Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm chí phèo” của nam cao (ngữ văn 11, tập 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.56 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ THANH HẰNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO”
CỦA NAM CAO (NGỮ VĂN 11, TẬP 1)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ THANH HẰNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO”
CỦA NAM CAO (NGỮ VĂN 11, TẬP 1)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ban

HÀ NỘI - 2015




MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................ Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIError! Bookmark not d
1.1. Cơ sở lí luận ................................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.1.Tư duy logic và liên tưởng - định hướng, tạo cơ chế cho sự so sánhError! Bookmar

1.1.2. So sánh, biện pháp so sánh và so sánh trong dạy học vănError! Bookmark not defi
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Tình hình sử dụng so sánh trong dạy HS học ở trường PTError! Bookmark not def

1.2.2. Thực trạng về việc học tập môn Ngữ văn và kỹ năng so sánh ở HS THPTError! Bo
1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng ...................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC

SINH QUA TÁC PHẨM CHÍ PHÈO – NGỮ VĂN 11, TẬP 1Error! Bookmark not d
2.1. Phân tích thể loại, kết cấu, nội dung tác phẩm Chí Phèo để xác định khả
năng và các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Về thể loại ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Về kết cấu ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Về nội dung ................................................ Error! Bookmark not defined.


2.2. Định hướng cho học sinh so sánh trong dạy học tác phẩm Chí PhèoError! Bookmark
2.3. Rèn luyện kỹ năng so sánh ............................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Các yêu cầu logic và cấu trúc của so sánh . Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Quy trình rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS ............................................. 59
2.3.3. Các mức độ phát triển của kỹ năng so sánh Error! Bookmark not defined.

2.3.4. Các bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS qua tác phẩm Chí PhèoError! Bookm

1


2.3.5. Cách sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học tác phẩm Chí Phèo để rèn
luyện kỹ năng so sánh cho HS .............................. Error! Bookmark not defined.

2.3.6. Khái quát việc sử dụng so sánh trong dạy học các tác phẩm văn chươngError! Boo
Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........ Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm .............. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Đối tượng, cách thức và quy trình thực nghiệmError! Bookmark not defined.
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ............................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Thời gian thực nghiệm................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Cách thức tiến hành .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Quy trình thực nghiệm ................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Nội dung thực nghiệm ................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Lựa chọn nội dung bài dạy thực nghiệm .... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm ........................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá ......................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Kết quả thực nghiệm...................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Đánh giá kết quả của học sinh .................... Error! Bookmark not defined.

3.4.2. Phân tích và nhận xét kết quả thực nghiệm Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.......................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 11
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 14


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngày nay, khoa học phát triển như vũ bão, kho tàng kiến thức của nhân
loại ngày càng mở rộng khiến cho phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một
chiều trở nên lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Để học
sinh có thể tích lũy được lượng kiến thức vô hạn trong thời gian hữu hạn học
tập ở nhà trường đòi hỏi giáo viên phải có một phương pháp dạy học - giáo dục
mới phù hợp với thời đại. Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã có những chủ trương chỉ đạo, cải cách giáo dục. Trong Nghị quyết
Trung ương II, khóa VIII (tháng 12/1996) của Đảng, vấn đề đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã trở thành
nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiến tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự
học, tự nghiên cứu cho học sinh… Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào
tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.”
Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành
Trung ương khóa XI (tháng 11/2013) đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay”.
Như vậy, dạy học hiện nay không chỉ giới hạn ở việc dạy kiến thức mà
phải chuyển mạnh sang dạy phương pháp học, cần rèn luyện cho các em năng
lực nhận thức, hình thành và phát triển cho các em phương pháp, biện pháp tư

duy logic để các em có thể tự học suốt đời.
1.2. Ngữ văn là bộ môn khoa học xã hội, là môn học công cụ, mang tính nhân
văn, có vai trò quan trọng hàng đầu trong chương trình đào tạo ở trường phổ
thông. Nhiệm vụ của bộ môn là dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp. Cụ thể là


quyết”.
Đến năm 1983, tác giả Cù Đình Tú tiếp tục công bố cuốn “Phong cách
học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”. Tác giả đã đưa ra khái niệm so sánh tu từ về
cơ bản giống với những khái niệm trong các công trình của các tác giả khác đã
được công bố trước đó. Tác giả cho rằng: “So sánh tu từ là công khai đối chiếu
hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau)
nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng”. Từ khái niệm
đó, tác giả đẫ cố gắng tách biệt so sánh tu từ với so sánh luân lí. Theo tác giả,
cần phân biệt so sánh tu từ với so sánh luân lí ở một số phương diện: đối tượng
so sánh, mục đích so sánh và chức năng so sánh. Vì cấu trúc của so sánh tu từ
và so sánh luân lí là giống nhau nên tác giả cho rằng có dựa vào một số phương
diện ấy, chúng ta mới có thể nhận ra được đâu là so sánh tu từ, đâu là so sánh
luân lí một cách rõ ràng. Còn khi bàn về phân loại so sánh tu từ, tác giả đề nghị
cân dựa vào hai tiêu chí: hình thức và nội dung. Về hình thức, tác giả dựa hẳn
vào sự xuất hiện của “từ so sánh” để phân loại: như, tưởng như, giống như, tựa
như…; hơn, kém, hơn cả, kém nhất…; là; bao nhiêu… bấy nhiêu… Còn về nội
dung, tác giả dựa vào sự xuất hiện hay không xuất hiện, trực tiếp hay gián tiếp
của nét giống nhau giữa A và B để phân loại thành: so sánh nổi và so sánh
chìm. Đây là công trình đã góp thêm một tiếng nói mới vào quá trình nghiên
cứu pháp tu từ so sánh trong tiếng Việt.
Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa, so sánh là hình thức diễn đạt tu từ đem
sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai đối tượng có nét tương
đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức
của người đọc, người nghe. So sánh gồm bốn yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh,

từ so sánh và cái được so sánh [35].
GS Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt” [32] cho rằng: So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta
đối chiếu hai đối tượng khác loại cuat thực tế khách quan không đồng nhất với
nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả một lối tri


giác mới mẻ về đối tượng. Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố:
yếu tố 1: yếu tố bị hoặc được so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu
cực; yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có
vai trò nêu rõ phương diện so sánh; yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh;
yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh.
Trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt” (1995) [35], tác giả Đinh Trọng
Lạc đã phân chia các biện pháp tu từ không giống với cách chia đã được trình
bày trước đây trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”. Nếu
trước đây, tác giả chia các biện pháp tu từ thành 5 nhóm: biện pháp tu từ từ
vựng, biện pháp tu từ ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn
bản và biện pháp tu từ ngữ âm – văn tự thì nay tác giả chỉ chia thành 3 nhóm.
Đó là: các biện pháp tu từ dùng các hình ảnh tương đồng, các biện pháp tu từ
dung các hình ảnh đối lập và các biện pháp tu từ dung các hình ảnh không
ngang bằng. Cách phân chia các biện pháp tu từ như vậy trong công trình này
không đối lập, mâu thuẫn với cách phân chia trước mà là cách phân chia nhìn
từ góc độ khác, góc độ của sự tương đồng trong liên tưởng. Nếu trong các tác
phẩm trước đây, tác giả Đinh Trọng Lạc xếp “so sánh” vào nhóm cùng với ẩn
dụ, hoán dụ vì các biện pháp này được nhìn chủ yếu dưới hóc độ nghữ ngĩa tì
nay so sánh được xếp cùng nhóm với hai biện pháp đồng nghia kép và thế đồng
nghĩa vì chúng được nhìn dưới góc độ “hình ảnh tương đồng”. Đây là cách
phân loại giúp chúng tôi có sự nhìn nhận về so sánh từ nhiều góc độ khác nhau
để việc xem xét phép tu từ này sao cho đa dạng và nhiều chiều hơn.
Đến cuốn “300 bài tập phong cách học tiếng Việt” [33], tác giả Đinh

Trọng Lạc tập trung vào việc rèn kĩ năng sử dụng các phương tiện tu từ, biện
pháp tu từ trong đó có biện pháp so sánh tu từ thông qua một hệ thống các bài
tập chặt chẽ, khoa học dành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng sư
phạm. Về cơ bản, tính chất và cách thức biện soạn có phần nào đó tương tự với
cuốn “Thực hành phong cách học tiếng Việt” mà chúng tôi vừa nói ở trên.


Ngoài ra, chúng tôi có thể điểm thêm một số công trình khác là những
luận văn, khóa luận có nghiên cứu đến phương thức so sánh như: “Phương thức
so sánh nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên” của Lê Thị Xuân Thủy, luận văn
thạc sỹ, ĐHSPHN 1999; “Tìm hiểu cấu trúc hàm ngôn của so sánh tu từ trong
ca dao Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp ĐHSPHN 2001; “Luyện cho học sinh
kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài làm văn biểu cảm ở lớp
7” của Lê Thị Hạnh, luận văn thạc sỹ, ĐHSPHN 2012…
2.2. Những nghiên cứu về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Trước hết, phải kể đến những công trình nghiên cứu về tác giả Nam Cao
có nói đến tác phẩm Chí Phèo. Trong cuốn “Nam Cao – Nhà văn hiện thực
xuất sắc” (1961), tác giả Hà Minh Đức đã chỉ ra nét độc đáo trong tác phẩm của
Nam Cao và cho rằng: Nam Cao thiên về phân tích những biểu hiện nội tâm
của nhân vật. Do đó, hầu hết các tác phẩm của Nam Cao thường kết cấu theo
lối tâm lí. Tác giả Phong Lê trong bài “Đặc trưng bút pháp hiên thực Nam Cao”
cũng đã có nhận định sâu sắc. Bút pháp Nam Cao là một bút pháp hiện thực
nghiêm ngặt, một bút pháp chủ trương lách vào tận đáy sâu sự thật. Lách vào
từng ý nghĩ, từng suy tính cùng cực, chi lí. Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong
cuốn “Nhà văn – Tư tưởng và phong cách” [40] đã chỉ ra vẻ đẹp tư tưởng nhân
đạo trong tác phẩm của Nam Cao. Trong bài “Nhớ Nam Cao và những bài học
của ông”, Nguyễn Đăng Mạnh đã có những nhận định sắc sảo về Nam Cao, là
người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh, trọng đối với con
người. Tác giả Bích Thu với bài “Sức sống của một sự nghiệp văn chương” in
trong cuốn “Nam Cao tác giả và tác phẩm” nhận xét về ngôn ngữ trong sáng tác

của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu hiện đại. Dù được viết vào thời đại
ông nhưng bây giờ đọc vẫn thấy mới. Lại Nguyên Ân trong “Nam Cao và cuộc
cách tân văn học đầu thế kỉ XX” cho rằng đóng góp vào việc xây dựng và phát
triển văn xuôi mới của Nam Cao bộc lộ đặc biệt rõ trong ngôn ngữ văn xuôi.
Tác giả Phong Lê nhận xét về giọng điệu trong văn của Nam Cao trong cuốn
“Nam Cao – Văn và đời”, lời giới thiệu tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà


Nội, 1987. Đặc biệt, trong thời gian gần đây các nhà nghiên cứu, phê bình,
người thưởng thức tác phẩm mở ra hướng tìm hiểu, nghiên cứu Nam Cao ở
chiều sâu thế giới nghệ thuật, khám phá ở nhiều bình diện, nhiều góc độ. Tác
giả Phạm Quang Long có bài nghiên cứu “Một đặc điểm của thi pháp truyện
Nam Cao (Tạp chí Văn học số 2 – 1994), in lại trong “Nam Cao về tác giả và
tác phẩm” [50]. Tác giả Trần Đăng Suyền có bài nghiên cứu “Thời gian và
không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao” (Tạp chí Văn học số 5,
1991). Tấc giả Hà Minh Đức có bài “Tầm quan trọng của hoàn cảnh trong tác
phẩm của Nam Cao đời văn và tác phẩm” , NXB Văn học, Hà Nội, 1997.
Có thể nói, Chí Phèo là truyện ngắn có sức thu hút lớn đối với giới
nghiên cứu phê bình văn học và đông đảo bạn đọc. Lịch sử nghiên cứu tác
phẩm Chí Phèo được xem xét theo các thời kỳ.
- Trước Cách mạng tháng Tám: Mặc dù là một kiệt tác nhưng Chí Phèo
chỉ được một bài viết phê bình giới thiệu của tác giả Lê Văn Trương trong lời
“Tựa Đôi lứa xứng đôi” (NXB Đời mới, 1941 được in trong Nam Cao tác gia
và tác phẩm NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998).
- Sau Cách mạng tháng Tám: Trong bài Nam Cao, in trên Tạp chí Văn
nghệ tháng 12/1952, in lại trong “Mấy vấn đề văn học”. Tác giả Nguyễn Đình
Thi đã cho rằng tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao nổi bật và thật xuất sắc.
Trong bài “Qua truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực của Nam
Cao” (Tạp chí Văn học số 4/1964 – in lại trong Nam Cao về tác gia và tác
phẩm, NXB Giáo dục, 1998) nhà nghiên cứu Trần Tuấn Lộ cho rằng truyện

ngắn Chí Phèo của Nam Cao đã khẳng định ngay từ đầu sự hình thành của một
phong cách mới, vững vàng và sáng tạo.
Bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh “Lưỡi dao Chí Phèo là
ánh chớp trước cơn giông tố” viết năm 1980, in lại trong “Nhà văn tư tưởng và
phong cách” [40] nêu lên dự cảm hiện thực của Nam Cao. Tác giả Nguyễn
Quang Trung viết về tính chất lưỡng hóa trong nhân vật Chí Phèo đăng trên tập
san THPT số 1/1988 (in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB,


1998), nhà nghiên cứu đã nêu lên sự khác nhau cơ bản của tính cách chị Dậu,
anh Pha, Chí Phèo. Phân tích truyện ngắn Chí Phèo, nhà nghiên cứu Trần Đăng
Suyền đã khẳng định Chí Phèo chứng tỏ biệt tài miêu tả, phân tích tâm lý của
Nam Cao.
Bên cạnh đó, còn có một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về phương
pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong nhà trường phổ thông
như: Đỗ Bích Liên với đề tài: “Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Chí Phèo và biện
pháp giáo dục thẩm mỹ cho học sinh lớp 11”; Nguyễn Văn Thắng với đề tài:
“Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp nhận ngôn ngữ người kể chuyện
trong truyện ngắn Nam Cao ở trường THPT”; Trần Thị Thu Hà với đề tài khóa
luận: “Vận dụng tri thức đọc hiểu để hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm Chí
Phèo của Nam Cao trong nhà trường THPT”; Phạm Thị Thu với đề tài: “Dạy
học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại”.
Như vậy, qua việc trình bày về những thành tựu về biện pháp so sánh,
những nghiên cứu về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo, chúng tôi nhận
thấy rằng: đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp so sánh như việc
tìm hiểu, cắt nghĩa so sánh ở góc độ ngôn ngữ học và việc sử dụng biện pháp tu
từ so sánh trong các sáng tác thơ văn; tìm hiểu về tư tưởng và phong cách nghệ
thuật của tác giả Nam Cao; về cách xây dựng hình tượng nhân vật, phân tích
tác phẩm theo đặc trưng thể loại trong truyện Chí Phèo. Song ít có những bài
nghiên cứu, chuyên luận nghiên cứu sâu về việc rèn luyện các kỹ năng tư duy

trong đó có kỹ năng so sánh thông qua việc dạy học các tác phẩm văn chương
trong nhà trường phổ thông. Những năm gần đây, có nhiều luận án tiến sỹ, luận
văn thạc sỹ về các tác phẩm của Nam Cao song chưa có công trình nào trực tiếp
bàn về vấn đề rèn luyện kỹ năng so sánh thông qua dạy học tác phẩm này.
Chính vì vậy, việc đưa ra hướng dạy học để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học
sinh thông qua các tác phẩm văn chương nói chung và tác phẩm Chí Phèo nói
riêng cần được quan tâm nghiên cứu để tìm ra hướng dạy học phù hợp đạt hiệu


quả. Luận văn của chúng tôi nghiên cứu về đề tài này trên cơ sở gợi mở của
những người đi trước.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực lấy học sinh là trung tâm và khảo sát thực trạng dạy học bộ
môn Ngữ văn, trong đó có rèn luyện kỹ năng so sánh trong dạy thông qua các
tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, đề tài nhằm xác định được cấu
trúc kỹ năng so sánh để trên cơ sở đó, đề xuất quy trình và các biện pháp rèn
luyện kĩ năng so sánh trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao nhằm
giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy, năng lực khái quát tri thức cũng như
năng lực sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động sáng tạo, góp thêm một tiếng
nói đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về biện pháp so sánh, vị trí và vai trò
của biện pháp so sánh trong hoạt động nhận thức của con người, cách thức và
biện pháp hình thành kỹ năng so sánh.
- Khảo sát kỹ năng so sánh của học sinh THPT; khảo sát thực tiễn
hoạt động rèn luyện kỹ năng so sánh của GV THPT thông qua dạy các tác
phẩm văn học.

- Phân tích tác phẩm Chí Phèo để xác định các nội dung cần so sánh
trong dạy học.
- Xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS khi dạy tác
phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
- Xây dựng hệ thống các bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS qua
dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.


- Tổ chức dạy học thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài
trong thực tiễn đưa ra những đánh giá bước đầu kết quả nghiên cứu và rút ra kết
luận, kiến nghị.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức dạy học nhằm hình thành và phát triển kỹ năng so sánh cho HS
trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và việc tổ
chức dạy học tác phẩm này trong chương trình Ngữ văn 11 - THPT.
Do điều kiện và thời gian nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
trên đối tượng học sinh lớp 11 các trường THPT Nguyễn Trãi, THPT Phan
Đình Phùng thuộc Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình xây dựng đề tài, chúng tôi đã vận dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu. Giữa các phương pháp có sự phối hợp với mức độ đậm nhạt
và phân bố khác nhau ở từng phần. Dưới đây là một số phương pháp nghiên
cứu cơ đã được chúng tôi sử dụng.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết dùng để nghiên cứu những công trình
liên quan đến đề tài. Với đề tài này, chúng tôi thu thập thông tin trên cơ sở
nghiên cứu văn bản, tài liệu để có để rút ra những kết luận khoa học cần thiết.

Các văn bản, tài liệu xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài là các tài liệu
ngôn ngữ học, đặc biệt là các tài liệu về tiếng Việt, văn học, logic học và tâm lí
dạy học.
5.2. Phương pháp khảo sát
Từ trước đến nay, chúng ta luôn đề cao mối quan hệ thiết thân giữa lí
luận và thực tiễn, trong đó, thực tiễn nắm vai trò cốt yếu trong quá trình nhận
thức và hành động.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (1996), Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt theo hướng dạy học
tích cực lấy học sinh làm trung tâm – Kỷ yếu Hội thảo đổi mới phương pháp
dạy học Văn và Tiếng Việt ở trường THCS – Hà Nội.
2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2001), Phương pháp dạt học
môn Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Nhƣ An (2000), Phương pháp dạy học giáo dục học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
4. M.Aluxep, V.Onhicsuc, M.Crugliac (1976), Phát triển tư duy học sinh,
NXB Giáo dục.
5. M.Arnauđôp (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, NXB Văn học.
6. Đinh Quang Báo (1988), Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục Việt
Nam.
7. Đinh Quang Báo, Nguyễn Thị Hà (2005), Hình thành kỹ năng so sánh cho
học sinh trong dạy học Sinh học ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục, Số 111
tháng 4/2005.
8. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh
trong quá trình dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ GV.
9. Bộ GD & ĐT (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình,
sách giáo khoa lớp 11 môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Bộ GD & ĐT (2006), Ngữ văn 11 tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Bộ GD & ĐT (2006), Ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Bộ GD & ĐT (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
13. Bộ GD & ĐT (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo dục,
Hà Nội.


14. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học
tiếng Việt.
15. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt, NXb Đại học Quốc gia.
16. Nguyễn Hải Châu (chủ biên) (2007), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11,
NXB Hà Nội.
17. Nguyễn Đình Chỉnh, Hình thành kỹ năng và năng lực cho học sinh trong
quá trình dạy học, Tạp chí giáo viên và nhà trường, Số 15.
18. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường, NXB Giáo dục.
19. Trƣơng Dĩnh (2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 theo hướng tích hợp,
tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn văn Duệ (2000), Phương pháp dạy học tích cực, Dạy học giải quyết
vấn đề, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1996 – 2000, NXB Giáo dục.
21. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiên đại, NXB Đại học Quốc
gia.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban chấp
hành Trung ương khóa VII, Hà Nội.
23. Hà Minh Đức (2002), Tuyển tập Nam Cao, tập 1,2. NXB Giáo dục.
24. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988-1989),
Tâm lý học (2 tập), NXB Giáo dục.
25. F.Heghen (1999), Mỹ học (Phan Ngọc giới thiệu và dịch), NXB Văn học.
26. Tạ Đức Hiền (2001), Giảng văn – Văn 11, NXB Hà Nội.
27. E.Ilencove (2003), Logic học biện chứng, NXB Giáo dục.

28. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo dục.
29. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm
trung tâm, NXB Giáo dục.
30. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm,
Trường Cán bộ quản lý GD & ĐT Hà Nội.


31. X.I.Kixengogh (1977), Hình thành kỹ năng kỹ xảo cho sinh viên trong điều
kiện nền giáo dục Đại học (Vũ Năng Tĩnh dịch), NXB Giáo dục.
32. Đinh Trọng Lạc (1999), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,
NXB Giáo dục.
33. Đinh Trọng Lạc (1999), 300 bài tập phong cách học, NXB Giáo dục.
34. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hoàng Hòa Bình,
Trần Mạnh Hƣởng (1995), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục.
35. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt,
NXB Giáo dục.
36. Đinh Trọng Lạc (1998), Phương pháp dạy học phong cách học, NXB
Giáo dục.
37. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học giang dạy văn học, NXB
Giáo dục.
38. Phan Trọng Luận (chủ biên) (1996), Thiết kế bài học tác phẩm văn
chương, NXB Giáo dục.
39. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Bài tập Ngữ văn 11 tập 1, NXB
Giáo dục Hà Nội.
40. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
41. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2002), Phân tích, Bình giảng tác phẩm
văn học 11, NXB Giáo dục.
42. Nguyễn Đức Nam (1998), Hãy trả lại bản chất nghệ thuật kì diệu cho bộ
môn Văn ở trường phổ thông – trong cuốn “Nhà giáo nhà văn Nguyễn Đức

Nam”, NXB Giáo dục.
43. Bôgivalenxki D.N.Menchinxcaia (1978), Tâm lí lĩnh hội kiến thức trong
nhà trường, NXB Giáo dục.
44. K.Pauxtôpxki (1982), Bông hồng vàng, NXB Văn học.
45. A.V.Petrovxki (1982), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB
Giáo dục.


46. Z.IA.Rez (chủ biên) (1983), Phương pháp luận dạy văn học, NXB Giáo dục.
47. A.RuĐich (1980), Tâm lý học, NXB Thể dục thể thao.
48. Nguyễn Văn Tùng (2002), Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà
trường, NXB Giáo dục.
49. Phùng Văn Tửu (1992), Một số ý kiến về đổi mới giảng dạy bộ môn văn
trong nhà trường, Tạp chí Đại học và Giáo dục công nghệ, Số 3/1992.
50. Bích Thu (1998), Nam Cao về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục.
51. Nguyễn Trí và một số tác giả (2001), Một số vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học Văn – Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
52. Chế Lan Viên (1985), Tuyển tập, NXB Văn học.
53. L.X.Vƣgôtxki (1985), Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi,
NXB Phụ nữ.



×