Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG dạy học địa lí KINH tế xã hội lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.33 KB, 4 trang )

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
KINH TẾ XÃ HỘI LỚP 10.
1. Quan niệm
Đóng vai là phương pháp trong đó HS đóng các vai khác nhau,thể hiện
các sự vật hiện tượng địa lí trong quan hệ của chúng,từ đó nắm được kiến
thức bài học
Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng
cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được.Việc
“diễn” không phải là phần chính của phương pháp này,mà quan trọng
hơn là sự thảo luận sau phần diễn.
2. Đặc điểm.
Đóng vai khác với đóng kịch ở chỗ không có sự tập dượt,biên kịch, đạo
diễn.Các vai được HS tự chọn lựa,hành động theo suy nghĩ và sự sáng
tạo của mình trên cơ sở sử dụng vốn tri thức sẵn có của mình. Đóng vai
diễn ra tức thời không cần chuẩn bị công phu từ trước.
3. Ý nghĩa
- Phương pháp này hướng HS làm quen với các hoạt động sáng tạo vì
trong quá trình thể hiện,HS phải có sự tìm tòi,suy nghĩ,huy động vốn
tri thức và kĩ năng thể hiện.
- Khi nhập vào một vai nào đó,HS sẽ có một hứng thú nhất định,kích
thích trí tưởng tượng và tăng cường hoạt động nhận thức.
- Giúp cho giờ học HS hoạt động nhẹ nhàng “Học mà vui,vui mà học”.
- Có thể hình thành biểu tượng trí nhớ ngay tại lớp.
- Phát triển khả năng diễn đạt.
4. Đóng vai thường diễn ra theo các bước sau:
- Bước 1: Nêu bối cảnh để đóng vai,mục tiêu,yêu cầu,cách thức thực
hiện.
- Bước 2: Đề nghị HS nhận vai.GV hướng dẫn cách thực hiện.
- Bước 3: Các vai được chọn lựa sẽ trình diễn nội dung học tập theo các
hành động thích hợp.Số HS còn lại trong lớp quan sát và nhắc ý(nếu
thấy cần thiết). (Chú ý:nếu thời gian còn nhiều,có thể cho một số HS


khác thay một số vai trình diễn hoặc lặp lại nội dung đóng vai với một
“kíp” HS khác).
- Bước 4: Cho HS thảo luận quanh nội dung của các vai.Rút ra những
kết luận cần thiết.
5. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ: Phần I,bài 29, Địa lí 10: “Địa lí ngành chăn nuôi”.
- Phân vai: Gồm 2 vai: Trồng trọt và Chăn nuôi
- Bối cảnh: Trong buổi họp tổng kết cuối năm của ngành Nông
nghiệp,Phó giám đốc ngành Chăn nuôi được khen sản xuất tăng


trưởng mạnh hơn ngành Tròng trọt.Phó giám đốc ngành Trồng trọt ức
lắm,bèn tìm Phó giám đốc ngành Chăn nuôi để ca thán.
- Nhiệm vụ của Phó giám đốc ngành Trồng trọt trong vai diễn: bằng
mọi cách phải chứng minh rằng ngành mình rất quan trọng,khẳng định
không có Trồng trọt,Chăn nuôi không thể phát triển(Trồng trọt cung
cấp thức ăn cho Chăn nuôi mà thức ăn là cơ sở quan trọng bậc nhất
đối với sự phân bố và phát triển của ngành Chăn nuôi).
- Nhiệm vụ của Phó giám đốc ngành Chăn nuôi trong vai diễn: tìm
cách để chứngminh điều ngược lại,rằng ngành Chăn nuôi là khách
hàng của ngành Trồng trọt,trong thời buổi “Khách hàng là thượng
đế”,ngoài ra còn cung cấp sức kéo và phân bón cho Trồng trọt(vì là
nước đang phát triển).
- Thực hiện: Có thể cho HS đóng vai lúc vào bài mới khoảng 3 phút.
Sử dụng phần diễn như phần dẫn nhập vào bài. Sau đó yêu cầu HS so
sánh vai trò của ngành Trồng trọt và Chăn nuôi cũng như mối quan hệ
hai chiều giữa Chăn nuôi và Trồng trọt.
6. Giới thiệu một số tiếu phẩm.
Ngoài việc phân vai để học sinh trên cơ sở bài học tự nghĩ ra lời
thoại,GV còn có thể biên soạn một số tiểu phẩm để phục vụ cho việc dạy

học địa lí. Diễn viên ở đây vẫn là học sinh,Học sinh chỉ cần học thuộc lời
thoại đã được giao rồi lên diễn trên lớp.
Tiểu phẩm 1
AI VÔ ĐỊCH?
Trong cuộc thi “Bàn tay tài ba”do nhà tài phiệt Kinh tế tổ chức,các
ngành kinh tế đã thi nhau đến tham dự.Tuy nhiên lọt vào trận chung kết
thì chỉ có Nông nghiệp (NN)và Giao thông vận tải(GTVT).Sau đây là
diễn biến trận chung kết:
- NN: Kính thưa ngài Kinh tế đáng kính!Thưa toàn thể quý vị. Tôi
chính là Nông nghiệp,một người luôn chịu khó làm ra lương thực thực
phẩm cung cấp cho cuộc sống.
- GTVT:(từ trong chạy ra): Tôi đây… Tôi đây… Tôi chính là Giao
thông vận tải,một người rất năng động,hết ăn rồi chạy,hết chạy rồi
ăn,chạy tiếp để phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân.
- NN: Ủa! Ông mà cũng đòi đi thi cơ à!người gì mà lười không kể đâu
hết lười,suốt ngày chỉ ăn chơi lêu lổng ngoài đường mà cũngđòi đi
thi,cũng đòi giành nôi vị quán quân với tôi!...thôi về đi…dở hơi!


- GTVT:Này, anh nói gì thế?Ai là người dở hơi?Anh nói thế chứng tỏ
anh chẳng hiểu gì về tôi cả,kiến thức anh nông cạn quá!
- NN: Chẳng thế thì không à,người ta làm lụng vất vả, “bán mặt cho
đất,bán lưng cho trời”,còn anh suốt ngày chỉ ăn với chạy,chỉ tổ tốn
nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.
- GTVT: Này nhá,bản thân tôi là một người rất độc đáo.Sản phẩm của
tôi chính là sự vận chuyển người và hàng hoá.Người ta đánh giá tôi
bằng khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển!
- NN:Nhưng vai trò của anh sao bằng được tôi. “có thực mới vực được
đạo”,không có tôi mọi người ở đây làm sao sống nổi”.
- GTVT: Hứ! Vai trò của tôi dù không nói ra nhưng ai cũng biết cả.

Ông cứ hỏi cả làng cả xã và hỏi cả các quý vị ngồi đây xem ai mà
không biết vai trò của tôi! Tôi không chỉ tham gia vào việc cung ứng
vật tư,kĩ thuật nguyên liệu,năng lượng cho các ngành sản xuất mà còn
đưa các sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Này nhá,thế ai chở phân bón cho
anh?rau củ,hoa quả anh làm ra không chở đi bán thì để thối ra ấy à?
Đấy!vai trò của tôi là ở chỗ đấy,
- NN: Còn gì thì cứ nói hết ra đi,tôi cãi hết nổi với anh rồi.
- GTVT: Ô hô…Vẫn còn thích nghe à?Bản thân tôi là người phục vụ
hết mình cho nhu cầu đi lại của nhân dân.Tôi cũng chính là người
thực hiện các mối giao lưu kinh tế,văn hoá giữa các vùng trong một
nước và giữa các nước trên thế giới. Ngoài ra,tôi còn phục vụ cho
quốc phòng và phát triển các vùng sâu.Tóm lại tôi chính là người
xứng đáng với danh hiệu vô địch chứ không phải là anh…!
- NN: Đấy quý vị xem,anh ta nói như vậy có đúng không?Vai trò và
đặc điểm của anh ta như thế nào?Tôi xin nhường lời lại cho quý vị!
Biên soạn: Hoàng Hải Bằng( SV khoa Địa lí,K26)
Tiểu phẩm 2:
AI QUAN TRỌNG NHẤT?
Vào một buổi trưa hè oi bức nơi thư viện hai anh chàng Sản
Xuất(SX),Tiêu Dùng(TD) và cô nàng Thương Mại(TM) đang mải mê dán
mắt vào những trang sách chi chít chữ.Bất chợt Sản Xuất reo lên:...
SX: Woa! Đúng là tuyệt vời,tuyệt vời.Mãi cứ lo làm việc bấy lâu nay
mà không biết gì về vai trò của mình cả. Ha..ha...ha...
TD: Hrm...hrm... Đúng thật... đúng thật...
SX: Ồ! Anh Tiêu Dùng cũng công nhận với tôi đúng như thế thật à?


TD: Phải! Đúng thật...mà đúng là... “Ếch ngồi đáy giếng”.
SX:Hả? Anh Tiêu Dùng! Anh dám nói tôi là “Ếch ngồi đáy giếng” hả?
Chảng lẽ nào anh không thấy vai trò quan trọng của tôi ư?

TD: Rõ như ban ngày như thế rồi mà anh không thấy à?Anh cố sản
xuất ra nhiều làm gì cơ chứ?Chẳng lẽ anh định sản xuất ra để đổ xuống
biển à? Tôi- chính tôi đây mới là quan trọng hơn cả!
TM(xen vào)cười: Ha...ha...ha...hi...hi...hi...
TD+SX: Này,này...Cô Thương Mại! Cô cười gì thế?
TM: Tôi cười vì từ nãy đến giờ hai anh cứ mãi tranh cãi nhau cho mình
là quan trọng . Nhưng thực tế thì hai anh có gì là quan trọng đâ.
Ha...ha...ha... Tôi đây nè!Chính tôi đây mới là người quan trọng hơn
cả!.Ha...ha...ha...
SX+TD: Chúng tôi chả cần biết điều đó.Nhưng với hai chúng tôi,cô chả
là cái quái gì cả. Hi...hi...hi...ha...ha...ha...
TM: ... Các anh...!?Tại sao?...tại sao?...các anh lại cố chấp như vậy
chứ?... (Cha chả…tức ơi là tức…).
7.
-

Biên soạn: Thân Hoàng Hải(SV Khoa Địa,K25)
Một số điều cần lưu ý khi biên soạn tiểu phẩm.
Nội dung tiểu phẩm phải xuất phát từ nội dung khoa học.
Lời thoại phải ngắn gọn,súc tích,dễ hiểu,dễ nhớ.
Tiểu phẩm không nên quá dài dễ gây buồn chán.
Tiểu phẩm phải có tính hài hước(tính hài hước phải xuất phát từ nội
dung khoa học kết hợp trí tưởng tuợng).



×