Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong học sinh trường THPT hàn thuyên, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.03 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ NGA

BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC
TRÁCH NHIỆM THAM GIA CÔNG
TÁC GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ
HỘI TRONG HỌC SINH TRƢỜNG
THPT HÀN THUYÊN, TỈNH BẮC NINH
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng - an ninh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Thƣợng tá - ThS. PHẠM VĂN DƢ

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong Trung
tâm Giáo dục quốc phòng Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình
truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm học tập vừa qua, đó là những kiến thức
quý báu để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo hướng
dẫn thạc sĩ Phạm Văn Dư trong suốt thời gian vừa qua đã ân cần chỉ bảo tận
tình và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài do thời gian có hạn và
bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, nên em không thể
tránh khỏi những thiếu sót, nên rất mong được sự đóng góp ý kiến của các


thầy giáo, cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Nga


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham
gia công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong học sinh trường THPT
Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh”, của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo Phạm Văn Dư.
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của
bản thân em không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Nga


CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

TT, ATXH

: Trật tự, an toàn xã hội


XH

: Xã hội

ANQG

: An ninh quốc gia

ANTT

: An ninh trật tự

BVANQG

: Bảo vệ an ninh quốc gia

ATXH

: An toàn xã hội

THPT

: Trung học phổ thông

TTXH

: Trật tự xã hội

TNGT


: Tai nạn giao thông

ATGT

: An toàn giao thông

BVMT

: Bảo vệ môi trường

TTCC

: Trật tự công cộng


MỤC LỤC
[

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 5
6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC GIỮ
GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI ............................................................ 6
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
1.1.1. Một số khái niệm.............................................................................................. 6

1.1.2. Nội dung công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ............................. 7
1.1.3. Một số quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về công tác giữ gìn
trật tự an toàn xã hội ................................................................................. 15
1.1.4. Cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của học sinh THPT trong công
tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội .............................................................. 18
1.1.5. Học sinh THPT hiện nay phải làm gì để góp phần bảo vệ an ninh quốc
gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội? .............................................................. 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 21
1.2.1. Khái quát tình hình ANTT ở nước ta hiện nay ................................... 21
1.2.2. Tình hình vi phạm TT, ATXH trong thanh thiếu niên hiện nay .......... 24
1.2.3. Thực trạng về nhận thức và kết quả thực hiện công tác giữ gìn TT,
ATXH trong học sinh trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh ........... 27


Chƣơng 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM THAM
GIA CÔNG TÁC GIỮ GÌN TT, ATXH TRONG HỌC SINH TRƢỜNG
THPT HÀN THUYÊN, TỈNH BẮC NINH................................................. 35
2.1. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh về trách nhiệm
tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. .......................................................... 35
2.1.1. Mục đích ......................................................................................... 35
2.1.2. Nội dung tuyên truyền giáo dục...................................................... 35
2.1.3. Hình thức tổ chức và phương pháp tuyên truyền giáo dục............. 36
2.1.4. Yêu cầu khi thực hiện biện pháp tuyên truyền giáo dục ................ 37
2.2. Tổ chức hướng dẫn cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh
trật tự ............................................................................................................... 38
2.2.1. Mục đích ......................................................................................... 38
2.2.2. Yêu cầu khi thực hiện biện pháp .................................................... 41
2.3. Phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương trong công tác quản lí,
phòng ngừa, không để học sinh vi phạm các quy định về TT, ATXH ........... 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 46

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN.................................................................... 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 50


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước” câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại một lần nữa nhắc nhở thế
hệ người dân Việt Nam về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của mình. Là một lĩnh vực
rộng lớn trong toàn bộ công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, giữ gìn
trật tự, an toàn xã hội (TT, ATXH) có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của đất nước, quan hệ tới các lợi ích sống còn của quốc gia và
của dân tộc, tới các chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
“Trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau…An toàn là yên
ổn trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn” [từ điển từ và ngữ Hán - Việt của
Giáo sư Nguyễn Lân-NXB Văn học, Hà Nội 2003, trang 16]
Nói đến trật tự, an toàn xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái) ổn định,
có trật tự, kỷ cương của xã hội. Hay TT, ATXH là trạng thái xã hội có trật tự,
kỷ cương trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm
pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.
Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là giữ cho xã hội được an toàn, có trật tự,
kỷ cương; là phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
Sau hai mươi năm đổi mới, sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia
(ANQG), giữ gìn trật tự an toàn xã hội đã đạt được những thành tựu quan
trọng, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc và chế độ XHCN, bảo đảm sự ổn định chính trị xã hội, môi
trường hòa bình hợp tác, tạo thế và lực cho sự phát triển đất nước.
Tuy nhiên thế giới đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, với
những biến động phức tạp, khó lường, tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia

trong đó có Việt Nam. Theo đó, vận hội và nguy cơ, thách thức cùng các nhân

1


tố tích cực, tiêu cực, nhân tố bên trong, bên ngoài tương tác, đan xen lẫn
nhau, luôn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ ANTT của đất nước. Bên
cạnh những mặt thuận lợi còn tồn tại những mặt khó khăn, sự chống phá của
các thế lực thù địch bên ngoài, sự phản động của thế lực bên trong và ngoài
nước ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn, phương thức thâm độc, xảo
quyệt, phương tiện hoạt động ngày càng tinh vi, hiện đại hơn. Sự xuất hiện
của nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, tội phạm có tổ chức, tội phạm
xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về môi trường, tội
phạm ma túy…các tệ nạn XH và các mối đe dọa an ninh mang tính chất phi
truyền thống đang có xu hướng gia tăng, tác động không nhỏ đến môi trường
phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ
XI nêu rõ “Nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn đan xen, tác động tổng
hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào”.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình và những mối đe dọa từ
nhiều phía như dã nêu trên, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn
TTATXH đặt ra nhiều vấn đề hết sức quan trọng. “Bảo vệ vững chắc độc lập
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng Nhà nước, nhân dân và
chế độ XHCN, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia
và trật tự ATXH, chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động
chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân
ta”(Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, bổ sung
phát triển năm 2011).
Để đạt được những thắng lợi đó cần huy động sức mạnh tổng hợp của
toàn dân, đặc biệt là học sinh - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Học
sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, là niềm hi vọng của mỗi

quốc gia, dân tộc. Hiện nay, nhiều học sinh có ý chí vươn lên trong cuộc
sống, học tập, có hoài bão khát vọng lớn, ý thức trách nhiệm của mình với

2


nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ở một số bộ phận, tư tưởng còn
dao động, hoài nghi, mông lung, còn có những nhận thức cho rằng bảo vệ
ANQG, giữ gìn TT, ATXH là nhiệm vụ của lực lực lượng vũ trang, là trách
nhiệm của Nhà nước vì vậy mà các em chưa nhận thức rõ ràng được hành
động cụ thể của bản thân. Thậm chí, dưới sự tác động từ nhiều phía, hành vi
vi phạm pháp luật của học sinh THPT ngày càng gia tăng: vi phạm giao
thông, đua xe trái phép, bạo lực học đường… một số hành vi về đạo đức như:
sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động, thiếu ý
thức rèn luyện…làm cho gia đình, nhà trường, xã hội lo ngại.
Điều đặt ra ở đây là làm thế nào để học sinh ở lứa tuổi THPT ý thức
được trách nhiệm của mình, tích cực tham gia công tác giữ gìn TT, ATXH.
Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giữ gìn TT,
ATXH nhưng hầu hết các tài liệu này chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về nội dung
của công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội mà chưa có sự áp dụng nó với việc
tìm biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của học sinh THPT với việc tham
gia công tác giữ gìn TT, ATXH. Với những suy nghĩ nêu trên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công
tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong học sinh trường THPT Hàn
Thuyên, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu thực trạng công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong học
sinh trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh.
Tìm ra biện pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trường

THPT nói chung và học sinh trường THPT Hàn Thuyên nói riêng trong công
tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

3


2.1. Nhiệm vụ
Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Nghiên cứu tình hình vi phạm trật tự an toàn xã hội trong thanh, thiếu niên hiện
nay, đặc biệt đối với học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Hàn
Thuyên, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm
tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong học sinh trường
THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác giữ gìn
trật tự an toàn xã hội trong học sinh trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khoá luận nghiên cứu về trách nhiệm của học sinh các trường THPT
trong việc tham gia công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Do điều kiện thời
gian và kiến thức còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung
vào trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn
- Nghiên cứu các tài liệu, văn kiện của Đảng, Nhà nước về Giáo dục
quốc phòng- an ninh.
- Nghiên cứu các nội dung thuộc khoa học Giáo dục quốc phòng- An
ninh và các môn học khác có liên quan.
- Nghiên cứu các khái niệm, nội dung, ý nghĩa của công tác bảo vệ

ANQG và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Nghiên cứu thực trạng nhận thức, trách nhiệm của học sinh THPT.

4


4.2. Phương pháp điều tra
- Tìm hiểu khảo sát nắm được các số liệu cụ thể để thống kê, phân tích
về công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở trường THPT
- Điều tra về thực trạng chấp hành công tác giữ gìn trật tự an toàn xã
hội ở học sinh THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh.
4.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến đánh giá nhận xét của giảng viên trong Trung tâm GDQP
Hà Nội 2 và ý kiến phản hồi của giáo viên, học sinh về công tác giữ gìn trật
tự an toàn xã hội trên cơ sở vận dụng phương pháp đặt vấn đề và giải quyết
vấn đề
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nghiên cứu đề tài biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công
tác giữ gìn TT, ATXH trong học sinh THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh
nhằm cung cấp những thông tin, những kiến thức cơ bản về công tác giữ gìn
TT, ATXH và nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh với nhịệm vụ
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Đề tài thành công sẽ góp phần giúp học sinh hiểu rõ được trách nhiệm
của bản thân mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn
TTATXH. Mặt khác, tài liệu còn góp phần làm tài liệu tham khảo để nghiên
cứu, giảng dạy…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giữ gìn TT, ATXH
Chương 2: Biện pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác

giữ gìn TT, ATXH trong học sinh THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC GIỮ GÌN
TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về trật tự, an toàn xã hội
Trong một số tài liệu, từ điển, bài viết...thuật ngữ trật tự an toàn xã hội
được hiểu một cách phổ biến nghĩa là chỉ sự hoạt động ổn định hài hòa của
các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội;trật tự xã hội nhằm duy trì sự phát
triển xã hội và cơ chế đảm bảo tính trật tự xã hội là các thiết chế xã hội.
TTXH được biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của
các hoạt động xã hội. Nhờ TTXH mà hệ thống pháp luật đạt được sự ổn định
cho phép nó hoạt động một cách có hiệu quả dưới tác động của các yếu tố bên
trong và bên ngoài.
Cũng có những tác giả tách thuật ngữ này ra làm hai vế khác biệt. “Trật
tự là trạng thái ổn định, có thứ bậc, trên dưới, trước sau... An toàn là sự trọn
vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn” (xem từ điển từ và ngữ Hán-Việt của Giáo
sư Nguyễn Lân-NXB Văn học, Hà Nội 2003, trang 16, 704).
Nói đến TT, ATXH là nói đến đến tình trạng (trạng thái) ổn định, có trật
tự, kỷ cương của xã hội.Trật tự, kỷ cương đó được xác lập trên cơ sở các quy
tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (gọi là những quy phạm pháp luật) và
những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống được mọi người trong
xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi người có được cuộc
sống yên ổn.
Nói cách khác “Trật tự xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương

trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật
và chuẩn mực đạo đức pháp lý xác định” (Giáo trình giáo dục quốc phòng-An
ninh tập 1 NXB giáo dục Việt Nam 2012, tr 161).

6


1.1.1.2. Khái niệm công tác giữ gìn trật tự, an tàn xã hội
Công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là giữ gìn trạng thái bình yên, an
toàn, có trật tự, kỷ cương của xã hội, là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu
tranh, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật có ảnh
hưởng đến trạng thái đó.
Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực
lượng công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu,
hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công
cộng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ
tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường. (1tr 162)
Trật tự, an toàn xã hội cùng với an ninh quốc gia (ANQG) tạo nên sự ổn
định, phát triển bền vững của đất nước, là hàng rào an toàn trước những nguy
cơ tấn công từ mọi phía, bằng mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch với Việt
Nam, đồng thời góp phần đảm bảo cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, lành mạnh
cho mọi người. Để làm được điều đó chúng ta phải áp dụng các quy định của
pháp luật để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật khác xâm hại đến cuộc sống an toàn của mọi
người dân, đến trật tự, kỷ cương của đất nước.
1.1.2. Nội dung công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
1.1.2.1. Đấu tranh phòng, chống tội phạm
Trong nhiều năm qua tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng cùng
với nhiều diễn biến phức tạp gây bức xúc xã hội. Đảm bảo an ninh trật tự, an
toàn xã hội, ngăn ngừa phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội không chỉ là

nhiệm vụ của lực lượng phòng chống tệ nạn xã hội, của riêng lực lượng công
an mà còn là nhiệm vụ chung của toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới để đối phó với nhiều loại tội phạm nguy
hiểm, nhiều diễn biến phức tạp. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đấu

7


tranh phòng, chống các loại tệ nạn xã hội là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và cấp bách.
Đấu tranh phòng chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành
vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra
cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm
bảo đúng người, đúng tội; giáo dục cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức
được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hòa nhập cộng đồng xã hội, trở
thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
Khi tình hình chính trị có những diễn biến phức tạp thì tình hình tội
phạm cũng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng nghiêm
trọng.
Đặc biệt những năm qua tội phạm ở lứa tuổi học trò cũng gia tăng, đây là
vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Do mặt trái của quá trình hội nhập quốc
tế, mặt trái của khoa học công nghệ thông tin, đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối
sống đạo đức của học sinh, những đứa học trò ngây thơ trong sáng thì nay trở
thành tội phạm. Mỗi năm toàn quốc có khoảng trên 3.000 học sinh sinh viên
vi phạm pháp luật, có hàng nghìn trẻ em bị xâm hại do hành vi vi phạm pháp
luật gây ra. Theo số liệu của Bộ Công an: Từ năm 2007-2013 trên cả nước
xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng
là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4300 vụ so với 6 năm trước đó. Số trẻ
dưới 14 tuổi phạm tội chiếm 13% trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm 34,

7%. (Báo công an.vn).
Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo tới cuộc sống của nhân dân, trước
tình hình tội phạm đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước đã
đưa ra các biện pháp tiến hành loại trừ nguyên nhân, điều kiện của các loại tội
phạm, khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra. Điều đó được thể hiện các nghị

8


định về phòng chống tội phạm như Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày
28/2/2014 về quyết định ban hành chương trình hành động thực hiện nghị
quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp phòng chống tội phạm. Chỉ
thị số 21-CT/TƯ ngày 26/3/2008 của Bộ Chính Trị về tiếp tục tăng cường
tăng cường sự chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình
hình mới. Chỉ thị số 48-CT/TƯ ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy, chương
trình hành động phòng, chống tham nhũng lãng phí và chiến lược quốc gia
phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
1.1.2.2. Giữ gìn trật tự nơi công cộng
Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều
245 xác định về tội gây rối trật tự công cộng, trước hết đó là những hành vi
xâm hại nghiêm trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trật tự công cộng.
Nếu các hành vi thực hiện không phải ở nơi công cộng, như: trong khuôn viên
nhà riêng, đối với những người trong gia đình hoặc bà con họ hàng, làng xóm,
nhưng gây ảnh hưởng lớn đến trật tự chung, thì cũng bị coi là gây rối trật tự
công cộng.
Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, tại Điều 5 đã quy định hàng loạt các hành
vi được coi là vi phạm trật tự công cộng, kể cả những hành vi thực hiện không
phải là ở nơi công cộng, nhưng xâm hại đến trật tự chung, an toàn chung, đều

bị coi là vi phạm trật tự công cộng.
Trong Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội thay thế
cho Nghị định 49/CP trong đó cũng quy định rõ những hình thức xử lý đối với
các vi phạm về trật tự công cộng. Điều 7 của Nghị định này quy định cụ thể
các hành vi vi phạm trật tự công cộng và hình thức, mức độ xử lý đối với từng

9


hành vi vi phạm như: gây mất trật tự ở nơi công cộng; có cử chỉ, lời nói thô
bạo, khiêu khích trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
đánh nhau, xúi dục người khác đánh nhau; gọi điện thoại đến các số máy khẩn
cấp để trêu đùa, chửi bới; đe doạ, quấy phá; Điều 8 quy định về các hành vi
gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung; Điều 9 quy định về các hành vi gây
ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung; Điều 10 quy định về các hành vi vi
phạm nếp sống văn minh.
Nghị định 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong đó
cũng có rất nhiều chương, điều khoản quy định rất rõ các hành vi vi phạm và
mức độ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông trật tự liên quan đến trật tự công cộng như: Chương II quy định về các
hành vi vi phạm và mức độ xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy tắc giao
thông đường bộ; Chương V quy định các hành vi vi phạm quy định về người
điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều
chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người
phải tuân theo.Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội.
Nội dung của trật tự công cộng: Những quy định về trật tự, yên tĩnh, vệ
sinh, nếp sống văn minh. Sự tuân thủ quy định của pháp luật và phong tục tập

quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận
- Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung,
giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng - nơi
diễn ra các hoạt động chung của nhiều người đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau
trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
*Giữ gìn trật tự: giữ gìn trật tự chung là một nội dung rất cơ bản trong giữ
gìn trật tự công cộng. Trật tự chung được duy trì mới có cơ sở để đảm bảo an

10


toàn chung. Vì vậy, để đảm bảo được trật tự chung cần phải quy định và tổ chức
việc đi lại, hoạt động của người, phương tiện ở những nơi công cộng, trên các
tuyến đường giao thông, trên đường phố và trên các phương tiện giao thông
công cộng có trật tự kỷ cương.
* Giữ gìn vệ sinh chung.
Vệ sinh chung là một nội dung trong tổ chức giữ gìn trật tự công cộng
nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm, sức khoẻ của
các thành viên xã hội được bảo vệ, đồng thời còn thể hiện nếp sống văn minh
của con người trong xã hội.
Đối với các trường THPT hiện nay, nội dung về giữ gìn vệ sinh chung
được nhà trường áp dụng trong việc thực hiện nội quy của nhà trường, các em
học sinh tham gia vào công việc lao động, dọn dẹp vệ sinh trường, lớp và giữ
gìn mĩ quan trường học
1.1.2.3. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình
thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao
thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao
thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an
toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và

tài sản.
- Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng
các lực lượng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, công
chính) mà là trách nhiệm cuả tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Đó là
việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, mọi hành vi vi phạm
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phải được xử lý nghiêm khắc, những
thiếu sót, yếu kém là nguyên nhân, điều kiện gây ra các vụ tai nạn giao thông
phải được khắc phục nhanh chóng.

11


* Thực trạng giao thông hiện nay
- Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có
nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn
bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi
mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông
và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không
ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng
giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ
này thì chỗ khác lại ùng ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị
nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy
Riêng ở Việt Nam hàng năm số người chết do TNGT là 12.300 người,
mỗi tháng trung bình có trên 1000 người và mỗi ngày có 33 trường hợp tử
vong do TNGT. Nhưng còn những người không chết, những người đang “dở
sống dở chết” thì có lẽ chưa có con số thống kê nào đề cập đến... (báo pháp
luật ngày 10/2/2011).
Theo Luật giao thông đường bộ tại m c 1 điều 60 độ tuổi của người lái

xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh
dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh xe mô tô ba bánh có
dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải
máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi….
Và theo điều 58 của Luật giao thông đường bộ có quy định điều kiện của
người lái xe tham gia giao thông phải phải đủ độ tuổi sức kho quy định tại
Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được
phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
12


- Tuy nhiên trong thực tế hiện nay tình trạng vi phạm an toàn giao thông
ở lứa tuổi học sinh đang diễn ra rất phổ biến. Mặc dù pháp luật đã có những
quy định như vậy nhưng ngay trên địa bàn Hà Nội, tại các tuyến đường, hình
ảnh những em học sinh “cưỡi” xe máy đi với tốc độ cao, không đội mũ bảo
hiểm, kẹp ba… rất dễ bắt gặp.
Tình hình thanh niên, sinh viên, học sinh vi phạm pháp luật về ATGT
đường bộ khá phổ biến. Hội sinh viên Việt Nam đã thống kê, hiện nay có tới
80% số sinh viên và hầu như 100% học sinh phổ thông điều khiển mô tô, xe
gắn máy không có giấy phép lái xe; 95% số sinh viên điều khiển phương tiện
sai kỹ thuật. Ngoài ra, những đối tượng này còn vi phạm một số lỗi điển hình
như: chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông bằng mô tô, xe gắn máy; đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, chạy
quá tốc độ cho phép, vượt đèn đỏ, uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện
giao thông … Theo thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong
những năm gần đây, số người tham gia giao thông vi phạm trật tự, an toàn
giao thông gây tai nạn ở độ tuổi từ 16-24 tuổi chiếm 34,4% trong tổng số các
vụ vi phạm

Dù luật pháp đã quy định rất rõ ràng về việc tham gia giao thông và an
toàn giao thông đường bộ nhưng từ sự kém ý thức của nhiều em học sinh và
sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường đang dẫn tới việc vi phạm giao
thông ngày càng nhiều.Tình trạng trên đang là những nguyên nhân gây nguy
hiểm cho chính các em học sinh và cả cộng đồng xung quanh.
1.1.2.4. Phòng ngừa tai nạn lao động
Tai nạn lao động thực sự là thảm họa giáng xuống nhiều gia đình ở nước
ta hiện nay. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành, năm 2013, cả nước xảy ra hơn
6.600 vụ TNLĐ, làm 6.887 người bị nạn; trong đó có 626 người chết và trên
1.500 người bị thương nặng; tổng thiệt hại về vật chất khoảng 71, 85 tỉ đồng.

13


Các em học sinh THPT vẫn chưa đến tuổi lao động, các em vẫn ngồi trên
ghế nhà trường, không tham gia nhiều vào công việc lao động sản xuất,
thường là phụ giúp bố mẹ làm các vệc nhà, nếu có làm thêm thì chỉ làm các
công việc như: bán hàng thuê ở cửa hàng, bán quần áo trên mạng… cho nên
nội dung về tai nạn lao động trong học sinh THPT là không phổ biến
1.1.2.5. Bài trừ các tệ nạn xã hội
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến (từ các hành vi vi phạm những nguyên tắc
về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, trái với thuần phong mĩ tục, các
giá trị xã hội tốt đẹp cho đến các hành vi vi phạm những quy tắc đã được thể
chế hóa bằng pháp luật, kể cả pháp luật hình sự) ảnh hưởng xấu về đạo đức
và gây hậu quả nghiêm trọng trọng trong đời sống cộng đồng.
Tệ nạn xã hội bao gồm: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị
đoan...Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong
những nguồn gốc phát sinh tội phạm. Phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ
của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng những biện

pháp đồng bộ, tích cực, kiên quyết, triệt để.
Hiện nay, hiện tượng học sinh THPT vi phạm về các tệ nạn xã hội đã
xảy ra, các em tin vào trò bói toán mê tín dị đoan, đến kì thi các em không lo
học hành mà lại rủ nhau đi xem bói xem vận may của mình như thế nào… bị
các đối tượng xấu lợi dụng về tiền bạc…
1.1.2.6. Bảo vệ môi trường
- Đảng và Nhà nước ta đã coi việc bảo vệ môi trường là quốc sách hàng
đầu đề ra các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng hiện nay điều đó được thể
hiện qua các chỉ thị, Luật bảo vệ môi trường: Nghị định của chính phủ số
175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010…

14


Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và
nhân loại
- Bảo vệ môi trường là tập hợp những biện pháp giữ cho môi trường
trong sạch, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật,
động vật) và môi sinh (đất, lòng đất, nước, không khí, khí hậu), đảm bảo sự
cân bằng sinh thái...nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của
con người.
- Trên thực tế cho thấy hiện nay môi trường đang có những biến đổi lớn,
ô nhiễm nghiêm trọng, con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai
thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi
trường không còn khả năng tự phân hủy..
1.1.3. Một số quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về công tác giữ
gìn trật tự an toàn xã hội
Quan điểm thứ nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính

trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, nhân dân làm
chủ, công an là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giữ gìn TT, ATXH
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt là nhân tố
quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh giữ gìn TT, ATXH. Sự lãnh đạo của
Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, trong đó
có công tác giữ gìn TT, ATXH. Chỉ có Đảng lãnh đạo mới có thể huy động
được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội, bảo
đảm thắng lợi trọn vẹn và triệt để trong cuộc đấu tranh giữ gìn TT, ATXH.
Đảng lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối về mọi mặt thể hiện:Đảng đề ra đường lối
chính sách và phương pháp đấu tranh giữ gìn TT, ATXH một cách đúng đắn,
đồng thời lãnh đạo chặt chẽ bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng
thực hiện thắng lợi đườnglối chính sách đó.

15


Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực giữ gìn TT, ATXH:
Giữ gìn TT, ATXH là sự nghiệp của nhân dân, là nghĩa vụ đồng thời là lợi ích
thiết thân của nhân dân. TT, ATXH có được bảo vệ tốt hay không thì vấn đề
rất quan trọng là do sự giác ngộ của nhan dân về quyền làm chủ của mình trên
lĩnh vực đó. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực chất đó là cuộc vận
động phong trào cách mạng của quần chúng nhằm xây dựng trật tự an ninh từ
cơ sở. Nhân dân có điều kiện và khả năng để thực hiện quyền làm chủ đó.
Nội dung phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động thể hiện:
Quán triệt sâu sắc và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chế độ thể lệ nội quy về giữ gìn
trật tự an toàn xã hội. Đấu tranh kiên quyết với các thế lực thù địch, bọn phản
cách mạng, với mọi hành vi vi phạm pháp luật và những hiện tượng tiêu cực
trong đời sống xã hội;kiên quyết giữ vững an ninh trật tự mọi lúc mọi nơi. Tự
giác tham gia các tổ chức quần chúng xây dựng và quản lí cuộc sống mới văn

minh trật tự, yên vui lành mạnh ở địa phương.
Tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước trên lĩnh vực TT, ATXH:
Trong chế độ XHCN, Nhà nước là công cụ sắc bén để nhân dân lao động thực
hiện quyền làm chủ của mình trên mọi lĩnh vực, trong đó có công tác giữ gìn
TT, ATXH. Nhà nước có mạnh thì quyền làm chủ của nhân dân mới được
đảm bảo vững chắc. Nội dung tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước:phát
huy sức mạnh tác dụng của pháp chế XHCN làm cho nó trở thành vũ khí sắc
bén để xây dựng và quản lí xã hội XHCN. Phải thường xuyên quan tâm các
cơ sở chuyên trách trong công tác giữ gìn TT, ATXH.Phát huy vai trò tác
dụng của hôi đồng nhân dân các cấp trong việc ban hành và đôn đốc tổ chức
thực hiện những quy định về công tác bảo vệ ở địa phương. Phối kết hợp chức
năng quản lí của các cơ quan Nhà nước với các tổ chức đoàn thể vào việc
tham gia giữ gìn TTATXH

16


Công an là lượng nòng cốt: Lực lượng công an là chỗ dựa trực tiếp và
thường xuyên cho các ngành, các cấp và quần chúng nhân dân trong công tác
giữ gìn TT, ATXH. Lực lượng công an phải tập trung giải quyết những khâu cơ
bản nhất; tổ chức hướng dẫn các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ giữ gìn TT,
ATXH. Qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng công an phải tham mưu cho Đảng,
Nhà nước về những vấn đề có liên quan đến công tác giữ gìn TT, ATXH.
Cuộc đấu tranh giữ gìn TT, ATXH có liên quan đến nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực trong hoạt đông xã hội. Do đó để đảm bảo thắng lợi hoàn toàn và
triệt để trong công cuộc đấu tranh, lực lượng công an phải kết hợp tính tích
cực cách mạng của quần chúng với công tác nghiệp vụ của các cơ quan
chuyên môn.
Quan điểm thứ hai, kết hợp chặt chẽ nhiệm v xây dựng với nhiệm v bảo
vệ Tổ quốc

Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là truyền thống của dân tộc ta trong quá
trình dựng nước và giữ nước. Đảng, Nhà nước ta đã kế thừa và phát huy
truyền thống đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN.Sự ổn định và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội là nền tảng
vững chắc của an ninh trật tự và ngược lại. Cần nhận thức an ninh trật tự được
giữ vững củng cố và phát triển là dựa trên nề tảng kinh tế, xã hội ổn định và
phát triển. Hiện nay kết hợp giữa an ninh và quốc phòng là một yêu cầu khách
quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một trong những nội dung
quan trọng của việc kết hợp an ninh với quốc phòng là kết hợp chặt chẽ giữa
xây dựng trật tự an ninh với thế trận quốc phòng toàn dân.
Quan điểm thứ ba, giữ gìn TT, ATXH phải kết hợp với bảo vệ an ninh
quốc gia
An ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội là thành phần cấu thành trật tự
xã hội.Bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo
vệ thành quả cách mạng XHCN, tạo ra một trong những điều kiện cơ bản nhất
17


để xây dựng sự vững mạnh về mọi mặt trong xã hội. An ninh quốc gia được
bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện cơ bản nhất thuận lợi để bảo vệ TT, ATXH.
TT, ATXH được giữ vững sẽ tạo điều kiện cho ANQG ngày càng được củng
cố vững chắc, hiệu lực quản lí của Nhà nước được tăng cường, quyền làm chủ
của nhân dân được thực hiện, đảm bảo vững chắc, cuộc sống của mọi người
được yên vui, hạnh phúc
1.1.4. Cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của học sinh THPT trong
công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
* Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992:
Điều 11: Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách
tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an

toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng.
Điều 79: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành
những quy tắc sinh hoạt công cộng.
* Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999:
Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
1. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền
quản lí của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp
luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp
loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình
2. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm
* Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003:

18


Điều 25. Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm
1. Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi
phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổ chức và
công dân tham gia tố tụng hình sự; phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, tố giác
về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, người đã tố giác tội phạm biết.
3. Các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện
để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
* Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005:
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của thanh niên.
2. Được huấn luyện chương trình giáo dục quốc phòng; thực hiện nghĩa vụ
quân sự, tham gia các lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn bí mật quốc gia,
xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an
toàn xã hội.
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong quản lý nhà nước và xã hội
1. Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
2. Được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy
định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ
chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính
sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác.
3. Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
19


×