MỤC LỤC
VBQPPL: văn bản quy phạm pháp luật;
UBND: Ủy ban nhân dân;
HĐND: Hội đồng nhân dân;
Luật BHVBQPPL: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
QPPL: Quy phạm pháp luật.
MỞ BÀI
Để ra đời một văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện, hợp hiến, hợp pháp có tính
khả thi…cần phải qua công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay
Bộ Tư Pháp là một trong những cơ quan có thể nói là chuyên trách cho công tác thẩm
định văn bản quy phạm pháp luật và đã đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận tuy
nhiên cũng có những hạn chế nhất định vì vậy nhóm em xin giải quyết rõ vấn đề này qua
đề tài: “ Đánh giá hoạt động thẩm định của Bộ Tư Pháp đối với dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật hiện nay”.
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI DỰ THẢO VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
1. BỘ TƯ PHÁP.
Bộ Tư Pháp được thành lập ngày 28/8/1945, là cơ quan của chính phủ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra van
bản quy phạm pháp luật …các quyền hạn và nhiệm vụ của Bộ Tư Pháp được quy định
cụ thể tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ .
1
Trong đó họat động thẩm định đối với văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động
có đặc thù có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Nhìn
chung có thể khái quát hoạt động này như sau:
2. HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT.
2.1. Khái Niệm Hoạt Động Thẩm Định Dự Thảo Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật. Hoạt
động thẩm định được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng chung nhất hoạt
động thẩm định được hiểu là những hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
nhằm xem xét đánh giá dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về tính khả thi, tính hợp lý,
tính hợp hiến, hợp pháp và quy trình soạn thảo…, trên cơ sở đó đưa ra nghững kiến nghị
hợp lý đối với cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan có trách nhiệm thông qua.
2.2 Nội Dung Của Hoạt Động Thẩm Định Của Bộ Ttư Pháp.
Nội dung của hoạt động thẩm định được quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật ban
hành Văn bản quy phạm phá luật năm 2008. Ngoài ra còn có Nghị định số 24/2009/NĐ-
CP ngày 5 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Quyết định số 1048/QĐ-BTP ngày 08/04/2010.
Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Ban hành kèm theo
Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).
Bao gồm những vấn đề chính sau: thẩm định về sự cần thiết ban hành văn bản,
thẩm định về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, thẩm định về sự phù hợp với
đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, thẩm định về tính hợp hiến, hợp pháp, tính
thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế
có liên quan mà Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên, thẩm định về tính
khả thi của văn bản, thẩm định về ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản. Ngoài ra, trong
quy chế dự thảo VBQPPL của Bộ Tư Pháp ban hành kèm theo Quyết định 05/2007/QĐ –
TTg của Thủ Tướng Chính Phủ còn quy định thêm về việc thẩm định “ việc tuân theo và
trình tự soạn thảo ( khoản 6 điều 4) và Quy chế thẩm định dự án dự thảo VBQPPL ban
hành kèm theo Quyết định số 280/QĐ – BTP ngày 27/09/1999 của Bộ Trưởng Bộ Tư
Pháp còn yêu cầu về những vấn đề còn có ý kiến khác cần phương án xử lý ( nếu có).
Quy trình thẩm định dự thảo VBQPPL được quy định tại Điều 36 Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và được cụ thể hóa tại Quy chế thẩm định dự
thảo VBQPPL ban hành theo quyết định 05/2007/QĐ – TTg. Gồm các bước sau: thứ
nhất, cơ quan soạn thảo chuẩn bị hồ sơ và gửi hồ sơ thẩm định , thứ hai, phân công
nghiên cứi thẩm định, thứ ba, tổ chức nghiên cứu dự thảo tiến hành thẩm định, thứ tư,
2
chuẩn bị dự thảo hoàn thiện và gửi văn bản thẩm định . Đối với Bộ Tư Pháp quy trình
thẩm định được thực hiện như sau: thủ tục thẩm định của bộ tư pháp được tiến hành với
các bước như sau:
Tiếp nhận hồ sơ, phân công thẩm định: Giai đoạn này bắt đầu từ khi văn phòng
của bộ tư pháp nhận được hồ sở thẩm định và kết thúc khi lãnh đạo Bộ giao đơn vị thẩm
định, Văn phòng bộ gửi hồ sơ thẩm định cùng phiếu chỉ đạo thẩm định cho đơn vị được
phân công thẩm định. Về lý thuyết, giai đoạn này kéo dài trong 16h làm việc ( 4 buổi
hoặc 2 ngày làm việc). Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ
của hồ sơ thẩm định. Sau khi nhận hồ sơ do văn phòng bộ trình, lãnh đạo bộ (thường do
một thứ trưởng phụ trách) có 8h làm việc (1 ngày làm việc để phân cồng thẩm định).
Việc phân công thẩm định theo nguyên tắc đơn vị quản lý, phụ trách lĩnh vưc nào thì chủ
trì thẩm định dự thảo có nội dung liên quan đến lĩnh vực đó. Trường hợp dự thảo có nội
dung liên quan tới nhiều lĩnh vực thì lãnh đạo bộ giao cho một đơn vị chủ trì và các đơn
vị khác có liên quan cùng phố hợp thẩm định. Sau khi lãnh đạo bộ quyết định phân công
thẩm định sẽ có 4h làm việc để chuyên viên giúp việc và văn phòng bộ chuyển hồ sơ,
phếu chỉ đạo thẩm định cho đơn vị được phân công thẩm định.
Giai đoạn thẩm định ở các đơn vị thuộc Bộ Tư Pháp: Hoạt động thẩm định ở các
đơn vị thuộc Bộ Tư Pháp được thực hiện chính thức từ thời điểm văn phòng Bộ chuyển
hồ sơ và phiếu chỉ đạo thẩm định cho đơn vị đó. Tại đơn vị thẩm định thường tổ chức
nhóm nghiên cứu theo chuyên ngành hoặc lĩnh vực pháp luật do một lãnh đạo đơn vị
trực tiếp phụ trách. Đối với mỗi dự án, dự thảo được lãnh đạo Bộ phân công một tham
gia với cơ quan chủ trì soạn thảo, Thủ Trưởng đơn vị phân công một lãnh đạo đơn vị
trực tiếp phụ trách nhóm chuyên viên từ hai chuyên viên trở lên tham gia phối hợp ngay
từ đầu với cơ quan chủ trì soạn thảo.
Giai đoạn nghiên cứu thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL được bắt đầu từ thời
điểm văn phòng Bộ chuyển hồ sơ và chuyển phiếu chỉ đạo thẩm định cho Vụ trưởng.
Khi nhận hồ sơ, phiếu chỉ đạo thẩm định, Vụ Trưởng căn cứ vào nội dung, tính chất của
dự án dự thảo để quyết định giao cho nhóm chuyên viên ( từ hai người trở lên, giao trực
tiếp cho Vụ Trưởng phụ trách ) chịu trách nhiệm chính nghiên cứu chuẩn bị ý kiến thẩm
định.
3
II. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI DỰ THẢO VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN NAY.
1. Ưu Điểm .
Từ thực tiễn quá trình hoạt động thẩm định VBQPPL của Bộ Tư pháp thấy nó đã
và đang đạt được những kết quả rất đáng công nhận.
Thứ nhất, số lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được Bộ Tư pháp thẩm
định ngày càng tăng. Nếu năm 1999, tổng số văn bản được Bộ tư pháp thẩm định là 80
thì tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến nay, Bộ Tư pháp đã thẩm định 397 dự án, dự
thảo do các bộ, cơ quan ngang bộ, góp ý được 631 dự án, dự thảo văn bản do các bộ,
ngành, địa phương, tổ chức gửi đến. Điều này cho thấy sự thay đổi rõ rệt về trước hết về
số lượng văn bản qua đó thấy được năng lực chuyên môn cũng như những nỗ lực của Bộ
Tư pháp trong hoạt động thẩm định, tương xứng với vai trò, trách nhiệm được giao phó.
Thứ hai, chất lượng báo cáo thẩm định được nâng cao rõ rệt. Đây là yếu tố quan
trọng nhất giúp phản ánh một cách chính xác những kết quả đạt được của hoạt động
thẩm định. Những báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đã đưa ra những nhận xét, đánh
giá vừa mang tính tư vấn, vừa mang tính phản biện đối với nội dung và hình thức của dự
thảo; nhiều ý kiến thẩm định đã được các bộ, ngành chủ trì soạn thảo chấp nhận, nghiên
cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất
lượng của các văn bản quy phạm pháp luật. cụ thể, qua nghiên cứu các báo cáo thẩm
định của bộ tư pháp trong năm 2007 cho thấy đa số các báo cáo đã đề cập những vấn đề
quan trọng mà pháp luật yêu cầu cần thẩm định như sự cần thiết ban hành văn bản , tính
hợp pháp hợp hiến tính thoonhs nhất… như trong báo cáo thẩm định về 44 dự thảo do vụ
pháp luạt dân sự, kinh tế thẩm định có 44/44 đề cập tới tính cần thiết phải ban hành văn
bản, 40/44 báo cáo đến tính howpjhieens hợp pháp tính thống nhất và đồng bộ với hệ
thống VBQPPL của dự thảo.
Thứ ba, quy trình thẩm định đã có nhiều đổi mới khiến cho thời gian thẩm định
được rút ngắn đáng kể. Trưc tiếp nhất, thấy rõ nhất phải kể đến giai đoạn tiếp nhận hồ
sơ, phân công thẩm dịnh quy định khá rõ, chi tiết về về trách nhiệm cụ thể của văn
phòng bộ, thư ký ( chuyên viên giúp việc) cũng như thời gian cho từng công việc cụ thể.
Những quy định này đã làm cho việc tiếp nhận hồ sơ, phân công thẩm định dần dần đi
vào nề nếp và không chỉ tác động tới cách thức, phương pháp làm việc trong nội bộ của
Bộ mà còn tác động tới cơ quan gửi hồ sơ, cơ quan chủ trì soạn thaỏ dự thảo dự án dự
thảo. Hơn nữa bằng phương pháp tổ chức các nhóm nghiên cứu theo chuyên ngành, các
đơn vị Bộ Tư Pháp giữ mối liên hệ với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu
quan khác, nắm chương trình, tiến độ soạn thảo, các nội dung khác liên quan đến việc
4
soạn thảo văn bản, đồng thời góp phần bảo đảm tiến độ chất lượng soạn thảo văn bản.
Trong quá trình tham gia phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo các đơn vị thuộc bộ tư
pháp đã thực hiện việc phối kết hợp tốt với các cơ quan liên quan, thực hiện báo cáo tổ
chức công việc cụ thể trong nội bộ của bộ như: tổ chức nhóm nghiên cứu, có lãnh đạo
phụ trách, thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước lãnh đạo bộ về các dự án dự thảo
được phân công thẩm đih, có kế hoạch sưu tầm tài liệu, nghiên cứu tài liệu, văn bản có
liên quan, giữ mối liên hệ với các cơ qua hữu quan, kịp thời báo cáo lãnh đạo bộ về
những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu tham gia dự thảo cũng như trong quá trình
thẩm định.
Cũng như, trên tinh thần của công cuộc cải cách hành chính, quy trình thẩm định
đã có một diện mạo mới, đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn. Cơ chế thẩm định dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật về cơ bản được tiến hành theo hai bước: tổ chức pháp chế của bộ, cơ
quan ngang bộ chịu trách nhiệm thẩm định các dự thảo văn bản do chính bộ, cơ quan
ngang bộ đó soạn thảo (bước này có thể gọi là công đoạn thẩm định ở cấp bộ); Bộ Tư
pháp thẩm định dự thảo văn bản sau bước thẩm định ở cấp bộ (bước này có thể gọi là
công đoạn thẩm định ở cấp Chính phủ). Một số công đoạn không cần thiết của thủ tục
hành chính rườm rà đã được lược bỏ, thời gian nhận phân công gửi hồ sơ và gửi hồ sơ
thẩm định đã được rút gọn để dành thời gian nhiều hơn cho việc nghiên cứu, thẩm định
của cấp chuyên viên, cấp vụ và cấp lãnh đạo của Bộ Tư pháp. Hiện nay, Bộ đã phân
công cụ thể nhiệm vụ thẩm định dự thảo các văn bản cho các đơn vị chức năng, cải tiến
quy trình thẩm định theo hướng tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư
pháp, giữa cơ quan thẩm định, cơ quan chủ trì soạn thảo với các cơ quan, tổ chức liên
quan; rút ngắn thời gian thẩm định từ 30 ngày đối với dự án luật, pháp lệnh xuống còn
20 ngày, từ 30 ngày đối với dự thảo nghị định xuống còn 15 ngày, rút ngắn thời gian tiếp
nhận, chuyển hồ sơ góp ý thẩm định, đề cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị chủ trì
thực hiện.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ làm công tác này về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu
của hoạt động này. Để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật nói chung và
hoạt động thẩm định nói riêng, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan tâm
đến đội ngũ làm công tác thẩm định, nhất là các cơ quan ở cấp trung ương. Số lượng
chuyên viên đã được bổ sung đáng kể. Về mặt chất lượng đội ngũ này cũng đang được
kiện toàn bằng nhiều hình thức khác nhau như thường xuyên tổ chức các hội thảo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực công tác và ý thức trách nhiệm, kỹ năng nghề nghiệp, cử đi
đào tạo ở trong và ngoài nước…
5