Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán tràn dịch não và đánh giá phát triển tâm lý vận động ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.58 KB, 42 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràn dịch não (Não úng thủy hay bệnh Đầu nước) được định nghĩa là
một tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương. Đây là hậu quả của sự
gián đoạn mất cân bằng giữa quá trình hình thành, lưu thông dòng chảy, hoặc
hấp thu của dịch não tủy trong não [1] (tình trạng tích tụ quá nhiều dịch não
tủy trong sọ do rối loạn các quá trình sản sinh, lưu thông và hấp thụ).
Tràn dịch não có thể là một tình trạng cấp tính, bán cấp hoặc mãn tính
với các hình thức khác nhau của bệnh bao gồm: thể tắc nghẽn, thể thông, và
tràn dịch não áp lực bình thường.
Ngay từ thời Hippocrates [1], [18] bệnh đã được chẩn đoán nhờ các dấu
hiệu lâm sàng đặc trưng của bệnh tuy nhiên phải đến thế kỷ XIX, năm 1891
Quincke, lần đầu tiên chọc dò tủy sống thắt lưng [12], [18] để chẩn đoán và
điều trị Tràn dịch não. Tuy nhiên việc điều trị tràn dịch não thời kỳ này hầu
như không đem lại hiệu quả. Chỉ đến khi sự phát triển của công nghệ chẩn
đoán hình ảnh, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ các phương pháp đánh giá
tâm lý-vận động trong thế kỷ XX đã đem lại những tiến bộ vượt bậc trong
chẩn đoán cũng như điều trị và tiên lượng bệnh này.
Tiên lượng Tràn dịch não có liên quan đến nguyên nhân và sự hiện
diện của các rối loạn tổn thương kèm theo, tốc độ phát triển bệnh, thời
gian bệnh được chẩn đoán, hiệu quả của điều trị và quá trình theo dõi,
chăm sóc sau can thiệp.
Từ những vấn đề nêu trên đòi hỏi người thầy thuốc cần đưa ra các phương
pháp cận lâm sàng thích hợp để xác định sớm bệnh, đồng thời xác định rõ căn
nguyên của bệnh từ đó có thể lựa chọn phương pháp can thiệp thích hợp, đồng
thời đưa ra kế hoạch theo dõi cho phù hợp. Tuy nhiên điều mong đợi của cả gia
đình-xã hội và thầy thuốc là đứa trẻ sẽ phát triển tâm lý-vận động thế nào sau
can thiệp? Điều này cần có sự phối hợp giữa thầy thuốc và gia đình trẻ trong
quá trình theo dõi lâu dài. Đáp ứng một phần nhu cầu thực tế trên Chúng tôi



2

thực hiện chuyên đề "Các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán tràn dịch não
và đánh giá phát triển tâm lý-vận động ở trẻ em" nhằm giúp các thầy thuốc lâm
sàng, các nhà tâm thần kinh, thầy thuốc nhi khoa có sự tiếp cận và lựa chọn các
phương pháp cận lâm sàng cũng như các phương pháp đánh giá quá trình phát
triển tâm lý-vận động của trẻ tràn dịch não trước và sau can thiệp.


3

Phần I
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN TRÀN DỊCH NÃO

Chẩn đoán bệnh Tràn dịch não ở trẻ nhỏ thường không khó bởi sự diện
diện của các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Tuy nhiên để xác định căn nguyên gây
bệnh tràn dịch não cần phải sử dụng các phương pháp cận lâm sàng từ đó mới có
thể đưa ra các quyết định điều trị thích hợp nhất.
1.1. Các phương pháp cổ điển
1.1.1. Chọc dò tuỷ sống hoặc chọc dò não thất.
Phương pháp chọc ống sống thắt lưng là phương pháp chẩn đoán quan trọng
thường được sử dụng trong lâm sàng. Chọc dò tủy sống được Quincke [12], [17],
[18] lần đầu tiên thực hiện vào năm 1891 để điều trị tràn dịch não. Ngày nay
phương pháp này vẫn giữ được vai trò quan trọng của nó trong việc:
+ Nghiên cứu về áp lực dịch não tủy, sự lưu thông dịch não tủy.
+ Xét nghiệm dịch não tủy: sinh hóa, tế bào, vi sinh vật, độ pH, định lượng
các men, các chất dẫn truyền thần kinh...
Hiện nay các nước kinh tế phát triển, thường chụp bằng máy chụp cắt lớp
vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ trước, sau đó nếu cần mới xét nghiệm dịch não

tuỷ. Nếu đã xác định tràn dịch não thất do u não, thì tuyệt đối không đụng chạm
gì tới khoang màng nhện cho tới khi phẫu thuật. Nếu tràn dịch não thất đi kèm
tăng áp lực sọ nặng thì cùng lắm chỉ dẫn lưu dịch não tuỷ ra ngoài trong khi chờ
đợi điều trị thực sự. Nếu có chỉ định đặt ống dẫn lưu hay can thiệp thông sàn não
thất để điều trị nhất thiết phải xác minh xem có viêm màng não không? Nhất là
nếu trước đó bệnh nhân có trải qua một quá trình nhiễm khuẩn thần kinh hay đã
được phẫu thuật vào trong sọ hay trong ống sống.
Nếu nghi ngờ có viêm màng não do Vi khuẩn hay Nấm đương nhiên phải
chọc dò tủy sống lấy dịch não tủy xét nghiệm.
+ Chụp tủy, chụp bao rễ có bơm thuốc cản quang.


4

+ Theo dõi kết quả điều trị.
+ Thực hiện một số nghiệm pháp:
Nghiệm pháp Queckenstedt: ở người bình thường nếu ép hai bên tĩnh
mạch cổ trong thời gian 20-30 giây, áp lực DNT tăng nhanh từ mức bình
thường là từ 80 đến 180 mm H2O đến trên 400 mm H2O. Sau khi dừng ép từ
10-15 giây áp lực dịch não tủy sẽ trở về giá trị ban đầu. Nghiệm pháp được
coi là dương tính (+) khi ép tĩnh mạch cổ, áp lực dịch não tủy không tăng
(trên lâm sàng nó phản ánh tình trạng nghẽn tắc lưu thông DNT ở tủy sống)
hoặc nếu ép tĩnh mạch cổ áp lực tăng rất chậm và không đạt mức độ từ 400
mm H2O trở lên và khi ngừng ép, áp lực dịch quay trở về giá trị ban đầu chậm
(tức là có cản trở lưu thông dịch não tủy) [5], [12].
Nghiệm pháp Stockey: nghiệm pháp này chỉ khác nghiệm pháp
Queckenstedt là thay vì ép tĩnh mạch cổ hai bên sẽ ép tĩnh mạch chủ bụng của
bệnh nhân. Đáp ứng của nghiệm pháp cũng tương tự như trên. Nghiệm pháp
dương tính khi có nghẽn tắc hoặc cản trở lưu thông DNT ở vùng thắt lưng.
Nghiệm pháp thăm dò sự đàn hồi khoang dưới nhện và sự hấp thu dịch não tủy.

Marmarou (1978) đã đưa ra nghiệm pháp nghiên cứu về sự tương quan
giữa khối lượng và áp lực dịch não tủy, qua đó đánh giá sự đàn hồi của
khoang dưới nhện và sự hấp thu, sự ngấm đi của dịch não tủy.
Nghiệm pháp thăm dò tốc độ tạo dịch não tủy
Nghiệm pháp được thực hiện bằng cách đo áp lực dịch não tủy ban đầu,
sau đó lấy ra một khối lượng dịch (V), theo dõi áp lực giảm xuống đến bao
nhiêu và tính thời gian (t) từ đó cho đến khi áp lực dịch não tủy trở về giá trị
ban đầu [5].
Công thức tính: v = V/t
Bình thường v = 0,3-0,4ml/phút hay 20,8ml/h


5

1.1.2. Chụp X quang thông thường [8].
Chụp X quang theo các tư thế thông thường là việc làm không thể thiếu,
kể cả đối với nhũ nhi để chẩn đoán tràn dịch não trước đây. Các phim này có
thể cho thấy biểu hiện xương sọ mỏng, thiếu xương ở đỉnh đầu. Với trẻ đã kín
thóp có dấu hiệu của tăng áp lực trong sọ như: dấu ấn ngón tay, tách rời khe
khớp sọ thứ phát đây là cơ sở để theo dõi diễn biến sau này[1]. Các hình ngấm
vôi bất thường có thể gợi nghĩ đến một khối u hoặc một dị dạng mạch máu não.
Ở người Việt Nam dấu hiệu này rất ít gặp và cũng không đặc hiệu. Hình ảnh
xoang tĩnh mạch lên quá cao sẽ gợi ý đến hội chứng Dandy - Walker, ngược lại
hình ảnh xoang này quá thấp sẽ hướng chẩn đoán về dị tật Arnold - Chiari.
Chụp tuỷ sống với chất cản quang cũng chỉ có vai trò rất hạn chế, chỉ
thực hiện khi nghi ngờ có dị tật Arnold-Chiari hoặc rỗng tuỷ.
1.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại
1.2.1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não [8], [13], [24]

Hình 1: Máy chụp cắt lớp vi tính

Dựa vào lý thuyết tái tạo ảnh cấu trúc của một vật thể ba chiều,
Hounsfield cùng Ambrose (Anh) cho ra đời chiếc máy chụp vi tính cắt lớp
đầu tiên vào năm 1971, gồm một hệ thống phát xạ quang tuyến X và những


6

đầu dò đặt đối diện với bóng X quang. Hệ thống này quay quanh một đường
tròn của một mặt phẳng vuông góc với trục cơ thể. Chùm tia X đi qua một cửa
sổ hẹp khi qua cơ thể bị hấp thụ một phần, phần còn lại sẽ được đầu dò ghi
lại. Kết quả ghi lại được ở rất nhiều vị trí khác nhau của nhiều hình chiếu của
một lớp cắt sẽ được chuyển vào bộ nhớ của một máy vi tính để phân tích.
Phương pháp này cho phép phân biệt các cấu trúc cơ thể trên cùng một mặt
phẳng có độ chênh lệch tỷ trọng 0,5%. Độ phân giải của hình ảnh tuỳ thuộc
vào liều phóng xạ một máy chụp cắt lớp vi tính hiện đại có thể chụp được các
lớp cắt từ 1mm đến 2,5 và 10 mm tốc độ 1 đến 3 giây mỗi lớp cắt. Để phát
hiện các dị tật não bẩm sinh trong nhóm do rối loạn trong quá trình tạo cơ
quan là cắt những lớp cắt ngang song song với đường chuẩn lỗ tai - đuôi mắt
với độ dày lát cắt 1,2,3,5,8 và 10 mm hoặc mỏng hơn. Ở trẻ em thông thường
phải dùng thuốc an thần để giữ cho bệnh nhi yên tĩnh trong lúc máy quét tránh
nhiễu ảnh.
Từ năm 1971 đến nay đã qua bốn thế hệ kỹ thuật đặc biệt công nghệ quét
xoắn ốc được ứng dụng trong lâm sàng cho phép phát tia liên tục nên có thể
- Rút ngắn thời gian chụp một vùng cơ thể hàng chục lần
- Giảm được lượng thuốc cản quang mà ảnh thu được lại có đậm độ
thuốc trong mạch máu và tổ chức cao hơn
- Dữ kiện thu được của một vùng cơ thể có tính liên tục không phải cộng
dữ kiện của nhiều lớp cắt
- Ảnh không gian ba chiều đạt chất lượng cao.
1.2.2. Chụp cộng hưởng từ [9], [13], [24]

Là một kỹ thuật chẩn đoán y khoa tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể
nhờ sử dụng từ trường và sóng vô tuyến. Phương pháp này không sử dụng tia
X và an toàn cho bệnh nhân. Máy chụp cộng hưởng từ là một thiết bị nhạy
cảm và đa năng giúp ta thấy hình ảnh các lớp cắt của các bộ phận cơ thể từ
nhiều giác độ trong khoảng một thời gian ngắn.


7

Chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật nhanh, gọn không gây ảnh hưởng phụ,
là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hiệu quả và phổ biến trên thế
giới. Ngày nay, CHT được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ
thể. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não hoặc cột
sống, địa điểm thương tổn. Những thông tin như vậy rất có giá trị trước khi phẫu
thuật thần kinh.

Hình 2: Máy chụp cộng hưởng từ.
Nguyên lý cộng hưởng từ hạt nhân được Felix Block và Edward Puroel
phát hiện vào năm 1946, cộng hưởng từ được ứng dụng rộng rãi từ năm 1950.
Năm 1980, chiếc máy cộng hưởng từ đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt
động để tạo ảnh cơ thể người. Năm 1987, CHT được ứng dụng trong chẩn đoán
các bệnh lý tim mạch bằng kỹ thuật CHT tim mạch. Năm 1993, ứng dụng CHT để
chẩn đoán các bệnh lý não thần kinh. Ngày nay, kỹ thuật tạo ảnh cộng hưởng từ
đã trở thành phổ biến trong y học chẩn đoán hình ảnh trên thế giới cũng như tại
các bệnh viện lớn của Việt Nam.
Chụp CHT là phương pháp đưa cơ thể vào vùng từ trường cực mạnh
đang hoạt động theo một chiều nhất định, tất cả các nguyên tử trong phân tử
nước của cơ thể đang chuyển động tự do theo nhiều chiều và dưới sự tác động
của từ trường có định hướng của hệ thống CHT sẽ thay đổi chiều chuyển
động theo một hướng nhất định sau đó các hệ thống thu tín hiệu sẽ bắt được



8

chiều chuyển động của các nguyên tử này để truyền về hệ thống vi tính xử lý
tín hiệu và tạo ra hình ảnh. Khi cơ thể ra khỏi vùng từ trường này thì các
nguyên tử trong phân tử nước lại trở lại trạng thái bình thường.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ, là một sự tương tác phức tạp giữa
những proton trong các mô sinh học một từ trường tĩnh và xoay chiều và năng
lượng dưới dạng sóng vô tuyến có tần số đặc biệt (Rf) được tạo ra bằng những
cuộn dây đặt kế bên phần cơ thể cần chụp hình. Trạng thái năng lượng của
các proton Hydro được kích thích nhất thời. Sự trở lại cân bằng (giảm căng
hay thư giãn) sau đó của các proton gây ra một sự phóng thích năng lượng
(Rf-sự vọng lại) có thể được đo lường nhờ chính các cuộn dây bề mặt đã tạo
ra các xung Rf. Phức hợp tín hiệu Rf được phép phân tích Fourier biến đổi
thành những thông tin dùng để tạo nên một hình ảnh cộng hưởng từ. Thời
gian giảm thì T1 và T2 là tốc độ trở lại sự cân bằng của các proton bị khuấy
động được gọi là tốc độ thư giãn. Tốc độ này khác nhau giữa mô lành và mô
bệnh. Có thể đo được tốc độ thì T1 và T2 trong đó T1 là thời gian để cho 63%
proton trở lại trạng thái cân bằng bình thường, T 2 là thời gian để 63% trở
thành lệnh pha do sự tương tác của các proton kế cận. Cường độ tín hiệu và qua
đó sự tương phản của hình ảnh có thể được điều tiết bằng cách thay đổi một vài
tham số như khoảng cách thời gian giữa các xung Rf (TR) và thời gian giữa
xung Rf và sự tiếp nhận tín hiệu (TE). Các hình ảnh gọi theo là T1 (T1W –
T1Weighted) được tạo ra bằng cách giữ cho TR và TE tương đối ngắn. Trong
các điều kiện này độ tương phản giữa các cấu trúc được dựa chủ yếu trên
sự khác biệt T 1. Các hình ảnh theo T 2 (T2W) được tạo ra bằng cách dùng
những khoảng thời gian TR và TE dài hơn tuỳ vào tổn thương hoặc tích
chất của các mô mà sự tương phản khác nhau trên hình ảnh cộng hưởng từ
của T 1W và T2W.



9

* Ứng dụng CLVT và CHT trong chẩn đoán tràn dịch não [8], [9], [13], [24].
Trong bệnh tràn dịch não chụp CHT có ưu thế ảnh hơn hẳn chụp CLVT.
CHT có thể ghi được ảnh theo các bình diện khác nhau nên hệ thống não thất
bên, não thất III, cống não và não thất IV nhìn rõ trên phim cộng hưởng từ
hơn hăn chụp cắt lớp vi tính (cống Sylvius chỉ nhìn thấy trên ảnh CHT).
Với máy chụp CLVT này có thể chẩn đoán chính xác trong đa số trường
hợp mà không cần đến chất cản quang. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi và những
trường hợp không hợp tác tốt, phải cho ngủ vì không chịu nằm yên, là điều
kiện không thể thiếu để chụp. Không cần chất cản quang cũng có thể ghi hình
rõ ràng và chính xác cấu trúc trong sọ, mật độ cản quang và hình dạng của
chúng, kể cả các khoang màng nhện ở đáy não và bề mặt các bán cầu. Nếu
khoang màng nhện ở đáy các bán cầu vẫn rộng, có thể kết luận trong sọ không
có u. Nếu thấy hai não thất bên giãn rộng, nhưng ngược lại não thất IV hẹp,
có thể nghĩ kênh Sylvius bị thắt hẹp, và trong trường hợp này nên dùng chất
cản quang chụp cho rõ hơn. Nếu giữa hai não thất bên giãn to, ta thấy hình
não thất III bị khuyết, chúng ta có thể nghĩ đến u ngay trong não thất đó. Dù
các nang dạng keo trong não thất III không ngấm cản quang. Trong các
trường hợp này hình ảnh cộng hưởng từ sẽ rõ hơn CLVT tuy nhiên CLVT là
kỹ thuật được chọn lọc ưu tiên cho cấp cứu [8].
CLVT ghi hình các cấu trúc rất tốt, nhưng không thể cung cấp thông tin
về các rối loạn sinh lý của dịch não tuỷ như sự chuyển động và sự hấp thu.
Khi đã xác định có nang màng nhện, ta cần xem nang đó có thông thương với
khoang màng nhện không. Chọc dò thắt lưng cho chất cản quang vào dịch não
tuỷ và theo dõi bằng CLVT sẽ giúp giải đáp câu hỏi đó. Ở người trưởng
thành, hình ảnh các não thất giãn to đi kèm khoang màng nhện ở đáy não
cũng rộng cho phép kết luận không có u trong sọ, nhưng cũng chưa loại trừ

được tình trạng teo não [31].


10

Chụp não thất với chất cản quang: ngày nay kỹ thuật này đã mất vai trò
mà nó đã có trước kia. Khi nghi ngờ có u ngay trong não thất bên, hoặc từ
ngoài phát triển vào trong não thất, người ta thường bơm chất cản quang vào
sừng trán qua một lỗ khoan ở bán cầu phải, và ghi hình. Nếu cần ghi hình
đường lưu thông dịch não tuỷ ở hố sau, thì cho chất cản quang từ dưới lên
như đã nói trên.
1.2.3. Siêu âm [3], [25]
Siêu âm là một phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một
phần của cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao (siêu âm) để tạo ra hình
ảnh bên trong cơ thể. Siêu âm không sử dụng các phóng xạ ion hóa (như X
quang). Do hình ảnh siêu âm được ghi nhận theo thời gian thực nên nó có thể
cho thấy hình ảnh cấu trúc và sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ
thể kể cả hình ảnh dòng máu đang chảy trong các mạch máu. Siêu âm là một
khảo sát y học không xâm hại (không gây chảy máu) nên được áp dụng rộng
rãi trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Hình 3: Máy siêu âm 2D
Máy siêu âm bao gồm
Bộ điều khiển gồm có máy vi tính và nguồn điện, màn hình và đầu dò được
dùng để scan cơ thể và các mạch máu.


11

Các loại đầu dò siêu âm

Hình ảnh siêu âm sẽ được hiển thị ngay lập tức ở màn hình kế bên
tương tự như màn hình vi tính hoặc màn hình vô tuyến truyền hình. Hình
ảnh được tạo ra dựa vào biện độ (độ mạnh), tần số, và thời gian tín hiệu âm
quay trở về đầu dò từ cơ thể người bệnh.
Nguyên tắc hoạt động
Siêu âm dựa trên cùng một nguyên tắc hoạt động của hệ thống định vị ở
loài dơi, các tàu thuyền. Khi sóng âm va vào một vật thể, nó sẽ bị dội trở lại,
hoặc phản âm trở lại. Đo những sóng dội này, người ta có thể xác định được
độ xa cũng như kích thước, hình dạng và mật độ (vật thể có tính chất rắn, hay
chứa đầy dịch, hoặc cả hai) của vật thể.
Cơ sở vật lý của siêu âm
- Cơ chế phát sóng âm: Sóng âm được tạo ra do chuyển đổi năng lượng từ
điện thành các sóng xung tương tự như phát xạ tia X, phát ra từ các đầu dò, có
cấu trúc cơ bản là gốm áp điện (piezo-electric). Sóng âm thanh chỉ truyền qua
vật chất mà không truyền qua được chân không, vì không có hiện tượng rung.
- Bản chất của Siêu âm: là những dao động sóng hình sin có tần số từ
20Hz đến 20.000Hz. nếu sóng âm tần số thấp dưới 20Hz gọi là hạ âm, trên
20.000Hz gọi siêu âm. Trong lĩnh vực Y tế người ta dùng sóng âm với tần số
từ 2MHz đến 20 MHz (1MHz = 109Hz) tùy theo yêu cầu thăm khám.
- Tính chất của Siêu âm:
+ Sự lan tuyền của sóng âm - Sự suy giảm và hấp thu:
Trong môi trường có cấu trúc đồng nhất, sóng âm lan truyền theo đường
thẳng, và bị mất năng lượng dần gọi là suy giảm. Sự suy giảm theo luật
nghịch đạo của bình phương khoảng cách. Sự hấp thu quan trọng của năng
lượng âm gặp vật chất tạo nhiệt. Tuy nhiên sự mất năng lượng trong siêu âm
không giống bức xạ tia X, vì ở đây còn có hiệu ứng quang từ hoặc hiệu ứng


12


Compton. Vận tốc truyền sóng âm phụ thuộc vào độ cứng và tỷ trọng của môi
trường vật chất xuyên qua, trong cơ thể người: mỡ 1450; nước 1480; mô mềm
1540; xương 4100 m/giây.
+ Sự phản xạ hay phản hồi:
Trong môi trường có cấu trúc không đồng nhất, một phần sóng âm sẽ
phản hồi ở mặt phẳng thẳng góc với chùm sóng âm tạo nên âm dội hay âm
vang (echo), phần còn lại sẽ lan truyền theo hướng của chùm sóng âm phát ra.
Như vậy, ở đường ranh giới giữa hai môi trường có trở kháng âm (acoustic
impedance), ký hiệu là Z, Z khác nhau tùy thuộc cấu trúc của vật chất đặc biệt
là số nguyên tử. Sóng phản hồi sẽ thu nhận bởi đầu dò, sau đó được xử lý
trong máy và truyền ảnh lên màn hình (display), hoặc ghi lại trên phim, giấy
in hoặc trên băng đĩa từ. Tất nhiên các sóng phản hồi không được thu nhận
bởi đầu dò sẽ bị biến mất theo luật suy giảm.
+ Sự khúc xạ, nhiễu âm:
Khi chùm sóng đi qua mặt phẳng phân cách với một góc nhỏ, chùm âm
phát ra sẽ bị thụt lùi một khoảng so với chùm âm tới còn gọi là nhiễu âm.
Chính điều này sẽ tạo ra ảnh giả.
- Đầu dò (Transducer - Probe): làm nhiệm vụ vừa phát vừa thu sóng âm
phản hồi. Nó bao gồm một hoặc nhiều miếng gốm áp điện (piezo-eletric), khi
có dòng điện xoay chiều tần số cao khích thích vào miếng gốm này làm cho
nó co giãn và phát ra xung siêu âm. Ngược lại khi miếng áp điện rung lên do
sóng siêu âm dội trở về sẽ tạo ra một xung động. Sóng siêu âm lan truyền vào
các mô trong cơ thể, gặp các mặt phẳng sẽ gặp các sóng âm dội trở về. Mỗi
âm dội mà đầu dò thu nhận được sẽ chuyển thành tín hiệu điện, từ tín hiệu
này sẽ được chuyển thành tín hiệu trên
- Các loại kỹ thuật siêu âm: gồm năm kỹ thuật.


13


+ Siêu âm kiểu A (Amplitude): ghi lại sóng phản hồi bằng những xung
nhọn, mà vị trí tương ứng với chiều sâu và biên đô tỷ lệ thuận với cường độ của
âm vang. Kiểu A ít có giá trị về chẩn đoán. Mà dùng để kiểm tra sự chính xác
của máy siêu âm.
+ Siêu âm kiểu B hay hai chiều (2D - Bidimension): mỗi sóng xung kiểu
A đều được ghi lại bằng một chấm sáng nhiều hay ít tùy theo cường độ của
âm dội. Sự di chuyển của đầu dò trên da bệnh nhân cho phép ghi lại cấu trúc
âm của các mô trong cơ thể nằm trên mặt phẳng quét của chùm tia, đây là
phương pháp siêu âm cắt lớp (Echotomography). Hình thu được từ các âm
vang này sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ và chuyển thành tín hiệu trên màn
truyền bằng các chấm trắng đen, xám.
+ Siêu âm kiểu Động (Dynamic): là một kiểu hai chiều với tốc độ quét
nhanh, tạo nên hình ảnh theo thời gian thực (real time). Kiểu Động so với
kiểu B tựa như điện ảnh so với chụp ảnh.
+ Siêu âm kiểu TM (Time Motion): trong kiểu siêu âm này âm vang sẽ
ghi lại theo kiểu A, nhưng chuyển động theo thời gian nhờ màn hình quét
ngang thường xuyên. Do đó những cấu trúc đứng yên trên màn hình là một
đường thẳng, còn những cấu trúc chuyển động là một đường cong ngoằn
nghèo tùy theo sự chuyển động của cơ quan thăm khám.
+ Siêu âm kiểu Doppler (D): Dùng hiệu ứng Doppler của siêu âm để đo
tốc độ tuần hoàn, xác định hướng của dòng máu và đánh giá lưu lượng máu.
Có ba loại Doppler: D. liên tục, D. xung, D. màu, người ta thường phối hợp
hệ thống D. với siêu âm cắt lớp theo thời gian thật gọi là siêu âm DUPLEX.
Ngày nay người ta còn mã hóa các dòng chảy của siêu âm chính là siêu âm
Động-màu, siêu âm D năng lượng (Power Doppler), siêu âm mô (tissue
doppler) và siêu âm này rất tiện cho việc thăm khám tim-Mạch, sản khoa, hệ
thần kinh trung ương...


14


* Ứng dụng siêu âm trong bệnh tràn dịch não.
Khi bà mẹ có thai 16-20 tuần, kiểm tra siêu âm có thể xác định tràn dịch
não ở thai nhi. Thầy thuốc có thể tư vấn cho bà mẹ và gia đình về tình trạng
thai. Điều này các phương pháp khác như CLVT hoặc cộng hưởng từ không
có khả năng ứng dụng[3], [30].
Đối với nhũ nhi chưa liền thóp trước, dùng siêu âm kiểu B để xác định xem
trong sọ có u hay không là các khảo sát rất chính xác, vô hại, kỹ thuật này còn giúp
đánh giá kích thước, hình dạng các não thất thăm dò lưu thông dịch não tủy. Trong
điều kiện kinh tế thấp của nước ta, khi máy CLVT, CHT chưa phải là phương tiện
có thể triển khai ở mọi địa phương thì siêu âm càng có vai trò quan trọng.
Ứng dụng siêu âm kiểu 3D cho phép xác định các dị tật hoặc các tổn
thương khác kèm theo (xuất huyết não sơ sinh) kết quả rất đáng tin cậy độ đặc
hiệu của phương pháp sàng lọc bằng siêu âm đạt 77% [25]. Ngoài ra còn được
sử dụng để theo dõi định kỳ sau phẫu thuật.
1.3. Một số phương pháp khác
* Đo áp lực nội sọ:
Hiện nay tại các nước kinh tế phát triển, khi gặp trường hợp tràn dịch não
thất có tăng áp lực nội sọ từng đợt mà không có u não, bao giờ người ta cũng ghi
áp lực trong sọ liên tục ít nhất trong 24 giờ bằng đầu dò điện tử đặt vào não thất
qua một lỗ khoan, thường ở sừng trán bên phải. Những trường hợp ghi nhận
được áp lực trong sọ cao liên tục hay từng đợt trong giấc ngủ, thường cần phải
điều trị bằng cách đặt ống dẫn lưu từ não thất vào khoang màng bụng[30].
* Điện não đồ:
Ít có giá trị trong chẩn đoán trong tràn dịch não tuy nhiên ở một số trường
hợp trẻ co giật có thể thực hiện giúp cho việc điều trị và tiên lượng.


15


1.4. Kết luận
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng
nhu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như sử dụng các phương
pháp dự phòng ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ. Việc sử dụng các công nghệ
tiên tiến trong việc chẩn đoán sớm, xác định căn nguyên ở các cơ quan bị
bệnh nói chung và trong bệnh của hệ thần kinh nói riêng là một điều tất yếu.
Tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp này như thế nào để đảm bảo vấn đề
kinh tế vừa đạt hiệu quả cao. Đòi hỏi người thầy thuốc lâm sàng cần cân nhắc
lựa chọn phương pháp trên cơ sở nắm vững ưu thế của từng phương pháp
trong các bước sàng lọc, chẩn đoán xác định căn nguyên và can thiệp. Đây
vừa là kỹ năng vừa là đạo đức của người làm nghề Y.


16

Phần II
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ-VẬN ĐỘNG TRẺ EM
2.1. Đánh giá sự phát triển tâm lý vận động trẻ em
2.1.1. Sự phát triển tâm lý vận động qua từng lứa tuổi [3], [6], [14],[15]
Trẻ 1 tháng: Chăm chú nhìn mẹ nói chuyện, yên tĩnh khi được bế lên.
Theo dõi chốc lát các kích thích di động. Tránh kích thích khó chịu (nhắm
mắt khi bị chiếu sáng). Về vận động: khi đỡ trẻ ngồi lưng cong toàn bộ, đầu
rủ, đỡ đứng khuỵ gối và háng.
Trẻ 2 tháng: Mỉm cười khi mẹ nói chuyện với mình và phát âm líu lo
(hóng chuyện). Mắt nhìn theo vật di động, vật phát sáng. Nằm sấp có thể nhấc
đầu được từng lúc.
Trẻ 3 tháng: Quan sát và ham thích vật cảnh xung quanh; Đưa mắt tìm
nguồn tiếng động, nhìn theo vật di động: Chuẩn bị ăn khi nhìn thấy bình sữa
hoặc mẹ vạch áo cho bú. Khi năm sấp trè có thể nhấc cằm lên khỏi giường,
lẫy từ ngửa sang nghiêng (chưa lẫy đầu).

Trẻ 4 tháng: Cười sằng sặc khi đùa với ngưòi khác; Dùng tay kéo đồ
chơi và cầm đồ chơi trong tay chóc lát. Giữ đầu vững, ngồi đầu không rủ,
nằm sấp nhấc cằm và ngẩng mặt, lẫy từ ngửa sang sấp.
Trẻ 5 tháng: Phát ra phụ âm, cầm đồ chơi trong tay, lẫy từ sấp sang ngửa,
trẻ có thể ngồi được khi được giữ hai tay và có thể đứng khi được xốc nách.
Trẻ 6 tháng: Phân biệt lạ quen, giơ tay khi được bế; Bước đầu biết sử
dụng tính năng của đồ chơi, tỏ ra bực bội khi bị lấy mất đồ chơi. Biết bò, ngồi
vững, bước đi khi xốc nách.
Trẻ 9 tháng: Nhặt vật nhỏ bằng ngón tay cái và trỏ; Phát âm a, ba. Ngồi
vững lâu, tự vịn thành giường đứng lên.


17

Trẻ 10-12 tháng: Hiểu từ “không”, chỉ tay và đòi vật mình thích. Sử
dụng ngón tay dễ dàng hơn đập đồ chơi vào bàn và quang xuống đất. Đứng
vịn vững, bắt đầu đi men và đi buông.
Trẻ 13-15 tháng: Biêt mở nắp hộp, băt chưóc xếp chồng các hình khối lên
nhau, sử dụng ngón tay dễ dàng hơn, có thể cầm chén uống nước. Sử dụng bốn
đến sáu từ khi nói. Đáp ứng với những mệnh lệnh đơn giản. Đi men giỏi, bắt đầu
tự đi một mình.
Trẻ 16-18 tháng: Cầm cốc uống nước, chỉ các bộ phận mắt, mũi, tai.
Phản xạ khi đại, tiểu tiện (biết kêu đòi đi đại, tiểu tiện); Bắt chước nói câu hai
từ. Có thể đứng vững, đứng thẳng, mắt nhìn xa. Đi nhanh
Trẻ 2 tuổi: Đòi đi vệ sinh; xếp đồ chơi thành hàng, bắt chước làm một số
việc; Nói câu trên hai từ- Bắt đầu có suy nghĩ Có thể lên xuống cầu thang khi
có người dắt.
Trẻ 2-3 tuổi: Nói nhiều, đặt nhiều câu hỏi, có vốn từ trên 250 từ ; Thuộc
nhiều bài hát' Động tác khéo léo (cài cúc áo, cầm thìa,...). Trẻ đi nhanh, chạy,
leo lên cầu thang, bậc cửa. Hoạt động khéo léo: cầm dao, kéo, buộc dây; Nói

nhiều câu hoàn thiện, nghe và kể lại chuyện. Đi lên xuống cầu thang dễ dàng,
đi xe ba bánh, biết kiềm chế, có ý thức học. Chấp nhận quy định chung của
lớp học, của gia đình . Có khả năng sáng tạo, tưởng tượng. Có thể xuất hiện
tâm lý giới.
Để đánh giá sự phát triển tâm lý vận động của trẻ theo chúng tôi cần theo
dõi đánh giá đồng thời trên 4 khía cạnh, đó là: các động tác vận động thô sơ; vận
động tinh tế-thích ứng, sự phát triển lời nói và quan hệ của trẻ với người và môi
trường xung quanh. Do vậy có thể sắp xếp sự phát triển tâm lý- vận động của trẻ
như sau [2], [6], [15].


18

Tuổi
Vận động thô sơ
Vận động tinh tế-thích ứng
1 tháng
Giơ tay lên nhẹ nhàng khi nằm sấp Nhìn mẹ
2-3 tháng Giữ vững được đầu
Đưa mắt nhìn mẹ, mỉm cười
4-5 tháng Ngồi phải giữ
Nắm chặt tự phát
6-8tháng Ngồi vững một mình
Chuyển vật từ tay này sang tay khác
7-9 tháng Bò , lần, lê
Vỗ tay
8-11 tháng Đứng vịn
Nhặt bằng ngón cái và ngón trỏ
10-12 tháng Đi có người dắt
sử dụng-các ngón tay dễ dàng

12-18 tháng Đi một mình
Xếp được vật này lên vật kia
18-24 tháng Bắt đầu chạy
Bắt chước tô đường kẻ dọc, ngang
25-30 tháng Ném bóng, nhảy, chạy, leo tốt
Xếp được sáu khối lên nhau
30-36 tháng Lên xuống cầu thang một mình
Vẽ vòng tròn, hình vuông
3-4 tuổi
Đứng trên một chân, đi xe ba bánh Sử dụng kéo
4-5 tuổi
Ném bóng chính xác
Vẽ một bộ phận người, tô chữ
5-6 tuổi
Chạy leo tốt
Bắt đầu đi học, viết chữ
6-7 tuổi
Phát triển lời nói
2-5 tháng cười
6-8 tháng Giọng bắt chước
8-10 tháng Kết hợp từ và hành động (măm măm, ba ba)
10-12 tháng Nói từ đầu tiên Có 3 đến 50 từ
12-18 tháng Biết bộ phân cơ thể, lấy đổ vật khi sai bảo, nói lóng
18-24 tháng Nói được câu hai từ
2-3tuổi
Có 50 - 300 từ, nói câu ba đến bốn từ
4tuổi
Nói được giới từ, đại từ, số nhiều
5tuổi
Chia động từ thời quá khứ, đếm, phân biệt màu sắc

Phát triển cá nhân và xã hội
1 tháng 2-3 tháng
Quan sát vật trước mặt Cười đáp lại
6 tháng 7-11 tháng
Thích chí, lắc lư khi cho ăn, biết lạ quen cho tay vào
12-18 tháng 18-24 tháng
miệng biết bố mẹ sử dụng chén, bắt đầu sử dụng thìa,
bắt chước người khác
3 tuổi
Chơi tư lập, thông báo đại tiểu tiện, cởi và mặc quần áo
4 tuổi
tự đi vệ sinh, biết rửa mặt, chơi tập thể.
5-6 tuổi
Đi học

2.2. Các phương pháp đánh giá tâm lý vận động trẻ em


19

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang phát triển cả về thể chất, tâm lý
vận động. Để giúp trẻ phát triển một cách bình thường cần có sự tư vấn cho
các bậc cha mẹ của các thầy thuốc Nhi khoa, Tâm thần kinh về tình trạng phát
triển của trẻ. Muốn vậy các thầy thuốc cần có những kiến thức chung về các
phương pháp đánh giá tâm lý-vận động trẻ em.
2.2.1. Trắc nghiệm trong đánh giá tâm lý
Để có được những chẩn đoán chính xác về thực trạng, dự đoán được đầy đủ
và có biện pháp hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển hài hòa tâm lý của người bệnh,
chẩn đoán tâm lý trong lâm sàng phải sử dụng kết hợp rất nhiều phương pháp
khác nhau của y học, của tâm lý học...Những phương pháp mà chúng ta thường

sử dụng trong chẩn đoán tâm lý lâm sàng là : phương pháp khai thác tiền sử,
bệnh sử ; xây dựng lý lịch tâm lý của người bệnh ; phương pháp thăm khám
bệnh học tâm thần ; phương pháp xét nghiệm sinh học ; phương pháp điều tra
theo phiếu , phương pháp trò chuyện, phương pháp phân tích sản phẩm... Song,
trong số những phương pháp này, đáng lưu ý hơn cả là các trắc nghiệm.
2.2.2. Một số vấn đề chung về phương pháp trắc nghiệm [11]
2.2.2.1. Khái niệm về trắc nghiệm tâm lý
Trắc nghiệm, theo nghĩa tiếng Hy Lạp, đó là một phép thử, phép đo.
Trong rất nhiều tài liệu ở nước ta, thuật ngữ ‘trắc nghiệm’ và ‘test’ được sử
dụng với nghĩa tương đương nhau.
Trắc nghiệm được coi là nhóm các phương pháp nghiên cứu đang được
sử dụng rộng rãi nhất trong tâm lý học nói chung và trong Tâm lý học-Y học
nói riêng. Nó là một trong những công cụ đặc biệt, giữ vai trò chủ yếu để giải
quyết các nhiệm vụ của tâm lý học lâm sàng.
Trắc nghiệm tâm lý là hệ thống các biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ
thuật, được quy định về nội dung và quy trình thực hiện, nhằm đánh giá hành
vi và kết quả hoạt động của một người hoặc một nhóm người.
2.2.2.2. Cơ sở của các trắc nghiệm tâm lý


20

* Tính quy chuẩn
Trắc nghiệm phải được chuẩn hóa về mặt kỹ thuật (về trình tự các thao
tác, điều kiện tiến hành trắc nghiệm...). Điểm chuẩn của trắc nghiệm phải
được xác lập trên một nhóm đông người, đại diện cho một quần thể về lứa
tuổi, văn hóa, nghề nghiệp, sắc tộc, giới tính....Đánh giá bất kỳ phẩm chất tâm
lý của cá nhân cũng phải dựa theo những đơn vị chuẩn này.
* Tính hiệu lực
Trắc nghiệm phải đo được những cái cần nghiên cứu và hiệu quả đo

lường của nó phải đạt đến mức độ cần thiết. Tính hiệu lực của trắc nghiệm
một mặt được đo bằng hệ số tương quan giữa các chỉ số trắc nghiệm, mặt
khác được đo bằng sự đánh giá đã qua kiểm tra một cách khách quan các
phẩm chất tâm lý của khách thể nghiên cứu.
Tính hiệu lực của trắc nghiệm bao gồm bốn loại : Tính hiệu lực về nội
dung; tính hiệu lực về khả năng dự đoán của trắc nghiệm ; tính hiệu lực về
quan niệm tâm lý học của các tác giả và tính hiệu lực đã qua xác định bằng
cách đối chiếu với tiêu chuẩn bên ngoài của các phẩm chất tâm lý người bệnh.
* Độ tin cậy
Đây chính là sự ổn định của các kết quả trắc nghiệm, nghĩa là khi sử dụng
những hình thức khác nhau của một trắc nghiệm hoặc khi tiến hành một trắc
nghiệm lặp lại nhiều lần trên cùng một khách thể nghiên cứu (hay trên những
khách thể tương đương nhau) thì kết quả các lần trắc nghiệm đều giống nhau.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của trắc nghiệm, ví dụ như số
lượng và chất lượng các bài tập tiến hành trong trắc nghiệm ; sự đa đạng về
thành phần các khách thể nghiên cứu ; mức độ chính xác của việc đánh giá
các câu trả lời của khách thể nghiên cứu... Qua tính toán, người ta thấy rằng,
thông thường, hệ số hiệu lực của trắc nghiệm không thể cao hơn căn bậc hai
hệ số tin cậy của nó.


21

Khi phân tích tâm lý các kết quả nghiên cứu,chúng ta phải luôn luôn tính
đến các đặc điểm định tính và mức độ phát triển của khách thể nghiên cứu.
2.2.2.3. Nét đặc trưng của trắc nghiệm tâm lý
- Trước hết, các trắc nghiệm tâm lý không đòi hỏi những thủ tục, những tài
liệu, dụng cụ phức tạp khi tiến hành và việc sử dụng chúng lại tốn ít thời gian.
- Các kết quả trắc nghiệm thường được ghi lại một cách trực tiếp và việc
xử lý các kết quả này bằng toán học, bằng máy tính... rất thuận tiện.

- Các tiêu chuẩn của trắc nghiệm được xác lập đầy đủ, chính xác, nên
việc đánh giá được thực hiện một cách dễ dàng.
- Trắc nghiệm có thể được sử dụng cho từng cá nhân hoặc cho cả nhóm
người.
2.2.2.4. Các kiểu loại và hình thức trắc nghiệm
* Các kiểu loại trắc nghiệm
Trắc nghiệm gồm một số kiểu chính sau đây:
+ Kiểu trắc nghiệm dành cho cá nhân hoặc dành cho nhóm.
+ Kiểu sử dụng ngôn ngữ hoặc sử dụng hành động thực thi.
+ Kiểu trắc nghiệm viết hoặc trắc nghiệm nói.
+ Kiểu trắc nghiệm tiến hành trong điều kiện nhân tạo (trong phòng thí
nghiệm) hoặc trong điều kiện tự nhiên (như trong giáo dục, trong lao động,
khi chữa bệnh...).
+ Kiểu trắc nghiệm cần đến những công cụ đặc biệt hoặc chỉ sử dụng các
phương tiện thông thường (như giấy, bút, đồng hồ...).
Ngày nay chúng ta đã có nhiều phương tiện nghe nhìn hiện đại, dựa trên
các phương tiện này mà chúng ta biết rất nhiều kiểu trắc nghiệm mới đã ra đời
và việc thực hiện các trắc nghiệm có nhiều thuận lợi hơn.
Mỗi kiểu trắc nghiệm có mặt ưu và mặt khuyết nhất định. Tùy đối tượng,
tùy khách thể và các điều kiện trắc nghiệm mà chúng ta lựa chọn các kiểu trắc
nghiệm cho phù hợp.


22

* Các hình thức trắc nghiệm
Trước đây, các trắc nghiệm cá nhân thường được xây dựng trên cơ sở
những câu trả lời độc lập, tự do của khách thể nghiên cứu. Câu trả lời càng
đầy đủ, người tiến hành trắc nghiệm càng dễ dàng đánh giá kết quả. Song
hình thức này cũng đòi hỏi trắc nghiệm viên phải thật sự có trình độ và phải

phân tích kết quả thu được một cách khách quan.
Nếu tiến hành trắc nghiệm theo nhóm, thì vấn đề tiêu chuẩn hóa các
điều kiện của khách thể cần được đặt ra. Điều này làm nảy sinh nhiều hình
thức khác nhau (mỗi nhóm khách thể được đặt vào một điều kiện thời gian,
không gian cụ thể).
Thời gian gần đây, hình thức trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời đã trở
thành hình thức phổ biến trong chẩn đoán tâm lý nói chung, trong chẩn đoán
tâm lý lâm sàng nói riêng.
+ Những ưu điểm của hình thức trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời :
Do chỉ cần đánh những dấu đơn giản vào câu trả lời nên khách thể trắc
nghiệm tốn ít thời gian mà vẫn làm được nhiều bài tập, cho nên trắc nghiệm
viên có thể nghiên cứu trên một phạm vi rộng và toàn diện hơn, làm cho trắc
nghiệm có độ tin cậy cao hơn.
Hình thức trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời đã cho phép khách thể và trắc
nghiệm viên có điều kiện để kiểm tra kỹ câu hỏi, câu trả lời ; phân biệt được
mức độ khó, dễ của bài tập và có thể làm bộc lộ ra những khía cạnh khác nhau
của các chức năng tâm lý cần nghiên cứu, khắc phục tốt hơn nhũng nhân tố
chủ quan trong đánh giá kết quả nghiên cứu.
Bằng hình thức trắc nghiệm này, việc xử lý các kết quả bài tập sẽ tốt
hơn, đơn giản và thuận tiện hơn.


23

+ Nhược điểm của trắc nghiệm lựa chọn câu trả lời:
Nhiều trường hợp sự nhận lại của trí nhớ, sự phỏng đoán và bắt chước có
thể bị lạm dụng nên kết quả trắc nghiệm dễ bị sai lạc. Ngay những câu trả lời
‘có’ hoặc ‘không’ cũng có khi không chân thật, bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, như khách thể nghe theo khuynh hướng trả lời chung của nhiều người,
của quan niệm xã hội chứ không phải là câu trả lời của riêng mình. Mặt khác

nó còn phụ thuộc vào ý thức, trình độ phát triển trí tuệ...của cả trắc nghiệm
viên và khách thể nghiên cứu.
2.2.2.5. Sự trình bày và kiểm tra các bài tập trắc nghiệm
* Một số yêu cầu khi trình bày các trắc nghiệm.
Theo R.L. Thorndike và E.Hagen [28], khi trình bày trắc nghiệm cần
tuân thủ một số yêu cầu sau:
+ Các bài tập trắc nghiệm phải dễ đọc
+ Nếu là trắc nghiệm về học lực, thì bài tập không được nhắc lại những
câu y như trong sách giáo khoa.
+ Tri thức của bài tập này không phụ thuộc vào tri thức của các bài tập kia.
+ Các câu trả lời cho bài tập này không được là những câu gợi ý để trả
lời các bài tập khác.
+ Các câu trả lời đúng trong bài tập của trắc nghiệm lựa chọn phải được
phân bố theo một thứ tự ngẫu nhiên.
+ Các bài tập không được chứa những câu hai nghĩa và nhất là không
“đặt bẫy” đối với người đọc.
+ Trong các bài tập của trắc nghiệm lựa chọn một trong hai cách trả lời,
không được có những từ gợi ý, ví dụ như những bài có từ “luôn luôn”, “tất
cả”... thường là những bài sai và những bài có từ “đôi khi”,”có trường
hợp”...thường là những bài đúng...


24

+ Trong các bài tập yêu cầu điền vào chỗ trống, cần tránh để quá nhiều
chỗ trống trong mỗi bài tập. Những từ bỏ trống phải là những chìa khóa để
hiểu đúng đắn bài tập.
+ Đối với trắc nghiệm lựa chọn, những điều bản chất nhất phải được chứa
đựng trong câu hỏi chính. Không được đưa nhiều chi tiết phụ vào trong câu hỏi.
Những câu trả lời không được chứa những từ vô nghĩa hoặc là những cạm bẫy.

* Kiểm tra các bài tập trắc nghiệm
+ Bộ bài tập trắc nghiệm khi xây dựng xong phải được kiểm tra trên
nhóm người đại diện (về giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn và trong những
môi trường, hoàn cảnh, điều kiện trắc nghiệm khác nhau). Khi đưa ra sử dụng,
phải chỉ rõ trắc nghiệm phù hợp với loại người nào, trong điều kiện nào...
+ Bài tập phải được kiểm tra về mức độ khó, dễ. Những bài quá khó
hoặc quá dễ thì phải loại bỏ khỏi trắc nghiệm.
+ Các bài tập cần được kiểm tra về sự thuần nhất (cái chung và cái
riêng), về số lượng bài tập, độ tin cậy và trật tự phân bố (sự tương quan) trong
trắc nghiệm.
Cần xác định rõ thời gian, cách tiến hành (lập bảng hướng dẫn) và điểm
chuẩn, hệ số điều chỉnh cũng như những phương hướng chính trong phân tích
tâm lý các kết quả trắc nghiệm...
2.3. Phương pháp đánh giá trí tuệ
2.3.1. Một số vấn đề chung
* Khái niệm về trí tuệ
Trí tuệ là khái niệm được sử dụng nhiều trong Tâm lý học-Y học. Tuy vậy,
cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa bao hàm đầy đủ nội dung của
khái niệm này. Trong thực tế, thường gặp một số quan niệm trí tuệ như sau:


25

- Quan niệm coi trí tuệ là năng lực học tập: thực tế cho thấy, không phải
lúc nào hai khái niệm này cùng luôn luôn đồng nhất với nhau. Ví dụ như, có
những người thông minh, nhưng kết quả học tập của họ vẫn không được cao.
- Quan niệm coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng: đây là cách hiểu
làm cho khái niệm trí tuệ bị thu hẹp trong phạm vi khả năng sử dụng các khái
niệm của con người.
- Quan niệm coi trí tuệ là năng lực thích ứng: quan niệm coi trí tuệ là sự

thích ứng tâm lý của chủ thể với hoàn cảnh được nhiều người tán thành.
V.Stern, Nhà tâm lý học người Đức đã coi trí thông minh là năng lực thích
ứng tâm lý chung của con người với những điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời
sống. D.Wechsler đã giải thích trí thông minh là năng lực chung của nhân cách,
thể hiện trong mục đích hoạt động, trong sự phán đoán, thông hiểu một cách
đúng đắn và trong việc con người làm cho môi trường phù hợp với khả năng của
mình [11].
Mỗi quan niệm trên xem xét trí thông minh theo một khía cạnh nhất định
và chưa có một quan niệm nào phản ánh một cách đầy đủ bản chất hiện tượng
thông minh của con người.
Định nghĩa về trí thông minh của L.F.Burlatruc: Trí thông minh, đó là một
cấu trúc động, tương đối độc lập của các thuộc tính nhận thức, được hình thành
và thể hiện trong hoạt động, do những điều kiện văn hóa-lịch sử quy định và
chủ yếu bảo đảm cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh,
cho sự cải tạo có mục đích của hiện thực ấy [11].
Quan niệm này phản ánh tương đối đầy đủ về nội dung của trí thông
minh và được nhiều người đồng tình hơn cả.


×