Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Tìm hiểu về tính cách người Việt Nam qua đời sống tình cảm trong so sánh với người Hàn Quốc.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 124 trang )

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tìm hiểu tính cách người Việt Nam qua đời sống tình cảm
trong so sánh với người Hàn Quốc

HÀ NỘI - 2015

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................2
MỞ ĐẦU.................................................................................................................3
Chương 1................................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................11
1.1. Khái niệm tính cách dân tộc......................................................................11
1.2. Khái niệm của đời sống tình cảm..............................................................28
1.3. Mối quan hệ giữa tính cách và đời sống tình cảm của mỗi dân tộc..........40
Chương 2................................................................................................................47
ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VIỆT NAM HIỆN ĐẠI...........................47
TRONG SỰ SO SÁNH VỚI NGƯỜI HÀN QUỐC.............................................47
2.1. Đời sống tình cảm trong tình yêu đôi lứa..................................................48
2.2. Đời sống tình cảm trong gia đình..............................................................57
Các quốc gia trên thế giới cũng nhận thức rõ rằng, củng cố sự vững chắc của gia
đình là nhân tố quan trọng để ổn định và phát triển đất nước. ở Việt Nam, vấn đề
gia đình đang được đặt ra với vị trí mang tầm chiến lược quốc gia. Từ Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã
khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời
người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các
chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến
bộ. Trong suốt quá trình lịch sử, gia đình Việt Nam đã hình thành nên một hệ


thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng xử, trong nếp sống thể hiện quan
niệm và cách lựa chọn riêng mang bản sắc của người Việt và tạo nên những nét
đặc thù riêng của văn hóa gia đình Việt Nam nói chung và văn hóa nông thôn
Việt Nam nói riêng và được chính gia đình duy trì và bảo vệ các giá trị đó thông
qua chức năng xã hội hóa từ đời này sang đời khác.Nhiều nhà nghiên cứu đã
nhận xét rằng, quy mô của gia đình nông thôn Việt Nam truyền thống là gia đình
nhiều thế hệ cùng chung sống trên một mảnh đất của tổ tiên. Cùng chung sống
dưới một mái nhà, cùng chia sẻ những ngọt bùi trong cuộc sống, đó là một hình
thức của kiểu gia đình truyền thống. Và văn hóa của gia đình như những chuẩn
mực ứng xử của con người được thể hiện ra trong mọi hoạt động, mọi hành vi,
mọi nếp nghĩ từ chốn ở, cách ăn, cách làm, lối sinh hoạt đến cách ứng xử nhân
2


thế. Nếu như con người là sản phẩm đặc sắc nhất, cao nhất của tự nhiên thì văn
hóa cũng là cái sản phẩm tự nhiên đặc sắc được con người tác động lên, biến đổi
và tạo ra như những phương tiện nhằm phục vụ và thỏa mãn cuộc sống và sự
phát triển của mình. Những hoạt động đó, những hành vi đó được lặp lại, được
xử lý uốn nắn, được đúc rút trở thành những kinh nghiệm, những thói quen,
những nguyên tắc, những chuẩn mực hướng dẫn lại hoạt động của con người.
Trong cùng một phạm vi gia đình, con người có rất nhiều mối quan hệ: quan hệ
vợ chồng, quan hệ cha mẹ con cái, quan hệ anh chị em, quan hệ mẹ chồng nàng
dâu, quan hệ bố chồngcon dâu, quan hệ anh chị em chồng, ................................57
2.3. Đời sống tình cảm trong quan hệ với đồng nghiệp...................................64
2.3.2.1. Tính khoan dung, nhường nhịn...........................................................66
Chương 3................................................................................................................73
TÍNH CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM..............................................................73
QUA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT.....................................73
3.1. Khái quát tính cách nổi bật........................................................................73
3.2. So sánh với tính cách của người Hàn Quốc..............................................88

3.3. Những suy nghĩ, đề xuất............................................................................97
KẾT LUẬN.........................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................112
Phụ lục..................................................................................................................114

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Hoạt động văn hoá là hoạt động sản xuất ra cả giá trị vật chất và giá
trị tinh thần nhằm giáo dục con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ
trong đời sống. Một cách tổng quát có thể hiểu văn hóa là lối sống của một
nhóm người ở trong một khu vực địa lý nào đó như cả một dân tộc trong
3


một quốc gia. Có xã hội loài người là có văn hóa bởi vì có những kết quả
hoạt động ý thức của con người.
Tình cảm của con người cũng thuộc về văn hóa. Tình cảm là giá trị
văn hóa đáp ứng nhu cầu tồn tại và các nhu cầu đặc biệt thiêng liêng, đó là
tình thương, tình yêu, hạnh phúc, trách nhiệm, nghĩa vụ tinh thần mang tính
người của con người. Trước hết tình cảm của con người đáp ứng nhu cầu
tồn tại và phát triển của các cá nhân đặc biệt là các cá thể người vừa được
sinh thành. Sức mạnh của tình cảm, thông qua tình thương của mọi người
che chở cho các cá thể đó lớn lên. Tình cảm được con người nhận thức, lựa
chọn tìm đến những phương thức ứng xử được xem là phù hợp và thích
hợp với mỗi kiểu loại xã hội ở từng giai đoạn lịch sử, để hình thành cái hệ
thống giá trị chuẩn mực.
Tình cảm có vai trò chi phối, điều tiết các quan hệ của xã hội, chi
phối các phương thức ứng xử của các thành viên. Tình cảm là yếu tố cần
thiết để hoàn thiện nhân cách đối với tất cả mỗi con người bình thường
trong xã hội. Người ta chào đời và đã được đặt trong tình cảm của gia đình,

của cộng đồng, một xã hội, từ đó bản thân ta hình thành nhân cách. Một
dân tộc cũng vậy. Tình cảm là thứ vô cùng quan trọng trong đời sống của
các dân tộc. Nó hình thành nên đời sống tình cảm giữa người với người. Từ
đó nó tác động tới nhân cách con người, đem lại một tính cách riêng cho
toàn dân tộc. Như vậy, đời sống tình cảm là dạng đặc thù của văn hóa cộng
đồng bao gồm tổng thể sống động các hoạt động sống của xã hội mang đặc
trưng văn hóa bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, thị hiếu
của cộng đồng mà các thành viên xã hội đã lựa chọn để ứng xử với nhau
trong gia đình và ngoài xã hội. Chỉ có thông qua sự hình thành và phát triển
của nhân cách, loài người mới trở nên khác biệt với tất cả các loài động vật
khác, chỉ có loài người mới tạo ra được văn hóa và mỗi con người, với tư
cách là một thành viên của xã hội tiếp thu văn hóa để hình thành nhân cách
4


của mình. Ngoài ra, giao tiếp, tình cảm có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để
có những mối quan hệ thân thiện trong hợp tác trong các hoạt động xã hội.
Đời sống tình cảm của người Việt Nam đã được hình thành qua 4000
năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá tình cảm được cha ông
Việt Nam lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Trong sách “Tìm về
bản sắc văn hóa Việt Nam” của GS. TSKH Trần Ngọc Thêm đã khẳng
định: Ở phương Đông “một bồ cái lý, không bằng một tí cái tình” cho thấy
người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thường thể
hiện tính trọng tình một cách rõ rệt. Chắc rất nhiều người nước ngoài đã
nghề thấy câu này tại Việt Nam. Ngoài ra, tính trọng tình của người Việt
Nam thể hiện nhiều trong các câu tục ngữ, ca dao. Chẳng hạn như: “Bán
anh em xa, mua láng giềng gần”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Nó
tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân
cư, trong tình bạn trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường, trong
kinh doanh, đàm phán- thương lượng khi có những bất công có thể dẫn đến

xung đột. Trong sự phát triển mạnh mẽ phong trào hiện đại hóa cuộc sống
muôn mặt, toàn đất nước, có nhiều biến đổi tích cực. Đó là một sự thật lớn
ai cũng thấy rõ. Song cũng lại có một sự thật khác xuất hiện làm không ít
người lo ngại; đó là một số nhân tố truyền thống vốn có trong dân tộc Việt
Nam đang bị phá vỡ hoặc bào mòn nghiêm trọng. Hơn nữa, cũng phải đánh
giá công bằng, lối sống trọng tình của người Việt có cả nhược điểm mà khi
người nước ngoài bước vào Việt Nam làm việc đều cảm thấy khó hiểu.
Tôi đã sống ở Việt Nam nhiều năm và trong cuộc sống hàng ngày
phát hiện ra nhiều người nước ngoài hay gặp khó khăn do chưa hiểu về đời
sống tình cảm của người Việt Nam và phê phán về văn hóa Việt Nam . Để
thu hút được đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc xem xét và tạo dựng
một môi trường đầu tư hấp dẫn trong đó, hạn chế thấp nhất những rào cản
gây e ngại cho các nhà đầu tư trở thành một yêu cầu bức thiết. Bên cạnh
5


những rào cản lớn như sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, hệ thống luật pháp
còn nhiều hạn chế, v.v., vấn đề về khác biệt văn hóa cũng được xem là một
trong những thách thức đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt
Nam. Thực tế cho thấy, đã có không ít dự án đầu tư thất bại với nguyên
nhân chủ yếu xuất phát từ những rào cản về văn hóa. Hệ quả của nó không
chỉ dừng lại ở những tổn thất cho bên nhận đầu tư là Việt Nam mà còn ảnh
hưởng đến tâm lý nhà đầu tư nước ngoài, cản trở họ quay lại Việt Nam và
khiến họ tìm đến những thị trường khác. Do những lý trên, tôi muốn nghiên
cứu về đời sống tình cảm của người Việt để thứ nhất là tôi sẽ tìm hiểu sâu
sắc hơn về người Việt và thứ hai là giúp đỡ người ta tìm hiểu về đặc tính
của người Việt Nam và giúp người nước ngoài dễ thích ứng văn hóa Việt
Nam. Ở luận văn, tôi sẽ so sánh đời sống tình cảm của người Việt với
người Hàn Quốc vì hiện giờ số lượng người Hàn Quốc tới Việt Nam tương
đối đông cả bao gồm bản thân tôi và Việt Nam và Hàn Quốc đều vẫn còn

đời sống tình cảm từ xưa đến nay. Luận văn sẽ là bản đồ văn hóa hướng
dẫn cho cả người Việt và người nước ngoài có một cuộc sống và môi
trường làm việc tốt hơn tại đây.
Từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Tìm hiểu về
tính cách người Việt Nam qua đời sống tình cảm trong so sánh với người
Hàn Quốc.”
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về đời sống tình cảm đã được một số nhà nghiên cứu, lý
luận văn hóa, quản lý văn hóa quan tâm, đã có một số đề tài, công trình của
các tác giả đi trước đề cập đến những vấn đề mà luận án nghiên cứu.
Ở Liên Xô (cũ), từ những năm 70 của thế kỷ XX đã có những công
trình nghiên cứu lớn về văn hóa tinh thần của các nhà khoa học Marxism
(Mác-xít). Trong đó có công trình viết tổng hợp thành hệ thống lý luận văn
6


hóa như: "Cơ sở lý luận văn hóa Mác-Lênin" do GS.TS A.I.Acnônđốp chủ
biên, NXB Văn hóa - Trường Văn hóa tại TP Hồ Chí Minh. Công trình này
chủ yếu thuyết giải về những nguyên tắc Mác-xít trong việc nhận thức và
xử lý văn hóa tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Công trình có những kết luận
khoa học có thể kế thừa, nhưng cũng có những kết luận mà thực tiễn sống
của xã hội hiện đại đang đòi hỏi phải được nghiên cứu, thảo luận thêm.
Ở phương Tây, từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, từ sự khủng
hoảng của các mô hình phát triển trên thế giới, đã xuất hiện hàng loạt các
công trình nghiên cứu về văn hóa với khuynh hướng chung là khẳng định
vai trò quan trọng không thể thiếu của văn hóa tinh thần trong phát triển,
đối với phát triển. Trong đó có các công trình như: "Phản phát triển cái giá
phải trả của chủ nghĩa tự do" của Richard Bergeron, NXB CTQG, HN,
1995; "Tạo dựng nền văn minh mới chính trị của làn sóng thứ ba" của
Alvin Toffler và Heidi Toffler, NXB CTQG, HN, 1996; "Cạm bẫy phát

triển: cơ hội và thách thức" của Tames Goldsmith, NXB CTQG, HN, 1997;
vv…
Ở Trung Quốc, thời kỳ từ cải cách mở cửa đến nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu về nền văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa. Trong số đó
có công trình lớn được in thành sách: "Cải cách thể chế văn hóa" gồm 2 tập
do Khang Thức Chiêu chủ biên, NXB CTQG, HN, 1996. Những kết quả
nghiên cứu về văn hóa và đời sống tình cảm ở phương Tây cũng như ở
Trung Quốc đều rất đáng được tham khảo trong nghiên cứu và xử lý văn
hóa ở nước ta.
Ở Hy Lạp cổ đại, các bài viết của các tác giả như Aristoteles, Platon
và các tác giả cũng đã bước đầu nghiên cứu về đời sống đời sống tình cảm
của con người nhưng phải đến cuối thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ 19 những vấn
đề liên quan đến đời sống tình cảm của con người mới được các nhà
7


nghiên cứu quan tâm thực sự. Từ năm 1899 bắt đầu phát triển những
nghiên cứu về đời sống tình cảm với các công trình của Veblen, David
Piesman,… Năm 1936, Léo Lagrange coi việc nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần của con người như một thành quả cuộc đấu tranh cho phẩm giá
người công nhân khi ông tuyên bố: “Chúng tôi muốn người công chức,
người nông dân, kẻ thất nghiệp tìm thấy trong nhàn rỗi niềm vui sống và ý
nghĩa phẩm giá của họ”[31, tr.3].
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu đời sống tình cảm được triển khai mạnh
mẽ ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng sự nghiệp đổi mới
và nhà nước Việt Nam tuyên bố hưởng ứng "Thập kỷ thế giới phát triển
văn hóa" do Tổ chức văn hóa, giáo dục và khoa học của Liên hiệp quốc
(UNESCO) phát động. Hàng loại các công trình nghiên cứu liên quan đến
các đề tài đó đã được công bố, trong đó có: Luận án PTS triết học đề tài:
"Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh thần của xã hội

Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội" của tác giả Trần Khắc
Việt ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh, HN, 1992 và các công trình được in
thành sách như: "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" của
GS Trần Văn Giàu, NXB TP Hồ Chí Minh, 1993; "Văn hóa và đổi mới"
của cố vấn Phạm Văn Đồng, NXB CTQG, HN, 1994; "Một số vấn đề lý
luận văn hóa thời kỳ đổi mới" do GS. TS Hoàng Vinh chủ biên, NXB
CTQG, HN, 1996; "Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta" do GS
Trần Văn Bính chủ biên, NXB CTQG, HN, 1998; "Tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng văn hóa Việt Nam" của Nhiều tác giả, NXB CTQG, HN,
1998; "Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa" của GS. VS Hoàng
Trinh, NXB CTQG, HN, 2000; vv…
Những thuyết giải và đề xuất khoa học về văn hóa tinh thần và đời
sống tinh thần trong thời kỳ này là rất quan trọng và rất cần thiết đối với
8


nhận thức và thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa trong quá trình đổi
mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong luận văn của tôi, tác
giả đã khai thác và kế thừa những thuyết giải và đề xuất khoa học quan
trọng đó.
Tuy nhiên, cho đến nay, tôi chưa tìm được công trình khoa học độc
lập nào nghiên cứu chuyên biệt, trực tiếp và có hệ thống về tìm hiểu về tính
cách người Việt Nam qua đời sống tình cảm Việt Nam hiện đại. Xuất phát
từ thực tiễn đất nước Việt Nam hiện tại, đối chiếu với tình hình nghiên cứu
nêu trên, tôi chọn vấn đề " Tìm hiểu về tính cách người Việt Nam qua đời
sống tình cảm trong so sánh với người Hàn Quốc" làm đề tài nghiên cứu và
viết công trình luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Mục đích nghiên cứu mà đề tài hướng đến là xây dựng
một cách nhìn đầy đủ hơn về tính cách người Việt Nam qua nghiên cứu đời

sống tình cảm của người Việt Nam hiện đại và so sánh với đời sống tình
cảm của người Hàn Quốc. Từ đó, luận văn góp phần hoàn thiện hình ảnh
một Việt Nam thân thiện và tiến bộ, trở thành “bản đồ đời sống tình cảm”
cho người nước ngoài tới Việt Nam như tôi.
- Nhiệm vụ:
+ Phân tích bản chất của văn hóa tinh thần, vai trò của văn hóa tinh
thần đối với tính cách con người trong xã hội Việt Nam hiện nay.
+ Điều tra, đánh giá thực trạng đời sống tình cảm của người Việt.
+ So sánh với đời sống tình cảm của người Hàn Quốc và từ đó, hiểu
thêm về tính cách con người Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

9


- Đối tượng nghiên cứu: đời sống tình cảm Việt Nam thể hiện trong
cuộc sống hàng ngày và phản ảnh tính cách người Việt như thế nào.
- Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu về tính cách người Việt Nam liên
quan về đời sống tình cảm, trong sự so sánh với Hàn Quốc. Ở đây, tôi chỉ
nghiên cứu đời sống tình cảm của người Việt trong thời kì hiện tại và giới
hạn ở tình cảm đôi lứa, gia đình và tình cảm đồng nghiệp. Về mặt tài liệu,
vì đề tài luận văn khá rộng nên tôi nghiên cứu cả tài liệu khoa học thành
văn và cả tư liệu góp nhặt được trong đời sống sinh hoạt.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, tôi vận dụng các phương pháp
nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp với kiến thức nền
tảng rút ra từ những tài liệu nghiên cứu về đời sống tình cảm và nghiên cứu
về tính chất người Việt trong những năm qua. Ngoài ra, quá trình nghiên
cứu còn được hỗ trợ bởi việc tiến hành phỏng vấn với chính những người

người nước ngoài sống tại Việt Nam trên miền Bắc và miền Nam. Kết quả
thu được từ phương pháp này là cơ sở cho những đánh giá được rút ra trong
luận văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Theo nghiên cứu đề tài này, người ta tìm hiểu sâu sắc hơn về tính
cách người Việt qua đời sống tình cảm và các người có bối cảnh văn hóa
khác cũng dễ hiểu và thích ứng được đặc tính của người Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Để hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu trên, ngoài Mở đầu, Kết
luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn giống các chương
sau:
10


Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Đặc điểm đời sống tình cảm người Việt Nam hiện đại trong sự
so sánh với người Hàn Quốc
Chương III: Tính cách con người Việt Nam qua đời sống tình cảm và
những đề xuất

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm tính cách dân tộc
1.1.1. Tính cách là gì?
1.1.1.1. Định nghĩa tính cách
Tính cách hay tính là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con
người, mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của
người đó. Trong cuộc sống thường ngày ta thường dùng các từ “tính tình”,
11



“tính nết”, “tư cách” để chỉ tính cách. “Tính cách là một thuộc tính tâm lý
phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện
thực, và thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng”
[21,69]. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người. Người ta
thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ của một người
để suy ra tính cách người đó, và cuối cùng là kết luận về bản chất người đó.
Thường thì tính cách được chia làm hai loại: tính tốt và tính xấu.
Những nét tính cách tốt thường được gọi là “đặc tính”, “tấm lòng”, “tinh
thần”,...Những nét tính cách xấu thường được gọi là “thói”, “tật”,...Một
người có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một tính
cách. Tốt và xấu là theo quan niệm của đa số người dân. Tuy nhiên đối với
những tính cách mà số người cho là xấu bằng số người cho là tốt hay không
ai cho tốt xấu gì cả thì chúng ta nên xem xét lại trong từng trường hợp cụ
thể hoặc gắn cho nó quan niệm trung lập.
Tính cách mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất và đồng
thời cũng mang tính độc đáo, riêng biệt, điển hình cho mỗi cá nhân. Vì thế,
tính cách của cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển
hình và cái cá biệt. Tính cách của cá nhân chịu sự chế ước của xã hội.
Tính cá biệt, điển hình của tính cách được thể hiện ở chỗ :
- Tính cách thuộc về bản chất cá nhân, mang nặng dấu ấn của chủ thể.
Vì vậy, khi hiểu tính cách con người có thể đoán được cách cư xử của
người ấy trong một tình huống cụ thể nào đó.
- Tính cách không phải là bẩm sinh, di truyền, mà nó được hình thành
trong quá trình sống và hoạt động, giao tiếp của con người với tư cách là
một thành viên của xã hội.
- Tính cách cá nhân phụ thuộc rất nhiều và thế giới quan, niềm tin, lý
tưởng và vị trí xã hội của người ấy.
12



1.1.1.2. Cấu trúc của tính cách
Tính cách có cấu trúc rất phức tạp, bao gồm hệ thống thái độ và hệ
thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng :
a. Hệ thống thái độ của tính cách
Bao gồm 4 mặt sau đây :
- Thái độ đối với tập thể và xã hội, thể hiện qua nhiều nét tích cách như
: lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thái độ chính trị, tinh thần đổi mới,
tinh thần hợp tác cộng đồng,...
- Thái độ đối với lao động, thể hiện ở những nét tính cách cụ thể như :
lòng yêu lao động, cần cù, sáng tạo, lao động có kỷ luật, tiết kiệm, đem lại
năng suất lao động cao,...
- Thái độ đối với mọi người, thể hiện ở những nét tính cách như : lòng
yêu thương con người theo tinh thần nhân đạo, quá trọng con người, có tinh
thần đoàn kết, tương trợ, tính cởi mở, tính chân thành, thẳng thắn, công
bằng,...
- Thái độ đối với bản thân, thể hiện ở những nét tính cách như : tính
khiêm tốn, lòng tự trọng, tinh thần tự phê bình,...
b. Hệ thống hành vi, cử chỉ và cách nói năng tương ứng của cá nhân
Đây là sự thể hiện cụ thể ra bên ngoài của hệ thống thái độ của tính
cách. Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của tính cách rất đa dạng,
chịu sự chi phối của hệ thống thái độ.
Người có tính cách tốt, nhất quán thì hệ thống thái độ sẽ tương ứng
với hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng. Trong đó thái độ là mặt nội
dung, mặt chỉ đạo, còn hành vi, cử chỉ, cách nói năng là hình thức biểu hiện
của tính cách, chúng không tách rời nhau, thống nhất hữu cơ với nhau.
Trong cấu trúc của tính cách, ta cần chú ý cả những thành phần tâm lý
tham gia vào tính cách như sau:
13



- Xu hướng là mặt chủ đạo của tính cách, các thuộc tính của xu hướng
quyết định phương hướng, động cơ của tính cách.
- Tình cảm là nội dung chủ yếu của tính cách, hệ thống thái độ của con
người là do sự căm ghét, yêu thích thực sự của người đó quy định, tình cảm
cũng góp phần thể hiện mặt cường độ của hệ thống hành vi.
- Ý chí là sức mạnh là trụ cột của tính cách, những nét ý chí có ý nghĩa
đặc biệt đối với hành vi của con người, chúng biểu hiện kỹ năng điều khiển
một cách có ý thức hoạt động của bản thân, năng lực quyết định và thực
hiện quyết định đó, thực hiện được mục tiêu đã chọn.
- Khí chất ảnh hưởng đến hình thức biểu hiện của tính cách.
- Hệ thống kĩ năng, kĩ xảo, thói quen.
1.1.1.3. Sự hình thành tính cách
Những cơ sở của tính cách, những nét tính cách đầu tiên đã được
phác thảo ngay từ trước tuổi học, nó được hình thành trong hoạt động vui
chơi, trong giao tiếp của trẻ (ví dụ như tính bạo dạn, kiên trì, tự kiềm chế,
sáng kiến,…)
Khi đến trường, trẻ bắt đầu một giai đoạn mới trong việc hình thành
tính cách.
+ Học tập là hoạt động mà xã hội yêu cầu và đánh giá, chính hoạt
động học đã đề ra cho trẻ những yêu cầu mới, nó đòi hỏi và làm phát triển
ở trẻ tính tổ chức, tính mục đích, tính kiên trì, cẩn thận, ý thức kỷ luật.
+ Quan hệ với bạn bè, với thầy cô giáo làm phát triển ở trẻ ý thức
nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm.
+ Tình bạn và cuộc sống ở trường làm hình thành ở trẻ kĩ năng và nhu
cầu coi trọng ý kiến của người khác, của tập thể.

14



+ Việc đánh giá của giáo viên ở trường về học sinh giúp cho các em có
thể đối chiếu hành vi của mình với hành vi của bạn và tập đánh giá đúng
hành vi của bản thân.
Có thể thấy, nếu tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng
mang tính giáo dục cao thì môi trường học tập có ảnh hưởng rất lớn đến
tính cách của trẻ.
- Đến tuổi thiếu niên, những nét tính cách của trẻ đặc biệt phát triển
nhanh :
+ Người lớn tôn trọng trẻ hơn, đề ra những yêu cầu cao hơn cho trẻ,
mặt khác chính các em cũng muốn trải nghiệm làm người lớn.
+ Trong quan hệ với mọi người, thiếu niên cố gắng tham gia ngày
càng tích cực hơn vào các hoạt động cuộc sống, thái độ tự giác của các em
ngày càng phát triển khi được tham gia vào các hoạt động tập thể lớn, hoạt
động của các em dần dần tuân theo những động cơ có tính chất xã hội (như
động cơ tinh thần trách nhiệm, tình cảm, nghĩa vụ đối với tập thể, với
nhóm)
- Đến tuổi thanh niên, hoạt động học tập và lao động có ý nghĩa lớn
đối với sự hoàn thiện tính cách. Tự ý thức phát triển mạnh ở tuổi thiếu niên,
sang đến tuổi thanh niên nó trở nên mạnh mẽ, sôi nổi hơn và sâu sắc hơn.
Chính vì thế mà nó tạo điều kiện to lớn cho sự phát triển nhân cách, tạo
điều kiện cho hoạt động tự giáo dục, tự hoàn thiện ở bản thân những phẩm
chất xã hội.
1.1.2. Tính cách dân tộc
1.1.2.1. Khái niệm dân tộc
Khái niệm dân tộc được rất nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa. Đây là
khái niệm mà từ ngành triết học, tâm lí học cho tới văn hóa học đều quan
tâm. Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: dân tộc là một tộc người
15



trong một quốc gia được liên kết bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa,
ý thức tự giác. Nhà nghiên cứu L.N.Gumilev cũng định nghĩa: dân tộc là
một cộng đồng người, khác với cộng đồng khác, có cấu trúc đặc biệt bên
trong [17,20]. Stalin lại định nghĩa như sau: "Dân tộc là một cộng
đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về
tiếng nói, về lãnh thổ, về đời sống kinh tế và trạng thái tâm lí biểu hiện
trong một cộng đồng về văn hóa" [17,21]. Như vậy, tiêu biểu cho "dân tộc"
là tính cộng đồng về những điều kiện sinh hoạt vật chất, lãnh thổ, đời sống
kinh tế, cộng đồng về ngôn ngữ, cấu tạo tâm lí. Phái tâm lí học coi dân tộc
là một nhóm lớn người trong xã hội. có sự bền vững với đặc trưng tâm lí
chung nhất, tiêu biểu nhất. Một đại diện tiêu biểu của phái này là Lazarus
đưa ra định nghĩa đáng chú ý: dân tộc là tập hợp những người mà họ tự xếp
mình vào tập hợp đó [17,21]. Ở Việt Nam, tiếp nối những nghiên cứu trên
thế giới, nhà nghiên cứu tâm lí học Vũ Dũng trong cuốn “Tâm lí học dân
tộc” (2009) đã đưa ra định nghĩa toàn diện về dân tộc: “Dân tộc là cộng
đồng người ổn định, mà những người đó ý thức rõ mình là thành viên của
cộng đồng trên cơ sở những dấu hiệu chung được tiếp nhận như là những
đặc trưng phân biệt dân tộc một cách hiển nhiên, bền vững” [17,22]. Trong
luận văn này, chúng tôi thóng nhất dùng định nghĩa của nhà nghiên cứu Vũ
Dũng để làm cơ sở lí luận của luận văn.
Ở khái niệm dân tộc, ta cần lưu ý thêm sự phân biệt dân tộc với chủng
tộc. Chủng tộc là tập đoàn người mang tính sinh vật, có những đặc điểm
sinh vật bên ngoài: màu da, nét mặt, hình thể, màu tóc… Còn dân tộc là
một phạm trù xã hội. Cũng cần phân biệt dân tộc với bộ lạc, bộ lạc là một
phạm trù nhân chủng chỉ có trong chế độ cộng sản nguyên thủy, còn dân
tộc là một phạm trù lịch sử do những người thuộc nhiều chủng tộc, bộ lạc
họp nhau lại mà thành.
16



Ở nhiều nước Âu - Mĩ , dân tộc sinh ra trong thời kỳ tư bản chủ
nghĩa. Cơ sở kinh tế để xuất hiện dân tộc ở các nước này là việc thủ tiêu
tình trạng phân tán phong kiến chủ nghĩa, củng cố những mối liên hệ kinh
tế giữa các khu vực riêng lẽ trong nước, thống nhất các thị trường địa
phương thành thị trường toàn quốc. Ở những nước như nước ta, không phải
quan con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng như thế không có nghĩa là nước ta
không hình thành dân tộc, mà trái lại, thậm chí ở nước ta, dân tộc hình
thành rất sớm. "Ở Việt Nam, dân tộc hình thành từ khi lập nước, chứ không
phải khi chủ nghĩa tư bản nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam" [22,43].
Ðiều kiện để dân tộc Việt Nam hình thành sớm là do các bộ lạc cần liên kết
nhau lại để chống thiên tai, làm thủy lợi, để sản xuất lúa nước và để chống
giặc ngoại xâm.
1.1.2.2. Khái niệm tính cách dân tộc
Tính cách dân tộc là một khái niệm cũng được nghiên cứu từ lâu với
nhiều quan điểm khác nhau. Cùng nói về khái niệm này nhưng các nhà
nghiên cứu dùng nhiều các gọi khác nhau: tâm lí dân tộc, cá tính dân tộc, tinh
thần dân tộc, tâm hồn dân tộc,…Tuy nhiên, có thể chia hệ thống quan điểm
về tính cách dân tộc như sau:
Ở nước ngoài, ta bắt gặp 5 quan điểm về tính cách dân tộc. Quan điểm
1 coi tính cách dân tộc tương ứng với cách ứng xử của các thành viên trong
xã hội. Đại diện là nhà nghiên cứu Ginsbirg người Anh, tác giả đã chỉ ra: tính
cách dân tộc chỉ toàn bộ cách ứng xử riêng của mỗi nhóm dân tộc trong tổng
thể của nó. Đó là tính cách ổn định của một nhóm dân cư trưởng thành.
Nghiên cứu này có ưu điểm lớn là gắn tính cách dân tộc với tính bền vững,
ổn định. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa đưa ra cấu trúc tổng thể [17,24].
Quan điểm 2 đồng nhất tính cách dân tộc với đặc trưng văn hóa dân tộc
đó. Nó coi tính cách dân tộc là cấu trúc tổng thể các nét tính cách, kiểu khuôn
17



mẫu chung của dân tộc. Tiêu biểu cho quan điểm này là các nhà nghiên cứu
M.Mead, Gorer, G.Batason,…Các ông coi tính cách dân tộc là tập hợp những
cá tính tập thể, giá trị văn hóa tập thể. Trong từ điển của dân tộc Nga, ta thấy:
“Tính cách dân tộc là một cấu trúc trọn vẹn, phản ánh đặc thù các thuộc tính
tâm lí được hình thành trong lịch sử mà những thuộc tính này phân biệt dân
tộc này với dân tộc kia.” [17,24].
Quan điểm thứ 3, tính cách dân tộc được tiếp cận ở mặt xã hội. Các nhà
nghiên cứu đã đồng nhất khái niệm này với tính cách xã hội. Đồng thời, tiếp
cận nó ở phương diện chức năng. Theo đó, tính cách dân tộc có chức năng
làm mong muốn cá nhân thích nghi với nhu cầu xã hội, tạo ra một tập hợp
những cá tính và văn hóa được thành viên trong nhóm nhập tâm.
Quan điểm thứ 4 coi tính cách dân tộc là những phẩm chất tâm lí ổn
định của đại diện dân tộc [17,25]. Quan điểm này coi trọng sự ổn định của
tính cách dân tộc song lại chỉ nhìn thấy tính cách ấy qua những người tiêu
biểu như lãnh tụ, anh hùng, doanh nhân thành đạt,…
Quan điểm thứ 5 coi tính cách dân tộc là sự kết hợp của các đặc điểm
tâm lí thể hiện qua phản ứng và hành vi. Theo A.Dashdamiror, khái niệm trên
thể hiện đặc thù tính cách con người trong sự kết hợp các hành vi, tâm lí
không lặp lại. Còn D.V.Olxanxki thì cho rằng tính cách là tiếp thu cảm tín,
phi lí tính về các sự kiện diễn ra có ảnh hưởng môi trường và giao tiếp chung
[17,25].
Các khái niệm trên đều nêu ra: tính cách dân tộc là đặc điểm tâm lí xã
hội đặc trưng cho cộng đồng dân tộc đó. Như vậy nghiên cứu tính cách dân
tộc phải gắn với nghiên cứu các điều kiện ngôn ngữ - lịch sử - xã hội của dân
tộc.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về tính cách dân tộc chưa nhiều. Tuy thế
cũng có một số công trình nhất định. Nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hồng
18



Phong cho rằng tính cách dân tộc là toàn bộ đặc điểm tâm lí có tính chất bền
vững hình thành trong con người ta. Các đặc điểm ấy nói lên thái độ - hành vi
với xã hội, bản thân, nghề nghiệp, ý chí, phẩm chất con người. Nhà tâm lí học
Trần Hiệp lại chỉ ra tính cách dân tộc là bản tính dân tộc. Nó không đơn
thuần là tổng số bản tính mà là những hành động, ứng xử lặp đi lặp lại, nhất
quán của dân tộc. Nhà nghiên cứu Vũ Dũng trong cuốn “Tâm lí học dân tộc”
chỉ ra: Tính cách dân tộc là đặc điểm tâm lí bền vững của một dân tộc, được
hình thành biểu hiện trong hoạt động thực tiễn, trong giao tiếp [17,28].
Chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm, định nghĩa về tính cách dân tộc của
nhà nghiên cứu Vũ Dũng trong luận văn này.
Tóm lại, ta thấy: tính cách dân tộc là những nét sâu đậm của tư tưởng,
tâm lí, lối sống của dân tộc được cụ thể hoá trong những con người khác
nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Nó cũng đồng thời là một phạm trù
lịch sử, gắn liền với những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể và biến đổi, phát
triển không ngừng. Do đó, những yếu tố tạo thành tính cách dân tộc luôn
mang tính kế thừa, cải tạo và phát huy để cuối cùng thành tính cách dân tộc
hiện đại. Nó cũng đồng thời phản ánh một phần cụ thể của tính nhân loại,
tính quốc tế. Những yếu tố tạo thành nó cũng thể hiện những giá trị tinh thần
chung của nhân dân các nước trong sự gặp gỡ và bổ sung cho nhau ở một
thời điểm lịch sử nhất định.
1.1.2.2. Biểu hiện của tính cách dân tộc
Tính cách dân tộc có những biểu hiện đa dạng. Để hình dung rõ hơn
về điều này, chúng tôi xin nêu các biểu hiện ấy qua nhiều phương diện:
hoạt động, các loại tính cách, đặc điểm chung của tính cách dân tộc
a. Biểu hiện qua các hoạt động
Tính cách dân tộc hình thành trong hoạt động. Đồng thời, hoạt động
lại thể hiện tính cách. Thông qua đánh giá các hoạt động mà dân tộc đó yêu
19



thích và cách họ thực hiện, ta có thể biết được tính cách của họ. Các hoạt
động được nhắc tới là:
- Hoạt động thực tiễn như lao động,…: hoạt động lao động là cái tiên
quyết tạo ra con người với sự phát triển như hiện nay. Bằng lao động, con
người xác lập vị trí của mình trong tự nhiên, xã hội. Mỗi dân tộc cũng tự
xác lập vị trí của mình với các dân tộc khác bằng các phương thức sản xuất
đặc trưng, hiệu quả. Qua phương thức ấy ta hiểu đặc trưng tính cách của
họ. Ví dụ: người Nhật sản xuất đồ có chất lượng cao nổi tiếng thế giới. Nó
thể hiện sự kĩ lưỡng, cẩn thận cũng như sự nghiêm khắc vốn có của người
nhật.
- Hoạt động giao tiếp trong nội bộ và ngoại nhóm: Tính cách con
người cũng như dân tộc không thể thể hiện khi ta ở trong hoàn cảnh đơn
độc. Nó chỉ thể hiện rõ khi ta có giao tiếp với mọi người xung quanh. Qua
giao tiếp ta có thể biết được dân tộc đó nghĩ gì về các thành viên khác. Qua
cách đối xử của họ với nhau, ta khẳng định được một số tính cách đặc
trưng: khéo léo, chan hòa, cởi mở hay ích kỉ, tính toán,…
- Hoạt động ứng xử với thiên nhiên: Ứng xử với môi trường thiên
nhiên cũng cho thấy tính cách dân tộc. Có dân tộc thích sống giữa thiên
nhiên, có tinh thần trân trọng, bảo vệ, ví dụ: Nhật, Việt Nam, Trung
Quốc,.... Có dân tộc lại mang tư tưởng đứng trên thiên nhiên, muốn khuất
phục nó, ví dụ: dân tộc Mĩ. Ngay điều đó đã phần nào nói lên tính cách
chung nhất: dân tộc hòa đồng với thiên nhiên có tính cách khoan hòa, dân
tộc muốn chế ngự thiên nhiên lại mạnh mẽ.
- Hoạt động văn hóa như phong tục, tập quán, truyền thống: Đây là
hoạt động thể hiện rõ nhất tính cách dân tộc vì thế có người đã đồng nhất
tính cách với văn hóa. Văn hóa ấy không phải hình thành ngay mà trong
quá trình sinh sống, theo năm tháng, những nếp sinh hoạt đã in sâu, định
hình dần tập hợp lại thành văn hóa chung của dân tộc đó. Cách sinh hoạt
20



định hình ấy biểu hiện rõ tính cách. Ví dụ: qua việc nhân dân Việt Nam thờ
cúng tổ tiên, ta có thể thấy được tình cảm gia đình, tổ tiên của người Việt
rất bền chặt.
b. Biểu hiện qua các loại tính cách dân tộc
Nếu phân loại tính cách dân tộc, ta sẽ có rất nhiều cách. Tuy nhiên, ở
đây, chúng tôi đi theo quan điểm của GS-TS Trần Ngọc Thêm, tức chia
theo quan điểm Âm – Dương [18]. GS cho rằng tính cách của dân tộc luôn
là một hệ thống, nó bị chi phối bởi những yếu tố khách quan và chủ quan
thuộc môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà dân tộc đó tồn tại và
trải qua. Các nước ở vùng nhiệt đối (xứ nóng), ở gần xích đạo thì kém
dương khí, có thể nói là âm hơn các nước ở ôn đới (xứ lạnh) luôn có nhiều
dương khí hơn. Tính âm – dương này chia tính cách dân tộc làm hai loại:
- Âm: thường xuất hiện ở phương Đông với yếu đuối, hiền hòa, chất
phác, thụ động, thiên về tư tưởng, những gì vô hình hơn là hữu hình. Che
nên chuộng khoa học tâm linh, chuộng triết học. Ví dụ: Nước Việt Nam ở
gần xích đạo nên so với Trung quốc và Hàn quốc, Nhật Bản thì kém Dương
hơn, do đó vóc người và xương cốt nhỏ nhắn hơn cá tính cũng ôn hòa hơn,
không quá khích như hai dân tộc trên.
- Dương: thường xuất hiện ở phương Tây với mạnh mẽ, dữ tợn, năng
động, thiên về vật chất, những gì hữu hình hơn là vô hình. Cho nên chuộng
khoa học kỹ thuật hơn là khoa học tâm linh. Ví dụ: Các nước Châu Âu, từ
xa xưa đã ưa khai phá thiên nhiên, coi trọng phát triển khoa học kĩ thuật.
Ngay cả triết học sơ khai, họ cũng đề cao phần duy vật hơn duy tâm.
Tuy nhiên, thế giới ngày nay đang nối kết lại làm một. Hai khối Đông
Tây đều ảnh hưởng lẫn nhau cho nên không còn bản chất nguyên thủy như
vừa trình bày. Tính cách âm – dương cũng có sự hòa hợp, pha trộn chứ
không đơn thuần như trước. Phương Đông cũng chuộng và áp dụng khoa
21



học kỹ thuật của phương Tây mà trước đó mình chưa có, chưa biết và
phương Tây cũng đã học tinh thần triết học của Đông phương như Phật
giáo, Thiền,…mà trước đó họ không có.
c. Biểu hiện qua các đặc điểm của tính cách dân tộc
- Tính bền vững, ổn định: vì tính cách dân tộc được hình thành trong
thời kì lịch sử lâu dài, có thể hàng ngàn, hàng vạn năm nên tính cách ấy
không dễ một sớm một chiều thay đổi. Tính cách ấy nối tiếp qua từng thế
hệ.
- Tính thống nhất: tính cách dân tộc là tổ hợp các nét tính cách dân tộc
trong một chỉnh thể thống nhất với cấu trúc nhất định. Mỗi biểu hiện lại có
sự thống nhất về thành phần cấu thành, gồm: nhận thức, xúc cảm, hoạt
động cùng nhau. Đồng thời nó cũng được phát huy thống nhất trong từng
cá thể của dân tộc ấy. Bất kì thành viên nào cũng đều mang những nét đặc
trưng về tính cách của dân tộc mình.
- Tính định hình: tính cách dân tộc gắn với một dân tộc riêng biệt.
Không dân tộc nào giống dân tộc nào. Nhiều dân tộc có tính cách như yêu
nước, yêu thiên nhiên, yêu tự do,...song khi gắn các tính cách đó với nhau
thì tính cách tổng thể ấy không lặp lại giữa các dân tộc.
- Tính lịch sử - xã hội: tính cách dân tộc mang đặc điểm của hoàn cảnh
lịch sử dân tộc đó, do yếu tố xã hội của đất nước, dân tộc đó tạo nên. Nó
gắn với lịch sử dân tộc, mỗi thế hệ lại bồi đắp thêm tính cách. Vì vậy,
đương nhiên, khi xã hội thay đổi, tính cách dân tộc cũng có sự thay đổi
theo cho phù hợp.
1.1.2.3. Tính cách đặc trưng của một số dân tộc
a. Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia ở Châu Á với một nền văn hóa độc đáo. Kèm
theo đó là đặc trưng tính cách không hề trộn lẫn với các dân tộc đồng
22



chủng. Dựa theo nghiên cứu của GS – TS , ta có thể hình dung tính cách ấy
như sau [18]:
Nguồn gốc VH Korea

ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH KOREA
1. Lối sống trọng tình

Nghề
Môi
trường
Chất
Siberia

sống
khắc
nghiệt

nông
nghiệp
lúa nước

2. Khả năng linh cảm cao
3. Tính trọng thể diện
4. Chủ nghĩa gia đình và tính tôn ti
5. Tính nuốt "hận"
6. Tính nước đôi vừa âm tính vừa
dương tính
7. Lối làm việc cần cù và khẩn trương


Nguồn gốc của văn hoá Hàn chủ yếu được quy định bởi ba yếu tố.
Thứ nhất, Hàn Quốc là môi trường sống khắc nghiệt với khí hậu lạnh
giá, với địa hình tới 70% là núi đá, đất đai trồng trọt được rất ít và manh
mún.
Thứ hai, tổ tiên người Hàn hiện đại là cư dân thuộc ngữ hệ Altai (cùng
họ với các cư dân nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Tungus).
Thứ ba, nghề nông nghiệp lúa nước đã thâm nhập vào Hàn Quốc và trở
thành loại hình kinh tế chủ yếu trong suốt trường kỳ lịch sử Hàn Quốc.
Từ các yếu tố trên, ngay từ xa xưa, tính cách người Hàn Quốc đã
mang nét riêng biệt. Môi trường khắc nghiệt cùng chất du mục của dân săn
bắn và chăn nuôi Siberia làm tính cách người Hàn mang nhiều chất dương.
Song nghề nông nghiệp lúa nước thiên về âm tính lại có ảnh hưởng rất
mạnh, do vậy cấu trúc của tính cách dân tộc Hàn Quốc là có âm có dương
khá hài hoà. Nó thể hiện cụ thể với 7 đặc điểm như ở bảng trên:
1. Lối sống trọng tình: họ trọng tình cảm trong gia đình, trong
quan hệ xã hội. Thường có ơn huệ với họ, họ sẽ ghi nhớ mãi và tìm cách
23


trả ơn. Quan hệ xã hội thường được đánh giá qua tình cảm với nhau.
2. Khả năng linh cảm cao: họ có thể đoán trước những điều sắp xảy
ra. Từ đó, sớm đưa ra giải pháp để giải quyết ngay khi điều đó chưa diễn
ra.
3. Tính trọng thể diện: thể diện ở trong xã hội được gìn giữ như một
của báu. Danh dự ấy khi đã bị tổn thương sẽ làm họ có những hành động
phản kháng mạnh.
4. Chủ nghĩa gia đình và tính tôn ti: họ coi trọng gia đình, trong gia
đình thì coi trọng bậc bề trên. Thường người lớn tuổi trong gia đình sẽ có
tiếng nói ảnh hưởng lớn tới con cháu. Tất cả phải nghe theo như một quy

tắc tất yếu.
5. Tính nuốt "hận": họ không quên mối hận nhưng thay vì bộc lộ
ngay, họ giữ trong lòng. Điều đó tạo nên tính kìm chế cao cho người Hàn,
đợi có dịp thuận lợi, họ phải thể hiện rõ suy nghĩ thực của mình.
6. Tính nước đôi vừa âm tính vừa dương tính: bản thân người Hàn
cũng mang những tính cách đối lập nhau, như vừa trầm lắng vừa sôi nổi.
Tính cách ấy vừa ảnh hưởng của tính cách âm vừa mang nét dương, tạo
nên nét riêng biệt cho người Hàn.
7. Lối làm việc cần cù và khẩn trương: tính cách này mới được thể
hiện rõ trong thời kì người Hàn tiến hành công nghiệp hóa đất nước. Cho
tới nay, nó trở thành đặc trưng với việc giải quyết bất cứ việc gì cũng đều
nhanh chóng, thậm chí vội vàng. Nhất là công việc. Họ hi sih hết mình vì
kết quả cuối cùng của công việc trước mắt.
b. Mỹ
Mỹ hiện giờ vẫn là cường quốc trên thế giới với sự phát triển mạnh
mẽ bậc nhất. Đây là vùng đất được khai phá muộn song lại tận dụng được
khoảng thời gian trong chiến tranh thế giới để vươn lên làm giàu nhanh
24


chóng. Đây cũng là môi trường đa chủng tộc rất phức tạp, tập hợp nhiều
dân tộc trà trộn, nhuần nhuyễn thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Những
người đầu tiên lập nên nước Mỹ có nguồn gốc từ dân cao bồi, ưa gây hấn
và rất mạnh mẽ. Sau người Phi, người Á và người lai tiếp tục bổ sung lực
lượng làm đa dạng hóa chủng tộc nơi đây. Vậy với môi trường xã hội như
vậy, tính cách họ ra sao?
Người Mỹ không kiểu cách trong bất kì hoạt động nào. Dường như
họ sinh ra để tự do. Nếu người Anh lãnh đạm, thờng không để ý đến những
nguười xung quanh, giữa những người dân tộc của họ thì người Mỹ lại cởi
mở, phóng khoáng, thực dụng, ồn ào, đôi khi mang dáng vẻ phô trương bề

ngoài. Có một số bộ phận dân cư ở Mỹ còn ảnh hưởng lối sống nghiêm
ngặt, quy tắc của nước Anh song đại bộ phận là lối sống tự do theo kiểu
cao bồi. Vì thế họ đề cao tính cá nhân, lối sống ăn mặc đa dạng, thoải mái
không theo kiểu gì, khi ngồi trên ghế đợi, hay tựa vai vào tường, có khi
ghếch cả chân lên bàn làm việc. Họ nghĩ gì nói đấy, thích gì làm đấy. Với
xã hội đa chủng tộc, mọi lối sống đều được hoan nghênh, không có quy
chuẩn bắt con người phải sống thế này hay thế kia. Cứ người 18 tuổi trở
nên được quyền tự định đoạt tương lai của mình, không phụ thuộc vào bố
mẹ. Họ khá thoải mái trong quan hệ nam nữ. Giữa hai phái có sự bình
đẳng và có thể tự tiến đến tình yêu, tình dục với nhau, ít khi bị ngăn cản.
Họ cũng là những người mạnh mẽ trong cả suy nghĩ và hành động.
Bất cứ việc gì, nếu không giải quyết được bằng con đường hòa bình thì
ngay lập tức sẽ dẫn đến bạo lực, xô xát. Nhiều cuộc biểu tình dẫn tới vũ
trang diễn ra cũng vì tính cách mạnh mẽ này. Tương ứng với điều đó,
người Mỹ ưa xem phim hành động nhất thế giới, đồng thời cũng là nước
nghiên cứu nhiều về vũ khí và có việc sử dụng, buôn bán vũ khí hàng đầu
thế giới hiện nay.
25


×