Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Giáo án tự chọn 11 bộ đầy đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.18 KB, 40 trang )

Ngày soạn:
Lớp:
Tiết: 1
Tổng hợp:

Ngày dạy:

GIỚI THIỆU MÔN NGỮ VĂN 11
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Nắm được chương trình học môn Ngữ Văn 11
- Rèn luyện phương pháp học môn Ngữ Văn
B. Phương tiện dạy –học:
- SGK, SGV
- GV soạn thiết kế bài giảng
C. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức tiến hành dạy – học theo phương pháp diễn giải, thuyết minh, đàm thoại, phát
vấn.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Tiết bám sát 1 sẽ giúp chúng ta hình thành cách tiếp cận với môn Ngữ Văn 11.
Hoạt động của GV
- Trong môn Ngữ Văn
em được học những
mảng kiến thức nào?

Hoạt động của HS
- Kể tên
+ Tiếng Việt


+ Làm văn
+ Đọc – hiểu văn bản

- Nhắc lại các đơn vị
kiến thức theo từng phân
môn đã được học trong
chương trình Ngữ Văn
10?

- Tái hiện để liệt kê

Yêu cầu cần đạt
I. Chương trình môn học lớp 10
( 105 tiết chính khóa + 10 tiết tự chọn )
1. Tiếng Việt
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: Khái
niệm, các nhân tố
+ Đặc điểm dạng nói
+ Đặc điểm dạng viết
- Phong cách ngôn ngữ: Đặc điểm phương
tiện diễn đạt, các đặc trưng
+ Sinh hoạt
+ Nghệ thuật
- Thực hành phép tu từ
- Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt: Ngữ
âm, ngữ nghĩa, liên kết đoạn, sử dụng biện
pháp tu từ
2. Làm văn
- Văn tự sự: Tóm tắt, chọn sự việc và chi
tiết tiêu biểu, lập dàn ý, viết đoạn văn.

- Văn thuyết minh: Tóm tắt, lập dàn ý, viết
đoạn văn


- Dựa vào phụ lục SGK
Ngữ Văn 11 hãy kể các
đơn vị kiến thức theo các
phân môn?

- Quan sát để liệt kê

3. Đọc – hiểu văn bản
* Văn học Việt Nam
a. Văn học dân gian
- Sử thi
- Truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Truyện cười
- Ca dao
- Truyện thơ
b. Văn học viết
- Văn học trung đại
+ Thơ
+ Truyền kì
+ Phú
+ Cáo
+ Nghị luận
+ Ngâm khúc
+ Truyện thơ
+ Tiểu thuyết chương hồi

- Văn học hiện đại ( Giới thiệu tên )
* Văn học nước ngoài
a. Văn học Hi Lạp: Sử thi
b. Văn học Ấn Độ: Sử thi
c. Văn học Trung Quốc: Tiểu thuyết
chương hồi, thơ Đường
d. Văn học Nhật Bản: Thơ Hai -ku
* Lí luận văn học
II. Chương trình môn học lớp 11
( 123 tiết chính khóa + 10 tiết tự chọn )
1. Tiếng Việt
- Ngữ cảnh: Khái niệm, các nhân tố
- Phong cách ngôn ngữ: Đặc điểm phương
tiện diễn đạt, các đặc trưng
+ Báo chí
+ Chính luận
- Đặc điểm loại hình tiếng Việt
- Thực hành các kiểu câu, thành ngữ, điển
cố
- Nghĩa của câu
2. Làm văn
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Các thao tác lập luận
+ Phân tích
+ So sánh
+ Bình luận


- Bản tin
- Văn nghị luận

3. Đọc – hiểu văn bản
* Văn học Việt Nam
a. Văn học trung đại
- Kí
- Thơ
- Hát nói
- Văn tế
- Chiếu
- Văn nghị luận
b. Văn học hiện đại
- Thơ Mới
- Truyện ngắn
- Tiểu thuyết
- Kịch
- Tiểu luận phê bình
* Văn học nước ngoài
a. Văn học Anh: Kịch
b. Văn học Nga: Truyện ngắn
c. Văn học Pháp: Tiểu thuyết
* Lí luận văn học
E. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS: - Chuẩn bị sách vở đầy đủ.
F. Rút kinh nghiệm:


Ngày soạn:
Lớp:
Tiết: 2
Tổng hợp:


Ngày dạy:

CHỮA ĐỀ KHẢO SÁT
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Nhận rõ ưu, khuyết điểm của bài làm; Biết đối chiếu với các yêu cầu của đề, so
sánh với các bài làm trước. Qua đó củng cố thêm kiến thức tổng hợp môn Ngữ Văn
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng học tập và làm bài môn Ngữ Văn
B. Phương tiện dạy –học:
- SGK, SGV
- Bài làm của HS
- GV soạn thiết kế bài giảng
C. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức tiến hành dạy – học theo phương pháp diễn giải, thuyết minh, đàm thoại, phát
vấn.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Để đánh giá lại năng lực học tập của mình trong năm học vừa qua ra sao, chúng ta cùng
nhìn vào kết quả bài kiểm tra tổng hợp.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS đọc đề
bài

- Đọc


- Yêu cầu HS xác
định yêu cầu đề

- Phân tích đề

Yêu cầu cần đạt
* Đề bài:
Câu 1 ( 1 điểm ): Kể tên các tác phẩm nổi tiếng
của Nguyễn Trãi?
Câu 2 ( 4 điểm ): Viết một bài văn ngắn về câu
tục ngữ Uống nước nhớ nguồn?
Câu 3 ( 5 điểm ): Phân tích đoạn thơ sau:
Cậy em, em có chịu lời

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
( Trao duyên – Truyện Kiều của Nguyễn Du )
I. Phân tích đề
1. Phạm vi kiến thức
- Câu 1: Đọc – hiểu ( Sự nghiệp Nguyễn Trãi)
- Câu 2, 3: Làm văn ( Nghị luận văn học )
2. Thao tác, kĩ năng
- Chứng minh
- Phân tích


- Hướng dẫn HS lập
dàn ý
- Chia nhóm và giao
nhiệm vụ cho từng
nhóm


- Lập dàn ý

- Nhận xét, chuẩn
kiến thức

- Lắng nghe

- Thảo luận

- Bình luận
- Diễn dịch
- Quy nạp
II. Lập dàn ý
Câu 1:
- Bình Ngô đại cáo
- Quốc âm thi tập
- Ức trai thi tập
- Dư địa chí
- Quân trung từ mệnh tập…
Câu 2:
a. Mở bài:
- Giới thiệu kho tàng VHDG với nhiều câu tục
ngữ, thành ngữ ý nghĩa
- Giới thiệu truyền thống đạo đức dân tộc với
nhiều phẩm chất tốt đẹp
- Dẫn giải câu tục ngữ
b. Thân bài:
* Giải thích
- Nghĩa đen: Sử dụng nước nhớ tới mạch

nguồn chảy ra
- Nghĩa bóng: Nhắc nhớ mọi người hưởng
thành quả phải nhớ về cội nguồn
* Thực trạng, nguyên nhân:
- Các biểu hiện của lòng biết ơn, hướng cội rất
phong phú, dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống
hàng ngày
+ Đạo hiếu với cha mẹ
+ Đạo kính với thầy cô
+ Đạo tưởng nhớ với anh hùng, liệt sĩ...
- > Sự bồi đắp truyền thống đạo lí
- Trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại nhiều hành
động vô ơn
-> Sự tha hóa về đạo đức trong guồng phát
triển kinh tế hàng hóa
* Biện pháp
- Tăng cường giáo dục
- Tuyên dương các biểu hiện của lòng biết ơn,
hướng cội
c. Kết bài
- Nhận định giá trị đúng đắn của câu tục ngữ
Câu 3:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
+ Tiểu sử


- Công bố đáp án và
biểu điểm


- Lắng nghe

+ Tài năng sử dụng ngôn ngữ, viết truyện thơ
+ Tấm lòng nhân đạo hướng tới số phận người
phụ nữ trong xã hội cũ...
- Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều
+ Ghi dấu tên tuổi của Nguyễn Du
+ Mang giá trị nhân văn sâu sắc...
- Giới thiệu vị trí, chủ đề đoạn trích Trao
duyên
b. Thân bài:
* Cách đặt vấn đề của Thúy Kiều
- Các từ ngữ: Cậy, lạy, chịu, thưa
+ Chọn vai giao tiếp người đi nhờ
+ Thái độ khẩn khoản, chân thành, nhún
nhường, biết ơn
+ Lí do nhờ em một việc khó khăn
=> Khéo léo đặt Vân vào tình thế khó lòng từ
chối
* Lí lẽ thuyết phục với nhiều tính từ, thành ngữ
- Tình cảm với chàng Kim sâu nặng cùng lời
hẹn ước
=> Giữ gìn chữ tín, sự vị tha vun đắp hạnh
phúc cho người mình yêu
- Hoàn cảnh gia đình gặp sóng gió buộc phải
lựa chọn chữ hiếu
=> Trách nhiệm của các thành viên khi gia
đình hoạn nạn, là người chị cả nên Kiều đã
chọn phần khổ cực nặng nhọc về mình
- Tình chị em ruột thịt

=> Sự cảm thông, sẻ chia giữa người thân,
những người phụ nữ
* Sự mâu thuẫn giữa lí trí – tình cảm
- Trao gửi các kỉ vật
- Tình duyên giữ lại trong tim
=> Sự đau khổ, tuyệt vọng khi đánh mất tình
cảm sắt son
=> Sự vượt lên hoàn cảnh, tình cảm ích kỉ cá
nhân với đức hi sinh, hiếu thảo
c. Kết bài :
- Đánh giá khái quát về nội dung, nghệ thuật
- Nhận định về giá trị của tác phẩm
III. Biểu điểm
- Điểm 9 – 10: Đảm bảo đầy đủ các ý trên. Bài
viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, hành
văn trong sáng, có vốn sống phong phú. Không
sai lỗi câu, chính tả


- Nhận xét kết quả
làm bài

- Xem lại bài, sửa
các lỗi

- Trả bài

- Đối chiếu bài làm
và biểu điểm
- Nộp lại bài


- Thu lại bài

E. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS: - Lập lại dàn bài
F. Rút kinh nghiệm:

- Điểm 7 – 8: Diễn đạt tốt, đảm bảo tương đối
đầy đủ các ý trên, các ý chưa thật sự lôgic, còn
mắc vài lỗi nhỏ
- Điểm 5 – 6 : Đảm bảo được một nửa ý trên.
Diễn đạt tương đối lưu loát, còn mắc phải một
số lỗi
- Điểm 3 – 4 : Bài viết có ý nhưng diễn đạt lộn
xộn, chưa rõ bố cục, sai lỗi chính tả nhiều.
- Điểm 1 – 2 : Chưa biết cách trình bày một bài
văn, các ý lộn xộn, thiếu loogic, sai nhiều lỗi
chính tả
- Điểm 0 : Không trình bày được ý nào, bài viết
linh tinh hoặc bỏ trắng
IV. Trả bài
1. Đánh giá kết quả
a. Ưu điểm
- Xác định được yêu cầu đề
- Nắm được những nội dung kiến thức cần đạt
- Một số bài làm khá
b. Nhược điểm
- Ôn tập chưa tốt. Đại bộ phận kết quả làm bài
không cao, nhiều điểm kém
- Trình bày cẩu thả, không rõ luận diểm

- Phân bố thời gian chưa hợp lí
- Chưa làm rõ trọng tâm, lan man xa đề nhiều
2. Trả bài
- Đọc một số bài viết khá
- HS nắm được thiếu sót và sửa chữa


Ngày soạn:
Lớp:
Tiết: 3
Tiếng Việt:

Ngày dạy:

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Nhận ra các lỗi sai trong sử dụng tiếng Việt
- Biết sửa các lỗi trong sử dụng tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt có hiệu quả
- Có thái độ giữ gìn và phát triển tiếng Việt phong phú
B. Phương tiện dạy – học
- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
- GV thiết kế dạy - học.
C. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy - học theo cách kết hợp các hình thức nêu vấn đề, trao đổi - thảo luận và
trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
* Giới thiệu bài mới:

Câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở đã đúc kết vai trò của việc diễn đạt. Để đạt
hiệu quả giao tiếp cần biết lụa chọn và sử dụng từ ngữ phù hợp. Bài học này sẽ giúp các em
tránh những lỗi trong sử dụng tiếng Việt
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Như thế nào là yêu
cầu sử dụng đúng, đủ
tiếng Việt về ngữ âm
và chữ viết?

- Nêu yêu cầu

- Về ngữ pháp yêu
cầu phải sử dụng như
thế nào?
( Nhấn mạnh: Tiếng
Việt phong phú, đa
dạng, sử dụng tiếng
Việt phải thận trọng,

- Nêu yêu cầu
- Lắng nghe

Yêu cầu cần đạt
I. Yêu cầu sử dụng tiếng Việt
- Sử dụng chính xác, phong phú
các phương diện của yêu cầu sử dụng tiếng
Việt

* Về mặt ngữ âm, chữ viết:
+ Ngữ âm: Phát âm chuẩn
+ Chữ viết: Đúng quy tắc chính tả và đúng ngữ
pháp
* Về ngữ pháp: Đúng quy tắc ngữ pháp, đúng
dấu câu, sử dụng từ đúng, có liên kết chặt chẽ
giữa các câu trong đoạn văn, tạo nên một văn
bản mạch lạc.


tránh hiểu sai, hiểu
lầm )
- Giao bài tập, chia
nhóm thảo luận

- Đặt câu sai vì sao?

- Diễn giảng và lấy
VD minh họa
- Giao ví dụ, yêu câu
HS sửa lỗi 2 ví dụ

- Thảo luận
+ Nhóm 1: Bài 1
a. Lẽ -> Lẻ
b. Phãi -> Phải
c. Châu -> Trâu

II. Bài tập
1. Chỉ ra lỗi về ngữ âm và chữ viết:

a. Tôi không có tiền lẽ để trả lãi cho anh.
b. Tôi phãi làm việc vất vả suốt cả ngày
c. Con châu thắng trận tung hoành trên bãi biển
Đồ Sơn

+ Nhóm 2: Bài 2
2. Chỉ ra lỗi dùng từ trong các câu sau:
a. Bàn bạc -> Bàng a. Một màn sương bàn bạc bay trong không
bạc
gian.
b. Tài sách -> Tài
b. Thuý Kiều là người tài sách vẹn toàn.
sắc
c. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng
c. Bàng bạc -> Bàn bạc kĩ.
bạc
3. Trường hợp nào sau đây không mắc lỗi
+ Nhóm 3: Bài 3
ngữ pháp:
b. Câu đúng
a. Nó không chỉ học xuất sắc.
b. Vì hỏng xe, Nam đã đến lớp muộn.
c. Vì xe của Nam hôm nay giữa đường bị hỏng.
d. Nếu cần phải đi tận mũi Cà Mau hoặc ra tận
đảo Trường Sa
II. Những lỗi về câu
- Thảo luận
1. Nguyên nhân tạo câu sai
- Dùng từ không thích hợp
- Ngắt câu không đúng chỗ

- Rút bỏ những từ ngữ không nên rút bỏ
- Chưa chú ý làm rõ thành phần câu
- Chưa chú ý làm rõ mối quan hệ giữa các bộ
phận trong câu và giữa các câu.
2. Lỗi sai về thành phần câu
a. Không phân định rõ thành phần TN, CN
- Lắng nghe, ghi
VD1: Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ đức
chép
tính cao đẹp đó.
+ a1. Bỏ Qua - Thêm tác giả sau chị Dậu
- Thực hành
VD2: Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của
người lao động không những đấu tranh trực
tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ
phong kiến
+ a2. Bỏ của thay bằng dấu phẩy - Thêm mình
sau của
VD3: Văn thơ NĐC, bằng những từ ngữ giản dị
của đồng quê môc mạc, khi lâm li tha thiết,
NĐC đã làm sống lại trong tâm trí người đọc
cả một phong trào chống Pháp gian khổ oanh


- Diễn giảng và lấy
VD minh họa

- Lắng nghe, ghi
chép


- Giao ví dụ, yêu cầu
HS sửa lỗi ví dụ

- Thực hành

- Diễn giảng và lấy
VD minh họa

- Lắng nghe, ghi
chép

- Giao bài tập

- Hoàn thiện ở nhà

liệt của đồng bào Nam Kì.
+ a3: Bỏ NĐC (2) - Thêm Trong vào đầu câu
b. Không phân định rõ định ngữ, phần phụ chú
và vị ngữ.
VD1: Cặp mắt long lanh của Thái Văn A mà
Xuân Miền gọi là mắt thần
+ b1: Bỏ mà - Thêm VN
VD2: NĐC, nhà thi sĩ mù yêu nước của dân
tộc Việt Nam
+ b2: Thêm là trước nhà thi sĩ - Thêm VN.
c. Không phân định rõ trật tự cần có của thành
phần câu
VD1: Qua mỗi lần như vậy, người ta sẽ tích
luỹ được kinh nghiệm và thành công nhất định
về sau.

+ c1: Về sau sẽ thành công trong tương lai
BTVN:
Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa:
1. Trong truyện “ Trạng Quỳnh ” đã thể hiện
tinh thần phản kháng quyết liệt của nhân dân
ta.
2. NVX, người anh hùng liệt sĩ nối tiếng với
câu nói còn vang mãi trên trận địa: “ Nhằm
thẳng quân thù mà bắn ”.

E. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS: - Lưu ý về vấn đề chính tả, câu thiếu thành phần.
- HS luyện phát âm, chữ viết theo chuẩn
- Luyện đặt câu, dùng từ theo chuẩn.
F. Rút kinh nghiệm:


Ngày soạn:
Lớp:
Tiết: 4
Làm văn:

Ngày dạy:

KHÁI QUÁT
VỀ KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT TRONG BÀI VĂN
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong bài văn và những lỗi thường mắc phải
khi viết văn
- Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn để hoàn thiện và nâng

cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn
- Nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi
viết văn
B. Phương tiện dạy – học
- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
- GV thiết kế dạy - học.
C. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy - học theo cách kết hợp các hình thức nêu vấn đề, trao đổi - thảo luận và
trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Vốn từ ngữ hạn hẹp dẫn tới hiện tượng lặp từ, dùng từ tối nghĩa…Làm thế nào để diễn đạt
giúp câu văn gãy gọn, mạch lạc? Bài học này sẽ giúp các em có được kĩ năng hành văn hiệu quả.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Kỹ năng diễn đạt là - Tìm hiểu khái
gì?
niệm
( Diễn giảng: Khi
viết bài văn mỗi người
đều phải đáp ứng nhu
cầu biểu hiện được
những nội dung ý
nghĩa và tình cảm của
mình sao cho chính

xác, rõ ràng, mạch
lạc, chặt chẽ và hấp
dẫn người đọc.)

Yêu cầu cần đạt
I. Lí luận
1. Khái quát về kĩ năng diễn đạt
- Kỹ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện được
nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình bằng
phương tiện ngôn ngữ khiến người đọc ( nghe )
lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung
đó.


- Theo em kĩ năng
diễn đạt gồm những
phương diện nào?

- Thảo luận

- Giới thiệu về quy
- Lắng nghe
định chính tả
+ Hình thức cấu tạo,
đặc điểm ngữ pháp
+ Sắc thái biểu cảm
và PCNN chung
+ Sử dụng từ sáng
tạo, tính nghệ thuật và
đạt hiệu quả giao tiếp

cao
-> Đáp ứng đúng mục
đích giao tiếp và
nhiệm vụ của bài văn.

- Phương diện:
+ Kĩ năng viết và sử dụng các kí hiệu thuộc về
chữ
+ Kĩ năng dùng từ cho đúng và hay
+ Kĩ năng liên kết câu để tổ chức nên các đơn
vị lớn hơn của bài văn
+ Kĩ năng tách đoạn văn và liên kết đoạn, mục,
phần trong bài văn, đặt đề mục và tiêu đề cho
văn bản

2. Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài
viết
- Khi viết cần phải
- Chỉ ra các tiêu chí - Cần diễn đạt trong sáng, gẫy gọn
tuân thủ theo những
đánh giá hiệu quả
- Cần diễn đạt cho chặt chẽ, nhất quán, không
yêu cầu nào về diễn
diễn đạt
mâu thuẫn
đạt?
- Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kì,
sáo rỗng.
- Cần diễn đạt phù hợp với PCNN của bài văn.
II. Phân tích và chữa một số loại lỗi về diễn

đạt
- Trong khi viết văn, - Nêu kinh nghiệm - Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không rõ
HS có thể mắc những bản thân
ràng mạch lạc.
lỗi diễn đạt trong các + Lỗi diễn đạt về
- Diễn đạt dài dòng, lủng củng, luẩn quẩn
phương diện nào?
phương diện: chữ
- Diễn đạt không đúng quan hệ, lập luận. mâu
viết, dùng từ, đặt
thuẫn không nhất quán
câu, diễn đạt ý…
- Diễn đạt rời rạc, đứt mạch, thiếu sự liên kết.
- Diễn đạt trùng lặp
- Cung cấp ngữ liệu, - Đọc ngữ liệu, phát - Diễn đạt sáo rỗng
yêu cầu HS chỉ ra lỗi hiện lỗi sai
- Diễn đạt vụng về, thô thiển
sai
- Diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn
- Khái quát thành lí
ngữ của nhà văn.
thuyết
III. Luyện tập
1. Bài tập 1:
Chỉ ra lỗi diễn đạt trong đoạn văn sau:
- Giao bài tập, chia
- Thảo luận
a. Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu”
nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: Bài 1a

của NK thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co,
Trùng lặp ý câu 1, 3 sóng gợn, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật
dường như im lìm, ngưng đọng. Bởi vậy ngòi
bút của NK đã tạo dựng được rất thành công


- Định hướng giúp
HS phát hiện lỗi sai

- Giao bài tập, chia
nhóm thảo luận

cảnh sắc im ắng ấy.
+ Nhóm 2: Bài 1b
b. Nguyễn Tuân sáng tác “Vang bóng một
Ngắt câu không hợp thời” trước CM T8, một tác phẩm ghi lại hết
lí : Và
sức độc đáo và tình cảm của tác giả đối với tình
người và tính nhân văn đối với con người.
+ Nhóm 3: Bài 1c
c. Cuộc đời của Chị Dậu trong hoàn cảnh nông
Ý không thoát
thôn VN trước CM T8 bùng nổ thật là tối tăm bi
đát, giống như cái đêm tối mù trời từ trong nhà
tên “dê già” cụ cố chị lao ra, mặc dù chị là
người đàn bà xinh đẹp, đảm đang, hết mực yêu
thương chồng con.
+ Nhóm 4: Bài 1d
d. Tâm hồn của những người nghệ sĩ là một
Dùng từ mâu thuẫn: tâm hồn trong trắng, có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ

Những – một
đã dùng ngòi bút sắc sảo của mình đứng lên
mạnh mẽ thẳng thắn đầu tranh với kẻ thù hung
bạo, tàn ác để bảo vệ tổ quốc yêu dấu.
2. Bài tập 2:
- Chỉ ra lỗi sai và
Đoạn văn trên mắc những lỗi gì? Sửa như
sửa.
thế nào?
Lủng củng, thiếu
Nam Cao viết nhiều về nông thôn. Lão Hạc
sự liên kết
ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh Cu Phúc chết
+ Câu 1 : Đề tài
lặng lẽ trong xó nhà ẩm ướt trước những đôi
khai thác
mắt dại dại đi vì một bữa no, tức là một kiểu
+ Câu 2, 3, 4 : Tác chết vì quá đói. Lại có cả cảnh đám cưới nhưng
phẩm minh họa
cưới để chạy đói.
-> Thêm câu : Mỗi
tác phẩm, mỗi nhân
vật là một góc nhìn
về cuộc sống nghèo
đói noi làng quê
3. Bài tập 3:
Hãy phân tích việc dùng quan hệ từ trong các
- Thảo luận
câu sau và chữa lỗi diễn đạt:
+ Nhóm 1: Bài 3a

a. Vì thế, trong số trường học, để giúp học sinh
Vì thế: Không biểu hiểu biết về luật giao thông nên bằng nhiều
đạt mục đích
biện pháp hướng dẫn cho HS, SV.
-> Để
+ Nhóm 2: Bài 3b
b. Tỉ lệ người dân sống trong thành phố lớn dễ
Bởi, vì: Lặp từ
bị bệnh bởi không khí ô nhiễm hơn người dân
-> Tỉ lệ người dân sống ở vùng nông thôn, vì ở nông thôn không
sống trong thành
khí không ô nhiễm bởi có ít nhà máy và xe cộ.
phố lớn dễ bị bệnh
bởi không khí ô
nhiễm hơn người
dân sống ở vùng


nông thôn vì có ít
nhà máy và xe cộ
nên không khí không
ô nhiễm

.
E. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS: - Nắm được khái niệm kĩ năng diễn đạt, yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết
- Hoàn thiện các bài tập
- Thực hành chữa các lỗi diễn đạt trong bài làm văn của bản thân
F. Rút kinh nghiệm:



Ngày soạn:
Lớp:
Tiết: 5, 6
Đọc văn:

Ngày dạy:

KHÁI QUÁT VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Nắm được những đặc điểm lịch sử xã hội tác động đến sự phát triển của VHTĐ Việt
Nam
- Nắm được những nét chính về nội dung của VHTĐVN, từ đó có cái nhìn toàn diện
và sâu sắc hơn về những tác phẩm VHTĐ đã học
- Nắm được những nét chính về NT của VHTĐ VN
- Biết cách phân tích giá trị NT của một tác phẩm VHTĐ
- Nắm được vai trò ý nghĩa của tác phẩm vhtđ trong đời sống tinh thần và sự phát
triển của VH dân tộc.
B. Phương tiện dạy – học:
- SGK, SGV
- GV thiết kế bài giảng.
C. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy - học theo cách kết hợp các hình thức nêu vấn đề, trao đổi - thảo luận và
trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Chúng ta đã đi qua một chặng đường văn học của dân tộc với nhiều tác phẩm hay và tiêu

biểu thời kì trung đại. Bài học này cung cấp cho các em những cái nhìn khái quát hệ thống kiến
thức đã học để giúp xây dựng nền tảng học tốt hơn các tác phẩm kì I Ngữ văn 11.
Hoạt động của GV

- Nêu những đặc
điểm lịch sử tác động
đến VHTĐVN? Phân
tích từng đặc điểm và
nêu VD cụ thể?

Hoạt động của HS

- Tìm hiểu chức
năng phản ảnh lịch
sử - xã hội của văn
học

Yêu cầu cần đạt
TIẾT 1:
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ XÃ HỘI TÁC
ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VHTĐ VN
1. Về lịch sử của dân tộc:
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, lịch sử dân tộc có
2 đặc điểm nổi bật:
- Đất nước tiến hành giành quyền độc lập, tự chủ,
tiến hành nhiều cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Tiến hành công cuộc xây dựng đất nước với ý
thức tự cường dân tộc
a. Kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ đất



nước:
- Kháng chiến chống quân XL Tống (TK XI)
- Ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên
thời Trần (TK XIII)
- Khởi nghĩa Lam Sơn (TK XV)
- KN Tây Sơn (Cuối TK XVIII)
=> Những cuộc kháng chiến chống XL bảo vệ tổ
quốc đã đem đến cho VHTĐ VN yêu nước mang
âm hưởng chủ đạo là hào hùng và đôi khi là bi
tráng.
VD : Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo
bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
b. Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển nền
văn hoá dân tộc.
=> Sự nghiệp kiến quốc này có ảnh hưởng mạnh
mẽ tới VHTĐ
VD: Chiếu dời đô, Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia, Trích diễm thi tập...
- Trình bày đặc điểm - Tìm hiểu hệ
2. Về lịch sử chế độ phong kiến
của chế độ PKVN?
thống tư tưởng định
Chế độ phong kiến VN phát triển qua 2 giai
Đặc điểm đó tác
hướng phát triển
đoạn :
động như thế nào đến VHTĐ
- Từ TK X – XV : XD chế độ PK độc lập tự chủ
VH? VHTĐVN có

và phát triển tới đỉnh cao với thời đại của Lê
những ND chính
Thánh Tông.
nào?
- Từ TK XVI trở đi : Chế độ PK từng bước lâm
vào khủng hoảng để rồi từ suy thoái đến suy tàn ở
cuối TK XIX, đầu TK XX.
- Để XD 1 quốc gia PK độc lập tự chủ, nhà nước
PK VN đã phát huy truyền thống dân tộc và tiếp
thu ảnh hưởng từ PKTQ
+ CN yêu nước
+ CN nhân đạo
-> Ảnh hưởng của PG, Nho giáo, tư tưởng Lão,
Trang
VD: Tỏ lòng, Đại Việt sử kí toàn thư...
- Khi chế độ PK có những biểu hiện khủng hoảng
và nhất là lúc chế độ phong kiến dần suy thoáI,
nội dung VH cũng có sự thay đổi: Từ âm hưởng
ngợi ca sang âm hưởng phê phán, tố cáo hiện
thực xã hội.
VD: Thơ NBK, Truyện Kiều…
* Kết luận: Những tác động, ảnh hưởng từ lịch
sử xã hội là rất to lớn đối với sự phát triển của
VHTĐVN
VAI TRÒ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VHTĐ


- Vai trò ý nghĩa của - Trình bày giá trị
tác phẩm VHTĐ
đóng góp của

trong đời sống tinh
VHTĐ trong đồi
thần của dân tộc?
sống

- Vai trò ý nghĩa của - Trình bày giá trị
tác phẩm VHTĐ đối đóng góp của
với VH dân tộc?
VHTĐ trong dòng
chảy VH dân tộc

- Đặc điểm ND yêu
nước của VHTĐ?

- Chỉ ra đặc điểm
CN yêu nước

TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA VH DÂN TỘC
1. Đối với đời sống tinh thần dân tộc
- Văn học trung đại đã góp phần vào việc giữ gìn
và phát triển những truyền thống văn hoá, tinh
thần của dân tộc VN mà tiêu biểu nhất là truyền
thống yêu nước và truyền thống nhân đạo
+ Yêu nước: Tỏ lòng, Phú sông Bạch Đằng, Đại
Cáo bình Ngô,…
+ Nhân đạo: Đọc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều,…
- VHTĐ còn góp phần làm phong phú và làm
giàu đời sống tinh thần của dân tộc bằng việc tiếp
thu những tinh hoa văn hoá, văn học nước ngoài:

Những yếu tố tích cực của đạo Phật, Nho, Lão
Trang đã đem vào đời sống của người Việt tư
tưởng nhân đạo và chiều sâu triết lí.
VD: Nhàn, Cáo bệnh bảo mọi người
2. Đối với văn học
- VHTĐ đã tiếp thu, kế thừa truyền thống của
VH dân gian, đồng thời kết tinh những truyền
thống đó bằng những thành tựu nghệ thuật hết
sức rực rỡ.
VD: Truyện Kiều, Thơ HXH, Thơ NBK…
- VHTĐ VN đã làm nên những truyền thống,
những thành tựu nghệ thuật lớn cho chính mình.
Đó là những quan niệm nghệ thuật, quan niệm
thẩm mĩ, là hệ thống thể loại, hệ thống ngôn ngữ,
hệ thống hình tượng…mang những đặc điểm
riêng của VHTĐ
- Điều đáng ghi nhận nữa là những thành tựu
nghệ thuật của VHTĐ VN đã trở thành một kho
tàng quý giá để VH hiện đại tiếp thu, kế thừa và
phát triển.
TIẾT 2:
KHÁI QUÁT NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI
DUNG CỦA VHTĐ VN
Nhìn một cách khái quát, VHTĐ VN có những
nội dung chính:
- Chủ nghĩa yêu nước:
- CN nhân đạo
- Cảm hứng thế sự
1. Chủ nghĩa yêu nước :
CN yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá

trình hình thành và phát triển của VHTĐVN
- Đặc điểm : Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa


truyền thống yêu nước của dân tộc và tư
tưởng trung quân ái quốc. Tuy nhiên sự li tâm với
tư tưởng này càng về sau càng rõ nét.
- Nội dung yêu nước - Nêu các khía
- Biểu hiện :
có những biểu hiện
cạnh của CN yêu
+ Khi đất nước có giặc ngoại xâm :
như thế nào? Nêu VD nước
Lòng căm thù giặc
cụ thể?
Tinh thần quyết chiến quyết thắng với kẻ thù
xâm lược
Ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc...
-> Tác phẩm : Tỏ lòng, Phú sông BĐ, Đại cáo
bình Ngô...
+ Khi đất nước hoà bình:
Tình yêu thiên nhiên, đất nước, sự gắn bó tha
thiết với quê hương
Ý thức giữ gìn và chấn hưng nền VHDT
-> Tác phẩm: Quy hứng, Cảnh ngày hè, Tựa
“Trích diễm thi tập”…
- Đặc điểm và biểu
- Trình bày đặc
2. Chủ nghĩa nhân đạo:
hiện của CNNĐ

điểm và biểu hiện
- Cũng là một nội dung lớn xuyên suốt của
trong VHTĐVN?
CN nhân đạo
VHTĐ VN
Nêu VD?
- Đặc điểm: Truyền thống nhân đạo VN kết hợp
với tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của NG,
PG, Lão Trang
- Biểu hiện:
+ Tình yêu thương đối với con người
+ Sự lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo
+ Tiếng nói khẳng định, đề cao con người và
khát vọng chân chính (sống, hạnh phúc, công lí,
chính nghĩa)
-> Tác phẩm: Nhàn, Độc Tiểu Thanh kí, Chinh
phụ ngâm, Truyện Kiều, Đại cáo bình Ngô
- Biểu hiện của cảm - Trình bày biểu
3. Cảm hứng thế sự
hứng thế sự trong
hiện cảm hứng thế - Xuất hiện rõ nét trong VHTĐ cuối thời Trần,
VHTĐVN?
sự
khi mà triều đại PK nhà Trần đã có những biểu
hiện suy tàn
+ Bài thơ làm tháng 6 năm Nhâm Dần(Trần
Nguyên Đán)
+ Thơ NBK
+ Thượng kinh kí sự…
- Cảm hứng thế sự trong VHTĐ góp phần tạo

tiền đề cho sự ra đời của VH hiện thực thời kì
sau”
KHÁI QUÁT NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NGHỆ
THUẬT CỦA VHTĐ VN
- Tính quy phạm và - Chỉ ra những biểu 1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm


sự phá vỡ tính quy
phạm trong VHTĐ
VN được thể hiện
như thế nào?

- Khuynh hướng
trang nhã và xu
hương bình dị trong
VHTĐ VN được thể
hiện như thế nào?
Nêu VD?

- Việc tiếp thu tinh
hoa văn hoá văn học
nước ngoài trong
VHTĐ VN được thể
hiện như thế nào?

hiện khuôn mẫu

- Tính quy phạm thể hiện ở nhiều phương diện,
từ quan điểm văn học, tư duy NT đến thể loại,
ngôn ngữ NT, hình tượng NT

+ Thể loại: Thơ Đường luật
+ Ngôn ngữ: Nhiều điển cố, thi liệu Hán
+ Hình tượng NT: Người quân tử (tùng, trúc…),
thiên nhiên (phong, hoa, tuyết…), tứ quý (ngư,
tiều, canh, mục)
-> VHTĐ thường thiên về ước lệ, tượng trưng
- Sự phá vỡ tính quy phạm: Nguyễn Du, Nguyễn
Khuyến…
- Phân biệt sự khác 2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình
nhau trong cách
dị.
thức thể hiện bác
- Khuynh hướng trang nhã thể hiện trong cả đề
học và bình dân
tài, hình tượng NT, ngôn ngữ NT
VD: Liễu , cúc, mai – Người phụ nữ đẹp, yểu
điệu
- Trong quá trình phát triển, khuynh hướng trang
nhã càng về sau càng đi cùng xu hướng bình dị.
VD: Bánh trôi nước – Người phụ nữ trong trắng,
thuỷ chung
- Tìm hiểu quá
3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học
trình tiếp thu chọn nước ngoài
lọc VH nước ngoài - Giai đoạn đầu của VHTĐVN:
ở VN
+ Ngôn ngữ: Chủ yếu là chữ Hán
+ Thể loại: Chủ yếu là những thể loại VHTQ
+ Về thi liệu: Chủ yếu là những điển cố, thi liệu
Hán văn

- Từ TKỉ XV trở đi:
+ Về ngôn ngữ: Chữ Hán và chữ Nôm
+ Thể loại: Xuất hiện những thể loại mới: Thơ
Nôm Đường luật, ngâm khúc song thất lục bát…
+ Thi liệu: Xuất hiện những thi liệu lấy từ
VHDG.

E. Củng cố, dặn dò :
Yêu cầu HS : - Học thuộc các bài thơ, nắm cốt truyện các tác phẩm đã học
- Tìm biểu hiện ND, NT của VHTĐ thể hiện trong các tác phẩm
F. Rút kinh nghiệm :


Ngày soạn:
Lớp:
Tiết: 7, 8, 9, 10
Làm văn:

Ngày dạy:

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Trau dồi kĩ năng làm bài văn.
- Tăng cường vốn ngôn từ, khả năng đặt câu, liên kết đoạn.
- Nhận diện kiểu bài và đi đúng hướng yêu cầu của đề.
B. Phương tiện dạy –học:
- SGK, SGV
- GV soạn thiết kế bài giảng
C. Cách thức tiến hành:
GV tổ chức tiến hành dạy – học theo phương pháp diễn giải, thuyết minh, đàm thoại, phát

vấn.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Tiết bám sát 7, 8, 9, 10 sẽ giúp chúng ta củng cố lại kí năng làm văn để tạo lập các văn bản
hiệu quả trong các tiết viết bài.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Cho ví dụ về kiểu bài
- Kể lại các đề bài đã
nghị luận về 1 hiện tượng từng thực hành
đời sống đã từng gặp?

- Đọc đề bài để làm gì?

- Nêu mục đích định
hướng của đề bài

Yêu cầu cần đạt
TIẾT 1:
A. Nghị luận xã hội
I. Nghị luận về 1 hiện tượng đời sống
1. Dạng đề
- Bàn về...Suy nghĩ về...Ý kiến về....
+ Ô nhiễm môi trường
+ Bạo lực học đường

+ Vi phạm an toàn giao thông
+ Tấm gương học sinh nghèo vượt khó
+ Hành động gan dạ cứu người...
2. Phân tích đề
- Xác định nội dung nghị luận: Đề yêu cầu
bàn luận về vấn đề gì?
- Xác định thái độ quan điểm: Vấn đề cần
bàn luận tích cực cần tuyên dương, phát
huy hay tiêu cực cần lên án, bác bỏ?
- Xác định phạm vi: Vấn đề diễn ra ở đối


tượng nào? Địa bàn nào?
3. Lập dàn ý
- Mở bài cần làm gì?
- Nêu nhiệm vụ của
a. Mở bài
mở bài?
- Giới thiệu bối cảnh đời sống xã hội hiện
nay
- Khẳng định tính cấp thiết nảy sinh vấn đề
trong xã hội
- Thân bài cần nêu
- Trình bày các luận
b. Thân bài
những ý nào xoay quanh điểm
* Thực trạng: Vấn đề đang diễn ra như thế
vấn đề?
nào?
- Mức độ, tần suất của vấn đề

- Đối tượng tập trung các biểu hiện
- Số liệu thống kê
* Hậu quả: Vấn đề tác động đến đời sống
xã hội như thế nào?
- Tích cực hay tiêu cực?
- Phạm vi rộng, phạm vi hẹp ra sao?
* Nguyên nhân: Tại sao lại nảy sinh vấn
đề?
- Khách quan
- Chủ quan
* Giải pháp: Làm cách nào để giải quyết
vấn đề?
- Phát huy hay bác bỏ?
- Cá nhân thực hiện hay chung tay cộng
đồng?
- Giải quyết được vấn đề đem lại điều gì
cho đời sống xã hội?
- Kết bài cần làm gì?
- Nêu nhiệm vụ của
c. Kết bài
kết bài
- Khái quát vấn đề
- Đưa ra thông điệp kêu gọi hành động
- Giao đề bài
- Nhận đề
4. Luyện tập
Suy nghĩ về hiện tượng học sinh hút
thuốc lá?
Hướng dẫn:
- Chia nhóm, hướng dẫn - Thảo luận theo 4

- Vấn đề tiêu cực
học sinh tập trung xây
nhóm tương ứng với 4 - Quan điểm: Lên án, bác bỏ
dựng luận điểm phần
luận điểm
* Thực trạng:
thân bài
- Hiện nay nhiều người sử dụng thuốc lá,
tập trung ở đối tượng thanh thiếu niên.
- Trong các trường học xuất hiện học sinh
hút thuốc lá, đặc biệt là nam học sinh.
* Hậu quả:
- Sức khỏe người sử dụng, người hít phải
khói thuốc bị suy giảm


- Cho ví dụ về kiểu bài
nghị luận về 1 quan

- Kể lại các đề bài đã
từng thực hành

+ Ung thư phổi
+ Răng miệng
+ Huyết áp…
- Gây ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi,
khả năng lao động của nguồn nhân lực
tương lai của đất nước
- Hao tổn tài chính
- Làm mất đi nét đẹp học đường, vi phạm

nội qui trường lớp.
- Ảnh hưởng tới kết quả học tập, hạnh
kiểm
- Ô nhiễm môi trường
- Gia tăng tệ buôn lậu thuốc lá gây mất trật
tự an ninh…
* Nguyên nhân:
- Chưa nhận thức đầy đủ tác hại của thuốc

- Tuổi trẻ thích khẳng định cái tôi, thể hiện
là người lớn
- Cá tính tò mò, khám phá cái mới
- Sự a dua, đua đòi theo bạn bè chứng tỏ
sức mạnh uy quyền đàn anh, đàn chị.
- Giải tỏa những khúc mắc về tâm sinh lí
- Sự buông lỏng của nội qui trường lớp
- Sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình
- Sự lôi kéo của các đối tượng xấu bên
ngoài xã hội...
* Giải pháp:
- Tuyền truyền giáo dục tác hại của thuốc

+ Treo băng zôn, khẩu hiệu…
+ Tổ chức tọa đàm, các cuộc thi tìm hiểu
+ Tăng cường các tiết học ngoại khóa,
chức năng bộ môn GDCD
- Phát hiện xử lí nghiêm các học sinh vi
phạm
- Quan tâm gần gũi các học sinh cá biệt
- Nghiêm cấm việc bán thuốc lá với học

sinh tại các quán
TIẾT 2:
A. Nghị luận xã hội
II. Nghị luận về 1 quan niệm, tư tưởng
đạo đức
1. Dạng đề
- Bàn về...Suy nghĩ về...Ý kiến về....


niệm, tư tưởng đã từng
gặp?
- Đọc đề bài để làm gì?

- Nêu mục đích định
hướng của đề bài

- Mở bài cần làm gì?

- Nêu nhiệm vụ của
mở bài?

- Thân bài cần nêu
những ý nào xoay quanh
quan niệm, tư tưởng?

- Trình bày các luận
điểm

+ Một phẩm chất: Kiên trì, dũng cảm...
+ Câu tục ngữ, thành ngữ

+ Ý kiến nhận định
+ Câu chuyện ngụ ngôn...
2. Phân tích đề
- Xác định nội dung nghị luận: Đề yêu cầu
bàn luận về quan niệm, tư tưởng gì?
- Xác định thái độ quan điểm: Quan niệm
tư tưởng đó đúng hay sai so với chuẩn mực
đạo đức?
- Xác định phạm vi: Quan niệm, tư tưởng
nảy sinh ở thời đại nào? Hiện nay còn phù
hợp hay không?
3. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu bối cảnh đời sống xã hội hiện
nay
- Giới thiệu về truyền thống đạo đức dân
tộc
- Sự nảy sinh của quan niệm, tư tưởng
b. Thân bài
* Giải thích: Cắt nghĩa thế nào là quan
niệm, tư tưởng cần bàn bạc?
- Nghĩa đen
- Nghĩa bóng
- Các biểu hiện của quan niệm, tư tưởng
* Thực trạng: Quan niệm, tư tưởng đang
diễn ra như thế nào?
- Mức độ, tần suất của quan niệm, tư
tưởng
- Đối tượng tập trung các biểu hiện
- Số liệu thống kê

* Hậu quả: Quan niệm, tư tưởng tác động
đến đời sống xã hội như thế nào?
- Tích cực hay tiêu cực?
- Phạm vi rộng, phạm vi hẹp ra sao?
* Nguyên nhân: Tại sao lại nảy sinh quan
niệm, tư tưởng?
- Khách quan
- Chủ quan
* Giải pháp: Làm cách nào để giải quyết
quan niệm, tư tưởng?
- Phát huy hay bác bỏ?
- Cá nhân thực hiện hay chung tay cộng
đồng?


- Giải quyết được quan niệm, tư tưởng
đem lại điều gì cho đời sống xã hội?
- Kết bài cần làm gì?
- Nêu nhiệm vụ của
c. Kết bài
kết bài
- Khái quát quan niệm tư tưởng
- Khẳng định giá trị của quan niệm tư
tưởng với đời sống xã hội hiện nay.
- Giao đề bài
- Nhận đề
4. Luyện tập
Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn
minh, thanh lịch
Hướng dẫn:

- Chia nhóm, hướng dẫn - Thảo luận theo 5
- Quan niệm, tư tưởng: Đúng cần đước
học sinh tập trung xây
nhóm tương ứng với 5 quan tâm phát huy
dựng luận điểm phần
luận điểm
- Quan niệm phù hợp với mọi thời đại, đặc
thân bài
biệt cần thiết với học sinh hiện nay
* Giải thích:
- Thế nào là lời ăn tiếng nói văn minh
thanh lịch?
+ Thể hiện thái độ tôn trọng người giao
tiếp
+ Sử dụng từ ngữ chuẩn mực, đặt câu
đúng ngữ pháp, phù hợp với văn cảnh
+ Đưa ra lời khen – chê, lời cảm ơn – xin
lỗi kịp thời…
- Tại sao lại phải có lời ăn tiếng nói văn
minh, thanh lịch?
+ Lời nói là phương tiện giao tiếp giúp
mọi người truyền đạt thông tin tình cảm.
Nếu không có lời ăn tiếng nói văn minh,
thanh lịch sẽ làm người nghe ( Đọc ) hiểu
sai mục đích giao tiếp, không tạo lập được
mối quan hệ thân thiết, tốt đẹp giữa người
và người
+ Lời nói thể hiện trình độ văn hóa, phẩm
chất đạo đức của mỗi người về ấn tượng
ban đầu khi giao tiếp

VD: Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
+ Lời nói là dạng thức tồn tại của một
ngôn ngữ, phản ánh nét đẹp văn hóa của
mỗi dân tộc
* Thực trạng:
- Một bộ phận HS chưa tạo lập được lời ăn
tiếng nói thể hiện sự văn minh, thanh lịch
+ Hiện tượng nói tục, chửi bậy
+ Hiện tượng nói trống không


- Cho ví dụ về kiểu bài
nghị luận về 1 tác phẩm
tự sự đã từng gặp?

- Kể lại các đề bài đã
từng thực hành

- Đọc đề bài để làm gì?

- Nêu mục đích định
hướng của đề bài

+ Hiện tượng pha tạp ngôn ngữ nước
ngoài bừa bãi
+ Hiện tượng sử dụng lời khen – chê, lời
cảm ơn – xin lỗi không đúng mục đích
( Xu nịnh, dè bỉu, hình thức…)
* Nguyên nhân:

- Ngay từ khi tập nói, trẻ nhỏ đã biết bắt
chước ngôn từ của người lớn. Môi trường
giao tiếp thiếu văn minh, thanh lịch sẽ hình
thành thói quen sử dụng ngôn ngữ không
đẹp
- Nề nếp trường lớp cũng chưa thật chú
trọng nhắc nhở, kiểm soát những phát ngôn
của HS
- Sự phát triển của xã hội kéo theo sự du
nhập tràn lan của những nền văn hóa nước
ngoài
* Biện pháp:
- Nâng cao tình yêu tiếng Việt để khai thác
và sử dụng tiếng mẹ đẻ có hiệu quả
- Cân nhắc, lựa chọn từ ngữ, câu văn trước
khi phát ngôn
VD: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau
Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Tăng cường chất lượng giảng dạy bộ
môn Ngữ văn
- Giám sát việc phát ngôn của HS trong
nhà trường cần chặt chẽ hơn
- Kiểm soát, chọn lọc sự du nhập ngôn ngữ
nước ngoài
TIẾT 3:
B. Nghị luận văn học
I. Nghị luận tác phẩm tự sự
1. Dạng đề
- Phân tích...Bình luận...Cảm nhận...

+ Một tác phẩm truyện
+ Giá trị tư tưởng của tác phẩm
+ Một đoạn trích, chi tiết nghệ thuật
+ Một thủ pháp nghệ thuật
+ Nhân vật...
2. Phân tích đề
- Xác định nội dung nghị luận: Đề yêu cầu
bàn về tác phẩm nào? Của ai?
- Xác định phạm vi: Bàn về toàn bộ tác


×