Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2015 - Việt Yên
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
VIỆT YÊN
GIỮA HỌC KÌ II
VIỆT YÊN
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (1.0 điểm)
Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và gọi tên thành phần biệt lập ấy?
a.
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
(Ca dao)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành
sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 2. (1.0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão
ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
(Lão Hạc -Nam Cao)
Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức chủ yếu nào? Chỉ rõ từ ngữ
được dùng để thực hiện phép liên kết đó.
Câu 3. (2.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp như thế nào?
"Những ngôi nhà cao tầng đang được hoàn thiện khẩn trương. Những tấm biển sặc sỡ trên đường phố
quảng cáo cho những sản phẩm của các công ty danh tiếng. Những văn phòng đại diện đứng chen chân ở
các đường phố trung tâm. Đó là những hình ảnh về một Hà Nội năng động, trẻ trung trong thời đổi mới."
Câu 4. (6.0 điểm)
Suy nghĩ về vai trò của tự học đối với học sinh hiện nay.
……………….. Hết………………
Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh:...................
Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2015 - Việt Yên
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
VIỆT YÊN
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2014 –2015
MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu 1. (1 điểm)
a. - Hỡi (0,25 điểm)
- Thành phần gọi – đáp (0,25 điểm)
b. - Chao ôi (0,25 điểm)
- Thành phần cảm thán(0,25 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
- Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau chủ yếu bằng phép lặp từ ngữ. (0,5 điểm)
- Từ được dùng liên kết là: lão xuất hiện ở các câu 1,3,4. (0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
(Lưu ý: Học sinh có thể tìm ra các câu văn như bên dưới hoặc từ ngữ in đậm theo phép phân tích và tổng
hợp đều có thể được chấp nhận)
- Câu văn khái quát, tổng hợp: (1 điểm)
Đó là hình ảnh về một Hà Nội năng động, trẻ trung trong thời đổi mới.
- Những câu văn phân tích
+ Những ngôi nhà cao tầng đang được hoàn thiện khẩn trương
+ Những tấm biển sặc sỡ trên đường phố quảng cáo cho những sản phẩm của các công ty danh tiếng.
+ Những văn phòng đại diện đứng chen chân ở các đường phố trung tâm.
Câu 4: (6 điểm)
* Yêu cầu chung:
+ Làm đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội.
+ Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm,
thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng rõ ràng.
* Yêu cầu cụ thể:
+ Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau:
A. Mở bài: (0,5 điểm)
Muốn học tốt phải tự học. Càng dành nhiều thời gian cho việc tự học thì kết quả học tập càng cao.
B. Thân bài: (5 điểm)
Tự học là tự mình chủ động, độc lập lập kế hoạch, phân phối, quản lý thời gian cho việc tìm hiểu tri thức,
kỹ năng. (0,5 điểm)
+ Bàn luận: (2 điểm)
- Tự học là cách học chủ động, tích cực, giúp phát triển năng lực, khả duy tư duy độc lập, mau tiến bộ.
- Không tự học không thể nào tiếp thu bài mới ở lớp tốt được.
- Tự học là một biểu hiện của tự lập, trung thực, tự trọng trong học tập, thi cử nói riêng và trong cuộc
sống nói chung.
+ Biểu hiện: (1,5 điểm)
- Tự học phải có ý thức tự giác cao, phải có kế hoạch cho từng ngày, tự lên lịch học, thực hiện đúng lịch
đề ra.
- Tự xem trước lý thuyết, tự giải bài tập, đọc trước sách giáo khoa sẽ thấy mình tiến bộ từng ngày. Có
tự học sẽ thấy yên tâm, thoải mái và hứng thú khi đến lớp.
- Không ôn luyện kiến thức cũ, không đào sâu được chương trình học, không thể học tốt.
- Người có tính tự học sẽ được mọi người tôn trọng, giúp đỡ ở mọi nơi, mọi lúc.
+ Bàn bạc, mở rộng: (1 điểm)
- Phê phán hiện tượng lười học sẽ gây ra hiện tượng quay cóp, không trung thực trong kiểm tra, thi cử.
C. Kết bài: (0,5 điểm)
Nêu quyết tâm tăng cường tự học.
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh
giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...Cho điểm lẻ đến
0,25 điểm.
Nguồn