Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VÀ THỰC VẬT CÓ GIÁ TRỊ TẠI ĐẢO CÙ LAO CHÀM HỘI AN-QUẢNG NAM NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI ĐẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA LÂM NGHIỆP

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI

ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VÀ
THỰC VẬT CÓ GIÁ TRỊ TẠI ĐẢO CÙ LAO CHÀM HỘI AN-QUẢNG NAM
NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI ĐA DẠNG
SINH HỌC TẠI ĐẢO
GVHD: TS. Trần Mạnh Đạt
SVTH : Lê Thị Đông

HUẾ, 6/2009


NỘI DUNG CHÍNH
 Đặt vấn đề.
 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
 Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
 Kết luận và kiến nghị.


ĐẶT VẤN ĐỀ









Rừng Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, chiếm khoảng 10% số loài sinh
vật trên thế giới.
Bên cạnh diện tích đồi núi nhiều thì đảo và bán đảo cũng chiếm một phần
không nhỏ mà hệ sinh thái đảo có những nét đặc hữu.
Cù Lao Chàm là một quần đảo nhỏ cách Hội An 19 km về hướng Đông. Đảo
được cấu tạo từ đá granít, có các khe nứt và hốc đá cheo leo, là nơi cư trú của
chim Yến.
Rừng chiếm diện tích 90% toàn đảo. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú,
nhiều loài có giá trị cao.
Chính quyền địa phương các cấp đã không ngừng quan tâm nhằm cải thiện môi
trường sinh thái đảo như hoạt động trồng dừa ven biển, hằng năm có phương án
quản lý bảo vệ rừng, xây dựng khu bảo tồn biển, phương án xử lý rác thải…
Tuy nhiên, do hoạt động du lịch và người dân vào rừng khai thác lâm sản trái
phép nên đã làm suy thoái đa dạng sinh học, đặc biệt làm suy giảm một số loài
có giá trị. Nhưng hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu về vấn đề này. Chính
vì thế mà chúng tôi chọn đề tài:

“Điều tra, nghiên cứu tính đa dạng của một số loài động và thực vật có
giá trị tại đảo Cù Lao Chàm Hội An-Quảng Nam nhằm góp phần bảo
tồn và phát triển nguồn lợi đa dạng sinh học tại đảo”.


ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ GÌ?
1
Là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong
phú và đa dạng của giới tự nhiên. Đa
dạng sinh học là sự phong phú của mọi
cơ thể sống từ mọi nguồn trong các hệ
sinh thái trên đất liền, dưới biển, và các

hệ sinh thái dưới nước khác, mọi tổ
hợp sinh thái khác mà chúng tạo nên.
(Theo từ điển đa dạng sinh học và phát
triển bền vững của Bộ Khoa Học Công
Nghệ Và Môi Trường- nhà xuất bản
khoa học và kĩ thuật, 2001 )

2
 Là sự phong phú về
gen, loài sinh vật và
hệ sinh thái trong tự
nhiên.
(Theo luật đa dạng
sinh học, năm 2008).
.....


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1

Điều tra tính đa
dạng một số loài
động, thực vật có
giá trị trên đảo.

2

Tìm hiểu
nguyên nhân
làm suy giảm

tài nguyên và
đề xuất một số
giải pháp
nhằm bảo tồn.

3

Tạo cơ sở
khoa học cho
công tác bảo
vệ những
loài động,
thực vật có
giá trị.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1

2

Đặc điểm cơ
bản của khu
vực nghiên cứu

Điều tra,
nghiên cứu tính
đa dạng của
một số loài
động, thực vật

có giá trị.

3
Đề xuất một số
giải pháp nhằm
bảo tồn và phát
triển.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1

1

Phỏng vấn người dân, những người có
nhiều kinh nghiệm đi rừng.

2

Điều tra thực địa, lập các tuyến điều tra

3

Thu thập và xử lý mẫu vật.

4

Thu thập số liệu thứ cấp tại (UBND xã,
trạm kiểm lâm, phòng kinh tế)



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm của khu vực nghiên cứu
 Vị trí: 15052' đến 16000' vỹ độ Bắc và
108022' đến 108044' kinh độ Đông.
 Còn gọi là xã Tân Hiệp, thuộc thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam.
 S: 1549 ha, cách Hội An 19 km.
 Dân số: 2776 người.
 Là một quần đảo gồm 8 đảo, trong đó
hòn Lao chiếm diện tích lớn nhất: 1317 ha.


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Đặc điểm của khu vực nghiên cứu

 9/8/1986 được công nhận là
rừng đặc dụng.
S: 1490 ha, Stự nhiên: 532 ha.
Độ che phủ:34%.
 Có một trạm kiểm lâm dưới sự
quản lý của hạt kiểm lâm Hội
An.
 26/5/2009 được công nhận là
khu dự trữ sinh quyển thế giới.



KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Tính đa dạng của một số loài động,
thực vật có giá trị

Bảng 1: Tính đa dạng của một số loài động vật có giá trị tại đảo
Cù Lao Chàm
Tên phổ
thông

Tên khoa học

Họ

Môi trường
sống

Giá trị sử dụng

chim Yến

Collocalia fuciphaga
Germaimi Oustalet

Apodidae
(Họ yến)


Hang có độ ẩm
cao

Tổ yến

Cua đá

Gecarcoidea lalandii

Gecarcoidae
(Họ cua)

Rừng và biển

Thực phẩm

Khỉ đuôi dài

Macaca fascicularis
(Raffles)

Cercopithecidae
(Họ khỉ)

Rãi rác khắp
khu rừng trên
đảo.

Làm cảnh


Kỳ đà

Vananus salvator
(Laurenti)

Varanidae
(Họ kỳ đà)

khe, ven suối

Thực phẩm

Tắc kè

Gekko gekko

Gekkonidae

Hốc cây, hang
đá, lô cốt

Trị bệnh đau lưng,
hen suyễn


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN



Một số đặc điểm về chim Yến

Yến hàng: (Collocalia fuciphaga

Germaimi Oustalet), là một loại chim đặc
biệt của phân giống Yến hông xám
Swiftlets, thuộc giống Collocalia, họ
Apodidac, và thuộc bộ Yến Apdiformes.
Người Trung Quốc gọi là Huyền điểu
(loài chim có màu đen), Du ba điểu (chim
bay trên sóng), người Việt gọi là chim Yến
 Phân bố: Ở đảo Cù Lao Chàm với nhiều
hang đảo ở hòn Khô, hòn Tai, hòn Lao, có
khí hậu điều hòa, mùa đông ấp áp hơn,
mùa hè mát dịu không có gió Tây Nam
khô nóng, sóng lớn, mưa tương đối ít, điều
hòa, hầu như không có sương mù, đây là
nơi sinh sống, làm tổ khá lý tưởng của
chim Yến.


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Một số đặc điểm về chim Yến

 Hoạt động sinh sản: Mỗi năm chim Yến sinh sản 2 lần, mỗi lần từ
1-2 trứng, chim bố mẹ thay nhau ấp trứng và nuôi con. Hơn một năm
tuổi đầu tiên chim con trưởng thành có khả năng sinh sản và bắt đầu

làm tổ như chim bố, mẹ.

 Kẻ thù gây hại: Khai thác có tổ chức của con người. Ngoài ra còn có
một số loài thiên địch như Dơi, Trăn, Rắn, Chuột, Gián...


Gía trị: Tổ là một loại dược liệu chữa nhiều bệnh nan y như suy
nhược thần kinh, tăng cường sức đề kháng, bổ khí quyết. Có giá trị về
mặt khoa học và kinh tế.



Tình trạng khai thác: Chúng thường xuyên bị khai thác một cách
có tổ chức, vì khai thác tổ khi trong tổ còn trứng nên tốc độ tăng
trưởng của quần thể chậm, chim Yến là loài nằm trong danh mục sách
đỏ Việt Nam cần bảo vệ với mức đe dọa loại T (sách đỏ Việt Nam,
2000).


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Một số đặc điểm về chim Yến

 Đặc điểm tổ chim:
- Chim Yến chọn vị trí làm tổ rất kĩ
lưỡng, cố định đến suốt đời, tổ dưới
lệch mặt phẳng với tổ trên và
nghiên úp vào vách đá để không bị

phân chim ở tổ trên rơi xuống.
- Chim Yến dùng nước bọt của chính
mình do cặp tuyến dưới lưỡi tiết ra
để làm tổ. Sợi yến mới nhả ra có
màu trắng phớt hồng, mền và dai.
- Nước bọt của chim Yến (tạo nên tổ yến), là loại glucoprotein như chất keo có
khả năng hút nước mạnh, nếu bị ẩm ướt lâu ngày sẽ đen chân tổ và rơi xuống,
ngược lại nếu ở trong điều kiện quá khô thì cũng sẽ bong ra.


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Một số đặc điểm về chim Yến

 Nghề khai thác Yến sào:
Bảng 2: Qúa trình khai thác chim Yến
Số đợt

Thời gian

Số lượng trứng
trong tổ

Chất lượng tổ

Đợt 1

15-30/3 (âm lịch)


50%-60%

tốt

Đợt 2

25-30/6 (âm lịch )

1%-2%

thấp hơn đợt 1

Một năm có ít nhất 2 lần khai thác tổ chim. Đợt khai thác lần 1 chất
lượng tổ tốt, không bị giòn, không bị phân chim làm bẩn nhưng lại mất
đi 50%-60% trứng chim. Đợt khai thác lần 2 vào lúc chim con có thể tự
bay theo đàn tìm mồi. Tuy nhiên chất lượng tổ kì này không cao.


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Một số đặc điểm về chim Yến

Cách thức khai thác

- Khoảng 2 người có kinh nghiệm nhất nai
nịt gọn gàng cầm cây chĩa, lưng mang một bao
tải, quanh người là một đoạn dây thừng. Cây

chĩa là một cây sào bằng tre, đầu gắn một
mảnh sắt mỏng dùng để thay lưỡi hái nâng tổ
yến, dưới lưỡi sắt là một rọ mây dùng để hứng
tổ Yến rơi vào đó.
- Ngày nay, cũng phương thức như vậy
nhưng khi khai thác Yến người ta trang bị
nhiều trang thiết bị hiện đại hơn, nhằm đảm
bảo độ an toàn cho người khai thác, một cây
tre được thay bằng dàn tre.


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN


Một số đặc điểm về Cua đá

Cua đá: Tên khoa học: Gecarcoidea lalandii, thuộc
họ cua:Gecarcoidae



Đặc điểm hình thái:

Bảng 3: Đặc điểm hình thái phân biệt Cua đực, Cua cái
Đặc điểm

Cua đực


Cua cái

Kích thước

lớn

nhỏ hơn con đực

yếm (mai cua)

hẹp hơn

yếm rộng dùng để mang
trứng

Càng

một càng lớn để đánh
nhau và để thu hút con
cái, một càng nhỏ để lấy
thức ăn.

càng nhỏ hơn cua đực


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Một số đặc điểm về Cua đá


- Cua đá lớn lên mỗi năm một lần khi chúng
lột vỏ, một con Cua đực có kích thước 8690mm, Cua cái có kích thước nhỏ hơn khoảng
66-70mm.
- Đây là loài chỉ hoạt động vào ban đêm khi
có độ ẩm cao, Cua thích nghi với cuộc sống
trên đất bằng cách tối thiểu hoá sự mất nước
như làm lớn không gian bằng mang, hoạt
động như phổi, vỏ dày và rất cứng..

Cua đực

Cua cái
 Phân bố: Trên đảo Cù Lao Chàm Cua đá phân bố trên các đảo như:
hòn Lao, hòn Dài, hòn Tai, hòn Mồ, hòn Lá. Ở hòn Lao qua thông tin
của người dân và đến hiện trường tôi nhận thấy Cua đá tập trung
nhiều ở các vùng: bãi Ông, Eo Gió, bãi Hương, Mũi Nậy.


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

 Vòng đời Cua đá:

Một số đặc điểm về Cua đá
Cua bò
xuống
đá Cua bò
xuống đá

Ấu Ấu trùng
trùng

Rừng
Rừng
Cua bò Cua bò
lên đá lên đá

 Thức ăn: Hầu hết các loài cây thuốc nam như cây lá Sợp thuộc chi
Ficus sp, cây Cộng sản, cây U, cây Bồ Đề…và một số loài động vật nhỏ
như Giun, Tít, Bò cạp…

 Hoạt động sinh sản: Vào cuối tháng 6 âm lịch Cua cái mang trứng
(mang bè), một bè khoảng 240.000-250.000 trứng, khi trứng chín Cua
cái xuống khu vực đá sát mực nước biển để rãy trứng, chúng thường đi
vào đêm khuya khi nhiệt độ của đá mát lạnh tránh làm tổn thương
trứng khi di chuyển.


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN


Một số đặc điểm về Cua đá

Kẻ thù gây hại: Ngoài con người là
kẻ thù chính thường xuyên săn bắt, thì
trong thời gian Cua lột xác còn bị nguy
hiểm bởi các loài động vật ăn thịt như

Rắn, Chuột..bên cạnh đó thời kì trứng ở
dưới nước còn làm mồi cho các loại cá.

 Môi trường sống: Từ tháng 8 đến
tháng 4 âm lịch năm sau, Cua đá sống
trên vùng núi cao. Khu vực này là những
trảng cây bụi xen lẫn đá. Nhưng từ tháng
5 đến tháng 7 Cua di chuyển dần xuống
vùng đất thấp ở những bãi cát. Tuy sống
trên cạn nhưng Cua lại sinh sản dưới
nước, trứng trôi dạt vào bờ, sau 3-4 tuần
rồi ra khỏi mặt nước và sống hẳn trên
cạn.


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Nhóm thực vật có chức năng cố định
cát, chắn sóng, chắn gió

Bảng 4: Danh lục thực vật có chức năng cố
định cát, chắn sóng

Số thứ
tự

Tên phổ thông


Tên địa phương

Tên khoa học

Họ

1

Dứa dại

Dứa dại

Pandanus tectorius

Pandanaceae

Từ bi bển

Chọng bọng

Vitex rotundifolia

Verbenaceae

3

Thơm ổi

Ổi tàu


Lantana camara L.

Verbenaceae

4

Cỏ chông

Cỏ lông chông

Spinifex littorus
(B urm.f)

Poaceae

5

Tra làm chiếu

Tra

Hibiscus tiliaceus L.

Malvaceae

6

Hếp

Ướp


Scaevola taccada

Goodeniaceae

7

Chàng ràng

Phang rang

Dodonea viscosa

Sapindaceae

8

Đan tử biển

Cườm đoàn

Limnocitrus littoralis (Miq)
SW

Rutaceae

9

Rau muống biển


Rau muống biển

Ipomoeapes caprae

Convolvulaceae

2

10

Dây cóc biển

Fabaceae

11

Mướp sát

Bát sát

Cerbera manghas L

Apocynace

12

Mù u

Mù u


Calophyllum inophyllum L.

Clusiaceae


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Nhóm thực vật có chức năng cố định
cát, chắn sóng, chắn gió
Đặc điểm hình thái một số loài

1. Dứa dại:
Đặc điểm: Cây bụi, mọc thành từng đám, thân
không hóa gỗ, lá hình dải, lá dài khoảng 60-70 cm,
mép lá có răng cưa nhọn. lá có bẹ ôm lấy thân, cây
cao khoảng 2m, cây ra quả vào tháng 5, dạng quả
phức
Phân bố: Ở đảo cây phân bố ở bãi Bấc, bãi Ruộng,
bãi Cụt.

2. Hếp:
Đặc điểm: Cây gỗ vừa, mọc theo từng cụm, lá đơn
bóng mọc cách, gân phụ không hiện rõ, gân chính
màu trắng. Đỉnh lá không nhọn, lá có hình trứng
ngược, lá dài 17-18 cm rộng 7-8 cm, lá rụng để lại
vết sẹo trên thân.
Phân bố: cây phân bố ở khu vực bãi Bấc, bãi
Ruộng, bãi Cụt, bãi Bìm...



KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

3. Cỏ chông

Nhóm thực vật có chức năng cố định
cát, chắn sóng, chắn gió

4. R. Muống biển

6 Đan tử biển

7. Mướp sát

9. Thơm ổi

10. Từ bi biển

5. Chàng ràng

8. Tra làm chiếu

11. Mù u


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ

THẢO LUẬN

Cây làm hàng thủ công mỹ nghệ

Tra đỏ:
Tên khoa học: Kleinhofia hospita
L. thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.
 Đặc điểm: Cây gỗ vừa, lá đơn phân
thùy, mép lá có răng cưa, hệ gân chân
vịt. Cây ra hoa vào tháng 6, hoa có
màu đỏ, có quả vào đầu tháng 7.
 Phân bố: Cây phân bố hầu hết cả
khu rừng nhưng tập trung nhiều ở
vùng núi thấp, cách mặt nước biển
khoảng 20-30 m.
 Giá trị: Cây được khai thác để lấy
sợi, người ta ngâm vỏ từ 5-7 ngày,
sau đó rửa sạch chỉ còn lại lớp tượng
tầng hình mạng lưới, sợi này dùng để
đan võng.

Cần phát huy nghề đan võng tại
địa phương.


KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Nhóm cây làm thuốc

Bảng 5: Danh mục các loài cây được sử dụng
làm thuốc tại địa phương

Thứ tự

Tên họ

Số chi

Thứ tự

Tên họ

Số chi

1

Oleaceae

1

15

Crassulaceae

1

2

Rosaceae


1

16

Dioscoreaceae

1

3

Dracaenacea

1

17

Boraginaceae

1

4

Dillenniaceae

1

18

Sapindaceae


1

5

Moraceae

2

19

Plantaginaceae

1

6

Asteraceae

1

20

Pasifloraceae

1

7

Ascleppiadaceae


1

21

Aizoaceae

1

8

Rubiaceae

2

22

Rutaceae

1

9

Melastomaceae

1

23

Orchidaceae


1

10

Malvaceae

1

24

Simaoroubaceae

1

11

Amaranthacea

2

25

Polygonaceae

1

12

Euphorbiaceae


3

26

Scrophulariaceae

1

13

Fabaceae

3

27

Annonaceae

1

14

Lamiaceae

1

Xác định 36 loài thuộc 27 họ, 34 chi có giá trị làm thuốc. Trong đó có loài lan
kim tuyến phân bố ở khu vực đỉnh núi là loài thuộc nhóm IA, số họ nhiều loài
nhất là họ đậu (Fabaceae) 4 loài, thuộc 3 chi.



KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN

Nhóm cây làm thuốc
Đặc điểm hình thái một số loài

1. Đại bi:
Đặc điểm: Cây bụi cao 1-1,5m, ít phân cành, thân
phủ đầy lông tơ. Lá đơn mọc cách, mép lá có răng
cưa, lá dài 19-20 cm, rộng 5-6 cm, cây có vị nồng.
Cây trước đây mọc tự nhiên nhưng hiện nay không
còn và được gây trồng ở vườn nhà,
Trị bệnh: Cây dùng làm thuốc trị bệnh thủng khí.

2. Xoan cứt chuột
Đặc điểm: Cây bụi, lá khi rụng để lại vết sẹo
trên thân, lá kép lông chim một lần lẻ. Lá, cành
bao phủ lớp lông màu trắng, lá dài 2-3 cm, rộng
1-2 cm, mép lá có răng cưa,
Trị bệnh: Cây phơi khô sắc uống giúp giải
nhiệt, quả phơi khô nghiền nát trị bệnh đau
bụng.


×