ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------
Nguyễn Văn Minh
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH
VNREDSat-1 CỦA VIỆT NAM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI (THỬ NGHIỆM
TẠI KHU VỰC THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------
Nguyễn Văn Minh
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH
VNREDSat-1 CỦA VIỆT NAM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI (THỬ NGHIỆM
TẠI KHU VỰC THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG)
Chuyên Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ BẢO HOA
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình học cũng nhƣ hoàn thành Luận văn này, tôi
đã nhận đƣợc sự giảng dạy tận tình, sự giúp đỡ quý báu của Quý thầy cô trƣờng
Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự định hƣớng, chỉ bảo và hƣớng dẫn nhiệt
tình, khoa học trong nghiên cứu của TS. Đinh Thị Bảo Hoa.
Tôi cũng vô cùng biết ơn Quý thầy cô trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
- Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Khoa Địa lý đã truyền dạy
kiến thức cần thiết để tôi có thể thực hiện đề tài.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Cục Viễn thám Quốc gia, Đài
Viễn thám Trung ƣơng thuộc Cục Viễn thám Quốc gia; phòng Tài nguyên và
Môi trƣờng thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng đã giúp đỡ cung cấp tài liệu, số liệu
cần thiết từ khi định hƣớng đề tài, cung cấp nhiều thông tin hữu ích và quan
trọng giúp tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhƣng do trình độ và kinh nghiệm còn
hạn chế, nên Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong đƣợc
sự chỉ dẫn và đóng góp thêm của quý thầy cô và các bạn để tôi rút kinh nghiệm
và hoàn thiện thêm luận văn của mình.
Học viên
Nguyễn Văn Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ
rõ nguồn gốc.
Học viên
Nguyễn Văn Minh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 4
MỤC LỤC ............................................................................................................ 5
BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 7
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... 8
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ 9
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 3
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 4
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.................................................................. 4
5. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. .......................................... 5
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................. 6
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ............................................................................... 6
CHƢƠNG 1: BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ỨNG DỤNG
ẢNH VIỄN THÁM TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT .......................................................................................................... 7
1.1. KHÁI NIỆM THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI, BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT,
NGUYÊN TẮC THÀNH LẬP VÀ NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
7
1.2. VIỄN THÁM VÀ CÁC ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT. ............................................................................... 11
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÔNG TIN CỦA ẢNH VỆ
TINH VNREDSAT-1 VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG ẢNH VỆ TINH VNREDSAT-1
............................................................................................................................. 26
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH VỆ TINH VNREDSAT-1 .............................................. 26
2.2. ĐỘ TIN CẬY CỦA ẢNH VỆ TINH VNREDSAT-1 TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH ĐỐI
TƢỢNG SỬ DỤNG ĐẤT ........................................................................................ 37
2.3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH VNREDSAT-1
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI. ..................................... 46
2.4. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÔNG TÁC GIẢI ĐOÁN, XÁC ĐỊNH HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT VỚI ẢNH VỆ TINH VNREDSAT-1 ..................................................... 47
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH VNREDSAT-1
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ DĨ AN.. 51
3.1 GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU. ........................................................ 51
3.2 ĐÁNH GIÁ CÁC TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU. .......................................... 57
3.3 TRÌNH TỰ VÀ PHƢƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
CẤP HUYỆN CỦA THỊ XÃ DĨ AN. ......................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 86
BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.
VNREDSat-1: Vietnam Natural Resources, Environment & Diaster –
monitoring Satellite-1
GIS: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)
GPS: Hệ thống định vị toàn cầu (Globe Postion System)
GSD: Độ phân giải mặt đất (Ground Sample Distance)
CSDL: Cơ sở dữ liệu
HTSDĐ: Hiện trạng sử dụng đất
DGN: Cấu trúc file lƣu trữ dữ liệu đồ họa của phần mềm Microstation
Pixel: Điểm ảnh. Trong ảnh viễn thám điểm ảnh là đơn vị nhỏ nhất thể
hiện trên ảnh
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Mô phỏng nguyên lý thu nhận thông tin viễn thám ............................... 12
Hình 1.2 Mô phỏng các công đoạn trong công nghệ viễn thám ......................... 13
Hình 1.3 Mô phỏng vệ tinh Landsat 7................................................................. 14
Hình 1.4 Mô hình bộ cảm biến OLI trên vệ tinh Landsat 8 ................................ 15
Hình 1.5 Vệ tinh SPOT 5 .................................................................................... 17
Hình 1.6 Vệ tinh IKONOS .................................................................................. 19
Hình 1.7 Vệ tinh Quickbird ................................................................................. 20
Hình 1.9 Vệ tinh World Wiew 2 và Các kênh phổ của bộ cảm vệ tinh World .. 21
Hình 2.1 Cấu trúc bên trong của vệ tinh VNREDSat-1. .................................... 26
Hình 2.2 VNREDSat-1 và các bộ phận............................................................... 29
Hình 2.3 Minh họa nguyên lý quang học của kính thiên văn Korsch................. 30
Hình 2.4 Cấu trúc mặt phẳng tiêu cự PAN+XS (Nguồn: EADS Astrium). ....... 31
Hình 2.5 Bộ cảm biến (Nguồn: EADS Astrium) ................................................ 32
Hình 2.6 Tổng quan về chuỗi cảm biến NAOMI (Nguồn: EADS Astrium) ...... 32
Hình 2.7 Phổ đáp ứng của bộ lọc quang học (Nguồn: EADS Astrium) ............. 33
Hình 2.8 Cấu trúc cơ khí của NAOMI (Nguồn: EADS Astrium SAS) .............. 33
Hình 2.9. Tổ hợp màu tự nhiên (natural color): Red – Green - Blue.................. 48
Hình 2.11. Tổ hợp mầu NIR- SWIR-Red ........................................................... 49
Hình 2.12. Tổ hợp mầu SWIR-NIR-Red ............................................................ 49
Hình 2.13 Tổ hợp mầu SWIR-NIR-Blue ............................................................ 50
Hình 2.14 Tổ hợp mầu SWIR-Red-Blue............................................................. 50
Hình 3.1 Vị trí thị xã Dĩ An trên bản đồ hành chính tỉnh Bình Dƣơng. ............. 51
Hình 3.2 Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ bằng ảnh VNREDSat-1 ............. 60
Bƣớc 2. Xử lý ảnh vệ VNREDSat-1, các loại tài liệu, bản đồ tham khảo .......... 62
Hình 3.3 Quy trình thành lập Bình đồ ảnh VNREDSat-1................................... 62
Hình 3.4 Modul Imogen trong hệ thống ERDAS (Nguồn: EADS) .................... 63
HÌnh 3.5 Cơ cấu hiện trạng các nhóm đất năm 2015 thị xã Dĩ An ..................... 80
HÌnh 3.6 Biến động diện tích năm 2015 so với năm 2010 ................................. 81
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các thế hệ vệ tinh Landsat theo thời gian ........................................... 15
Bảng 1.2. Đặc trƣng chính của bộ cảm và độ phân giải không gian .................. 16
Bảng 1.3 Các thông số ảnh của vệ tinh Spot. ...................................................... 18
Bảng 1.4 Đặc trƣng chính của ảnh vệ tinh IKONOS ......................................... 19
Bảng 1.5 Các thông tin và thông số của vệ tinh Quickbird ................................ 21
Bảng 2.1 Thông số của vệ tinh VNREDSat-1 .................................................... 28
Bảng 2.2 Đặc điểm kỹ thuật của cảm biến NAOMI ........................................... 34
Bảng 2.3. Phân nhóm ảnh theo độ phân giải và khả năng ứng dụng (Poon và
cộng sự, “OrthoImage Resolution and Quality Standards”, 2006). .................... 38
Bảng 2.4. Tổng hợp yêu cầu về độ chính xác các dữ liệu liên quan đối với thành
lập trực ảnh tỷ lệ khác nhau sử dụng một số tƣ liệu ảnh vệ tinh thông dụng ..... 44
Bảng 2.5 Quy định diện tích khoanh vẽ đối với loại tỷ lệ bản đồ ...................... 45
Bảng 3.1 Khối lƣợng bản đồ địa chính các phƣờng thuộc thị xã Dĩ An. ............ 59
Bảng 3.2 Tổng hợp về khả năng sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao
VNREDSat-1 cho mục đích giải đoán các đối tƣợng nội dung bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cấp huyện. ........................................................................................ 74
Bảng 3.3 Quy định diện tích các khoanh đất trên bản đồ hiện trạng .................. 78
DANH MỤC BIỂU ĐỔ
Biểu đồ: Cơ cấu hiện trạng các nhóm đất năm 2015 .......................................... 80
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, kỹ thuật viễn thám (Remote Sensing) đƣợc xem là một công cụ
cung cấp nhiều thông tin chi tiết về không gian đáp ứng các yêu cầu trong quản
lý, điều hành cũng nhƣ trong mục đích giám sát sinh lợi. Viễn thám đang đƣợc
sử dụng để theo dõi những biến đổi về bề mặt trái đất, hỗ trợ quản lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trƣờng. Tƣ liệu ảnh viễn thám là nguồn
thông tin thô về mặt đất, phản ánh một cách khách quan về hiện trạng giúp con
ngƣời có cái nhìn toàn cảnh về địa hình, cảnh quan, cấu trúc v.v của một khu
vực, từ đó hỗ trợ cho việc điều tra tài nguyên, khoáng sản, đánh giá hiện trạng/
biến động đất đai, nguồn nƣớc qua thời gian, điều tra cháy rừng, lũ lụt v.v. Trên
cơ sở này, nhà quản lý, nhà quy hoạch có điều kiện để đƣa ra các quyết định hợp
lý hơn trong việc sử dụng tài nguyên. Với những khả năng trên, viễn thám có thể
xem là một công cụ không thể thiếu của các nhà khoa học địa lý nói riêng, và
các nhà quản lý kinh tế, xã hội nói chung.
Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, các nƣớc phát triển đã cho ra đời
nhiều thế hệ vệ tinh. Hiện nay các vệ tinh đã cho ra đời những sản phẩm ảnh vệ
tinh có độ phân giải cao và siêu cao nhƣ: Landsat 7(Mỹ), Spot 5(Pháp), Ikonos
(Mỹ), Quickbird (Mỹ), WorldView, GeoEye… với các đặc trƣng khác nhau làm
cho khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý đất đai đƣợc nâng
cao rõ rệt, đáp ứng ngày càng nhanh chóng và chính xác hơn nhu cầu về thông
tin đất đai. Bên cạnh đó phƣơng pháp sử dụng ảnh vệ tinh lại có những ƣu việt
hơn các phƣơng pháp khác nhƣ: độ phân giải cao, độ phủ trùm không gian của
tƣ liệu, cung cấp lƣợng thông tin lớn đa không gian, đa thời gian, tiết kiệm đƣợc
nhân lực và kinh phí trong công tác thành lập các loại bản đồ…Do đó, ảnh vệ
tinh có độ phân giải cao ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Vệ tinh VNREDSAT-1 là vệ tinh quang học quan sát trái đất đầu tiên của
Việt Nam, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt trái đất. Đƣợc
1
phóng lên quỹ đạo ngày 7 tháng 5 năm 2013, đến nay VNREDSAT-1 đã chụp
đƣợc gần 22.000 cảnh ảnh, trong đó có gần 6.000 ảnh chụp lãnh thổ Việt Nam.
Các ảnh vệ tinh này thời gian qua đƣợc cung cấp sử dụng phục vụ cho một số dự
án trong và ngoài ngành tài nguyên môi trƣờng. Các bức ảnh vệ tinh có tính
năng kỹ thuật tƣơng đƣơng các ảnh vệ tinh của các vệ tinh nhỏ trên thế giới và
có khả năng thay thế một số loại ảnh vệ tinh phân giải cao hiện bán trên thị
trƣờng. VNREDSAT-1 là vệ tinh quang học đầu tiên của Việt Nam về giám sát
trái đất, do đó chúng ta cần nghiên cứu đặc tính của loại ảnh này trong công tác
kiểm kê đất đai nói riêng và trong công tác quản lý đất đai nói chung.
Hiện nay công tác kiểm kê đất đai ở nƣớc ta đang gặp nhiều khó khăn do
công tác tổng hợp số liệu và bản đồ có khối lƣợng rất lớn. Để kiểm kê đất đai
trên địa bàn, khu vực rộng lớn thì đòi hỏi cần nhiều thời gian và nhân lực. Việc
sử dụng ảnh vệ tinh phục vụ công tác kiểm kê đất đai đã đƣợc Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng triển khai tại một số địa phƣơng, đặc biệt trong 2 đợt tổng kiểm kê
đất đai năm 2005 và 2010 ảnh vệ tinh đã chứng minh đƣợc tính ƣu việt về tính
khách quan đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay Việt
Nam chỉ sử dụng tƣ liệu ảnh do vệ tinh của nƣớc ngoài thu nhận (LandSat,
Aster, SPOT..vv), tƣ liệu ảnh của các vệ tinh này đã đƣợc kiểm chứng các tính
năng kỹ thuật về độ phân giải, độ chính xác hình học..vv. Mức độ thƣơng mại
hóa của các tƣ liệu này ở phạm vi toàn cầu và đƣợc rất nhiều nƣớc sử dụng phục
vụ cho công tác giám sát và quản lý phát triển kinh tế - xã hội, công tác an ninh
– quốc phòng, giám sát bảo vệ môi trƣờng và đặc biệt là trong ngành đo đạc bản
đồ cũng nhƣ quản lý đất đai.
Việc Việt Nam có vệ tinh quan sát trái đất VNREDSat-1 trên quỹ đạo
đánh dấu bƣớc tiến bộ vƣợt bậc về khoa học vũ trụ của nƣớc nhà đồng thời mở
ra kỷ nguyên mới cho các nghiên cứu ứng dụng viễn thám phục vụ nền kinh tế
quốc dân cũng nhƣ bảo vệ an ninh tổ quốc. Từ nay chúng ta sẽ có nguồn tƣ liệu
viễn thám chủ động, không phụ thuộc vào các nhà cung cấp nƣớc ngoài và giá
thành rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để tƣ liệu của vệ tinh VNREDSat -1 thực sự
2
phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mục tiêu đề ra của dự án phát triển vệ tinh này là
theo dõi, giám sát thiên tai, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên – môi trƣờng
chúng ta cần phải tiến hành các nghiên cứu các đặc tính kỹ thuật và khả năng
ứng dụng của ảnh VNREDSat-1 cho từng mục tiêu cụ thể.
Với những lý do trên, đồng thời đƣợc sự đồng ý của giáo viên hƣớng dẫn
và Chủ nhiệm khoa Địa lý, học viên tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 của Việt Nam thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất phục vụ công tác kiểm kê đất đai (thử nghiệm tại khu vự thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương) ”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu:
Nghiên cứu cơ sở khoa học và các đặc tính kỹ thuật ảnh vệ tinh
VNREDSAT-1 của Việt Nam để xây dựng quy trình sử dụng ảnh vệ tinh
VNREDSAT-1 thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác kiểm
kê đất đai.
b) Nhiệm vụ:
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu.
- Điều tra thực địa, thu thập các tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
- Thu thập ảnh vệ tinh VNREDSat-1 phủ trùm thị xã Dĩ An; Điều tra thu
thập các nguồn tài liệu hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính thị xã Dĩ An.
- Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật của ảnh vệ tinh và các phƣơng pháp xử lý
ảnh vệ tinh VNREDSat 1; Nghiên cứu các quy định và phƣơng pháp kiểm kê đất
đai bằng ảnh vệ tinh tại Việt Nam.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ tƣ
liệu ảnh vệ tinh.
3
- Tiến hành công tác thực nghiệm xử lý ảnh, giải đoán ảnh, xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh vệ tinh VNREDSat 1 phục vụ công tác kiểm
kê đất đai.
- Đánh giá kết quả việc sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat 1phục vụ công tác
KK đất đai. So sánh kết quả của việc sử dụng ảnh VNREDSat 1 phục vụ KK đất
đai với các phƣơng pháp khác.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
a) Nội dung nghiên cứu:
- Đặc tính và độ chính xác của ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 độ phân giải
cao 2,5m phục vụ cho xác định hiện trạng sử dụng đất cấp xã;
- Các loại hình hiện trạng sử dụng đất có thể xác định trên ảnh vệ tinh
VNREDSAT-1;
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng tƣ liệu ảnh VNREDSat-1.
b) Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng
Phạm vi thời gian: năm 2014-2015
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1 xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác kiểm kê đất đai.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần củng cố
cơ sở khoa học về nghiên cứu khai thác, sử dụng ảnh vệ tinh nói chung và ảnh
vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam nói riêng để thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất phục vụ công tác kiểm kê đất đai hàng năm hoặc theo định kỳ.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đƣa ra quy trình xử lý, chiết xuất thông tin từ ảnh vệ
tinh VNREDSat-1 của Việt Nam để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
khẳng định thế mạnh và tiềm năng của ảnh vệ tinh trong lĩnh vực kiểm kê đất
đai nói riêng và công tác quản lý đất đai nói chung. Các kết quả của đề tài có thể
áp dụng triển khai thực tế tại các địa phƣơng
4
5. Cơ sở pháp lý và tài liệu để thực hiện đề tài.
a) Cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài.
- Quyết định số 1974/QĐ-ĐHKHTN ngày 21/5/2014 của hiệu trƣởng
Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên về việc Công nhận đề tài và ngƣời hƣớng
dẫn luận văn thạc sĩ khóa 2012-2014;
- Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014;
- Quyết định số 81/2010/QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định về
thu nhận, lƣu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia;
- Quyết định số 76/2014/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ quy định về thu nhận, lƣu trữ; xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu
viễn thám quốc gia;
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT của Bộ trƣởng bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT của Bộ trƣởng bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng ban hành ký hiệu Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất và Bản đồ Quy
hoạch sử dụng đất;
- Thông tƣ số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục trƣởng
tổng cục Địa chính hƣớng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN-2000;
- Thông tƣ số 28/2014/TT-TNMT ngày 02/6/2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất;
- Các quy định của Chính phủ, của các Bộ, nghành và các văn bản của địa
phƣơng về hƣớng dẫn thi hành Luật đất đai..vv.
b) Cơ sở tài liệu để thực hiện đề tài.
- Ảnh vệ tinh VNREDSat-1 chụp tháng 01/2014;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010;
- Bản đồ địa chính chính quy năm 2003-2006;
5
- Các tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai cập nhật đến thời điểm năm 2014
của thị xã Dĩ An.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập, phân tích, đánh giá và xử lý tài liệu.
Phƣơng pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia, những ngƣời
am hiểu vùng nghiên cứu, công nghệ vũ trụ và ảnh vệ tinh độ phân giải cao. Sử
dụng kiến thức chuyên gia trong việc xử lý thông tin ảnh vệ tinh.
Phƣơng pháp bản đồ, viễn thám: Kết hợp xử lý ảnh số và giải đoán bằng
mắt thƣờng để phân loại các loại hình sử dụng đất đồng thời tham khảo tài liệu
và đối soát thực địa để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Phƣơng pháp điều tra thực địa: điều tra thực địa khu vực nghiên cứu để
kiểm tra kết quả giải đoán ảnh vệ tinh và kiểm tra đánh giá độ tin cậy của bản đồ
thành phẩm.
Phƣơng pháp thống kê: thống kê xác định các loại hình sử dụng đất và cơ
cấu các loại đất.
Phƣơng pháp ứng dụng phần mềm chuyên dụng: Ứng dụng các phần mềm
tin học trong xử lý ảnh vệ tinh, số hoá và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
7. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu – Đặt vấn đề.
Chƣơng 1 - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và ứng dụng ảnh viễn thám
trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Chƣơng 2 - Nghiên cứu khả năng thông tin của ảnh vệ tinh VNREDSat-1
và xây dựng quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh
VNREDSat-1.
Chƣơng 3 - Thực nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 thành lập
bản đồ HTSDĐ thị xã Dĩ An.
Kết luận và Kiến nghị.
6
Chƣơng 1
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM
TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Khái niệm thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
nguyên tắc thành lập và nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Khái niệm về thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất
tại một thời điểm xác định, đƣợc lập theo đơn vị hành chính.
Thống kê đất đai là việc Nhà nƣớc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính
về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai
giữa hai lần thống kê.
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nƣớc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính
và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến
động đất đai giữa hai lần kiểm kê.
Việc thống kê, kiểm kê đất đai đƣợc thực hiện theo quy định sau đây:
Đơn vị thống kê, kiểm kê đất đai là xã, phƣờng, thị trấn;
Việc thống kê đất đai đƣợc tiến hành một năm một lần hoặc định kỳ
năm năm một lần theo quy định.
b) Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã đƣợc lập trên cơ sở bản đồ địa
chính, bản đồ địa chính cơ sở có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai;
trƣờng hợp chƣa có bản đồ địa chính thì sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh
vệ tinh có độ phân giải cao đƣợc nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao hoặc
bản đồ giải thửa có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai để lập bản đồ
hiện trạng; trƣờng hợp không có các loại bản đồ trên thì sử dụng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất kỳ trƣớc có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai.
7
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện và cấp tỉnh đƣợc lập trên cơ sở
tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc;
bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng địa lý tự nhiên - kinh tế đƣợc lập trên cơ sở
tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh thuộc vùng địa lý tự nhiên kinh tế đó; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nƣớc đƣợc lập trên cơ sở tổng hợp
từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế.
Khoanh đất là đơn vị cơ bản của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đƣợc xác
định trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đƣờng bao khép kín. Trên
bản đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định đƣợc vị
trí, hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng của khoanh đất đó.
Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc xác định theo mục đích
sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất đƣợc xác định tại thời điểm thành lập bản đồ.
Trƣờng hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhƣng tại thời
điểm thành lập bản đồ chƣa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất đƣợc xác
định theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nƣớc đã giao, đã cho thuê, đã cho phép
chuyển mục đích sử dụng hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.
Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất loại đất đƣợc biểu thị bằng các ký hiệu
tƣơng ứng trong "Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất" do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành.
Mục đích sử dụng đất đƣợc phân loại và giải thích cách xác định theo
Thông tƣ số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
c) Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm: các yếu tố nội dung cơ sở
địa lý trên bản đồ nền, các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất. Nội dung bản
đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số đƣợc chia thành 7 nhóm lớp:
8
Nhóm lớp cơ sở toán học gồm: khung bản đồ, lƣới kilômét, lƣới kinh vĩ
tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan;
Nhóm lớp địa hình gồm: dáng đất, các điểm độ cao;
Nhóm lớp thủy hệ gồm: thủy hệ và các đối tƣợng có liên quan;
Nhóm lớp giao thông gồm: các yếu tố giao thông và các đối tƣợng có liên quan;
Nhóm lớp địa giới hành chính gồm: đƣờng biên giới, địa giới hành chính
các cấp;
Nhóm lớp ranh giới và các ký hiệu loại đất gồm: ranh giới các khoanh đất;
ranh giới các khu đất khu dân cƣ nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
ranh giới các nông trƣờng, lâm trƣờng, các đơn vị quốc phòng, an ninh; ranh
giới các khu vực đã quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển
khai cắm mốc trên thực địa; các ký hiệu loại đất;
Nhóm lớp các yếu tố kinh tế, xã hội.”
d) Các phƣơng pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Phƣơng pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đƣợc căn cứ vào:
mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; tỷ lệ bản đồ nền; đặc
điểm của đơn vị hành chính; diện tích, kích thƣớc của các khoanh đất; mức độ
đầy đủ, độ chính xác và tin cậy của các nguồn tài liệu hiện có; điều kiện thời
gian, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ và trình độ của lực lƣợng cán bộ kỹ thuật.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã đƣợc thành lập bằng một trong
các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp đo đạc trực tiếp;
- Phƣơng pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
- Phƣơng pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc vệ tinh có độ phân giải
cao đã đƣợc nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao;
- Phƣơng pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trƣớc.
9
e) Lý do lựa chọn phƣơng pháp sử dụng ảnh vệ tinh thành lập bản đồ
HTSDĐ.
Trong những năm qua, theo quá trình dịch chuyển kinh tế của đất nƣớc từ
nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền
với đô thị hóa cùng với sự gia tăng dân số, đã làm thay đổi trên quy mô lớn và
tốc độ cao cơ cấu sử dụng đất của cả nƣớc. Đặc biệt, đối với khu vực kinh tế
trọng điểm phía nam với hạt nhân là tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh - Bình
Dƣơng - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, tốc độ công nghiệp hoá - đô thị hoá luôn
dẫn đầu. Sự phát triển về kinh tế theo xu hƣớng này kéo theo gia tăng phức tạp
trong công tác quản lý đất đai. Áp lực của sự phát triển bắt đầu từ việc cơ cấu sử
dụng đất chuyển dịch mạnh mẽ, nhu cầu về đất công nghiệp - dịch vụ tăng cao.
Dòng ngƣời nhập cƣ và khu vực để đáp ứng nhu cầu về nhân lực dẫn đến gia
tăng dân số cơ học khiến cho nhu cầu về đất ở tăng đột biến. Các khu đô thị tập
trung đƣợc hình thành trong thời gian ngắn đôi khi mang tính tự phát dẫn đến
phá vỡ quy hoạch sử dụng đất. Thực tế diễn biến sử dụng đất ở các vùng ven
Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra rất phức tạp, đặc biệt đối với các vùng tập trung
khu công nghiệp với hàng trăm nhà máy sản xuất có quy mô hàng trăm ngàn
công nhân.
Thị xã Dĩ An là một trong những địa phƣơng có tốc độ phát triển công
nghiệp và mức độ đô thị hoá thuộc hàng cao nhất khu vực. Trong giai đoạn
2001-2010, mức độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp trung bình của
huyện Dĩ An khoảng 38
(theo Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM). Dân số
từ 90.000 ngƣời năm 1999 tăng lên 380.000 ngƣời năm 2014, mật độ dân số
năm 2014 đạt 6.350 ngƣời/km2 cao gần gấp 2 lần mật độ dân số trung bình của
TP. Hồ Chí Minh (3.809 ngƣời/km2). Phát triển công nghiệp - dịch vụ mang đến
cho Dĩ An sự phồn thịnh về kinh tế nhƣng mặt trái của nó là sự phức tạp trong
an ninh trật tự, suy thoái của môi trƣờng và đặc biệt là khó khăn trong công tác
quản lý đất đai. Kết quả là các khu dân cƣ tự phát hình thành nhanh chóng để
10
đáp ứng nhu cầu cƣ trú của lực lƣợng lao động hùng hậu đóng trên địa bàn. Một
số nhà máy, cơ sở sản xuất mọc lên không có giấy phép xây dựng..vv dẫn đến
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn bị phá vỡ một cách nghiêm trọng.
Ngoài nguyên nhân của sự phát triển kinh tế ảnh hƣởng đến quy hoạch sử
dụng đất, một nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn tới tình trạng này là
do các cơ quan quản lý thiếu công cụ giám sát. Ngành quản lý đất đai thiếu các
tƣ liệu đƣợc cập nhật thƣờng xuyên liên tục dẫn đến cơ quan quản lý không có
đủ thông tin để xử lý.
Với khả năng ƣu việt của công nghệ viễn thám là cung cấp thông tin kịp
thời, mức độ chi tiết hoá cao và phủ trùm trên diện tích lớn. Nhiều quốc gia trên
thế giới đã sử dụng viễn thám nhƣ một công cụ thiết yếu phục vụ công tác quản
lý đất đai và giám sát phát triển đô thị. Với khu vực có mức độ biến động cơ cấu
sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ, thƣờng xuyên và liên tục nhƣ Dĩ An. Việc sử dụng
công nghệ viễn thám với tƣ liệu ảnh độ phân giải cao của VNREDSat-1 để thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác quản lý đất đai là một giải
pháp hoàn toàn hợp lý trong thời điểm hiện nay.
1.2. Viễn thám và các ứng dụng ảnh viễn thám trong thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
a) Khái niệm về viễn thám
Viễn thám (Remote Sensing) đƣợc định nghĩa là sự thu thập và phân tích
thông tin về đối tƣợng mà không có sự tiếp xúc trực tiếp đến vật thể. Đƣợc phát
triển dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật cũng nhƣ công
nghệ vũ trụ, công nghệ tin học…Viễn thám là một môn khoa học liên nghành
với mục tiêu cung cấp thông tin nhanh nhất và khách quan phục vụ cho các
ngành kinh tế quốc dân.
11
- Nguyên lý thu nhận thông tin viễn thám
Theo KRAUS (1988), nguyên lý tổng quát của hệ thống viễn thám điện từ
thu nhận thông tin đƣợc biểu diễn theo sơ đồ sau. Trong đó chia ra ba trƣờng hợp:
(a) Viễn thám thụ động (Passive-RS)
(b) Viễn thám chủ động (Active-RS)
(c) Viễn thám phát xạ (Emission-RS)
(2)
(1)
(3)
Hình 1. Mô phỏng nguyên lý thu nhận thông tin viễn thám
Viễn thám phát xạ: Bức xạ điện từ từ chính các vật thể và bề mặt trái đất
phát ra mang theo thông tin đặc trƣng cho bản chất của chúng đến bộ cảm và
đƣợc ghi nhận lại.
Viễn thám thụ động: Bức xạ điện từ từ các nguồn tự nhiên (chủ yếu là mặt
trời) phát xuống mặt đất. Sau khi tƣơng tác với các đối tƣợng, một phần tia phản
xạ trở lại mang theo thông tin về các đặc trƣng bề mặt trái đất đến bộ cảm và
đƣợc ghi nhận lại.
Viễn thám chủ động: Bức xạ điện từ nhân tạo từ các phƣơng tiện bay chụp
trong không gian phát xuống mặt đất. Sau khi tƣơng tác với các đối tƣợng, một
phần tia phản xạ trở lại mang theo thông tin đến bộ cảm và đƣợc ghi nhận lại.
12
Trong các trƣờng hợp trên, bộ cảm (Sensors) đƣợc sử dụng để ghi nhận sự
biến thiên thuộc tính của các tia bức xạ theo hƣớng mà các đặc trƣng bề mặt đất
phản xạ (Reflect) hay phát xạ (Emit) năng lƣợng điện từ.
- Qúa trình hoạt động công nghệ viễn thám.
Toàn bộ quá trình viễn thám có thể chia làm hai công đoạn chính:
Công đoạn thu nhận dữ liệu (Data-Acquisition): Liên quan đến các yếu tố
về nguồn bức xạ điện từ (A), môi trƣờng lan truyền bức xạ (B), sự tƣơng tác của
bức xạ với các đối tƣợng mặt đất (C), hệ thống thiết bị thu nhận (D), dữ liệu viễn
thám và truyền dữ liệu đến mặt đất (E).
Công đoạn phân tích dữ liệu (Data-Analysis): Liên quan đến các phƣơng
pháp xử lý nguồn dữ liệu thu nhận đƣợc (F), phƣơng pháp giải đoán thông tin
viễn thám, hình thành các loại sản phẩm thông tin (G) cung cấp cho ngƣời sử
dụng.
Hình 1.2 Mô phỏng các công đoạn trong công nghệ viễn thám
b) Các vệ tinh viễn thám.
Trên quỹ đạo hiện nay có rất nhiều vệ tinh viễn thám của các quốc gia
hàng đầu trong lĩnh vực này nhƣ Mỹ, Pháp, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc..vv. Mỗi
loại vệ tinh này thực hiện các mục đích khác nhau phục vụ cho lợi ích của các
quốc gia chủ sở hữu và phục vụ cộng đồng. Sau đây là một số vệ tinh có ảnh
đƣợc sử dụng nhiều trong các công trình, đề án tại Việt Nam:
13
-
Vệ tinh Landsat.
Vào năm 1967, tổ chức hàng không và vệ tinh quốc gia (NASA) đƣợc sự
hỗ trợ của Bộ nội vụ Mỹ đã tiến hành chƣơng trình nghiên cứu thăm dò tài
nguyên trái đất ERTS (ERTS - Earth Resources Technology Satellite: Vệ tinh kỹ
thuật thăm dò tài nguyên trái đất). Vệ tinh ERTS-1 đƣợc phóng vào ngày
23/6/1972. Sau đó NASA đổi tên chƣơng trình ERTS thành Landsat, ERTS -1
đƣợc đổi tên thành Landsat 1. Vệ tinh Landsat bay qua xích đạo lúc 9h39 phút
sáng. Cho đến nay, NASA đã phóng đƣợc 8 vệ tinh trong hệ thống Landsat, 2
trong số đó đang hoạt động là Landsat 7 và Landsat 8. Vệ tinh Landsat bay ở độ
cao 705 km, mỗi cảnh ảnh có độ phủ là 185x170 (km), chu kỳ lặp là 16 ngày.
Hình 1.3 Mô phỏng vệ tinh Landsat 7
14
Bảng 1.1 Các thế hệ vệ tinh Landsat theo thời gian
Vệ tinh
Ngày phóng
Ngày ng ng hoạt động
Landsat 1
23/6/1972
6/1/1978
Bộ cảm
MSS
Landsat 2
Landsat 3
22/1/1975
05/3/1978
25/2/1982
31/3/1983
MSS
MSS
Landsat 4
16/7/1982
15/6/2001
TM, MSS
Landsat 5
01/3/1984
5/6/2013
TM, MSS
Landsat 6
05/3/1993
Bị hỏng ngay khi phóng
ETM
Landsat 7
15/4/1999
Đang hoạt động
ETM+
Landsat 8
11/02/2013
Đang hoạt động
OLI, TIRS
- Các loại cảm biến thu nhận ảnh trên các vệ tinh Landsat.
Landsat MSS ( Landsat Multispectral Scanner)
Landsat MSS thu đƣợc ảnh có độ phân giải là 79m x79m, và gồm 4 kênh
1,2,3 và 4, trong đó kênh 1 và kênh 2 nằm trong vùng nhìn thấy còn kênh 3 và
kênh 4 nằm trong vùng cận hồng ngoại.
Landsat TM, ETM (Landsat Thematic Mapper)
Landsat TM, ETM có độ phân giải không gian là
30x30 m cho 6 kênh (1, 2,
3, 4, 5, 7) và kênh 6 hồng ngoại
nhiệt có độ phân giải không gian là 120x120 m.
Landsat OLI (Landsat Operational Land Imager)
Bộ cảm biến này đƣợc trang bị trên vệ tinh Landsat 8 trên cơ sở phát triển
nâng cấp cảm biến của thế hệ Landsat trƣớc.
Hình 1.4 Mô hình bộ cảm biến OLI trên vệ tinh Landsat 8
Landsat TIRS (Thermal InfraRed Sensor).
15
TIRS có hai kênh chuyên thu nhận thông tin bức xạ nhiệt tƣơng đƣơng
một kênh nhiệt của Landsat 7, chuyên giám sát tiêu thụ nƣớc vùng khô hạn.
Bảng 1.2.
c trưng ch nh của bộ cảm và độ ph n giải không gian
.
Kênh
Bƣớc sóng (μm)
Loại
Độ phân
giải
TM
Thematic
Mapper
(Landsat-1-5)
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Kênh 5
Kênh 6
Kênh 7
0,45 ÷ 0,52
0,52 ÷ 0,60
0,63 ÷ 0,69
0,76 ÷ 0,90
1.55 ÷ 1,75
10,4 ÷ 12,5
2,08 ÷ 2,35
Chàm
Lục đỏ
Đỏ
Cận hồng ngoại
Hồng ngoại trung
Hồng ngoại nhiệt
Hồng ngoại trung
30 m
30 m
30 m
30 m
30 m
120 m
30 m
MSS
Multi Spectral
Scanner
(Landsat-1-5)
Kênh 4
Kênh 5
Kênh 6
Kênh 7
0,5 ÷ 0,6
0,6 ÷ 0,7
0,7 ÷ 0,8
0,8 ÷ 1,1
Lục
Đỏ
Cận hồng ngoại
Cận hồng ngoại
80 m
80 m
80 m
80 m
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Kênh 5
Kênh 6
Kênh 7
Kênh 8 (Pan)
0,45 ÷ 0,52
0,53 ÷ 0,61
0,63 ÷ 0,69
0,75 ÷ 0,90
1.55 ÷ 1,75
10,4 ÷ 12,5
2,09 ÷ 2,35
0,52 ÷ 0,9
Chàm
Lục đỏ
Đỏ
Cận hồng ngoại
Hồng ngoại trung
Hồng ngoại nhiệt
Hồng ngoại trung
Lục đến cận hồng ngoại
30 m
30 m
30 m
30 m
30 m
60 m
30 m
15 m
OLI
Operational
Land Imager
Band 1
Band 2
Band 3
Band 4
Band 5
Band 6
Band 7
Band 8
Band 9
0.433 - 0.453
0.450 - 0.515
0.525 - 0.600
0.630 - 0.680
0.845 - 0.885
1.560 - 1.660
2.100 - 2.300
0.500 - 0.680
1.360 - 1.390
TIRS
(Thermal
InfraRed
Sensor)
Band 10
Band 11
10.30 - 11.30
11.50 - 12.50
ETM, ETM+
Enhanced
Thematic
Mapper
(Landsat 7)
- Vệ tinh Spot
16
Coastal / Aerosol
Blue
Green
Red
Near Infrared
Short Wavelength Infrared
Short Wavelength Infrared
Panchromatic
Cirrus
Long Wavelength Infrared
Long Wavelength Infrared
30m
30m
30m
30m
30m
30m
30m
15m
30m
100m
100m