Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam về vấn đề ngôn ngữ và văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.73 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam về vấn đề ngôn ngữ và văn hoá
ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam
I. Chủ nghĩa Mác - Lênin với vấn đề ngôn ngữ văn hoá các dân tộc thiểu số
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình.
Những vấn đề dân tộc, những chính sách xây dựng và phát triển đất nước luôn
xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chính vì vậy, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc hoạch định những chính sách phát triển đất nước nói
chung và những chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc nói riêng của Đảng và
Nhà nước. Đó là lý do giải thích vì sao khi đề cập đến quan điểm của Đảng và
Nhà nước về vấn đề ngôn ngữ văn hoá dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số, chúng ta
không thể không đề cập đến chủ nghĩa Mác-Lênin với vấn đề ngôn ngữ văn hoá
các dân tộc thiểu số.
Do tính lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề ngôn ngữ
văn hoá tập trung chủ yếu ở quan điểm của Lênin. Lênin cũng như các triết gỉa
khác rất quan tâm đến mặt bản chất của ngôn ngữ trong mối quan hệ biện chứng
trực tiếp hoặc gián tiếp với ngôn ngữ không phải chỉ vì bản thân ngôn ngữ là
một đối tượng của triết học mà với Lênin, điều quan trọng không kém là ngôn
ngữ gắn bó rất chặt chẽ với các vấn đề dân tộc, các vấn đề văn hoá và nhiều vấn
đề xã hội khác.
Những vấn đề mà ngày nay chúng ta gọi là chính sách ngôn ngữ đã được
hình thành và trở thành bộ phận hữu cơ của học thuyết Mác - Lênin vào những
năm đầu thế kỷ XX. Sự quan tâm của Lênin đối với ngôn ngữ thể hiện rõ trong
những vấn đề về quan hệ ngôn ngữ giữa các dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc về
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mặt ngôn ngữ, việc sử dụng và thụ hưởng giáo dục ngôn ngữ. V. I Lênin kế thừa
những tư tưởng của Mác và Ăngghen, đã hoàn thiện nó trong một điều kiện xã
hội mới và là người có nhiều ý kiến hơn cả về vấn đề dân tộc và chính sách ngôn


ngữ dân tộc.
1. Ý kiến của V.I.Lênin về vai trò ngôn ngữ trong việc đoàn kết các
dân tộc ở một quốc gia đa dân tộc
Đoàn kết dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc không chỉ là mục tiêu của
sự phát triển mà còn là biện pháp để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Ở một quốc
gia đa dân tộc, muốn quốc gia đó được phát triển, người ta không thể không đặt
ra vấn đề đoàn kết dân tộc. Đây là tư tưởng của Đảng ta khi nắm vai trò lãnh đạo
xã hội để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong bài viết của mình, Lênin đã chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa ngôn
ngữ và sự đoàn kết các dân tộc để phát triển xã hội. Mối quan hệ này thể hiện ở
tình trạng ngôn ngữ một mặt vừa là dấu hiệu của sự phát triển xã hội và mặt
khác ngôn ngữ sẽ góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của chính xã hội đó.
Những phân tích của Lênin chỉ rõ rằng muốn giành được mục tiêu cao cả
là thúc đẩy sự tiến bộ của một xã hội có nhiều dân tộc khác nhau cùng chung
sống, người ta phải luôn luôn đặt lên vị trí hàng đầu vấn đề đoàn kết các dân tộc
đó. Mà vấn đề đoàn kết dân tộc phải nhất thiết có sự tham gia và đóng góp của
ngôn ngữ. Thừa nhận vai trò của ngôn ngữ thực chất là sự tôn trọng nét đặc
trưng văn hoá của các dân tộc, là việc ghi nhận vai trò là công cụ tuyên truyền
cách mạng.
Cũng vẫn một cách nhìn như vậy, Lênin khẳng định rằng : "chế đọ dân
chủ mà giai cấp công nhân vẫn bênh vực, không giành một tí đặc quyền nào cho
bất cứ một dân tộc nào, cũng như bất cứ một ngôn ngữ nào! Không được có một
hành động áp chế nhỏ nào, không được có một sự bất công nhỏ nào đối với dân
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tộc thiểu số. Đó là những nguyên tắc của nền dân chủ công nhân." Rõ rằng tư
tưởng bình đẳng dân tộc và cùng với nó là bình đẳng ngôn ngữ dân tộc theo
phân tích của Lênin là thước đo để đánh giá mức độ dân chủ của một xã hội nhất
định. Có thể thấy, ở đây Lênin cho rằng đảm bảo sự bình đẳng ngôn ngữ không
đơn thuần chỉ là đảm bảo sự bình đẳng dân tộc mà còn là sự đảm bảo vững vàng

bản chất dân chủ của nhà nước vô sản.
Như vậy, qua những ý kiến của Lênin về vấn đề này, chúng ta thấy rõ mối
quan tâm của Người về vai trò của ngôn ngữ trong đoàn kết cùng phát triển các
dân tộc quan trọng đến mức nào.
2. Ý kiến của V.I Lênin về quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc
trong một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ
Trong một quốc gia đa dân tộc như nước Nga, đối với Lênin, vấn đề đoàn
kết các dân tộc để cùng nhau phát triển là một tư tưởng nhất quán của Người.
Chính vì vậy, đối với tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số trong một quốc gia có
bối cảnh như nước Nga sau cách mạng Tháng Mười, theo tư tưởng của Lênin,
quyền được sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các hoại động xã hội là quyền bất khỏi
xâm phạm. Người viết: "Nhân dân có quyền học bằng tiếng mẹ đẻ, mỗi công
dân có quyền phát biểu bằng tiếng mẹ đẻ trong các cuộc họp và ở các cơ quan xã
hội cũng như các cơ quan nhà nước" Ở đây Lênin khẳng định một cách dứt
khoát rằng mỗi dân tộc đều có quyền được tiếp nhận giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ
của họ, và đây là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc trong một quốc gia đa dân
tộc để bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá của họ. Cùng với sự tiếp nhận giáo dục bằng
tiếng mẹ đẻ, Người còng khẳng định quyền của các dân tộc được sử dụng tiếng
mẹ đẻ trong các cuộc hội họp (tất nhiên, các cuộc hội họp ở đây được hiểu là có
sự góp mặt của nhiều dân tộc khác nhau) để bày tỏ ý kiến của mình. Và họ cũng
có quyền dùng tiếng nói của mình trong tỏng các tổ chức xã hội hay cơ quan nhà
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nước mà ngôn ngữ thường dùng là ngôn ngữ của dân tộc không phải là tiếng mẹ
đẻ của họ. Tôn trọng quyền tự do sử dụng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số,
sẽ làm tăng thêm sự hiêu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, do đó sẽ làm tăng thêm
sức mạnh của quốc gia đa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Người viết: "Chúng ta đòi hỏi một sự bình đẳng tuyệt đối về mặt quyền
lợi cao nhất cho tất cả các dân tộc trong quốc gia và sự bảo vệ vô điều kiện
quyền lợi của mọi dân tộc ít người." Như vậy, đối với Lênin, quyền được dùng

tiếng mẹ đẻ và hoạt động văn hoá dân tộc là quyền bất khả xâm phạm của các
dân tộc khác nhau trong xã hội đa dân tộc. Ở một khía cạnh khác, quyền dùng
tiếng mẹ đẻ, theo Lênin, lại là sự bình đẳng trong một xã hội dân chủ, tức là một
xã hội dân chủ thực sự. Người viết : "Không một người dân chủ nào, lại càng
không có một người Mácxít nào phủ nhận sự bình đẳng giữa các ngôn ngữ"
Điều này có thể được hiểu như là quyền của mỗi dân tộc trong một xã hội đa dân
tộc duy trì và phát huy tiếng mẹ đẻ của mình như là tiêu chí của một xã hội dân
chủ.
Đây thực sự là những đọng lực thúc đẩy sự phát triển của một xã hội nói
chung và đặc biệt là trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta mong muốn xây
dựng.
3. Ý kiến của V.I Lênin về ngôn ngũ quốc gia trong một quốc gia đa
dân tộc, đa ngôn ngữ
Khi tìm hiểu quan niệm của Lênin về ngôn ngữ văn hoá trong một quốc
gia đa dân tộc, chúng ta không thể chỉ thuần túy tìm hiểu quan niệm của Người
về vai trò xã hội của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số mà còn phải tìm hiểu quan
niệm của Người về vị trí ngôn ngữ quốc gia trong quốc gia đa dân tộc đó. Chỉ
khi nào thấy hết bản chất biện chứng của mối quan hệ này, chúng ta mới có
được một ứng xử đúng trong việc hoạch định chính sách ngôn ngữ văn hoá của
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
một quốc gia đa dân tộc. Khi nghiên cứu tư tưởng của Lênin, thực chất chúng ta
tìm hiểu quan niệm của Người về vị trí của tiếng Nga thời bây giờ. Xuât phát từ
quan niệm bình đẳng ngôn ngữ của mình, V.I.Lênin luôn luôn đặt vị trí của tiếng
Nga trong sự bình đẳng của nó đối với các ngôn ngữ khác cho dù nó là ngôn ngữ
của đa sô cư dân gần như đông đảo nhất của nước Nga so với các ngôn ngữ khác
thời bấy giờ. Mặc dù vậy, trong phân tích của Người, chúng ta vẫn nhận thấy sự
nhấn mạnh ở mức độ khác nhau về vai trò của các ngôn ngữ khác nhau trong xã
hội có nhiều dân tộc đang ở trình độ phát triển khác nhau như ở nước Nga, và
qua đó thấy được vai trò của tiếng Nga trong xã hội Nga thời đó.

Đi vào cụ thể, chúng ta có thể nhận thấy những vấn đề sau đây trong các ý
kiến của Lênin.
3.1 Vấn đề tránh độc quyền ngôn ngữ
Trong "Đề cương về vấn đề dân tộc," V.I Lênin viết rằng : "Đặc biệt,
Đảng dân chủ xã hội bác bỏ các chủ trương đề ra thứ ngôn ngữ quốc gia. Ở nước
Nga, cái đó thật là thừa, vì hơn bảy phần mười dân cư của Nga là thuộc các dân
tộc Xlavơ cùng huyết thống và trong điều kiện có nhà trường tự do trong lưu
thông kinh tế, sẽ dễ dàng có thể hiểu được nhau mà không cần phải dành cho
một trong những tiếng nào đó bất cứ một đặc quyền quốc gia nào". Cách đặt vấn
đề của Lênin ở đây thật rõ rằng. Đối với Người, trong điều kiện của nước Nga,
không cần dành cho tiếng Nga một đặc quyền riêng nào mà đặc quyền đó được
núp dưới danh hiệu là ngôn ngữ "quốc gia." Tuy không ủng hộ việc người ta
giành đặc quyền riêng cho tiếng Nga dưới chiêu bài là một ngôn ngữ quốc gia,
nhưng Lênin vẫn thừa nhận vai trò hay vị trí quan trọng của tiếng Nga trong xã
hội nước Nga nói chung. Ở đây, chính lý do kinh tế mới là lý do làm cho tiếng
Nga có thể trở thành công cụ giao tiếp chung của mọi dân tộc trong xã hội Nga
được hay không. Và như vậy, tiếng Nga gắn với sự trội hơn về kinh tế trong xã
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hội Nga. Nếu không nhận thấy vai trò đó mà tạo ra một sự áp đặt, mà sự áp đặt ở
đây núp dưới hình thức cấp cho nó một đặc quyền quốc gia riêng, thì cách làm
ấy là thừa, là không cần thiết.
Lênin cũng phân tích rằng "Tại sao nước Nga "rộng lớn", nhiều thành
phần dân tộc hơn mà lại lạc hậu một cách ghê gớm, lại phải kìm hãm sự phát
triển của mình bằng cách duy trì một đặc quyền nào đó cho một trong những
tiếng nói của nó? Chẳng phải là nước Nga cần xoá bỏ mọi đặc quyền một cách
nhanh chóng, hết sức đầy đủ và hết sức kiên quyết, nếu nó muốn đuổi kịp châu
Âu."
Như vậy, nhũng phân tích sâu săc của Lênin về tiếng Nga trong bối cảnh
nước Nga sau cách mạng Tháng Mười mà chúng ta vừa trích ở trên phản ánh

một tư tưởng chung là ở một quốc gia đa ngôn ngữ, ý định giành đặc quyền
riêng cho một ngôn ngữ nào đó là trái với quy luật phát triển của xã hội, do đó
sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội đó. Điều này cũng có nghĩa là Lênin phản
đối đặc quyền của một ngôn ngữ duy nhất chứ không phủ nhận có sự khác nhau
về vai trò của những ngôn ngữ khác nhau trong xã hội của một quốc gia đa dân
tộc. Do đó, đối với chúng ta, nhận biết sự khác nhau về vai trò của các ngôn ngữ
khác nhau trong một xã hội cụ thể là thực sự cần thiết để xây dựng một chính
sách hợp lý cho sự phát triển. Bởi vì, có như vậy người ta mới thấy việc tổ chức
dạy và học nhiều hay ít một ngôn ngữ nào đấy không phải là một sự phân biệt
đối xử mà là xuất phát từ lợi ích phát triển xã hội. Và đây chính là sự hiểu biết
thực sự nhằm tránh sự tự ti không cần thiết.
3.2. Ngôn ngữ quốc gia phải là ngôn ngữ được các dân tộc khác nhau cùng
thừa nhận và chấp nhận
Đối với Lênin, khi nói về ngôn ngữ quốc gia, Người có một cách nhìn
biện chứng mà theo chúng tôi luôn luôn cập nhật trong thời đại chúng ta, nhất là
6

×