Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Trình bày mô hình quản lý chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.04 KB, 35 trang )

PHẦN 1: TRÌNH BÀY MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG (SCM)
1. Khái niệm.
1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp ráp, nhà phân phối và các
trang thiết bị hậu cần. Nhằm thực hiện chức năng:
- Thu mua nguyên vật liệu.
- Chuyển thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng.
- Phân phối các sản phẩm đến khách hàng
1.2. Khái niệm về dây chuyền cung cấp.
Là quá trình từ khi doanh nghiệp tìm kiếm và mua nguyên vật liệu cần thiết, sản
xuất ra sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng.
1.3. Quản lý chuỗi cung ứng
Là phối hợp tất cả các hoạt động và các dòng thông tin liên quan đến việc mua,
sản xuất và di chuyển sản phẩm.
- SCM tích hợp nhu cầu hậu cần nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng thành
một quá trình liên kết.
- SCM là mạng lưới các điều kiện dễ dàng cho việc thu mua nguyên vật liệu,
chuyển nguyên vật liệu thô thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, phân phối sản phẩm
cuối cùng đến khách hàng.
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là một sự quản lý toàn bộ chuỗi giá trị thặng dư,
từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới nhà bán buôn, bán lẻ và cuối cùng là tới khách
hàng đầu cuối. SCM có 3 mục tiêu chính.
- Giảm hàng tồn kho
Bài thảo luận nhóm 5
1


- Tăng lượng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đổi dữ liệu với thời gian
thực.
- Tăng doanh thu bán hàng với việc triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu
quả hơn.


SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện
cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch
vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan
trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc
làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa
chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của
doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an
toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải
pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường
cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản
phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển
một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực
tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.
2. Nguồn gốc của SCM
SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần). Trong tiếng Anh,
một điều thú vị là từ Logistics này không hề có liên quan gì đến từ “Logistic” trong toán
học. Khi dịch sang tiếng Việt, có người dịch là hậu cần, có người dịch là kho vận, dịch vụ
cung ứng. Tuy nhiên, tất cả các cách dịch đó đều chưa thoả đáng, không phản ánh đầy đủ
và chính xác bản chất của Logistics. Vì vậy, tốt hơn cả là chúng ta hãy giữ nguyên thuật
ngữ Logistics và sau đó tìm hiểu tường tận ý nghĩa của nó.

Bài thảo luận nhóm 5
2


Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được
hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là
một chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khu
vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình

Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) ghi nhận
Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution)
Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm đảm
bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giai đoạn này
bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau:
- Vận tải,
- Phân phối,
- Bảo quản hàng hoá,
- Quản lý kho bãi,
- Bao bì, nhãn mác, đóng gói.
Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặt trên vào cùng
một hệ thống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm.
Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM)
Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ
từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đến người tiêu dùng. Khái niệm SCM
chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất
với nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty vận tải, kho bãi,
giao nhận và các công ty công nghệ thông tin.

Bài thảo luận nhóm 5
3


3. Cấu trúc của hệ thống
Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản
thân đơn vị sản xuất và khách hàng.
- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần
thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị

cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành
phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp
dịch vụ.
- Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử
dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông
suốt của dây chuyền cung ứng.
- Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
4. Lợi ích của SCM với doanh nghiệp
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn. Bởi vì các doanh nghiệp nằm trong
bất cứ một chuỗi cung ứng nào cũng phải đưa ra các quyết định chung và các quyết định
riêng đối với các hành động của họ trên 5 lĩnh vực.
- Sản xuất.
- Hàng tồn kho.
- Địa điểm kho bãi.
- Vận chuyển.
- Thông tin.
SCM sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, hệ thống phần
mềm SCM sẽ phục vụ các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà
cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp
Bài thảo luận nhóm 5
4


nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá
trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ
trợ khách hàng trong việc nhận hàng.
SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ
có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển
nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng

cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có không ít công ty gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn
thảo chiến lược và giải pháp SCM thích hợp, ngược lại có nhiều công ty gặp khó khăn,
thất bại do chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận
chuyển rắc rối, chồng chéo…
Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn
hợp. Chính SCM đóng vại trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và
vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ
cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng:
- Các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin
tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
- Bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân
lực, nguyên vật liệu, và chính quá trình sản xuất.
- Tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những
thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
Trong dây chuyền cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất
có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất – những công việc đòi hỏi tính dữ liệu
chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả
cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty phải là một môi trường năng động,
trong đó sự vật được chuyển hóa liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật và phổ
biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính
Bài thảo luận nhóm 5
5


xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất
đúng lúc bằng hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho
việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và
sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập

được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm mục phục vụ cho những mục
đích liên quan đến hoạt động sản xuất để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có thể nói,
SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng.
5. Tình hình ứng dụng trên thế giới và Việt Nam.
Đối với Việt Nam.
- Việc ứng dụng SCM vào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn
rất nhiều hạn chế, thiếu nhiều kinh nghiệm, trình độ lao động còn thấp, cơ sở vật chất,
công nghệ còn yếu kém trong việc xây dựng tổ chức chuỗi cung ứng vào kinh doanh.
- Bên cạnh những hạn chế, hiện nay có một số các doanh nghiệp đã và đang chú
trọng hơn tới khả năng ứng dụng SCN vào tất cả các khâu từ sản xuất đến những khâu
trung gian thương mại và đến người tiêu dùng cuối cùng, nhưng vẫn mắc nhiều sai xót.
- Khả năng ứng dụng thành công (SCM) tại Việt Nam chưa cao.
Đối với thế giới
Trình độ phát triển cao hơn nên việc ứng dụng SCM vào hoạt động kinh doanh
cũng phổ biến hơn, tính hiệu quả và khả năng thành công cũng cao hơn
Tại các nước phát triển, chuỗi cung ứng SCM có tính đồng bộ hơn so với Việt
Nam.

Bài thảo luận nhóm 5
6


6. Quy trình triển khai của 1 hệ thống SCM
6.1. Kế hoạch
Đây là bộ phận chiến lược của SCM. Bạn sẽ cần đến một chiến lược chung để
quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm phẩm, dịch vụ của bạn đáp ứng tối đa
nhu cầu của khách hàng. Phần quan trọng của việc lập kế hoạch là xây dựng một bộ các
phương pháp, cách thức giám sát dây chuyền cung ứng để đảm bảo cho dây chuyền hoạt
động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để đưa tới khách
hàng.

6.2. Nguồn cung cấp
Hãy lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các chủng loại hàng hoá,
dịch vụ đầu vào mà bạn cần để làm ra sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn nên xây dựng một
bộ các quy trình định giá, giao nhận và thanh toán với nhà phân phối, cũng như thiết lập
các phương pháp giám sát và cải thiện mối quan hệ giữa bạn với họ. Sau đó, bạn hãy tiến
hành song song các quy trình này nhằm quản lý nguồn hàng hoá, dịch vụ mà bạn nhận
được từ các nhà cung cấp, từ việc nhận hàng, kiểm tra hàng, chuyển chúng tới các cơ sở
sản xuất đến việc thanh toán tiền hàng.
6.3. Sản xuất
Đây là bước đi tiếp theo, sau khi bạn đã có nguồn hàng. Hãy lên lịch trình cụ thể
về các hoạt động sản xuất, kiểm tra, đóng gói và chuẩn bị giao nhận. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng nhất của dây chuyền cung ứng, vì thế bạn cần giám sát, đánh giá
chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm, cũng như hiệu suất làm việc của nhân
viên.

Bài thảo luận nhóm 5
7


6.4. Giao nhận
Đây là yếu tố mà nhiều người hay gọi là “hậu cần”. Hãy xem xét từng khía cạnh
cụ thể bao gồm các đơn đặt hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng phân phối, lựa chọn đơn
vị vận tải để đưa sản phẩm của bạn tới khách hàng, đồng thời thiết lập một hệ thống hoá
đơn thanh toán hợp lý.
6.5. Hoàn lại
Đây là công việc chỉ xuất hiện trong trường hợp dây chuyền cung ứng có vấn đề.
Nhưng dù sao, bạn cũng cần phải xây dựng một chính sách đón nhận những sản phẩm
khiếm khuyết bị khách hàng trả về và trợ giúp khách hàng trong trường hợp có vấn đề rắc
rối đối với sản phẩm đã được bàn giao.
7. Những doanh nghiệp có thể ứng dụng thành công hệ thống SCM trong hoạt động

sản xuất kinh doanh.
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn
đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật
liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà
SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và
giải pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra
các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho
bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo…
Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn
hợp (Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa
sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của
SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Bài thảo luận nhóm 5
8


Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứa
hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho
chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B.
Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khoá này
chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi
chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng.
Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng:
Thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông
tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất,
tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình
sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới
những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất

có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất – những công việc đòi hỏi tính dữ liệu
chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả
cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của bạn phải là một môi trường năng
động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật và
phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và
chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản
xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng
lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc
dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp
xếp hoạt động sản xuất của công ty.
8. Doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ không nên ứng dụng hệ thống SCM
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn
đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật
Bài thảo luận nhóm 5
9


liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà
SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vai trò của SCM:
- Chi phí cho chuỗi cung ứng giảm từ 25-50%
- Lượng hàng tồn kho giảm từ 25-60%
- Độ chính xác trong việc dứ báo sản xuất tăng từ 25-80%
- Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 30-50%
- Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%
Vì vậy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không cần dùng đến SCM bởi những
doanh nghiệp này cung cấp các hàng hóa vô hình: Không sản xuất, không vận chuyển
hay tồn kho hầu như không có. Vì vậy SCM là không cần thiết vì sẽ làm ra tăng chi phí
thay vì tiết kiệm!
9. SCM có phải là 1 thành phần của ERP không?

SCM là 1 thành phần rất quan trọng của ERP!
ERP – Hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp (Enterprise resources
Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ các ứng dụng
quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất nhằm tự động hoá các quy trình
quản lý….
Với ERP, mọi hoạt động của công ty bạn, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây
chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ, đến việc bán hàng, tiếp thị
sản phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng… đều được thực hiện trên một hệ thống duy
nhất. ERP được xem là một giải pháp quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới
hiện nay. Nếu triển khai thành công ERP, bạn sẽ có thể tiết kiệm chi phí, tăng khả năng
cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.
Trong thuật ngữ ERP, hai chữ R và P đã thể hiện hầu như trọn vẹn ý nghĩa của
giải pháp quản trị doanh nghiệp mới này.
Bài thảo luận nhóm 5
10


R: Resource (Tài nguyên). Trong kinh doanh, resource là nguồn lực nói chung bao
gồm cả tài chính, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên, trong ERP, resource còn có nghĩa là
tài nguyên. Trong giới công nghệ thông tin, tài nguyên là bất kỳ phần mềm, phần cứng
hay dữ liệu nào thuộc hệ thống mà bạn có thể truy cập và sử dụng được. Việc ứng dụng
ERP vào hoạt động quản trị công ty đòi hỏi bạn phải biến nguồn lực này thành tài
nguyên. Cụ thể là bạn phải:
- Làm cho mọi phòng ban đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho công
ty.
- Hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực của các bộ phận sao cho
giữa các bộ phận luôn có sự phối hợp nhịp nhàng.
- Thiết lập các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất.
- Luôn cập nhật thông tin một cách chính xác, kịp thời về tình trạng nguồn lực của
công ty.

Muốn biến nguồn lực thành tài nguyên, bạn phải trải qua một thời kỳ “lột xác”,
nghĩa là cần thay đổi văn hóa kinh doanh cả bên trong và ngoài công ty, đồng thời phải
có sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty và nhà tư vấn. Giai đoạn “chuẩn hóa dữ liệu” này sẽ
quyết định thành bại của việc triển khai hệ thống ERP và nó cũng chiếm phần lớn chi phí
đầu tư cho ERP.
P: Planning (Hoạch định). Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh
doanh. Điều cần quan tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ công ty lên kế hoạch ra sao?
Trước hết, ERP tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong quá trình
điều hành sản xuất/kinh doanh của công ty. Chẳng hạn, ERP giúp nhà máy tính toán
chính xác kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho mỗi đơn hàng dựa trên tổng nhu cầu
nguyên vật liệu, tiến độ, năng suất, khả năng cung ứng… Cách làm này cho phép công ty
luôn có đủ vật tư sản xuất, mà vẫn không để lượng tồn kho quá lớn gây đọng vốn. ERP
còn là công cụ hỗ trợ trong việc lên kế hoạch cho các nội dung công việc, nghiệp vụ cần
thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như hoạch định chính sách giá, chiết
Bài thảo luận nhóm 5
11


khấu, các hình thức mua hàng, hỗ trợ tính toán ra phương án mua nguyên liệu, tính được
mô hình sản xuất tối ưu… Đây là biện pháp giúp bạn giảm thiểu sai sót trong các xử lý
nghiệp vụ. Hơn nữa, ERP tạo ra mối liên kết văn phòng công ty – đơn vị thành viên,
phòng ban – phòng ban và trong nội bộ các phòng ban, hình thành nên các quy trình xử lý
nghiệp vụ mà mọi nhân viên trong công ty phải tuân theo.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hệ thống ERP sẽ cung cấp các công cụ và tạo
điều kiện cho các dây chuyền cung ứng (cả đơn giản và phức tạp) thành công. Đến lượt
mình, các thành công của SCM sẽ thúc đẩy sự phát triển của quy trình áp dụng ERP.
Trên thế giới hiện nay đang có rất nhiều tập đoàn lớn triển khai và sử dụng trọn
gói bộ giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trên hai lĩnh vực: Sản
xuất chế tạo và Kinh doanh dịch vụ. Thực tế đã chứng minh được rằng, sự phối kết hợp
giữa ERP và SCM đem lại cho các công ty năng lực cạnh tranh cao hơn, đồng thời thể

hiện rằng đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển và đầu tư. Theo các cuộc thăm dò
do hãng nghiên cứu thị trường Meta Group tiến hành với sự tham gia của 63 công ty, chi
phí trung bình cho một dự án ERP (bao gồm phần mềm, chi phí nhân công, tư vấn và
phần cứng) sẽ vào khoảng 15 triệu USD. Mặc dù các dự án ERP phức tạp và có giá trị
lớn, nhưng nếu được triển khai phù hợp và khoa học, chúng sẽ đem lại những lợi ích
không nhỏ. Cụ thể, nếu được triển khai toàn bộ, một hệ thống ERP có thể giúp công ty
tiết kiệm trung bình hàng năm khoảng 1,6 triệu USD. Đối với các nhà quản trị, ERP là
công cụ đắc lực để quản lý tập trung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. ERP còn
giúp doanh nghiệp đánh giá khu vực tập trung nhiều khách hàng, đánh giá những loại
hình dịch vụ mà khách hàng ưa thích sử dụng… Bên cạnh đó, ERP còn mang lại nhiều
lợi ích khác với các tính năng như: phát triển khả năng mua bán, đặt hàng hay đăng ký
dịch vụ trực tuyến, điều phối toàn bộ giá cả cho các dự án, theo dõi, quản lý và sử dụng
tài sản, xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân tham gia hệ thống….
Hiện ERP vẫn đang được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và có không ít công ty
tuyên bố rằng đang ứng dụng ERP, nhưng thực chất họ chỉ triển khai một hoặc hai thành
phần nào đó của ERP. Một công ty có thể mua nhiều giải pháp của các hãng phần mềm
Bài thảo luận nhóm 5
12


khác nhau rồi chắp vá chúng lại một cách lỏng lẻo, gượng ép, liệu có thể khẳng định
rằng: “Công ty chúng tôi đang dùng ERP và sẽ áp dụng thành công SCM trên cơ sở này”
không? Câu trả lời chắc chắn sẽ là: “Không”.
Việc có nên triển khai SCM trên cơ sở một hệ thống ERP hiệu quả vẫn còn là một
vấn đề gây nhiều tranh cãi. Bạn có thể cần đến ERP, nếu bạn dự định thiết lập các ứng
dụng SCP, bởi vì chúng đều dựa trên cùng một loại thông tin được lưu trữ trong phần
mềm ERP. Về mặt lý thuyết, bạn có thể cung cấp cho phần mềm SCP những thông tin lấy
từ các nguồn khác nhau trong công ty (đối với phần lớn các công ty thì đó là các file
excel nằm rải rác tại tất cả các phòng ban). Tuy nhiên, mọi việc sẽ không đơn giản, nếu
bạn cố gắng lưu chuyển chúng một cách nhanh chóng và đáng tin cậy từ khắp mọi ngóc

ngách trong công ty. Vậy thì ERP chính là một công cụ hữu ích, giúp bạn tích hợp tất cả
các thông tin đó vào cùng một ứng dụng đơn lẻ, và phần mềm SCP sẽ có một cơ cấu duy
nhất để tiếp nhận các nguồn thông tin được cập nhập liên tục. Đa số các Giám đốc thông
tin (Chief Inffomation Officer – CIO) đã từng cài đặt ứng dụng phần mềm SCP đều cảm
thấy hài lòng với phần mềm ERP sẵn có. Họ thừa nhận rằng phần mềm ERP sẽ “đưa cả
núi thông tin nội bộ vào trật tự ổn định”. Đương nhiên, phần mềm ERP khá đắt và phức
tạp, vì vậy bạn có thể muốn tìm ra nhiều cách thức khác để cung cấp cho phần mềm SCP
những thông tin cần thiết mà không cần đến phần mềm ERP sẵn có.
Trong khi đó, các ứng dụng phần mềm SCE ít phụ thuộc hơn vào việc thu thập
thông tin từ các nơi trong công ty, do đó SCE có khuynh hướng độc lập với phần mềm
ERP. Nhưng việc bạn cần là các ứng dụng SCE sẽ tiếp xúc với ERP trong một vài “điểm”
nào đó. Ngoài ra, bạn nên chú ý tới năng lực của các ứng dụng SCE sao cho nó có thể
tích hợp với Internet, với ERP và với các ứng dụng SCP khác, bởi vì Internet sẽ có tác
động rất lớn tới hành vi của khách hàng. Ví dụ, nếu bạn muốn xây dựng một trang web
riêng để tiếp xúc với khách hàng và nhà cung cấp, bạn sẽ phải đưa vào đó các dữ liệu có
được từ những ứng dụng SCE, SCP và ERP, nhằm giới thiệu những chi tiết mới nhất về
đơn đặt hàng, thanh toán, tình trạng sản xuất và giao nhận của công ty bạn.

Bài thảo luận nhóm 5
13


PHẦN 2: MÔ TẢ MỘT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MỘT
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT – CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ
1. Giới thiệu công ty cổ phần May Nhà Bè (NBC)

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ
- Địa chi: 04 đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, thành phố Hồ
Chí Minh
- Điện thoại: (08) 38720077 - 38729124

- Email:

Fax: (08) 38725107

Web:

- Ngành nghề kinh doanh
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Các sản phẩm của NBC như bộ veston, sơmi, quần... với những thương hiệu De
Celso, Mattana, Novelty, Style of Living, Navy Blue... từ lâu đã được khách hàng trong
nước tín nhiệm. Tất cả đều hội tụ những ưu thế của NBC, đó là nét tinh tế trong lựa chọn
chất liệu, kiểu dáng và sự sắc sảo về thiết kế, cắt may nhằm phục vụ tốt nhất cho người
tiêu dùng Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG QUỐC TÊ
Trong nhiều năm, NBC đã tái khẳng định vị trí dẫn đầu ở các thị trường trong
nước và quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của NBC là 251 triệu USD, năm 2010
là 302 triệu USD, năm 2011 là 347 triệu USD, năm 2012 là 428 triệu USD, năm 2013 là
480 triệu USD và năm 2014 đạt 514 triệu USD. Hiện tại, NBC là đơn vị sản xuất cho
những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới với những đối tác như:
+ Thị trường Hoa Kỳ: Alfani, BCBG, Calvin Klein, Chaps, Club Room, Danny &
Nicole, Express, J.C. Penney, JF, Jones NY, Joseph Abboud, Kenneth Cole, Michael
Bài thảo luận nhóm 5
14


Kors, Perry Ellis, Pierre Cardin, Ralph Lauren, Robert Allan, Sean John, Stafford and
Tommy Hilfiger.
+ Thị trường châu Âu: Betty Barclay, Bonita, Burton, BMB, Canda, Debenhams,
Decathlon, Dunnes, F&F, George, H&M, Jules, Mango, Marks & Spencer, Next, Orsay,
Seidensticker, S.Oliver, Tom Tailor, We Fashion and Wool Mark.

+ Thị trường Nhật Bản: Full Mark, Itochu, Kansai Yamamoto, Mitsui and Regal.
Quá trình hình thành & phát triển
NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài
Gòn hoạt động từ trước năm 1975.
Đến nay NBC đã phát triển thành một Tổng Công ty có 35 đơn vị thành viên,
20.000 cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bàn trải rộng khắp cả
nước, với doanh thu năm 2014 đạt mốc 4000 tỷ VNĐ
Sau hơn 30 năm, thành công lớn nhất của NBC là tạo được uy tín với khách hàng
trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được
một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao hơn.
2. Mô tả một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
2.1. Mô tả hệ thống
Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của công ty được tiến hành qua 4 giai đoạn
chính: Thu mua nguyên liệu - Tổ chức sản xuất - Phân phối sản phẩm - Báo cáo.
2.1.1. Thu mua nguyên liệu.
NBC thu mua nguyên liệu vải, sợi chỉ... tại các công ty dệt là đối tác cung ứng.
2.1.2. Tổ chức quá trình sản xuất

Bài thảo luận nhóm 5
15


Phương thức ODM (Original Design Manufacturing)
Thiết kế -> Chọn lựa nguyên liệu -> Cắt, may -> Kiểm tra và đóng gói.
Đây là phương thức sản xuất bao gồm khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất từ thu
mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất và đóng gói. Khả năng thiết kế thể hiện
trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung cấp và vì vậy sẽ mang lại giá trị gia tăng cao
hơn rất nhiều cho sản phẩm. Các doanh nghiệp ODM tạo ra những mẫu thiết kế, hoàn
thiện sản phẩm và bán lại cho người mua, thường là chủ của các thương hiệu lớn trên thế
giới.

2.1.3. Phân phối sản phẩm.
Công ty sử dụng đại lý làm trung gian phân phối sản phẩm, đây là mạng lưới phân
phối quan trọng.
* Đại lý: Công ty có thể ký hợp đồng với đại lý dưới hai dạng: Đại lý bao tiêu và
đại lý hoa hồng. Công ty cung cấp hàng cho đại lý theo hợp đồng, đến kỳ đại lý phải
thanh toán tiền hàng và nhận thù lao thỏa thuận.
Công ty bán hàng cho trung gian Đại lý để họ bán cho trung gian bán buôn, trung
gian bán buôn bán cho người bán lẻ, người bán lẻ bán cho khách hàng cuối cùng hoặc
bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
2.1.4. Báo cáo.
Hàng tháng số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu của các đại lý sẽ được thống
kê, nhập vào hệ thống, hệ thống sẽ tự động đưa ra báo cáo khi có yêu cầu của Ban giám
đốc.
2.2. Phân tích sơ đồ

Bài thảo luận nhóm 5
16


2.2.1. Mô hình phân cấp chức năng.
1. Quản lý chuỗi cung ứng
công ty may Nhà Bè

1.1. Quản lý quá
trình thu mua
nguyên liệu

1.2. Quản lý
quá trình sản
xuất


1.3. Quản lý
quá trình phân
phối

1.4. Báo cáo

1.1.1. Liên hệ
các nhà cung
ứng

1.2.1. Chuẩn
bị sản xuất

1.3.1. Xử lý
đơn đặt hàng

1.4.1. Thống
kê kết quả
hoạt động

1.2.2. Chia
cắt vải và
nguyên phụ
liệu

1.3.2. Giao
hàng cho đại
lý, khách


1.4.2. Báo cáo
cho Ban giám
đốc

1.2.3. May và
hoàn chỉnh
sản phẩm

1.3.3. Thu
tiền từ đại lý,
khách hàng

1.1.2. Lựa chọn
giá và nhà cung
ứng

1.1.3. Ký hợp
đồng và thu mua

Hình 1: Mô hình phân cấp chức năng

Bài thảo luận nhóm 5
17


Mô tả tương tác:
Quản lý quá trình thu mua nguyên liệu
- Liên hệ các nhà cung ứng: Khi cần nhập thêm nguyên liệu, người chịu trách
nhiệm phải liên hệ với các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: Công ty cổ phần phụ liệu
may Nha Trang, Công ty TNHH YKK Việt Nam, các công ty nguyên liệu dệt may nước

ngoài... để kịp thời bổ sung nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
- Lựa chọn giá và nhà cung ứng: Dựa trên nhưng tiêu chí về giá cả, chất lượng, số
lượng và khoảng cách đến nhà máy sản xuất mà lựa chọn những nhà cung ứng phù hợp
nhất.
- Ký hợp đồng và thu mua: Khi đã chọn được những nhà cung ứng phù hợp thì sẽ
tiến tới ký hợp đồng với nhà cung ứng, tiến hành thu mua và thanh toán.
Quản lý quá trình sản xuất
Thiết kế -> Chọn lựa nguyên liệu -> Cắt, may -> Kiểm tra và đóng gói.
Quản lý quá trình phân phối sản phẩm
- Xử lý đơn đặt hàng: Khi nhận được đơn đặt hàng của đại lý hay yêu cầu mua
hàng từ người tiêu dùng, cần phải nhanh chóng xử lý đơn hàng, kịp thời bàn giao lại cho
đơn vị vận chuyển, phân phối.
- Giao hàng cho đại lý, khách hàng: giao hàng đến theo yêu cầu của đơn đặt hàng.
- Thu tiền từ đại lý, khách hàng: Thu tiền theo hóa đơn đã được xử lý
Báo cáo.

Bài thảo luận nhóm 5
18


- Thống kê kết quả hoạt động: dựa trên những thông tin được đưa vào hệ thống:
doanh số bán ra của đại lý, bán cho khách hàng… mà hệ thống đưa ra bản báo cáo về
doanh thu theo định kỳ.
- Báo cáo cho Ban giám đốc.

Bài thảo luận nhóm 5
19


2.2.2. Mô hình dữ liệu

* Mô hình luồng dữ liệu mức ngữ cảnh.
Kho dữ liệu hệ thống
- Danh sách nhà cung ứng cho công ty: Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang,
Công ty TNHH YKK Việt Nam, các công ty nguyên liệu dệt may nước ngoài...
- Bản đánh giá nhà cung ứng
- Hợp đồng thu mua nguyên liệu
- Danh sách đại lý phân phối của công ty
- Đơn đặt hàng.
- Hợp đồng đại lý.
- Bản báo cáo kết quả hoạt động.
Tác nhân ngoài:
- Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào: Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang,
Công ty TNHH YKK Việt Nam, các công ty nguyên liệu dệt may nước ngoài...
- Đại lý
- Ban giám đốc
- Khách hàng

Bài thảo luận nhóm 5
20


Nhà cung ứng

Khách hàng
Đơn đặt hàng

Hóa đơn thanh toán

Hóa đơn thanh toán
Thông tin người cung ứng


Yêu cầu mua hàng
Quản lý chuỗi cung
ứng

Ý kiến chỉ đạo

Ban giám đốc

Đơn đặt hàng

Báo cáo định kỳ

Hóa đơn thanh toán

Hình 2: Mô hình luồng dữ liệu mức ngữ cảnh

Bài thảo luận nhóm 5
21

Đại lý


Mô tả tương tác:
Nhà cung ứng: là người cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của công ty,
thông tin nhà cung ứng sẽ được xét duyệt, sau khi được lựa chọn nhà cung ứng sẽ nhận
được đơn đặt hàng của công ty về số lượng, chất lượng… và được thanh toán dựa theo
hóa đơn và hợp đồng đã ký.
Khách hàng: Là người thực hiện gửi yêu cầu đặt hàng trực tiếp đến công ty.
Đại lý: là người đã ký hợp đồng đại lý với công ty, chịu trách nhiệm phân phối sản

phẩm của công ty cho các nhà bán buôn, bán lẻ hay khách hàng và được hưởng lợi
nhuận theo hợp đồng đã ký kết.
Ban giám đốc: là người giám sát, điều hành, quản lý quá trình hoạt động của công
ty.

* Mô hình luồng dữ liệu mức đinh.

Bài thảo luận nhóm 5
22


Nhà cung cấp nguyên
liệu

Khách hàng

Thông tin

Thanh

Yêu cầu

nhà cung

toán

mua hàng
1.2. Quản lý quá
trình sản xuất


ứng
1.1. Quản lý thu
mua nguyên liệu

Hóa đơn thanh toán

1.3. Quản lý quá
trình phân phối
Các thông báo
cho nhà cung ứng
Danh sách nhà cung ứng
Danh sách đánh giá nhà cung ứng

Danh sách nhà phân phối

Danh sách hợp đồng thu mua

Thanh

Đơn đặt hàng

toán
1.4. Báo cáo

Yêu cầu
mua hàng

Đại lý
Báo cáo kết quả hoạt động
Ban giám đốc

Hình 3: Mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh

Bài thảo luận nhóm 5
23


Mô tả tương tác:
Quản lý thu mua nguyên liệu:
- Thông tin nhà cung ứng được nhập vào hệ thống, hệ thống sẽ báo lại những nhà cung
ứng phù hợp với tiêu chí của công ty và đưa ra danh sách đánh giá nhà cung ứng và danh
sách nhà cung ứng được chọn.
- Hệ thống sẽ đưa ra hóa đơn thanh toán cho các nhà cung ứng dựa trên sự thỏa thuận của
hợp đồng và tiến hành quá trình thanh toán.
- Thông tin về sản phẩm sẽ được hệ thống xử lý để chuẩn bị cho công đoạn sản xuất.
- Thông qua hệ thống các nhà cung ứng có thể nhận được yêu cầu đặt hàng hoặc các đánh
giá quá trình thu mua từ Ban giám đốc công ty.
Quản lý quá trình sản xuất:
Quản lý quá trình phân phối:
- Thông tin của các Đại lý được cung cấp về hệ thống: Địa điểm, quy mô… dựa trên danh
sách nhà phân phối.
- Hệ thống sẽ tự động xử lý khi nhận được đơn đặt hàng của các Đại lý và đưa ra các hóa
đơn thanh toán dựa trên hợp đồng đã ký kết để giao hàng.
- Hệ thống sẽ tự động xử lý khi có yêu cầu đặt hàng của khách hàng, lưu thông tin của
khách hàng để tiến hành giao hàng và thanh toán.
Báo cáo:
- Hệ thống sẽ tổng hợp các hoạt động diễn ra trong kỳ, đồng thời đưa ra doanh thu bán
hàng dựa trên số liệu được cung cấp.
- Bản Báo cáo hoạt động sẽ được hệ thống tổng hợp và được gửi khi có yêu cầu của Ban
giám đốc.
Bài thảo luận nhóm 5

24


* Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đinh
a. Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đinh chức năng “Quản lý quá trình thu mua
nguyên liệu”.

Bài thảo luận nhóm 5
25


×