Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 4.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.25 KB, 3 trang )

ĐỀ THI GHKI MÔN TIẾNG VIỆT
LỚP 4 E

I. TIẾNG VIỆT (ĐỌC)

Những hạt thóc giống

Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốm tìm người nối ngôi. Vua ra
lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn :
ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ
bò trừng phạt.
Có chú bé tên là Chôm nhận thóc về, dóc công chăm sóc mà thóc vẫn
chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho
nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:
- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ
chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả
lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kó rồi. Lẽ nào thóc ấy còn
mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của
ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho
cậu bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Truyện dân gian Khmer
Đọc thầm bài và chọn câu trả lời đúng:
a. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
A. Chọn người tài giỏi.
B. Chọn người giàu có.


C .Chọn người trung thực.
D. Chọn người hiền đức.
b.Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người như thế?
A. Nhà vua ra lệnh ai không có thóc nộp sẽ bò trừng phạt.
B. Nhà vua ra lệnh ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi báu.


C. Nhà vua phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kó và giao
hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi báu, ai không có thóc
nộp sẽ bò trừng phạt.
c. Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
A. Chú bé Chôm đã dũng cảm nói lên sự thật, không sợ bò nhà vua
trừng phạt.
B. Chú bé Chôm trung thực nói lên sự thật.
C. Chú bé Chôm dám bảo vệ sự thật.
d. Bài văn trên có 5 từ láy. Theo em tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 5
từ láy đó?
A. nô nức, sững sờ, nảy mầm, dõng dạc, lo lắng
B. nô nức, sững sờ, dõng dạc, ơn tồn, lo lắng
C. dõng dạc, trung thực, sững sờ, lo lắng, ôn tồn
e. Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
A. Một từ, đó là……………..
B. Hai từ, đó là……………..
C. Ba từ, đó là……………………
g. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghóa của từ tự trọng?
A. Tin vào bản thân mình.
B. Quyết đònh lấy công việc của mình.
C. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
D. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
II. TIẾNG VIỆT (VIẾT)

1. Chính tả: Trung thu độc lập
( Viết từ Ngày mai, các em có quyền………………đến nông trường to lớn,
vui tươi.)
2. Tập làm văn:
Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói
về tình hình học tập của em.
ĐÁP ÁN:
Câu a: C
Câu c: A
Câu e: A, Từ Chôm

Câu b: C
Câu d: B
Câu g: C




×