Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.75 KB, 96 trang )

Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

PhÇn më ®Çu
1. Lý do chän ®Ò tµi

- Thu Bồn (1935-2003), tên thật Hà Đức Trọng – là một nghệ sỹ đa tài trên
nhiều lĩnh vực, ông đã có những đóng góp đáng kể trong văn học Việt Nam
hiện đại, đặc biệt là ông đã thổi được cái hơi thở hào hùng của cuộc sống kháng
chiến mang đậm chất hào hùng và bi tráng của thời đại vào văn học thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ. Có thể khẳng định rằng: Thu Bồn là một trong những
cánh chim đầu đàn của nền văn học chống Mỹ. Nhà thơ- chiến sỹ ấy là một con
người sống và lao động nghệ thuật hết mình, trọn đời sống cho lý tưởng của
mình. Văn nghiệp của ông là cả một quá trình tìm tòi, lao động sáng tạo và
dâng hiến sức mình bằng tất cả sự rung cảm của con tim và khối óc. Rõ ràng,
như Thanh Thảo đã viết: “ Anh (Thu Bồn) xứng đáng là một trong những cánh
chim đầu đàn của nền văn học chống Mỹ. Những trường ca, những bài thơ trữ
tình và một vài cuốn tiểu thuyết của anh sẽ còn lại. Bản năng sáng tạo vọt trào
nơi anh sẽ còn lại…”
- Trong đội ngũ những nhà văn hiện nay, có thể nói rằng Thu Bồn có nhiều
đóng góp nhất trong tất cả các thể loại, cả về tự sự và trữ tình. Văn nghiệp của
Thu Bồn khá đồ sộ, bao gồm 25 tác phẩm với các thể loại: Trường ca, thơ, tiểu
thuyết, truyện ngắn, truyện viết cho thiếu nhi và phê bình văn học. Trong đó,
ông là người khai mở và đặt dấu ấn thành công đầu tiên về thể loại trường ca,
cũng là tác giả có nhiều trường ca nhất, là người nhận được nhiều giải thưởng
văn học: giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu 1965, giải thưởng Văn học
Quốc tế Bông Sen của Hội Nhà văn Á Phi 1973, giải thưởng Nhà nước về Văn
học Nghệ thuật đợt I năm 2001.
- Với cảm hứng sáng tạo nằm trong dòng cảm hứng của văn học cách mạng
thấm đẫm không khí sử thi. Cái khác biệt của Thu Bồn chính là cảm hứng bi
hùng khi phản ánh hiện thực chiến tranh. Trên cơ sở của tinh thần bi tráng và lý
tưởng nhân văn, sáng tác của Thu Bồn từ chỗ phản ánh chiến tranh với tư cách


là những người trong cuộc dưới con mắt lý tưởng của cuộc chiến chính nghĩa,
ông đã đưa những sáng tạo của mình trở nên thấm đẫm cảm xúc, có sức lan tỏa
1


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

lớn và đậm chất sử thi. Chiến tranh, bên cạnh những chiến thắng oanh liệt,
hùng tráng còn những mất mát, hy sinh thấm đẫm chất bi đến tận cùng. Chất bi
hùng cuối cùng cũng là mục đích vươn tới lý tưởng nhân văn vĩnh cửu, đây
cũng chính là thế mạnh để những sáng tác của Thu Bồn tồn tại mãi với thời
gian.
- Với những giá trị đã được khẳng định trong nền văn học nước nhà trong
những năm chống Mỹ, trở thành một dấu son trong những trang thơ kháng
chiến lẫn nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, Thu Bồn đã đem đến cho người
đọc qua các thể loại sáng tác của mình những cảm nghĩ thẩm mỹ sâu sắc, đầy ý
nghĩa rất đang ghi nhận. Đây chính là kết quả của sự trưởng thành trong nhận
thức, trong tư duy và trong khả năng thẩm mỹ của một người nghệ sỹ chân
chính đi cùng không khí bi hùng của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại. Vì thế,
chúng tôi chọn đề tài: “ Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn” nhằm
khẳng định rõ hơn giá trị đích thực của nền văn học cách mạng trong những
năm tháng không thể nào quên.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Khái quát những đặc điểm nổi bật về phương diện phản ánh hiện thực
chiến tranh, về tinh chất bi tráng và lý tưởng nhân văn trong sáng tác của Thu
Bồn.
- Khẳng định sự đóng góp của Thu Bồn đối với văn học Việt Nam nói
chung và văn học cách mạng nói riêng.
3. LÞch sö vÊn ®Ò
Thu Bồn có một sự nghiệp thơ văn khá bề thế, phong phú và đa dạng với

bút pháp dồi dào và tinh tế. Sự đóng góp to lớn của ông đối với nền văn học
hiện đại Việt Nam nói chung và văn học chống Mỹ nói chung ngày càng được
khẳng định rõ nét. Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về thơ văn của
Thu Bồn. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tham khảo những bài viết, bài
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về Thu Bồn trong phạm vi có thể để có cái
nhìn tổng quát, sâu sắc và toàn diện hơn nữa về những giá trị trong cảm hứng
sáng tạo của Thu Bồn.

2


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

- Cuốn sách có tên: “Thu Bồn - gói nhân tình” do Hoàng Minh Nhân đi
sưu tầm, biên soạn.
Khi nhà thơ Thu Bồn khi ông vừa qua đời, trong sự cần thiết đối với một
đời thơ có nhiều đóng góp cho văn nghệ kháng chiến, văn học hiện đại, Hoàng
Minh Nhân đi sưu tầm, biên soạn và in lại hầu hết những bài viết, bài nghiên
cứu về Thu Bồn trong một cuốn sách có tên: “Thu Bồn - gói nhân tình”. Trong
sách này, có những dòng, những trang, những bài nêu lên cảm nhận của người
viết về sự nghiệp cầm bút, về thơ, về văn, về trường ca của Thu Bồn và đồng
thời thể hiện tình cảm tiếc thương đau xót của bạn bè, chiến hữu, đồng nghiệp
khi nghe tin ông qua đời vào ngày. Có thể thấy một số bài viết tiêu biểu sau:
+ “Thu Bồn qua sông Thu Bồn” của Phùng Tấn Đông là những cảm
nhận, đánh giá về phong cách nghệ thuật thơ Thu Bồn, đặc biệt vấn đề được
khảo sát qua hai tác phẩm “Bài ca chim Chơrao” và “Quê hương mặt trời
vàng”. Ông viết: “Riêng mảng thơ, Thu Bồn là nhà thơ của những câu thơ gây
ấn tượng mạnh mẽ..”. Nhận xét cụ thể hơn, tác giả cho rằng: “Thơ Thu Bồn
chính vì thế luôn có một hệ thống từ ngữ mang tính thi pháp riêng biệt - tạm
gọi là tính hoành tráng, “hết mình”. [2,tr22]

+ “Nhà thơ Thu Bồn - tráng sĩ hề… dâu bể” của Trung Trung Đỉnh nêu
lên những suy nghĩ, nhận định về con người và đặc biệt là sáng tác của Thu
Bồn. Đây là những nhận định, đánh giá đúng, hay, xác đáng như: “ở thời điểm
nào ông cũng có những trường ca hay, những bài thơ hay, những câu thơ cực
hay”. “Đối với Thu Bồn, ông viết như một nhu cầu sống. Trường ca hay thơ trữ
tình, tiểu thuyết hay truyện ngắn, tất cả đều do nhu cầu của đời sống, chính vì
thế cảm xúc thơ ông lúc nào cũng tươi, cũng mới…” Bài viết đã đan xen giữa
cuộc đời, con người Thu Bồn với thơ ca của ông. [2,tr36]
+ “Thu Bồn - như dòng sông cuộn xiết” của tác giả Ngô Thế Oanh là
những hồi ức, ấn tượng, xúc cảm của tác giả trước người thơ và đời thơ Thu
Bồn. Trong bài viết này, bên cạnh những hồi ức đẹp đẽ về người thơ Thu Bồn,
tác giả chú ý đến hai vấn đề về đời thơ Thu Bồn: Vị trí của trường ca Thu Bồn
và cái mãnh liệt, đắm say của thơ tình Thu Bồn. Tác giả khẳng định “Thu Bồn
là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ tình say đắm nhất” và “Bài ca
3


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

chim Chơrao” đã mang đến” và “sự mở đầu cho một giai đoạn phát triển có
tính chất quyết định” cho thể loại trường ca Việt Nam hiện đại của Thu Bồn.
[2,tr45]
+ “Thu Bồn - niềm khát vọng khôn nguôi” - tiểu luận phê bình “Tìm hoa
quá bước" của Hoài Anh đã dựng lại hình ảnh Thu Bồn - con người và thơ trong ký ức của tác giả, đan xen, không tách rời. Tuy vậy, bài viết cũng đã thấy
được không khí Tây Nguyên, “chất sử thi và tính kịch” cùng với “cái mạch trữ
tình nồng nàn thắm thiết của Bài ca chim Chơrao” và “những hình tượng khắc
hoạ lạ, đẹp được đan xen với những hình ảnh chân thực, giản dị đời thường”.
[2,tr50]
+ “Chim Chơrao đến từ núi lạ” của tác giả Nguyễn Chiến cũng là những
cảm nhận ban đầu về thơ Thu Bồn: “Nồng nhiệt, chân thành, hào sảng”, “có

nhiều niềm thương, ít nỗi ghét”, một hồn thơ “không bao giờ chịu tầm thường”
“vút lên như cánh chim Chơrao đến từ núi lạ” và “đã làm nên một cõi Thu
Bồn” “tài hoa”.[2,tr53]
+ “Cảm hứng quê hương trong thơ ca Thu Bồn” của Hồ Hoàng Thanh,
như nhan đề, bài viết đề cập đến vấn đề “chủ đề xuyên suốt, nguồn cảm hứng
chủ đạo trong thơ ca Thu Bồn chính là nỗi niềm ngợi ca quê hương đất nước
Việt Nam…”. Tác giả có công khảo sát và chứng minh cho luận điểm đã nêu
trên ba lĩnh vực sáng tác của Thu Bồn: Thơ, trường ca và bình luận văn học.
Tác giả chỉ tóm lược nội dung là chủ đề quê hương trong bốn trường ca: “Bài
ca chim Chơrao”, “Oran 76 ngọn”, “Badan khát”, “Thông điệp mùa xuân”.
+ “Thu Bồn - “bơi qua biển lửa ta về lại”” của tác giả Ngô Thị Kim Cúc,
đăng trên báo Thanh niên, là cảm nghĩ về thơ Thu Bồn - một hồn thơ chan chứa
tình yêu quê hương, đất Mẹ.
+ “Người viết những trường ca” của Nguyễn Đức Mậu in trong Tạp chí
Nhà văn, số 7, là những nhận xét bao quát về trường ca Thu Bồn, từ nghệ thuật
đến nội dung. Ông đánh giá:“ở giai đoạn đánh Mỹ cứu nước, có nhiều trường
ca hay, Thu Bồn là một cây bút tiên phong, có nhiều thành quả rất đáng ghi
nhận trong thể loại này”.[2,tr60]

4


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

+ "Bài ca chim Chơrao, một bản trường ca hay" của Nguyễn Viết Lam in
trong Tạp chí Văn học, số 5 (1965) là bài viết đầu tiên về trường ca Thu Bồn
nói chung. Song, đấy cũng chỉ là đánh giá sơ lược về nội dung và nghệ thuật
trường ca đầu tay của Thu Bồn: "Bài ca chim Chơrao".
+ “Thu Bồn - từ thơ đến trường ca” của nhà nghiên cứu văn học Bích
Thu, in trong “Nhà thơ Việt Nam hiện đại”, được in lại trong “Thu Bồn - gói

nhân tình” của Hoàng Minh Nhân có lẽ là bài viết bao quát nhất sự nghiệp sáng
tác của Thu Bồn: “Thu Bồn có khả năng mở rộng sự sáng tạo sang nhiều lĩnh
vực, thể loại, như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết”. Đương nhiên, trong quan niệm
của Bích Thu, “thơ” ở đây bao gồm cả trường ca - “bên cạnh mảng thơ trữ
tình”. Trong bài viết, sau khi điểm qua những chặng đường sáng tác và những
tác phẩm thơ trữ tình, tác giả đã có những nhìn nhận, đánh giá xác đáng về
trường ca Thu Bồn nói chung và những trường ca xuất sắc của ông nói riêng:
“Thu Bồn là người có sở trường về trường ca và viết trường ca vào loại khoẻ
(…) sự vận động của sự kiện, nhân vật thường dồn dập, khẩn trương,. Vì vậy,
trường ca Thu Bồn thường mang vẻ đẹp trong một chỉnh thể, có dáng vóc bề
thế, khỏe mạnh…” . Đặc biệt, ở bài viết này, Bích Thu đã khai thác khá cụ thể
những đặc sắc nghệ thuật của trường ca Thu Bồn: nghệ thuật xây dựng nhân
vật, sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, tạo dựng khung cảnh bi tráng,
những biểu tượng mang ý nghĩa tượng trưng, sự kết hợp những thủ pháp nghệ
thuật của điện ảnh, sân khấu, kết cấu luôn biến đổi… Sau nữa, tác giả cũng đã
nêu một vài hạn chế nhỏ trong trường ca Thu Bồn, ví như “chất liệu hiện thực
nhiều khi còn bề bộn, ngổn ngang”, “đôi khi (…) còn cầu kì, chuộng lạ trong
cách đặt tên cho các tiêu đề của trường ca”. Rõ ràng, bài viết của nhà nghiên
cứu Bích Thu khá bao quát và cụ thể trong nhận định, đánh giá, phát hiện
những đặc sắc nghệ thuật của trường ca Thu Bồn.[2,tr80]
- Các luận án, chuyên luận như:

+ “Đặc trưng trường ca Thu Bồn- Nguyễn Khoa Điềm- Thanh Thảo” của
Mai Bá Ân (2009), Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Chuyên luận này cung cấp cho
ta cái nhìn toàn diện về đặc trưng trường ca Thu Bồn. Tác phẩm sẽ đi vào
thống kê và vạch ra được những nội dung chính cũng như nghệ thuật đặc sắc
5


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn


trong trường ca của ông. Trong khi phân tích về trường ca, tác giả cũng đã
phần nào chỉ ra những biểu hiện của tính bi hùng trong tác phẩm của Thu Bồn
song đây không phải phần tác giả đi sâu. Đồng thời, nhiều đoạn viết của
chuyên luận này không có tóm tắt nội dung tác phẩm và dẫn giải, chú thích nên
làm người đọc như rơi vào hỏa mù.
+ “Thu Bồn – nhà thơ trữ tình đất Quảng” của cũng là một chuyên luận
hay, trong đó tác giả khái quát được những điểm nổi bật về con người và thơ
Thu Bồn với chất giọng giàu cảm xúc. Ta thấy trong đó hình ảnh Thu Bồn gắn
chặt với quê hương, xứ sở và cuộc cách mạng dân tộc. Đây chính là nguyên
nhân tạo nên tính bi hùng trong sáng tác của ông.
Tóm lại, các tác giả đã khẳng định đúng vai trò, vị trí của Thu Bồn, có
những đánh giá, nhận định về đóng góp của Thu Bồn. Song, từ trước tới nay
chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về cảm
hứng bi hùng trong tác phẩm của Thu Bồn một cách hoàn chỉnh, toàn diện cả
về 2 loại hình tự sự và trữ tình về nội dung cảm xúc và hình thức biểu hiện.
Tình hình trên đặt ra một vấn đề: Cần phải đi sâu tìm hiểu phân tích cụ thể cảm
hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn để có cái nhìn sâu sắc về tác phẩm
của ông đồng thời thấy được nét riêng của Thu Bồn trong văn đàn.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI KHẢO SÁT
- Khảo sát toàn bộ tác phẩm của Thu Bồn ở 2 loại hình tự sự và trữ tình, tập
trung vào một số tác phẩm sau:
Thơ:
+ Tre xanh (2 tập – 1970).
+ Mặt đất không quên (1970).
+ Một trăm bài thơ tình nhờ em đạt tên (1992)
+ Tôi nhớ mưa nguồn (2001).
+ Đánh đu cùng dâu bể (thơ và tiểu luận – 2002)
Trường ca:
+ Bài ca chim Chơ Rao (1962).

+ Quê hương mặt trờ vàng (1975).
+ Badan khát (1976).
6


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

+ Campuchia hy vọng (1978)
+ Oran 76 ngọn (1979).
+ Người vắt sữa bầu trời (1985)
+ Thông điệp mùa xuân (1985)
+ Bài ca chim Chowowrrao (Tuyển tập 10 trường ca, 1999).
Tiểu thuyết:
+ Chớp trắng (1970).
+ Những đám mây màu cánh vạc (1975).
+ Hòn đảo chân rên (1972)
+ Dòng sông tuổi thơ (1973)
+ Em bé trong rừng thốt nốt (truyện, 1979)
+ Đỉnh núi (1980)
+ Mắt bồ câu và rừng phi tiễn (1986).
+ Vùng pháo sáng (1986)
+ Cửa ngõ miền Tây (1986)
+ Em bé vào hang cọp (1986)
+ Dưới tro (truyện ngắn, 1986)
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê, phân loại: chủ yêu dùng khảo sát nguồn tư liệu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: nhằm làm sáng rõ từng luận điểm, khái quát
thành đặc điểm cơ bản.
Pháp pháp so sánh, đối chiếu: nhằm làm rõ hơn những đặc điểm về cảm hứng

bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ DỰ KIẾN CÁC CHƯƠNG MỤC
+ Nội dung nghiên cứu:
Đi sâu vào nghiên cứu cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn, xem
đây là một trong những đặc trưng riêng của Thu Bồn trong các nhà văn, nhà
thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trên cái nền của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, Cái đau thương, mất mát và sự ngợi ca đầy tính sử thi, tính hào
hùng sẽ làm sáng tổ cảm hứng bi hùng trong các loại hình sáng tác của Thu
7


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

Bồn. Cảm hứng này không chỉ có mặt trong những sáng tác ở thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ mà còn xuất hiện trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội
sau này.
+ Dự kiến chương mục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
thành 3 chương:
- Chương 1: Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Thu Bồn.
- Chương 2: Cảm hứng bi hùng trong tác phẩm trữ tình.của Thu Bồn
- Chương 3: Cảm hứng bi hùng trong tác phẩm tự sự của Thu Bồn.
7. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
- Điền dã, thư viện...
- Nghiên cứu qua tài liệu, thư viện. Tiếp xúc, phỏng vấn sâu chuyên gia, các
nhà nghiên cứu…

8



Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
CỦA THU BỒN

1.1. TIỂU SỬ CỦA THU BỒN
1.1.1. NHÂN THÂN
Nhà thơ Thu Bồn, tên thật là Hà Đức Trọng sinh ngày 1 tháng 12 năm
1935. Ngày sinh trên được xác định theo lý lịch văn học do nhà thơ tự khai.
Tuy nhiên, có một số tài liệu cho ngày sinh của Thu Bồn là ngày 1 tháng 12
năm 1935. Theo nhà văn Hoàng Minh Nhân, ngày sinh thực sự của Thu Bồn là
ngày 4 tháng 1 năm 1936, tức ngày 10 tháng 12 năm Ất Hợi. Ngoài bút danh
đặt theo tên dòng sông Thu Bồn quê hương, ông còn có các bút danh khác là
Hà Ðức Trọng, Bờ Lốc.
Nhà thơ là con trai út trong một gia đình có truyền thống hiếu học và đỗ
đạt cao dưới thời nho học, hậu duệ đời thứ 12 của Đặc tấn phụ quốc Thượng
tướng quân Hà Đức Ân thời Lê Trung Tông. Cha ông- Hà Đình (1895- 1967) là
thầy giáo làng dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, sống gần gũi với người trong
làng lại sớm có tư tưởng cách mạng do tiếp xúc với các tư tưởng cách mạng
của Tôn Trung Sơn, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Phan Châu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng… qua báo chí bấy giờ, đã từng tham gia vận động phong
trào cải lương, phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ, tham gia khởi nghĩa cướp
chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945… Cách mạng Tháng Tám
thành công, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời rồi tham
gia Hội đồng nhân dân xã Châu Phong. Kháng chiến chống Pháp, vì sự khủng
bố của giặc Pháp, ông cùng gia đình tản cư lên Quế Sơn, cương quyết từ chối
tham gia chính quyền ngụy tế. Nhà ông bị đốt đến ba lần, sau năm 1954 ông bị
bắt ở nhà lao Vĩnh Điện, bị bệnh nặng sau ba tháng lao tù. Được thả về, ông

9


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

qua đời vì bệnh tật dai dẳng năm 1966. “Hình ảnh người cha có tư tưởng cách
mạng và người mẹ tần tảo, một đời vì chồng vì con đã để lại trong tâm hồn Thu
Bồn những ấn tượng tuổi thơ đầy tình yêu và niềm tự hào.” [82,tr10]. Gia đình
Thu Bồn dành nhiều tình cảm yêu mến cho ông. “Cội nguồn tình yêu thương
gắn bó từ cha mẹ, từ anh em ruột thịt ấy ắt hẳn là nơi vun mầm thuở ban đầu
rất có ý nghĩa cho một trái tim thơ luôn tuôn trào bùng nổ những cảm xúc yêu
thương say đắm ở nhà thơ Thu Bồn sau này. Và có lẽ đó cũng là bến neo, vững
lặng cho con thuyền tình thuyền thơ luôn vật lộn trong mênh mông sóng gió
bão táp giữa biển cả yêu thương và đau khổ trong suốt cuộc đời vội vã yêu,
cuồng nhiệt sống và dâng hiến của nhà thơ.” [82,tr11]
Thu Bồn, là người con kiệt xuất của Quảng Nam (xã Điện Thắng,
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam,). Mảnh đất Điện Bàn quê hương Thu Bồn là
một trong những vùng đất hội tụ những truyền thống lịch sử và văn hóa của
quê hương đất Quảng trung dũng kiên cường. Điện Bàn từ xưa đã nổi tiếng là
vùng trọng điểm lúa của Quảng Nam, vung trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa,
trồng đay dệt chiếu, làm đường, làm gốm, đúc đồng,… Đây cũng là vùng đất
phong cảnh hữu tình với con sông Thu Bồn dài hàng chục cây số bắt nguồn từ
Chiên Đàn (Tam Kỳ) và Ô Gia (Đại Lộc) và hợp lưu với nhiều dòng sông
khác- sông Trạm, sông Tiên, sông Tranh, Vu Gia, Ly Ly, Bà Rén… để trở
thành con sông lớn nhất Quẩng Nam có dòng chảy độc đáo, là động mạch chủ
nối liền hai miền xuôi ngược và cả hai miền bắc nam xứ Quảng, tạo nên những
bãi bồi phì nhiêu, những làng quê trù phú, các bến thuyền các khu chợ đông
vui sầm uất. Bên cạnh con sông thiêng Thu Bồn, Điện Bàn còn giữ được nhiều
di tích văn hóa Chămpa và Việt như tháp Bàng An, Cẩm Vân,… và là vùng đất
bảo tồn được nhiều tập tục, lễ hội đặc sắc, có một kho tàng văn học dân gian

phong phú đa dạng từ truyện kể đến ca dao dân ca, hò khoan, hò bài chòi, hò
chèo thuyền, vè Quảng, ca xuân, hát sắc bùa… Đặc biệt, Điện Bàn còn nổi
tiếng là đất học, đất trung liệt với những nhà khoa bảng, những chí sĩ yêu nước
đã được vinh danh: Phạn Phú Thứ, Hoàng Diệu Trần Quý Cáp… Truyền thống
yêu nước bất khuất được khẳng định về sự hy sinh của Hoàng Diệu bởi phong
trào Duy Tân của Trần Quý Cáp… và trong lịch sử hiện đại nó được tiếp nối
10


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

bởi Nguyễn Văn Trỗi bởi hàng ngàn liệt sĩ. “Với mảnh đất giàu truyền thống ấy
Thu Bồn gửi trọn niềm tin yêu thương khi lấy bút danh là tên con sông của quê
hương mình, con sông mang truyền thống lịch sử và văn hóa. Ông đã từng nói
về bút danh ấy của mình : “ những chiến sỹ tập kết từ Bắc trở về quê hương để
chiến đấu đều phải đổi tên để giữ bí mât, tôi là một trong hàng vạn người đó.
Tôi nghĩ ngay đến con sông có nhiều kỉ niệm của quê hương nên lấy bí danh là
Thu Bồn”. Tuổi lên chín, mười hiếu động của Thu Bồn ghi dấu bởi những kỉ
niệm tuổi thơ hồn nhiên nghịch ngợm. Những câu dân ca từ cuộc sống đượm
tình nghĩa cũng đã lưu dấu trong tâm trí cậu từ lúc nào.” [82,tr12].
Ngoài ra còn phải nói đến tính cách con người Quảng Nam, tính cách ấy có
những nét riêng độc đáo mà nhiều nhà nghiên cứu đã ưu ái dành riêng cho nó
bốn chữ “ Tính cách Quảng Nam”- tính cách của một vùng đất giao thoa văn
hóa của Việt- Trung- Chămpa- Ấn. Con người đất Quảng cứng cõi, song tháo
vát có ý thức trách nhiệm cao với đất nước, dân tộc. Đó còn là những con
người bộc trực nóng nảy, song rành mạch quyết liệt. Thu Bồn đã thừa hưởng
sâu sắc những tính cách ấy: “ Cuộc đời Thu Bồn luôn luôn rực sáng, càng rực
sáng hơn ở những bước ngoặt của lịch sử đất nước, ở những thời điểm cam go
quyết liệt nhất, hy sinh nhất của cuộc chiến tranh, nhất là thời kỳ đánh Mỹ và
thời kỳ trước đổi mới của đất nước… Chính ở những bước ngoặt đó, anh là

người đi tiên phong mở đường và bao giờ cũng để lại những tác phẩm ghi dấu
mốc lịch sử đó một cách chói sáng” (Thu Bồn- nhà thơ lớn- người Quảng lớn).
Ông mang sức vóc, giọng nói, nhân cách của người xứ Quảng: bộc trực, thẳng
thắn, quên mình. Tính cách ấy còn là tình yêu quê hương, gia đình nồng ấm.
Tầm vóc Thu Bồn còn là tầm vóc của sự anh dũng trong đối đầu với những khó
khăn. Ông thành biểu tượng sáng đẹp cho quê hương cho Tổ Quốc. Trong bài
kỉ niệm ngày nhà thơ ra đi, nhà văn Anh Ngọc đã viết: “nhà thơ Thu Bồn cũng
là một dòng sống, một dòng trở nặng tình yêu. Nhường như ở đây, có một bản
giao kèo bí mật và đẹp đẽ giữa con người và dòng sông. Dòng sông cho con
người mượn tên mình để khai sinh giữa đất trời… và đến lượt mình, con người
lại mang dòng sông đến với muôn người, làm rạng danh dòng sông giữa cuộc
đời.”.[82,tr29]
11


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

1.2. MỘT SỐ NÉT CHÍNH TRONG CUỘC ĐỜI
Ông vào bộ đội năm mười một tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt
động chiến đấu. Thu Bồn sinh ra, lớn lên giữa thời chiến tranh. Năm mươi hai
tuổi, ông đã làm liên lạc và trực tiếp chiến đấu. Như một chiến sỹ thực thụ, ông
đã trải qua hàng trăm chuyến liên lạc, hàng chục trận đánh khắp chiến trường.
Thơ cũng là một vũ khí chiến đấu của ông. Trong thời gian chiến tranh Việt
nam, ông làm phóng viên chiến trường Liên khu V sau đó về làm việc tại Tạp
chí Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thu Bồn là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ miền Trung Trung Bộ và ủy
viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV.
Ông đã đi qua nhiều vùng đất, nhưng gắn bó sâu nặng hơn cả là Tây
Nguyên, những trường ca, sử thi của ông lấy cảm hứng từ vùng đất này. Ông
trở thành một già làng đúng như Vũ Khoa đã nói: “ngày nào trên Tây Nguyên,

người ta gọi Thu Bồn là già làng… Thu Bồn đã đang, và mãi bay và hát cùng
bài ca Chim Chơ rao của đại ngàn”. Chất Tây Nguyên ấy thành máu thịt trong
con người Thu Bồn. Trong trường ca chim Chơ rao ta thấy một hình ảnh Tây
Nguyên hùng vĩ, những con người Tây Nguyên vĩ đại. Cái linh hồn ấy cũng đã
nhập vào trường ca Badan khá. Không ai vượt qua được Thu Bồn trong mảng
trường ca viết về Tây Nguyên.[82, tr39]
Thu Bồn thiệt thòi về đường con cái : Hai người con trai với đời vợ trước
sinh ra trong chiến tranh, bị ảnh hưởng chất độc da cam, một người đã mất,
một người còn sống nhưng không đủ lớn khôn . Thu Bồn đã từng dùng ba lô
cõng con từ Nam ra Bắc vượt chặng đường dài trong bom đạn mấy tháng trời.
Nhà thơ đã viết về con trai mình trong những dòng tự bạch đau đớn: “Đứa con
trai của tôi là Hà Thảo Nguyên… tôi cõng cháu từ chiến trường ra bằng chiếc
ba lô đục thủng hai lỗ để cháu thòi hai chân ra. Tôi cõng cháu ba tháng trời đi
trên dải Trường Sơn, vượt U Bò, Ba Rền, Long Đại, Sông Gianh, Linh Cảm…
ra hết Thanh Hóa mới có xe đón. Nhiều năm hai cha con tôi ở một căn phòng
nhỏ cạnh phòng Nguyễn Đức Mậu, Lê Lựu. Cháu bị nhiễm chất độc màu da
cam nên phải đi bệnh viện. Một đêm tháng 12 rét như dao cắt, cháu đã rút hơi
12


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

thở cuối cùng tại giường bênh 108. Anh Hồ tìm chìa khóa mở cổng nhỏ đưa xe
honda ra. Hai đứa phóng ra Ô Quan Chưởng để ra bờ sông đi cho nhanh. Đến
bờ đê, xe chết máy, hai đứa đạp đẩy gì gì xe cũng không nhúc nhích, đành đẩy
xe chạy bộ đến 108. Hai chiếc áo bông của tôi và Hổ ướt đẫm mồ hôi. Tôi vuốt
mắt con, ôm cái xác lạnh ngắt, đau đớn đi từng bước một xuống cầu thang nhà
xác. Tôi mượn một cái lông bàn úp lên thi thể của con. Sáng hôm sau tôi và
Ngô Thảo đi Quán Thánh mua quan tài và cắt hộ khẩu cho con (cắt hộ khảu
báo tử mới được mua quan tài), Duy Khán đi tìm hai khúc chuối để thắp nhanh,

chị Định cho những đồng tiền để bỏ vào mồm cháu… cả cơ quan đưa tiễn
cháu”. Con trai thứ hai của Thu Bồn cũng bị bệnh, cũng phải trải qua nhiều
thời gian chạy chữa gian nan vẫn không thể khỏi hẳn. Đó là điều bất hạnh lớn
nhất trong đờì anh:
“Mười sáu trăng tròn lẻ
Có sớm quá không con
Chất độc da cam
Ba chôn sâu trong lòng đất
Kỷ niệm đau buồn cuộc chiến đấu của ba” [84,tr1]
Vì thế, anh rất yêu trẻ. Tình yêu thương ấy anh dồn hết cho đứa cháu ngoại
(con của con gái Ly Bạch Huệ)
“Trong tình yêu và hôn nhân ông cũng gặp nhiều bi kịch, bi kịch của một
trái tim yêu luôn khát khao, đuổi bắt, kiếm tìm. Nhưng nhà thơ biết cách giấu
kín nỗi đau riêng, biết cách vượt qua những bi kịch để sống, để viết và dâng
hiến bởi “Lá cỏ, đời xanh như thể chẳng vì ai” như nhà văn Nguyễn Chí Trung
tổng kết về cuộc đời ông.” [84,tr2]
Những năm cuối đời về dựng lều, dựng trang trại, sống cật lực lao động,
làm thơ, viết sách, bán lịch cùng người vợ- nghệ sĩ cải lương Lý Bạch Huệ bên
suối Lô Ồ (Bình Dương), Thu Bồn vẫn giữ nguyên một cách sống khát vọng và
13


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

tình yêu. “Gặp lại nhà thơ Thu Bồn bên suối Lô Ồ”, nhà thơ Bằng Việt ghi
nhận: “tính cách anh sôi sục, mạnh mẽ, có một bản năng ham mê khám phá,
ham mê cái đẹp của cuộc đời đến lạ”. [84,tr2]
Ông mất từ năm 2003, nhưng thơ ông vẫn sống mãi trong lòng người
đọc. Đám tang nhà thơ có mặt gần như đầy đủ bạn bè, người yêu thơ. Nhà thơ
ra đi với những quà tặng kỷ niệm đầy ý nghĩa, mang trọn niềm tiếc thương của

mọi miền đất nước, đặc biết là từ đất Quảng và Tây Nguyên, gửi về tiễn biệt.
2. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA THU BỒN
2.1. CÁC TÁC PHẨM CHÍNH CỦA THU BỒN
Các tác phẩm chính


Bài ca chim Chơ Rao (trường ca, 1962),



Tre xanh (thơ, 1965),



Mặt đất không quên (thơ, 1970),



Những đám mây màu cánh vạc (tiểu thuyết 2 tập, 1975);



Oran 76 ngọn (trường ca, 1979),



Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985)




Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985)



Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ, 1992)...



Tôi nhớ mưa nguồn (thơ, 1999)



Trường ca tuyển tập (1999)



Gỡi lời con đến cùng cha



Quê hương mặt trời vàng



Vùng pháo sáng (tiểu thuyết)

Các giải thưởng


Giải văn học Nguyễn Đình Chiểu




Giải thưởng văn học quốc tế Lotus của Hội Nhà văn Á Phi (1973)



Giải thưởng báo Hà Nội Mới (1969)
14


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn


Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001
Thu Bồn được biết đến nhiều với những bài trường ca, trong đó Bài ca

chim Chơ Rao vẫn được coi là thành công có tính định hướng cho phong cách
tiêu biểu của ông. Từ tác phẩm này ông được coi là "Cánh chim chơrao kiêu
hùng trên bầu trời thi ca Việt Nam". Trường ca Bài ca chim chơ rao (1963)
đóng một mốc son chói lọi đầu tiên trong lịch sử trường ca hiện đại Việt Nam.
Vừa mới ra đời nó đã tạo được tiếng vang lớn cả trong nước cũng như trên
trường quốc tế. Là nhà thơ gắn bó máu thịt với đất nước và con người Tây
Nguyên hẳn Thu Bồn đã thấm vào máu thịt mình những tác phẩm sử thi Tây
Nguyên. Trên cái nền sử thi ấy cùng với hiện thực cuộc sống lầm than, quá
trình giác ngộ theo cách mạng và cuộc chiến đấu hi sinh to lớn của các dân tộc
Tây Nguyên, Thu Bồn đã tạo nên một “sử thi hiện đại” ngang tầm cuộc sống và
chiến đấu của những người dân Tây Nguyên kiên cường, bất khuất. Thành
công to lớn của không khí sử thi hiện đại trong trường ca này chính là do Thu
Bồn đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn hai yếu tố chính của trường ca là tự sự

và trữ tình, trong đó, tác giả thực sự đã trữ tình hóa được yếu tố tự sự khiến câu
chuyện cuốn người đọc đê mê theo không phải do nội dung cốt truyện dẫn dắt
mà do sức cuốn của cảm xúc dạt dào, ồ ạt bởi nhiều trường đoạn bi hùng bàng
bạc không khí sử thi xoay quanh ba nhân vật chính Hùng - Y Rin và A Sao.
Phải công nhận rằng: sức lôi cuốn của “Bài ca chim chơ rao” cho đến tận bây
giờ đọc lại vẫn dạt dào xúc cảm.
Sau thành công vang dội của Bài ca chim Chơrao, 13 năm sau, tiếp tục
trên nền cảm hứng sử thi Tây Nguyên, Thu Bồn đã viết Vách đá Hồ Chí Minh
(1970) trong sự đan xen tuyệt vời giữa không khí sử thi Tây Nguyên và sử thi
hiện đại về một nhân vật vĩ đại nhất của thời đại chúng ta thông qua câu
chuyện dòng tên Người - Hồ Chí Minh được người dân Tây Nguyên đục trên
vách đá thách thức kẻ thù và thể hiện sự trung thành tuyệt đối của mình với vị
lãnh tụ kính yêu. Ở trường ca này, yếu tố cốt truyện vẫn còn và xoay quanh câu
chuyện tình giữa chàng trai Dang A Nghi và cô gái Dy Mơ Thưng. Nhân vật
Hồ Chí Minh hoàn toàn ẩn mặt, chỉ hiện lên qua hành động anh dũng hi sinh
15


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

đầy kịch tính và lòng tôn thờ của những nhân vật trong câu chuyện. Cốt truyền
không hoàn chỉnh, có phần chắp nối giữa chuyện xưa và chuyện nay được cấu
trúc theo mô hình của nghệ thuật sân khấu, nhưng cái sợi dây vô hình được nối
kết bởi nhân vật ẩn mặt qua dòng chữ “Hồ Chí Minh muôn năm!” như là điểm
mở nút của kịch bản khiến “Vách đá Hồ Chí Minh” vẫn đảm bảo tính chỉnh thể
cho một trường ca.
Người gồng gánh phương Đông (1972) cũng ngập tràn không khí sử thi
cổ thông qua cuộc gặp gỡ tiền định của chàng chim Lạc và nàng Âu Cơ để hình
thành nên dân tộc. Nhưng đến trường ca này, yếu tố cốt truyện đã nhòa dần,
“nhân vật” xuất hiện không “tròn vai” mặc dầu Thu Bồn đã chú tâm xây dựng

theo mô hình cấu trúc kịch. Đó là cuộc đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn giữa hai
phe: thiện (vợ chồng Âu Cơ) - ác (cả dòng họ của các thế lực hắc ám, gồm:
chồng: “lão đói nghèo khổ nhục”, vợ “mụ hoang vu”, con đầu “thằng cơ cực”,
cháu trai “nóng nực”, cháu gái “lạnh lùng và đám bạn bè “khổ độc” của lão cát
cứ ở từng vùng). Cuối cùng là sự chiến thắng của vợ chồng Âu Cơ, chàng chim
Lạc soãi cánh mở nước về phương Nam, băng qua dãi Trường Sơn hùng vĩ, rồi
trong cuộc chiến với lão già chàng bị lão cắn đứt một ngón tay để “máu ứa
thành những dòng kinh nhỏ”, chín ngón tay còn lại “thành chín nhánh Cửu
Long sờ vào ngực biển Đông” kéo dài từ biển đến rừng để hình thành đất nước
Việt Nam cong như chiếc đòn gánh “gồng gánh phương Đông”.
Đến trường ca Chim vàng chốt lửa (1973-1975) viểt về đề tài chiến tranh
chống Mỹ, yếu tố cốt truyện tiếp tục mờ dần, “nhân vật” đã không còn tên tuổi
cụ thể. “Chim vàng” và “chốt lửa” trở thành biểu tượng của một đề tài sử thi
chiến tranh. Cả trường ca âm vang chất nhạc của tiếng chim và những âm
thanh dữ dội của cuộc chiến. Không còn cốt truyện, trường ca này được cấu
trúc như một bản giai hưởng cổ điển đầy âm thanh khẳng định tiếp bước thử
nghiệm trong cấu trúc trường ca của Thu Bồn.
Badan khát được sáng tác ngay năm đầu tiên sau hòa bình (1976) là
một trường ca về cuộc hồi sinh và gian lao “xốc vác lại giang sơn” sau cuộc
16


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

chiến. Trở lại với đề tài Tây Nguyên, nhưng đây lại là một cuộc “thử lửa” mới
của Thu Bồn đối với trường ca. So với các trường ca trước, đây là một tác
phẩm khá đồ sộ (1.303 câu thơ) đan xen nhiều không gian sử thi khác nhau của
vùng đất Tây Nguyên. Ở đó, trong không gian sử thi cổ xưa, có chuyện tình
ngang trái, đau thương giữa chàng trai Bana (Kônghơrin) và cô gái Giarai
(Rơchămpa) trong sự hiềm thù giữa hai dân tộc; trong không gian Tây Nguyên

thời phong kiến, thực dân, để nối mạch cùng Tây Nguyên cổ xưa, Thu Bồn lại
tiếp tục nối mạch trường ca bằng câu chuyện tình đầy bi kịch “trong vòng vây
chánh tổng” của người con gái Giarai: Rơchăm cùng với chàng trai Bana:
Kônghơrú (bạn trai của Rơlăng - con của nàng Rơchămpa ở phần trước đang
cùng làm thuê ở đồn điền bọn da trắng). Ở đó, còn có không gian sử thi của
Tây Nguyên thời đánh Mỹ, và đặc biệt là không gian sử thi hiện tại của Tây
Nguyên trong thời kỳ lịch sử chuyển ầm vang máy húc/ máy cạp những sườn
đồi phong hóa/ trao cho vai núi gánh công trình”... Tất cả hòa quyện một cách
phức hợp theo kiểu cấu trúc điện ảnh (mongtage) với những thước phim
chuyển cảnh liên tục nối liền bằng mạch tư tưởng về một vùng đất đai bao la
hùng vĩ: Tây Nguyên.
Campuchia hi vọng sáng tác ở biên giới Tây Nam năm 1978, là trường
ca Thu Bồn viết về cuộc chiến tranh tiêu trừ bọn diệt chủng của nhân dân
Campuchia và tình nguyện quân Việt Nam. Đã có sở trường về đề tài Tây
Nguyên và đề tài chiến tranh trước đó cùng với nghệ thuật cấu trúc trường ca
đã được đa dạng hóa, trường ca này tiếp tục thể hiện năng lượng thơ tích chứa
đến vỡ tung của Thu Bồn với 1.409 câu thơ và 25 đoạn thơ (viết như văn xuôi).
Vì quá đồ sộ nên “Campuchia hi vọng” cũng không còn cốt truyện chung mà
được Thu Bồn sử dụng một cấu trúc tổng hợp, đưa vào trường ca nhiều câu
chuyện bi hùng với một hệ thống “nhân vật” khá đông đảo (tình bạn đẹp đẽ và
hận thù giữa Omal và Bơrốc, tình vợ chồng oan nghiệt giữa Bơ rốc với Xarây,
tình yêu và lễ cưới đầy phập phồng rồi cách chia dưới bóng đêm Angka của
Omal và PumThát, tình bạn cảm động và đớn đau giữa Xămxơrươn - PumThát
- Omal, tình mẫu tử đoạn trường của mẹ con Bơrốc, tình thông sui gia đẫm
17


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

nước mắt trái ngang giữa mẹ Bơ rốc và mẹ Xarây...). Tất cả những thứ tình ấy

đều tồn tại dưới chế độ diệt chủng nên đầy chất bi kịch. Trường ca này còn tái
hiện được nhiều phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa và thiên nhiên của xứ sở
chùa Tháp (lễ buộc chỉ cổ tay; trách nhiệm, tình cảm của người chồng khi vợ
đẻ; những côngpông - bến đợi; làng lều nổi bến chài; những cánh rừng thốt nốt;
những chùa tháp cung đền...). Cao cả nhất là mối tình đoàn kết trong sáng, vô
tư được xây dựng bằng chính máu xương của hai dân tộc anh em. Có thể nói,
với “Campuchia hi vọng”, Thu Bồn làm cuộc thử nghiệm khá thành công trong
việc trộn lẫn vào trường ca các thể loại văn học nghệ thuật khác nhau, trong đó
nổi bật là yếu tố kịch, văn xuôi và điện ảnh.
Người vắt sữa bầu trời (1986), Thu Bồn lại quay về với đề tài Tây
Nguyên trong xây dựng. Hình như cái đồ sộ sử thi với sự hiện diện nhiều câu
chuyện tự sự của Badan khát chưa giải toả hết cảm xúc của tác giả đối với
vùng đất này, vì thế một trường ca đậm chất trữ tình hơn được Thu Bồn viết
như để bù đắp lại. Tên trường ca đầy chất thơ, vì thế đây là trường ca duy nhất
không hề có dấu vết cốt truyện và “nhân vật” của Thu Bồn. Tên trường ca dù
mang trường nghĩa mông lung, nhưng khi giải mã ra, ta sẽ thấy nó đơn giản
như một lời tự sự, vì Người vắt sữa bầu trời không ai xa lạ mà Chính là mặt
đất, “chính là anh là chị là em” đang chiến đấu và lao động ngay trong cuộc
sống đầy máu chiến tranh và mồ hôi xây dựng. Cái tôi trữ tình chi phối rất lớn
đến cấu trúc trường ca theo mô - tip của một bản giao hưởng cổ điển gọn ghẽ.
Vẫn là sự đan xen giữa chiến tranh và xây dựng, nhưng cách miêu tả sâu sắc
hơn với nhiều chiêm cảm đời thường và những dự cảm không yên trước hiện
thực mới. Hồi ức chiến tranh làm nên chất sử thi nhưng hình như thế sự, nhân
tình đã khiến nhiều đoạn thơ như chùng lại, thủ thỉ, đúng như tự thú của chính
Thu Bồn trong khúc “Vĩ thanh”: “Để có thể nhìn xa vời vợi đến những ngày
của thế kỉ chúng ta sự bàn giao của chiến tranh cho lời ru bà mẹ, lời súng gươm
cho lúa gạo hòa bình. Những ngôn từ xưa không còn đủ sức nuôi nổi hình hài
của nó ngay từ hồi ta thêu dệt những vần thơ”.

18



Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

Oran bảy sáu ngọn (1980-1989) tiếp tục mảng chủ đề về cuộc chiến
tranh chống chế độ độc tài Pônpốt của nhân dân Campuchia và quân tình
nguyện Việt Nam. Đây là trường ca đồ sộ nhất trong tất cả các trường ca của
thu bồn (1.745 câu thơ và 11 đoạn thơ) và cũng là trường ca cuối cùng trong
cuộc đời của Thu Bồn. Chính vì thế, cũng như Campuchia hi vọng ông đã dồn
tâm lực lớn bằng cách huy động sự tham gia của nhiều loại hình văn học nghệ
thuật cho cấu trúc đồ sộ này không đi chệch chủ đề, đồng thời vẫn bảo đảm
được tính hấp dẫn của toàn bộ trường ca. Nếu ở “Campuchia hi vọng” nổi trội
lên bằng cấu trúc kịch (bi hùng kịch) thì “Oran bảy sáu ngọn” nổi trội lên là lối
cấu trúc điện ảnh. Vì Thu Bồn thừa hiểu rằng chỉ có lối cấu trúc này mới đẩy
sự kiện đi nhanh theo “độ lia” của ống kính thơ. Trường ca này gồm nhiều
trường đoạn phim (cảnh di tản nhốn nháo và đầy bi thương của những người
dân Campuchia bị đuổi khỏi thành phố, không khí ngột ngạt của “Chiến khu bị
bao vây”, bước hành quân luồn rừng bí mật của những quân tình nguyện Việt
Nam “không có địa chỉ”, cảnh chạy trốn bi hài khỏi Nôngpênh của “Những
ngài đại sứ”, cảnh “Đoàn xe bò từ Cátđamôn trở về”, cảnh ăn thịt người man rợ
của những tên quỷ khát máu người trong “Ổ quỷ”... ) với rất nhiều số phận
nhân vật (XôRiLa, KonThaMát, BunThong, bác sĩ Tydao, Trung, Phiên...). Bên
cạnh những “thước phim thơ” đầy sự kiện là những mảnh tâm tình lắng trong
chiều sâu văn hóa, phong tục, nét đẹp bừng sáng của một Campuchia hi vọng
(chuyện loài hoa đu đủ “Ồkalahông”, số phận bản sử thi “Riêmkê” vĩ đại của
dân tộc Campuchia viết trên những tàu thốt nốt, một “Đêm biển Hồ” man mác
buồn vui...) có tiếng khóc (khúc “Vĩ thanh” chia tay đầy lưu luyến của quân
tình nguyện việt nam và nhân dân Campuchia sau chiến thắng), có niềm vui
với “Nụ cười Bayon” rạng rỡ, có mơ ước cùng “Giấc mơ Ăngko”... Tất cả trải
ra rồi nén lại theo từng trường đoạn thơ trong một mạch tư tưởng và cảm xúc

dâng tràn về cuộc chiến tranh gian lao mà vĩ đại của những tình nguyện quân
Việt Nam để đưa cả một dân tộc thoát khỏi vòng diệt chủng.
Những bài thơ anh sáng tác trong những năm sau cùng là một dự cảm linh
nghiệm đầy hoài nghi và trăn trở của đời anh những năm cuối cùng. Những bài
19


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

thơ anh viết trong ba năm trên giường bệnh là những bài thơ có thể “để đời”
trong lòng người đọc lâu dài . Những bài thơ đó anh viết theo một phong cách
khác trước: tứ thơ mới lạ, ý thơ dồi dào, cảm xúc, lời thơ cô đọng , ít ngôn từ .
Những bài thơ cuối đời của Thu Bồn có thể xem như một bước ngoặt trong đời
thơ anh. Một di cảo thơ anh để lại cho mai sau. Ví dụ như bài thơ anh viết mà
chưa kịp đặt tên, chỉ trước ngày anh mất độ mười hôm. Bài thơ như một lời
trăn trối với vợ con, bạn bè nhân thế. Một lời giãi bày đượm chất hiện sinh.
“Về đi em chợ chiều sắp vãn
Nhớ mua cho anh một gói nhân tình
Non nước cách xa, bạn bè lận đận
Anh nằm đây trò chuyện với riêng mình
Giông bão đầy trời và chớp giật
Cứ vào đây soi sáng “cuộc trường chinh”
Em thân yêu thời gian còn đuổi kịp
Nếu không trọn đời cũng xin trọn kiếp
Làm sao mai thắp nến tiếp bình minh.”(viết ngày 1-6-2003)[84,tr3]
2.2. QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA THU BỒN
Thu Bồn là nhà thơ luôn viết với ý thức nghệ thuật thường trực, có những
quan điểm nghệ thuật rõ ràng, nhất quán. Ông đã có những bài viết bày tỏ
những quan điểm về thơ ca, về văn học và nghệ thuật của mình.
Những quan điểm cốt lõi của Thu Bồn về văn chương, sứ mệnh và vai trò,

vị trí của nhà văn trong cuộc sống đã được ông trình bày rất rõ trong tham luận
Nhà văn tại Đại hội IV của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989. Thu Bồn cho
rằng điều tối quan trọng của một nhà văn thời đại trước hết là ở trái tim và bản
lĩnh giữ gìn trái tim ấy giữa mọi biến cố của cuộc đời: “tôi không bao giờ biến
20


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

tôi thành người khác có thể móc trái tim mình vứt xuống đường đi để chân
mình giày xéo lên”. [82,tr55]. Và trái tim nhà văn phải là một trái tim nồng
nhiệt, trong sáng, biết yêu thương, bảo vệ điều chân thiện mỹ nhưng cũng phải
biết căm ghét đả phá lên án cái ác, cái xấu đang ngóc đầu dậy khắp nơi trong
cuộc sống.
Theo ông, một nhà văn chân chính không thể thoát ly hiện thực cuộc sống
là mảnh đất nuôi dưỡng tài năng và tác phẩm của mình: “Đời sống tác động
đến nhà văn rất nhiều, nó là mảnh đất nuôi dưỡng nhà văn. Yêu thương và căm
giận, xây dựng và phá hủy. Đó là thái độ của những nhà văn chân chính. Yêu
thương xây dưng những cái gì tốt đẹp, căm giận phá hủy những cái gì xấu xa
cũng là yêu thương xây dựng” [82,tr56].
Nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân trong mọi lĩnh vực
của cuộc sống cũng như trong một tác phẩn văn học, xem đó là yếu tố quyết
định sự tồn tại lâu dài của bất cứ điều gì: “Những cái gì không thuộc về nhân
dân sẽ tan nhanh như bèo bọt. Nhân dân là dòng sông, bèo bọt tan đi chỉ làm
cho dòng sông trong ra mà thôi”. Mỗi nhà văn phải biết chấp nhận cả những
vinh quang lẫn điều cay đắng cho số phận đặc biệt của mình, từ điều bình
thường như “ suy dinh dưỡng, đau thần kinh, cao huyết áp, còng lưng, đãng
trí…” đến những bi kịch cá nhân và xã hội lớn lao khác, và phải biết giữ được
niềm tin vào cái cao cả của cuộc sống dẫu phải trả giá vì nó và hy vọng, bởi vì
“ còn rất nhiều thời gian và khoảng trống cho những ai tha thiết với sự nghiệp

văn học cách mạng, với con người”.[82,tr57 ]
Trong bài viết Vài kỷ niệm ở chiến trường Khu V (1974), Thu Bồn nhấn
mạnh đến quan điểm lập trường và ý thức chính trị của nhà văn, nhất là nhà
văn viết về chiến tranh, cho đó là thanh nam châm để nhà văn thu hút được
chất liệu hiện thực cuộc sống: “Người viết phải có một quan điểm lập trường
chính trị vững chắc mới tìm hiểu được hiện thực cuộc chiến đấu. Trình độ
chính trị là thanh nam chất để hút chất sắt hiện thực ấy”. Một lần nữa, ông lại
nêu lên tầm quan trọng của nhân dân như những nhiên liệu để “con tàu” nhà
văn chạy được, nhưng khẳng định điêu cốt yếu cuối cùng của một nhà văn là ở
tác phẩm: “Người viết văn không thể nào như một con tàu mang đủ năng lượng
21


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

để đi suốt mà không cần tiếp nhiên liệu nhưng đáng buồn thay còn tàu như vậy
còn ý nghĩa gì nữa, các nhà văn thử nghĩ xem mình có bị là con tàu ấy không,
chỉ được tiếp nhiên liệu mà không cống hiến cho nhân dân và đất nước. Nhà
văn Thu Bồn cũng đã bày tỏ suy nghĩ ấy. Ông coi: “Một nhà văn chân chính sẽ
mãi mãi là lương tâm của dân tộc”.[82,tr59]
Tập tiểu luận cuối đời, được xuất bản chỉ một năm trước khi ông mất Đánh
đu cùng dâu bể ( Nxb Trẻ, TPHCM- 2002) thêm một lần nữa, khẳng định lại
những quan điểm nghệ thuật của ông đúc kết và nhấn mạnh những tư tưởng
nghệ thuật mà ông tâm đắc qua các bài viết về những tác giả, tác phẩm ông yêu
thích, đồng cảm. Trong những năm cuối đời, Thu Bồn đầy suy tư về hiện tượng
các nhà báo, nhà văn bị đè nén bởi cơ chế thị trường, đánh mất cái tôi. Trong
tập thơ Đánh đu cùng dâu bể ông đã khẳng định thơ văn có đóng góp lớn trong
công cuộc kháng chiến, trong cuộc sống hiện nay dù biến động dâu bể đến đâu,
mục đích của thơ ca vẫn không thay đổi. Làm thơ là làm một cuộc kiếm tìm hy
vọng. Đây là quan niệm nối tiếp đại thi hào Nguyễn Du: “ Chữ tài phải đi với

chữ tâm”.
Ngoài ra thơ văn phải mang hiện thực cuộc sống, dù cuộc đời không dễ
dãi phẳng lặng với con người giàu tình yêu và mơ ước. Thơ làm con người trẻ
lại, trong những gian khổ đời thường, thơ giải tỏa con người. Mặt khác ông coi
vẻ đẹp thơ ca là vô cùng đa dạng. Trong đó giải bày và nhân ái là hai vẻ đẹp
sáng rọi nhất. Nó giống như một loại thuốc chữa lành mọi khổ đau. Quả thực
đây là những quan điểm vừa cổ điển vừa hiện đại. Theo Thu Bồn: muốn bật ra
thơ, nhà thơ cần trải nghiệm cuộc sống, thấm nỗi đau đời. khi giới thiệu thơ của
một bác sĩ, Thu Bồn gửi gắm quan niệm về “ nỗi đau trần thế” trong thơ: “ Anh
chữa bao nhiêu nỗi đau thân xác của bệnh nhân nhưng còn nỗi đau trần thế làm
sao anh chữa nỗi, thôi thì phải đến với thơ vậy” và “Làm thơ: là : “bơi lội trong
cuộc sống, thấm đẫm nước mắt mồ hôi.[82,tr59]. Về trường ca, Thu Bồn đặc
biệt chú trọng đến trường ca, ông coi trường ca là kiến thức tổng hợp của thơ
ca. Nó phải mang tính sử thi, bao trùm hiện thực rộng lớn, từ đó nó đóng góp
lớn cho tác phẩm viết về chiến tranh: “ Những bản trường ca vĩ đại trên thế giới
đều đánh giá những giai đoạn lớn, những bước ngoặt của lịch sử… Trường ca
22


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

Đam San, Xing Nhã của Tây Nguyên ta của thuộc vào loại có cỡ trên thế giới”.
Nhưng ông không đồng ý đánh đồng giữa truyện thơ và trường ca, vì như thế
dễ “ tự đánh mất chân dung của mình” [82,tr60]
Bên cạnh đó, ông có cái nhìn chuẩn xác về phong cách một tác giả. Nguồn
gốc gia đình quê hương có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách ấy, ngoài ra
đường đời- bản lĩnh- tài năng cũng là yếu tố quan trọng.
Ông cũng coi trọng yếu tố phi pháp, ông khẳng định mỗi người có phong
cách riêng và đi theo một khuynh hướng thơ văn nhất định, xong trước đấy đa
số họ đều thử tất cả các khuynh hướng, ví dụ Nam Cao đến khi đến với chủ

nghĩa hiện thực cũng đã sáng tác các bài thơ lãng mạn. Tuy vậy đi theo khuy
hướng nào thì cũng để cho tác phẩm của mình mang một ý nghĩa nhân sinh.
Hiện giờ thơ ca đang quá dễ dãi nên không gây được ấn tượng lắm..
Những quan điểm trên của Thu Bồn về văn học là quan điểm rất đúng đắn,
mà ở đó ta thấy sáng lên phẩm chất, trách nhiệm của một nhà thơ với nghề.
2.3. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA THU BỒN
Về phong cách thơ ca Thu Bồn, Bích Thu ở Theo dòng văn học ( 1984)
nhận xét: Thơ Thu Bồn “ kết hợp hài hòa cảm xúc và trí tuệ. Suy nghĩ mà vẫn
gắn với tâm tình, khái quát mà vẫn không tách rời hiện thực”. Nguyễn Trọng
Tạo trong Thương nhớ Thu Bồn- Hà Đức Trọng (2003) có nhận xét khá sắc
nét: “ Thơ văn anh có thể ví với dòng sông đầy ghềnh thác, cuộn xiết và réo
gọi. Ngòi bút anh cắm sâu vào những đề tài mang tính anh hùng ca, nhưng
cũng chan hòa máu lệ trong những bi thương đau khổ của kiếp người”[82,tr61]
Nguyễn Chiến trong Chim chơrao đến từ núi lạ (2003) rút ra phong cách
thơ Thu Bồn: “Có cái giọng hào sảng rất Quảng Nam. Hồn thơ Thu Bồn vút lên
như cánh chim chơ rao đến từ núi lạ. Điều quan trọng nhất ở anh là đã làm nên
một cõi Thu Bồn”. Trung Trung Đỉnh ở Tráng sĩ hề… dâu bể(2003) có một
đánh giá khá khái quát về phong cách thơ Thu Bồn: “ cái dâu bể sâu nặng ân
tình với đồng đội, nhân dân, Tổ Quốc, chính nó đã tạo nên vẻ đẹp thơ ông, cái
vẻ đẹp phong trần, nhuốm bụi đời vừa gian nan khúc khuỷu, vừa ngạo nghễ
kiêu hùng và lãng mạn”.[82,tr63]

23


Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

Trong Thu Bồn một đam mê thơ – một nhân cách lớn. Bùi Bình Thi (2003)
gọi “Thu Bồn đích thực là một hiệp sĩ thơ. Thơ của anh vừa mãnh liệt cháy vừa
lan tỏa, thăm thẳm mà đắm sâu” [82,tr63]

Chính chất văn hóa Tây Nguyên hùng vĩ, phóng khoáng và văn hóa đất
Quảng chân thành, bộc trực cùng sự mê đắm hiến thân trong cả tình yêu, tình
đời và lòng nhiệt thành cách mạng của tác giả đã làm nên một phong cách Thu
Bồn vạm vỡ và lãng mạn.
Trong đó đặc biệt phải nói thể loại trường ca của ông, phải công nhận
rằng: Thu Bồn là nhà thơ đa tài năng nhất, ông có nhiều thành tựu trên cả lĩnh
vực tiểu thuyết, thơ và trường ca. Chính tư duy phân tích của tiểu thuyết và tư
duy tổng hợp của thơ trữ tình là nền tảng để Thu Bồn gặt hái được nhiều thành
công và có đóng góp lớn trong quá trình hoàn thiện cấu trúc thể loại trường ca.
Ông là người có quá trình sáng tác trường ca đều đặn nhất, trải dài suốt nửa thế
kỉ từ thời chiến sang thời bình (từ trường ca đầu tiên “Bài ca chim Chơrao”
xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ trước đến cả dàn ý trường ca 10 chương
“Những người con của sử thi” chưa kịp hoàn thành vào những năm đầu thế kỉ
XXI). Trường ca của ông đề cập cả đến tính sử thi chiến tranh giữ nước và sử
thi lao động dựng nước sau hòa bình, cũng như sử thi về cuộc chiến chống bè
lũ diệt chủng của nhân dân Campuchia mà trong đó, ông đã tự nguyện làm
người lính tiên phong tham gia vào các chiến dịch của quân tình nguyện Việt
Nam. Gọi Thanh Thảo là “Ông hoàng của trường ca” vì Thanh Thảo là người
viết nhiều trường ca nhất (9 trường ca) và có nhiều sáng tạo trong cấu trúc tác
phẩm; còn Thu Bồn là “Chàng thi sĩ viết trường ca” (8 trường ca) cũng vì lẽ đó.
Trường ca của Thu Bồn dù đậm chất sử thi nhưng không khí sử thi luôn được
lồng một cách tài tình vào những câu chuyện tình phong phú. Trường ca Thu
Bồn có sức sống với thời gian chính là ở điểm mạnh này. Những chuyện tình
đầy chất huyền thoại cổ sơ giữa chàng chim lạc và nàng Âu Cơ trong “Người
gồng gánh phương Đông”, những khúc tình ca vừa lãng mạn vừa bi tráng giữa
Y Rin và A Sao trong “Bài ca chim chơ rao”, giữa Kônghơrin và Rơchămpa,
Kônghơrú và Rơchăm trong “Badan khát”, giữa Bơrốc và Xarây, Omal và
PumThát trong “Campuchia hi vọng”, giữa KonThaMát và XôRiLa trong
24



Cảm hứng bi hùng trong sáng tác của Thu Bồn

“Oran bảy mươi sáu ngọn”... Nhìn chung, trường ca Thu Bồn chỉ trừ “Người
vắt sữa bầu trời” còn lại đều chủ yếu là có cốt truyện, chí ít cũng là có mạch
truyện qua sự kiện và dù ít dù nhiều, tất cả đều có “nhân vật”. So sánh trong
nội bộ các trường ca của Thu Bồn thì rõ ràng có chiều hướng đổi mới cấu trúc
để hiện đại hóa thể loại. Nhưng so sánh liền mạch cùng Nguyễn Khoa Điềm,
Thanh Thảo thì trường ca Thu Bồn vẫn chủ yếu còn nghiêng về tự sự khiến ông
phải tốn rất nhiều những câu thơ nối mạch và hơi lủng củng, nặng nề làm giảm
mất chất thơ.

25


×