Trường THCS Chợ Lầu.
Tổ Lí - Hóa - Sinh.
GV viết chuyên đề: Nguyễn Cao Hách.
Thời gian thực hiện: tháng 3, 4/HKII
Môn Lí – Sinh – Toán.
Năm học 2014 - 2015
Chuyên đề: DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Những vấn đề chung về dạy học tích hợp:
1. Khái niệm tích hợp: Tích hợp là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên
cơ sở các bộ phận riêng lẻ.
Tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, qui định lẫn nhau đó là
tính liên kết và tính toàn vẹn.
Mục tiêu của dạy học tích hợp:
+ Tránh trùng lắp về nội dung thuộc các môn học khác nhau.
+ Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.
+ Tạo cợ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết các
vấn đề thực tiễn.
Dạy học tích hợp là một quan điểm lí luận dạy học, hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, dạy học của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một
kế hoạch dạy học.
2. Khái niệm dạy học tích hợp: là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng
dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế
hoạch dạy học.
- Tích hợp các bộ môn.
- Tích hợp dọc.
- Tích hợp ngang.
- Tích hợp chương trình.
- Tích hợp kiến thức.
- Tích hợp kĩ năng.
3. Mục tiêu của dạy học tích hợp:
- Tránh trùng lặp về nội dung các môn học khác nhau.
- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.
- Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là ăng lực giải quyết các
vấn đề thực tiễn.
4. Các đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp và các mức độ tích hợp:
a. Các đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp:
- Ở Việt Nam thực tế tích hợp trong dạy học đã xuất hiện từ rất lâu, chỉ có điều trước
kia không dùng thuật ngữ " Tích hợp" và chưa hiểu một cách thấu đáo, chỉ dừng lại ở
chỗ tích hợp ấy là sự liên hệ, lồng ghép.
-Tích hợp nội dụng ở cấp THCS đã có trong các phân môn như cơ, điện, nhiệt, quang
trong môn Vật lí; Tiếng việt, văn học, tập làm văn trong môn Ngữ văn.
Tích hợp đa môn ở bậc tiểu học như Tự nhiên và Xã hội.
b. Các mức độ tích hợp:
- Tích hợp trong nội môn học: tìm kiếm sự liên kết giữa các nội dung, chủ đề.
- Tích hợp đa môn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều môn học khác nhau.
- Tích hợp liên môn: phối hợp sự đóng góp nhiều môn học để nghiên cứ giải quyết
một tình huống.
- Tích hợp xuyên môn: tìm cách phát triển ở học sinh những kĩ năng xuyên môn có
tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi.
II. Tổ chức dạy học tích hợp:
1. Lựa chọn bài học tích hợp gồm 6 nguyên tắc :
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực của học sinh.
- Đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực có ý nghĩa với người học
- Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật đồng thời
vừa sức với học sinh.
- Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.
- Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn, quan tâm đến những vấn đề mang tính xã hội
của địa phương.
- Việc xây dựng các bài học/ chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành.
* Một số gợi ý về việc lựa chọn bài học tích hợp:
- Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm
các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán,
Lí, Hóa, Sinh, Địa…, và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử GDCD, Mỹ thuật… Giữa các
bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau.
Ví như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn
kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận
thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu
về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp
bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người
nông dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn
không đủ sống, bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi
nhục, những đắng cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ pháp thuộc.
Nguợc lại, Lịch sử cũng góp phần giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn Học, như
phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ
thuật cũng như nội dung sâu xa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Hay như giữa
môn Địa Lí và Lịch sử chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
của lịch sử các nước, hiểu được vị trí địa lí, ta sẽ giải thích được vì sao quân dân ta lại
ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng. Nói về sự hỗ trợ của Lịch sử
đối với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy cho các khoa
học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các khoa học này hiểu thế giới quan của
nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ những mối quan hệ tương hỗ mà một chuyên
môn hẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có
quan hệ là những con người. Trong khi tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và
tầm rộng của sự khái quát, đồng thời Lịch Sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình
bằng cách xây dựng một thái độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái
quát không có cơ sở vững chắc”
- Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như
môn Vật Lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ
xưa. Hóa Học, sinh học, toán học còn giúp cho môn ngữ văn giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong các văn bản nhật dụng. Ví dụ như: Khi giảng bài “ Ôn dịch thuốc lá”, giáo
viên có thể dùng kiến thức hóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn
sinh để thấy chất độc có trong thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Các
phép tính còn giúp cho các em thấy được hút thuốc lá không những có hại cho sức khỏe
mà còn tiêu tốn tiền bạc; Môn GDCD giúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn
đến hủy hoại về đạo đức, nhân cách…
- Hay dạy học liên môn giữa môn lịch sử với môn Mỹ thuật. Đây là một phương pháp
dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt
áp dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã hội các thời kỳ lịch sử. Ví dụ như bài
“Phong trào văn hóa phục hưng” Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện hiện
nội dung của phong trào văn hóa Phục Hưng, sau đó sẽ giải thích về những nội dung
được thể hiện trong tranh. Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp học sinh nhận thức vấn
đề và rút ra kết luận cần thiết.
- Hoặc chúng ta có thể liên hệ các khái niệm vật lí liên quan đến môi trường như:
tiết kiệm, hiệu suất, năng lượng, phân loại năng lượng, phân loại nguồn gốc năng
lượng, năng lượng tái sinh và không tái sinh. Liên hệ kiến thức vật lí liên quan đến
các yếu tố tác động đến sự suy thoái và ô nhiễm môi trường: Liên hệ kiến thức vật lí
đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu : hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan… Liên hệ
các kiến thức vật lí đến các hành động bảo vệ môi trường như : các biện pháp chống ô
nhiễm tiếng ồn (trong phần sóng âm), các biện pháp tiết kiệm năng lượng, các biện
pháp chống thất thoát nhiệt lượng, năng lượng; các biện pháp tiết kiệm vật dụng, tăng
hiệu suất và tuổi thọ của các thiết bị.
- Và đặc biệt là ta có thể giải thích câu tục ngữ bằng kiến thức hóa học: Ví dụ: “ Nước
chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?
Như chúng ta đã biết: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO 3 (Canxi cacbonat). Khi
gặp nước mưa và khí CO2 (Cacbonic) trong không khí, CaCO3 sẽ chuyển hoá thành
Ca(HCO3)2 (muối Canxit hidrocacbonat). Theo Phương trình Hóa học sau:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Tức là: Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO 3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng
thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm
cho đá bị bào mòn dần.
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua.
Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu
được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và
làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường. Giáo viên có thể
liên hệ vấn đề này ở phần “Muối cacbonat ”(Tiết 39 hóa lớp 9).
2. Qui trình xây dựng bài học tích hợp:
- Bước 1: rà soát chương trình, SGK để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có
liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình, SGK.
- Bước 2: xác định bài học tích hợp và các địa chỉ tích hợp, bao gồm:
+ Tên bài học.
+ Đóng góp của các môn vào bài học.
- Bước 3: dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho bài học tích hợp.
- Bước 4: xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm:
+ Kiến thức.
+ Kĩ năng.
+ Thái độ.
+ Định hướng năng lực hình thành.
- Bước 5: xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục
tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho
phù hợp.
- Bước 6: xây dựng kế hoạch bài học tích hợp. ( chú ý tới các PPDH tích cực)
3. Thiết kế bài học tích hợp:
1. Mục tiêu:
- Kiến thức.
- Kĩ năng.
- Thái độ.
- Định hướng năng lực hình thành.
2. Thời lượng dự kiến: .... tiết
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
4. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:
5. Các hoạt động học tập:
- Hoạt động 1: Tìm hiểu .........
- Hoạt động 2: Tìm hiểu .........
- ..............................................
6. Tổng kết và hướng dẫn học tập: