Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả nâng cao năng lực chẩn đoán, xử trí của cán bộ y tế xã tại tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------------------------------------------

ĐINH THỊ DIỆU HẰNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH THOÁI HOÁ
KHỚP GỐI VÀ HIỆU QUẢ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CHẨN ĐỐN, XỬ TRÍ CỦA CÁN BỘ Y TẾ XÃ
TẠI HẢI DƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐINH THỊ DIỆU HẰNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH THOÁI HOÁ
KHỚP GỐI VÀ HIỆU QUẢ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CHẨN ĐỐN, XỬ TRÍ CỦA CÁN BỘ Y TẾ
XÃ TẠI HẢI DƯƠNG



CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.01.64

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Dương Đình Thiện
PGS.TS. Vũ Đình Chính
HÀ NỘI, 2013


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................3
1. 1. Giải phẫu khớp gối....................................................................................3
1.1.1. Giới hạn của gối:....................................................................................3
1.1.2. Giải phẫu khớp gối................................................................................3
1.1.3. Mặt khớp................................................................................................5
1.1.4. Phương tiện nối khớp:.............................................................................7
1.1.5. Màng hoạt dịch:....................................................................................10
1.1.6. Cấu trúc và thành phần của sụn khớp....................................................12
1.1.7. Giải phẫu xquang khớp gối bình thường:...............................................16
1.1.8. Chức năng của khớp gối........................................................................18
1.2. Bệnh thoái hoá khớp................................................................................19
1.2.1. Định nghĩa bệnh thoái hoá khớp............................................................19
1.2.2. Dịch tễ học bệnh THK [30]...................................................................19
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hoá khớp............................20
1.2.4. Triệu chứng của bệnh THK gối:.............................................................29
1.2.5. Các biện pháp điều trị THK...................................................................34

1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh THK:.......................................................38
1.3.1. Yếu tố tuổi, giới và thoái hoá khớp.........................................................38
1.3.2. Yếu tố cơ học và chấn thương với THK..................................................39
1.3.3. Sự béo phì.............................................................................................40
1.3.4. Yếu tố nội tiết:.......................................................................................41
1.3.5. Thối hóa khớp thứ phát........................................................................41
1.4. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân vùng nơng thơn...................42
1.4.1. Vai trị của trạm y tế xã (TYT)................................................................42
1.4.2. Kiến thức về chẩn đốn và xử trí một số bệnh phổ biến tại cộng đồng của
các cán bộ y tế tại trạm y tế xã...........................................................................43
1.4.3. Tình hình chẩn đốn, điều trị bệnh THK gối tại y tế tuyến cơ sở..............44
1.5. Tình hình nghiên cứu bệnh thối hóa khớp gối........................................47
1.5.1. Thế giới................................................................................................47
1.5.2. Ở Việt Nam...........................................................................................48
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........51
2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................51
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu:............................................................................51


2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................52
2.2. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................53
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:............................................................................53
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu...........................................................54
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu...........................................................55
2.2.3. Giải pháp can thiệp:..............................................................................56
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin:...................................................................57
2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu:.............................................................65
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:............................................................65
2.4. Các chỉ số nghiên cứu...............................................................................66
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................67

3.1. Mô tả thực trạng bệnh thối hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở lên tại 02
xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008........................................67
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu......................................................67
3.1.2. Tỷ lệ mắc THK gối tại 02 xã, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.................68
3.1.3.Triệu chứng lâm sàng thoái hoá khớp gối:..............................................68
3.1.4. Phân loại mức độ đau theo thang điểm Lesquesne..................................72
3.1.5. Liên quan giữa mức độ đau theo Lesquesne và sưng khớp......................72
3.1.6. Liên quan giữa mức độ đau khớp theo Lesquesne và đau đầu xương khi khám....73
3.1.7. Hình ảnh Xquang của bệnh thoái hoá khớp gối:.....................................73
3.1.8. Thoái hoá khớp gối và các yếu tố liên quan............................................77
3.2. Nhận xét về thực trạng chẩn đốn và xử trí bệnh thối hoá khớp gối của
cán bộ y tế (CBYT) tại các trạm y tế xã thuộc tỉnh Hải Dương......................82
3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.............................................82
3.2.2. Mô tả về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn của CBYT tại TYT xã....83
3.2.3. So sánh kiến thức về chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của
CBYT xã theo thâm niên công tác.......................................................................85
3.2.4. So sánh kiến thức về chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của
CBYT xã theo trình độ.......................................................................................88
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp.....................................................................90
3.3.1. Đánh giá hiệu quả về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK
gối theo thâm niên công tác:..............................................................................91
3.3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn
bệnh THK gối theo trình độ của CBYT xã...........................................................95
3.3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn
bệnh THK gối của CBYT xã:..............................................................................98


CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN............................................................................101
4.1. Mơ tả thực trạng bệnh thối hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở lên tại 02
xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008......................................101

4.1.1. Nhận xét đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu là người dân từ 40 tuổi
trở lên tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương:...................................101
4.1.2. Tỷ lệ mắc THK gối trên lâm sàng của người dân từ 40 tuổi trở lên ở 02 xã
thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương..............................................................101
4.1.3. Mô tả về triệu chứng bệnh THK gối ở người từ 40 tuổi trở lên ở 02 xã
huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương :......................................................................104
4.1.4. Một số yếu tố liên quan với bệnh thoái hoá khớp gối:............................111
4.2. Nhận xét về việc chẩn đoán, điều trị, tư vấn bệnh THK gối của CBYT tại
các trạm y tế xã..............................................................................................117
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:..........................................117
4.2.2. Mô tả về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của CBYT
ở TYT xã.........................................................................................................121
4.2.3. So sánh về việc chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho bệnh nhân THK gối của
CBYT ở TYT xã theo trình độ và thâm niên công tác:........................................124
4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn
cho CBYT xã:................................................................................................130
4.3.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối.....................131
4.3.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức điều trị bệnh THK gối..........................132
4.3.3. Hiệu quả can thiệp về kiến thức tư vấn bệnh THK gối...........................133
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN............................................................................135
5.1. Mô tả thực trạng bệnh thối hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở lên tại 02
xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008......................................135
5.2. Đánh giá hiệu quả mơ hình can thiệp nâng cao năng lực chẩn đốn và xử
trí bệnh thối hóa khớp gối của CBYT xã tại tỉnh Hải Dương......................136
5.2.1. Về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn bệnh THK gối của CBYT xã
trước can thiệp................................................................................................136
5.2.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho bệnh
nhân THK gối của CBYT xã sau 1 năm:...........................................................136
CHƯƠNG 6:KIẾN NGHỊ...........................................................................137
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC.........................................138

ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................139


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...............................................67
Bảng 3.2: Các triệu chứng cơ năng của người bệnh bị THK gối:...................69
Bảng 3.3: Các triệu chứng thực thể của người bị bệnh THK gối....................70
Bảng 3.4: Liên quan giữa mức độ đau theo Lesquese và sưng khớp..............72
Bảng 3.5: Liên quan giữa mức độ tổn thương theo Lesquesne và đau đầu
xương khi khám...............................................................................................73
Bảng 3.6: Mơ tả hình ảnh Xquang của bệnh nhân có THK gối và so sánh với
nhóm chưa đủ triệu chứng chẩn đoán THK gối trên lâm sàng........................74
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa hình ảnh Xquang với nhóm tuổi trong nhóm có
THK gối...........................................................................................................76
Bảng 3.8: Liên quan giữa mức độ đau theo chỉ số Lesquesne và giai đoạn tổn
thương khớp gối theo Kellgren và Lawrence trên Xquang.............................77
Bảng 3.9: Liên quan giữa THK gối trên lâm sàng với nhóm tuổi...................77
Bảng 3.10: Liên quan giữa THK gối với giới tính..........................................78
Bảng 3.11: Liên quan giữa THK gối với chỉ số BMI......................................78
Bảng 3.12: Thoái hoá khớp gối với tiền sử chấn thương khớp gối.................79
Bảng 3.13: Thối hố khớp gối với tình trạng kinh nguyệt của phụ nữ..........79
Bảng 3.14: Thoái hoá khớp gối với tiền sử sinh đẻ.........................................80
Bảng 3.15: Thoái hoá khớp gối với tính chất cơng việc..................................81

Bảng 3.16: Thối hố khớp gối với trọng lượng thường mang/vác 1 lần.......81
Bảng 3.17: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................82
Bảng 3.18: Mô tả về kiến thức chẩn đoán bệnh THK của CBYT TYT xã.....83
Bảng 3.19. Mô tả về kiến thức điều trị bệnh THK của CBYT........................84
Bảng 3.20. Mô tả kiến thức tư vấn bệnh THK của CBYT..............................84
Bảng 3.21. So sánh về kiến thức chẩn đốn bệnh THK gối theo thâm niên cơng tác....85
Bảng 3.22: So sánh về kiến thức điều trị bệnh THK gối theo thâm niên công tác. 86
Bảng 3.23: So sánh về kiến thức tư vấn bệnh THK gối theo thâm niên cơng tác....87
Bảng 3.24: So sánh về kiến thức chẩn đốn bệnh THK gối theo trình độ chun
mơn của CBYT.................................................................................................88
Bảng 3.25: So sánh về kiến thức điều trị bệnh THK gối theo trình độ chun
mơn của CBYT................................................................................................89


Bảng 3.26: So sánh về kiến thức tư vấn bệnh THK gối theo trình độ chun
mơn của CBYT................................................................................................89
Bảng 3.27: Đánh giá hiệu quả về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối theo
thâm niên công tác...........................................................................................91
Bảng 3.28: Đánh giá hiệu quả về kiến thức điều trị bệnh THK gối theo thâm
niên công tác....................................................................................................92
Bảng 3.29: Đánh giá hiệu quả về kiến thức tư vấn bệnh THK gối theo thâm
niên công tác:...................................................................................................94
Bảng 3.30: Đánh giá kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối theo trình độ chun
mơn của CBYT................................................................................................95
Bảng 3.31: Đánh giá kiến thức điều trị bệnh THK gối theo trình độ chun
mơn của CBYT................................................................................................96
Bảng 3.32: Đánh giá kiến thức tư vấn bệnh THK gối theo trình độ chun
mơn của CBYT................................................................................................97
Bảng 3.33: Hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối..........98
Bảng 3.34: Đánh giá hiệu qủa can thiệp về kiến thức điều trị bệnh THK gối.99

Bảng 3.35: Đánh giá kiến thức tư vấn bệnh THK gối...................................100


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thối hóa khớp gối.............................................................68
Biểu đồ 3.2. Vị trí khớp gối bị tổn thương......................................................68
Biểu đồ 3.3. Mức độ đau theo thang điểm Lesquesne....................................72
Biểu đồ 3.4. Phân bố BN theo giai đoạn tổn thương Xquang theo.................75
Kellgren và Lawrence......................................................................................75
Biểu đồ 3.5. Kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối theo thâm niên cơng tác....85
(theo 2 mức: tốt - khá và trung bình - kém).....................................................85
Biểu đồ 3.6. Kiến thức điều trị bệnh THK gối theo thâm niên công tác.........86
(theo 2 mức tốt - khá và trung bình - kém)......................................................86
Biểu đồ 3.7. Kiến thức tư vấn bệnh THK gối theo thâm niên công tác..........87
(theo 2 mức tốt - khá và trung bình - kém)......................................................87
Biểu đồ 3.8. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chẩn đoán bệnh THK gối........98
Biểu đồ 3.9. Hiệu quả can thiệp về kiến thức điều trị bệnh THK gối ……....98
Biểu đồ 3.10. Hiệu quả can thiệp về kiến thức tư vấn bệnh THK gối...........100


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ACR


PGE2
PGs
THK
TIMP

Tiếng Việt
Hiệp hội Thấp khớp học Hoa
Kỳ
Kháng thể kháng nhân
Tế bào gốc chiết xuất từ mô
mỡ tự thân
Chỉ số khối cơ thể
Cán bộ Y tế
Cyclooxygenase - 2
Chỉ số hiệu quả
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Hyaluronic Acid
Interleukin 1 converrting enzym
Interleukin - 1
Interleukin - 1
Matrix metalloprotease
chụp Cộng hưởng từ
Nitric oxide
Enzym tổng hợp Nitric oxide
Thuốc chống viêm, giảm đau
khơng steroid
Prostaglandin E2
Proteoglycan

Thối hố khớp
Ức chế MMP

TNF
TYT

Yếu tố gây hoại tử khối u 
Trạm Y tế

ANA
ADSCc
BMI
CBYT
COX-2
CSHQ
CSSK
CSSKBĐ
HA
ICE
IL-1
IL-1
MMPs
MRI
NO
NOS
NSAIDs

Tiếng Anh
American
College

Rheumatology

of

Adiposse Derived Stemcell
Body Mass Index
Cyclooxygenase - 2

Hyaluronic Acid
Enzym hoạt hóa interleukin 1
Interleukin - 1
Interleukin - 1
Matrix metalloprotease
Magnetic resonance imaging
Nitric oxide
Nitric oxide synthetase
Nonsteroidal antiinflammatory drugs

Tissue Inhibitor of
Metalloprotease
Tumor necrosis factor-alpha


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hoá khớp (THK) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học,
làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn (cột
sống và đĩa đệm). Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố
như: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương [3, 31].

Thối hố khớp có thể gặp ở nhiều khớp động, nhưng theo thống kê
bệnh hay gặp ở những khớp chịu tải như khớp gối, khớp háng, cột sống. Khi
khớp bị thoái hoá đến giai đoạn biểu hiện lâm sàng gây đau và hạn chế chức
năng đi lại và sinh hoạt của người bệnh khiến người bệnh phải thường xuyên đi
khám bệnh và điều trị, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây tổn
hại đến kinh tế.
Theo một điều tra tại Mỹ, hơn 80% người trên 55 tuổi có biểu hiện
thối hố khớp trên phim chụp xquang, trong đó có từ 10- 20% số người có
triệu chứng hạn chế vận động [117]. Đặc biệt có khoảng vài trăm ngàn người
khơng tự phục vụ được do bị thối hố khớp háng và chi phí cho điều trị 1
bệnh nhân bằng thuốc lên tới 141,98 đô la Mỹ trong 30 ngày. Ở Pháp, bệnh
thoái hoá khớp chiếm khoảng 28,6% trong số các bệnh xương khớp, mỗi năm
khoảng 50.000 người được ghép khớp háng nhân tạo.
Hiện nay, cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam,
các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là THK gối là chứng bệnh hay gặp, càng
cao tuổi bệnh lý càng diễn biến nặng, sau 40 - 50 tuổi, có thể xuất hiện biểu
hiện của bệnh. Đây là bệnh không trực tiếp đe dọa tính mạng nên người bệnh
và cộng đồng chưa quan tâm đúng mức, đặc biệt là người lao động chân tay.
Trong tương lai, tỷ lệ này còn đang tiếp tục tăng cao vì sự gia tăng tuổi thọ.
Nếu phát hiện và điều trị bệnh muộn thì hiệu quả khơng được như mong
muốn, sẽ gắn liền với nghỉ việc, giảm năng suất lao động và hạn chế hoạt


2

động hàng ngày, thậm chí sẽ tàn phế suốt đời. Do vậy vai trò của cán bộ y tế
xã là hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm, điều trị và tư vấn đúng cho
người dân. Liệu cán bộ y tế xã có đủ kiến thức, kỹ năng phát hiện, chẩn đoán
và điều trị sớm bệnh THK gối cho người dân tại cộng đồng hay không là một
vấn đề cần phải quan tâm.

Theo thống kê tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ xương
khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1979 - 1988), tỷ lệ thoái hoá khớp
chiếm 10,4% [30]; Theo nghiên cứu của phân khoa xương khớp bệnh viện đại
học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy THK rất phổ biến, gặp trong
khoảng 20% dân số độ tuổi 40 -50, có tới 50% dân số độ tuổi bắt đầu từ 40
trở lên có hình ảnh THK trên phim xquang, nhưng chỉ một nửa trong số này
có triệu chứng lâm sàng ở khớp, trong đó 75% là ở khớp gối [19]. Theo điều
tra dịch tễ tình hình bệnh xương khớp trong cộng động một số quần thể dân
cư ở phía Bắc Việt Nam năm 2002, bệnh THK chiếm tỷ lệ cao nhất, ở nông
thôn là 5,7% và ở thành thị là 4,1% [138].
Ở Việt Nam đã có những cơng trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng
và một số biện pháp điều trị bệnh thoái hoá khớp tại một số bệnh viện, nhưng
đánh giá dịch tễ học lâm sàng bệnh thoái hoá khớp gối và vấn đề chẩn đoán
cũng như điều trị, tư vấn về bệnh thoái hoá khớp gối trong cộng đồng cịn ít
được quan tâm. Để góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài:
Nghiên cứu thực trạng bệnh thoái hoá khớp gối và hiệu quả nâng cao
năng lực chẩn đốn, xử trí của cán bộ y tế xã tại Hải Dương với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh thối hóa khớp gối ở người từ 40 tuổi trở lên
tại 02 xã thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2008.
2. Đánh giá hiệu quả mơ hình can thiệp nâng cao năng lực chẩn đốn
và xử trí bệnh thối hóa khớp gối của cán bộ trạm y tế xã tại tỉnh Hải Dương.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. Giải phẫu khớp gối
1.1.1. Giới hạn của gối:
Là đoạn nối giữa đùi và cẳng chân, được giới hạn phía trên bởi đường

vịng ngang trên bờ trên xương bánh chè khoảng 3 khốt ngón tay và bên dưới
bởi đường vịng qua phía dưới lồi củ xương chày. Gối được chia thành 2 vùng
bởi khớp gối: vùng gối trước và vùng gối sau [6], [33].
Vùng gối trước là một vùng không quan trọng chỉ gồm da và tổ chức
dưới da phủ lên dây chằng bánh chè, xương bánh chè và gân cơ tứ đầu đùi
che phía trước của khớp gối
Vùng gối sau gồm có da, tổ chức dưới da và các cơ giới hạn một chỗ lõm
gọi là hố kheo: phía trên-trong được giới hạn bởi phần dưới của cơ bán gân và
cơ bán màng, phía trên-ngồi bởi đầu tận của cơ nhị đầu đùi, phía dưới-trong là
cơ bụng chân (đầu trong) và dưới ngoài là cơ bụng chân (đầu ngoài)
1.1.2. Giải phẫu khớp gối
Khớp gối là khớp bản lề do sự tiếp khớp giữa các lồi cầu của xương
chày và xương đùi và giữa xương bánh chè với diện bánh chè của xương đùi.
Đây là một khớp phức hợp có bao hoạt dịch rất rộng, dễ bị sưng và phồng to.
Khớp gối ở nông nên dễ bị va chạm và tổn thương [6], [28], [33].
Khớp gối là một khớp phức hợp, gồm 2 khớp:
- Giữa xương đùi và xương chày (thuộc loại khớp bản lề)
- Giữa xương đùi và xương bánh chè (thuộc loại khớp phẳng)


4

Xương đùi

Lồi cầu trong
xương đùi

Xương bánh chè
Dây chằng
bên chày

Chỏm xương
mác

Lồi củ chày

Hình 1. Giải phẫu khớp gối phải tư thế duỗi, nhìn trước [20]
Xương đùi
Màng hoạt dịch
(mép cắt)
Lồi cầu ngồi
xương đùi

Túi hoạt dịch trên
xương bánh chè
Dây chằng chéo

Lồi cầu trong
xương đùi

Sụn chêm ngoài
Dây chằng bên mác

Sụn chêm trong

Chỏm xương mác

Xương bánh chè

Túi hoạt dịch trên
xương bánh chè


Hình 2. Giải phẫu khớp gối đã mở, đầu gối hơi gấp [20]


5

1.1.3. Mặt khớp
1.1.3.1. Đầu dưới xương đùi:
Đầu dưới xương đùi có hai mặt khớp lồi gọi là lồi cầu trong và ngoài
khớp với hai mặt lõm của đầu trên xương chày. Lồi cầu trong hẹp hơn nhưng
dài hơn lồi cầu ngồi.
- Phía trước: Hai lồi cầu dính liền nhau tạo thành hai má của một hình
rịng rọc, hướng ra trước gọi là diện bánh chè.
- Phía sau: Hai lồi cầu cách xa nhau bởi hố gian lồi cầu.
1.1.3.2. Đầu trên xương chày:
Đầu trên xương chày loe rộng thành hai lồi cầu để đỡ lấy xương đùi
bằng hai diện khớp trên của nó. Diện ngồi rộng và nơng hơn diện trong, ở
giữa hai diện khớp có lồi gian lồi cầu, chia hai khoang giữa hai diện khớp
thành hai vùng gian lồi cầu trước và vùng gian lồi cầu sau.
1.1.3.3. Sụn chêm
Có hai sụn chêm khớp gối nằm ở trên hai mặt khớp trên của hai lồi xương
chày làm cho mặt này sâu và rộng thêm để khớp với hai lồi cầu xương đùi, gồm
sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Sụn chêm dính vào bao khớp, liên quan với
các cơ gấp và duỗi, nên sụn trượt ra sau khi duỗi cẳng chân và trượt ra trước khi
gấp cẳng chân. Chiều dày trung bình của sụn chêm khoảng 3 - 5 mm, ở trẻ sơ
sinh và trẻ em sụn chêm ngay lập tức có hình bán nguyệt và có đầy đủ mạch
máu, về sau mạch máu nghèo dần hướng về phía trung tâm [17], [33].
Sụn khớp

Sụn chêm

ngoài

Xương bánh chè
Dây chằng
bên ngoài
Dây chằng
bên ngồi

Mặt sau gối

Dây chằng
chéo sau

Hình 3. Các sụn chêm khớp
gối [20]
Sụn chêm
trong

Dây chằng
bên trong
Sụn chêm
trong

Sụn chêm
ngoài

Dây chằng
trước gối
chéoMặt
trước


Khớp gối phải

Dây chằng
bên trong


6

* Sụn chêm trong:
Sụn chêm trong có hình chữ C, dài khoảng 5 - 6 cm, đi từ diện trước
gai chạy vịng theo mâm chày trong ra phía sau và bám vào diện sau gai, bờ
ngoại vi dính chặt vào bao khớp trong. Có hai sừng, sừng sau (16 - 20 mm)
rộng hơn sừng trước (8 - 10mm). Sừng trước bám chặt vào mâm chày ngay
phía trước gai chày và dây chằng chéo trước. Sừng sau bám vào mâm chày
sau ngay phía trước nơi bám dây chằng chéo sau, liên quan chặt chẽ với dây
chằng bên trong và gân cơ bán mạc.

Hình 4. Sụn chêm và mối liên quan với các thành phần trong khớp gối [20]
* Sụn chêm ngoài:
Sụn chêm ngồi có hình chữ O, phủ bề mặt khớp mâm chày và rộng
hơn sụn chêm trong, nó xuất phát từ diện trước gai, hơi ra phía ngồi một chút
so với điểm bám của dây chằng chéo trước. Sừng trước và sừng sau của sụn
chêm ngoài rộng bằng nhau khoảng (12-13 mm), sụn chêm ngồi chạy vịng
ra sau theo bờ mâm chày ngoài và bám vào diện sau gai cùng với dây chằng
đùi sụn chêm và dây chằng chéo sau. Trên suốt dọc chu vi, sụn chêm ngồi
chỉ dính một phần vào bao khớp bên ngoài. Giữa sừng trước của hai sụn chêm
có dây chằng liên gối vắt ngang qua, tuy nhiên không hằng định.



7

Nếu tác động quá mạnh và đột ngột sụn chêm có thể bị tách hay rách
và trở thành chướng ngại vật chèn ở giữa khớp. Trong động tác duỗi gối quá
mạnh khi cẳng chân đang ở tư thế xoay ngoài và xoay trong, sụn chêm có thể
bị tổn thương … Sụn chêm có ít mạch máu ni nên khi tổn thương khó hồi
phục và có thể trở thành một vật chèn không cho khớp gối hoạt động.
1.1.3.4. Xương bánh chè
Xương bánh chè là một xương vừng nằm trong gân cơ tứ đầu đùi. Phần
gân cơ tứ đầu đùi từ đỉnh xương bánh chè chạy xuống dưới gọi là dây chằng
bánh chè. Mặt sau xương bánh chè có sụn khớp che phủ và tiếp khớp với hai lồi
cầu xương đùi bằng hai diện khớp, diện ngoài lớn hơn diện trong. Đỉnh xương
bánh chè là mốc để định khe khớp giữa xương đùi và xương chày.
1.1.4. Phương tiện nối khớp:
1.1.4.1. Bao khớp:
* Màng xơ hay bao xơ bọc quanh khớp
 Về phía xương đùi: bám vào đường viền trên diện ròng rọc, trên hai lồi
cầu và hố gian lồi cầu.
 Về phía xương chày: Bám ở phía dưới hai diện khớp trên.


Phía trước: bám vào các bờ của xương bánh chè.

 Ở giữa hai xương đùi và xương chày: Bao dính vào sụn chêm nên chia
khớp thành hai tầng:
 Tầng trên sụn chêm rất rộng.
 Tầng dưới sụn chêm hẹp.
Khi bị chấn thương mạnh, mảnh sụn chêm có thể bị bong khỏi xương chày,
đứt mạch nuôi dưỡng và trở thành chướng ngại vật ở khớp gối.



8

* Màng hay bao hoạt dịch: phủ mặt trong lớp xơ bao khớp nhưng rất phức tạp
 Ở trên bám vào xương đùi, ở dưới bám vào xương chày và ở giữa bám
vào sụn chêm, do vậy chia ổ khớp thành hai tầng: trên và dưới sụn chêm.
 Ở sau, bao phủ trước dây chằng bắt chéo, nên tuy ở giữa khớp nhưng dây
chằng lại ở ngoài bao hoạt dịch.
 Ở trước, bao hoạt dịch chọc lên cao tạo thành một túi cùng sau cơ tứ đầu,
có thể lên cao tới 8-10cm trước xương đùi.
1.1.4.2. Các dây chằng: Khớp gối có năm hệ thống dây chằng.
* Các dây chằng trước:
 Dây chằng bánh chè.
 Mạc giữ (hãm) bánh chè trong.
 Mạc giữ (hãm) bánh chè ngồi. Ngồi ra cịn gân cơ tứ đầu đùi, cơ may,
cơ căng mạc đùi tăng cường.
* Các dây chằng sau:
 Dây chằng khoeo chéo là một chẽ quặt ngược của gân cơ bán mạc, đi từ
trong ra ngoài và lên trên, rồi bám vào vỏ lồi cầu ngoài xương đùi.
 Dây chằng khoeo cung đi từ chỏm xương mác toả thành hai bó bám vào
xương chày và xương đùi, tạo thành một vành cung có cơ khoeo chui qua.
* Các dây chằng bên:
 Dây chằng bên chày đi từ củ trên lồi cầu trong xương đùi xuống dưới và
ra trước để bám vào mặt trong đầu trên xương chày.
 Dây chằng bên mác đi chếch từ củ trên lồi cầu ngoài xương đùi xuống
dưới và ra sau để bám vào chỏm xương mác.


9


* Các dây chằng chéo ở trong hố gian lồi cầu, là những thớ sợi tiếp nối rất
chắc giữa xương chày và xương đùi, chúng xuất phát từ các vùng gian lồi cầu
trước và sau của mặt trên đầu trên xương chày:
 Dây chằng bắt chéo trước đi từ lồi cầu ngoài tới diện gian lồi cầu trước.
 Dây chằng bắt chéo sau đi từ lồi cầu trong tới diện gian lồi cầu sau.
Hai dây chằng này bắt chéo nhau thành hình chữ X, dây trước ở phía ngồi,
dây sau ở phía trong. Hai dây chằng chéo rất chắc giữ cho khớp gối không trật
theo chiều trước sau.
* Các dây chằng sụn chêm:
Dây chằng ngang gối nối hai sừng trước của hai sụn chêm với


nhau

 Dây chằng chêm đùi trước: là một số sợi của dây chằng bắt chéo trước,
đi từ lồi cầu ngoài của xương đùi đến bám vào sừng trước của sụn chêm
trong.
 Dây chằng chêm đùi sau là một số sợi của dây chằng bắt chéo sau đi từ
lồi cầu trong xương đùi tới sụn chêm ngoài.
* Khối mỡ sau bánh chè lấp đầy khoang nằm giữa dây chằng bánh chè và hố
gian lồi cầu xương đùi. Màng hoạt dịch bao bọc khối mỡ này nhô vào khớp
thành hai nếp gọi là các nếp cánh.


10

Hình 5. Các dây chằng chéo và bên [20]
1.1.5. Màng hoạt dịch:
Màng hoạt dịch bao phủ toàn bộ mặt trong của khớp, là một màng mỏng
giàu các mạch máu và mạch bạch huyết. Mặt hướng vào khoang khớp nhẵn

bóng có lớp tế bào biểu mô bao phủ. Các tế bào này có nhiệm vụ tiết ra dịch


11

khớp. Chất dịch khớp có tác dụng bơi trơn ổ khớp, giảm ma sát giữa các bề
mặt sụn khi cử động khớp và dinh dưỡng trong ổ khớp.
Dịch khớp có tính chất vật lý giống như lịng trắng trứng, có độ nhớt cao,
không màu và trong suốt. Thành phần của dịch khớp chủ yếu là chất mucin
(hyaluronic acid) và các chất dinh dưỡng thấm từ huyết tương. Ở phía trên
của khớp gối, màng hoạt dịch tạo thành những
túi thanh mạc khác xung quanh khớp.
Trong trường hợp màng hoạt dịch thoát vị
qua lớp xơ bao khớp hoặc do các nang bám
màng ở quanh khớp bị giãn sẽ tạo nên kén
Baker ở vùng hõm khoeo (Kén hoạt dịch này do
Baker mô tả). Kén Baker thường căng và có thể
phình ra chiếm tồn bộ hõm khoeo, có khi kéo
dài đến bắp chân.

Kén Baker

Hình 6. Kén Baker [85]



×