Về vấn đề Ngôn ngữ và Văn hóa trong môi trường đào tạo các khối ngành công nghệ và kĩ
thuật
Về vấn đề Ngôn ngữ và Văn
hóa trong môi trường đào tạo
các khối ngành công nghệ và
kĩ thuật
Bởi:
TS Đào Hồng Thu
Tóm tắt
Báo cáo khoa học tập trung làm sáng tỏ vấn đề về mối quan hệ biện chứng và chức năng
của Ngôn ngữ và Văn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ kĩ thuật, trong môi trường đào tạo các
khối ngành kĩ thuật và công nghệ thời kì Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
Abstract
Nowadays, in the international joining process, the influence and the penetration each
of other in the fields of Economics, Technological and Technical Transfer, Culture and
Language have already created a very copious and complicated picture.
This article is concentrated on clearing up the problem on dialectical relationship and
function of Culture and Language, especially Technical Language, in the environment
of training technical and technological courses in the process of Industrialization and
Modernization.
Nội dung
Ngôn ngữ trên mọi phương diện có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của
một quốc gia. Thậm chí đôi khi ngôn ngữ là nhân tố quyết định đảm bảo sự ổn định và
tiến bộ của một quốc gia bằng cách giữ vai trò tác nhân giao tiếp, thống nhất dân tộc,
pháp luật, quản lí Nhà nước, chính trị và v.v. Tại các nước tiên tiến như Anh, Mĩ và
Nhật Bản, vấn đề ngôn ngữ thượng được hoàn tất trước so với các vấn đề khác để hỗ trợ
cho quá trình phát triển quốc gia.
1/6
Về vấn đề Ngôn ngữ và Văn hóa trong môi trường đào tạo các khối ngành công nghệ và kĩ
thuật
Trước đây, vấn đề ngôn ngữ được gắn với phẩm giá của quốc gia và dân tộc, là công cụ
để cố kết xã hội thuộc quốc gia đó. Nhưng tình hình thế giới thay đổi đã đặt ngôn ngữ ở
vị trí cao và quan trọng hơn trong một quốc gia. Rõ ràng là công cuộc công nghiệp hóa
đất nước đã nâng cao vai trò của ngôn ngữ như là chất xúc tác cho sự phát triển kinh
tế và nâng cao thanh thế của quốc gia trên trường quốc tế. Ngôn ngữ có chức năng rất
rộng, nhưng chủ yếu vẫn là chức năng công cụ giao tiếp và chức năng xúc tác cho phát
triển quốc gia.
Trong xã hội đa dân tộc của Việt Nam, tiếng Việt được lựa chọn làm ngôn ngữ chính
thức. Việc sử dụng ngôn ngữ chính thức ở mỗi một nước được thể chế hóa bằng pháp
luật nhà nước. Cơ sở ngôn ngữ học được củng cố thông qua hệ thống giáo dục nhà nước.
Theo công trình nghiên cứu của Hoss năm 1984, cơ sở ngôn ngữ trong nhà trường đem
lại hiệu quả rất lớn đối với phát triển quốc gia.
Trước khi ngôn ngữ có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong công nghiệp hóa, nó cần
phải chứng minh khả năng của mình trên lĩnh vực giáo dục. Nền giáo dục hoàn hảo phải
sử dụng ngôn ngữ trung gian tốt, có khả năng truyền đạt lại kiến thức ở bậc tiểu học,
trung học, đại học và quốc tế. Một điển hình mà chúng ta có thể tham khảo là khả năng
của Nhật Bản xây dựng một nước công nghiệp được thế giới kính nể là do vai trò ngôn
ngữ của Nhật Bản có thể được sử dụng một cách rộng rãi trên lĩnh vực giáo dục, rồi sau
đó mở ra con đường rộng lớn cho phát triển công nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ
trong giáo dục là một bước cơ bản cho công nghiệp hóa trong một quốc gia.
Chúng ta biết rằng phát triển công nghiệp của một nước sẽ không thành công nếu xã hội
của nó không sẵn sàng tiếp nhận đổi mới. Và đổi mới sẽ không giúp đỡ được cho công
nghiệp hóa chừng nào xã hội chưa sẵn sàng về tâm lí và vật chất. Một trong những điều
kiện mà con người phải chuẩn bị là ngôn ngữ trong lĩnh vực công nghiệp, nghĩa là ngôn
ngữ kĩ thuật.
Khả năng sử dụng ngôn ngữ, mà chủ yếu là ngôn ngữ kĩ thuật, trở thành điều kiện mấu
chốt trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bởi vì chuyển giao công nghệ
cần có lực lượng chuyên gia địa phương thạo ngôn ngữ của nước chuyển giao công
nghệ. Nếu không, có sự chuyển giao đó sẽ xảy ra một cách chậm chạp và phải sử dụng
chuyên gia nước ngoài. Một ví dụ là Malaysia đã từng đề nghị Nhật Bản giúp đỡ tích
cực hơn nữa trong việc chuyển giao kĩ thuật cao để Malaysia tiếp thu được một cách
nhanh chóng. Điều đó xảy ra là do Malaysia thiếu chuyển giao địa phương giỏi tiếng
Nhật và phụ thuộc nhiều hơn vào chuyên gia Nhật trong việc đưa công nghệ đó vào nền
văn hóa địa phương.
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, điều tiên quyết là cần coi trọng công
tác kế hoạch hóa ngôn ngữ Việt, đặc biệt là ngôn ngữ kĩ thuật của mình. Kế hoạch hóa
ngôn ngữ tập trung vào công tác xây dựng, hiện đại hóa, khuyến khích và những vấn đề
khác có liên quan đến sự phát triển của tiếng Việt kĩ thuật. Một trong những hoạt động
2/6
Về vấn đề Ngôn ngữ và Văn hóa trong môi trường đào tạo các khối ngành công nghệ và kĩ
thuật
có thể mang lại hiệu quả là nghiên cứu và sàng lọc những từ vay mượn của tiếng nước
ngoài và tiếng địa phương. Kế hoạch hóa ngôn ngữ kĩ thuật sẽ tạo được cơ hội mới cho
tiếng Việt trở thành ngôn ngữ khoa học có sức cạnh tranh trong công cuộc phát triển và
công nghiệp hóa đất nước.
Ngôn ngữ là nhân tố thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, góp phần nâng cao thu nhập
quốc gia và cá nhân. Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình công
nghiệp hóa ở Việt Nam, một đất nước với 80% dân số là cư dân nông nghiệp. Sự phát
triển về mặt chức năng xã hội của tiếng Việt được chú ý đặc biệt trong thời kì Việt Nam
tiến hành "mở cửa" nền kinh tế thị trường. Ở thời kì này tiếng Việt đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc tạo lập các hệ thống thuật ngữ khoa học (vay mượn từ tiếng Hán,
tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh v.v.) trong sự nghiệp giáo dục ở các cấp từ phổ thông
đến đại học, nâng cao dân trí và truyền bá các kiến thức. Trên cơ sở phát triển hiện nay,
tiếng Việt đã có những thành công trong việc tạo lập "cơ sở hạ tầng" cho sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, tiếng Việt còn tham gia vào việc cải tạo
và phát triển nền nông nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, tiếng Việt cũng gặp không ít thử
thách, đặc biệt là các yếu tố kinh tế - xã hội của thời kì "mở cửa", đã tác động đồng thời
tích cực và tiêu cực vào sự phát triển của tiếng Việt hiện đại.
Hiện nay, khi xã hội công nghiệp được xuất hiện ở Việt Nam, tiếng Việt tiếp tục giữ vai
trò quan trọng là cơ sở hạ tầng góp phần vào việc cấu tạo một xã hội nông nghiệp lạc
hậu thành một xã hội công nghiệp hiện đại. Tiếng Việt là cơ sở để "du nhập" những từ
ngữ và những khái niệm của thời kì phát triển kinh tế mới ở Việt Nam, nhất là các ngành
khoa học, công nghệ then chốt cho sự phát triển. Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng của
sự nghiệp giáo dục và nâng cao dân trí ở Việt Nam. Nét mới của tiếng Việt trong giai
đoạn này là tiếng Việt tham gia tích cực vào các quá trình mới này với sự xuất hiện tích
cực và hỗ trợ của kĩ thuật hiện đại như việc đào tạo những ngành nghề mới, tiếng Việt
tham gia vào việc soạn thảo các chương trình của máy vi tính v.v.
Tiếng Việt là công cụ giao tiếp chính giữa các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở một số
phạm vi sử dụng, có sự "cạnh tranh" giữa tiếng Việt với một số tiếng nước ngoài, đặc
biệt là với tiếng Anh. Tuy vậy, tiếng Việt luôn luôn có vai trò quyết định trong việc giữ
gìn và bảo tồn các di sản văn hóa của mình. Những "tranh chấp" mới xuất hiện và cũng
là gay gắt nhất của các biến thể mới trong tiếng Việt (kể cả phạm vi phong cách) là giữa
xu hướng "quốc tế hóa" và xu hướng "Việt hóa".
Những luận điểm về mối quan hệ giữa xã hội và ngôn ngữ, về những vai trò quan trọng
của ngôn ngữ trong xã hội được xem như những tiền đề của phát triển xã hội, trong
những giai đoạn phát triển khác nhau thì vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển là khác
nhau. Trong thời đại ngày nay, sự ảnh hưởng và thâm nhập lẫn nhau không chỉ diễn ra
trong phạm vi kinh tế, trong chuyển giao công nghệ và kĩ thuật, mà cả trong phạm vi
văn hóa và ngôn ngữ đã tạo nên bức tranh hết sức phong phú và phức tạp, đặc biệt trong
phạm vi những biến đổi của kết cấu ngôn ngữ, những vai trò mới của nó. Có thể nói rằng
3/6
Về vấn đề Ngôn ngữ và Văn hóa trong môi trường đào tạo các khối ngành công nghệ và kĩ
thuật
một khối lượng từ ngữ mới, chủ yếu là từ ngữ vay mượn và những phát triển mới đang
nảy sinh hàng ngày trước tác động của sự phát triển xã hội hiện đại. Theo các tác giả
của cuốn từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992, thì trong vòng 5 năm, tính từ khi Việt
Nam mở cửa nền kinh tế thị trường đã xuất hiện trên 2000 đơn vị từ mới (phần nhiều có
nguồn gốc vay mượn từ các tiếng nước ngoài).
Chính xã hội công nghiệp, trong điều kiện giao lưu quốc tế rộng rãi giữa các quốc gia
đang đem lại cho ngôn ngữ mỗi dân tộc những phát triển mới. Tuy nhiên, sự "ô nhiễm
môi trường ngôn ngữ dân tộc" đang là vấn đề đối với một quốc gia đang tìm tòi con
đường công nghiệp hóa. Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ đang bị lôi cuốn mạnh mẽ vào
quá trình công nghiệp mới thì ngôn ngữ dân tộc đã và đang có những cuộc "cạnh tranh"
khi âm thầm, khi quyết liệt với các tiếng nước ngoài (như tiếng Anh) và giữa các tiếng
của các dân tộc có quan hệ thân thuộc. Ngay cả một đất nước phát triển như Nhật Bản
cũng không tránh khỏi những "ô nhiễm chung" đó. Có điều là tiếng Nhật đã phải trải
qua hai cuộc cải cách lớn (một vào cuối thế kỉ trước và một ngay sau khi kết thúc chiến
tranh thế giới thứ hai) để vươn lên trên những mặc cảm tự ti của dân tộc về ngôn ngữ và
hệ thống chữ viết của mình. Hàng thế kỉ, Nhật Bản đã phấn đấu xây dựng một ngôn ngữ
Nhật hiện đại trong một xã hội công nghiệp phát triển.
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của tin học sẽ đưa đến việc sử dụng một cách
rộng rãi các phương tiện thông tin, trong đó đặc biệt là việc sử dụng máy vi tính. Khi
máy vi tính xuất hiện một cách rộng rãi vào đầu những năm 80 của thế kỉ này thì vấn đề
xử lí ngôn ngữ tự nhiên trên các phương tiện thông tin và ở máy vi tính đã đặt ra nhiều
vấn đề mới của việc sử dụng ngôn ngữ và ứng dụng của nó.
Vấn đề đánh dấu, từ "ngọng", từ đồng nghĩa, từ điển giải thích là những vấn đề cần được
nghiên cứu và hợp tác giữa các nhà ngôn ngữ học và các nhà tin học nhằm tìm kiếm
những giải pháp hữu ích của việc ứng dụng tiếng Việt. Vấn đề đưa chữ Việt vào máy
tính cần thiết phải dựa trên những đặc thù của tiếng Việt. Như vậy, cần thiết phải nhanh
chóng có những thay đổi bổ sung và chỉnh lí hệ thống chính tả của tiếng Việt.
Như vậy, vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của xã hội hiện đại là cực kì to lớn.
Ngôn ngữ đóng góp trực tiếp vào những tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện đại. Ngôn
ngữ cần được coi là cơ sở của một động lực phát triển của xã hội hiện đại và cần được
nghiên cứu có hệ thống trong các trường đại học công nghệ - kĩ thuật. Có thể cho rằng,
trước sự phát triển mới của xã hội và kĩ thuật hiện đại các nhà khoa học sẽ có những phát
hiện mới về cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ. Trong số các vấn đề này thì những
phát triển mới của ngôn ngữ trước hết là do nhu cầu của xã hội, nhưng không thể không
kể đến các tác động to lớn của sự phát triển của các ngành kĩ thuật hiện đại.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của văn hóa, khoa học và công nghệ, mang tính chất quyết định đối
với sự phát triển của xã hội. Cả thế giới đang chuẩn bị hành trang văn hóa để hội nhập
vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên của những phát minh trong tất cả các lĩnh vực khoa học
4/6
Về vấn đề Ngôn ngữ và Văn hóa trong môi trường đào tạo các khối ngành công nghệ và kĩ
thuật
và công nghệ, kỉ nguyên nối liền các quốc gia dân tộc, các châu lục, kỉ nguyên văn hóa
hòa bình.
Năm 2000 - ngưỡng cửa của thế kỉ XXI - đã được UNESCO lấy làm năm Quốc tế văn
hóa hòa bình. Theo UNESCO, thế giới ngày nay đang đứng trước triển vọng là đường
phân cách về kiến thức sẽ trở thành một vực thẳm không thể san lấp nổi (theo Francisco
Sagasti, tạp chí Courier, tháng 2/2000). Như vậy, sự thay đổi tính chất xã hội toàn cầu
và cuộc cách mạng về kiến thức ngày càng gay gắt đang tạo ra một không gian mới cho
sự xuất hiện một nền văn hóa hòa bình. Trụ cột của nền văn hóa này không còn là quốc
gia, mà là từng cá nhân mỗi con người. Văn hóa hòa bình tự thân nó đã được hình thành,
tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, trong mọi xã hội, được con người thực hiện mà
không nhất thiết phải công khai đề cập đến. Văn hóa hòa bình của từng cá nhân luôn có
quan hệ hữu cơ với văn hóa dân tộc của cá nhân đó. Văn hóa là sự tạo lập trạng thái cân
bằng giữa tự nhiên và xã hội loài người, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định và phát
triển hài hòa, là động lực điều chỉnh sự phát triển kinh tế và xã hội. Nói cách khác, văn
hóa là chất keo kết dính các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội, tạo nên bản sắc đặc
thù của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thế giới đã biết đến Việt Nam như một dân tộc kiên
cường và bất khuất trong các cuộc chiến tranh. Thế giới đã bắt đầu và đang biết đến Việt
Nam như một dân tộc kiên cường và hết sức nỗ lực trong công cuộc tái thiết đất nước
trong hòa bình.
Trong quá trình phát triển, đặc biệt trong cuộc cách mạng toàn cầu về khoa học công
nghệ như hiện nay, không thể không có hợp tác quốc tế bởi vì nếu thiếu nhân tố quan
trọng hàng đầu này thì không thể nghiên cứu các đại dương, vũ trụ, các dòng sông, sa
mạc v.v.
Như vậy, trong quá trình hội nhập, thế giới khoa học kĩ thuật luôn có xu hướng hội tụ,
tích hợp kiến thức về khoa học công nghệ của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên hành
tinh của chúng ta. Ngược lại, văn hóa ngày càng bộc lộ tính khu biệt trong quá trình hội
nhập này. Văn hóa các dân tộc trên toàn thế giới bền bỉ tích lũy và phát triển, mở rộng
giao lưu và hội nhập vào đại dương văn hóa mênh mông của nhân loại với các nét rất
đặc trưng của từng dân tộc.
Văn hóa luôn tồn tại với cuộc sống loài người bởi nó là tất cả những gì do con người
sáng tạo ra để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội. Mặc dù vậy, khái niệm
về văn hóa còn chưa được thống nhất với hàng trăm định nghĩa. Đến cuối thế kỉ XIX,
văn hóa học mới bắt đầu được hình thành với nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác
nhau.
Ở phương Tây, khái niệm "văn hóa"lần đầu tiên được các nhà luật học Putedort, nhà
triết học Herder, nhà ngôn ngữ học Adelung ở Đức sử dụng vào giữa thế kỉ XVIII. Năm
1871 thuật ngữ "văn hóa" mới được E.B.Taylor định nghĩa lần đầu tiên trong tác phẩm
"Văn hóa nguyên thủy" (Primitive Culture) tại London. Năm 1885 trong cuốn sách 2 tập
5/6
Về vấn đề Ngôn ngữ và Văn hóa trong môi trường đào tạo các khối ngành công nghệ và kĩ
thuật
"Khoa học chung về văn hóa" của Klemm, người Đức, khái niệm văn hóa như đối tượng
của một khoa học độc lập bắt đầu được hình thành rõ nét với tiến trình phát triển của
loài người được đề cập tới như một lịch sử văn hóa. Tại Đại hội về sinh ngữ tại Viên,
thủ đô nước Áo, thuật ngữ "văn hóa học" được chính thức sử dụng và trở thành phổ biến
sau sự ra đời của tác phẩm "Khoa học về văn hóa" (The Science of Culture) năm 1949
của L.White, người Mĩ.
Theo nghĩa tổng quát nhất thì văn hóa là hệ thống các giá trị và biểu trưng thể hiện cách
sống và trình độ sống của con người - con người với tư cách là cộng đồng và cá nhân trong quan hệ với thiên nhiên - trong quan hệ giữa người và người với bản thân. Văn hóa
kết tinh những cố gắng nhiều mặt và liên tục của con người trong trường kì lịch sử để
khẳng định bản chất và năng lực của mình, để nâng cao chất lượng sống, Văn hóa vừa
là mục tiêu sống, là cái đích của con người phấn đấu vươn tới trong mọi hoạt động của
mình, vừa là điều kiện sống, môi trường sống của con người. Không phải ngẫu nhiên
người ta dùng khái niệm văn hóa mà không phải là một khái niệm nào khác, chẳng hạn
như khái niệm kinh tế, chính trị hay khoa học để chỉ sự tổng hợp, sự kết tinh những cố
gắng toàn diện và lâu dài của con người nhằm duy trì và phát triển nâng cao sự sống
phẩm chất người, trình độ người trong cuộc sống. Theo ý nghĩa này thì qui luật của văn
hóa, yêu cầu của văn hóa chi phối sâu xa và lâu dài mọi hoạt động của con người, kể cả
các hoạt động kinh tế, chính trị, khoa học, và cái còn lại cuối cùng của các hoạt động
này là giá trị văn hóa của chúng.
Về giáo dục, trường Đại học là nơi đào tạo những cán bộ có trình độ cao cho các lĩnh
vực hoạt động khác nhau của đất nước. Đại học cũng chính là chiếc cần ăng ten hướng
ra thế giới để thu nhận những thông tin có giá trị nhất. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn sinh
viên không được rèn luyện về tác phong nghiên cứu khoa học, thậm chí không có thói
quen tự học, thường có tư tưởng thực dụng, bằng cấp hình thức khá nặng nề.
Như vậy, kiến thức về cơ sở văn hóa Việt Nam đã và đang đóng vai trò hết sức quan
trọng trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội của các dân tộc Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế và trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội, môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam lần đầu tiên được đưa vào
chương trình học chính thức cho sinh viên ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và
công nghệ khóa I K45 năm học 2000 - 2001.
Quá trình giảng dạy môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam trong môi trường của khoa học
công nghệ đã đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu và tìm hiểu để tăng tính hiệu quả của
môn học này và góp phần vào việc giới thiệu bản sắc đa dạng của nền văn hóa Việt Nam
cho các đối tượng là sinh viên khối khoa học công nghệ. Qua thực tế chúng tôi khẳng
đinh: môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam có tầm quan trọng rất lớn, không những đối với
sinh viên các khối ngoại ngữ, khoa học xã hội và nhân văn, mà còn rất quan trọng đối
với cả sinh viên các khối khoa học công nghệ.
6/6