Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương với các mật độ và độ mặn khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 33 trang )

CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nước ta có tiềm năng rất lớn về nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ - mặn. Diện tích
nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng với nhiều loại hình nuôi phong phú … nhiều đối
tượng đã được đưa vào nuôi thâm canh với qui mô ngày càng tăng.
Cá rô phi đỏ là loài được nhiều người ưa chuộng do có tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt
cá trắng, ngon, hàm lượng đạm cao nhưng giá thành tương đối thấp điều này rất hấp
dẫn đối với người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây các quốc gia như: Mỹ, Canada, Châu Âu, Trung và Nam
Mỹ đã tiêu thụ cá rô phi thịt với số lượng lớn. Riêng ở Mỹ đã nhập khẩu cá rô phi lên
đến 75.000 tấn, cung cấp gần 90% nhu cầu cả nước (Gupta et al., 2004). Theo
Chammass (1999), cá rô phi đỏ là loài cá có chất lượng cao. Qua kiểm tra hương vị cá
rô phi với các loài cá nước ngọt tự nhiên khác cho thấy cá rô phi có chất lượng cao
nhất. Do đó cá rô phi ngày càng có thị trường tiêu thụ rộng và có tiềm năng xuất khẩu
nên nhu cầu về con giống và diện tích vùng nuôi đối tượng này ngày càng tăng. Hiện
nay, nghề nuôi cá rô phi đỏ đã phát triển nhưng chủ yếu chỉ tập trung ở vùng nước
ngọt và vẫn chưa phát triển nuôi ở vùng nước lợ. Nếu như mở rộng được diện tích
nuôi sang nuôi nước lợ, người dân sinh sống ở vùng này có thể tận dụng triệt để được
diện tích canh tác đồng thời không phải chuyển nguồn thực phẩm cá rô phi đỏ từ vùng
nước ngọt đến. Do đó, để chủ động được nguồn giống có chất lượng tỷ lệ sống cao
đồng thời mở rộng diện tích nuôi ở vùng nước lợ là vấn đề rất cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai
đoạn bột lên hương với các mật độ và độ mặn khác nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm xác định được mật độ ương và độ mặn thích hợp để nâng cao tỷ
lệ sống và tốc độ sinh trưởng của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương. Từ đó góp
phần làm cho nghề nuôi cá rô phi ở nước ta nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long
nói riêng ngày càng phát triển.
1.3 Nội dung nghiên cứu


Nội dung nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm sau:
(1) So sánh ảnh hưởng mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai
đoạn từ bột lên hương.

1


(2) So sánh ảnh hưởng độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn
từ bột lên hương.

2


CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của cá rô phi
2.1.1 Phân Loại và phân bố
Theo Villegas (1990), cá rô phi đỏ có đặc điểm như sau:
Ngành: Chodata
Ngành phụ: Vetabrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: O.mossambicus x O.niloticus (Villegas, 1990)

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá rô phi đỏ
Cá rô phi phân bố ở Châu Phi, Ai Cập, Isracl, nhiều ở sông Nil và đã di nhập nhiều
nơi trên thế giới. Đây là giống cá đặc trưng vùng nhiệt đới, cá có khả năng chịu đựng

nhiệt độ cao, chịu sự biến động lớn của pH và nồng độ muối. Cá rô phi có thể sống tốt
ở các thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn (Phạm Minh Thành và csv., 2009).

3


2.1.2 Đặc điểm về dinh dưỡng
Tất cả các loài cá rô phi đều có tính ăn tạp. Khi còn nhỏ, cá thích ăn các loại sinh vật
phù du như tảo và các động vật nhỏ có kích thước vừa cỡ miệng. Giai đoạn trưởng
thành, cá ăn các loại ấu trùng, côn trùng, mùn bã hữu cơ, rau, bèo, tảo lắng ở đáy ao.
Trong điều kiện ao nuôi cá có thể ăn thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp (Đoàn
Khắc Độ, 2008).
2.1.3 Đặc điểm về sinh trưởng
Cá rô phi đỏ tốc độ lớn khá nhanh, sau khoảng 12 tháng nuôi cá đạt 0,5 - 0,6 kg/con,
năm thứ hai 0,9 - 1,0 kg/con. Trong chu kì nuôi, tốc độ tăng trọng của cá có thể đạt
3,2 - 4 g/ngày (Ngô Trọng Lư và csv., 2003).
Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào giới tính cụ thể ở cá cái sẽ lớn chậm hơn sau
khi tham gia sinh sản trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường vì vậy trong đàn cá rô
phi luôn có sự chênh lệch về khối lượng giữa cá đực và cá cái. Sau khoảng 5 - 6 tháng
nuôi, rô phi vằn đực có thể đạt 200 - 250 g/con và cá cái có thể đạt 150 - 200 g/con
(Dương Nhựt Long, 2004).
2.1.4 Đặc điểm về sinh sản
Cá rô phi đỏ thành thục sau 6 - 8 tháng tuổi. Cá có thể đẻ nhiều lần trong năm, mỗi lần
đẻ từ 1.000 - 2.000 trứng/con cá cái. Đến thời kỳ sinh sản, cá bắt cặp và đào tổ dưới
đáy ao để đẻ trứng. Cá cái đẻ trứng vào tổ và cá đực phóng tinh dịch để thụ tinh. Sau
đó cá cái sẽ ngậm toàn bộ trứng vào miệng và ấp cho đến khi cá nở. Trong điều kiện
nhiệt độ thích hợp (30oC) trứng sẽ nở sau 4 - 6 giờ (Đoàn Khắc Độ, 2008).
2.2 Tình hình nuôi và ương cá rô phi
2.2.1 Tình hình nuôi
Trên thế giới

Theo Fao (1997), Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất cá rô phi đứng hàng đầu, có
sản lượng tăng từ 18.000 tấn trong năm 1984 đến 315.000 tấn trong năm 1995. Tổng
sản lượng cá rô phi tại Châu Mỹ đạt khoảng 204.267 tấn vào năm 1998.
Sản lượng cá rô phi ở Châu Mỹ tăng 13 %/năm từ năm 1984 - 1985. Sản lượng cá O.
niloticus và cá rô phi đỏ có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên toàn Châu Mỹ do có giá
cao trên thị trường và nhu cầu cao đối với cá phi lê. Mêxicô là nước tiêu thụ cá rô phi
lớn nhất 94.000 tấn năm 1996. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ cá rô phi đứng thứ 2 với tổng
nhu cầu 51.200 tấn năm 1998 (Fitzsimmons, 2000).

4


Cá rô phi được nuôi ở Colombia năm 1960. Qui mô công nghiệp được bắt đầu vào
cuối những năm 1980. Sản lượng gia tăng nhanh chóng giữa năm 1994 - 1998 từ
8.000 - 18.000 tấn (Sepulveda cardenas, 2000).
Tại Châu Phi, nghề nuôi cá rô phi chỉ phát triển trong ao đất và chủ yếu nuôi theo qui
mô hộ gia đình với các loài nuôi chủ yếu là O. niloticus, T. zillii và O. rendalli. Từ
hình thức nuôi này cũng đã đóng góp khoảng 38 - 93% tổng sản lượng cá rô phi
(Jamu, 2001).
Nuôi cá O. Niloticus bán thâm canh trong ao đất ở Philippin với diện tích 0,25 - 1 ha
độ sâu 1 mét sau thời gian nuôi 3 - 4 tháng cá đạt kích cỡ từ 150 - 250g, tỷ lệ sống 80
- 90% và năng suất trung bình đạt được từ 4 - 8 tấn (Guerrero, 2001).
Đài Loan nuôi cá rô phi đỏ trong bể tuần hoàn có sục khí diện tích 100 m 2 với mật độ
thả 50 - 100 con/m2 kích cỡ cá từ 100 - 200g. Cho cá ăn thức ăn công nghiệp 3 - 4
lần/ngày, sau 3 - 4 tháng tuổi cá đạt trọng lượng trung bình khoảng 600g thì thu
hoạch, năng suất 3 - 4 tấn/bể, tỷ lệ sống hơn 90% (Guerrero, 2002).
Philippin là nước tiên phong trong nuôi cá rô phi lồng và hình thức nuôi thâm canh,
bán thâm canh. Trong năm 2000, số lượng lồng cá của cả nước chiếm khoảng 2.000
ha, sản xuất tổng cộng 33.067 tấn cá rô phi O. niloticus. Sản lượng trung bình từ 540
kg/100m2 sau khoảng thời gian nuôi 5 tháng (Guerrero, 2002).

Ở ven biển Miền trung Thái Lan, cá với kích cỡ 10 - 15 g/con được thả với mật độ 5
con/m2 sau 5 tháng thu được 11 tấn/ha, cá tăng trọng trung bình 2,2 g/ngày (Phạm Văn
Trang và csv., 2005).
Thái Lan và Mexico đã và đang ứng dụng mô hình nuôi cá rô phi kết hợp với ao nuôi
tôm thâm canh mật độ cá thả nuôi 0,5 con/m2, kết quả cho thấy việc nuôi ghép cá rô
phi và tôm sú không những không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm
mà còn cải thiện được chất lượng nước của ao nuôi (Yang and Fitzsimmons, 2005).
Trong nước
Nuôi cá rô phi ở Bắc Ninh với ao rộng 1 - 2 ha, kích cỡ cá thả nuôi 7 - 8 cm, sau thời
gian nuôi 4 tháng cá đạt 180 - 250 g/con khi cho ăn đầy đủ cá lớn 700 - 800 g/con
(Ngô Trọng Lư và csv., 2001).
Ở Hà Tây nuôi cá trong ao với mật độ cá thả nuôi 42 - 82 con/m 3, khẩu phần ăn hằng
ngày 5%, trong 3 tháng nuôi cá đạt 260 g/con, năng suất đạt 28,65 g/m 3 (Ngô Trọng
Lư và csv, 2001).
Nuôi cá trong bè ở Thốt Nốt (Cần Thơ) với bè được làm bằng gỗ có kích cỡ 10x5x3m,
bên trong có bọc lưới, thả 25.000 con giống với kích cỡ 40 g/con thời gian nuôi 6

5


tháng. Thu hoạch được 13 tấn, sau khi trừ hết các khoản chi phí vẫn còn lãi trên 20
triệu đồng (Ngô Trọng Lư và csv., 2001).
Nuôi ghép cá rô phi thịt ở cả 2 vụ lúa đã được thực hiện ở vùng trũng Bắc Ninh, Yên
Bái với mật độ nuôi 3.000 con/ha. Ngoài ra cá rô phi vằn cũng được thả ghép với cá
chép, trôi và cá trắm. Trong quá trình nuôi cá chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên, sản lượng
cá đạt 500 - 600 kg/ha/năm (Phạm Văn Trang và csv., 2005).
Nuôi cá rô phi vằn cao sản ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) năm 1997 có 3 qui mô: qui
mô nhỏ diện tích dưới 1.000m2, qui mô vừa diện tích dưới 4.000m 2 và qui mô lớn diện
tích trên 10.000m2. Nuôi ở qui mô nhỏ, sản lượng có thể đạt 20 - 24 tấn/ha/năm, qui
mô vừa và lớn sản lượng đạt 16 - 18 tấn/ha/năm. Qui mô nhỏ rất phù hợp cho sản xuất

hộ gia đình, có khả năng đầu tư cao và tập trung nên thời gian cá đạt kích cỡ thương
phẩm rút ngắn khoảng 60 ngày nuôi, cá có thể đạt trọng lượng trung bình 170 g/con,
thời gian thu hồi vốn nhanh và cho lãi suất cao (8,68 triệu đồng/ha/tháng). Qui mô
vừa và qui mô lớn thời gian nuôi 150 ngày, thực lãi đạt 4,87 - 7,66 triệu
đồng/ha/tháng (Phạm Văn Trang và csv., 2005).
Nuôi cá rô phi bán thâm canh trong ao với diện tích 1.000m 2 tốt nhất 4.000m2, cá
giống kích cỡ từ 5cm trở lên và mật độ thả 4 con/m 2 trong điều kiện môi trường thích
hợp cá thả sau 5 - 6 tháng nuôi cá đạt kích cỡ khoảng 500 - 600 g/con, tỷ lệ sống 95%,
năng suất đạt được khoảng 2,28 tấn/1.000m2 (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Theo Đoàn Khắc Độ (2008), nuôi cá lồng bè cho năng suất cao kích cỡ bè 3x3x3m,
2x2x2m, và 1,5x1,5x2m, mật độ thả cá tùy theo con sông có độ sâu hay lưu tốc dòng
chảy. Nếu nuôi trên sông nhỏ độ sâu nong cạn và lưu tốc dòng chảy chậm mật độ thả
80 - 100 con/m3. Đối với sông có độ sâu và lưu tốc dòng chảy nhanh mật độ thả 150 200 con/m3. Sau thời gian nuôi 5 - 6 tháng cá đạt kích cỡ khoảng 500 g/con.
2.2.2 Các nghiên cứu về sản xuất giống cá rô phi
Theo Trewavas (1982), cá rô phi là loài được nuôi phổ biến bởi vì cá có khả năng
thích nghi rộng với điều kiện của môi trường, là loài rộng muối nên cá có thể sống và
sinh sản ở độ mặn cao hơn 30‰. Một số loài như Tilapia guineensis, Sarotherodon
melanotheron, T. zillii và O. mossambicus có thể chịu được độ mặn 0 - 120‰. Cá rô
phi đỏ có thể chịu đựng, phát triển và sinh sản ở vùng nước mặn .Theo Suresh and Lin
(1992), độ mặn thích hợp cho cá tăng trưởng tốt khoảng 10 - 20‰. Tính thích nghi độ
mặn của các loài cá rô phi có sự khác biệt rất lớn. Theo Baroiller et al. (2000), loài cá
Sarotherodon melanotheron có khả năng chịu được độ mặn đến 120‰, trong khi loài
Oreochromis niloticus không thể sống khi độ mặn vượt quá 20‰.
Cá rô phi đỏ có trọng lượng trung bình 1,79g được ương trong lồng nổi với mật độ
500 hoặc 1000 con/m3. Sau 30 ngày ương tỷ lệ sống trung bình 88,8% và trọng lượng

6


13,8g, trong đó 73% cá có trọng lượng 8,9g và 19,1g. Kết quả cho thấy sự thuận lợi

của việc sản xuất cá rô phi đỏ có kích cỡ đồng đều khi thả ương trong lồng nổi với
mật độ cao (Jonh et al., 1990).
Mật độ ương ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá. Theo Wade et al. (1990), cá rô
phi đỏ có trọng lượng 8,78g được ương trong lồng với mật độ từ 100; 200; 300 con/m 3
thời gian 84 ngày. Trọng lượng và chiều dài của cá nuôi ở mật độ 100 con/m 3 lớn hơn
so với các nghiệm thức nuôi ở mật độ khác.
Cá rô phi (Oreochromis niloticus) có trọng lượng trung bình 10,6 mg/con được ương
với mật độ 2; 5; 10; 15 và 20 cá bột/lít trong thời gian 33 ngày, ở nhiệt độ 30 oC. Kết
thúc thí nghiệm, tiến hành đánh giá các chỉ tiêu như tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng về
chiều dài và khối lượng đối với nghiệm thức có mật độ ương thấp sẽ có kết quả tốt
hơn. Mật độ ương ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng của cá, khi mật độ ương quá cao
dễ dẫn đến trường hợp cá bị phân đàn. Để kích cỡ cá tương đối đều nhau, thí nghiệm
phải được chọn mật độ ương hợp lí. Đối với loài (Oreochromis niloticus) mật độ ương
thích hợp cho sự phát triển của cá là 5 - 10 con/lít (Dambo and Rana, 1993).
Theo Ostrensky et al. (2000), đã khẳng định không có phản ứng gây chết cá O.
niloticus ở độ mặn 25‰ nhưng khi tăng độ mặn lên mức 30‰ cá bắt đầu chết và tỷ lệ
chết 100% ở mức độ mặn 35‰, tốc độ tăng trưởng của cá ở độ mặn 12 - 18‰ bằng
hoặc cao hơn cá nuôi với điều kiện tương tự trong nước ngọt hoàn toàn (trích dẫn bởi
Yang Yi and Fitzssimmons, 2002).
Trong thí nghiệm của El-Sayed et al. (2002), loài Oreochromis niloticus có khối
lượng trung bình là 0,016g được thả trong bể 20 lít, hệ thống tuần hoàn có mái che, cá
được ương năm mật độ khác nhau 3; 5; 10; 15 và 20 cá bột/lít và cho cá ăn thức ăn
với hàm lượng đạm 40% protein thô, chế độ cho ăn 3 lần/ngày, thời gian ương trong
vòng 40 ngày. Tỷ lệ sống của cá, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ tăng cân của cá giảm khi
mật độ càng tăng. Sức sản xuất tốt nhất đạt được trong nghiệm thức ương ở mật độ 3
cá bột/lít.
Cá rô phi đỏ có trọng lượng trung bình 1,25g được thả nuôi với mật độ 200, 300 và
400 con/m3 thích nghi với độ mặn 30‰ và được nuôi 126 ngày. Vào tháng đầu tiên
cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 46% sau đó giảm dần. Kết quả tỷ lệ sống tương ứng
từ 94,3%; 98,5% và 98,5%, mật độ thả cá không có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng

trưởng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn. Tỷ lệ sản lượng đạt được là 42,0; 57,3 và 79,0
kg/m3 tương ứng với từng mật độ thả. Điều đó cho thấy nuôi lồng là 1 chiến lược tốt,
có hệ số FCR thấp, cá tăng trưởng tốt và hiệu quả kinh tế cao (Balcazar et al., 2002).

7


Theo Đoàn khắc Độ (2008), khi ương cá trong ao đất với mật độ 300 - 350 con/m 2 sau
khoảng thời gian ương 1 tháng cá đạt kích cỡ khoảng 2,5 - 3 g/con. Khi ương tiếp 20
ngày, cá chuyển thành cá giống có khối lượng trung bình đạt khoảng 10 - 15 g/con.
Ngoài ra cũng có thể ương cá trong giai với mật độ 1.500 - 2.500 con/m2.

8


CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
3.1.1 Thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011.
3.1.2 Địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Tây Đô.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) có xác định khối lượng trung bình và chiều dài trung
bình. Cá được mua tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II - Trung tâm Quốc
Gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ, xã An Thái Trung, Cái Bè, Tiền Giang.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Thau và bể composite có thể tích 20 lít.

Bể chứa nước ót và bể chứa nước ngọt.
Ống dẫn khí, đá bọt, vợt, cốc thủy tinh 50ml, kính hiển vi, lame, lamel.
Khúc xạ kế, nhiệt kế, máy đo pH hiệu Hana 412.
Cân điện tử, giấy kẻ ô li.
Một số vật liệu cần thiết cho nghiên cứu.
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Chuẩn bị thí nghiệm
Bể được rửa sạch sau đó cấp nước vào với mức nước 15 lít/bể. Hệ thống thí nghiệm
được bố trí trong nhà có máy che và có sục khí liên tục.
Nguồn nước: Đối với thí nghiệm về mật độ nguồn nước là nước ngọt được lấy từ
nước máy cho vào bể sục khí cho đến khi hết chlorine rồi thả cá vào bố trí thí nghiệm.
Đối với thí nghiệm về độ mặn thì dùng nước ót pha với nước máy đã kiểm tra hết
chlorine thành các nồng độ 5‰, 10‰, 15‰.

9


3.4.1 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương
Bố trí thí nghiệm
Chọn cá khỏe mạnh, không dị hình dị tật, cân và đo 30 con để xác định khối lượng và
chiều dài ban đầu. Thời gian thí nghiệm là 32 ngày. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (Hình 3.1).
Nghiệm thức 1: Mật độ 3 con/lít
Nghiệm thức 2: Mật độ 6 con/lít
Nghiệm thức 3: Mật độ 9 con/lít

Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm (thí nghiệm 1)
Thức ăn để ương cá bột
Thức ăn sử dụng để ương cá bột là thức ăn hỗn hợp Cargill kích cỡ nhỏ, đường kính

nhỏ hơn 0,1mm, hàm lượng đạm 42% và thức ăn tươi sống (trùn chỉ). Cho cá ăn theo
nhu cầu và cho ăn 4 lần/ngày theo mốc thời gian là 7 h cho cá ăn thức ăn Cargill, 10h
cho cá ăn thức ăn Cargill, 13h cho cá ăn thức ăn Cargill, 16h cho cá ăn trùn chỉ.
Các nghiệm thức được bố trí cùng nguồn nước, cùng chế độ chăm sóc, quản lý.
Hằng ngày theo dõi hoạt động của cá bột và cần phải hút cặn, thay nước khi bể thí
nghiệm có nhiều chất thải hoặc thức ăn dư thừa đồng thời theo dõi sự biến động của
các yếu tố như nhiệt độ và pH.

10


3.4.2 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá rô phi đỏ từ giai đoạn bột lên hương
Bố trí thí nghiệm
Chọn cá khỏe mạnh, không dị hình dị tật, cân và đo 30 con để xác định khối lượng và
chiều dài ban đầu. Thời gian thí nghiệm là 32 ngày. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với mật độ 3 con/lít và bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên (Hình 3.2).
Nghiệm thức 1: nước ngọt
Nghiệm thức 2: 5‰
Nghiệm thức 3: 10‰
Nghiệm thức 4: 15‰

Hình 3.2 Hệ thống bể thí nghiệm (thí nghiệm 2)
+ Đối với nghiệm thức 2: Khi bố trí nghiệm thức nước có độ mặn 5‰.
+ Đối với nghiệm thức 3: Khi bố trí nghiệm thức nước có độ mặn 5‰ sau 3 ngày
nâng dần lên với độ mặn 8‰, 2 ngày tiếp theo nâng độ mặn lên 10‰ đồng thời đảm
bảo thể tích nước như dự kiến ban đầu.
+ Đối với nghiệm thức 4: Khi bố trí nghiệm thức nước có độ mặn 5‰ sau 3 ngày
nâng dần lên với độ mặn 8‰, 2 ngày tiếp theo nâng độ mặn lên 10‰, tiếp tục tăng


11


dần độ mặn như thế đến khi đạt độ mặn 15‰, đồng thời đảm bảo thể tích nước như
dự kiến ban đầu.
Công thức pha nước:
S1 x V1 = S2 x V2

(3.1)

Trong đó:
S1: Độ mặn của nước mặn ban đầu (ppt)
V1: Thể tích của nước mặn ban đầu cần dùng để pha
S2: Độ mặn của nước muốn có
V2 : Thể tích của nước muốn có
Thức ăn để ương cá bột
Thức ăn sử dụng để ương cá bột ở nghiệm thức 2 cũng giống như nghiệm thức 1.
Các nghiệm thức được bố trí cùng chế độ chăm sóc, quản lý, cùng mật độ ương.
Hằng ngày theo dõi hoạt động của cá bột và cần phải hút cặn, thay nước khi bể thí
nghiệm có nhiều chất thải hoặc thức ăn dư thừa đồng thời theo dõi sự biến động của
các yếu tố như nhiệt độ và pH.
3.5 Các chỉ tiêu cần theo dõi
3.5.1 Chỉ tiêu về môi trường
Theo dõi các chỉ tiêu môi trường: Nhiệt độ, pH: 2 lần/ngày vào lúc 6h30 và 13h30.
3.5.2 Các chỉ tiêu của cá
Kết thúc thí nghiệm, tiến hành thu toàn bộ cá ở tất cả các bể, cân và đo từng cá thể
đồng thời xác định:
Tỷ lệ sống


TLS (%) =

Tổng số cá thu được
Tổng số cá thả ban đầu

x 100

(3.2)

Tăng trọng
WG (mg) = Wc - Wđ

(3.3)

12


Tăng trưởng khối lượng theo ngày
W c - Wđ

DWG (/mg ngày) =

(3.4)

T

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày)
lnWc - lnWđ

SGR (%/ngày) =


T

x 100

(3.5)

Tăng trưởng theo chiều dài

LG (mm) = Lc - Lđ

(3.6)

Tăng trưởng chiều dài ngày
Lc - Lđ

DLG (mm/ngày) =

(3.7)
T

Chú thích:
Wđ: Trọng lượng ban đầu của cá (mg)
Wc: Trọng lượng cuối của cá (mg)
Lđ: Chiều dài ban đầu của cá (mm)
Lc: Chiều dài cuối của cá (mm)
T: Thời gian thí nghiệm
Tính phân đàn: Được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm theo nhóm khối lượng và chiều dài.
∑i
% cá thể thứ i =


x 100
∑thu

13

(3.8)


3.6 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn bằng phần
mềm Excell, xử lý thống kê Anova 1 nhân tố bằng phần mềm Statistica 5.0.

14


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 So sánh ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô
phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương
4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm
Nhiệt độ: là yếu tố vô sinh quan trọng ảnh hưởng lên đời sống sinh vật. Tất cả các
giai đoạn phát triển trong đời sống thủy sinh vật đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ
nước (Phạm Minh Thành và csv., 2006).
Bảng 4.1 Nhiệt độ trong thí nghiệm
Nghiệm thức (NT)

Sáng


Chiều

1 (Mật độ 3 con/lít)

27,2 ± 0,01

30,2 ± 0,05

2 (Mật độ 6 con/lít)

27,4 ± 0,08

30,1 ± 0,34

3 (Mật độ 9 con/lít)

27,2 ± 0,09

30,3 ± 0,03

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Theo bảng 4.1, sự biến động nhiệt độ không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
Nhiệt độ trung bình của buổi sáng từ 27,2 ± 0,01 - 27,4 ± 0,08 oC và nhiệt độ trung
bình của buổi chiều từ 30,1 ± 0,34 - 30,3 ± 0,03 oC có khoảng biến động nhiệt độ
không vượt quá 3oC.
Nhiệt độ trung bình buổi chiều cao hơn buổi sáng do ảnh hưởng của ánh sáng mặt
trời. Có sự chênh lệch nhiệt độ này là do thời điểm bố trí thí nghiệm vào tháng 3, thời
tiết đang khô hạn và xảy ra hiện nắng nóng kéo dài, do nhiệt độ buổi sáng được đo lúc
6 giờ trong khi đó nhiệt độ buổi chiều lại được đo lúc 14 giờ (đây là khoảng thời gian

cao điểm của nắng nóng) nên nhiệt độ có sự chênh lệch 3 oC nhưng không vượt quá
giới hạn cho phép 5oC trong ngày (Boyd et al., 2002).
Sự chênh lệch nhiệt độ này vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá
đối tượng thủy sản. Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến (2008), nhiệt độ thích hợp cho cá
tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 - 32oC. Tuy nhiên cá có thể chịu đựng nhiệt
độ trong khoảng 20 - 35oC.
pH: Là nồng độ ion H+ trong dung dịch biểu thị bằng trị số pH, pH= -lg[H +], pH là
một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối
với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống … pH thích hợp cho thủy sinh
vật từ 6,5 - 9 (Trương Quốc Phú và csv, 2006).

15


pH của ao rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cá nuôi trong ao và
giao động không quá 0,5 đơn vị trong ngày. pH thích hợp cho cá nuôi từ 7 - 9, tối ưu
là 7,5 - 8,5 (Boyd et al., 2002).
Bảng 4.2 pH trong thí nghiệm
Nghiệm thức (NT)

Sáng

Chiều

1 (Mật độ 3 con/lít)

7,97 ± 0,01

8,01 ± 0,01


2 (Mật độ 6 con/lít)

7,98 ± 0,01

8,01± 0,00

3 (Mật độ 9 con/lít)

7,99 ± 0,00

8,02 ± 0,01

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Theo bảng 4.1, trong suốt quá trình thí nghiệm sự biến động pH tương đối ổn định
giữa các nghiệm thức (7,97 ± 0,01 - 8,02 ± 0,01), pH trung bình của buổi sáng (7,97
± 0,01 - 7,99 ± 0,00) và pH trung bình của buổi chiều (8,01± 0,00 - 8,02 ± 0,01) có
khoảng biến động không vượt quá 1.
Sự biến động pH trong suốt quá trình thí nghiệm tương đối ổn định. Sự ổn định của
pH trong suốt quá trình thí nghiệm là do nguồn nước cung cấp vào bể ương đã được
xử lý và kiểm tra yếu tố pH bằng máy đo pH hiệu Hana 412, nước được sục khí liên
tục và lượng nước được thay 20 - 30% hằng ngày, các chất thải và thức ăn thừa của cá
được vệ sinh hằng ngày nên làm cho pH của nước trong ngày không có sự thay đổi
lớn.
4.1.2 Ảnh hưởng của mật độ ương khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
4.1.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ
Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1 được trình bày cụ thể trong bảng 4.3.
Bảng 4.3 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ
Nghiệm thức


Tỷ lệ sống (%)

1

66,7 ± 2,22a

2

49,3 ± 1,69b

3

36,8 ± 1,13c

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột không có cùng chữ cái thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Kết quả cho thấy sau 32 ngày ương, tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức
ương với mật độ 3 con/lít là 66,7% và chỉ tiêu này sẽ giảm xuống khi tăng mật độ
ương cụ thể ở nghiệm thức được bố trí 6 con/lít chỉ đạt 49,3% và đạt thấp nhất ở

16


nghiệm thức ương 9 con/lít là 36,8%. Mật độ thả cá là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả ương nuôi (Phạm Minh Thành và csv., 2009).
Qua phân tích thống kê cho thấy, tỷ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05). Theo quy luật tự nhiên khi thả ương cá ở
mật độ càng cao thì sự cạnh tranh về thức ăn và môi trường sống giữa các cá thể cùng
loài sẽ cao, đồng thời sự tích lũy vật chất hữu cơ từ chất thải của cá và thức ăn thừa sẽ

cao. Tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống của
cá. Do đó khi ương cá ở mật độ càng cao thường cho tỷ lệ sống thấp hơn so với ương
nuôi ở mật độ thấp. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá khi ương giảm dần
theo sự tăng lên của mật độ thả ương là hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên. Ở
nghiệm thức 2 mật độ 6 con/lít chỉ đạt 49,3% tỷ lệ sống đạt không cao nhưng nếu
ương ở mật độ này sẽ tận dụng được diện tích mặt nước đạt hiệu quả kinh tế.

Hình 4.1 Cá rô phi đỏ sau khi thu hoạch (thí nghiệm 1)
4.1.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá
Sự tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương được trình
bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ
NT

Wđ (mg)

Wc (mg)

WG (mg)

17

DWG

SGR (%/ngày)


(mg/ngày)
1


15,4 ± 0,10

465,7 ±2,39

450,3 ± 2,39a

14,1 ± 0,07a

10,7 ± 0,02a

2

15,4 ± 0,10

388,2 ± 3,15

372,8 ± 3,15b

11,6 ± 0,10b

10,1 ± 0,03b

3

15,4 ± 0,10

358,3 ± 4,97

342,9 ± 4,97c


10,7 ± 0,16c

9,83 ± 0,04c

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột không có cùng chữ cái thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Từ bảng 4.4 cho thấy, sự tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá rô phi đỏ sau 32
ngày ương cao nhất là mật độ 3 con/lít với 450,3 ± 2,39 mg, kế đến là mật độ 6 con/lít
với 372,8 ± 3,15mg và thấp nhất là mật độ 9 con/lít với 342,9 ± 4,97mg. Qua phân
tích thống kê cho thấy, chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của cá có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05) giữa các nghiệm thức. Khối lượng của cá ở các lần
kiểm tra cả 3 nghiệm thức đều tăng lên cao nhất là nghiệm thức 1, thấp nhất là nghiệm
thức 3. Từ đó có thể thấy, mật độ ương càng thấp thì tốc độ tăng trưởng của cá càng
nhanh.
Trên cùng một diện tích mặt nước, nếu thả cá với mật độ thưa thì khả năng bắt mồi sẽ
hiệu quả hơn so với mật độ cao, tránh được sự va chạm lẫn nhau, từ đó có thể giảm
bớt tiêu tốn năng lượng nên tốc độ tăng trưởng của cá sẽ nhanh hơn. El-Sayed et al.,
(2002) cho rằng, tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của cá giảm khi mật độ càng tăng.
Phạm Minh Thành và csv. (2009) khẳng định rằng, tốc độ tăng trưởng của cá gia tăng
cùng với sự gia tăng không gian sống.
Sức sản xuất tốt nhất đạt được trong thí nghiệm là nghiệm thức ương ở mật độ 3 cá
bột/lít.
4.1.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá
Sự tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương được trình bày
ở bảng 4.5.
Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng, tăng trưởng về chiều dài của cá tăng tương ứng ở
các nghiệm thức và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Bảng 4.5). Chiều dài của
cá tăng chậm khi mật độ ương tăng. Ở nghiệm thức ương 3 con/lít cá đạt chiều dài lớn

nhất 30,5 ± 0,20 mm/con; kế đến là nghiệm thức 2 có chiều dài 29,3 ± 0,07 mm/con;
và ở nghiệm thức 9 con/lít có chiều dài nhỏ nhất 27,5 ± 0,44 mm/con.

Bảng 4.5 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ

18


NT

Lđ (mm)

Lc (mm)

LG (mm)

DLG (mm/ngày)

1

8,48 ± 0,00

30,5 ± 0,20

22,0 ± 0,20a

0,69 ± 0,01a

2


8,48 ± 0,00

29,3 ± 0,07

20,8 ± 0,07b

0,65 ± 0,00b

3

8,48 ± 0,00

27,5 ± 0,44

19,0 ±0,44c

0,59 ± 0,01c

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột không có cùng chữ cái thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Giai đoạn cá còn nhỏ, chiều dài của cá tăng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng về khối
lượng và chiều dài đi cùng với nhau. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), tốc độ tăng
trưởng của cá ở giai đoạn đầu rất nhanh, đặc biệt là chiều dài. Chiều dài của cá tăng
giúp thuận tiện cho việc di chuyển bắt mồi cũng như tránh được các kẻ thù. Tuy nhiên
khi cá càng lớn đến mức độ nhất định thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại.
4.1.2.4 Tỷ lệ phân hóa khối lượng

Tỷ lệ phần trăm (%)


Tỷ lệ phân hóa khối lượng của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương được trình bày
ở hình 4.2.

100%

19

27,1
80%

57,8

60%
40%
20%
0%

48,6

45,1

> 450mg
300 - 450mg
< 300mg

28,9
13,3
1

27,8


32,4

2

3

Nghiệm thức mật độ
Hình 4.2 Tỷ lệ phân hóa khối lượng của cá rô phi đỏ
Mật độ ương ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng của cá, khi mật độ ương quá cao dễ
dẫn đến trường hợp cá bị phân đàn. Để kích cỡ cá tương đối đều nhau, thí nghiệm
phải được chọn mật độ ương hợp lí (Dambo and Rana, 1993).
Qua hình 4.1 cho thấy, mật độ ương có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng khối lượng
của cá. Kích cỡ của cá trong thí nghiệm được chia thành 3 nhóm < 300mg; 300 -

19


450mg; > 450mg. Khi ương cá ở mật độ khác nhau tính phân đàn cũng thể hiện những
giá trị khác nhau.
Xét nhóm khối lượng > 450mg, ở nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,8% và chỉ
tiêu này sẽ giảm khi tăng mật độ ương cụ thể ở nghiệm thức 2 chỉ đạt 27,1% và thấp
nhất là nghiệm thức 3 đạt 19%. Ngược lại, xét nhóm có khối lượng < 300mg ở
nghiệm thức 1 chỉ đạt 13,3% trong khi đó chỉ tiêu này ở nghiệm thức 3 tăng lên đến
32,4%. Kết quả cho thấy, trong quần đàn, mật độ thả cá càng cao, tỷ lệ phân hóa sinh
trưởng càng cao. Nguyên nhân mật độ ương càng cao thì sự cạnh tranh về thức ăn,
cạnh tranh về chỗ ở và sự va chạm lẫn nhau làm cho cá tiêu hao một phần năng lượng
dễ dẫn đến sự phân hóa sinh trưởng của cá.
4.1.2.5 Tỷ lệ phân hóa chiều dài
Tỷ lệ phân hóa chiều dài của cá được thể hiện ở giai đoạn bột lên hương tăng rất

nhanh, tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài đi cùng với nhau. Từ hình 4.3
cho thấy, chiều dài của cá trong thí nghiệm chia thành 3 nhóm ≤ 2mm; 26 - 30mm; >
30mm.

Tỷ lệ phần trăm (%)

100%
80%

14,2
55,6

40,6
52

60%
40%
20%
0%

34,4

46,6

10

12,8

1


2

>30mm
26 - 30mm
? 25mm

33,8
3

Nghiệm thức mật độ
Hình 4.3 Tỷ lệ phân hóa chiều dài của cá rô phi đỏ
Xét nhóm kích thước > 30mm, ở nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,6% và chỉ
tiêu này sẽ giảm khi tăng mật độ ương cụ thể ở nghiệm thức 2 chiếm 40,6% và thấp
nhất ở nghiệm thức 3 là 14,2%. Ngược lại, xét nhóm kích thước ≤ 25mm, ở nghiệm
thức 1 chỉ đạt 10% trong khi đó chỉ tiêu này ở nghiệm thức 3 tăng lên đến 33,8%. Từ
hình 4.3 cho thấy, tỷ lệ phân hóa chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài của cá chênh lệch

20


nhau rất rõ. Kết quả cho thấy, tính phân hóa theo chiều dài ở nghiệm thức 2 thấp là do
cá ở giai đoạn nhỏ ưu tiên cho sự tăng trưởng về chiều dài nên khi ương ở mật độ 6
con/ lít cá vẫn tăng trưởng tốt. Qua đó, có thể chọn ương cá ở mật độ 6 con/lít để tận
dụng được diện tích mặt nước và có thể đạt được hiệu quả kinh tế.
Tóm lại khi ương cá rô phi đỏ từ giai đoạn bột lên hương ở mật độ càng cao thì sự
chênh lệch về khối lượng và chiều dài càng lớn.
4.2 So sánh ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ
giai đoạn từ bột lên hương
4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm
Bảng 4.6 Nhiệt độ trong thí nghiệm

Nghiệm thức

Sáng

Chiều

1 (Nước ngọt)

27,2 ± 0,02

30,2 ± 0,05

2 (Nước 5‰)

27,4 ± 0,09

30,1 ± 0,34

3 (Nước 10‰)

27,2 ± 0,08

30,3 ± 0,03

4 (Nước 15‰)

27,2 ± 0,04

30,3 ± 0,06


Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Nhiệt độ: là yếu tố môi trường cần thiết đối với đời sống thủy sinh vật, cá là động vật
biến nhiệt. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sống của cá như: quá trình
trao đổi chất, hô hấp, sinh trưởng, cường độ bắt mồi,… Trong thời gian thí nghiệm
nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức (27,2 ± 0,02 - 30,3 ± 0,06). Nhiệt độ trung
bình của buổi sáng từ 27,2 ± 0,02 - 27,4 ± 0,09 oC và nhiệt độ trung bình của buổi
chiều từ 30,1 ± 0,34 - 30,3 ± 0,06oC có khoảng biến động nhiệt độ không vượt quá
3oC. Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm biến động không lớn là do điều kiện thí
nghiệm được bố trí trong nhà, có máy che. Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến (2008), nhiệt
độ thích hợp cho cá tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 - 32 oC, tuy nhiên cá có
thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng 20 - 35 oC.
Vì vậy, yếu tố nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự
phát triển của cá.

pH: là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật. pH
quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu của tế bào, làm rối loạn
quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể sinh vật với môi trường nước (Trương

21


Quốc Phú, 2006). Theo William và Robert (1997) pH thích hợp cho các loài cá tôm là
6,5 - 9.
Bảng 4.7 pH trong thí nghiệm
Nghiệm thức

Sáng

Chiều


1 (Nước ngọt)

7,98 ± 0,01

8,01 ± 0,00

2 (Nước 5‰)

7,96 ± 0,01

8,00 ± 0,00

3 (Nước 10‰)

7,99 ± 0,02

8,01 ± 0,01

4 (Nước 15‰)

8,00 ± 0,01

8,02 ± 0,01

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Theo bảng 4.1 trong suốt quá trình thí nghiệm sự biến động pH tương đối ổn định
giữa các nghiệm thức (7,96 ± 0,01 - 8,02 ± 0,01), pH trung bình của buổi sáng (7,96 ±
0,01 - 8,00 ± 0,01) và pH trung bình của buổi chiều (8,00 ± 0,00 - 8,02 ± 0,01) có

khoảng biến động không vượt quá 1. Qua kết quả ghi nhận cho thấy pH trong thí
nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá.
4.2.2 Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
4.2.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ
Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất. Kết
quả về tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ sau 32 ngày ương với các độ mặn khác nhau được
trình bày ở bảng 4.8.
Kết quả cho thấy sau 32 ngày ương, tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức nước 5‰ có tỷ lệ
sống cao nhất (82,4 ± 3,73%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với
nghiệm thức nước ngọt, nước 10‰, nước 15‰ với tỷ lệ sống lần lượt là 64,4 ±
2,22%; 63,7 ± 1,30% và 43,0 ± 1,30%.
Theo Nguyễn Văn Hảo (1995) nồng độ muối có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
điều hòa áp suất thẩm thấu của cá, tôm. Khi nồng độ muối trong môi trường sống của
thủy sinh vật tăng hay giảm ngoài khoảng thích ứng của cá, tôm thì chúng sẽ bị sốc
làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá.

Bảng 4.8 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ
Nghiệm thức độ mặn

Tỷ lệ sống (%)

22


1

64,4 ± 2,22b

2


82,4 ± 3,73a

3

63,7 ± 1,30b

4

43,0 ± 1,30c

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột không có cùng chữ cái thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Trong quá trình thí nghiệm tất cả các điều kiện môi trường, ngoại cảnh đều nằm trong
phạm vi thích hợp không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Như vậy, tỷ lệ sống của
cá rô phi đỏ trong các thí nghiệm này được quyết định bởi nồng độ muối.
Từ kết quả cho thấy, ở độ muối 5‰ cá có tỷ lệ sống cao hơn so với nước ngọt là do ở
độ muối thấp cá có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu để thích nghi với môi trường.
Ở độ muối 10‰, 15‰ tỷ lệ sống thấp hơn là do trong môi trường nước mặn khả năng
điều hòa áp suất thẩm thấu của cá kém hoặc cần phải có thời gian để điều hòa áp suất
thẩm thấu, quá trình này đòi hỏi cá phải tiêu hao năng lượng thời gian kéo dài làm cho
cá yếu, đói, chết dẫn đến tỷ lệ sống thấp.
Theo Đặng Ngọc Thanh (1974) thì phương hướng điều hòa muối ở một loài thủy sinh
vật (tăng hay giảm) không phải cố định mọi lúc mọi nơi, mà tùy vào điều kiện cụ thể
về nồng độ muối của môi trương mà thay đổi. Khi nồng độ muối bên ngoài giảm thấp,
nước sẽ có xu hướng ngấm vào cơ thể và làm giảm nồng độ muối cơ thể, do đó thủy
sinh vật cần điều hòa tăng để giữ được nồng độ muối cần thiết. Ngược lại, khi nồng
độ muối bên ngoài tăng cao, nước có xu hướng thoát ra ngoài và làm tăng nồng độ
muối cơ thể, do đó sinh vật sẽ điều hòa để thích nghi.


23


Hình 4.4 cá rô phi đỏ sau khi thu hoạch (thí nghiệm 2)
4.2.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá
Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá sau 32 ngày ương với các độ mặn khác nhau
được trình bày trong bảng 4.9.
Bảng 4.9 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ
Wc (mg)

WG (mg)

DWG
(mg/ngày)

SGR
(%/ngày)

NT

Wđ (mg)

1

15,40 ± 0,00 463,81 ± 2,00

448,41 ± 2,00a

14,01 ± 0,06a


10,64 ± 0,01a

2

15,40 ± 0,00 454,81 ± 0,81

439,41 ± 0,81b

13,73 ± 0,03b

10,58 ± 0,01b

3

15,40 ± 0,00 431,06 ± 0,72

415,66 ± 0,72c

12,99 ± 0,02c

10,41 ± 0,01c

4

15,40 ± 0,00 418,63 ± 0,55

403,23 ± 0,55d

12,60 ± 0,02d


10,32 ± 0,00d

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột không có cùng chữ cái thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Từ bảng 4.9 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá chịu ảnh hưởng bởi các độ mặn. Ở
nghiệm thức 1, tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá đạt giá trị cao nhất (463,81±2,00
mg/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức 2, 3, 4.
Nghiệm thức 2 và 3 có tốc độ tăng tưởng lần lượt là (454,81 ± 0,81 mg/con; 431,06
± 0,55 mg/con). Trong đó nghiệm thức 4 với độ mặn 15‰ cá có tốc độ tăng trưởng
thấp nhất (418,63 ± 0,55 mg/con). Như vậy khi độ mặn càng tăng thì tốc độ tăng
trưởng của cá sẽ chậm lại, nguyên nhân do nồng độ muối càng cao cá cần nhiều năng

24


lượng cho điều hòa áp suất thẩm thấu thích nghi với môi trường dẫn đến tốc độ tăng
trưởng chậm hơn so với cá ương trong môi trường nước ngọt.
4.2.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá
Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá sau 32 ngày ương với các độ mặn khác nhau
được trình bày trong bảng 4.10.
Bảng 4.10 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ
NT

Lđ (mm)

Lc (mm)

LG (mm)


DLG (mm/ngày)

1

8,48 ± 0,00

30,31 ± 0,18

21,83 ± 0,18ab

0,68 ± 0,01ab

2

8,48 ± 0,00

30,61 ± 0,27

22,13 ± 0,27a

0,69 ± 0,01a

3

8,48 ± 0,00

30,14 ± 0,13

21,66 ± 0,13bc


0,68 ± 0,00bc

4

8,48 ± 0,00

30,02 ± 0,06

21,54 ± 0,06bc

0,67 ± 0,00bc

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột không có cùng chữ cái thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Kết quả ở bảng 4.10 cũng thể hiện sự khác biệt về tăng trưởng chiều dài của cá, ở
nghiệm thức độ mặn 5‰ cá có tốc độ tăng trưởng cao nhất (30,61 ± 0,27mm) và có ý
nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05) so với các nghiệm thức nước ngọt, 10‰, 15‰ tốc
độ tăng trưởng lần lượt là 30,31 ± 0,18mm; 30,14 ± 0,1mm; 30,02 ± 0,06mm.
Tốc độ tăng trưởng chiều dài ở nghiệm thức 2 cao nhất là do nồng độ muối thấp cá
không cần tốn nhiều năng lượng để điều hòa áp suất thẩm thấu bên cạnh đó khi giai
đoạn còn nhỏ cá ưu tiên cho sự tăng trưởng về chiều dài nên khi sống trong môi
trường thích hợp thì chiều dài của cá cũng tăng trưởng tốt hơn. Nghiệm thức 4 là
nghiệm thức có tăng trưởng chiều dài thấp nhất là do độ mặn cao cá phải cần nhiều
năng lượng để cho sự điều hòa áp suất thẩm thấu vì vậy cá kém bắt mồi nên làm cho
cá chậm tăng trưởng về chiều dài.
4.2.2.4 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng
Tỷ lệ phân hóa sự sinh trưởng của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm ương cá với các độ mặn
khác nhau được trình bày ở hình 4.5.


25


×