Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Vấn đề di cư quốc tế của người HMông ở tây bắc việt nam từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.2 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

ĐINH VĂN NHẠC

VẤN ĐỀ DI CƯ QUỐC TẾ
CỦA NGƯỜI HMÔNG Ở TÂY BẮC VIỆT NAM
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

ĐINH VĂN NHẠC

VẤN ĐỀ DI CƯ QUỐC TẾ
CỦA NGƯỜI HMÔNG Ở TÂY BẮC VIỆT NAM
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học:
TS Đậu Tuấn Nam


Hà Nội-2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 9
6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 10
Chương 1: QUÁ TRÌNH DI CƯ QUỐC TẾ CỦA NGƯỜI HMÔNG VÀ
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG..........................................................................11
1.1. Khái niệm ............................................................................................................... 11
1.2. Quá trình di cư của người Hmông trong lịch sử .................................................. 12
1.3. Các nhân tố tác động đến di cư quốc tế của người Hmông ở Tây
Bắc Việt Nam ...................................................................................................21
1.4 Tiểu kết chương 1................................................................................................... 36
Chương 2: TÌNH HÌNH DI CƯ QUỐC TẾ CỦA NGƯỜI HMÔNG Ở TÂY
BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY .......................................................38
2.1. Khái quát tình hình di cư ở Việt Nam ................................................................ 38
2.2. Tình hình di cư quốc tế của người Hmông ở Tây Bắc từ 1991 đến nay 45
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 55
Chương 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................57
3.1. Những tác động từ di cư quốc tế của người Hmông ở Tây Bắc từ 1991 đến
nay................................................................................................................................... 57
3.2. Một số khuyến nghị giải pháp quản lý vấn đề di cư quốc tế của người Hmông ...... 79

3.3. Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Bắc là vùng lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với các tỉnh Bắc Lào và
Nam Trung Quốc. Vùng đất này có trên 20 dân tộc thiểu số cùng sinh sống,
trong đó có những tộc người có mặt ở cả 2, thậm chí 3 quốc gia. Do đó, trong
lịch sử, vùng đất này vẫn thường diễn ra hoạt động xuất, nhập cư qua biên
giới của các tộc người thiểu số như: Thái, Khơ mú, Hmông, Hà Nhì... Trong
đó nổi lên hoạt động di cư đa chiều, phức tạp của người Hmông cả trong lịch
sử cũng như hiện nay. Vấn đề di cư của người Hmông không chỉ diễn ra với
các quốc gia láng giềng có chung đường biên giới, mà còn xuyên/liên biên
giới với nhiều quốc gia, không chỉ ở khu vực Đông Nam Á (Lào, Thái Lan,
Campuchia, Mianmar...) mà cả với nhiều quốc gia khác trên thế giới (Mỹ,
Pháp, Australia...).
Hoạt động di cư quốc tế của người Hmông không những tác động tới
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tộc người, mà còn tác động đến các mối
quan hệ quốc tế, hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các quốc gia.... Như
vậy, có thể nói di cư quốc tế của người Hmông ở Tây Bắc Việt Nam là vấn đề
khá nhạy cảm cần được nghiên cứu, nhằm làm rõ thực trạng và những tác
động của nó đối với cả nơi xuất cư và nhập cư, nguyên nhân của di cư xuyên
biên giới; trên cơ sở đó gợi ý giải pháp khả thi cho công tác quản lý đối với
vấn đề di cư quốc tế của người Hmông, hạn chế đến mức thấp nhất tác động
của di cư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đoàn kết
và hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trong điều kiện hội nhập
quốc tế hiện nay.
Xuất phát từ nhận thức trên cho thấy nghiên cứu “Vấn đề di cư quốc tế

của người Hmông ở Tây Bắc Việt Nam từ năm 1991 đến nay” là một yêu cầu
cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Di cư quốc tế là vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều ngành
khoa học: kinh tế học lao động, nhân học, quốc tế học, khu vực học, quan hệ
quốc tế... Tuy nhiên, mỗi khoa học tiếp cận và giải quyết vấn đề di cư quốc tế
theo quan điểm chuyên ngành và tuỳ thuộc vào bối cảnh của từng quốc gia,
hay phạm vi quốc tế.
2.1. Các nghiên cứu của nước ngoài
Một là, những công trình bàn về lý thuyết di cư với ý nghĩa tạo khung
lý thuyết cho nghiên cứu di cư nói chung và di cư quốc tế nói riêng. Người
mở đầu cho xây dựng lý thuyết xã hội học di dân là Ravenstein E.G (1985),
The Laws of Migration (Quy luật của di cư), công trình này đã rút ra 6 quy
luật của di cư. Tiếp đến là Evertt S. Lee (1966), A Theory of Migration (Lý
thuyết di cư) đã xây dựng lý thuyết lực hút, lực đẩy khi giải thích nguyên nhân
di cư cũng như phân loại các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dịch
chuyển dân cư.
Hai là, những nghiên cứu về lịch sử di cư. Qua đó cho thấy các hình
thái di cư quốc tế (cả di cư giữa các lãnh địa tộc người thời kỳ tiền nhà nước
và di cư xuyên biên giới thời kỳ có nhà nước) diễn tiến cùng quá trình sinh
tồn và phát triển của con người, chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân khác
nhau như áp lực tăng trưởng dân số trước giới hạn của không gian sinh tồn,
tình trạng khan hiếm lương thực - thực phẩm, bất ổn sinh kế, biến đổi môi
trường hoặc xung đột xã hội… Trong nhóm này, trước hết phải kể đến các
nghiên cứu về di cư của người Hmông, ở nhóm này có François Marie Savina
(1924), Histoire des Miao (Lịch sử người Mèo). Nhất là nghiên cứu của các

nhà khoa học Trung Quốc gồm có: Dương Phúc Tuyền, Đoàn Ngọc Minh,
Quá Tịnh (1999), Vân Nam thiểu số dân tộc khái lãm; Hùng Ngọc Hữu

3


(2003), Miêu tộc văn hóa sử; Vương Văn Quang (2001), Trung Quốc nam
phương dân tộc sử; Hà Bình (2004), Nguồn gốc các dân tộc Miêu – Dao, sự
thiên di và phát tiển đến khu vực bán đảo Trung Nam, Luận văn tập; Vưu
Trung (1998), Miêu, Dao tộc cổ đại sử tự lược, Tây Nam dân tộc nghiên cứu.
Các nghiên cứu này bàn về nguồn gốc người Hmông, quá trình lịch sử di cư
của người Hmông qua các thời kỳ, mà ở đó, nó gắn với các triều đại phong
kiến phương Bắc.
Ba là, các nghiên cứu về toàn cầu hóa, trong đó có nêu vấn đề di cư
quốc tế, quản lý xuất cư và nhập cư trên bình diện quốc tế, hợp tác giữa các
nước về quản lý di cư quốc tế, tác động thuận và nghịch của di cư quốc tế đối
với phát triển. Thuộc nhóm này có các nghiên cứu về quan hệ quốc tế nảy
sinh từ quá trình di cư quốc tế, chính sách của các chính phủ trong việc can
thiệp vào di cư để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Các nghiên
cứu của Manolo Abella (2004), Cooperation in managing labour migration in
a globalizing world (Hợp tác quản lý di cư lao động trong một thế giới toàn
cầu hóa); International Organization for Migration (2003), Labour migration
in Asia: Trends, challenges and policy responses in countries of origin (Di cư
lao động châu Á: Những xu hướng, thách thức và phản ứng chính sách của
các quốc gia có người xuất cư) đã chỉ ra nhu cầu quản trị toàn cầu, đặc biệt
vai trò của các định chế quốc tế như Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) hoặc Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO)…. Ngoài vai trò của các định chế quốc tế, các
nghiên cứu này còn nhấn mạnh đến sự cần thiết hợp tác giữa các nước trong
quản lý người xuất cư và nhập cư, đặc biệt là kiểm soát tình trạng buôn bán
người xuyên biên giới... Những nội dung này gợi mở nhiều điều bổ ích cho

quản lý di cư ở Việt Nam, nhất là phối hợp giữa các nước, giữa Việt Nam với
các tổ chức quốc tế về vấn đề di cư, không ngừng hoàn thiện năng lực hoạch
định và thực thi các chính sách can thiệp vào di cư quốc tế.

4


Bốn là, các nghiên cứu đề cập trực tiếp về di cư từ Việt Nam ra nước
ngoài trong lịch sử, di cư hôn nhân của các tộc người thiểu số vùng biên giới.
Trước hết là những nghiên cứu chung về lịch sử di dân Việt Nam, tình trạng
hôn nhân liên tộc người… Điển hình là công trình của M. Giovanna Merli
(1997), Estimation of International Migration for Vietnam, 1979-1989 (Ước
lượng về di cư quốc tế ở Việt Nam, 1979-1989); The Human Rights
Solidarity for Women and Migration (2001), Migrant Women and Inter-ethnic
Marriage (Phụ nữ di cư và hôn nhân liên tộc người) bàn về vai trò của di cư
với phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa hoặc hình thành quan hệ tộc người
mới thông qua hôn nhân.
Năm là, các nghiên cứu về tình hình nhập cư từ nước ngoài vào Việt
Nam, bao gồm cả nhập cư lao động, nhập cư truyền giáo… và di cư xuyên
biên giới của những người đồng tộc sống giáp ranh giữa Việt Nam với Lào,
Campuchia, Trung Quốc. Có thể nói, giai đoạn từ 1991 đến nay, người nước
ngoài nhập cư Việt Nam ít hơn người Việt Nam xuất cư ra nước ngoài, nên
cũng ít thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu nước ngoài. Chiếm số
lượng nhiều nhất là các bài báo, chuyên khảo đề cập đến quá trình di cư xuyên
biên giới của các nhóm cư dân thiểu số sống dọc biên giới Việt Nam - Lào,
Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Trung Quốc.
Di cư tự do xuyên biên giới của những người đồng tộc là vấn đề rất
phức tạp trong quản lý dân cư ở vùng biên giới hiện nay. Về tình hình di dân
tự do xuyên biên giới giữa Việt Nam với Lào, Campuchia có nghiên cứu của
Skeldon Ronald (2010), Di cư bất hợp pháp trong tiểu vùng Mê Kông. Một

trong những tộc người di dân với số lượng lớn là người Hmông…
2.2. Nghiên cứu ở trong nước
Trong phạm vi này, vấn đề di cư quốc tế chỉ được đề cập khiêm tốn,
song có thể tìm thấy ở những nhóm sau:

5


Một là, các nghiên cứu về toàn cầu hóa, trong đó có đề cập đến di cư
lao động quốc tế, di cư hôn nhân quốc tế, di cư học tập quốc tế gắn với quá
trình dịch chuyển tư bản, lao động, hàng hóa – dịch vụ, chuyển giao công
nghệ trên phạm vi toàn cầu. Ở phần này, điển hình là chuyên khảo của Ủy ban
Dân tộc (2008), Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt
Nam gia nhập WTO đã cảnh báo những khó khăn thách thức đối với các dân
tộc ở vùng sâu, vùng xa, nếu không được khắc phục sẽ có nguy cơ tạo lực đẩy
tiếp tục di cư nội địa và di cư xuyên biên giới, đặc biệt đối với các tộc người
sống ở biên giới, rẻo cao.
Hai là, các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ dân số học, lịch sử và lý
thuyết di dân, trong đó có đề cập đến tác động của di dân quốc tế đối với phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nước ta thời kỳ hội nhập. Phần này có
nghiên cứu của Ngọc Thời Giai (2008), Di cư của người Dao xuống biên giới
Tây Nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong thời kỳ Minh. Đối
với công trình của Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người
Hmông ở Việt Nam – Truyền thống và hiện đại, dù cắt nghĩa dưới chiều cạnh
văn hóa, nhưng nó cho thấy những hình dung nhất định về nguồn gốc, quá
trình di cư của người Hmông vào Việt Nam, tình trạng di cư xuyên biên giới
của tộc người này hiện nay với cả nguyên nhân kinh tế, xã hội và lịch sử.
Luận văn thạc sỹ của Nghiêm Tuấn Hùng (2010), Vấn đề di cư trong quan hệ
quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, trong khi đề cập trên bình diện chung về di cư
trong quan hệ quốc tế cũng có điểm qua tình hình Việt Nam và tác động của

nó đối với hoạt động đối ngoại.
Ba là, các nghiên cứu về tình hình di cư tự do xuyên biên giới của một
số nhóm tộc người thiểu số; sự can thiệp của Chính phủ đối với các loại hình
di cư quốc tế. Di cư tự do xuyên biên giới là vấn đề được đề cập trong các
công trình nghiên cứu về phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi, các

6


tuyến biên giới, được tiếp cận từ góc độ nhân học xã hội hoặc xã hội học di
dân. Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này là đề tài khoa học cấp nhà nước của
Doãn Hùng (2010) (chủ nhiệm), Chính sách phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội đối với các vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam
Bộ - Cơ sở lý luận và thực tiễn đã xem di dân tự do xuyên biên giới của một
số tộc người sống vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào,
Việt Nam – Campuchia không chỉ đe dọa đến an ninh biên giới mà cả quản lý
phát triển xã hội. Nghiên cứu của Đậu Tuấn Nam, Di cư tự do của người
Hmông ở miền Tây Nghệ An (Thực trạng và những vấn đề đặt ra) (2005);
“Đặc điểm di dân tự do của người Hmông ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An”
(2009)... dù chỉ chọn mẫu nghiên cứu là hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa,
nhưng đã cho thấy diễn biến phức tạp và rất khó khăn trong quản lý di cư tự
do của người Hmông, trong đó có cả di dân từ Trung Quốc, từ Lào vào Thanh
Hóa và Nghệ An. Chuyên khảo của Thào Xuân Sùng (chủ biên) (2009), Dân
tộc Mông ở Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay
không chỉ đề cập đến di cư ở người Hmông ở Sơn La, mà còn cho thấy tác
động của di dân trên các mặt biến đổi đức tin tôn giáo, tín ngưỡng; phá vỡ
môi trường sinh thái; ảnh hưởng đến quyền tiếp cận tài nguyên đất đai và
rừng; đảo lộn cơ cấu xã hội và quan hệ tộc người, thậm chí gây nên cả xung
đột xã hội. Về tác động của di cư đối với tài nguyên, môi trường, Hoàng Hữu
Bình (2006), Những tác động của yếu tố văn hóa – xã hội trong quản lý nhà

nước đối với tài nguyên, môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đã chỉ ra hậu quả di cư với khai thác cạn kiệt rừng đầu nguồn, ảnh
hưởng môi trường dân cư hạ nguồn các dòng sông, gây khó khăn cho quy
hoạch quản lý đất đai và phân bố lại dân cư. Nghiên cứu của Vông Pha Chăn
VILAYHOM - Đinh Văn Nhạc (2013), Hợp tác Việt Nam – Lào về quản trị
biến đổi xã hội, Quản trị biến đổi xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và

7


Bunthat LATHIPANYA - Đinh Văn Nhạc (2014), Hợp tác Việt Nam – Lào
về an sinh xã hội, Chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế đã phân tích, đánh giá kết quả hợp tác giữa hai nước về nhiều chiều
cạnh, trong đó nhấn mạnh các giải pháp hợp tác nhằm quản trị biến đổi xã
hội, an sinh xã hội, trong đó là hợp tác giải quyết các vấn đề về di cư và
quốc tịch.
Bốn là, các nghiên cứu về vấn đề hôn nhân xuyên biên giới và quản lý
hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã nghiên cứu đặc điểm, thực
trạng về hôn nhân xuyên biên giới, hôn nhân có yếu tố nước ngoài của các tộc
người, trong đó nổi bật là vấn đề hôn nhân xuyên biên giới gắn với di cư quốc
tế của các tộc người thiểu số. Ở nhóm này có nghiên cứu của Lê Ngọc Lân
(2015), Nhận diện một số đặc điểm hôn nhân ở vùng biên giới, Nghiên cứu
gia đình và giới, quyển 25 (số 5), tr.40-54 trên cơ sở khảo sát 1.536 đại diện
hộ gia đình, thảo luận với các cấp quản lý và người dân tại một số địa
phương, nghiên cứu đã phân tích một số đặc điểm về hôn nhân hiện nay của
người dân các dân tộc vùng biên giới miền Bắc và miền Trung; nghiên cứu
của Nguyễn Hữu Minh, Đặng Thị Hoa, Trần Thị Hồng (2015), Quản lý vấn
đề hôn nhân xuyên biên giới ở Việt Nam hiện nay: Chính sách và thực tiễn,
Nghiên cứu gia đình và giới, quyển 25 (số 5), tr.15-27 đã đánh giá và khái
quát những chính sách quản lý của Việt Nam nhằm ổn định và phát triển vùng

biên giới và những vấn đề đặt ra.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề di cư quốc tế của người Hmông ở Tây Bắc Việt
Nam nhằm các mục đích chủ yếu sau:
- Tìm hiểu lịch sử tộc người Hmông; phân tích nhằm làm rõ thực trạng
vấn đề di cư quốc tế đa chiều, phức tạp của người Hmông nói chung, người

8


Hmông ở Tây Bắc Việt Nam nói riêng từ đổi mới, nhất là từ sau Chiến tranh
Lạnh đến nay.
- Đánh giá những tác động từ di cư quốc tế của người Hmông đối với
đời sống xã hội tộc người và những tác động liên quan đến mối quan hệ hợp
tác giữa Việt Nam và các quốc gia có liên quan.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hợp tác có hiệu quả giữa Việt Nam
và các nước nhằm kiểm soát hướng tới giảm thiểu tác động tiêu cực từ vấn đề
di cư quốc tế của người Hmông đối với quá trình ổn định và phát triển của
Tây Bắc nói riêng, Việt Nam nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu chính trong luận văn là hoạt động di cư quốc tế
của người Hmông. Ngoài ra, các chính sách di cư và phát triển, những yếu tố
tác động đến di cư quốc tế cũng được thu hút vào nghiên cứu này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn là Tây Bắc của Việt
Nam, trong địa bàn khảo sát chủ yếu là các tỉnh như: Sơn La, Điện Biên, Lào
Cai, miền Tây Thanh Hóa, miền Tây Nghệ An[1]... là những địa phương có
nhiều người di cư xuyên biên giới sang Lào và Trung Quốc.
- Phạm vi thời gian được xác định từ năm 1991 đến 2013. Bởi lẽ, thời

kỳ này là dấu mốc kết thúc của Chiến tranh Lạnh, cục diện trong quan hệ
quốc tế thay đổi, có những nhân tố mới nảy sinh, trong đó có vấn đề về di cư
quốc tế đa chiều, phức tạp cần nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
1

Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng, miền Tây Thanh Hóa, miền Tây Nghệ An cũng thuộc vùng Tây
Bắc Việt Nam, hơn nữa, đây là hai khu vực tiếp giáp Bắc Lào, có các hoạt động di cư xuyên biên giới phức
tạp của người Hmông.

9


Luận văn dựa trên các phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành,
trong đó tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu về khu vực học, nhân
học, nhân học xã hội, dân tộc học… Trong đó, phương pháp chuyên ngành
của khoa học Quan hệ quốc tế kết hợp với Nhân học; phương pháp phân tích,
so sách, thống kê cũng được sử dụng phục vụ quá trình nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Quá trình di cư quốc tế của người Hmông và những nhân tố
tác động.
Chương 2: Tình hình di cư quốc tế của người Hmông ở Tây Bắc Việt
Nam từ năm 1991 đến nay.
Chương 3: Những tác động và khuyến nghị.

10


Chương 1

QUÁ TRÌNH DI CƯ QUỐC TẾ CỦA NGƯỜI HMÔNG
VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
1.1. Khái niệm
Luật di cư quốc tế (2011) giải thích: “di cư quốc tế là sự di chuyển của
những người rời nước gốc hoặc nước cư trú thường xuyên để tạo lập cuộc
sống mới tại nước khác, kể cả tạm thời hoặc lâu dài. Vì thế họ phải vượt qua
một biên giới quốc gia”.
Liên hợp quốc định nghĩa “người di cư” là một cá nhân đã cư trú tại
một nước hơn một năm, bất kể người đó di cư tự nguyện hay không, hay theo
cách được phép hay trái phép. Với một định nghĩa như vậy, những người đi
lại với thời gian ngắn hơn như khách du lịch, thương nhân không được coi là
người di cư. Tuy nhiên, cách sử dụng chung bao gồm cả những nhóm nhất
định chỉ những người di cư ngắn hạn như người lao động nông nghiệp theo
thời vụ, những người đi lại trong những thời gian ngắn để trồng trọt và thu
hoạch nông sản. Cũng theo định nghĩa của Liên hợp quốc, di cư là sự dịch
chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, thường là qua một địa giới hành
chính (hoặc là sự dịch chuyển theo một khoảng cách xác định nào đó) thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú. Sự
thay đổi chỗ ở thể hiện ở hai khái niệm:
- Xuất cư là nói về đầu đi, về nơi chuyển cư, chuyển từ nơi này sang
nơi khác (trong phạm vi một quốc gia, hay sang một quốc gia khác) để sinh
sống tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hay dài.
- Nhập cư là nói về đầu đến, về nơi chuyển đến, có thể là đến địa bàn
khác cùng một vùng, lãnh thổ của một quốc gia, hay một quốc gia khác.
Như vậy, định nghĩa của Liên hợp quốc đã loại ra được những người
sống lang thang, dân du mục, di dân theo mùa và di dân theo kiểu con lắc (đi về

11



hàng ngày). Trên quan điểm thống kê, không phải tất cả những hành động di cư
như: di cư theo mùa và di cư kiểu con lắc có thể xếp vào sự di chuyển của dân
cư - tức di dân. Trong điều tra dân số ở các nước cũng như ở Việt Nam, di dân
được xác định là người thay đổi chỗ ở thường xuyên từ đơn vị hành chính này
sang đơn vị hành chính khác. Tuy nhiên, trong định nghĩa của Liên hợp quốc
cũng như trong điều tra dân số của mỗi nước , việc tổ chức hành chính không
giống nhau ở mỗi nước, do đó ranh giới hành chính c ̣ũng có những quan niệm
khác nhau. Vì vậy cần phải xác định rõ ranh giới hành chính nên ở cấp nào,
cũng như phải xác định thời gian định cư trong bao lâu thì được coi là di cư.
Các đặc điểm cơ bản của di cư:
- Người chuyển khỏi nơi cư trú đến một nơi nào đó sinh sống. Khoảng
cách giữa nơi đi và nơi đến – có thể là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành
chính (độ dài di chuyển) là tiêu chí xác định di cư và quá trình di cư.
- Người di chuyển bao giờ cũng có mục đích, họ rời nơi cũ để đến một
nơi khác định cư trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thực hiện mục
đích của mình. Mục đích của sự thay đổi nơi cư trú là một trong những
nguyên nhân dẫn đến di dân.
- Thời gian cư trú ở nơi ở mới (dài hay ngắn) cũng là một đặc điểm
quan trọng của di dân.
Ngoài ra có thể nhận biết di dân qua một số đặc điểm: sự thay đổi nơi
làm việc, nghề nghiệp và hoạt động sống hàng ngày...
1.2. Quá trình di cư của người Hmông trong lịch sử
1.2.1. Lịch sử tộc người và quá trình di cư của người Hmông
Trong cuốn sách Lịch sử người Mèo (Histoire des Miao, xuất bản tại
Hồng Kông năm 1924), trên cơ sở của những truyền thuyết được François
Marie Savina sưu tầm đã cho rằng, quá khứ cổ đại của người Hmông là một
trong những bộ lạc cư trú ở vùng Xibêri nước Nga đầy băng tuyết. Từ đây, họ

12



đi xuống theo hướng Đông Nam và đến vùng Hồ Nam của Trung Quốc vào
khoảng 2.500 năm trước công nguyên. Tuy nhiên, chính François cũng tự đánh
giá, đây là ý kiến còn chưa chắc chắn, bởi chưa đủ những cứ liệu để minh
chứng [14]. Quan điểm trên đây của François cũng chưa nhận được sự ủng hộ
của đa số các nhà Hmông học trên thế giới, thậm chí còn có nhiều ý kiến trái
chiều. Nhóm tác giả Cư Hòa Vần và Hoàng Nam cho biết, các nhiên cứu nhân
chủng học về người Hmông ở Trung Quốc cho thấy, có những bằng chứng nói
lên nguồn gốc người Mônggôlôit của họ; kết quả nghiên cứu khảo cổ học ở
vùng Nam Kinh – Động Đình cũng đã chỉ ra rằng, các bộ lạc tổ tiên của người
Hmông đã xuất hiện ở đây vào khoảng thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên
[45]. Theo Gary Lee và Nick Tapp, François đã không đúng khi dựa trên cơ sở
của những tư liệu trong truyền thuyết và những tư liệu đầy chất thơ theo kiểu
nghi lễ của người Hmông. Căn cứ vào sự tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ và
tôn giáo của người Hmông và người Hán, hai ông cho rằng, gốc của người
Hmông có thể ở đâu đó quanh vùng sông Hoàng Hà ở Trung Quốc [15, tr.61].
Theo quan điểm của giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, về cội nguồn,
tổ tiên xa xưa của các tộc người Hmông – Dao có quan hệ với một liên minh
bộ lạc xuất hiện tương đối sớm vào thời cổ đại, được sử cũ chép là Cửu Lê.
Thủ lĩnh của Cửu Lê là Suy Vưu chống lại Hoàng Đế, nhưng kết cục đã không
giành được phần thắng, do đó, một bộ phận Cửu Lê không chịu khuất phục đã
rút về lưu vực Giang Hán phương Nam và lập liên minh bộ lạc Tam Miêu.
Theo các nhà nghiên cứu, đến thời kỳ vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, liên minh bộ
lạc Tam Miêu phát triển khá hùng mạnh và đây chính là tiền nhân trực tiếp
của các dân tộc Hmông – Dao [41, tr.253-254; 19, tr.23-24].
Đến thời Xuân Thu (770-476 tr.CN), trong liên minh bộ lạc Tam Miêu
có một bộ phận đã phát triển đến trình độ cao và hình thành nên dân tộc Sở,
chủ nhân của nước Sở hùng mạnh [28, tr.49-51] đã từng có ý chí và hành

13



động nhằm bá chủ thiên hạ. Tuy nhiên, sang thời Chiến Quốc (306-251
tr.CN), khi nước Sở bị nhà Tần thôn tính, một bộ phận cư dân nước Sở, trong
đó có những người thuộc Tam Miêu đã hòa nhập cùng với dân tộc Hoa Hạ ở
Trung Nguyên và dần trở thành người Hán. Bộ phận còn lại di chuyển đến
vùng núi khu vực Tây Tương – Đông Kiềm (ở phía Tây Hồ Nam và phía
Đông Quý Châu ngày nay), trở thành nhóm bộ lạc tổ tiên của dân tộc Miêu
(trong đó có một bộ phận được gọi là Hmông) và dân tộc Dao [4, tr.288].
Khi nhà Tây Hán thay thế nhà Tần thống trị Trung Quốc, khu vực cư
trú của tổ tiên các tộc người Miêu – Dao được đổi thành quận Vũ Lăng và vì
vậy, họ được gọi là Vũ Lăng Man. Sang thời kỳ Đông Hán, các cuộc nổi dậy
của tổ tiên người Miêu – Dao trong quận Vũ Lăng và vùng phụ cận liên tục
xảy ra, song hầu hết các cuộc nổi dậy này đều bị nhà Đông Hán trấn áp. Các
bộ lạc Vũ Lăng Man bị dồn từ vùng trung tâm vào khu vực miền núi phía Tây
và họ có mặt ngày càng nhiều ở khu vực cao nguyên Vân – Quý (thuộc phạm
vi hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu, Trung Quốc ngày nay) và phân hóa thành
các tộc Miêu và Dao [38, tr.26-44].
Quá trình phân hóa từ các liên minh bộ lạc hay các siêu tộc cổ đại thành
các tộc Miêu – Dao đã diễn ra như thế nào, nó kéo dài bao lâu, các học giả
Trung Quốc cho rằng, thời kỳ Nam – Bắc triều (420-528), liên minh bộ lạc
Vũ Lăng Man bắt đầu tách ra thành các tộc người Miêu – Dao và cư trú ở
vùng Hồ Nam, Hà Nam, Trùng Khánh, Tứ Xuyên và Hồ Bắc ngày nay. Đến
cuối thời Tây Tấn, thời đầu Tốngdân tộc Dao tách khỏi Miêu – Dao, gọi là
Mạc Dao (Mò Yao) hay Yao (Dao).
Đến thời nhà Tùy (581-618), khu vực cư trú của người Miêu ngoài hai
tỉnh Hồ Nam và Quý Châu, còn mở rộng ra các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, Vân
Nam; trong đó một bộ phận người Miêu đi về phía Đông và dung hợp vào dân
tộc Hán, bộ phận đi về phía Tây vẫn lưu truyền được đặc điểm sinh hoạt văn


14


hóa, kinh tế vốn có của tộc người và họ chính là tiền nhân của Miêu tộc ( bao
gồm cả người Hmông và người Hmu) hiện nay [4, tr.290].
Từ thời nhà Đường đến Ngũ đại thập quốc, một bộ phận người Miêu đã
chịu ảnh hưởng tương đối sâu sắc của văn hóa Hán và phân bố ở vùng nối tiếp
Xuyên (Tứ Xuyên), Kiềm (Quý Châu), Tương (Hồ Nam), Ngạc (Hồ Bắc). Về
mặt xã hội, người Miêu đã có sự phân hóa giai cấp. Các triều đình phong kiến
thường lập các châu cho người Miêu và bổ nhiệm thủ lĩnh của họ là Thứ sử
châu “kimi” để thống trị, nhưng đây cũng không phải là các tiểu quốc tự trị
của người Hmông. Đến thời Nam Tống (960-1279), người Miêu di chuyển về
phía Tây Nam, phân bố kín miền Trung, đến miền Tây Quý Châu ngày nay.
Khu vực cư trú của dân tộc Miêu phía Đông tập trung ở vùng Đông Bắc Quý
Châu và Tây Bắc Hồ Nam.
Thời Nguyên (1271-1368) và Minh (1368-1644), người Miêu đã mở
rộng địa bàn cư trú đến phía Tây Quý Châu và Đông Nam Vân Nam. Tại đây,
họ thường phải cư trú xen kẽ với các dân tộc bản địa ở Tây Quý Châu, Đông
Nam Vân Nam, Hồ Nam.
Từ thời Thanh, (1644-1911), về cơ bản, người Miêu đã phân bố ở
những địa bàn mà hiện nay họ đang có mặt ở Trung Quốc. Trong đó, một bộ
phận khá đông dân tộc Miêu đã tập trung ở tỉnh Quý Châu và hầu hết ở các
châu, huyện của tỉnh này đều có người Miêu sinh sống. Bên cạnh đó, họ còn
phân bố ở Vân Nam, phía Tây Hồ Nam, các huyện Hoài Viễn, Toàn Châu của
tỉnh Quảng Tây; phía Nam và Đông Nam Tứ Xuyên. Những bộ phận nhỏ
khác cũng xuất hiện ở tỉnh Hồ Bắc, Quảng Đông và Hải Nam [28, tr.302303].Cũng thời kỳ này, nhà Mãn Thanh bỏ chế độ Thổ Quan và thay bằng chế
độ Lưu quan, người Hmông không chấp nhận điều này và đã liên tục nổi dậy
chống lại triều đình. Tuy nhiên, với kết cục của cuộc khởi nghĩa Thái Bình
thiên quốc đã đẩy người Hmông thành tha hương ly tán. Một bộ phận người


15


Hmông tiếp tục di cư về vùng Vân Nam và cuối cùng là vùng núi phía Bắc
Việt Nam, Lào, Mianmar và Đông Bắc Thái Lan, họ sống rải rác thành các
nhóm lớn nhỏ ở các vùng núi cao thuộc biên giới của các nước này. Quá trình
thiên di của người Hmông vào Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng
thể hiện niềm khát khao về một vùng đất lành để sinh sống và họ đã coi
những vùng đất này là quê hương mới của mình.
Như vậy, từ một nhóm liên minh bộ lạc có tên gọi là Cửu Lê, sống
tập trung ở vùng Kinh Châu – Giang Hoài (nay thuộc tỉnh Hồ Nam và một
phần tỉnh Quý Châu), tổ tiên người Miêu – Dao đã không ngừng phát triển
thành liên minh bộ lạc Tam Miêu, rồi Kinh Man, Vũ Lăng Man và cuối
cùng phân hóa thành các tộc Miêu – Dao. Quá trình phát triển thành các tộc
người Miêu – Dao riêng biệt vừa có yếu tố tự thân, vừa chịu sự tác động
của các quá trình lịch sử khu vực. Trong quá trình phát triển đó, các tộc
người Miêu – Dao đã không ngừng mở rộng địa bàn cư trú, từ lưu vực hồ
Động Đình, họ đã có mặt ở hầu khắp các địa phương của vùng Hoa Nam và
nhiều quốc gia lân cận.
Cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc (năm 1975), Vàng Pao cùng
các quan chức, binh sĩ người Hmông ở Lào đã di tản từ Loong Chẹng (Lào)
sang Thái Lan, sau đó tiếp tục đi sang các nước khác như Australia, Pháp,
Canada, Mỹ, Argentina, Guyana, Nam Phi – mở đầu cho cuộc đại di cư lớn
nhất trong lịch sử của người Hmông ở Đông Nam Á vào thế kỷ XX. Cũng
từ đây, bắt đầu hình thành nên các cộng đồng người Hmông ở nhiều quốc
gia khác nhau trên thế giới. Cho đến nay, chưa có một cuộc điều tra chính
thức nào về dân số người Hmông trên thế giới, do đó, những thông tin về
dân số của người Hmông ở các nước chỉ là những con số dự đoán. Tuy
nhiên, theo các nhà nghiên cứu, hiện nay người Hmông có mặt ở 15 quốc
gia trên thế giới. Cuộc điều tra dân số năm 1990 của Trung Quốc cho thấy,


16


tại đất nước có đông người Hmông nhất thế giới này có 7.383.622 người tự
nhận là người Miao/Miêu [2] (chiếm 0,65% dân số toàn Trung Quốc lúc đó).
Người Miao/Miêu chủ yếu cư trú ở phía Nam Trung Quốc: Vân Nam
(895.704 người), Tứ Xuyên (533.860 người), Quý Châu (3.666.701 người),
Hồ Nam (1.568.951 người), Quảng Tây (426.413 người), Hồ Bắc (200.764
người), Hải Nam (51.676 người), Quảng Đông (5.988 người) và 33.515
người ở các tỉnh khác. Theo dự đoán của Gary Lee và Nick Tapp (2002),
tổng dân số của người Miao/Miêu ở Trung Quốc vào khoảng 9 triệu người.
Ở Lào, theo điều tra dân số năm 1995, có 315.465 người Hmông, chiếm
9,6% dân số, họ được gọi là người Mẹo, một bộ tộc trong nhóm Lào Sủng,
cư trú chủ yếu ở hầu khắp Bắc Lào, song tập trung đông nhất ở Xiêng
Khoảng và Đặc khu Xay Xổm Bun. Ở Thái Lan, theo số liệu thống kê của
Vụ Phúc lợi công cộng Thái Lan, đến năm 1998, dân số người Hmông có
126.300 người, chiếm 0,21% dân số toàn quốc, phân bố chủ yếu ở các tỉnh
miền núi phía Bắc Thái Lan, tập trung đông nhất ở các tỉnh: Chiang Rai,
Chiang Mai, Tak, Nan. Ở Việt Nam, theo Tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 2009, người Hmông có dân số 1.068.189 người, đứng thứ 8 trong
bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số
63 tỉnh, thành phố. Người Hmông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà
Giang (231.464 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số
người Hmông tại Việt Nam), Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8% dân
số toàn tỉnh và 16,0% tổng số người Hmông tại Việt Nam), Sơn
La (157.253 người, chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số người
Hmông tại Việt Nam), Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8% dân số toàn
tỉnh và 13,7% tổng số người Hmông tại Việt Nam), Lai Châu (83.324
người), Yên


Bái (81.921

người), Cao

2

Bằng

(51.373

người), Nghệ

Ở Trung Quốc, tuy không có số liệu riêng về người Hmông, nhưng trong số người Miao/Miêu ước tính
có khoảng một nửa là người Hmông.

17


An (28.992

người), Đăk

Lăk (22.760

người), Đăk

Nông (21.952

người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người), Thanh

Hóa (14.799 người) [2, tr.134-225].
Cũng theo dự đoán của Gary Lee Nick Tapp, ngoài khu vực châu Á,
còn có khoảng 190.000 người Hmông định cư ở một số nước như: Mỹ
(170.000 người), Pháp (15.000 người), Canada (1.200 người), Australia
(1.600 người), Guyana thuộc Pháp (1.800 người), Argentina (250 người) và
NewZealand (150 người )[66]. Theo thống kê của Trung tâm hành động
nguồn lực Đông Nam Á, (SEARAC), đến năm 2000, người Hmông ở Mỹ
có 186.310 người, chiếm 0,9% dân số toàn quốc, sống ở 50/51 bang. Người
Hmông ở Mỹ thành lập nhiều hội nhóm, tổ chức xã hội, có tính chất tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau và để tăng cường mối quan hệ với thân nhân, dòng họ
và cộng đồng người Hmông ở khu vực Đông Nam Á, nhất là người Hmông
ở Lào và Việt Nam. Các sinh hoạt văn hóa dân tộc, các biến động trong
cộng đồng người Hmông ở Mỹ đều được thông tin, trưng cầu ý kiến của
giới trí thức và những người Hmông ở Lào, Việt Nam.
1.2.2. Quá trình di cư của người Hmông đến Việt Nam và phân bố
dân cư
Nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà Hmông học trên thế giới và
trong nước đều cho thấy, người Hmông ở Việt Nam có quan hệ tộc thuộc với
cộng đồng người Hmông trong Miêu tộc (Miao zu) hiện đang sinh sống ở
Trung Quốc. Theo ghi chép của các nhà sử học Trung Quốc, ngay từ thế kỷ
IX, ở phần đất hiện nay thuộc các châu Hồng Hà và Văn Sơn (Vân Nam,
Trung Quốc) đã có một bộ phận người Miêu, trong đó có người Hmông áp sát
vùng biên giới Việt – Trung. Tuy nhiên, người Hmông có mặt ở Việt Nam từ
khi nào và họ đến đây theo những con đường nào thì những căn cứ thư tịch
hiện có còn chưa đủ sức thuyết phục.

18


Theo nghiên cứu của các nhà nhân học/dân tộc học trong nước cho

thấy, người Hmông ở Việt Nam phần lớn đến từ các tỉnh Quý Châu, Quảng
Tây, Vân Nam (Trung Quốc), một bộ phận người Hmông có mặt ở miền Tây
Thanh Hóa và Nghệ An di cư từ Lào sang. Quá trình di cư của dân tộc này
vào Việt Nam cũng được chia làm ba đợt chính[3]:
- Đợt thiên di thứ nhất, diễn ra vào khoảng từ thế kỷ XVII đến đầu thế
kỷ XVIII, chủ yếu là người Hmông thuộc các dòng họ Lù và họ Giàng sinh
sống ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc), do phản đối chính sách “cải thổ quy
lưu” (xóa bỏ chế độ thổ quan, cắt cử lưu quan cai trị) không thành công đã
phải bỏ xứ di cư đến huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, hậu duệ của nhóm này
di cư đến Việt Nam tính đến những năm 60 của thế kỷ XX được 14 – 15 đời
(khoảng 300 năm).
- Đợt thiên di thứ hai, diễn ra vào những năm 1796-1820, chủ yếu là
người Hmông đến từ tỉnh Quý Châu, một bộ phận đến từ Vân Nam, Quảng
Tây do bị thất bại trong cuộc đấu tranh chống lại vua nhà Thanh. Lần này,
người Hmông đến Việt Nam bằng hai đường: một đường của hơn 100 gia
đình các dòng họ: Hoàng, Lý, Vương đến Đồng Văn, sau đó một bộ phận
trong số này đến Hoàng Su Phì (Già Giang); một đường khác gồm 80 gia đình
các dòng họ: Hoàng, Lục, Vù, Châu và Giàng đến tỉnh Lào Cai, về sau có 30
gia đình của các dòng họ Vù, Sùng, Giàng rời đến vùng Tây Bắc.
- Đợt thiên di thứ ba, diễn ra sau khi cuộc khởi nghĩa Thái Bình thiên
quốc thất bại. Để tránh bị trả thù, một bộ phận khá lớn người Hmông tham gia
cuộc khởi nghĩa này đã buộc phải rời bỏ quê hương đi về phương Nam, đến
các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang của Việt Nam nhằm tránh sự truy bức
của triều đình nhà Mãn Thanh. Do đó, có thể nói, đây là đợt thiên di lớn nhất
3

ThuvienPhamNgocThach, 26/01/2013

19



trong lịch sử di cư của người Hmông từ Nam Trung Quốc đến Bắc Việt Nam.
Số lượng người di cư có thể lên tới trên 10 nghìn người. Phần lớn trong số họ
là người Hmông đến từ tỉnh Quý Châu, có một số đến từ hai tỉnh Quảng Tây
và Vân Nam.
Ngoài các đợt thiên di nói trên, thì sau đó cứ hàng năm vẫn có một số
nhóm người Hmông di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam với số lượng nhỏ lẻ.
Con đường di chuyển của người Hmông đến Việt Nam những lần này vẫn
theo hướng cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), từ đó xuống vùng Tuyên
Quang...
Ở Việt Nam, tốc độ tăng dân số bình quân của người Hmông thuộc loại
cao so với các dân tộc khác. Theo kết quả tổng điều tra dân số lần thứ nhất
năm 1979, dân số dân tộc Hmông là 411.074 người; đến đợt tổng điều tra dân
số lần thứ hai năm 1989, dân số dân tộc Hmông là 558.053 người. Như vậy,
sau 10 năm dân số dân tộc Hmông tăng thêm 146.979 người, tỷ lệ tăng hằng
năm là 3,2%. Đến đợt tổng điều tra dân số năm 1999, dân số dân tộc Hmông
là 787.604 người, sau 10 năm tăng thêm 229.551 người, tỷ lệ tăng bình quân
hằng năm là 3,4%. Theo tổng điều tra dân số năm 2009, dân số dân tộc
Hmông lên tới 1.068.189 người, sau 10 năm tăng thêm 280.585 người, đứng
thứ năm về số dân trong các dân tộc thiểu số (Tày: 1.626.392 người, Thái:
1.550.423 người, Mường: 1.268.963 người, Khmer: 1.260.640 người). Người
Hmông là dân tộc có tỷ lệ phát triển dân số nhanh và có tốc độ di chuyển dân
cư rất lớn. Năm 1960, số xã có người Hmông cư trú là 398, năm 1979 là 677,
năm 1989 là 802, năm 1999 khoảng trên 1.000 xã; đến năm 2009 là 1.331 xã.
Hiện nay, ở Việt Nam người Hmông không chỉ cư trú ở các tỉnh phía Bắc mà
đã di chuyển vào nhiều tỉnh phía Nam, nhiều nhất là các tỉnh Tây Nguyên
(xem bảng 1.1 [26])

20



Bảng 1.1: Nơi cư trú và dân số dân tộc Hmông năm 2009
Hmông Việt Nam
Địa phương

Số hộ

Số khẩu

Số xã
Có người
Hmông

Số bản/làng

Chỉ có
người
Hmông

Có người
Hmông

Chỉ có
người
Hmông

Hà Giang

38.914


231.464

195

14

2.068

555

Điện Biên

21.197

170.648

106

14

637

458

Lào Cai

22.727

146.147


164

23

2.103

380

Sơn La

13.780

157.253

303

9

2.974

464

Lai Châu

12.514

53.324

63


7

363

261

Yên Bái

11.899

81.921

56

19

32

222

Cao Bằng

7.903

51.373

64

1


390

165

Nghệ An

4.075

28.992

20

5

92

88

Đắk Nông

3.043

21.952

14

-

45


23

Đắk Lắk

2.926

22.760

-

-

26

14

Bắc Kạn

2.898

17.470

76

-

766

50


Tuyên Quang

2.715

16.974

140

-

135

19

Thanh Hóa

2.212

14.799

36

-

45

43

Thái Nguyên


1.116

7.230

75

-

41

12

Hòa Bình

863

5.296

2

-

10

8

Lâm Đồng

337


2.894

10

-

10

3

Lạng Sơn

209

1.224

7

-

17

6

Gia Lai

115

1.245


-

-

4

2

149.443

1.032.966

1.331

92

9.758

2.773

Tổng số

Bảng trên cho thấy, trong bức tranh phân bố tộc người Hmông hiện nay,
địa bàn cư trú của tộc người này chủ yếu vẫn là các tỉnh miền núi phía Bắc.
1.3. Các nhân tố tác động đến di cư quốc tế của người Hmông ở
Tây Bắc Việt Nam
1.3.1. Ở cấp độ quốc tế và khu vực

21



Như trên đã nêu, việc di cư của người Hmông có nguyên nhân chủ yếu
xuất phát từ chính sách của các triều đại phong kiến Trung Quốc, mà đặc biệt
là chính sách thay đổi chế độ thổ quan sang lưu quan, việc người Hmông đến
Việt Nam chủ yếu là để lánh nạn “bành trướng” Đại Hán.
Trong cuộc đại thiên di của người Hmông thế kỷ XX có nguyên nhân
chiến tranh khu vực. Cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc (năm 1975), các
quan chức, binh sĩ người Hmông ở Lào, đứng đầu là Vàng Pao đã di tản sang
Thái Lan, để rồi từ đây, họ tiếp tục hành trình tìm vùng đất mới. Trong quá
trình tồn tại, xây dựng và thích ứng với nơi định cư mới, họ tiếp tục có liên hệ
với người Hmông ở Việt Nam nói chung, Tây Bắc Việt Nam nói riêng thúc
đẩy các hoạt động, trong đó có hoạt động di cư.
Nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế, từ thời kỳ kết thúc Chiến tranh Đông
Dương (1954) đến thời kỳ chấm dứt Chiến tranh Lạnh (1991), một số quốc
gia Đông Nam Á đã giành được chính quyền (dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản: Việt Nam, Lào). Tuy nhiên, các nước này sau đó cũng bị ảnh
hưởng bởi sự chia rẽ/bất đồng trong mối quan hệ Trung - Xô.
Cuộc Chiến tranh Lạnh trở nên gay gắt hơn từ khi Liên xô đưa quân vào
Afghanistan năm 1979 cho tới năm 1985 trước khi Mikhail Gorbachev trở
thành lãnh đạo Liên xô, giai đoạn này đôi lúc còn được gọi là cuộc "Chiến
tranh Lạnh thứ hai"[49, pg2e] vì sự gia tăng căng thẳng Mỹ-Xô và một thay đổi
trong chính sách của phương Tây từ hòa hoãn mong manh sang đối đầu gia
tăng với Liên xô. Giai đoạn 1985 tới 1991, với việc Mikhail Gorbachev chèo
lái Liên xô, những thành tựu xã hội chủ nghĩa Liên Xô xây dựng đã sụp đổ,
Chiến tranh Lạnh kết thúc, từ bối cảnh này, hệ thống trong quan hệ quốc tế
không còn là hai cực mà đã dần xuất hiện và tồn tại nhiều hệ thống, trong đó
phải kể đến hệ thống kiểu nhất siêu đa cường, hệ thống đa cực hay thế giới
phẳng... Trong giai đoạn này, vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền cũng trở

22



thành một trong những nội dung quan trọng để các nước phương Tây đưa vào
bàn đám phán về chính trị, kinh tế...; từ đó, việc di chuyển, đi lại giữa các lãnh
thổ quốc gia của công dân các nước có những thuận lợi hơn, trong đó có việc di
cư quốc tế của người HMông ở Tây Bắc Việt Nam với nhiều nguyên nhân
khác nhau.
1.3.2. Ở cấp độ trong nước
Từ sau năm 1991, với việc Việt Nam lần lượt bình thường hóa quan hệ
với Trung Quốc, Mỹ và thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới; Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng với thế
giới, theo đó, các vấn đề trong đời sống xã hội ở Việt Nam cũng thay đổi,
trong đó có những tác nhân liên quan đến việc di cư của người Hmông.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam tác động đến di
cư quốc tế của người Hmông vùng Tây Bắc, gồm các nhóm yếu tố: kinh tế xã hội; cơ chế, chính sách...
a) Những khó khăn về kinh tế - xã hội
- Thứ nhất: Đói nghèo
Có thể nói đói nghèo là nhân tố đầu tiên dẫn đến di cư ở người Hmông.
Hay nói cách khác người Hmông di cư trước hết do đời sống kinh tế gặp
nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp và thường xuyên ở trong
tình trạng đói nghèo.
Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư
cho phát triển vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống của đồng bào
các dân tộc về cơ bản được cải thiện hơn trước. Tuy nhiên, cuộc sống của một
số dân tộc, trong đó có người Hmông, chủ yếu vẫn dựa vào nền kinh tế tự cấp,
tự túc, lấy canh tác nương rẫy làm chính (kết hợp với săn bắn, khai thác các
nguồn lợi từ rừng). Do đó, đời sống của phần lớn người Hmông nhìn chung
vẫn còn đang ở trong tình trạng đói nghèo.

23



×