Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------

NGUYỄN THỊ THU HOÀI

NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU
HUYỆN BA VÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------

NGUYỄN THỊ THU HOÀI

NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU
HUYỆN BA VÌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Khanh Vân

Hà Nội - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ khoa học này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu thu thập, các kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn thạc sỹ
khoa học này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hoài


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, các cô trong Khoa
Môi trường. Nhờ sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tình của các Thầy cô, tôi đã nắm rõ được
nhiều hơn những kiến thức cơ bản về chuyên ngành Khoa học Môi trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Khanh Vân - Viện Địa Lý, Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa
học này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các đồng chí làm việc tại UBND
huyện Ba Vì, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì, phòng Khí hậu Viện
Địa lý, Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong công tác thu thập số liệu, tài liệu để tôi có thể hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và cán bộ đồng nghiệp đã
giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi mong
nhận được sự góp ý của các Thầy cô và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hoài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Ý nghĩa của Đề tài ...............................................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................4
1.1. Lịch sử nghiên cứu SKH trên thế giới và ở Việt Nam .....................................4
1.1.1. Trên thế giới ...............................................................................................4
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................5
1.2. Các đề tài nghiên cứu về huyện Ba Vì, TP Hà Nội ..........................................6
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm khí hậu huyện
Ba Vì ........................................................................................................................7
1.3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì .................................................................7
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................14
1.3.3. Thực trạng phát triển du lịch Ba Vì ..........................................................18
1.3.4. Đặc điểm khí hậu huyện Ba Vì và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con
người, cho nghỉ dưỡng và phát triển du lịch ......................................................20

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................37
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................37
2.2.1. Phương pháp phân tích xử lí số liệu thống kê ..........................................37
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................37
2.2.3. Phương pháp phân loại SKH ....................................................................37
2.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên SKH ....................................38
2.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) ....................................38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................39
3.1. Thành lập bản đồ SKH sức khỏe con người phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng
huyện Ba Vì ...........................................................................................................39


3.1.1. Vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu thành lập bản đồ SKH phục vụ mục
đích du lịch và nghỉ dưỡng .................................................................................39
3.1.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ SKH cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng ...39
3.1.3. Hệ chỉ tiêu bản đồ SKH phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng huyện Ba Vì ..............39
3.2. Mô tả các đơn vị SKH huyện Ba Vì ...............................................................46
Từ vùng thấp lên vùng cao, từ nơi ít mưa đến nơi mưa vừa, mưa nhiều ở huyện
Ba Vì có 5 loại SKH sau: ...................................................................................46
3.2.1. Loại SKH IC3:..........................................................................................46
3.2.3. Loại SKH IIB2: ........................................................................................48
3.2.4. Loại SKH IIIB1:. ......................................................................................48
3.2.5. Loại SKH IVA1: ......................................................................................48
3.3. Đánh giá điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch huyện Ba Vì ..........................48
3.3.1 Lựa chọn đối tượng đánh giá .....................................................................48
3.3.2. Đánh giá điều kiện SKH đối với sức khỏe con người và phát triển du lịch
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .........................................................................49
3.4. Xác định thời gian hoạt động thích hợp với hoạt động du lịch và mùa vụ du
lịch huyện Ba Vì ....................................................................................................57

3.5. Đề xuất khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên SKH tại các vùng, điểm du
lịch thuộc huyện Ba Vì ..........................................................................................59
3.5.1. Vườn Quốc Gia Ba Vì ..............................................................................59
3.5.2. Các điểm du lịch thuộc sườn Đông núi Ba Vì .........................................61
3.5.3. Các điểm du lịch thuộc khu vực Hồ Suối Hai và vùng phụ cận ..............63
3.6. Định hướng khai thác tài nguyên SKH huyện Ba Vì phục vụ phát triển du
lịch, nghỉ dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội .......................................................67
3.6.1. Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt
động du lịch huyện Ba Vì ...................................................................................67
3.6.2. Một số kiến nghị giải pháp chính để khai thác tốt tài nguyên SKH huyện
Ba Vì đối với du lịch phục vụ phát triển kinh tế xã hội .....................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Diễn biến diện tích một số cây trồng chính .............................................. 13
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Ba Vì giai đoạn 2005 - 2012 ..... 14
Bảng 1.3 Tình hình khách du lịch đến Ba Vì giai đoạn 2008 - 2013....................... 19
Bảng 1.4 Bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì - lấy trạm
Láng, Hà Nội làm đại diện ....................................................................................... 21
Bảng 1.5 Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì ........... 21
Bảng 1.6 Số giờ nắng trung bình ngày các tháng và năm ở khu vực Ba Vì ............ 22
Bảng 1.7 Tốc độ gió trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì ............................. 22
Bảng 1.8 Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm ở khu vực Ba Vì ............................. 23
Bảng 1.9 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì ............... 24
Bảng 1.10 Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì .. 24
Bảng 1.11 Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì 25
Bảng1.12 Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng và năm ở khu vực Ba Vì ..... 25
Bảng 1.13 Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng và năm ở khu vực Ba Vì ... 26

Bảng 1.14 Biên độ nhiệt ngày trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì .............. 26
Bảng 1.15 Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm ở khu vực Ba Vì.................. 27
Bảng 1.16 Số ngày mưa trung bình tháng và năm trên địa bàn huyện Ba Vì .......... 28
Bảng 1.17 Lượng mưa ngày cực đại tháng và năm trên địa bàn huyện Ba Vì ........ 28
Bảng 1.18 Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm trên địa bàn huyện Ba Vì ... 29
Bảng 1.19 Độ ẩm không khí tối thấp trung bình tháng và năm trên địa bàn huyện
Ba Vì ........................................................................................................................ 29
Bảng 1.20 Độ ẩm không khí tối thấp tuyệt đối tháng và năm trên địa bàn huyện
Ba Vì ........................................................................................................................ 30
Bảng 1.21 Bốc hơi không khí trung bình tháng và năm trên địa bàn huyện Ba Vì . 30
Bảng 1.22 Số ngày sương mù trung bình tháng và năm trên địa bàn huyện Ba Vì . 30
Bảng 1.23 Số ngày sương muối trung bình tháng và năm trên địa bàn huyện Ba Vì... 31
Bảng 1.24 Số ngày mưa phùn trung bình tháng và năm trên địa bàn huyện Ba Vì . 31
Bảng 1.25 Số ngày dông trung bình tháng và năm trên địa bàn huyện Ba Vì ......... 31


Bảng 1.26 Phân bố các lần tố lốc một số năm ở khu vực huyện Ba Vì (1971-2007) .. 32
Bảng 1.27 Số ngày mưa đá trung bình tháng và năm trên địa bàn huyện Ba Vì ..... 32
Bảng 1.28 Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực huyện Ba Vì
(1960-2011) ............................................................................................................. 33
Bảng 1.29 Số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm ......................................... 34
Bảng 1.30 Số ngày nắng nóng gay gắt trung bình tháng và năm............................. 34
Bảng 1.31 Số ngày rét đậm trung bình tháng và năm .............................................. 35
Bảng 1.32 Số ngày rét hại trung bình tháng và năm ................................................ 35
Bảng 1.33 Số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm ............................................. 36
Bảng 1.34 Số ngày mưa rất lớn trung bình tháng và năm........................................ 36
Bảng 3.1 Danh sách các trạm khí tượng, trạm đo mưa khu vực nghiên cứu ........... 40
Bảng 3.2 Phân cấp nhiệt độ trung bình năm ............................................................ 42
Bảng 3.3 Phân cấp lượng mưa năm ......................................................................... 43
Bảng 3.4 Phân cấp sự xuất hiện của hiện tượng nắng nóng .................................... 43

Bảng 3.5 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người............................................. 50
Bảng 3.6 Phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe ............................................ 50
Bảng 3.7 Chuyển đổi mức độ đánh giá bảng 3.5 và 3.6 về cùng khung xếp hạng
mức độ thuận lợi và cho điểm số đánh giá ............................................................... 50
Bảng 3.8 Đánh giá mức độ thuận lợi của một số yếu tố khí hậu cơ bản ở Ba Vì .... 51
Bảng 3.9 Đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của nhiệt độ T (0C) và độ ẩm tương đối U
(%) so sánh với các vùng SKH của giản đồ SKH theo P.Đ. Nguyên, 2002 ............ 53
Bảng 3.10 Đánh giá số ngày mưa cho du lịch huyện Ba Vì .................................... 54
Bảng 3.11 Đánh giá số ngày mưa phùn cho du lịch huyện Ba Vì ........................... 54
Bảng 3.12 Đánh giá tổng hợp điều kiện SKH khu vực Ba Vì phục vụ mục đích du
lịch, nghỉ dưỡng ....................................................................................................... 55
Bảng 3.13 Đánh giá tổng hợp các loại SKH cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tại
huyện Ba Vì.............................................................................................................. 56


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...........................................................15
Hình 3.3 Bản đồ SKH phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội Thu từ
tỷ lệ 1/25.000 .............................................................................................................47
Hình 3.4 Giản đồ các vùng khí hậu với mức độ thích hợp cho sức khỏe con người
theo quan hệ nhiệt độ - độ ẩm tương đối...................................................................52
Hình 3.5 Vườn Quốc gia Ba Vì.................................................................................60
Hình 3.6 Hình ảnh một số khu du lịch thuộc Sườn Đông Núi Ba Vì .......................62
Hình 3.7 Hình ảnh Hồ Suối Hai. ...............................................................................63
Hình 3.8 Hình ảnh Du lịch Trang trại đồng quê .......................................................65


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA

STT


CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

1

SKH

Sinh khí hậu

2

CSLT

Cơ sở lưu trú

3

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

4

VNĐ

Việt Nam đồng

5


VQG

Vườn quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh khí hậu (SKH) là môn khoa học liên ngành giữa khí hậu học và sinh thái
học, nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu đối với cơ thể sống. Theo Trần Việt Liễn
“SKH người là một bộ phận của SKH nói chung, nhằm nghiên cứu các quá trình
tương tác môi trường khí hậu – con người từ các góc độ, từ những mục tiêu kacs
nhau, nó là một mảng quan trọng của bộ môn nghiên cứu khí hậu ứng dụng” [7].
Trong khoa học du lịch, SKH nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu,
thời tiết tác động lên cơ thể con người trong các hoạt động du lịch, tham quan, nghỉ
dưỡng, tìm hiểu, khám phá tự nhiên… Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi về
thời tiết, khí hậu của các loại hình du lịch khác nhau, nghiên cứ SKH chỉ ra từng
thời kỳ thuận lợi cho sức khỏe con người, cho từng loại hình du lịch, điều dưỡng cụ
thể, ở các vùng cụ thể. Nhờ có nó hoạt động du lịch ít bị ảnh hưởng do sự cố thời
tiết khí hậu một cách đáng tiếc, kinh tế du lịch thu được lợi nhuận cao.
Trong thời đại ngày nay bởi tính ứng dụng thực tiễn cao của nó nên SKH đang
được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và trên thế giới. Nghiên cứu SKH tại một khu
vực để đánh giá những ảnh hưởng do khí hậu, thời tiết đến con người, đến cơ cấu
cây trồng vật nuôi, đến cấu trúc thảm thực vật và đánh giá việc ứng dụng những lợi
thế đó của người dân bản địa đã phù hợp chưa từ đó đề xuất các đặc trưng SKH
phục vụ phát triển kinh tế, du lịch và canh tác của người dân địa phương.
Đến nay, đã có nhiều đề tài và nội dung nghiên cứu và sử dụng hợp lý tài
nguyên SKH đối với mục đích phát triển du lịch, phát triển lâm nghiệp…được nhiều
nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu, đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tại một
vùng lãnh thổ lớn và đã có hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên việc đánh giá đặc điểm tài

nguyên SKH và đề xuất hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này đối với một
vùng lãnh thổ nhỏ với quy mô địa giới hành chính của một huyện đã có nhưng chưa
nhiều. Thực tế quá trình vận động và phát triển cho thấy bất cứ một sự phát triển
nào cũng tuân theo quy luật nhất định, và ngày nay sự phát triển nhanh của ngành
công nghiệp đã và đang đem lại những hậu quả nhất định đối với môi trường làm
thay đổi hệ sinh thái, suy thoái tài nguyên….gây ô nhiễm môi trường do đó chủ
1


trương của Đảng và Nhà nước ta luôn định hướng lựa chọn định hướng phát triển
bền vững cho nền kinh tế đó là sản xuất phát triển phải đi đôi với sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cảnh
quan, khí hậu phục vụ phát triển du lịch từng bước được đề xuất để tận dụng lợi thế
và phát triển ngành công nghiệp không khói mang lại nguồn thu lớn cho các địa
phương nói riêng và đóng góp lớn vào ngân sách cả nước nói chung.
Sau khi mở rộng, thành phố Hà Nội hiện nay có tổng diện tích tự nhiên là
334.470,02ha gồm 30 quận, huyện; dân số là 6.232.940người. Trong đó huyện Ba
Vì là một huyện miền núi ở phía Tây thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển
du lịch bởi được hội tụ đủ các lợi thế về địa hình, địa mạo…và truyền thống văn
hóa Xứ Đoài đậm đà bản sắc. Trong những năm qua, mặc dù với áp lực suy thoái
kinh tế toàn cầu nhưng huyện Ba Vì vẫn giữ được vị trí là một trong các huyện có
tốc độ phát triển kinh tế ổn định mà không thể không kể đến đóng góp rất lớn từ
nhóm ngành dịch vụ - du lịch của huyện.
Với vị trí địa lý thuận lợi nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam giáp với tỉnh
Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc trên địa phận huyện có dãy núi Ba Vì tạo nên lợi thế cảnh
quan và sự phân hóa địa hình hình thành đai khí hậu theo địa hình khác nhau, và sự
phân bố thảm thực vật khác nhau do đó VQG Ba Vì có đa dạng sinh học cao. Ngoài
các đặc điểm về khí hậu, đa dạng sinh học, VQG Ba Vì còn có giá trị văn hóa tâm
linh của người Việt Nam với đền thờ Đức Thánh Tản, đền thờ Bác Hồ. Xung quanh
khu vực VQG Ba Vì có nhiều cảnh quan đẹp Ao Vua, Suối Tiên, Hồ Suối Hai, khu

di tích lịch sử K9 - Đá Chông, các tài nguyên trong lòng đất cũng tạo nên tiềm năng
du lịch cho huyện Ba Vì như mỏ khoáng nóng tại xã Thuần Mỹ. Nhờ lợi thế về thời
tiết, khí hậu nên huyện Ba Vì ngoài những tài nguyên du lịch tự nhiên, trên địa bàn
huyện còn có các nguồn tài nguyên du lịch nhân tạo đó là các khu trang trại nuôi
trồng các loại cây, con cho các sản phẩm nông sản đã trở thành thương hiệu của
huyện Ba Vì như khu dược liệu của Người Dao, chè Ba Trại, sữa Ba Vì, khoai lang
Đồng Thái hay các khu Nông trường nay đã được đầu tư thành các khu trang trại
phục vụ du lịch nghiên cứu.

2


Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Xứ Đoài và đã có nhiều
năm công tác tại khu vực, học viên nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch huyện Ba
Vì rất lớn đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Hơn nữa, trên địa giới hành
chính Huyện có dãy núi Ba Vì đã tạo nên sự phân hóa địa hình và nét đặc trưng
riêng cho khí hậu vùng thủ đô Hà Nội điều này có cơ sở để nghiên cứu đánh giá
nguồn tài nguyên SKH trên địa bàn huyện. Do đó học viên lựa chọn vùng lãnh thổ
huyện Ba Vì để nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp khóa học với đề tài “Nghiên
cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ đặc điểm và vai trò (ảnh hưởng) SKH huyện Ba
Vì đối với sức khỏe con người trong các hoạt động sống nói chung và trong các
hoạt động kinh tế du lịch, nghỉ dưỡng nói riêng.
- Đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của tài nguyên SKH huyện Ba Vì cho
một số loại hình du lịch, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì theo
hướng sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên của huyện.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu SKH.
- Làm rõ đặc điểm SKH và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người phục vụ

nghỉ dưỡng tại lãnh thổ nghiên cứu huyện Ba Vì.
- Xây dựng bản đồ SKH người nhằm mục đích dân sinh, du lịch và nghỉ dưỡng
huyện Ba Vì.
- Phân tích, đánh giá điều kiện SKH phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng tại huyện Ba
Vì. Từ đó đề xuất, kiến nghị để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này cho phát triển
du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội huyện nói chung.
4. Ý nghĩa của Đề tài
Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào
việc nghiên cứu sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên SKH của một vùng lãnh thổ nhỏ
với quy mô huyện nhưng có đặc thù phân hóa địa hình, khí hậu. Góp phần vào các
tài liệu tham khảo để đề xuất định hướng phát triển du lịch huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội theo hướng sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên tại chỗ.
3


Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu SKH trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ cho mục đích du
lịch, nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh….được các nhà địa lí, nhà y học, tâm lý học
và những người yêu thích thiên nhiên quan tâm. Nhiều nhà địa lí Liên Xô (A.G.
Ixatrenco, V.G.Preobragiexki, L.Y.Mukhina….) xác định đây là một hướng ứng
dụng quan trọng của địa lí bên cạnh việc phục vụ các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp, xây dựng và quy hoạch.
Các nhà địa lí Liên Xô đã có các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên
phục vụ giải trí (1973) đã tiến hành nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa
điểm du lịch (Kadanxkaia, 1972; Sepier, 1973). Một số nhà địa lí cảnh quan của
trường Đại học Tổng hợp Matxcơva như E.Đ.Xirnova, V.B.Nhefeđova,
L.G.Svittrenco đã tiến hành nghiên cứu các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ
dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô trước đây. Nhà địa lí B.N. Likhanop, 1973 đã xác định

tài nguyên nghỉ ngơi giải trí là một dạng đặc biệt của tài nguyên thiên nhiên và việc
nghiên cứu chúng là một nhiệm vụ quan trọng của địa lí giải trí - một nhánh mới
của địa lí tự nhiên.
Các nhà địa lí Mỹ như Bona, 1918; Davis, 1971; nhà địa lí Anh H.Robinson và
các nhà địa lí Canada như Vofo, 1966; Henayno, 1972 cũng đã tiến hành đánh giá
và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch.
Các nhà địa lí Ba Lan như Kostrovixki, 1970; Vacdunx, 1973 đã xác định
dung lượng tối ưu khách du lịch cho mỗi cảnh quan tự nhiên và các nhà khoa học
Tiệp Khắc đã tiến hành đánh giá và thành lập các bản đồ tài nguyên du lịch cả về tự
nhiên cũng như văn hóa, lịch sử (Mariot, 1971; Sulavikova, 1973). Trong vòng hai
mươi năm trở lại đây, môn địa lí giải trí hay địa lí du lịch ra đời và đã được sự
hưởng ứng rộng rãi của nhiều nhà địa lí trên thế giới với nhiều công trình nổi tiếng
của Koliarop, H.Robinson…Nhiều nhà địa lí du lịch đã xác định đối tượng nghiên
cứu của địa lí du lịch là các hệ thống lãnh thổ du lịch hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du

4


lịch , trong đó cũng đã xác định các điều kiện tự nhiên được khai thác phục vụ mục
đích du lịch là các điều kiện để phát triển du lịch như là một thành phần, một phân
hệ của hệ thống [2].
1.1.2. Ở Việt Nam
Cùng với sự khởi sắc của hoạt động du lịch trong những năm đầu của thập niên
90 của thế kỉ XX thì việc nghiên cứu phục vụ du lịch cũng đã có những bước tiến
quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó các điều kiện tự nhiên đã là đối
tượng nghiên cứu của nhiều công trình. Các công trình này đã giải quyết được một số
vấn đề cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn của việc đánh giá riêng biệt các thành
phần tự nhiên cũng như đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên để phát triển du
lịch. Đặc biệt có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tổ chức lãnh thổ du lịch
Việt Nam (Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi); phân loại

khí hậu Kopen và một số ứng dụng trong công tác du lịch (Vũ Bội Kiếm), tiềm năng
phát triển du lịch Việt Nam (Nguyễn Trần Cầu…), phân tích cấu trúc sinh thái cảnh
quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam, xây dựng hệ thống chỉ
tiêu phân vùng du lịch Việt Nam (Lê Thông), đánh giá và khai thác điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì phục vụ mục đích du lịch (Đặng Duy Lợi), cơ
sở khoa học cho việc xây dựng tuyến điểm du lịch (Phạm Trung Lương),…và nhiều
công trình có giá trị lý luận và thực tiễn. Các công trình này đã đánh giá được thực
trạng nguồn tài nguyên khí hậu, cảnh quan của các vùng lãnh thổ, đưa ra các đề xuất
sử dụng khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên này cho các mục đích khác nhau trong
đó chủ yếu là đánh giá tiềm năng và định hướng khai thác cho phục vụ mục đích du
lịch, nghỉ dưỡng của các vùng lãnh thổ tùy điều kiện hợp lý thích hợp của từng vùng.
Các công trình nghiên cứu về SKH người trên thế giới, đặc biệt là các tác giả
Việt Nam như: Đào Ngọc Phong, Trần Việt Liễn, Đặng Kim Nhung, Nguyễn
Khanh Vân…Các tác giả với kết quả nghiên cứu của mình đã thành lập được bản đồ
SKH các vùng miền trên cả nước, từ đó đề xuất định hướng khai thác sử dụng các
nguồn tài nguyên SKH này cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng, phục vụ cho phát
triển lâm nghiệp, canh tác… phục vụ phát triển kinh tế, du lịch cho các vùng, miền
góp phần đề xuất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát huy lợi thế
của các vùng lãnh thổ.
5


1.2. Các đề tài nghiên cứu về huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Đối với thành phố Hà Nội nói chung và huyện Ba Vì nói riêng đã có các công
trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất hợp lý, quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội trong đó quan tâm và ưu tiên phát triển du lịch huyện Ba Vì song nghiên cứu
SKH để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này là hướng mới mẻ. Đề tài nhằm góp
phần hoàn thiện hơn việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên đặc biệt là điều kiện SKH
cho mục đích du lịch, cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội nói
chung và huyện Ba Vì nói riêng.

Trong chiến lược phát triển thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì, thì định hướng
phát triển du lịch theo hướng bền vững luôn được quan tâm. Cụ thể:
+ Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án PTS
khoa học Địa lí - Địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
+ Quyết định 1259/QĐ - TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050
(trong đó đối với huyện Ba Vì chủ yếu là phát triển du lịch cảnh quan, nghỉ
dưỡng… để phát triển được loại hình du lịch này yếu tố SKH vô cùng quan trọng).
+ Nghị quyết số 09 - NQ/HU ngày 31/3/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ
huyện Ba Vì về phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 và phương
hướng nhiệm vụ các năm tiếp theo.
+ Kế hoạch số 81/KH - UBND của UBND huyện Ba Vì về phát triển du lịch
huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015.
+ Tháng 2 năm 2014, Bộ văn hóa thể thao và du lịch đã có văn bản chấp thuận
cho UBND thành phố Hà Nội xây dựng quy hoạch phát triển khu vực Ba Vì - Suối
Hai thành hai khu du lịch Quốc gia đến năm 2020, định hướng đến 2030.
+ Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì đến năm 2030.
+ Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng
đến 2030.
+ Các kế hoạch, chương trình quảng bá du lịch hàng năm của huyện.

6


1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm khí hậu
huyện Ba Vì
1.3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ba Vì nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, được giới hạn bởi tọa

độ địa lý: Từ 20055' đến 21010' vĩ độ Bắc, từ 105018' đến 105032' kinh độ Đông.
Phía Tây khu vực tiếp giáp tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông
giáp huyện Phúc Thọ và Thạch Thất (Hà Nội), phía nam giáp huyện Thạch Thất
(Hà Nội) và tỉnh Hòa Bình. Khu vực có tuyến đường thủy là Sông Hồng và Sông
Đà, đường bộ đi qua là quốc lộ 32 và quốc lộ 21, ngoài ra còn có các tuyến tỉnh lộ
như 411, 412, 413, 414, 415, 416, 418. Tiếp giáp với khu công nghiệp Việt Trì, thuỷ
điện Hoà Bình và là tuyến phòng thủ phía tây của thủ đô Hà Nội. Khu vực nghiên
cứu có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh của thành phố.
Vị trí địa lý tạo nên tính đặc thù về phân hóa cảnh quan cũng như các điều
kiện cho phát triển kinh tế xã hội - những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp hình
thành nên bộ mặt cảnh quan hiện tại của khu vực này. Về mặt tự nhiên, khu vực
nghiên cứu nằm ở rìa phía tây của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, dọc hữu ngạn
Sông Đà, nơi tiếp giáp giữa các hệ núi, đồi và đồng bằng tạo nên tính đa dạng cao
về cấu trúc cảnh quan. Phía bắc núi Ba Vì là đồng bằng bóc mòn chân núi thuận lợi
cho việc đắp đập, xây dựng hồ nước phục vụ sản xuất như hồ Suối Hai, hồ Đồng
Mô,...cùng với hệ động thực vật phong phú của VQG Ba Vì, tạo nên giá trị kinh tế,
thẩm mỹ và giá trị khoa học cao. Về giá trị văn hóa, núi Ba Vì đã đi vào văn hóa
tâm linh của người Việt Nam với đền thờ Đức Thánh Tản và nền văn hóa xứ Đoài.
Tài nguyên đá ong, là nguyên vật liệu xây dựng đặc trưng cho người dân Ba Vì Sơn Tây, tạo nên nét văn hóa kiến trúc độc đáo như làng cổ Đường Lâm, thành cổ
Sơn Tây,…Khu vực cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 45 km với hệ thống giao
thông thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa, hình thành các kiểu sử dụng đất phong
phú, cộng với quá trình đô thị hóa nhanh đã tạo nên những cảnh quan văn hóa đặc thù
trong khu vực.

7


1.3.1.2. Địa hình, địa mạo
Từ kết quả nghiên cứu, tổng quan các tài liệu có sẵn địa hình và các quá trình
địa mạo khu vực Sơn Tây - Ba Vì có các đặc điểm chính như sau:

a) Đặc điểm trắc lượng hình thái địa hình
Địa hình khu vực mang tính chất phân bậc khá rõ nét, được tạo bởi hệ thống địa
hình núi thấp và trung bình, vùng đồi gò rồi chuyển tiếp xuống khu vực đồng bằng.
- Địa hình núi thấp và trung bình: độ cao tuyệt đối từ 600 - 700m trở lên, phân
bố ở phía Nam huyện Ba Vì, thuộc VQG Ba Vì. Khối núi Ba Vì có dạng vòm - khối
tảng, nguồn gốc kiến tạo - xâm thực, qua các pha tân kiến tạo nâng lên bị xâm thực,
bào mòn thành các bậc - vai núi là những mặt bằng cục bộ. Từ dưới lên có thể quan sát
thấy mặt bằng 400m, 600m, có chiều dài 700 - 800m, rộng 200 - 300m [28].
- Địa hình đồi: địa hình đồi bóc mòn - xâm thực phân bố ở vùng chuyển tiếp
từ chân núi Ba Vì xuống khu vực thềm sông và đồng bằng. Đây là một bề mặt được
hình thành bởi các quả đồi cao đều nhau, xấp xỉ 40m, đỉnh bằng phẳng, cấu tạo
bằng đá gốc phiến sét, có nơi bằng trầm tích của kỷ Đệ Tam. Bề mặt độc đáo này là
các pediment - đồng bằng bóc mòn chân núi, là dạng địa hình thuận lợi cho việc xây
dựng các hồ nước như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh và các hồ nhân
tạo khác có giá trị thực tiễn cao. Cũng trên khu vực này, gần khu vực hồ Suối Hai,
còn lộ ra lòng sông cổ của kỷ Đệ Tam với hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam, có
thành phần thạch học là cuội kết, cát kết, sét bột kết. Địa hình này được hình thành
trên nền đá vững chắc, hình thái nhấp nhô lượn sóng tạo cảnh quan đặc sắc, đóng
vai trò vừa là tài nguyên du lịch, vừa là mặt bằng lý tưởngphục vụ xây dựng đô thị.
- Địa hình đồng bằng: phân bố chủ yếu ở phía bắc và một phần phía đông
khu vực. Độ cao của bề mặt địa hình này đạt từ 4-5m đến 8-10m so với mực nước
biển hiện nay, được cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích tuổi Holocen (còn gọi là phù
sa mới). Bề mặt địa hình đồng bằng hiện nay bị chia cắt rất mạnh bởi các hệ thống
sông, kênh mương và đê đập. Quá trình địa mạo chiếm ưu thế hiện nay là rửa trôi bề
mặt, xói lở bờ, tích tụ do sông dưới tác động của cả các nhân tố địa mạo tự nhiên và
lẫn hoạt động của con người. Tuy nhiên, địa hình này vẫn được sử dụng chủ yếu
trong sản xuất nông nghiệp và hiện nay, địa hình này có thể nghiên cứu để phát
triển loại hình du lịch sản phẩm nông nghiệp trang trại đồng quê.
8



b) Đặc điểm các kiểu nguồn gốc địa hình
Bản đồ địa mạo được xây dựng dựa trên nguyên tắc nguồn gốc - lịch sử phản
ánh các bề mặt đồng nhất về hình thái - nguồn gốc và cùng tuổi. Các bề mặt được
phân chia chủ yếu thuộc các nhóm: bóc mòn tổng hợp, bóc mòn xâm thực, địa hình
dòng chảy và địa hình tự nhiên - nhân sinh. Theo cách phân loại này, khu vực nghiên
cứu bao gồm các dạng địa hình thuộc các nhóm nguồn gốc như sau:
(i) Địa hình bóc mòn tổng hợp, bao gồm:
- Bề mặt san bằng cao 800 - 1200 m, tuổi Miocen muộn: Bề mặt này trong
khu vực nghiên cứu có diện tích rất nhỏ hẹp, tồn tại ở bề mặt cao từ 800 - 1200m
gần đỉnh núi Ba Vì (cao 1295m). Sự tồn tại của bề mặt này minh chứng cho quá
trình nâng cao địa hình ở vùng nghiên cứu.
- Bề mặt san bằng cao 400 - 600m, tuổi Pliocen sớm: Bề mặt này hình thành
do sự liên kết các di tích dạng các vai núi ở sườn núi Ba Vì. Các bề mặt này thường
khá bằng phẳng, ở độ dốc khoảng 3 -120, lớp vỏ phong hóa mỏng.
- Bề mặt pediment Pliocen muộn bị chia cắt bởi các sườn rửa trôi bề mặt, dốc
8 - 120, cao 30 - 40m: Đây là bề mặt phát triển rộng trên diện tích các gò đồi, là nơi
chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, phân bố ở chân núi Ba Vì, huyện Ba Vì.
Quá trình hình thành bề mặt chủ yếu do hoạt động rửa trôi bề mặt do nước mưa khí
quyển và xâm thực yếu (giai đoạn tạo máng xói). Quá trình này tạo ra trong bề mặt
chỗ bị rửa trôi, chỗ được tích tụ tạo cho bề mặt càng ngày càng mềm mại. Bề mặt
pediment phát triển trên đá cát bột kết, đá phiến sét của hệ tầng Sông Bôi (T2 - 3sb)
và đá phun trào riodaxit của hệ tầng Viên Nam (T1 vn). Hiện nay bề mặt này bị phong
hóa mạnh mẽ, độ dốc của bề mặt này khoảng 3 - 80.
(ii) Địa hình nguồn gốc bóc mòn - xâm thực, bao gồm:
- Sườn bóc mòn trọng lực, độ dốc >300: Loại sườn này phát triển trên đá
phun trào riodaxit thuộc hệ tầng Viên Nam với độ dốc trên 450. Sự thành tạo sườn
liên quan đến các hoạt động xâm thực giật lùi, cắt ngược vào mặt ép đá phun trào
của các suối nhánh tác động vào đá cứng. Sự xuất hiện của loại sườn này liên quan
đến hoạt động nâng cao địa hình ở núi Ba Vì.


9


- Sườn xâm thực bóc mòn cao >40m (núi Ba Vì), độ dốc >20 0: Phân bố ở
sườn phía Tây núi Ba Vì. Trắc diện sườn thẳng hoặc lồi, độ dốc thay đổi từ 20 - 300.
Bề mặt sườn có lớp vỏ phong hóa mỏng, thực vật phát triển. Thung lũng suối cắt
vào sườn này có đáy mở rộng dạng chữ U. Đặc điểm kiểu sườn cho thấy sườn đã
trải qua thời kỳ xâm thực mạnh, đến nay đã yếu dần đi.
- Sườn rửa trôi bề mặt, cao 40 - 80m, độ dốc 10 - 150: Ở khu vực nghiên cứu
loại sườn rửa trôi bề mặt thống trị trên các dạng địa hình đồi núi sót phần lớn cao 40
- 50m, đôi khi tới 100m, phân bố chủ yếu ở xã Sơn Đà, Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Thụy
An (huyện Ba Vì); xã Vị Thủy, Cổ Đông (thị xã Sơn Tây). Đặc điểm của loại sườn
này là phát triển trên đá phun trào của hệ tầng Viên Nam (T1 vn); đá cát kết, bột kết
của hệ tầng Phan Lương.
(iii) Địa hình nguồn gốc dòng chảy, bao gồm:
- Bề mặt tích tụ hỗn hợp sông - lũ, tuổi Pleistocen giữa - muộn: Bề mặt này
có độ cao lớn nhất trong phạm vi nghiên cứu, từ 20 - 40m, phân bố ở phía tây sông
Tích. Bề mặt được cấu tạo bởi trầm tích sông - lũ tuổi tuổi Pleistocen giữa - muộn
thuộc hệ tầng Hà Nội (apQ12-3 hn), tương đương với thềm bậc 2 của sông Hồng,
đồng sinh với nó, nhưng khác đôi chút về nguồn gốc.
- Thềm sông bậc II tuổi Pleistocen giữa - muộn: Phân bố chủ yếu ở phía tây
sông Tích đoạn qua huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây. Nền móng của bậc thềm này rất
rắn chắc, phù hợp để quy hoạch làm điểm dân cư và khai thác vật liệu xây dựng.
- Thềm sông bậc I, tuổi Pleistocen muộn: Thềm sông cao 12 - 14m, được bảo
tồn tốt, phân bố ở phía nam sông Hồng. Về mặt hình thái, đây là một đồng bằng lượn
sóng thoải, không bị sông chia cắt. Bề mặt thềm được tích tụ từ những tích tụ bở rời
gồm sét, bột, cát,… của hệ tầng Vĩnh Phúc (aQ12 vp). Đất canh tác trên bề mặt này
kém màu mỡ do xuất hiện tầng loang lổ đỏ, có khi xuất hiện cả đá ong.
- Bãi bồi trong đê: Đây là dạng địa hình có diện tích rất lớn, cao 6 - 7m, thể

hiện quá trình hoạt động mạnh mẽ của hệ thống sông Hồng, trong thời kỳ Holocen
muộn. Đồng bằng được cấu tạo bởi các thành tạo của hệ tầng Thái Bình (aQ 23 tb)
phân bố chủ yếu dọc các lòng sông cổ và hiện đại. Cơ chế hình thành của dạng đồng
bằng này là hoạt động xâm thực và bồi tụ trực tiếp của động lực dòng chảy sông với
10


các quá trình bồi đắp và đổi dòng trong lịch sử thành tạo. Do cơ chế thành tạo như
vậy, hình thái bề mặt đồng bằng có dạng lượn sóng rất thoải. Bề mặt đồng bằng bị
chia cắt bởi hệ thống dòng chảy nhỏ và rất nhiều ao hồ thể hiện dấu tích lòng sông
cổ tạo ra sự đan xen giữa các ô trũng với các bề mặt nổi cao.
- Bãi bồi ngoài đê: Nằm trong giới hạn hệ thống đê chống lũ hai bên bờ
sông. Đây là kiểu địa hình trẻ nhất, được thành tạo và luôn chịu tác động bởi dòng
chảy sông liên tục cho đến nay.
1.3.1.3. Đặc điểm thuỷ văn
Kết quả nghiên cứu công bố trong các tài liệu cho thấy, phạm vi lãnh thổ khu
vực Sơn Tây - Ba Vì có nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú, đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
* Nước mặt
- Hệ thống sông: sông chính chảy qua là sông Đà. Sông Đà là một phụ lưu
của sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy theo hướng tây bắc đông nam trên địa phận Lai Châu và Sơn La, đến Hoà Bình sông ngoặt lên đông
bắc, đổ vào Sông Hồng ở Trung Hà, chiều dài sông Đà chảy qua khu vực nghiên
cứu khoảng 20km.
- Hệ thống suối: Khối núi Ba Vì được nâng vòm tân kiến tạo nên hình thành
mạng thuỷ văn toả tia điển hình với các dòng chảy sườn Tây và Tây Nam ngắn hơn
so với ở sườn Bắc và Đông Bắc. Ở phía Bắc và phía Đông, có các suối lớn chảy
vào sông Hồng là suối Đô, Chằm Sỏi, Chằm Me, Quanh, Bơn, Yên Cư, Cầu
Rồng tạo nên các thung lũng nửa kín như Xóm Chóng, Xóm Muỗi, Đồng Vàng,
Xóm Xuân, Xóm Nghe,...Các suối này chảy theo hướng bắc đông bắc và đổ vào
hồ Suối Hai hoặc vào sông Hồng. Phía tây núi Ba Vì, các suối thường ngắn và

dốc, bắt nguồn từ núi Ba Vì và đổ vào sông Đà như các suối Mít, suối Ninh, suối
Ngòi Lạt,…tạo nên các thung lũng nửa kín. Mạng lưới sông suối chia cắt mạnh
mẽ địa hình với mật độ chia cắt ngang từ 1,2 - 2km/km2. Các suối có tính chất
ngắn, dốc, thung lũng hẹp nên khi mưa to nước dâng lên rất nhanh, chênh lệch so
với mức bình thường là +2m đến +3m, tuy nhiên rút rất nhanh vì khu vực có
nhiều hồ, đầm và các con sông lớn.
11


- Hệ thống hồ, đầm:Trong vùng có hồ nhân tạo như: Đồng mô - Ngải Sơn, Hồ
Hooc Cua (Tản Lĩnh) Hồ Suối Hai ngoài ra còn có 24 hồ nhỏ dung tích 10 triệu m3.
Một số suối có lượng nước đã tạo nên những thác nước rất đẹp như
thác Ao Vua, thác Hương, thác Ngà Voi, thác suối Tiên….Hồ Suối Hai là hồ nhân tạo
nằm dưới chân núi Ba Vì, thuộc địa bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì diện tích khoảng
10km2 (được xây dựng và hoàn thành năm 1958). Đây là hồ chứa đa mục tiêu: thủy lợi
cho các cánh đồng lúa ở Ba Vì, điều tiết lũ sông Tích, cải thiện môi trường, phát triển
du lịch,…Hồ Đồng Mô cũng là một hồ nhân tạo thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và một
phần huyện Ba Vì. Hồ có diện tích lưu vực khoảng 96,0km2, dung tích 84,5triệu m3
được thi công năm 1970, hoàn thành năm 1974 có nhiệm vụ cấp nước tưới trên 5.300
ha. Khu vực hồ Đồng Mô hiện nay thuộc khu du lịch Làng Văn hóa du lịch các dân tộc
Việt Nam nên mực nước hồ lớn nhất được hạ từ +23,25m xuống +20,0m và mực nước
chết dâng từ +13,0m lên +18,0m. Do phải duy trì mực nước tối thiểu trong hồ để phục
vụ du lịch nên thực tế hồ Đồng Mô chỉ tưới được khoảng 1.082ha đất.
* Nước ngầm
Vùng núi Ba Vì có các mạch nước ngầm phong phú, một số nguồn nước
ngầm có độ khoáng hóa cao như nước khoáng Tản Viên (Tản Lĩnh), nước khoáng
nóng Thuần Mỹ. Nguồn nước ngầm mạch sâu có chất lượng nước tốt và đảm bảo
cung cấp đủ nhu cầu cho toàn vùng và các vùng lân cận (Tây Đằng, Phúc Thọ).
Trong phạm vi lãnh thổ khu vực, có 2 dạng tồn tại nước dưới đất là nước lỗ
hổng và nước khe nứt. Các tầng chứa nước lỗ hổng tập trung chủ yếu ở ven sông

Hồng, sông Đà, ở thung lũng giữa núi, ven các sông suối nhỏ. Hệ tầng chứa nước có
thể phân làm hai tầng: tầng chứa nước bên trên là cát pha, cát thô, cát hạt thô và
tầng chứa nước bên dưới (tầng chứa nước cơ sở) cấu tạo bởi cát thô và sỏi cuội.
Chất lượng nước nhìn chung đạt tiêu chuẩn, trừ một số bị ô nhiễm do vi trùng và
hàm lượng sắt trong nước cao. Các tầng chứa nước khe nứt phân bố rộng trên bề
mặt chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn vùng. Khối lượng nước chủ yếu do sử dụng trữ
lượng tĩnh tự nhiên của các tầng chứa nước. Sự phục hồi trữ lượng khai thác chủ
yếu do nước mưa thấm, nước mặt ngấm; nguồn xuất lộ ra sông suối của nước ngầm
và lượng thấm xuyên từ các tầng lân cận vào khoảng 20 - 30%.
12


1.3.1.4. Lớp phủ sử dụng đất
- Lớp phủ rừng: Tổng diện tích đất có rừng trên toàn huyện là 11.134ha, chiến
26% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện và 40% diện tích đất lâm nghiệp toàn Thành
phố. Rừng ở Ba Vì phân bố tập trung ở 17/31 xã, thị trấn, trong đó tập trung chủ yếu ở
7 xã miền núi thuộc vùng đệm VQG Ba Vì. Đây là nguồn tài nguyên phong phú đặc
biệt là khu rừng nguyên sinh được lưu trữ trong VQG Ba Vì tập trung ở độ cao từ
400m trở lên tạo nên nguồn dự trữ gen quý và đa dạng sinh học phong phú góp phần
trong nghiên cứu và tạo sự hấp dẫn du khách trong hoạt động du lịch.
- Lớp phủ cây trồng nông nghiệp: Hoạt động phát triển nông nghiệp diễn ra
trên toàn khu vực nghiên cứu, song tập trung nhiều nhất ở khu vực đồng bằng trong
đó tập trung một số loại cây có hiệu quả kinh tế và ngày càng có sự chuyển đổi cây
trồng phù hợp với đặc điểm khu vực và nâng cao giá trị sản xuất đặc biệt là các loại
có giá trị kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực như cây Chè, Khoai lang, cây lúa.
Đây là khu vực hình thành vùng canh tác nông nghiệp có hiệu quả kinh tế và là một
trong những loại hình sản phẩm du lịch đang được quan tâm.
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích một số cây trồng chính (ha)
Nhóm cây trồng


2005

2010

2011

2012

2013

Cây lương thực có hạt

17.523

17.173

17.377

17.347

17.707

Cây hàng năm

26.784

26.358

26.472


24.607

24.498

Cây công nghiệp lâu năm

1.401

1.719

1.709

1.742

1.508

Cây ăn quả

1.836

1.983

1.937

1.894

1.986

(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2013)


- Lớp phủ đất khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp
trên địa bàn huyện chủ yếu là Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Theo số liệu thống kê
năm 2012, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì là 4.508 cơ sở
tập trung chủ yếu tại một số xã Cam Thượng, xã Vật Lại với tổng quy mô 37,76ha. Các
làng nghề, ngành nghề truyền thống được duy trì và phát triển như chế biến chè búp
khô (Ba Trại), sản xuất nón lá (Phú Châu), chế biến kén tằm (Thuần Mỹ) và chế biến
tinh bột sắn đao đót (Minh Quang) tại Ba Vì.

13


1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1.Hiện trạng kinh tế
Thực trạng phát triển kinh tế: Kinh tế xã hội huyện Ba Vì những năm gần đây đã
đạt được những kết quả đáng kể. Tổng giá trị tăng thêm từ 5.145tỷ đồng năm 2011 tăng
lên 9.700tỷ đồng năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011- 2015 đạt
13,5% . Trong đó nhóm ngành dịch vụ - du lịch tăng 16,8%; nhóm ngành nông - lâm
nghiệp - thủy sản tăng 10,5% ; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 10,4% .
Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 có sự chuyển biến theo hướng tích cực: Nhóm
ngành Dịch vụ - Du lịch 52%; nhóm ngành Nông - lâm nghiệp- thủy sản 31% ;
nhóm ngành công nghiệp - xây dựng 17%. Thu nhập bình quân đầu người năm
2015 đạt 35 triệu đồng.
Trong giai đoạn 2001 - 2012 quy mô và nhịp độ tăng trưởng có xu hướng tăng
lên. Tổng giá trị sản xuất tăng từ 1.275tỷ đồng năm 2005 lên 3297 tỷ đồng năm 2012
(giá ss 94), tăng bình quân hàng năm 11%/năm giai đoạn 2001 - 2005 và 20,9%/năm
giai đoạn 2006 - 2012, riêng năm 2012 tăng 64,7% so với năm 2010 .
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Ba Vì giai đoạn 2005 - 2012
Tăng trƣởng
bq (%)


Đơn vị
tính

2005

Tổng GTSX, giá ss94

Tỷ đồng

1275

1843

- Nông, lâm – ngư nghiệp

Tỷ đồng

600

- Công nghiệp và xây dựng

Tỷ đồng

- Dịch vụ

Chỉ tiêu

2008

2012

20012005

20062012

3297

11,0

20,9

1050

1271

7,8

16,2

260

400

647

11,2

20,0

Tỷ đồng


415

393

1379

13,9

27,1

Tổng GTTT của huyện, giá ss94

Tỷ đồng

730

1046

1545,1

10,3

16,2

- Nông, lâm – ngư nghiệp

Tỷ đồng

340


520

438,5

6,5

5,2

- Công nghiệp và xây dựng

Tỷ đồng

85

171

211,6

12,3

20,0

- Dịch vụ

Tỷ đồng

305

355


895,0

15,0

24,0

Tổng GTTT của huyện, giá hh

Tỷ đồng

1050

2284

4311

14


Tăng trƣởng
bq (%)

Đơn vị
tính

2005

- Nông, lâm – ngư nghiệp

Tỷ đồng


532.8

1154

1662

- Công nghiệp và xây dựng

Tỷ đồng

138,4

384

846

- Dịch vụ

Tỷ đồng

379

746

1803

Cơ cấu (GTTT)

%


100

100

100

- Nông, lâm – ngư nghiệp

%

50,7

50,5

38,6

- Công nghiệp và xây dựng

%

13,2

16,8

19,6

- Dịch vụ

%


36,1

32,7

41,8

Triệu đồng

4,0

8,6

15.9

Chỉ tiêu

GTTT/người (hh)

2008

2012
20012005

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030)

Hình 1.1. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

15


20062012


×