Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Cách khắc phục khó khăn khi người Việt học tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.28 KB, 20 trang )

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
KHI NGƯỜI VIỆT HỌC TIẾNG ANH


CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI NGƯỜI VIỆT HỌC
TIẾNG ANH
Bản quyền © thuộc Công ty cổ phần sách MCBooks.
Theo hợp đồng chuyển nhượng giữa Công ty Cổ phần Sách
MCBooks và tác giả – Quỳnh Như (chủ biên).

Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của Công
ty cổ phần sách MCBooks đều là bất hợp pháp và vi
phạm luật xuất bản Việt Nam, luật bản quyền quốc tế,
và công ước Berne về bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ.

Mọi ý kiến đóng góp của Quý độc giả xin gửi về:
Ban Biên tập sách ngoại ngữ The Windy - Công ty cổ
phần sách MCBooks
26/245 Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT: 04.37921466
Website: www.mcbooks.vn
Mail:
Facebook: />

THE WINDY
Quỳnh Như (CHỦ BIÊN)

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ
KHĂN KHI NGƯỜI VIỆT
HỌC TIẾNG ANH


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Lời nói đầu

M

ột nhược điểm thường gặp nhất của người học là sợ nói Tiếng Anh. Nên nhớ
rằng nếu bạn không mắc lỗi có nghĩa là bạn không học được gì. Khi giao tiếp

với người nước ngoài, chắc chắn dù là người nói tiếng Anh rất khá vẫn có thể mắc những
lỗi nhỏ. Điều quan trọng là bạn hãy “speak without fear” và biết cách “learn from mistakes” sau mỗi lần mắc lỗi, cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu
như sợ vấp ngã.
Kinh nghiệm của những người học giỏi tiếng Anh là phải biết cách tạo cho mình một
môi trường học tiếng Anh. Vậy môi trường học tiếng Anh là gì? Đơn giản là một môi
trường mà bạn có thể đọc, nghe tiếng Anh ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ bạn có thể học từ
vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà bạn hay nhìn thấy nhiều
nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi bạn có thể thay bằng các từ mới khác. Khi đi ra
ngoài, bạn hãy chịu khó để ý tới những biển báo, tên công ty, biển quảng cáo…có ghi chú
bằng tiếng Anh và suy ngẫm tại sao các cụm từ lại được viết như vậy?
Gần đây tôi nhận thấy rằng nhiều bạn học viên phàn nàn về việc mình đã học rất chăm
chỉ mà tại sao vốn Tiếng Anh vẫn không khá hơn được. Học ngoại ngữ là cả một quá
trình rèn luyện, yếu tố “chăm chỉ” rất quan trọng nhưng xác định cho mình một cách học
phù hợp mới là yếu tố quyết định. Bạn hoàn toàn có thể chọn cách học riêng mà mình
yêu thích. Ví dụ: Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài
hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim bằng tiếng Anh, các bản tin tiếng Anh. Nếu
bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể xem các bộ phim có phụ đề bằng tiếng Anh,
sưu tầm các hình ảnh có phụ đề…
Nhìn chung, có nhiều cách để người học có thể khắc phục khó khăn trong việc học tiếng
Anh. Và cùng với các phương tiện học tập, tôi xin giới thiệu đến các bạn cuốn sách “Cách

khắc phục khó khăn khi người Việt học tiếng Anh” với hi vọng cuốn sách sẽ giúp ích được
các bạn trong việc cải thiện tiếng Anh của bản thân.


Người biên soạn



Quỳnh Như


MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TRONG CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG
ANH GÂY KHÓ KHĂN CHO NGƯỜI VIỆT

BÀI 1
Tóm tắt:

- Tiếng Anh có trọng âm từ và trọng âm câu.
- Là ngôn ngữ có ngữ điệu, lên xuống giọng tùy thuộc vào chức
năng giao tiếp của câu.
- Có dạng yếu và dạng mạnh trong phát âm một số từ chức năng.
- Có hiện tượng nối âm trong chuỗi lời nói.
- Có cách phát âm các phụ âm cuối của từ rất đặc trưng.

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

Nói được tiếng Anh như người
bản xứ là mong muốn của tất cả
những người học tiếng Anh. Tuy
nhiên, đây là điều rất khó có thể

thực hiện đối với những người
học tiếng Anh như một ngoại
ngữ. Tuy nhiên trong khi chúng
ta không thể nói tiếng Anh như
người Anh hay người Mĩ thì chúng ta lại có thể luyện tập để nói được
một tiếng Anh được chấp nhận rộng rãi trên quốc tế, nghĩa là một
tiếng Anh chuẩn mực với những đặc điểm riêng biệt về cách phát âm
của nó. Những đặc điểm đó là:

Mục tiêu cuối cùng của việc học một ngoại ngữ là có thể giao tiếp
được bằng ngôn ngữ đó. Khả năng giao tiếp thể hiện trên hai bình
diện tiếp nhận và sản sinh ngôn ngữ. Để tiếp nhận chính xác chúng
ta cần học nghe và đọc, để diễn đạt ý chúng ta cần học cách nói và
viết. Qua bài viết này, chúng tôi muốn người đọc lưu ý đến sự khác
biệt giữa cách phát âm tiếng Anh và tiếng Việt để có thể học nói tiếng
5


Anh hiệu quả hơn.

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

Khi đánh giá khả năng nói tiếng Anh của một người nào đó người
ta thường đưa ra tiêu chí lý tưởng là: Nói tiếng Anh như gió hoặc
nói tiếng Anh như người bản xứ. Tiêu chí thứ nhất là một tiêu chí
khá mơ hồ, “như gió” ở đây có thể miêu tả nói nhanh và trôi chảy.
Chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về tiêu chí thứ hai. Liệu người Việt có khả
năng nói tiếng Anh như người bản xứ? Chúng tôi khẳng định là
không. Mỗi nước nói tiếng anh theo cách riêng của mình. Chúng ta
nhận thấy có sự khác biệt giữa Anh–Anh và Anh-Mĩ, giữa tiếng Anh

ở Trung Quốc với tiếng Anh ở Nhật Bản. Vậy tại sao chúng ta không
chấp nhận một tiếng Anh Việt Nam? Hãy thực hiện một phép so
sánh. Khi chúng ta nghe một người nước ngoài nói tiếng Việt, kể cả
những người đã sống hàng chục năm ở Việt Nam, chúng ta cũng dễ
dàng nhận ra giọng điệu khác biệt của họ so với người Việt chúng
ta. Tuy nhiên, điều này không hề gây khó khăn, cản trở trong quá
trình giao tiếp, thậm chí đôi khi nó còn trở nên thú vị hơn bởi chính
giọng điệu và cách diễn đạt của người nước ngoài đã mang đến cho
tiếng Việt một sắc thái mới mẻ. Nói như vậy có nghĩa là chúng ta sẽ
phải chấp nhận một số ảnh hưởng nhất định về ngôn ngữ cũng như
văn hóa Việt Nam trong quá trình học tiếng Anh.
Dù vậy, điều này không khẳng định rằng chúng ta có thể chấp
nhận một thứ tiếng Anh lệch chuẩn. Để phát triển khả năng nói
tiếng Anh gần giống như người bản xứ, ít nhất chúng ta phải nhận
thấy những nét đặc trưng cơ bản trong phát âm tiếng Anh. Những
nét đặc trưng ấy theo chúng tôi là những điểm sau:
- Trọng âm và ngữ điệu.
- Cách nối các từ trong chuỗi lời nói.
- Cách phát âm dạng mạnh và dạng yếu của một số từ chức năng.
- Cách phát âm các phụ âm cuối trong các từ.

6


I. TRỌNG ÂM, NGỮ ĐIỆU
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết và có thanh điệu. Đặc
điểm này của tiếng Việt gây cản trở rất lớn trong quá trình học
tiếng Anh, một ngôn ngữ đa âm tiết với những đặc tính phức tạp về
có một âm tiết được phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn
lại về độ dài, độ lớn, độ cao.

Ví dụ: Climate /‟klaimit/, event /i‟vent/, expensive /ik‟spensiv/
Cũng cần lưu ý rằng một số từ có thể có hai trọng âm, trọng
âm chính và trọng âm phụ.
Ví dụ: Examplify /ig‟zempli, fai/
Mặc dù có một số nguyên tắc về việc xác định trọng âm trong
từ nhưng tiếng Anh là một ngôn ngữ có rất nhiều ngoại lệ nên tốt
nhất khi học tiếng Anh người học nên ghi nhớ trọng âm của từ một
cách máy móc cũng như nhớ cách viết của từ đó. Tra từ điển có thể
giúp người học biết được chính xác trọng âm của từ.
Ngoài trọng âm trong từ tiếng Anh còn có trọng âm của câu.

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

trọng âm, ngữ điệu. Trong tiếng Anh, những từ hai âm tiết trở lên luôn

Nghĩa là một số từ trong chuỗi lời nói được phát âm mạnh hơn so
với những từ còn lại. Những từ được nhấn mạnh trong chuỗi lời nói
thường là những từ miêu tả nghĩa một cách độc lập như: danh từ

3

7


(shirt, flower, people..), động từ chính (do, eat, read, travel, ..)
trạng từ

(rapidly, fluently, correctly…), tính từ

(lovely, nice,


beautiful, …), từ để hỏi (what, why, who…). Những từ không
được nhấn trong chuỗi lời nói là những từ chức năng như: giới từ
CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

(in, on, at…), mạo từ (a, an the), trợ động từ (must, can, have…),
đại từ (he, she it, …), từ nối (and, but, or, …), đại từ quan hệ
(which, what, when, …).
Ngữ điệu trong tiếng Anh không phức tạp như vấn đề trọng
âm, ngữ điệu là đặc điểm chúng ta không thể thấy trong từ điển
nhưng có thể luyện được khi nghe và thực hành các bài hội thoại.
Khi nghe nhiều các phát ngôn trong cuộc sống hàng ngày, người học
tiếng Anh có thể nhận thấy rằng, trong tiếng Anh người nói thường có
xu hướng lên giọng ở trọng âm chính của câu và xuống giọng ở cuối
câu đối với những câu trần thuật, câu yêu cầu hay câu hỏi bắt đầu
bằng từ để hỏi.
Ví dụ: We love children.
Get out of my life!
What did you buy?
Với các câu hỏi đảo trợ động từ, người nói thường lên giọng ở
cuối câu. Việc lên giọng này cũng được thực hiện khi người nói
dùng câu trần thuật với mục đích để hỏi.

8

4


Ví dụ: Can you swim?
You are hard-working. No, you are so lazy.

+ Với những câu hỏi đuôi, có thể lên hoặc xuống giọng ở cuối
câu, sự lên xuống này quyết định ý nghĩa của câu.

+ Xuống giọng ở cuối câu khi người nói chờ đợi sự đồng ý của
người nghe.
Ví dụ:

You broke the vase, didn‟t you?

+ Lên giọng ở cuối câu khi người nói muốn hỏi thông tin.

II. CÁCH NỐI CÁC TỪ TRONG CHUỖI LỜI NÓI
+ Phụ âm - nguyên âm
Trong một chuỗi lời nói, khi một từ kết thúc là một phụ âm và
ngay sau nó là một từ bắt đầu bằng một nguyên âm, phụ âm của từ
đứng trước sẽ được đọc liền với từ đứng sau.
+ Phụ âm - phụ âm

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

Ví dụ: You broke the vase, didn‟t you?

Khi một từ kết thúc là một trong các phụ âm /p/, /b/, /t/, /d/,
/k/, /g/ theo sau là các từ bắt đầu là một phụ âm thì việc phát âm
các âm trên sẽ không được thực hiện.

5

9



Bad- judge stop- trying keep- speaking
/d/-/dʒ / /p/-/t/ /p/-/s/

Các âm /d/, /p/ trong các ví dụ trên sẽ bị nuốt đi (không được
phát âm)
CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

+ Nối các âm giống nhau
Khi các phụ âm ở cuối từ trước chính là phụ âm ở đầu từ sau ta
có xu hướng phát âm những âm này thành một phụ âm kéo dài.
Top- position black- cat big- girl
/p/-/p/ /k/ - /k/ /g/-/g/

Các âm /p/, /k/, /g/ chỉ được phát âm một lần nhưng kéo dài.

III. DẠNG MẠNH (STRONG FORM)
VÀ DẠNG YẾU (WEAK FORM)
Một số từ chức năng (function words) trong tiếng Anh như trợ
động từ, giới từ, liên từ, có thể có hai cách phát âm - dạng mạnh và
dạng yếu. Dạng phát âm yếu (weak form) là dạng phát âm thông
thường của loại từ này, chúng chỉ được phát âm dưới dạng mạnh
(strong form) trong các trường hợp sau:
- Khi từ đó xuất hiện ở cuối câu nói.
I‟m looking for a job. A job is what I‟m looking for

10

6



/fə (r)/ /fɔ: (r)/

- Khi từ đó được đặt trong tình huống đối lập.
- Khi từ đó được nhấn mạnh vì mục đích của người nói,
I can speak Chinese so let me talk with her. /kæn/ dạng mạnh

* Một vài ví dụ khác về cách phát âm dạng mạnh và dạng yếu:
- The /ði/ dạng mạnh khi đứng trước các nguyên âm (vowels)
/ðə/ dạng yếu khi đứng trước các phụ âm (consonants)
- A /ai/ dạng mạnh và /ə/ dạng yếu; an /ʌn/ dạng mạnh và /ən /
dạng yếu.
Ex: I‟ve been waiting for you for two hours.
No, an hour only. /ʌn / dạng mạnh
An hour has 60 minutes. /ən/ dạng yếu
- But /bʌt/ dạng mạnh và /bət/ dạng yếu.
I‟m but a fool. /bʌt/ dạng mạnh
She is very pretty but not very clever. /bət/ dạng yếu

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

I can swim. / kən / dạng yếu

- As /æz/ dạng mạnh và /əz/ dạng yếu
As you know, Chinese is so difficult to write. /æz/ dạng mạnh
He is as silent as a mouse in the church. /əz/ dạng yếu

7

11



- That /ðæt/ dạng mạnh và /ðət/ dạng yếu.
+ Phát âm dạng mạnh khi nó đóng vai trò là tính từ hay đại từ chỉ
định
That is why she went away. /ðæt/ dạng mạnh
CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

That car isn‟t mine. /ðæt/ dạng mạnh
+ Phát âm dạng yếu khi nó đóng vai trò là đại từ liên hệ.
I think that we have made some mistake. /ðət/ dạng yếu
- Than /ðæn/ dạng mạnh và /ðən/ dạng yếu.
/ðæn/ hiếm khi dùng.
/ðən/ trong câu so sánh.
He can type faster than me. /ðən/ dạng yếu
- To /tu:/ dạng mạnh và /tu/, /tə/ dạng yếu.
This present is to him not from him. /tu:/ dạng mạnh
/tu/, /tə/ được dùng trong hầu hết các trường hợp.
I‟m going to be sixteen next Monday morning.
I often get up early to enjoy fresh still air.
IV. CÁCH PHÁT ÂM CÁC PHỤ ÂM CUỐI TRONG TỪ
Để phát âm chuẩn tiếng Anh, việc phát âm các âm cuối là điều
rất quan trọng. Do ảnh hưởng của cách phát âm trong tiếng Việt, rất

12

8


nhiều người Việt khi học tiếng Anh thường bỏ quên các âm cuối

như /s/, /d/, . k/, /g/, /s/, /l/, /z/, /v/, /s/, /f/. Cách phát âm những âm
này không khó, vấn đề là người học phải nhận thức được sự xuất
hiện của chúng để tâm đến việc loại bỏ thói quen nuốt đi các phụ
Nói tóm lại, chúng ta không thể nói tiếng Anh như người bản
xứ nhưng có thể luyện tập để có thể nói tiếng Anh không sai. Nói
tiếng Anh chuẩn đòi hỏi một sự nỗ lực lớn trong quá trình học, đặt
biệt là ở môi trường hiếm khi được tiếp xúc với người nước ngoài.
Khắc phục nhược điểm này, chúng ta buộc phải học nói theo cách
chúng ta tiếp cận được qua các phương tiện thông tin đại chúng,
qua hệ thống băng đĩa. Khi người học nhận biết được sự khác biệt
chúng tôi đã trình bày ở trên và cùng với việc dành thời gian cho
việc luyện nghe nói, chúng tôi tin rằng, người học sẽ nói tiếng Anh
rất giống người bản xứ.

9

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

âm ở cuối các từ.

13


MỘT SỐ QUY TẮC NỐI ÂM

BÀI 2
Bài 2: MỘT SỐ QUY TẮC NỐI ÂM
1. Phụ âm đứng trước nguyên âm
CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT


Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm,
đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ “mark up”, bạn đọc liền chứ
không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/). Tuy nhiên, điều này không phải
dễ, nhất là đối với những từ tận cùng bằng nguyên âm không được
phát âm, Ví dụ: “leave (it)” đọc là /li:v vit/; “Middle (East)”, /midl
li:st/, … Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ “LA” (Los
Angeles) phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts), /em mei/…
Lưu ý: khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước
khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ
âm không gió tương ứng. Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận
cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ “laugh at
someone”, bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/.
2. Nguyên âm đứng trước nguyên âm
Điều này có thể rất mới mẻ với nhiều người. Về nguyên tắc,
bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy
tắc để thêm phụ âm như sau:

14


- Đối với nguyên âm tròn môi, Ví dụ: “OU”, “U”, “AU”, …
bạn cần thêm phụ âm “W” vào giữa. Ví dụ “do it” sẽ được đọc là
/du: wit/.
- Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài
giữa. Ví dụ: "I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/.
Bạn thử áp dụng 2 quy tắc này để phát âm: USA /ju wes sei/,
VOA /vi you wei/, XO /eks sou/, …
3. Phụ âm đứng trước phụ âm
Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm
đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Ví dụ “want to” (bao

gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được
đọc là /won nə/.
4. Các trường hợp đặc biệt
- Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là
/ch/, ví dụ: not yet /‟not chet/; picture /‟pikchə/.
- Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là
/dj/, ví dụ: education /edju:‟kei∫n/.

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

sang 2 bên) Ví dụ: “E”, “I”, “EI”, … bạn thêm phụ âm “Y” vào

- Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải
được phát âm là /D/, ví dụ: trong từ tomato /təˈmɑːdəʊ /; trong câu
I go to school /ai gəʊ də sku:l/.

11

15


CÁC TỪ ĐỒNG ÂM
Bài 3: CÁC TỪ ĐỒNG ÂM

BÀI 3

Các bạn có bao giờ nhầm lẫn những cặp từ phát âm gần giống
nhau hoặc giống nhau hoàn toàn trong tiếng Anh không? Câu trả
lời ở đây là “có”. Có sự nhầm lẫn này một là vốn từ vựng của bạn
CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT


chưa nhiều đủ để phân biệt các cặp từ phát âm giống nhau trong
văn cảnh hai là bạn có sự nhầm lẫn trong cách phát âm một số từ
gần giống nhau trong tiếng Anh nên có những sự nhầm lẫn này. Và
đó chính là lí do khiến cho việc học nghe của các bạn gặp nhiều
khó khăn. Dưới đây là một số cặp từ đồng âm, tôi xin đưa ra để
giúp các bạn dễ dàng hơn khi học.

 Angel, Angle
+ Angel /'eindʒəl/ (n) = thiên thần
+ Angle /'æηgl/ (n) = góc (trong hình học)
 Dessert, Desert, Desert
+ Dessert /di'zə:t/ (n) = món tráng miệng
+ Desert /di'zə:t/ (v) = bỏ, bỏ mặc, đào ngũ
+ Desert /'dezət/ (n) = sa mạc

16

12


 Later, Latter
+ Later /`leitə/ (adv) = sau đó, rồi thì (thường dùng với động
từ thời tương lai)

 Affect, Effect
+ Affect /ə'fekt/ (v) = tác động đến
+ Effect /i'fekt/ (n) = ảnh hưởng, hiệu quả;
(v) = thực hiện, đem lại
 Emigrant, Immigrant

+ Emigrant /'emigrənt/ (n) = người di cư
+ Immigrant /'imigrənt/ (n) = người nhập cư
 Elude, Allude
+ Elude /i'lu:d/ (v) = tránh khỏi, lảng tránh, vượt ngoài tầm
hiểu biết.
+ Allude /ə'lu:d/ (v) = nói đến ai/cái gì một cách rút gọn hoặc
gián tiếp; ám chỉ; nói bóng gió

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

+ Latter /'lætə/ (adj) = cái thứ 2, người thứ 2, cái sau, người sau.

 Complement, Compliment
+ Complement /'kɒmpliment/ (n) = bổ ngữ
+ Compliment / 'kɒmplimənt/ (n) = lời khen ngợi

13

17


 Formerly, Formally
+ Formerly /'fɒ:məli/ (adv) = trước kia
+ Formally /'fɒ:mli/ (adv) = chỉnh tề (ăn mặc); chính thức
CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

 Heroin, Heroine
+ Heroin /'herəʊin/ (n) = (dược học) thuốc gây mê làm từ
moocphin, dùng trong ngành dược để gây ngủ hoặc giảm
đau, hoặc do người nghiện ma túy dùng; hêrôin

+ Heroine /'herəʊin/ (n) = nữ anh hung
 Cite, Site, Sight
+ Cite /sait/ (v) = trích dẫn
+ Site /sait/ (n) = địa điểm, khu đất (để xây dựng).
+ Sight /sait/ (n) = khe ngắm, tầm ngắm; quang cảnh, cảnh tượng;
(v) = quan sát, nhìn thấy
 Principal, Principle
+ Principal /'prinsəpl/ (n) = hiệu trưởng (trường phổ thông);
(Adj) = chính, chủ yếu.
+ Principle / 'prinsəpl/ (n) = nguyên tắc, luật lệ

18

14


 all, ale
+ all /ɔ:l/: tất cả, tất thảy, hết thảy, toàn thể, toàn bộ
+ ale /ɔ:l/: rượu bia
 altar, alter
CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

+ altar /ˈɔ:ltə(r)/: bàn thờ, bệ thờ, án thờ
+ alter /ˈɔ:ltə(r)/: thay đổi
 ate, eight
+ ate /et/: quá khứ của “eat”
+ eight /eɪt/: số 8.
 bail, bale
+ bail /beɪl/:+ tát (nước) trong thuyền ra bằng gàu
+ đóng tiền bảo lãnh

+ bale /beɪl/: kiện hàng
 bean, been
+ bean /bi:n /: hạt đậu
+ been /bi:n /: quá khứ phân từ của “be”
 bear, bare
+ bear /beə(r)/: (1) mang vác, (2) con gấu
+ bare /beə(r)/: trần trụi

15

19


 blew, blue
+ blew /blu:/: quá khứ của động từ “blow”
+ blue /blu:/: màu xanh

CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT

 boar, bore
+ boar /bɔ(r):/ lợn đực
+ bore /bɔɪ(r):/ (1) quá khứ của “bear”. (2) khoan. (3) tẻ nhạt,
nhạt nhẽo
 board, bored
+ board /bɔ:d/: tấm ván
+ bored /bɔ:d/: mệt mỏi, chán ngán
 bough, bow
+ bough /baʊ/: cành cây
+ bow /baʊ/: (1) cúi đầu. (2) cái cung. (3)
vòm. (4) cái nơ

 boy, buoy
+ boy /bɔɪ/: cậu bé
+ buoy /bɔɪ/: cái phao

20

16



×