Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao (Bài văn hoàn chỉnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.72 KB, 4 trang )

Nếu như Vũ Trọng Phụng đưa ta đến nơi đô thị phồn hoa tấp nập
đầy lọc lừa dối trá với tác phẩm “Số Đỏ”, Thạch Lam đưa ta đến nơi phố
Huyện nửa quê nửa tỉnh với tác phẩm “Hai Đứa trẻ”. Thì riêng Nam
Cao, ông lại đưa ta trở về miền quê lam lũ, với những số phận thấp cổ bé
họng bị chà đạp, bị tha hóa vào bước đường cùng, bị cự tuyệt quyền làm
người mà tiêu biểu là nhân vật Chí phèo trong tác phẩm cùng tên được
Nam Cao sáng tác năm 1941.
Là một trong những cây bút hàng đầu của văn học Việt Nam thế kỷ
XX, Nam Cao đã nhìn và cảm nhận sâu sắc số kiếp khốn khổ của người
nông dân trong xã hội cũ và lột tả nó một cách chân thực qua nhân vật
Chí Phèo. Trước khi ở tù, Chí phèo cũng là một con người lương thiện.
Mặc dù xuất thân của Chí chỉ là một “số không” tròn trĩnh, không cha,
không mẹ, không nhà cửa, không một tấc đất cắm dùi. Vừa ra đời đã bị
bỏ rơi ở một lò gạch cũ, bị đem nuôi truyền tay từ người này sang người
khác, khi lớn hơn thì phải đi cày thuê quốc mướn kiếm sống qua ngày.
Thế nhưng Chí vẫn giữ được tâm hồn trong sạch, Chí từng mơ ước : Có
một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê quốc mướn, vợ dệt vải nương tựa
nhau sống qua ngày. Một ước mơ thật giản dị. Năm Chí 20 tuổi, Chí trở
thành một chàng trai khỏe mạnh và đi làm thuê cho nhà Bá Kiến, Chí
thường bị Bà Ba nhà Bá Kiến sai đám lưng, bóp chân, Chí không thấy
vui vì điều đó mà chỉ cảm thấy thật nhục nhã. Có thể thấy được Chí là
một con người khỏe mạnh, lương thiện và có một phẩm chất tốt đẹp.
Một người như thế, lẽ ra phải được sống một cuộc sống an ổn, bình yên.
Nhưng số phận không chiều lòng người.
Vì sự ghen tuông vô lý của Bá kiến và cũng vì sự bất công lạc hậu
của xã hội phong kiến mà Chí bị ép đi ở tù. Từ đây, một chàng thanh
niên hiền lành khỏe mạnh đã bị nhà tù không có chút ánh sáng tình
người ấy biến thành “Con quỷ của làng Vũ Đại”. Nam Cao rất hiếm khi
miêu tả ngoại hình nhân vật, nhưng riêng nhân vật Chí Phèo, ông đã



dùng ngòi bút của mình để khiến mọi người thấy được sự thay đổi hoàn
toàn của Chí sau khi ra tù. Hình ảnh của Chí được Nam Cao miêu tả:
“Cái đầu trọc lốc”, “hàm răng cạo trắng hớn”, “cái mặt thì câng câng đầy
những vết sẹo”, “hai con mắt gườm gườm”. Con người lương thiện chất
phác ngày ấy đã trở nên đáng sợ, thay đổi hoàn toàn vầ nhân hình.
Không chỉ vậy, bản chất của Chí đã trở thành một tên du côn, từ khi ra tù
chỉ biết chửi rủa, say xỉn hết quán này đến quán khác: “Hắn vừa đi vừa
chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”, “ hắn phải chửi cha
đứa nào không chửi nhau với hắn”, “ Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ
ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?”. Chí trở thành một con
người mà ai cũng muốn tránh xa, một tên người không ra người chỉ biết
đập vỏ chai ăn vạ. Bị tha hóa hoàn toàn về nhân tính. Có thể nói nhà tù
đã cướp đi cà nhân hình lẫn nhân tính của Chí. Chí chính là điển hình
cho số phận người nông dân lao động lương thiện, bị vùi dập đến tận
cùng. Đồng thời Nam Cao qua hình ảnh này tố cáo chế độ xã hội phong
kiến bất công cướp đi quyền làm người của người dân lao động thiện
lương.
Chí có lẽ sẽ mãi mãi sống cuộc đời u mê , say thì đạp phá chửi rủa
mà tỉnh thì đòi nợ thuê, rạch mặt ăn vạ như thế nếu không gặp Thị Nở người đã thay đổi cả cuộc đời Chí. Thị Nở được miêu tả là một người
phụ nữ “xấu ma chê quỷ hờn”, nhà ba đời có mả hủi, tính tình lại dở hơi.
Nhưng với tình yêu mộc mạc và chân thành, Thị đã đánh thức bản chất
lương thiện nằm sâu trong con người Chí. Sáng hôm ấy khi tỉnh dậy, Chí
đã cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng
gõ mái chèo buổi sáng sớm, những âm thành mà đã lâu lắm rồi Chí
không nghe được. Rồi Chí nhận ra bi kịch của cuộc đời mình, nhận ra sự
cô đơn trong tâm hồn mình, sự cô đơn còn đáng sợ hơn cả đói rét và ốm
đau. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm tăm tối, Chí thèm được lương
thiện, được sống hòa mình với mọi người xung quanh, được làm lại cuộc
đời mình. Ý muốn được trở thành người lương thiện của Chí càng được



đẩy lên cao trào khi Chí nhận được bát cháo hành do chính tay Thị nấu.
Hình ảnh “bát cháo hành” là một chi tiết đắt giá góp phần làm nên thành
công cho tác phẩm, đó là một hình ảnh độc đáo, chân thật mà giàu ý
nghĩa. Với Chí, đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng chí được ăn
trong tình thương và sự hạnh phúc. Nó có ý nghĩa đặc biệt với chí bởi nó
được nấu bằng bàn tay yêu thương săn sóc mà không phải do Chí đập
phá, do Chí rạch mặt ăn vạ mà có được. Nhờ bát cháo hành mà Chí hoàn
toàn thức tỉnh, Chí muốn được quay về với cuộc sống của một con người
chân chính.
Thế nhưng không phải mong muốn nào cũng trở thành hiện thực,
Chí muốn được làm người lương thiện nhưng xã hội phong kiến ấy lại
tàn nhẫn phá vỡ mọi hy vọng của Chí. Những ngày Thị chăm sóc Chí đã
khiến Chí thấy được sự tốt đẹp của tình yêu, thấy được ánh sáng của
cuộc đời, Chí muốn được nên duyên với Thị, cùng xây đắp một gia đình
nhỏ như giấc mơ giản dị mà ngày trước Chí vẫn thường ao ước. Nhưng
bà cô của Thị đã ngăn cản Chí và Thị. Hình ảnh bà cô là đại diện cho
những định kiến của xã hội phong kiến, không chấp nhận những con
người tha hóa quay đầu, không cho người ta một cơ hội làm lại cuộc đời.
Vì bà cô mà Thị từ chối Chí, bóp chết hy vọng làm người lương thiện
của Chí.
Bị Thị Nở từ chối khiến con đường quay đầu của Chí đi vào ngõ
cụt, Chí tuyệt vọng trong men rượu, khóc lên “rưng rứt”, xách dao đến
nhà Bá Kiến. Cuối cùng, Chí đã đam chết Bá Kiến và đồng thời cũng kết
liễu cuộc đời mình. Đó là hành động quyết liệt lấy máu rửa thù của
người nông dân thức tỉnh về quyền sống và cũng là sự chấm dứt cuộc
sống của con người trong đau đớn bi kịch giữa ngưỡng của trở và cuộc
sống làm người chân chính.
Bằng nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật chân thực, sâu
sắc, nhà văn Nam Cao đã thành công diễn tả cả một thế hệ kiếp người



nông dân bị xã hội phong kiến vùi dập, chà đạp, cự tuyệt quyền làm
người qua nhân vật Chí Phèo. Từ đó tố cáo xã hội phong kiến lạc hậu,
nhẫn tâm, đẩy con người ta đến bước đường cùng, đến sự tăm tối tha hóa
không lối ra.
“Chí Phèo” đã trở thành tác phẩm nổi tiếng để đời của nhà văn
Nam Cao. Nhân vật Chí Phèo trở thành nhân vật điển hình đại diện cho
số phận những người nông dân trong xã hội phong kiến trước cách mang
tháng tám. Tác phẩm cũng là nơi Nam Cao gửi gắm tình thương, sự
thông cảm sâu sắc với những số phận bất hạnh, muốn yêu mà không
được quyền yêu, muốn sống mà không được quyền sống.



×