Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính cấp huyện (từ thực tiễn Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.01 KB, 9 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính 2010-2020 của Chính phủ
đã rất quan tâm đến công tác xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ
công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức vừa là chủ thể cải cách hành chính nhưng
đồng thời cũng là đối tượng cải cách hành chính. Chất lượng của đội ngũ cán bộ,
công chức đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của công cuộc cải cách
hành chính, góp phần vào tiến trình xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp,
hiện đại mà Đảng và nhân dân ta đặt ra.
Nhận thức được vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức, Chính phủ đã đề ra
chương trình hành động cụ thể, đó là: “Chương trình xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức hành chính” trong bối cảnh cải cách hành chính giai
đoạn 2006-2010 do Bộ Nội vụ chủ trì. Nhiệm vụ của chương trình là cơ cấu lại
công chức, bố trí lại theo từng vị trí, chức trách; thực hiện phương pháp khoa học
đánh giá kết quả công tác của cán bộ, công chức; xây dựng cơ chế, chính sách thu
hút người tài; xây dựng, áp dụng chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ ở các cấp, chế
độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Việc xây dựng chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức hành chính không nhằm ngoài mục tiêu nâng cao chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước.
Trong bộ máy hành chính nhà nước, chính quyền cấp huyện là cấp có vai
trò quan trọng. Cấp huyện vừa là cấp chỉ đạo, điều hành hoạt động của cấp xã, vừa
là cấp trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện nói riêng nhìn
chung còn yếu kém, bất cập về nhiều mặt. Về năng lực quản lý điều hành chưa
ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Về năng lực
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, thụ động
1


trong thực thi các nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm không chỉ gây trở ngại


cho việc cải cách hành chính mà còn gây trở ngại cho việc thực hiện chủ trương
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Để xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại đòi hỏi đội ngũ
cán bộ, công chức hành chính phải được đào tạo cả về phẩm chất và năng lực, có
trình độ chuyên môn sâu về quản lý nhà nước, về nghiệp vụ theo chức trách được
giao, thành thạo công việc, nắm vững lý thuyết về quản lý hành chính và có kỹ
năng thực hành. Không có đội ngũ cán bộ, công chức hành chính giỏi, chuyên
nghiệp thì không thể xây dựng một nền công vụ có chất lượng cao, quản lý Nhà
nước có hiệu quả.
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, với điều kiện tự nhiên là 3 mặt giáp
biển và có rất nhiều sông ngòi. Hiện nay, Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp
huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện. Thành phố Cà Mau là đô thị loại II theo quyết
định của Thủ tướng chính phủ vào tháng 8 năm 2010. Đây là một tỉnh mà điều
kiện tự nhiên rất phong phú nhưng điều kiện kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó
khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém đặc biệt là hệ thống giao thông nông
thôn, có nơi chưa có đường bộ từ tỉnh về trung tâm huyện lỵ, trình độ dân trí
không cao… Những khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cán bộ, công
chức hành chính ở địa phương. Do nguồn cán bộ, công chức hành chính của tỉnh
đa phần là lấy từ “cây nhà lá vườn”. Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức hành chính của tỉnh, đặc biệt là cán bộ, công chức hành chính cấp
huyện còn nhiều bất cập so với yêu cầu hiện tại cũng như yêu cầu của quá trình cải
cách hành chính. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực thi công vụ của
đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện. Với những lý do trên, tôi chọn
đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức
hành chính cấp huyện (từ thực tiễn Cà Mau)”. Hy vọng kết quả nghiên cứu đề tài
sẽ làm sáng tỏ những vấn đề về tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và
2


mặt mạnh, mặt yếu của năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức

hành chính cấp huyện; đồng thời từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng
cao năng lực thực thi của cán bộ, công chức hành chính cấp huyện.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu nghiên cứu:
Qua khảo sát thực tiễn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện tại
tỉnh Cà Mau, luận văn sẽ đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ công chức hành
chính cấp huyện; năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính cấp
huyện. Từ đó, phân tích những mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình thực thi công
vụ; những hạn chế, nguyên nhân của công tác nói trên. Trên cơ sở đó đề ra những
giải pháp khả thi phù hợp với yêu cầu của địa phương, góp phần nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhận thức lý luận về năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức
hành chính.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ
cán bộ, công chức hành chính cấp huyện tại tỉnh Cà Mau.
- Đề xuất các giải pháp khả thi phù hợp với khả năng và điều kiện, đặc thù
của tỉnh Cà Mau, nhằm nâng cao đội ngũ cán bộ,công chức hành chính cấp huyện
trên địa bàn tỉnh.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ đề liên quan đến năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính có nhiều công trình đã được công bố nhưng được nhìn nhận, đánh giá dưới
các góc độ khác nhau:

3


* Nhóm các công trình nghiên cứu khoa học dưới đây chủ yếu nghiên cứu
các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cán bộ và năng lực quản lý của cán bộ,
công chức chính quyền cấp cơ sở.

- GS.TSKH Vũ Huy Từ: “Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ
cán bộ cơ sở”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5(76)/2002;
- TS.Lê Chi Mai: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở - Vấn đề
và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, số 20/2002;
- Tô Thị Kim Hoa: “Những giải pháp nâng cao năng lực quản lý của đội
ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ
Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2007;
- Nguyễn Đăng Thanh: “Một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực và
hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở thành phố Huế”, Luận văn thạc
sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính;
* Nhóm công trình nghiên cứu về công vụ và chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức
- Nguyễn Trọng Điều: “Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng
đội ngũ công chức”;www.tapchicongsan.org.vn
- Nguyễn Huy Kiêm, Phó Vụ trưởng- cơ quan đại diện Bộ Nội vụ tại
Tp.HCM: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vùng đồng bằng sông
Cửu Long”; Caicachhanhchinh.gov.vn
- TS. Trần Anh Tuấn: “Vấn đề công vụ và trách nhiệm công vụ trong luật
cán bộ, công chức”; Caicachhanhchinh.gov.vn/…/ Tạp chí tổ chức nhà nước/bài
3.doc
* Nhóm công trình nghiên cứu về năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ
công chức cấp huyện nhưng dưới khía cạnh hoạt động quản lý hành chính nhà
nước và hiệu qủa thực thi công vụ. Ngoài ra trên mỗi địa bàn tỉnh mà các đề tài
nghiên cứu cũng có những nét đặc thù riêng, do đó mà giải pháp cũng hoàn toàn
4


nhìn từ những góc độ khác nhau để giải quyết cho thật phù hợp với từng địa
phương.
- Nguyễn Thanh Thuyên: “Nâng cao năng lực thực thi hoạt động

quản lý hành chính nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại tỉnh
Bình Phước”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính
Quốc gia, 2005;
- Nguyễn Thanh Cường: “Nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của công
chức cấp huyện nhằm đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh
từ nay đến hết năm 2020”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, 2010.
Các công trình trên, mỗi công trình nghiên cứu thể hiện góc độ khác nhau,
nội dung nghiên cứu chủ yếu là nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ
công chức, ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng lực thực thi công vụ của
cán bộ, công chức hành chính cấp huyện.
Hơn thế nữa, cho đến nay, tại tỉnh Cà Mau, chưa có đề tài nghiên cứu khoa
học nào đề cập đến năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính
cấp huyện. Qua các công trình nghiên cứu trên, việc nghiên cứu toàn diện các yếu
tố tác động đến năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính cấp huyện tại tỉnh Cà Mau là rất cần thiết.
4. Đối tượng nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu là đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Luận văn tập trung nghiên cứu về năng lực thực thi công vụ của công chức
hành chính cấp huyện, không nghiên cứu công tác Đảng, công tác doàn thể.
- Phạm vi nghiên cứu chỉ trong địa bàn tỉnh Cà Mau.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử;
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp;
5


Ngoài ra luận văn có kế thừa và sử dụng kết quả nghiên cứu của các huyên
gia và các tác giả luận văn đi trước.
6. Đóng góp luận văn

- Về lý luận
Làm rõ về mặt khoa học năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức
hành chính, đưa ra một số tiêu chí về năng lực cán bộ, công chức hành chính và
các yếu tố tác động đến quá trình thực thi công vụ.
- Về thực tiễn
Những số liệu và kết luận của đề tài sẽ góp phần làm rõ những điểm mạnh,
điểm yếu, những khó khăn, trở ngại của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp
huyện. Từ đó, giúp cho cán bộ, công chức tự hoàn thiện để nâng cao năng lực thực
thi công vụ. Đồng thời giúp cho cơ quan quản lý cán bộ, công chức xây dựng quy
hoạch, kế hoạch thực hiện phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính cấp huyện.
Các giải pháp của luận văn sẽ góp phần giúp cho tỉnh Cà Mau hoàn thiện
đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện nhằm mục tiêu nâng cao chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về cán bộ, công chức hành chính và Năng lực
thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính
Chương 2: Thực trạng về năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ,
công chức hành chính cấp huyện ở tỉnh Cà Mau

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Lý luận chung về cán bộ, công chức hành chính và Năng lực thực
thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính

1.1. Cơ sở lý luận về cán bộ công chức hành chính
1.1.1. Khái niệm về cán bộ, công chức hành chính
1.1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức hành chính
1.2. Năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính
1.2.1. Khái niệm về công vụ, năng lực và trách nhiệm thực thi công vụ của
cán bộ, công chức hành chính
1.2.2. Các tiêu chí của năng lực cán bộ, công chức
1.2.2.1. Về trình độ
1.2.2.2. Về kỹ năng
1.2.2.3. Về thái độ
1.2.2.4. Về phẩm chất đạo đức
1.2.2. Năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính
1.2.2.1. Kỹ năng lãnh đạo, điều hành
1.2.2.2. Kỹ năng xây dựng kế hoạch
1.2.2.3. Kỹ năng tác nghiệp hành chính
1.2.2.4. Thái độ thực thi
1.2.2.5. Khai thác, sử dụng hiệu quả năng lực cá nhân
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi của đội ngũ cán bộ, công
chức cấp huyện
1.2.3.1. Chính sách lương, phụ cấp
1.2.3.2. Quản lý công chức
1.2.3.3. Tuyển chọn, bố trí công chức phù hợp
1.2.3.4. Tính chuyên nghiệp, tự giác và trách nhiệm
7


Chương 2: Thực trạng về năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
2.1. Khái quát về cán bộ, công chức hành chính cấp huyện của tỉnh Cà
Mau và sự tác động của các yếu tố đó đến năng lực thực thi của đội ngũ cán

bộ, công chức hành chính cấp huyện
2.2. Thực trạng thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính cấp
huyện trên địa bàn tỉnh
2.2.1. Về lãnh đạo quản lý
2.2.2. Về tổ chức thực hiện
2.3. Đánh giá về năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành
chính cấp huyện
2.3.1. Về trình độ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện
2.3.2. Về kỹ năng và phương pháp thực thi công vụ
2.3.3. Về văn hóa công sở
2.3.4. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế về năng lực thực thi công vụ của
cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn ở tỉnh Cà Mau
2.4.1. Hạn chế
2.4.2. Nguyên nhân
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ,
công chức hành chính cấp huyện ở tỉnh Cà Mau
3.1. Những yêu cầu khách quan đặt ra đối với việc nâng cao năng lực
thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp huyện
3.1.1. Xuất phát từ cải cách nền hành chính nhà nước
3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tại địa phương

8


3.2. Các giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ
của cán bộ, công chức cấp huyện trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Tăng cường nhận thức từ các cấp quản lý
3.2.2. Xây dựng các tiêu chí trong việc nâng cao trách nhiệm công vụ
3.2.3. Thể chế về tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức

cấp huyện
3.2.4. Tạo nguồn và tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
huyện
3.2.5. Có các biện pháp thích hợp nhằm đánh giá kết quả thực hiện
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

9



×