Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ôn thi cao học môn triết học cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.45 KB, 11 trang )

1/11

1. Đối tượng, đặc điểm và vai trò của triết học Mác - Lê nin. Ý nghĩa của vấn đề này đối với người cán bộ khoa học kỹ
thuật?
1. Đối tượng của triết học Mác- Lênin:
Các quan điểm trước Mác xác định đối tượng chưa đúng đắn, triết học Mác xác định: Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác –
Lênin là Nghiên cứu những quy luật chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Vai trò của con người đối với thế giới trên cơ sở
giải quyết khoa học vấn đề cơ bản của triết học. (1 điểm)
2. Đặc điểm của triết học Mác-Lênin:
Triết học Mác-Lênin là một học thuyết khoa học và tiến bộ, nó mang trong mình 3 đặc điểm chính sau:
* Thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học:
Tính đảng của triết học Mác-Lênin: Lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng, đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa duy tâm,
siêu hình, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ và mang lại lợi ích cho giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động.
Tính khoa học của triết học Mác-Lênin (triết học Mác - Lênin): phản ánh đúng đắn hệ thống các quy luật vận động và phát triển
của thế giới.
Vì sao có sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong triết học Mác - Lênin: Do mục tiêu lý tưởng chiến đấu, lợi ích giai
cấp vô sản phù hợp tiến trình khách quan của lịch sử.
* Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
Gắn nhận thức thế giới với cải tạo thế giới là nguyên tắc cơ bản của triết học Mác: triết học Mác - Lênin ra đời từ nhu cầu thực
tiễn, nhu cầu của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Nó trở thành vũ khí lý luận của giai cấp
vô sản…
Thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mà phát triển triết học. Triết học lại trở lại chỉ đạo, hướng dẫn cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản mà bổ sung và phát triển, mà làm tròn sứ mệnh của mình.
Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn thì triết học Mác - Lênin mới trở thành sức mạnh vật chất, mới phát triển và đổi mới không
ngừng.
* Tính sáng tạo của triết học Mác - Lênin:
Sáng tạo là bản chất của triết học Mác: những nguyên lý, quy luật phổ biến khi vận dụng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể phải
đúng đắn, sáng tạo.
Hiện thực khách quan không ngừng vận động và biến đổi, tư duy và ý thức phản ánh chúng cũng không ngừng bổ sung và phát
triển. Triết học với tư cách là một khoa học cũng không ngừng được bổ sung, phát triển và vận dụng một cách sáng tạo, sao cho
phù hợp với từng hoàn cảnh.


Tính sáng tạo của triết học Mác - Lênin đòi hỏi chúng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của từng nguyên lý và
vận dụng nó trên quan điểm thực tiễn, lịch sử, cụ thể. Nghĩa là phải xuất phát từ khách quan, đúng thực tiễn sinh động làm cơ sở
cho nhận thức và vận dụng lý luận.
3. Vai trò của triết học Mác - Lênin đối với thực tiễn xã hội và sự phát triển khoa học
- Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận trong nhận thức và cải tạo thế giới của giai cấp vô sản là kim chỉ nam cho hoạt
động thực tiễn của các Đảng cộng sản:
Nó cung cấp hệ thống tri thức khoa học về thế giới
Trang bị phương pháp luận khoa học
Là cơ sở để hình thành niềm tin khoa học và những phẩm chất cao quý của người cách mạng.
- Trang bị cho các nghành khoa học khác thế giới quan và phương pháp luận khoa học đi sâu khám phá bản chất và quy luật của
sự vật, hiện tượng.
Nó đóng vai trò dẫn đường cho nghiên cứu khoa học
Nó giải quyết những vấn đề triết học trong quá trình nghiên cứu
Là cơ sở khoa học chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm, hệ tư tưởng tư sản xuyên tạc những phát minh khoa học.
2. Triết học Mác là một học thuyết phát triển? Vận dụng vấn đề này vào hoạt động thực tiễn và phê phán các quan
điểm sai trái.
Trả lời:
- Linh hồn sống của triết học Mác là phép biện chứng, còn phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị
nhất, sâu sắc nhất và không phiếm diện (2 nguyên lý khái quát bức tranh thế giới có những mối liên hệ chằng chịt, có sự vận
động và phát triển. Ba quy luật cơ bản nói lên 3 mặt của 1 quá trình vận động và phát triển. 6 cặp phạm trù thể hiện những khía
cạnh phong phú có thực của sự vận động và phát triển)


2/11

- Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là 2 nguyên tắc cơ bản của triết học Mác Lenin, không có lý luận thuần tuý tách rời thực
tiễn, lý luận phải gắn với thực tiễn, từ thực tiễn mà ra được. Thực tiễn kiểm nghiệm thì lý luận đó mới trở nên khoa học, mà thực
tiễn không ngừng biến đổi do đó lý luận Mác Lê nin phải là học thuyết phát triển.
- Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lê nin không bao giờ tự cho học thuyết của mình là chân lý tuyệt đối và cũng không
phải là học thuyết đóng kín. Chủ nghĩa Mác - Lê nin là hệ thống mở, đòi hỏi các thế hệ sau phải tiếp tục bổ sung phát triển Chủ

nghĩa Mác.
- Sức sống của Chủ nghĩa Mác - Lê nin không chỉ ở nguyên lý, quy luật đúng đắn mà còn ở cả sự kế thừa, phát triển. Tiêu biểu:
Lê nin đã phát triển Chủ nghĩa Mác trên tất cả các lĩnh vực. Đây là trình độ mới trong sự khởi thảo các vấn đề cơ bản của triết
học Mác. Giai đoạn Lê nin không phải là đối lập với giai đoạn của Mác và Ăng ghen mà là tiếp tục phát triển học thuyết của
Mác và Ăng ghen để phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
- Chủ nghĩa Mác là lý luận của phong trào cộng sản và công nhân, lý luận về cách mạng vô sản và chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Vì thế nó không thể không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản,
giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới.

3. Định nghĩa vật chất của Lê nin. Ý nghĩa khoa học của định nghĩa.
1. Định nghĩa vật chất của Lênin:
Phạm trù vật chất là một trong những phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật, nó chứa đựng nội dung thế giới quan và
phương pháp luận rất khái quát và sâu sắc.
Trong các học thuyết học trước Mác có nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù này… Các nhà duy vật cổ đại quan niệm vật
chất mang tính trực quan cảm tính và vì thế họ đã đồng nhất vật chất với những vật thể cụ thể, coi đó là cơ sở đầu tiên của sự tồn
tại. Hoặc các nhà triết học và khoa học tự nhiên do không hiểu phép biện chứng duy vật đã đồng nhất vật chất với nguyên tử
hoặc vật chất với khối lượng - một thuộc tính phổ biến của các vật thể.
Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vật lý học đã có những phát minh rất quan trọng đem lại cho con người những
hiểu biết mới và sâu sắc về cấu trúc của thế giới vật chất, (như phát hiện ra tia Rơn-ghen, hiện tượng phóng xạ, tìm ra điện tử,…).
Chính các phát minh quan trọng này bị các nhà triết học duy tâm lợi dụng để cho rằng “Vật chất tiêu tan mất” và như thế toàn bộ
nền tảng của chủ nghĩa duy vật sụp đổ hoàn toàn.
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và phê phán chủ nghĩa duy tâm, Lê-nin đã đưa
ra một định nghĩa toàn diện, sâu sắc và khoa học về phạm trù vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”.
2. Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin:
Khi nghiên cứu định nghĩa vật chất của Lê-nin chúng ta cần phải hiểu và nắm được 3 ý cơ bản sau:
- Vật chất là một phạm trù triết học: khi định nghĩa vật chất Lê-nin đòi hỏi cần phải phân biệt vật chất với tính cách là một phạm
trù triết học với các khái niệm của khoa học tự nhiên về các đối tượng, sự vật cụ thể ở các trình độ kết cấu và tổ chức khác nhau
và các thuộc tính khác nhau tương ứng của chúng. Vật chất ở đây được hiểu với nghĩa là một phạm trù rộng nhất trong hệ thống

các phạm trù.
- Trong định nghĩa chúng ta cũng nhận thấy có hai mặt của một thuộc tính mà Lê-nin gọi là “đặc tính” duy nhất của vật chất đó
là:
Vật chất là “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác… và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Như
vậy, chúng ta hiểu vật chất là thực tại khách quan, là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức của
con người. Tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, với cảm giác, và đem lại cho chúng ta trong cảm giác, trong ý
thức đều là vật chất. Thuộc tính này đã thể hiện lập trường của chủ nghĩa duy vật: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là
nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; cảm giác, ý thức của con người là sự phản ánh hiện thực khách quan.
Thực tại khách quan này con người có thể nhận thức được.
Tóm lại: Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã bao quát cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy
vật biện chứng. Đây là định nghĩa đầy đủ nhất, toàn diện nhất, sâu sắc nhất và rộng nhất về vật chất. (3 điểm)


3/11

3. Ý nghĩa khoa học và cách mạng của định nghĩa: Định nghĩa vật chất của Lê-nin có ý nghĩa thế giới quan và phương pháp
luận sâu sắc đối với nhận thức khoa học và thực tiễn, vì: - Nó đã giải đáp một cách đầy đủ, khoa học hai mặt của vấn đề cơ bản
của triết học dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Chống lại các quan điểm sai trái của chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan, khắc phục được các thiếu sót của chủ nghĩa
duy vật siêu hình quy vật chất vào vật thể cụ thể. Chống lại thuyết “bất khả tri luận” phủ nhận khả năng nhận thức của con
người.
- Định nghĩa đó đã làm rõ tính khái quát, tính phổ biến của phạm trù vật chất, bao quát cả dạng vật chất trong xã hội đó là tồn tại
xã hội, tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức xã hội. Khẳng định sự đúng đắn của nguyên lý về tính vô tận, vô hạn của
thế giới vật chất.
- Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho các ngành khoa học đi sâu nghiên
cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong
phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại. Đồng thời có vai trò định hướng cho sự phát triển của nhận thức khoa học, tránh được
sự khủng hoảng tương tự trong vật lý học vào cuối thế ky XIX và đầu thế kỷ XX.
4. Nguồn gốc và bản chất của ý thức. Vai trò của ý thức trong hoạt động thực tiễn.
- Ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội do vậy để nắm được nguồn gốc của ý thức

chúng ta phải xem xét trên cả hai mặt đó là tự nhiên và xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên: Đó là kết quả của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên tới khi xuất hiện con người với bộ óc có kết cấu tinh
vi gắn với hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc con người làm chức năng phản ảnh của bộ não, hay nói khác đi ý thức có
nguồn gốc từ vật chất được phát triển đến một cấu trúc đặc biệt có tổ chức cao nhất là bộ não con người "ý thức gắn với bộ óc
con người và chỉ xuất hiện ở con người".
Nguồn gốc xã hội trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức đó là lao động và ngôn ngữ.
* Lao động là nhân tố chuyển biến con vượn thành con người, lao động sáng tạo ra con người.
* Quá trình lao động đã hoàn thiện PHƯƠNG PHÁP nhận thức, PHƯƠNG PHÁP của con người.
* lao động tác động vào sự vật làm sự vật bộc lộ bản chất để con người nhận tứhc và cải tạo nó.
* Ngôn ngữ là tín hiệu vật chất mang ý thức là phương tiện để khái quát hóa ý thức để biểu hiện sự tồn tại.
* Ngôn ngữ là phương tiện để lưu trữ tri thức trong kho tàng trí tụê ngày nay.
* Ý thức chỉ xuất hiện khi có đầy đủ cả nguồn gốc tự nhiên và xã hội trong đó nguồn gốc xã hội đóng vai trò trực tiếp quyết định
sự ra đời của ý thức, nguồn gốc tự nhiên là tiền đề, nền tảng
- Bản chất của ý thức: là sự phản ánh tích cực sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người.
Nội dung của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan.
Phản ánh ý thức khác với phản ánh khác là phản ánh sáng tạo, vì nó phản ánh trên cơ sở thực tiễn và do yêu cầu của hoạt động
thực tiễn.
- Vai trò của tri thức:
Trên cơ sở nhận thức đúng để đề ra đường lối, chủ trương, biện pháp kiểm tra, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, cải tạo
hiện thực đem lại hiệu quả cao.
Phải tôn trọng thực tiễn và xuất phát từ hiện thực khách quan, phát huy năng động chủ quan của ý thức trong hoạt động thực
tiễn. Chống quan điểm chủ quan duy ý chí đó là cường điệu hóa và tuyệt đối hóa vai trò của ý thức lấy nguyện vọng ý chí thay
cho ĐK và quy luật khách quan bất chấp quy luật.

5. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và phê phán bệnh chủ quan duy
ý chí?
1. Khái niệm vật chất và ý thức:
* Vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
* Ý thức: Ý thức là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng,

truyền thống,…nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Vật chất và ý thức có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ
đó, vật chất là cái có trước, quyết định ý thức, ý thức là cái có sau, phụ thuộc vào vật chất, do vật chất quyết định. Khi thừa nhận
vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, quyết định ý thức, thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức của con


4/11

người, mà phải xuất phát từ thế giới khách quan. Nhưng ý thức có tính độc lập tương đối, có vai trò tác động trở lại đối với sự
vận động và phát triển của thế giới vật chất.
*Vật chất quyết định ý thức trên 3 phương diện:
- Quyết định nội dung phản ánh của ý thức: Bởi vì ý thức bao giờ cũng là sự phản ánh thế giới vật chất và sự sáng tạo của ý thức
là sự sáng tạo trong phản ánh và theo khuôn khổ của sự phản ánh. Hơn nữa, tự thân ý thức không thể gây ra sự biến đổi nào
trong đời sống hiện thực.
- Quyết định nguồn gốc ra đời của ý thức: Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là
lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người thông qua lao động, ngôn
ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.
- Quyết định sự biến đổi của ý thức: Ý thức phản ánh thế giới hiện thực khách quan, thế giới vật chất, bản thân nó không thể gây
ra sự biến đôitrong đời sống hiện thực. Nhưng thế giới vật chất thì luôn vận động và biến đổi không ngừng (Vận động là
phương thức tồn tại của vật chất), vì vậy khi nó thay đổi dẫn tới làm cho ý thức cũng thay đổi theo.
* Ý thức cũng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất, bao gồm các vấn đề sau:
- Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Nghĩa là, vật chất luôn là cái có trước và quyết
định ý thức, nhưng ngược lại ý thức cũng có tác động trở lại đối với vật chất. Mối quan hệ này xét về một mặt nào đó tương tự
như mối quan hệ nhân quả.
- Ý thức có tính năng động to lớn, tác động trở lại thế giới vật chất theo hai chiều: Ý thức tích cực, tiến bộ, phản ánh đúng quy
luật khách quan sẽ thúc đẩy thế giới vật chất phát triển và chỉ đạo hoạt động thực tiễn thành công. Ngược lại, ý thức tiêu cực, lạc
hậu, không phản ánh đúng quy luật khách qua thì sẽ kìm hãm sự phát triển, tuy nhiên sự kìm hãm này chỉ là tạm thời, không
phải bất biến.
Phương thức phản ánh của ý thức là thông qua hạt động thực tiễn của con người, biến sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật
chất, mà biểu hiện ở chỗ đề ra các đường lối. Chủ trương chính sách đúng đắn, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Sự tác động của ý thức để thúc đẩy thế giới vật chất phát triển phải có điều kiện: Ý thức phải phản ánh đúng hiện thực khách
quan, con người vận dụng tri thức đó vào hoạt động thực tiễn, đề ra được những phương án tối ưu chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
3. Ý nghĩa phương pháp luận để giải quyết mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan, phê phán bệnh chủ quan duy ý chí.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Tôn trọng và xuất phát từ thực tế khách quan:
Trước hết là điều kiện khách quan:
Quy luật khách quan:
Khả năng khách quan:
- Phát huy tính năng động chủ quan của ý thức:
Năng động trong nhận thức: Phải nhận thức đúng thực tiễn, từ đó đề ra đường lối, chủ trương, biện pháp đúng và khoa học.
Năng động trong tổ chức thực tiễn cách mạng…
- Đấu tranh chống mọi biểu hiện bất chấp quy luật khách quan, thụ động, tiêu cực. Đặc biệt là bệnh chủ quan, duy ý chí.(Phân
tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí).
6. Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận.
1. Định nghĩa thực tiễn:
Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử – xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và
xã hội.
Phân tích định nghĩa:
Khi nghiên cứu định nghĩa thực tiễn cần nắm chắc và hiểu rõ một số nội dung sau:
Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người: chỉ những hoạt động vật chất của con người mới là hoạt động thực tiễn.
Bản chất của hoạt động thực tiễn đó là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể với tính tích cực của mình
làm biến đổi khách thể. Trong quá trình này không chỉ biến đổi khách thể, mà còn làm biến đổi ngay cả bản thân chủ thể.
Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, song có thể có 3 hình thức cơ bản sau đây:
- Hoạt động lao động sản xuất vật chất: Đây là hình thức cơ bản nhất, có vai trò quyết định chi phối các hình thức hoạt động
khác. Chính lao động đã biến vượn thành người và là điều kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Hoạt động biến đổi xã hội: là hình thức cao nhất của hoạt động thực tiễn xã hội. Không có các hoạt động đấu tranh giai cấp, đấu
tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hoà bình thì không thể biến đổi được các quan hệ xã hội và xã hội nói chung được.
- Thực nghiệm khoa học: là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, đó là hoạt động của con người đượ tiến hành trong
điều kiện nhân tạo, nhằm nhận thức và biến đổi tự nhiên và xã hội. Trong điều kiện tiến bộ của khoa học và kỹ thuật,thực
nghiệm là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc biến các phát minh khoa học thành các giải pháp kỹ thuật và công nghệ,



5/11

thành các sản phẩm phục vụ đời sống con người. Với vai trò đó, thực nghiệm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất vật chất và
kích thích sự biến đổi các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
Trong quan hệ với nhận thức, thực tiễn có những vai trò sau đây:
Triết học Mác khẳng định nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Trong mối quan hệ này, lý luận đóng vai trò là người
dẫn đường cho hoạt động thực tiễn, thực tiễn là nơi để kiểm chứng lại tính chân thực, đúng đắn của nhận thức. Quá trình của
nhận thức là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường biện chứng
của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan.
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý. Thể hiện ở chỗ: nhận thức ngay từ đầu đều xuất
phát từ thực tiễn và do thực tiễn quy định (là cơ sở). Chính yêu cầu của thực tiễn sản xuất vật chất và thực tiễn cải biến xã hội đã
buộc con người phải nhận thức (là động lực). Nhờ có hoạt động thực tiễn, mà trước hết là lao động, con người nhận thức được
thế giới xung quanh.
Thực tiễn không chỉ là cơ sở mà còn là mục đích của nhận thức: Tri thức khoa học có ý nghĩa thực tiễn chỉ khi nó được áp dụng
vào đời sống. Chính thực tiễn là nơi để thể hiện sức mạnh của tri thức. Như vậy, nhận thức không phải là chỉ để nhận thức, nhận
thức coa mục đích cuối cùng của nó là giúp con người trong hoạt động cải tạo thế giới. Chính nhu cầu của thực tiễn đã dẫn đến
sự hình thành và phát triển của các nghành khoa học, biến những tri thức khoa học thành phương tiện hùng mạnh giúp cho hoạt
động thực tiễn có hiệu quả.
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý: thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Vì thực tiễn là nơi mà nhận thức (các tri thức đã
được con người nhận thức) của con người được đưa ra áp dụng.
Thực tiễn là điểm xuất phát của mọi nhận thức: vì mọi nhận thức của con người đều bắt đầu từ thực tiễn.
Thực tiễn làm tự nhiên bộc lộ bản chất, đặc tính để nhận thức. Như vậy, thực tiễn đã đem lại những tài liệu cho quá trình nhận
thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.
Thực tiễn cung cấp cho con người công cụ, phương tiện để nhận thức hiện thực khách quan. Thực tiễn làm cho các giác quan
của con người phát triển và hoàn thiện. Hoạt động thực tiễn còn tạo ra các phương tiện và dụng cụ tinh vi làm tăng thêm khả
năng nhận biết của các giác quan, như: Kính hiển vi điện tử, kính thiên văn, tầu vũ trụ, các máy tính điện tử,…
Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có các tri thức khoa học.

Cho ví dụ minh hoạ và phân tích
3. ý nghĩa thực tiễn và phê phán các quan điểm sai trái:
Từ việc nghiên cứu về thực tiễn và mối quan hệ của thực tiễn với nhận thức, với chân lý, chúng ta có thể rút ra một số ý nghĩa
thực tiễn sau:
Xây dựng quan điểm thực tiễn đúng đắn: Phải coi trọng thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn. Mọi nhận thức lý luận phải xuất phát
từ thực tiễn và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức lý luận (kiểm tra chân lý).
Phê phán mọi biểu hiện xem nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận với thực tiễn (sẽ rơi vào lý luận suông), chống chủ nghĩa giáo điều
hoặc chủ nghĩa kinh nghiệm thuần tuý (tuyệt đối hóa thực tiễn mà xem nhẹ lý luận, sẽ rơi vào trường hợp mù quáng).
7. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Chủ nghĩa Mác - Lê nin. Vận dụng nguyên tắc này, người cán
bộ khoa học kỹ thuật phải làm gì?
* Vì sao thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
- Vị trí vai trò: Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, vì mục đích của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học
Mác nói riêng, để nhận thức và cải tạo thết giới.
- Khái niệm và vai trò của thực tiễn: thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích mang tính LSxã hội nhằm cải tạo thế giới khách
quan, không phải hoạt động vật chất nào cũng là thực tiễn, thực tiễn mang tính LSxã hội bào giờ cũng gắn với một giai đoạn lịch
sử nhất định, bao giờ cũng giới hạn bởi một điều kiện lịch sử nhất định, mang tính lịch sử và là một quá trình phát triển lịch sử,
hoạt động thực tiễn diễn ra trong một môi trường xã hội nên bị chi phối theo quan điểm của giai cấp mang tính xã hội. Hoạt
động thực tiễn có 3 dạng (Hoạt động sản xuất vật chất, Đối tượng chính trị xã hội, quan sát thực nghiệm khoa học). thực tiễn
đóng vai trò là điểm xuất phát là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức. Hoạt động thực tiễn là tất yếu khách quan, chính hoạt
động thực tiễn đã cung cấp những tư liệu cho khái quát nhận thức, trực tiếp tác động vào sự vật hiện tượng là cho sự vật hiện
tượng bộc lộ bản chất bên trong, giúp cho nhận thức được sự vật hiện tượng, bằng hoạt động thực tiễn con người tạo ra công cụ
và phương tiện. thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra nhận thức.
- lý luận là vai trò của lý luận: lý luận là sự tổng kết, khái quát kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, là tổng hợp các tri thức về tự
nhiên và xã hội mà loài người đạt được trong quá trình nhận thức. lý luận có vai trò dẫn đường vạch phương hướng, tổ chức giác
ngộ, tập hợp giai cấp, có khả năng dự báo phát triển tương lai.


6/11

- lý luận và thực tiễn phải thống nhất đó là nguyên tắc: Vì xuất phát từ chức năng của lý luận nhận thức là cải tạo thế giới khách

quan, thông qua hoạt động thực tiễn mà con người khái quát lý luận, từ đó lý luận quay về chỉ đạo thực tiễn để lý luận bổ xung
không ngừng.
* Vận dụng nguyên tắc này cán bộ khoa học phải làm gì:
- Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận, tri thức chuyên ngành, thường xuyên cập nhật kiến thức, học tập suốt đời.
- Có phương pháp phân tích khoa học, phát hiện ra nhu cầu thực tiễn, nắm được bản chất của thực tiễn. Vận dụng lý luận vào
thực tiễn phải sáng tạo, đổi mới không ngừng.
- Bổ sung phát triển lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn.
8. Cơ sở lý luận và nội dung của nguyên tắc xem xét: Khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển?
* Cơ sở lý luận và nội dung nguyên tắc:
- Nguyên tắc khách quan.
Cơ sở lý luận: từ mối quan hệ vật chất và ý thức, vật chất tồn tại khách quan quyết định ý thức, từ nguyên lý, quy luật, cặp phạm
trù của phép biện chứng.
Nội dung: Đòi hỏi trong nhận thức và hành động luôn xuất phát từ khách quan, lấy khách quan làm tiền đề, cơ sở xem xét sự vật
đúng như nó có, xây dựng đặc tính trung thực, thật thà, phát huy vai trò chủ quan, độc lập suy nghĩ nghiên cứu chống khách
quan chủ nghĩa, chống chủ quan duy ý chí bất chấp quy luật, điều kiện khách quan là theo ý của chúng ta.
- Nguyên tắc toàn diện:
Cơ sở lý luận: Từ nguyên lý liên hệ phổ biến thì mọi sự vật-HT đều nằm trong sự liên hệ phổ biến nhiều vẻ vô cùng phong phú,
liên hệ là khách quan, tức là không có sự vật-HT nào tồn tại một cách cô lập, biệt lập.
Nội dung: Nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu toàn diện các mối liên hệ, bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp. Chú ý mối
liện hệ bản chất, quyết định để nhận thức đúng đắn sự vật. Chống lại bệnh cực đoan phiến diện và chủ nghĩa chiết trung.
- Nguyên tắc phát triển: Lô gíc biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, và biến đổi của nó để
từ đó tìm ra được những mâu thuẩn của sự vật. Phải thấy xu hướng phát triển của sự vật, quá trình cái cũ mất đi và cái mới ra
đời, phải ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. Chống bệnh bảo thủ, trì trệ và giáo điều.
- Nguyên tắc lịch sử cụ thể: Chân lý luôn là cụ thể nên khi xem xét sự vật phải xuất phát từ ĐK KG và thế giới, gắn với hoàn
cảnh tồn tại lịch sử của nó, phải biết phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể và do đó, phải sáng tạo trong nhận thức và hành động.
Chống bệnh giáo điều rập khuôn máy móc, chủ nghĩa hư vô lịch sử và bệnh "chung chung trừu tượng".
9. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đảng ta vận dụng quy
luật này trong sự nghiệp đổi mới đất nước?
* Phân tích quy luật QHSX phải phùhợp với tính chất vàtrình độcủa lực lượng sản xuất
Đây là một trong hai quy luật rất cơ bản của phạm trù kinh tế - xã hội chỉ ra sự tồn tại, biến đổi của xã hội loài người là chìa khoá để

hiểu sựvận động phát triển của xãhội.
a. Lực lượng sản xuất: Là mối quan hệ khách quan tất yếu giữa con người với tự nhiên bao gồm con người và tư liệu sản xuất (Đối
tượng lao động, công cụvàphương tiện lao động)
b. Tính chất vàtrình độsản xuất gồm:
- Trình độcủa người lao động, của công cụ, phân công lao động, tổchức sản xuất vàquy mô sản xuất
- Tính chất Lực lượng sản xuất do trình độLực lượng sản xuất qui định: gồm tính chất cá nhân, tính chất xã hội hoá.
Quan hệ sản xuất: Là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, là sự thống nhất biện chứng 3 yếu tố quan hệ người với
người đối với sởhữu tư liệu sản xuất, đối với tổchức vàquản lýsản xuất, đối với phân phối sản phẩm.
c. Nội dung quy luật:
Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất gắn bó hữu cơ, tác động biên chứng với nhau, trong đó Quan hệ sản xuất phải phù hợp với
tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định còn Quan hệ sản xuất có vai trò tác động trở lại
mạnh mẽđối với Lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất làyếu tốđộng vàcách mạng nhất, lànội dung của phương thức sản xuất, còn Quan hệsản xuất làyếu tốtương đối
ổn định, là hình thức xã hội của Phương thức sản xuất, trong đó mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết định hình
thức nghĩa là Lực lượng sản xuất quyết định Quan hệ sản xuất. Do vậy Lực lượng sản xuất phát triển thì Quan hệ sản suất biến đổi
theo phùhợp với tính chất vàtrình độLực lượng sản xuất.
Sựphùhợp đólàm cho Lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Khi tính chất trình độLực lượng sản xuất phát triển đến một mức độnào
đó sẽ mâu thuẫn với Quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi xoá bỏ Quan hệ sản xuất cũ để hình thành Quan hệ sản xuất mới phù hợp với
Lực lượng sản xuất đang phát triển, làm Phương thức sản xuất cũ mất đi Phương thức sản xuất mới xuất hiện. Ngược lại Quan hệsản
xuất phù hợp với tính chất trình độ của Lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của Lực lượng sản xuất, trở thành
động lực cơ bản thúc đẩy Lực lượng sản xuất phát triển. Khi Quan hệsản xuất đã lỗi thời lạc hậu không phù hợp với tính chất trình độ


7/11

Lực lượng sản xuất thì nó trở thành xiếng xích trói buộc kìm hãm sự phát triển của Lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất còn qui định
mục đích của sản xuất, làm ảnh hưởng đến thái độlao động, kích thích hoặc hạn chếsựcải tiến áp dụng những thành tựu khoa học vào
sản xuất. Trong xã hội có giai cấp đối kháng mâu thuẫn của Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai
cấp vàchỉthông qua đấu tranh giai cấp mới giải quyết được mâu thuẫn đóđểđưa xãhội tiến lên.
* Đảng ta đãvận dụng đúng đắn sáng tạo quy luật này trong quátrình đổi mới ởVN như thếnào?

Trứơc Đaị hội VI chúng ta đã phạm một số sai lầm do chủ quan nóng vội đã không vận dụng đúng quy luật thậm chí có lúc còn trái
quy luật. Khắc phục những sai lầm đó trong công cuộc đổi mới hiện nay đảng chủ trương từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất
phù hợp theo định hướng XHCN. Thực hiện nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo lao động và theo hiệu quả là chủ
yếu đólàvận dụng sáng tạo quy luật này của Đảng ta.(Phân tích)
- Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa không qua chế độ TBCN là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với sự phát triển lịch
sử.
- Xuất phát từ đặc điểm chủ yếu ởViệt Nam là từ sản xuất nhỏđi lên xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, nên theo quy
luật này, Đảng ta cho rằng: Phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời ky
quá độ, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội không ngừng nâng cao năng xuất lao động, cải thiện đời sống
nhân dân.
- Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao, đa
dạng vềhình thức sởhữu.
- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình
thức phân phối, lấy phân phối theo kết quảlao động vàhiệu quảkinh tếlàchủyếu.
10. Nội dung quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng? Đảng ta vận dụng quy luật này trong sự nghiệp
đổi mới đất nước.
I - Phân tích quan hệbiện chứng giữa Cơ sởhạtầng vàKiến trúc thượng tầng
- Cơ sở hạ tầng: Là toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định bao gồm quan hệ sản xuất thống trị,
tàn dư vàmầm mống đặc trưng cho tính chất của một Cơ sởhạtầng làdo quan hệsản xuất thống trịqui định.
- Kiến trúc thượng tầng: Là toàn bộ những quan điểm thực tiễn xã hội, cùng với những thiết chế tương ứng và quan hệ nội tại của
thượng tầng hình thành trên một Cơ sởhạtầng nhất định như: Nhànứơc, Đảng phái, Toàán, Tôn giáo, Nghệthuật...
Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng của một xã hội gắn bó hữu cơ với nhau có QH biện chứng với nhau hình thành quy luật phổ
biến trong lịch sử xã hội loài người. Trong đó Cơ sở hạ tầng quyết định Kiến trúc thượng tầng, Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập
tương đối vàcóvai tròtác động to lớn đến Cơ sởhạtầng.
- Cơ sởhạtầng sinh ra Kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạtầng của một xã hội nhất định như thếnào, tính chất của nóra sao, giai cấp đại
diện cho nó thế nào thì hệthống tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học... và các quan hệ các thiết chế tương ứng với những
tư tưởng ấy cũng vậy. Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của Kiến trúc thượng tầng, sự biến đổi đó xảy ra trong mỗi hình thái kinh
tế - xã hội, cũng như từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, trong xã hội có giai cấp sự biến đổi diễn ra
thông qua cuộc đấu tranh giai cấp. Cơ sở hạ tầng quyết định Kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế - xã

hội.
- Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại Cơ sở hạ tầng ở chức năng chính trị xã hội của nó nhằm bảo vệ, duy trì củng cố, phát triển Cơ
sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xoá bỏ Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng cũ. Trong mỗi hệ thống kinh tế xã hội, Kiến trúc
thượng tầng có quá trình biến đổi nhất định, nếu biến đổi phù hợp với Cơ sở hạ tầng thì có tác động hiệu quả, ngược lại nó làm kìm
hãm sự phát triển của Cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn hiện nay vai trò của Kiến trúc thượng tầng tăng lên rõ rệt là một yếu tố tác động
mạnh mẽnhất, song nếu thổi phồng vai tròcủa Kiến trúc thượng tầng sẽrơi vào Chủnghĩa duy tâm chủquan duy ýchí.
II - Đảng ta vận dụng quy luật này như thếnào trong sựnghiệp đổi mới đất nước.
Quan hệ biện chứng giữa Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng thực chất là mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế trong sự nghiệp
đổi mới của Đảng ta mà thời gian qua đảng ta vận dụng đúng đắn quy luật này trong thực hiện đổi mới. Coi đổi mới kinh tế là trọng
tâm làbước đột phá, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lýcủa nhànước, phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây
lànền kinh tếnăng động, phong phú, đòi hỏi Kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi cho phùhợp.(phân tích)
- Quátrình đổi mới đất nước theo chủ nghĩa xã hội làđổi mới toàn diện cảkinh tếchính trịvăn hoátư tưởng… Trong khi lấy đổi mới
kinh tế làm nhiệm vụ hàng đầu thì đồng thời phải từng bước đổi mới về chính trị sao cho phù hợp, làm cho kinh tế, văn hoá xã hội
phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
- Cơ sở hạ tầng trong thời ky quá độ ở nước ta bao gồm nhiều thành phần kinh tế nhiều hình thức tổ chức kinh tế, có nhiều quan hệ
sản xuất gắn với các hình thức sở hữu khác nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều


8/11

thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó phải làm cho kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ
đạo cùng với kinh tếtập thể, tạo thành nền tảng của nền kinh tếquốc dân.
- Về Kiến trúc thượng tầng ở ta phải xây dựng trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng
và kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Xây dựng hệthống chính trị xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo, trong đóNhà nước là
của dân, do dân vìdân.
11. Quan niệm của Đảng ta về con đường đi lên chỉ nghĩa xã hội?
I - Vềlýluận:
Như chúng ta đã biết Hình thái kinh tế - xã hội bao gồm 3 thành phần cơ bản là lực lượng sản xuất, Quan hệ sản xuất, Kiến trúc
thượng tầng có quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ thành các quy luật phổ biến trong xã hội. Trong tiến trình phát
triển của xã hội do yêu cầu của lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với Quan hệsản xuất hiện thời, đến một lúc

nào đó Quan hệ sản xuất phải thay đổi để phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất xuất hiện Phương thức sản xuất
mới, một Hình thái kinh tế - xã hội mới. Cơ sở hạ tầng cũng thay đổi do đó Kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi. Dưới sự tác động tự
nhiên đó của lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất trong xã hội mà loài người đã trải qua các Phương thức sản xuất khác nhau từ
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến - tư bản chủ nghĩa - Chủ nghĩa cộng sản (mà giai
đoạn đầu làchủ nghĩa xã hội)
Thời đại hiện nay khi mà khoa học phát triển tác động mạnh mẽ đến lực lượng sản xuất càng tạo thời cơ cho các quốc gia, các dân
tộc có thể bỏ qua một hoặc một số Hình thái kinh tế - xã hội để phát triển lên Hình thái kinh tế - xã hội cao hơn như ở Việt Nam
chúng ta.
II - Vềthực tiễn:
Từ những năm 1930 đảng ta đã khẳng định con đường cách mạng của dân tộc là sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ sẽ
đưa Cách mạng Việt Nam tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đó làsự lựa chọn đúng đắn
hợp với nguyện vọng của toàn đảng, toàn dân và đúng với quy luật phát triển của xã hội, điều đó được khẳng định qua thực tiễn của
Cách mạng Việt Nam.
Đảng ta cho rằng theo quy luật phát triển hình thái kinh tế - xã hội ởViệt Nam hiện nay làphát triển nền kinh tếhàng hoá nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải làm cho kinh tếquốc doanh vàkinh tếtập thểngày càng trởthành nền tảng của nền kinh
tế quốc dân, xây dựng Kiến trúc thượng tầng - xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động.
12. Trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, đấu tranh giai cấp là tất yếu? Quan điểm của Đảng ta về nội dung chủ
yếu của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay?
I. Trong thời kyquáđộtừchủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đấu tranh giai cấp vẫn làtất yếu vì:
- Giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, nó vẫn còn kinh nghiệm, còn lực lượng âm mưu lật đổ chuyên
chính vô sản, khôi phục địa vịcủa chúng.
- Cách mạng vô sản thắng lợi, nhưng những cơ sở kinh tế, chính trị, tâm lý xã hội, tập quán trong nhân dân vẫn còn tồn tại làm cơ sở
đểduy trìgiai cấp bóc lột vànảy sinh giai cấp bóc lột.
- Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng triệt để quyết liệt sâu sắc trên tất cả các mặt từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc
thượng tầng dẫn đến sự phản kháng của giai cấp tư sản vô cùng quyết liệt cho nên phải đấu tranh để bảo vệ thành quả cách
mạng.Thắng lợi của giai cấp vô sản không cùng thắng lợi một lúc trên toàn thế giới mà chỉ thắng lợi trên một nước, một quốc
gia,một dân tộc hoặc diễn ra trong từng nước, trong khi chủ nghĩa tư bản trên thế giới vẫn tồn tại, vẫn tìm mọi cách nuôi dưỡng, ủng
hộ giai cấp bóc lột bị lật đổ và bọn phản động chống phá cách mạng nhằm lật đổ chính quyền. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh cuộc

đấu tranh giai cấp trong thời kyquáđộlàgay go quyết liệt ởViệt Nam.
II. Quan điểm của Đảng ta vềnội dung chủyếu của đấu tranh giai cấp ởViệt Nam hiện nay.
- Đảng ta khẳng định ởViệt Nam vấn đềgiai cấp, đấu tranh giai cấp vẫn làmột thực tếkhách quan.
- Do quátrình đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên tổng quan vềgiai cấp đãcónhiều thay đổi, cơ cấu giai cấp, nội dung, tính chất
vịtrícủa các giai cấp trong xãhội cũng đãthay đổi nhiều.
- ở Việt Nam lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc đã thống nhất trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liên với chủ nghĩa xã hội,
dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Nội dung chủyếu của đấu tranh giai cấp ởViệt Nam là:
Thực hiện thắng lợi sựnghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xoábỏtình trạng nước nghèo kém phát triển.
Xoábỏtình trạng người bóc lột người, thực hiện công bằng xãhội.


9/11

Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phácủa kẻthù, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
13. Vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, giải quyết một cách khoa học mối
quan hệ giai cấp – dân tộc và giai cấp – nhân loại?
1 - Mối quan hệgiai cấp vànhân loại: cần tập trung giải quyết các vấn đềsau:
- Những giá trị và thành tựu mànhân loại đã đạt được đặt ra yêu cầu cho mỗi chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn,bảo vệ đólànhững
vấn đềcóliên quan đến sựtồn tại của loài người trên trái đất (môi trường,dịch bệnh, dân số).
- Trong xãhội có phân chia giai cấp thìviệc giải quyết vấn đềnhân loại bao giờcũng mang tính giai cấp (giai cấp nào cũng muốn giải
quyết có lợi cho giai cấp mình) và việc giải quyết vấn đề nhân loại không triệt để. Vì vậy trong sự phát triển của thời đại chúng ta tạo
nên xu hướng đối thoại hoàdịu nhưng giải quyết vấn đềnhân loại trên quan điểm thống nhất giữa đối thoại vàđấu tranh.
Lịch sử đã chứng minh rằng giai cấp tiến bộ,giai cấp cách mạng bao giờ cũng hướng tới cách giải quyết vấn đề nhân loại có lợi cho
đa số nhân dân lao động.Vì mục tiêu của thời đại là “Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” Trong thời đại của
chúng ta chỉ có giai cấp công nhân mới có khảnăng giải quyết vấn đề nhân loại một cách triệt để vì nó đại diện cho lợi ích của toàn xã
hội.
Không ngừng cảnh giác với những thếlực lợi dụng vấn đềnhân loại mưu cầu lợi ích riêng của giai cấp mình.

2 - Vấn đề giai cấp và dân tộc: trong một dân tộc có nhiều giai cấp và xu hướng phát triển của dân tộc thường bị giai cấp thống trị chi
phối,giải quyết vấn đề dân tộc bao giờ cũng trên quan điểm của g/c thống trị. Do vấn đề giai cấp chưa được giải quyết thì vấn đề dân
tộc cũng chưa được giải quyết một cách triệt để,dân tộc xuất hiện sau giai cấp nhưng trong tương lai vấn đềg/c cóthểgiải quyết trước
các vấn đềdân tộc làlâu dài.
- Khi gc thống trị dân tộc là cách mạng tiến bộ thì giải quyết vấn đề dân tộc theo chiều hướng tiến bộ,còn gc thống trị lạc hậu thì giải
quyết vấn đềdân tộc lạc hậu,thậm chíphản lại lợi ích dân tộc. Trong thời đại ngày nay chỉcó giai cấp công nhân mới có khảnăng giải
quyết vấn đềnhân loại một cách triệt đểvìnóđại diện cho lợi ích của toàn xãhội.
3 - Vận dụng quan điểm của Đảng ta:
Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là đấu tranh giai cấp trong thời ky quá độ nó phù hợp với tính tất yếu phải đấu tranh giai cấp
theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin. Tuy nhiên nó có đặc thù riêng đó là đăc điểm đấu tranh giai cấp có nhiều thay đổi do
kết cấu vai trò của giai cấp đãcó sựthay đổi, kinh tếphát triển chậm từmột nền sản xuất nhỏđi lên chủ nghĩa xã hội bỏqua chếđộtư
bản chủ nghĩa, tình hình thế giới và trong nước hết sức phức tạp đòi hỏi hình thức đấu tranh phải hết sức phong phú nhằm giữ vững
ổn định bên trong vàđấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thùđịch của các thếlực bên ngoài.
- ở Việt Nam lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc đã thống nhất trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Trong thời đại ngày nay do bản chất và sứ mạng của giai cấp vô sản,vì vậy chỉ có giai cấp vô sản mới có khả năng giải quyết vấn đề
dân tộc,giai cấp vô sản phải làm cuộc cách mạng ởnước mình vàcách mạng trên toàn thếgiới.
- Nội dung chủyếu của đấu tranh giai cấp ởViệt Nam là:
Thực hiện thắng lợi sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xoábỏtình trạng nước nghèo, kém phát triển.
Xoábỏtình trạng người bóc lột người, thực hiện công bằng xãhội.
Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu vàhoạt động chống phácủa kẻthù
Xây dựng vàbảo vệvững chắc tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
14. Nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của Nhà nước. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta?
1. Nguồn gốc, bản chất của nhànước:
Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn lịch nhất định và nhà nước đó sẽ mất đi khi những
xơ sởcủa nókhông còn nữa.
* Nguồn gốc xuất hiện nhànước: Nhànước xuất hiện do hai nguồn gốc sau đây:
Nguồn gốc kinh tế: Do có sự xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất (đây là nguồn gốc sâu xa dẫn tới sự xuất hiện của

nhànước)
Nguồn gốc xã hội: Xã hội có sự phân chia giai cấp đối kháng không thể điều hoà (đây là nguồn gốc trực tiếp dẫn tới sự xuất hiện của
nhànước).
ở đâu có mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì ở đó Nhà nước xuất hiện. Lênin viết: “ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện
của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu
thuẫn giai cấp không thểđiều hoàđược, thìnhànước xuất hiện. Vàngược lại: sựtồn tại của nhànước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn
giai cấp làkhông thểđiều hoàđược”.


10/11

Như vậy, nhà nước không phải là cái bẩm sinh sẵn có, không phải là cái được sinh ra từ bên ngoài xã hội áp đặt vào xã hội, cũng
không phải do ý muốn chủ quan củat một các nhân hay một giai cấp nào. sự ra đời và tồn tại của nhà nước là một tất yếu khách quan
“từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp”, làm cho cuộc đấu tranh giữa “những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn
nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội”, giữ cho sự xung đột đó nằm trong “vòng trật tự”. Trong xã
hội có giai cấp thì giai cấp lập ra nhà nước và sử dụng bộ máy nhà nước là giai cấp có thế lực nhất, giai cấp nắm trong tay sức mạnh
kinh tế, làngười chủcủa tư liệu sản xuất.
* Bản chất của nhànước: Bản chất của nhànước được biểu hiện ở3 đặc trưng sau:
Thiết lập một bộmáy quyền lực công cộng đối với toàn xãhội.
Nhànước thực hiện quyền lực thống trịtrong phạm vi quốc gia, lãnh thổnhấđịnh.
Nhànước đặt ra chếđộthuếkhoá, làmột chếđộđóng góp cótính chấcưỡng bức đểnuôi sống bộmáy nhànước.
2. Quan điểm của Đảng ta vềnhànước:
Xây dựng nhànước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vìdân. Lấy giai cấp công nhân, nông dân, trí thức làm nền tảng. Do Đảng
Cộng sản lãnh đạo, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động
xâm phạm lợi ích của Tổquốc, của nhân dân.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước tỏng việc thực hiện các quền lập pháp,
hành pháp vàtư pháp.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủtrong tổchức vàhoạt động của nhànước.
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật. Đồng thời coi
trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.

Tăng cường vai tròlãnh đạo của Đảng đối với nhànước.
15. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin về bản chất con người. Quan điểm của Đảng ta về phát huy nhân tố con người
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1 - Quan điểm của công nhân - Mác vềbản chất con người.
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người làtổng hoàcác mối quan hệxãhội”
- Bản chất con người làsựthống nhất giữa bản chất tựnhiên vàbản chất xã hội hay giữa mặt sinh học vàmặt xãhội.
Con người chịu chi phối bởi 3 hệ thống quy luật: quy luật sinh học, quy luật tâm sinh lý, quy luật xã hội trong đó quy luật đầu tiên
quyết định bản chất tựnhiên của con người,làtiền đề,làđiều kịên,nhân tốquyết định hình thành phẩm chất con người trong xã hội
Con người hoàhợp với giới tựnhiên làmột bộphận của giới tựnhiên làkết quảphát triển lâu dài của thếgiới vật chất.
Con người cótính xãhội, trước hết bản thân hoạt động sản xuất của con người mang tính xã hội. Hoạt động con người gắn liền với xã
hội và phục vụ cho cả xã hội. Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại của con người. Tính xã hội của con người thể hiện ở hoạt
động vàgiao tiếp xãhội.
Bản chất của con người không phải là bất biến mà là một quá trình vận động và phát triển, tuy thuộc vào mức độ con người tham gia
vào hoạt động xãhội.
- Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử,vì mỗi giai đoạn lịch sử sẽ sản sinh ra những con người mang dấu ấn của giai
đoạn lịch sử ấy,bịgiới hạn bởi giai đoạn lịch sử đó. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào thìcon người cũng chịu chi phối bởi tất yếu của
lịch sử.Con người là chủ thể của lịch sử vì lịch sử con người do con người làm nên nhưng không phải theo ý muốn chủ quan mà
theo quy luật khách quan của lịch sử.
2 - Quan điểm của Đảng ta vềPhát huy nguồn lực con người.
- Nguồn lực của con người lànhân tốquyết định.
- Sự nghiệp đổi mới nhằm mục tiêu vì hạnh phúc của con người và do con người làm nên. vì vậy con người vừa là mục tiêu vừa
động lực của sựphát triển.
Đểphát huy vai trònhân tốcon người cần tiến hành một sốnội dung:
Giải quyết hài hoà mối quan hệ cá nhân và xã hội tạo ra một hệ thống chính sách biện pháp và cơ chế vận hành đảm bảo sự phối hợp
đúng đắn lợi ích cánhân vàlợi ích xãhội. Trong đólợi ích cá nhân làđộng lực trực tiếp.
Nâng cao chất lượng sống con người trên mọi phương diện: trình độ và năng lực,thể chất, hưởng thụ thành quả của sự nghiệp đổi
mới.
Tạo ra một môi trường và hệ thống chính sách thể hiện sự công bằng dân chủ, quan tâm đến lợi ích của từng người và lợi ích của cả
cộng đồng.
- Đảng ta khẳng định: kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, kết hợp lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần, chăm lo lợi ích trước

mắt với lợi ích lâu dài của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích, chú ý lợi ích cá nhân người lao động. Nguồn lực con người là cơ bản
nhất của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


11/11

16. Vì sao Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của Đảng và của cách mạng Việt Nam?
Trả lời:
Đảng ta lấy Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và
của cách mạng Việt Nam
a) Đảng ta lấy Chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động vì:
- Chủ nghĩa Mác - Lê nin là học thuyết duy nhất từ trước đến nay đặt ra mục tiêu giải phóng triệt để giai cấp vô sản, nhân dân lao
động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị áp bức, bóc lột
- Chủ nghĩa Mác - Lê nin là học thuyết mang tính cách mạng, khoa học. Nó là học thuyết không chỉ để nhận thức thế giới mà
quan trọng hơn là cải tạo thế giới
- Chủ nghĩa Mác - Lê nin là học thuyết về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của thế giới, đặc biệt là những quy
luật về sự phát triển xã hội là cơ sở khoa học và lý luận cách mạng để các Đảng cộng sản trong đó có Đảng cộng sản Việt Nam
đề ra đường lối, chủ trương và phương pháp cách mạng, nhằm đấu tranh giải phóng xã hội, và phát triển xã hội.
- Chủ nghĩa Mác - Lê nin đã đem lại những luận cứ khoa học cho việc chuyển từ xã hội tư bản lên xã hội xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là
kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức
mạnh của thời đại; về sức mạnh của nhân dân của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà
nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy
Đảng ta lấy Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và
của cách mạng Việt Nam.

Thực tiễn chứng minh rằng do Đảng ta trung thành và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nên
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Ngày nay Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đèn pha dẫn dắt dân tộc ta tới cuộc sống ấm no, hạnh
phúc
b) Ý nghĩa thực tiễn
- Ra sức học tập, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó vận
dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể nước ta.
- Coi trọng tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận Mác Lê nin tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng hiện
nay
- Chống lại mọi biểu hiện xa rời phủ định Chủ nghĩa Mác - Lê nin tư tưởng Hồ Chí Minh.



×