và ctv (1985) đã nghiên cứu cơ chế
lọc thức ăn và quá trình chuyển hóa thức ăn trong hệ thống tiêu hóa của hầu
Thái Bình Dương [10], [11]. Theo Chestinnt (1946) thì phương thức bắt mồi
của hầu là bị động theo hình thức lọc nhiều lần [6]. Hầu bắt mồi trong quá
trình hô hấp, dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang

theo thức ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ đính vào các tiêm mao trên
bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn có kích
cỡ thích hợp (nhỏ) sẽ bị đính vào dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên
sau đó chuyển dần về phía miệng, còn các hạt thức ăn có kích cỡ quá lớn tiêm
mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang sau đó tập
trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù hầu bắt mồi bị
động nhưng với cách bắt mồi này thì có thể chọn lọc thức ăn theo kích thước
[7].
Quá trình chọn lọc thức ăn được thực hiện bốn lần theo phương thức
trên: Lần thứ nhất xảy ra trên mang, lần thứ hai xảy ra trên đường vận
chuyển, lần thứ ba xảy ra trên xúc biện, lần thứ tư xảy ra tại manh nang
chọn lọc thức ăn. Thức ăn sau khi được chọn lọc bởi manh nang chọn lọc


thức ăn, được đưa trở lại dạ dày để tiêu hóa. Tại đây nó được tiêu hóa một
phần nhờ tác dụng của men tiêu hóa tiết ra từ nang tinh . Sau đó thức ăn
được chuyển đến manh nang tiêu hóa và tiếp tục được tiêu hóa nhờ men tiêu
hóa do manh nang tiêu hóa tiết ra. Cuối cùng thức ăn được tiêu hóa tại ruột,
các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ, còn chất cặn bã sẽ bị đưa ra ngoài cơ
thể qua hậu môn.
Các tác nhân ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của hầu là thủy triều,
lượng thức ăn và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối …).
 Khi triều lên cường độ bắt mồi tăng, triều xuống cường độ bắt mồi
giảm.
 Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp và ít
thức ăn thì cường độ bắt mồi cao.
 Khi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối …) trong khoảng
thích hợp thì cường độ bắt mồi cao và khi các yếu tố môi trường ngoài
khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp. Khi nhiệt độ nước 10-15 oC hầu
bắt mồi mạnh nhất. Trong mùa sinh sản nhiệt độ nước tương đối cao, hầu bắt

mồi yếu. Nói chung lượng nước lọc của hầu khoảng 1-25 L/h, trong thời gian
ngắn có thể lọc được 31-34 L/h bằng 1500 lần khối lượng của nó [6].
 Độ pH của nước biển có ảnh hưởng đến hoạt động bắt mồi của hầu.
Khi pH = 7,75 cường độ lọc nước bình thường, từ 6,75 – 7,00 cường độ lọc
nước tăng nhưng khi pH giảm dưới 6,5 thì cường độ lọc giảm xuống. Khi pH
= 4,14 lượng nước lọc chỉ còn 10% mức bình thường (Loosanoff, 1948) [6].
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Hầu là loại động vật thân mềm chỉ sinh trưởng trong một giai đoạn nhất
định khi còn non, sau khi trưởng thành rồi thì hầu như không lớn lên được
nữa. Trong năm đầu tiên hầu sinh trưởng nhanh về kích thước, năm thứ 2 và 3


sinh trưởng nhanh về khối lượng. Từ năm thứ 4 trở đi thì tốc độ tăng trưởng
giảm [4].
Hầu Thái Bình Dương có tốc độ sinh trưởng nhanh (có thể sinh trưởng
hơn 75 mm trong vòng 12 tháng đầu tiên). Tuy nhiên tại vùng nước Wadden
Sea (Đan Mạch) hầu có thể sinh trưởng đạt 100 mm sau 12 tháng nuôi đầu
tiên. Hầu này có thể sống tới 10 năm và đạt kích cỡ trung bình khoảng 150 –
200 mm [2].
Sự sinh trưởng của hầu phụ thuộc và điều kiện ngoại cảnh, trong đó nhiệt
độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của hầu. Ở
vùng nhiệt đới có nhiệt độ ấm, tốc độ sinh trưởng của hầu rất nhanh và quá
trình sinh trưởng diễn ra quanh năm.
Theo Byung Ha Park và ctv (1988) khi nghiên cứu về hầu Thái Bình
Dương tại Hàn Quốc cho thấy: Nhiệt độ, thức ăn và độ mặn là các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của ấu trùng.
Khi nhiệt độ thấp, hầu sinh trưởng và biến thái chậm, thời gian phù du kéo
dài. Ở nhiệt độ 19-20oC giai đoạn phù du của hầu kéo dài khoảng 3 tuần, ở
nhiệt độ 27oC là 10 ngày. Độ mặn trong giai đoạn này có thể dao động từ 1437 ‰ nhưng thích hợp nhất là từ 15-25 ‰ [7].
Ngoài ra, nhiệt độ nước còn ảnh hưởng đến sinh trưởng của vỏ hầu. Vào

mùa đông, khi thời tiết giá lạnh phần vỏ không phát triển. Thời gian sinh
trưởng chính là vào những tháng mùa xuân ấm áp, thức ăn đầy đủ, hầu lớn rất
nhanh.Vào mùa sinh sản hầu sinh trưởng kém vì mất nhiều năng lượng cho
quá trình sinh sản. Sau đó là thời gian hầu bắt mồi mạnh để tích lũy năng
lượng và lúc này hầu lớn rất nhanh.
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Hầu Thái Bình Dương là loài lưỡng tính có yếu tố đực chín trước. Chúng
thường tham gia sinh sản đầu tiên là con đực và sau đó chuyển thành con cái.


Các yếu tố môi trường đặc biệt là thức ăn có thể ảnh hưởng đến giới tính của
hầu. Trong điều kiện dồi dào thức ăn, chúng có xu hướng chuyển giới tính từ
con đực sang con cái và ngược lại trong điều kiện thức ăn hạn chế hay chúng
tập trung thành những quần thể với mật độ quá lớn, toàn bộ đàn hầu là con
đực. Một số ít cá thể lưỡng tính [2].
Hầu Thái Bình Dương tham gia sinh sản lần đầu sau khoảng một năm
(kích thước khoảng 70-100 mm). Mùa vụ sinh sản thường diễn ra vào những
tháng mùa xuân và mùa hè. Trong suốt mùa sinh sản khối lượng tuyến sinh
dục của hầu có thể chiếm tới 50% khối lượng cơ thể. Sức sinh sản của hầu
Thái Bình Dương là vô cùng lớn, một con hầu cái có thể sinh ra khoảng 50100 triệu trứng trong một lần đẻ. Quá trình thụ tinh diễn ra trong nước và phải
mất khoảng 10-15 phút sau khi đẻ [16].
 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của hầu:
Quá trình sinh sản của hầu chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi
trường, đặc biệt là nhiệt độ.
Theo Byung Ha Park và ctv (1988), nghiên cứu sự thành thục của hầu
Thái Bình Dương tại Hàn Quốc cho thấy, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
thành thục là nhiệt độ. Nhiệt độ tăng cao thời gian chín của tuyến sinh dục
càng rút ngắn [7]. Còn theo thí nghiệm của Loosanoff về ảnh hưởng của nhiệt
độ đến sự phát triển của tuyến sinh dục hầu C.virginica cho thấy ở nhiệt độ
10oC thì sau 35 ngày hầu mới thành thục nhưng tỷ lệ thành thục ít, ở 20 oC sau

5 ngày hầu đã thành thục nhưng tỷ lệ đẻ thấp chỉ đạt 24%, ở 30 oC chỉ sau 3
ngày hầu đã thành thục và cho tỷ lệ sinh sản cao [4].
Việc đẻ trứng cũng bị tác động của các yếu tố môi trường như sự dồi dào
của thức ăn và nâng lên của nhiệt độ. Theo Spencer (2002) thì nhiệt độ đẻ của
hầu Thái Bình Dương dao động trong khoảng 22 – 25 oC, còn của hầu
C.virginica là từ 17 – 20oC [2].


Ngoài ra, hoạt động sinh sản của hầu còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường khác như:
- Độ mặn: có quan hệ chặt chẽ đến sinh sản của hầu. Khí hậu vùng
nhiệt đới quanh năm thích hợp cho hầu Ấn Độ Ostrea cucullata sinh sản
nhưng ở Ấn Độ hầu này chỉ đẻ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; còn tháng 7,
8 tuy tuyến sinh dục thành thục nhưng vẫn không đẻ vì lúc đó mùa mưa
xuống độ mặn giảm không thích hợp cho sinh sản của nó. Ở nước ta, hầu sông
có mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9, trong các tháng này hầu đẻ rộ nhất
vào thời kỳ nhiệt độ nước cao nhất trong toàn năm (trung bình 30 oC) nhưng
độ mặn lại thấp nhất toàn năm (trung bình 5 – 10 ‰) [1].
- Thức ăn: trong môi trường giàu dinh dưỡng thì khả năng tích lũy
glycogen tăng, do đó sự tích lũy noãn hoàng trong trứng của hầu tăng theo, vì
vậy mà hầu thành thục sớm và khả năng sinh sản tốt hơn. Ngược lại trong môi
trường nghèo dinh dưỡng thì khả năng thành thục sinh dục và sinh sản của
hầu sẽ kém đi [4].
1.1.7. Phát triển phôi và ấu trùng
Hầu Thái Bình Dương sinh sản theo kiểu hữu tính. Trong quá trình phát
triển nói chung, chúng đều trải qua các giai đoạn ấu trùng bánh xe
(Trochophora), ấu trùng chữ D (Veliger), ấu trùng đĩnh vỏ (umbo), ấu trùng
điểm mắt (hậu umbo) và con giống bám. Ấu trùng dạng trôi nổi bơi lội tự do
trong nước, phát triển trong khoảng 3 – 4 tuần trước khi tìm một bề mặt cứng
sạch thích hợp để bám lên. Việc bám chắc vào một bề mặt cứng là do hầu con

có tuyến nằm ở chân tiết ra một chất kết chặt vỏ với vật bám. Tuy nhiên trong
một điều kiện nào đó, chúng vẫn có thể bám lên những vùng bùn hoặc vùng
cát (chúng bám lên trên những viên đá nhỏ, mảnh vỏ động vật thân mềm hay
những mảnh vụn khác) hoặc trên đỉnh của những con hầu trưởng thành khác.
Hầu sống sót đến giai đoạn này gọi là ấu thể spat [16].


 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi và ấu trùng:
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng
hầu. Sự thụ tinh có thể diễn ra trong khoảng biến động nhiệt độ lớn nhưng sự
phát triển của ấu trùng chữ D nằm trong khoảng hẹp.
Nếu nhiệt độ lớn hơn 35oC hay nhỏ hơn 15oC thì phôi sẽ bị dị hình và
không phát triển được. Khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25 oC - 28oC. Các
loại hầu khác nhau thì chịu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển phôi và
ấu trùng cũng khác nhau như hầu ống C. gias thích hợp với nhiệt độ 23 oC 26oC, nếu thấp hơn 15oC hay cao hơn 30oC thí số lượng phôi dị hình rất lớn và
tốc độ phát triển chậm. Còn hầu Ấn Độ C. cucullata thích hợp với nhiệt độ
27.5oC – 29.5oC…[4].
- Độ mặn:
Độ mặn thích hợp cho sự phát triển của phôi và ấu trùng hầu tương tự như
độ mặn của nơi hầu bố mẹ sinh sống.
Các loài hầu khác nhau thì thích nghi với các mức độ mặn khác nhau. Hầu
cửu sông C. rivularis có độ mặn thích hợp là 10 – 25 ‰, còn độ mặn thấp hơn
5 ‰ thì trứng bị trương nước hay lớn hơn 25 ‰ thì trứng bị mất nước dẫn đến
ấu trùng bị dị hình, không phát triển được [4]. Hầu C. gigas có độ mặn thích
hợp từ 20 – 26 ‰ (Amemiya, 1928), 12 – 23 ‰ (Ranson, 1948). Còn đối với
hầu C. angulata thì độ mặn thích hợp là từ 26 – 35 ‰ (Amemiya, 1928), 18 –
23 ‰ (Ranson, 1948) [18].
Ngoài ra thời gian chuyển từ giai đoạn chữ D sang giai đoạn sống bám
cũng phụ thuộc nhiều vào độ mặn. Một nghiên cứu trên hầu Mỹ Ostrea edulis

cho thấy khoảng độ mặn thích hợp cho ấu trùng bám là từ 22,5 – 25,0 ‰, độ
mặn giảm thì tỷ lệ bám của ấu trùng cũng giảm trầm trọng. Ngoài ra, đối với


hầu Mỹ O. edulis, thời gian bám của ấu trùng cũng khác nhau ở các mức độ
khác nhau và tỷ lệ bám cao nhất thường xảy ra tại 15 – 20 ‰ [18].
- Muối vô cơ:
Mội số loại muối vô cơ có trong nước như: KCl, CaCl2, MgCl2… nếu thiếu
có thể làm cho tỷ lệ thụ tinh giảm thấp đến 20 – 30%, ngược lại nếu thừa thì
sẽ làm cho tỷ lệ thụ tinh của trứng giảm thấp hơn nữa.
1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất và nuôi hầu Crassostrea gigas trên
thế giới
1.2.1. Sản xuất giống
Mặc dù nuôi hầu đã có lịch sử rất lâu đời, nhưng sản xuất giống hầu chỉ
bắt đầu 40 năm trở lại đây ở một số nước như Nhật Bản (Pacific oyster,
Crassostrea gigas), Úc (Sydney Rock oyster, Crassostrea commercialis), Mỹ
(Crassostrea virginica) và Pháp. Từ đó tới nay, quy trình sản xuất giống đã
dần được hoàn thiện và phát triển ở trình độ cao. Cụ thể là trong những năm
đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, sản lượng con giống từ sinh sản nhân tạo
chiếm gần 90% tổng sản lượng hầu giống ở Anh, Canada, Mỹ [17]. Việc sản
xuất ở mọi nơi đều tuân theo một trình tự chung là chọn lọc và thu thập hầu
bố mẹ và nuôi vỗ, kích thích cho đẻ hay cho thụ tinh nhân tạo, ương nuôi ấu
trùng và con giống, cấy tảo làm thức ăn. Quá trình nuôi vỗ dài hay ngắn tùy
thuộc vào từng vùng và mùa nhưng thông thường 2 -3 tuần vào mùa xuân hè,
6 – 8 tuần vào mùa đông. Phương pháp kích thích cho đẻ thì đa dạng bao gồm
nâng hạ nhiệt độ, độ muối, phơi khô, tạo dòng chảy, tiêm hóa chất seretonin,
nhưng đối với hầu hiệu quả nhất là nâng nhiệt. Ương nuôi ấu trùng thực hiện
trong bể 1 - 2 m3 với mật độ ấu trùng 5 – 8 con/ml [2].
Phương pháp sản xuất giống hầu nhân tạo dựa trên những cơ sở và kết
quả nghiên cứu đầu tiên của Loosany và Imai. Điều kiện cần thiết cho sinh



sản là nhiệt độ, ở những thủy vực ôn đới, mùa vụ sinh sản phụ thuộc vào sự
gia tăng nhiệt độ. Mùa xuân là cực điểm của sự chín sinh dục khi nhiệt độ
nước đạt đến ngưỡng sinh sản. Nhiệt độ cũng cần thiết cho sự phát triển của
ấu trùng. Riêng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới thì nhiệt độ không phải là
yếu tố kích thích sinh sản nhưng sự gia tăng nhiệt độ trong ngưỡng thích hợp
sẽ làm sản phẩm sinh dục chín, chính vì thế tăng nhiệt độ là biện pháp kích
thích sinh sản trong sản xuất giống nhân tạo [7].
Trên thế giới phương pháp sản xuất giống mang tính thương mại đã có từ
những năm cuối của thế kỷ 19. Công trình nghiên cứu cho hầu đẻ thành công
vào năm 1897 của Brook, ông đã nuôi được ấu trùng bơi lội tự do từ trứng và
tinh trùng của hầu trong mùa sinh sản. Cũng có nhiều nghiên cứu tiến hành
ương nuôi ấu trùng hầu trong phòng thí nghiệm nhưng mãi đến năm 1920,
Wells mới thành công trong kỹ thuật ương nuôi ấu thể Spat [7].
Để làm cơ sở cho việc sử dụng vật bám trong sản xuất giống nhân tạo
cũng như cải tiến phương pháp thu giống ngoài tự nhiên, Latama (1996) đã sử
dụng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền như thanh tre và tấm xi măng để thu giống
hầu C. cucullata tại Indonesia. Kết quả cho thấy hầu bám nhiều hơn trên
những tấm xi măng so với thanh tre. Năm 2000, Yulianda và Atmadipura đã
kết luận rằng độ ghồ ghề và loại của vật bám có ảnh hưởng đến mật độ bám
của con giống hầu Crassostrea sp. Thí nghiệm của họ cho kết quả là hầu
giống bám nhiều hơn trên những vật bám là những viên đá có bề mặt gồ ghề
hơn vật bám là những vỏ sò [2].
Theo Jones và Jones (1988), một chi tiết rất quan trọng liên quan đến
việc vận chuyển ấu trùng để cho bám ở những vùng không có khả năng xây
dựng trại giống là ấu trùng điểm mắt của hầu Thái Bình Dương có thể giữ
trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ 5oC trong thời gian hàng tuần, hầu vẫn có
thể bám tốt. Nhưng trong nghiên cứu của Tan và Wong (1995) tại Hong Kong



cũng đã kết luận rằng ấu trùng điểm mắt của hầu C. belcheri có thể giữ tốt
nhất trong vòng 12 giờ ở nhiệt độ 15 oC [17]. Ứng dụng những thành tựu đó,
Mỹ và Malaysia đã xây dựng những trại giống có công suất lớn tạo ra ấu
trùng hầu điểm mắt cung cấp cho các cơ sở cho bám và nuôi thương phẩm
trong nước hay xuất ra nước ngoài.
Đỉnh cao của phương pháp sản xuất giống nhân tạo là thu giống hầu đơn
(remote – setting). Ấu trùng được nuôi đến giai đoạn hậu ấu trùng đỉnh vỏ lồi,
dùng LHG kích thích hầu xuống đáy mà không cần bám, hoặc dùng bột vỏ
hầu, bột vỏ điệp, các hạt có kích thước 300 – 500 µm, ấu trùng Spat bám vào
các hạt đó và thu được con giống dạng bám đơn. Hai phương pháp này được
sử dụng nhiều ở các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp, Úc (FAO, 2003) [7].
Vào những năm 1982, các nhà khoa học của trường đại học Washington
và trường Maire đã nghiên cứu thành công việc dùng các tác nhân vật lý và
hóa học tạo thể tam bội ở hầu với kết quả đạt được 80% thể tam bội trong 1
triệu trứng sinh ra. Theo kết quả của Chaiton và Allen (1985), 57% thể tam
bội của hầu Thái Bình Dương được tạo ra khi trứng đã thụ tinh được đặt ở áp
suất 6000 – 8000 atmosphere trong 10 phút. Ngoài ra, với việc dùng các tác
nhân hóa học 6 – DMAP gây đột biến đa bội trên hầu ống cho ra kết quả là
90% cá thể hầu tam bội. Guo el al. (1996) đã so sánh tỷ lệ tạo tam bội (3N)
khi sử dụng hóa chất CB và 100% thể tam bội khi cho lai giữa dạng tứ bội
(4N) và lưỡng bội (2N). Khi cho hầu đực tứ bội lai với hầu cái lưỡng bội, Nell
(2002) cũng đã cho ra kết quả là 100% hầu tam bội. Và từ đó trở đi vệc nuôi
thương mại hầu tam bội tại bờ biển phía tây của Bắc Mỹ tăng đáng kể [2].
1.2.2. Nuôi hầu thương phẩm
Từ thực tế hầu là đối tượng rất có giá trị về mặt dinh dưỡng, từ lâu con
người đã nghĩ đến việc nuôi đối tượng này để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Trung Quốc là nước đầu tiên nuôi hầu vì những giá trị về thực phẩm và y học



của nó. Tại Pháp nuôi hầu đã bắt đầu vào những năm giữa của thế kỷ 17 với
loài hầu bản địa Ostrea edulis. Nguồn giống cho nuôi được thu từ tự nhiên sử
dụng những sạp gỗ hay bằng nhựa PVC đặt dưới đáy và được nuôi trong
những ao vùng duyên hải. Mãi đến năm 1960, nguồn giống hầu này bị cạn
kiệt do khai thác quá mức nên người ta mới nhập khẩu loài hầu Crassostrea
angulata từ Bồ Đào Nha để nuôi. Trong những năm 1973, 1974 dịch bệnh đã
gây chết hàng loạt nên hầu Thái Bình Dương được thay thế cho hầu C.
angulata và vào năm 2002 sản lượng hầu này chiếm khoảng 98% trong tổng
sản lượng hầu nuôi. Với nguồn giống tự nhiên hay nhân tạo, nuôi thương
phẩm hầu ở Pháp và các nước Châu Âu đều dựa vào 3 phương pháp nuôi
chính. Đó là nuôi đáy, nuôi trong những khung cố định dưới nước và nuôi
treo [14, 15].
Tại Úc, nuôi hầu có lịch sử lâu đời với đối tượng là hầu đá Sydney
(Crassostrea commercialis) với phương pháp nuôi truyền thống cho hầu bám
vào viền đá hay vỏ sò trưởng thành rồi đặt xuống đáy vùng triều để nuôi. Đến
những năm 50 của thập niên 90, từ nhận thức rằng nuôi hầu theo kiểu trên dễ
bị bùn lấp hay địch hại khác, nên hình thức nuôi được tập trung vào nuôi nổi
bằng rổ, lồng hay trên những cọc cắm xuống đất. Nuôi hầu Thái Bình Dương
được bắt đầu từ những năm 70 của thập niên 90, chủ yếu từ con giống sinh
sản nhân tạo. Hầu này đang là đối tượng nuôi chính của Úc [2].
Hiện nay nuôi hầu đã phát triển mạnh trên phạm vi toàn thế giới ở quy
mô công nghiệp với con giống chủ yếu từ sinh sản nhân tạo. Song hành cùng
với sự phát triển nuôi hầu, nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành.
Năm 1993, Pripanapong tại Thái Lan đã thử nghiệm nuôi hầu C. belcheri
bằng 2 phương pháp: dây thừng treo trên giàn lung lay và những cọc xi măng
cắm xuống đất trong cùng vùng nước. Kết quả hầu nuôi ở dây thừng có sinh
trưởng và tỷ lệ sống tốt hơn.


Pripanapong (1996) kết luận rằng dòng chảy và địch hại ảnh hưởng rất

lớn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu C. belcheri nuôi tại Thái Lan. Bằng
phương pháp nuôi đặt những khay lưới tự do và những khay lưới xen kẽ giữa
lồng nuôi cá, kết quả là hầu nuôi trong lồng lưới tự do lớn nhanh hơn rất
nhiều. Địch hại của hầu nuôi chủ yếu là các loại cua. Tác giả đề nghị rằng khi
thiết kế khay nuôi nên tính đến phương án lưới bao bọc vừa đảm bảo thông
thoáng nhưng vừa bảo vệ để tránh địch hại.
Sau thập niên 90 vừa qua, sản lượng nuôi hầu của thế giới tăng lên gấp 3
lần (trong khi đó cá nước ngọt tăng 2,8 lần, tôm tăng không đáng kể). Sản
lượng hầu hiện nay chiếm 42% tổng sản lượng động vật thân mềm hai mảnh
vỏ do nuôi nhân tạo. Rõ ràng nuôi hầu là lĩnh vực quan trọng nhất của nghề
nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ của thế giới ở giai đoạn hiện nay.
1.2.

Tình hình nghiên cứu và nuôi hầu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hầu Thái Bình Dương phân bố ở những vùng triều thấp tới
độ sâu 10 mét nước ở những vùng nước thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng
[5]. Nguyễn Văn Chung (2001) khi điều tra đánh giá tình hình phân bố của
động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong đầm phá Nam Trung Bộ đã tìm thấy
hầu Thái Bình Dương phân bố ở đầm Cù Mông, đầm Ô Loan nhưng với tần
số bắt gặp rất ít [3].
Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh sản hay sinh thái của hầu
dường như ít được đề cập đến trong các tài liệu, có chăng đó chỉ là những tài
liệu tiếng Việt được dịch từ các thứ tiếng khác như tiếng Trung, tiếng Anh,
tiếng Nhật… Điều đó chứng tỏ rằng việc nghiên cứu sản xuất giống hay nuôi
hầu thương phẩm ở nước ta chưa thực sự phổ biến. Việc nuôi hầu chỉ là tự
phát, xuất phát từ giá trị kinh tế và người nuôi chỉ dựa vào kinh nghiệm.
Đến năm 2001 – 2004, Bộ Khoa Học & Công Nghệ đã cấp kinh phí cho
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu đề tài “nghiên cứu công



nghệ sản xuất hầu giống và nuôi hầu (Crassostrea) thương phẩm” do kỹ sư
Hà Đức Thắng làm chủ nhiệm, bao gồm 3 chi nhánh: miền Bắc do kỹ sư Hà
Đức Thắng đảm nhiệm, miền Trung do tiến sỹ Lê Trọng Phấn phụ trách và
miền Nam do tiến sỹ Lê Minh Viễn đảm nhiệm (Lê Trọng Phấn và Cao Văn
Nguyện, 2003; Lê Minh Viễn, 2007) [2].
Từ đó đến nay, đề tài đã có những thành công nhất định trong việc phát
triển nghề nuôi hầu ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam với các loài C. belcheri và
C. rivularis.
Đa số các hộ ở miền Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) nhập con giống hầu
C. gigas từ Trung Quốc và Đài Loan về nuôi, còn ở miền Nam có công ty
nuôi trồng thủy sản và thương mại Viễn Thành tiếp tục sản xuất giống các
loại hầu C. belcheri, C. rivularis và C. iredalei để cung cấp cho hoạt động
nuôi hầu của công ty, đồng thời cung cấp giống cho người dân.
Lê Minh Viễn (2004) đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công
hầu giống bám đơn (C. belcheri) bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Hình
thức này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với hình thức nuôi
hầu bằng phương pháp lấy giống tự nhiên.
Từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, hầu cửa sông (C.
rivularis) là đối tượng được nuôi đầu tiên ở Việt Nam dưới sự giúp đỡ của các
chuyên gia Nhật Bản, Trung Quốc. Chúng ta đã nghiên cứu nuôi thử nghiệm
hầu cửa sông trên hệ thống sông Bạch Đằng – Quảng Ninh và đạt sản lượng
10 tấn/năm [7].
Theo Hà Lê Thị Lộc và ctv (2001), nghề nuôi hầu C. lugubris thương
phẩm ở đầm Lăng Cô đã phát triển tự phát từ năm 1997 và đến năm 2001 thì
số hộ dân nuôi là 130. Dựa vào đặc điểm bám của hầu, các hình thức nuôi chủ
yếu là nuôi hầu bằng các trụ xi măng, các lồng hay lốp xe cao su treo trên
giàn, hay sử dụng những viên đá đặt nơi có hầu giống xuất hiện. Diện tích và



sản lượng hầu nuôi ở đây tăng theo thời gian từ 100 m 2 và 160 kg (1997) đến
129.749 m2 và 171.285 kg (2001) [8].
Theo thông tin cá nhân từ tiến sỹ Lê Minh Viễn (2007) thì Việt Nam
được xếp vào hàng thứ tư về sản lượng hầu nuôi ở khu vực Đông Nam Á,
khoảng 2000 tấn (2006), sau Đài Loan – 29.042 tấn (1984), Philippine –
19.000 tấn (1982) và Thái Lan – 10.500 tấn (1984)… Đặc biệt sản lượng hầu
nuôi trong những năm gần đây tăng nhanh (từ 200 tấn năm 2001 tăng lên
khoảng 2000 tấn năm 2006) với ba loại hầu chính: C. rivularis, C. iredalei, C.
belcheri [2].
Riêng ở miền Nam Việt Nam, nghề nuôi hầu phát triển nhất ở vùng Long
Sơn thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ năm 1994 – 1995 ngư dân đã tiến
hành nuôi hầu bằng dàn tre ở vùng cửa sông Rạng thuộc xã Long Sơn. Từ
năm 1997 đã chuyển sang nuôi hầu bằng lồng khung sắt. Đến năm 2000 đã có
nhiều hộ nuôi hầu, mỗi hộ thường nuôi từ 4 – 10 lồng, cá biệt có hộ nuôi đến
20 lồng.
Hiện nay Trung tâm khuyến ngư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết hợp với
Trường Đại học Nha Trang đang thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng và xây
dựng quy trình kỹ thuật nuôi hầu tại khu vực cửa sông tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu” với mục đích quy hoạch vùng nuôi và xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi
hầu thương phẩm [7].
Theo thông tin từ các báo cáo hội thảo quốc gia về động vật thân mềm
biển được tổ chức tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III vào ngày 17 –
18/9/2007, nghề nuôi hầu đã và đang phát triển mạnh và rộng khắp tại các
tỉnh ven biển Việt Nam như Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa,
Nghệ An, Trà Vinh. Điều đó cho thấy được tiềm năng cũng như nhu cầu để
phát triển nghề nuôi hầu là rất lớn.


PHẦN 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2009
- Địa điểm thực hiện:

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III

- Đối tượng nghiên cứu: Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas
Thunberg, 1793)
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến tốc độ sinh
trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Crassostrea gigas ở giai
đoạn từ chữ D đến điểm mắt
Nghiên cứu ảnh hưởng
của độ mặn (‰)

15

20

25

Nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ (con/ml)

30

3

5


Theo dõi sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ
sống của ấu trùng

Kết luận và đề xuất ý kiến

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3. Phương pháp tiếp cận

7

9


×