Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của các điều ước quốc tế song phương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.95 KB, 11 trang )

Lời mở đầu
Nước ta dang trong quá trình mở cửa hội nhập, mở rộng quan hệ với các
nước trên thế giới. Quá trình hội nhập và mở rộng quan hệ quốc tế đem lại rất nhiều
tiềm năng và cơ hội cho sự phát triển của đất nước, tuy nhiên, tính chất phức tạp,
khó khăn trong quan hệ quốc tế đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi sự hợp tác giữa
Việt Nam với các nước. Tương trợ tư pháp là một công cụ trợ giúp hữu hiệu để giải
quyết các vấn đề đó. Nhận thức rõ điều này, Đảng và nhà nước ta đã hết sức quan
tâm đến vấn đề tương trợ tư pháp, đặc biệt là trong các điều ước song phương giữa
Việt Nam với các nước, tuy nhiên, bên cạnh những điểm đạt được thì vấn đề ủy thác
tư pháp cũng còn nhiều hạn chế cần sớm bổ sung, khắc phục. Trong phạm vi bài tập
lớn môn tư pháp quốc tế, em quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Ủy thác tư
pháp quốc tế theo quy định của các điều ước quốc tế song phương Việt Nam kí kết
với các nước. Thực tiễn thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các
nước ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này ?” để có thể làm rõ các vấn đề cơ bản
về ủy thác quốc tế theo quy định của các điều ước quốc tế song phương Việt Nam
kí kết với các nước cũng như thực tiễn thực hiện để qua đó có một số đề xuất nhằm
nâng cao hiệu quả ủy thác quốc tế trong giai đoạn mới.
I. Ủy thác tư pháp quốc tế theo quy định của các điều ước quốc tế song
phương Việt Nam kí kết với các nước
Về nguyên tắc, các cơ quan tư pháp có thể thực hiện các hành vi tố tụng
theo thẩm quyền (thu thập chứng cứ, tống đạt giấy triệu tập đến tòa án..) trong
phạm vi lãnh thổ của nước có cơ quan tư pháp đó. Muốn thực hiện các hành vi này
ở nước ngoài, cơ quan tư pháp đó phải nhận được sự chấp thuận cụ thể của các
nước nơi các hành vi đó sẽ được thực hiện trên cơ sở các ủy thác tư pháp quốc tế,
tức là sự yêu cầu bằng văn bản chính thức của cơ quan tư pháp nước này (thường là
các tòa án) đối với cơ quan tư pháp nước kia (thường là tòa án hữu quan cùng cấp)
thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt tại lãnh thổ của nước kia theo những nội
dung, chỉ định trong văn bản yêu cầu.
Ủy thác tư pháp là việc tòa án của một nước nhờ tòa án của nước ngoài
thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng lẻ cần thiết để bảm đảm giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài.


1. Nội dung ủy thác quốc tế trong các điều ước quốc tế song phương
Việt Nam kí kết với các nước
Nội dung các ủy thác tư pháp quốc tế rất phong phú và tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể chúng có thể yêu cầu tống đạt đương sự (thường là bị đơn)
giấy triệu tập đến phiên tòa ở nước ngoài- yêu cầu về lấy lời khai của đương sự,
nhân chứng- giám định nhóm máu (thường là để giải quyết vụ kiện về truy nhận
cha cho con); xác định mức thu nhập thực tế của người phải cấp dưỡng, phải bồi
thường thiệt hại...
Tùy vào nội dung của từng hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam với
từng nước cụ thể mà nội dung tương trợ tư pháp cũng khác nhau
Ví dụ như trong Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân
sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga (ký ngày
25/8/1998) giữa Việt Nam với Liên Bang Nga thì nội dung cơ bản của ủy thác gồm
các vấn đề như: Triệu tập người làm chứng hoặc người giám định (Điều 8), tống
đạt giấy tờ (Điều 9), cung cấp thông tin (Điều 12), chuyển giao đồ vật và tiền (Điều
13), xác minh địa chỉ và thông tin khác (Điều 14), công nhận giấy tờ (Điều 15) và
Gửi giấy tờ về hộ tịch và các giấy tờ khác (Điều 16)…
Trong khi đó, cũng có những điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam
đã ký kết lại quy định cụ thể một vấn đề của ủy thác như Hiệp định hợp tác về nuôi
con nuôi giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp
lại quy định những biện pháp hợp tác nhằm nâng cao sự hợp tác giữa hai nước
trong việc nhận và nuôi con nuôi giữa công dân hai nước
2. Về cách thức liên hệ
Các cơ quan tư pháp giữ cho nhau các ủy thác thác tư pháp quốc tế thông
qua đường ngoại giao hoặc thông qua các phương tiện bưu điện, telex, fax…Tùy và
nội dung cụ thể của các điều ước song phương mà các bên đã kí kết, các ủy thác có
thể được giữ trực tiếp giữa các cơ quan tư pháp hữu quan hoặc thông qua cơ quan
nhà nước ở Trung ương có thẩm quyền, hoặc bằng giao thông viên đặc nhiệm được
cơ quan tư pháp nước yêu cầu ủy quyền thực hiện. Ví dụ:
Trong Điều 3, “Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự

và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga” quy định
“1. Về các vấn đề do Hiệp định này điều chỉnh, Cơ quan Tư pháp liên hệ với
nhau qua cơ quan trung ương
2. Nhằm mục đích thực hiện hiệp định này, Cơ quan trung ương về phía
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Tư pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; về phía Liên Bang Nga là Bộ Tư pháp Liên
Bang Nga và Tổng viện kiểm sát Liên Bang Nga.
3. Các cơ quan của các Bên ký kết có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và
hình sự liên hệ với nhau về tương trợ tư pháp phải thông qua Cơ quan tư pháp.
Những ủy thác tư pháp này được chuyển thông qua Cơ quan trung ương
4. Các cơ quan trung ương có thể thỏa thuận những vấn đề cụ thể mà Cơ
quan tư pháp các Bên ký kết có thể liên hệ trực tiếp với nhau”
Còn trong Điều 2 “Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa
nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp” lại xác định Cơ quan trung
ương là Bộ tư pháp của hai nước:
“1. Bộ tư pháp của hai Nước ký kết là Cơ quan trung ương chịu trách nhiệm
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định này
2. Các cơ quan trung ương liên hệ trực tiếp với nhau; gửi yêu cầu tương trợ
tư pháp kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Nước ký kết được yêu cầu”
3. Các thức thực hiện
Thực tiễn tư pháp Việt Nam trong thời gian qua cho thấy số lượng ủy thác
quốc tế ngày càng tăng, có cả loại ủy thác theo điều ước quốc tế (Hiệp định tương
trợ tư pháp) và có loại ủy thác ngoài điều ước quốc tế. Theo quy định của các hiệp
định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài thì ủy thác quốc tế là
phương tiện để các nước ký kết thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự,
hôn nhân- gia đình và hình sự. Các ủy thác tư pháp theo hiệp định phải được lập
thành văn bản.
Văn bản ủy thác phải được người đại diện cơ quan yêu cầu ký tên, đóng dấu
hợp pháp. Các văn bản ủy thác tư pháp phải được các cơ quan tư pháp các nước ký
kết gửi cho nhau thông qua Cơ quan trung ương là Bộ tư pháp (riêng các vấn đề

hình sự thì gửi thông qua Viện kiểm sát tối cao).
Nhìn chung, theo quy định tại các điều ước song phương mà ta đã kí kết,
các ủy thác tư pháp được thực hiện theo cách thức sau:
- Khi thực hiện ủy thác tư pháp, cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luật
của nước mình. Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu có thể áp
dụng các quy phạm luật tố tụng của nước ký kết yêu cầu, nếu những quy định phạm
luật đó không mâu thuẫn với pháp luật của nước yêu cầu
Điều 8 “Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cộng hòa nhân dân trung hoa”, Điều 1
“Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga”…và các quy định tại các điều
ước song phương khác đều xác định việc cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luật
nước mình khi thực hiện ủy thác tư pháp
- Nếu không tìm thấy người cần tìm theo địa chỉ đã nêu trong văn bản ủy
thác thì cơ quan được yêu cầu áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để xác minh
địa chỉ của người đó;
- Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu thông báo ngay
cho cơ quan yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện ủy thác;
- Để thực hiện ủy thác, cơ quan được yêu cầu lập các giấy tờ tương ứng nói
rõ thời gian, địa điểm thực hiện và gửi các giấy tờ đó cho cơ quan yêu cầu. Nếu
việc ủy thác không thực hiện được thì khi gửi trả lại các giấy tờ, cơ quan được yêu
cầu cần thông báo lý do không thực hiện được.
- Nếu cơ quan được yêu cầu không có thầm quyền thực hiện ủy thác tư
pháp thì cơ quan này chuyển ủy thác đó cho cơ quan có thẩm quyền theo thể thức
đã xác định đối với các ủy thác tư pháp quốc tế.
Trong trường hợp chưa có hiệp định liên quan thì các ủy thác tư pháp quốc
tế sẽ được thực hiện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bộ luật tố
tụng dân sự quy định việc ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự phải tiến hành theo
những quy tắc và thủ tục sau:
- Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho tòa án nước ngoài hoặc thực hiện ủy

thác tư pháp của tòa án nước ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân
sự theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập hoặc theo
nguyên tắc có đi có lại.
- Tòa án Việt Nam không chấp nhận việc thực hiện ủy thác tư pháp của tòa
án nước ngoài trong các trường hợp sau:
+ Việc thực hiện ủy thác tư pháp xâm hại đến chủ quyền của Việt Nam
hoặc đe dọa đến an ninh quốc gia của Việt Nam;
+ Việc thực hiện ủy thác tư pháp không thuộc thẩm quyền của tòa án Việt
Nam
- Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp phải tuân theo các thủ tục sau:
+ Việc Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho tòa án nước ngoài hoặc tòa án
nước ngoài ủy thác tư pháp cho tòa án Việt Nam phải được lập thành văn bản và
gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Điều ước quốc tế
mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận được văn ban ủy thác tư pháp
phải chuyển ngay cho Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài nhận văn bản ủy thác của Tòa án Việt Nam
II. Thực tiễn thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và các
nước ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này?
1. Đánh giá về tình hình thực hiện
Nhìn chung, việc thực hiện các uỷ thác tư pháp (với các nước đã ký kết
Hiệp định tương trợ tư pháp cũng như với các nước chưa ký kết Hiệp định)
trong những năm gần đây đã dần dần đi vào nền nếp, đáp ứng các yêu cầu đặt

×