Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn nơi công cộng tại thành phố đà lạt và đề xuất biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 87 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Khi đồ án tốt nghiệp này được hoàn thành, đó là lúc đánh dấu kết thúc quá trình
trên giảng đường đại học của tôi. Để hoàn thành tốt đồ án này, ngoài nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của gia đình, thầy cô và bạn bè trong khoa Môi
Trường đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn để hòan tất
quá trình thực hiện.
Tôi xin cảm ơn cô Lê Thị Vu Lan đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, dạy dỗ cho tôi
nhiều điều trong suốt quá trình làm đồ án.
Tôi cũng muốn gởi lời cám ơn rất nhiều đến các thầy, cô trong khoa Môi
Trường, những người bạn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học.
Xin dành lời cảm ơn cho gia đình và những người thân của tôi, những người
luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Tất cả những
điều đó đã bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên
môn của người Kỹ sư môi trường, giúp ích cho công việc của tôi sau này.
Tuy có những nỗ lực và cố gắng nhất định những luận văn cũng không tránh
khỏi những sai sót, khuyết điểm trong quá trình thực hiện. Mong được sự đóng góp và
giúp đỡ của quý thầy cô.
Cuối cùng, xin kính chúc tất cả mọi người nhiều sức khỏe và thành đạt!
Xin chân thành cảm ơn !
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2012


Đỗ Thị Hồng Nhung
Đồ án tốt nghiệp
1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp, kinh doanh, dịch
vụ, du lịch ở các thành phố là các vấn đề môi trường được nảy sinh. Vấn đề CTR là


một trong những vấn đề môi trường hàng đầu, là mối quan tâm của tất cả các quốc gia.
Điều này được thể hiện qua các chính sách và các chương trình cụ thể: chiến
lược BVMT quốc gia 2001 – 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh rõ 7
điểm ưu tiên cần thực hiện, trong đó vấn đề quản lý chất thải rắn và nước mặt. Hoạt
động quản lý CTR bao gồm hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản
lý CTR, các hoạt động phân loại thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và
xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và
sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi triển khai chương trình và dự án BVMT và phát
triển cộng đồng cho thấy: một khi nhận thức của người dân về môi trường, sinh thái, tài
nguyên còn hạn chế thì tất yếu sẽ dẫn đến hành vi phá hoại môi trrường một cách vô ý
thức hoặc có ý thức. Nói cách khác, hành vi của con người là nguyên nhân trực tiếp
hoặc gián tiếp đe dọa đến môi trường. Để cho hành vi của con người không làm nguy
hại đến môi trường thì con người cần phải nhận thức đúng đắn về nó. Trong bối cảnh
kinh tế đang trên đà phát triển và việc nhận thức về môi trường cũng đang dần được
nâng cao khi các hoạt động môi trường đang được diễn ra hằng ngày và ở khắp mọi
nơi. Tuy nhiên không phải nhận thức của người dân về môi trường đều như nhau. Do
đó, việc đánh giá nhận thức của người dân là một việc vô cùng quan trọng.
Với vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch nổi tiếng, thành phố Đà Lạt
là nơi thu hút hàng triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Do đó đòi hỏi môi
trường phải sạch đẹp. Nhưng hiện nay, vấn đề rác thải đặc biệt là rác thải công cộng
ngày càng tăng gây mất mỹ quan và ảnh hưởng rất lớn đến du lịch của thành phố. Mặc
dù đã được sự quan tâm của các cấp, chính quyền, địa phương nhưng vấn đề quản lý
Đồ án tốt nghiệp
2
CTR ở thành phố vẫn chưa được hiệu quả, cụ thể là tình hình vệ sinh còn kém ở một số
nơi như hồ Than Thở, thác Cam Ly, thác Prenn.
Từ thực tế phát sinh trên, người thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“ KHẢO SÁT HIỆN TRANG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG CỘNG TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG ”để tìm hiểu hiện trạng thu gom, quản lý CTR

công cộng, đồng thời đánh giá nhận thức của người dân về công tác quản lý CTR công
cộng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý CTR công cộng,
công tác BVMT, hạn chế và giảm ô nhiễm, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, du lịch và giữ gìn môi trường sạch đẹp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá hiện trạng và công tác quản lý hiện hữu chất thải rắn
công cộng tại thành phố Đà Lạt và rút ra những ưu điểm, khuyết điểm tồn tại trong quá
trình quản lý chất thải rắn công cộng cũng như ý thức bảo vệ môi trường của cộng
đồng dân cư.
Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý và nâng cao ý thức Bảo Vệ Môi Trường
cho cộng đồng dân cư thành phố Đà Lạt.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt các mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau:
1.3.1. Khảo sát hiện trạng quản lý Chất thải rác tại thành phố Đà Lạt
- Hiện trạng chất thải rắn: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn, tải lượng chất
thải rắn từ các nguồn thải.
- Hệ thống quản lý hành chính: Cơ quan chuyên trách thu gom – vận
chuyển, xử lý rác tại thành phố Đà Lạt.
- Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý: Khối lượng rác, quá trình thu
gom và vận chuyển, phương pháp xử lý và các bãi rác hiện hữu.
Đồ án tốt nghiệp
3
1.3.2. Dự báo diễn biến về chất thải rắn thành phố Đà Lạt đến 2015
Dựa vào các yếu tố: Tốc độ gia tăng dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy
hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt sẽ dự báo diễn biến về thành phần, số lượng chất thải
rắn đến 2015.
1.3.3. Đánh giá ý thức của người dân thành phố Đà Lạt về chất thải rắn công cộng
Khảo sát ý thức của người dân, khách du lịch, công nhân vệ sinh trong công tác
quản lý chất thải rắn công cộng và bảo vệ môi trường.
Từ đó đưa ra mục tiêu, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản

lý chất thải rắn công cộng đến năm 2015.
1.3.4. Đề xuất và xây dựng các giải pháp quản lý, và nâng cao ý thức Bảo Vệ Môi
Trường cho cộng đồng dân cư thành phố Đà Lạt
- Các biện pháp như: tuyên truyền trong cộng đồng, giải pháp về đào tạo,
các chính sách về xã hội, chương trình giám sát môi trường
- Phổ biến việc áp dụng công nghệ sạch hơn đến các doanh nghiệp, giải
pháp quản lý và xử phạt hành chính về môi trường và văn minh đô thị.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thể hiện nội dung nghiên cứu trên, các phương pháp nghiên cứu sau được sử
dụng:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
 Tài liệu thứ cấp:
Đây là phương pháp cơ bản nhất được tiến hành thường xuyên trước và trong
quá trình làm khóa luận. Nguồn tài liệu chủ yếu được tham khảo từ nguồn tài liệu thứ
cấp, trước hết là nguồn tài liệu giảng dạy của thầy để định hướng và xác định đề tài.
Tiếp theo nguồn thông tin được cung cấp từ Đội Môi Trường thuộc Công ty
TNHH một thành viên dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt, Cục Thống Kê. Đây là nguồn
tài liệu quan trọng, thể hiện số lượng rác thải trong các năm, hiện trạng thu gom, quản
lý rác thải tại thành phố Đà Lạt.
Đồ án tốt nghiệp
4
-Đi theo xe thu gom
rác
-Tìm hiểu quá trình
thu gom, xử lý.
 Tài liệu sơ cấp:
Tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp. Người được phỏng
vấn là các hộ gia đình sống trên địa bàn thành phố Đà Lạt, khách du lịch, CNVS.
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là phương pháp tiếp cận thực tế nhất nhằm nhận diện được thực trạng và

hướng đi của đề tài. Quá trình khảo sát chia làm 2 đợt:










Hình 1.1. Sơ đồ quá trình khảo sát thực địa
1.4.3. Phương pháp điều tra xã hội:
1.4.3.1. Mục đích của điều tra xã hội học:
 Xác định nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh CTR công cộng
 Khảo sát ý thức của người dân và khách du lịch trong việc giữ gìn vệ sinh nơi
công cộng cùng với sự quan tâm của nhà quản lý với vấn đề này.
 Xác định mức độ ảnh hưởng của CTR công cộng đối với hoạt động du lịch của
thành phố Đà Lạt
1.4.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình
thực hiện khóa luận.
Thu thập thông tin về
các phường trên Tp.
Đà Lạt
Xác định vùng,
phường cần khảo
sát
Khảo sát thực địa
phường 1, 5,12

Nhận dạng thực
trạng và hướng đi
của đề tài
-Từ các trang wed, các
kênh truyền thông…
-Số liệu từ Cty Dịch Vụ
Công Ích Đà Lạt
-Các phường trọng
điểm và đặc trưng.
Đồ án tốt nghiệp
5
Bước 1: Xác định đối tượng điều tra
Qua quá trình quan sát thực tế, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát 3 đối tượng
gồm: người dân, CNVS và du khách (nội địa, quốc tế).
Số hộ dân được phỏng vấn là các hộ dân sống trong khu vực thành phố Đà Lạt.
Tác giả tiến hành lựa chọn 3 phường (phường 1, phường 5, phường 12) để điều tra.
+ Phường 1 thuộc khu trung tâm của thành phố Đà Lạt, loại hình kinh tế chủ
yếu là thương nghiệp - dịch vụ - du lịch; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; cơ quan
hành chính - kinh tế - văn hóa. Phường 1 đại diện cho phường có thu nhập cao.
+ Phường 5 cách 2km so với trung tâm thành phố Đà Lạt, 1 nửa phường
thuộc nội thành 1 nửa thuộc ngoại thành, loại hình kinh tế chủ yếu là thương nghiệp -
dịch vụ; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; nông nghiệp và lâm nghiệp. Phường 5 đại
diên cho phường có thu nhập bình thường.
+ Phường 12 thuộc ngoại thành, loại hình kinh tế chủ yếu là nông nghiệp,
lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phường 12 đại diện cho phường có thu nhập chưa
cao.
Bước 2: Xác định số phiếu và bảng câu hỏi
Người dân
- Xác định số phiếu điều tra: Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận cộng đồng, dựa
vào công thức:

n = N / ( 1 + N. e
2
)
“Nguồn Nancy J. Helen F. Clair. E, 2004 ”
Với - n: Số mẫu điều tra
- N: Tổng số mẫu
- e : Độ sai số
Với độ sai số 6 %, tổng số hộ dân 3 phường là 8118 hộ dân, vậy kết quả tính
được là 269 hộ dân ( tối thiểu ). Để đảm bảo số liệu đầy đủ tác giả lấy thêm 5 - 10% hộ
dân tức là 280 - 300 hộ dân.
Đồ án tốt nghiệp
6
Bảng 1.1. Xác định cỡ mẫu khảo sát người dân
Phường
Dân số
Số hộ
Cỡ mẫu
Phường 1
9.374
2.516
93
Phường 5
13.725
3.675
130
Phường 12
7.784
1.927
77
Tổng

30.883
8118
300

- Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi đựợc xây dựng phù hợp với từng đối tượng khác nhau, đối với
người dân chủ yếu tập trung vào những nội dung chính như sau:
+ Xác định nguyên nhân chính làm phát sinh CTR và đánh giá mức độ ảnh
hưởng đối với đời sống người dân và hoạt động du lịch.
+ Tìm hiểu ý kiến của người dân về khối lượng rác phát sinh, chất lượng của
việc thu gom CTR công cộng hiện nay.
+ Đánh giá ý thức cũng như mức độ quan tâm đến vấn đề BVMT của người
dân. Xác định giải pháp tối ưu nhằm làm giảm lựơng rác thải công cộng.
Khách du lịch
- Xác định số phiếu điều tra
Bảng 1.2. Cỡ mẫu khảo sát khách du lịch
Khách nước ngoài
50
Khách nội địa
20
Tổng
70
- Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi đối với khách du lịch chỉ 10 câu:
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rác thải công cộng đối với đời sống, sinh
hoạt của họ và hoạt động du lịch tại thành phố.
+ Qua sự quan sát của khách du lịch đánh giá được nhận thức của người dân đối
Đồ án tốt nghiệp
7
với việc BVMT và cảnh quan đô thị, xác định giải pháp tối ưu nhằm làm giảm

lựơng rác thải công cộng.
+ Đánh giá ý thức khách du lịch đối với việc BVMT và mức độ quan tâm của xã
hội đối với vấn đề CTR công cộng
Công nhân vệ sinh
- Xác định phiếu điều tra: đối với CNVS tác giả chọn ngẫu nhiên 30 người.
- Xây dựng bảng câu hỏi
Nội dung chính tập trung vào những vấn đề sau:
+ Xác định nguyên nhân làm phát sinh, số lượng rác thải công cộng
+ Đánh giá được hiện trạng kỹ thuật cũng như hiệu quả của hệ thống quản lý
CTR hiện nay, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rác thải công cộng đối với CNVS.
+ Đánh giá ý thức của khách du lịch và người dân trong công tác BVMT.
+ Xác định mức độ tác động của CTR công cộng đối với hoạt động du lịch tại
thành phố. Từ đó có thể đánh giá tầm quan trọng của công tác thu gom và quản lý
CTR công cộng đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý thông tin thu được
- Thống kê kết quả của các câu hỏi cho từng đối tượng khảo sát.
- Tính tỷ lệ % cho mỗi phương án trả lời theo công thức:
k = số phiếu/số mẫu*100
trong đó : k là tỷ lệ % cho phương án trả lời (%)
- Vẽ biểu đồ cho mỗi câu hỏi bằng phần mềm Excel, công cụ Chart Wizard.
- Phân tích số liệu.
1.4.4. Phương pháp thống kê:
Số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Excel, các giá trị về
tốc độ thải rác, thành phần rác thải, sử dụng khái niệm độ tin cậy trong tính toán thống
kê để tính. Kết quả sẽ được hiển thị dưới dạng:
Đồ án tốt nghiệp
8
X = x ± ∂
Trong đó:
x: là giá trị trung bình của giá trị đo

∂:
là khoảng tin cậy
1.4.5. Phương pháp dự báo:
+ Sử dụng mô hình toán để dự báo tốc độ phát sinh rác sinh hoạt đến 2015, tốc độ gia
tăng dân số được dự báo bằng phương pháp Euler, thông qua chương trình gần đúng.
1
1 . .
i i i
N N R N T
-
= - +

Trong đó :
i
N
,
1i
N
-
: Dân số năm thứ i và năm thứ i – 1
R: Tốc độ gia tăng dân số (năm)
T: Thời gian (năm)
1.4.6. Phương pháp xây dựng công cụ tuyên truyền:
 Tờ bướm
Mục đích: tờ bướm là một trong những công cụ truyền thông nhằm mục đích
nâng cao nhận thức của người dân trong các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường, mỹ
quan đô thị nhằm xây dựng lối sống văn minh đô thị, thân thiện với môi trường.
- Thiết bị sử dụng: máy vi tính
- Phương pháp thực hiện gồm 3 bước: Xây dựng ý tưởng, tìm các tài liệu, hình
ảnh liên quan, sử dụng phần mềm photoshop thiết kế tờ rơi

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vật chất: chất thải rắn công cộng tại thành phố Đà Lạt.
- Con người: người dân, khách du lịch, công nhân vệ sinh tại thành phố Đà Lạt.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: phường 1,5,12 tại thành phố Đà Lạt.
Đồ án tốt nghiệp
9
-Về thời gian : từ ngày 11/2011 đến ngày 03/2012.
1.6. Ý Nghĩa của đề tài:
1.6.1.Ý nghĩa môi trường:
- Giảm thiểu lượng rác thải công cộng phát sinh trên địa bàn thành phố thông
qua việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
- Tăng cường hiệu quả thu gom, tránh tình trạng ứ đọng rác làm phát sinh mùi,
tạo môi trường cho mầm bệnh phát triển.
- Hạn chế tác động đến môi trường, cảnh quan đô thị, sức khỏe cộng đồng và sự
phát triển kinh tế của thành phố.
- Nâng cao ý thức BVMT của người dân, khách du lịch.
1.6.2. Ý nghĩa kinh tế:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch tại địa bàn thành phố.
- Giảm chi phí thu gom và xử lý chất thải phát sinh.
1.6.3. Ý nghĩa xã hội:
- Đảm bảo nhu cầu về chất lượng môi trường .
- Tạo cảnh quan đô thị vệ sinh, sạch sẽ, thoáng mát











Đồ án tốt nghiệp
10

















Hình 1.2. Bản đồ vị trí các phường khảo sát ở thành phố Đà Lạt
PHƯỜNG
12
PHƯỜNG
5
PHƯỜNG
1

Đồ án tốt nghiệp
11

Đồ án tốt nghiệp
11
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN VÀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG
CỘNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.Vị trí địa lý
Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, khu vực Tây Nguyên với diện tích
393,29 km², chiếm 3,2% diện tích toàn tỉnh.
 Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương
 Phía Nam giáp huyện Đức Trọng
 Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương
 Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà
Đà Lạt cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây Nam, cách
Buôn Mê Thuột 190 km về phía Bắc, cách Phan Rang 110 km về phía Đông và Nha
Trang 230 km về phía Đông Bắc. Đà Lạt có vị trí thuận lợi để mở rộng giao lưu với
các trung tâm kinh tế phía Nam và Duyên hải miền Trung.

















Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Lâm Đồng

Đồ án tốt nghiệp
12
2.1.2. Địa hình
Đà Lạt có độ cao trung bình so với mặt biển 1500 m. Nơi cao nhất trong trung
tâm thành phố là nhà Bảo Tàng (1532 m), nơi thấp nhất là Thung Lũng Nguyễn Tri
Phương ( 1398,2 m)
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành 2 bậc rõ rệt:
 Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các
dãy đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25 – 100 m, lượn sóng nhấp nhô độ phân
cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1500 m.
 Bên ngòai cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1700 m đột ngột đổ xuống các cao
nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m. Chính địa hình đặc biệt đã tạo cho Đà
Lạt một vẻ đẹp vừa hùng vĩ, mạnh mẽ, vừa mềm mại, uyển chuyển, lại cuốn hút khách
du lịch đến với thành phố thơ mộng này.
2.1.3. Khí hậu và thời tiết
Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi độ
cao và địa hình tự nhiên nên khí hậu mang tính chất đặc thù so với những vùng lân cận.
Nhiệt độ trung bình cả năm là 18,3
0
C vào tháng 12 và tháng 1:16,3 – 16,7
0
C . Những
tháng còn lại nhiệt độ trong khoảng 18 – 19,4

0
C. Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt
không bao giờ vượt quá 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt
cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp. Trong những tháng mùa
đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 14°C.
Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.258 giờ một năm,
tập trung chủ yếu vào các tháng 12,1,2 và 3 của mùa khô. Tổng lượng bức xạ thu nhập
ở Đà Lạt khoảng 140 kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng
8. Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng
đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt
độ thấp và tương đối ôn hòa.
Trung bình, một năm Đà Lạt có 161 ngày mưa với lượng mưa 1.739 mm, tập
Đồ án tốt nghiệp
13
trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sự hoạt động mạnh của trường
gió mùa tây nam. Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tới tháng 10, tổng lượng mưa trong
mùa mưa ở Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượng mưa của cả năm. Ở Đà Lạt còn có một
hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung hình 80 đến 85 ngày trong một
năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ
tháng 9 đến tháng 10.
Bảng 2.1. Khí hậu Đà Lạt qua các năm
Khí hậu Đà Lạt
Tháng
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
Năm
Trung bình tối cao °C
22.3
24.0
25.0
25.2
24.5
23.4
22.8
22.5
22.8
22.5
21.7
21.4
20,6
Trung bình tối thấp °C
11.3
11.7
12.6
14.4
16.0
16.3
16.0
16.1
15.8

15.1
14.3
12.8
14,3
Lượng mưa mm
11
24
62
170
191
213
229
214
282
239
97
36
1.739

“Nguồn: Địa chí Đà Lạt”
Nhìn chung Đà Lạt có khí hậu ôn hòa dịu mát quanh năm, mưa nhiều, mùa
khô ngắn, không có bão, mùa khô nắng chiếu nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp.
Đây là đặc trưng của vùng nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch và trồng rau,
hoa, cây ăn trái.
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
 Nước mặt:
- Đà Lạt nằm ở vị trí đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai, thuộc lưu vực của
4 nhánh sông - suối lớn là: Đa Nhim, Đa Tam, Cam Ly, Suối Vàng.
+ Sông Đa Nhim: Sông Đa Nhim nằm ở phía Đông thành phố Đà Lạt, là một
trong 2 nhánh chính của hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa phận Lâm Đồng; phần lưu

vực nằm trong địa phận Đà Lạt có diện tích khoảng 116 km2.
+ Suối Prenn: Nằm ở khu vực phía Nam, có diện tích lưu vực phần nằm trên địa
Đồ án tốt nghiệp
14
phận Đà Lạt khoảng 121 km2, hiện có 2 thác nổi tiếng (Đatanla, Prenn) và hồ Tuyền
Lâm.
+ Suối Cam Ly: Suối Cam Ly bắt nguồn từ các dãy núi phía Đông – Bắc của
Thành phố, chảy qua khu vực trung tâm, sau đó đổ về sông Đa Dâng qua địa phận Tà
Nung và khu vực Nam Ban thuộc huyện Lâm Hà. Diện tích lưu vực trong địa phận Đà
Lạt khoảng 150 km2, là nguồn cung cấp nước chính và đồng thời là trục tiêu chính cho
khu vực trung tâm của Thành phố.
+ Suối Vàng: Suối Vàng là một nhánh của sông Đa Dâng, bắt nguồn từ khu vực
phía Tây dãy Liang Biang, lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện Lạc Dương, hiện
có 2 hồ lớn nằm ở phía Tây Bắc Thành phố là hồ Suối Vàng và hồ Đan Kia, là nguồn
cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho thành phố.
 Nước ngầm:
Mặc dù là miền núi, nhưng Đà Lạt có trữ lượng nước ngầm tương đối khá, bao
gồm:
- Nước ngầm tầng nông: Nước ngầm tầng nông phụ thuộc chặt chẽ vào vào các
hoạt động khai thác tài nguyên trên bề mặt, chất lượng tốt.
- Nước ngầm tầng sâu: Nước ngầm tầng sâu ở Đà Lạt được phát hiện bởi 2 tầng
chứa nước: Tầng chứa nước lỗ hổng, tầng chứa nước phun trào, trầm tích axit.
- Nhìn chung, nguồn nước mặt ở Đà Lạt tuy không dồi dào nhưng có thể đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của một thành phố với hướng chủ đạo là du lịch-
dịch vụ, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Về lâu dài vẫn phải chú trọng biện pháp bảo
vệ để hạn chế tối đa về ô nhiễm và bồi lắng.
 Tài nguyên đất:
Trong đó nhóm đất đỏ vàng, đất phù sa và đất dốc tụ thuôc loại podzolic vàng
đỏ được sử dụng để sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu. Do kém dinh dưỡng
khoáng tự nhiên nên trong quá trình canh tác nông dân phải sử dụng một lượng phân

bón rất lớn.
Đồ án tốt nghiệp
15
Đà Lạt cho thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp chiếm 10.998 ha.
Bảng 2.2. Một số đặc điểm lý tính của các loại đất tại Đà Lạt
Loại đất
Thành phần cơ giới
Tầng dày
(cm)
Gley
Màu sắc chủ đạo
Đất phù sa suối
Cát pha thịt, nhẹ
>100
Yếu
Xám, nâu
Nâu đỏ trên bazan
Thịt trung bình,
nặng
>100
Vệt
Nâu đỏ
Nâu đỏ trên đaxit
Thịt trung bình
70-100

Nâu đỏ, đỏ nâu
Nâu vàng trên đaxit
Thịt trung bình
50-100


Nâu vàng
Đỏ vàng trên phiến sa
Thịt trung bình, nhẹ
50-100

Đỏ vàng, vàng đỏ
Đỏ vàng trên phiến sét
Thịt trung bình,
nặng
30-100

Vàng đỏ
Vàng đỏ trên granit
Thịt trung bình, nhẹ
>70
TB
Vàng đỏ
Dốc tụ
Thịt trung bình, nhẹ
>100
Nặng
Xám nâu, nâu đen
“Nguồn: ”
 Nhóm đất phù sa gồm có đất phù sa chua, đất phù sa gley (diện tích 423,64
ha). thuận lợi cho sản xuất các loại rau cải, lúa, ngô.
 Nhóm đất gley gồm đất gley chua (diện tích 353,45 ha).
 Nhóm đất đỏ gồm đất đỏ chua tầng mặt nhiều mùn, đất đỏ chua giàu mùn,
đất đỏ chua nghèo bazơ (diện tích 1.358,75 ha). thuận lợi cho sản xuất hoa
cắt cành và a-ti-sô.

 Nhóm đất xám gồm đất xám rất chua sỏi sạn, đất xám đỏ vàng, đất xám
giàu mùn tích nhôm, đất xám tầng mặt giàu mùn rất chua và đất xám (diện
Đồ án tốt nghiệp
16
tích 35.213,08 ha). thuận lợi cho sản xuất hoa, a-ti-sô, rau cải, chè, cây ăn
quả, lương thực.
 Nhóm đất đen gồm đất đen giàu mùn (diện tích 557,94 ha).
 Tài nguyên khoáng sản:
- Theo tài liệu trên phạm vi Đà Lạt có các loại khoáng sản chính như sau:
+ Thiếc: Gồm thiếc gốc và thiếc sa khoáng, phân bố ở các khu vực Đạchair, núi
Đarahoa (Lạc Dương), cách trung tâm Đà Lạt 15-30 km; khu vực Đa Thiện, Măng Lin,
Thái Phiên (Đà Lạt), trữ lượng khoảng 16.000 tấn.
+ Cao lin: Toàn tỉnh có trữ lượng 520 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở 2 mỏ trên
địa bàn Đà Lạt là Trại Mát thuộc xã Xuân Thọ và Prenn thuộc Phường 3.
+ Đá xây dựng: Tập trung ở khu vực Tà Nung, Cam Ly, Lạc Tiên, Suối Vàng,
Trại Mát.
 Rừng Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên là 39.106 ha, trong đó diện tích đất lâm
nghiệp chiếm 25.646 ha với tỷ lệ 73,9%. Đặc điểm chung của quần thể thực vật Đà
Lạt là rừng thông 3 lá thuần loại xen kẽ với rừng lá rộng.
Các tài liệu phân loại học xác định khu hệ cao nguyên Lang Biang có hơn 400
loài thực vật, trong đó có những loài có giá trị kinh tế cao như thông, thông hôi,
pơmu, tùng, thông nàng,… có những loài là hoá thạch sống như thông 2 lá dẹt,
thông đỏ, tuế lá chẻ,… và có những loài đặc hữu như thông 5 lá, hồng tùng,…

2.2. Điều Kiện Kinh tế và Xã hội
2.2.1. Kinh tế
Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 16,2%
Đồ án tốt nghiệp

17
- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 15,7%, Nông Lâm nghiệp
chiếm 11%, Du lịch - Dịch vụ chiếm 73,3% .
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 2.500 tỷ đồng.
- GDP bình quân đầu người: 21,4 triệu đồng/người/năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu 35 triệu USD
- Tổng thu ngân sách địa phương quản lý 595.500 triệu đồng, chi ngân sách địa
phương 275.325 triệu đồng.
 Nông nghiệp:
Quy mô diện tích gieo trồng đối với cây hàng năm xu hướng tăng lên qua các
năm do điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa trên diện tích có
khả năng nông nghiệp chưa sử dụng và tăng vụ, trồng xen, trồng gối. Đến năm 2005,
diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 97.134 ha, tăng 19.550 ha so năm 2000, quy mô
diện tích cây hàng năm tăng liên tục trong 5 năm với mức tăng bình quân mỗi năm
4,6%. Riêng diện tích gieo trồng cây lương thực ổn định ở mức 50.000 đến 51.000
ha/năm.
Song song với trồng trọt, chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm cũng giữ mức ổn định,
một số loại tăng mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp như đàn
bò sữa, đàn heo. Trong chăn nuôi, đàn trâu tăng chậm do diện tích chăn thả bị thu hẹp
và việc thay thế dần sức kéo bằng máy móc cơ giới. Theo kết qủa điều tra 1/10 hàng
năm, đàn trâu năm 2005 có 17.756 con, tăng 245 con so năm 2000.
 Lâm nghiệp:
Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng, với trên 618 ngàn ha rừng với
tổng trữ lượng trên 61 triệu m3 gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa. Rừng ở Lâm Đồng
nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật, chủng loại đa dạng, đặc
biệt của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Diện tích tre, nứa có đủ khả năng
đáp ứng cho yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm.
Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loại, có trên 400 loài cây gỗ, trong đó có 1 số
Đồ án tốt nghiệp
18

loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều
loại lâm sản có giá trị khác.
Diện tích cây rau, đậu các loại 7.201,1 ha, năng suất 656,2 tạ/ha, sản lượng ước
đạt 206.161 tấn. Diện tích hoa các loại 3.141,7 ha. Diện tích cây lương thực các loại
238,4 ha.
 Du lịch
Để du lịch Đà Lạt có hiệu quả so với tiềm năng và phát triển bền vững, các cấp
có thẩm quyền đã tiến hành nghiên cứu quy hoạch chi tiết các khu du lịch. Đến cuối
năm 2000, các dự án đầu tư nước ngoài đã được phê duyệt trên địa bàn đạt tổng số vốn
770 triệu USD và đã triển khai thực hiện được 52 triệu USD (đạt 7% tổng mức vốn các
dự án được phê duyệt).
Tính đến đầu năm 2001, Đà Lạt có 369 khách sạn (gồm 4.334 phòng với 8.259
giường và có sức chứa 15.821 khách ngày-đêm), trong đó khách sạn đạt chuẩn từ 1
đến 5 sao có 20 cơ sở, đạt loại A là 57 cơ sở, loại B là 68 cơ sở và loại C là 224 cơ sở.
 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Dà lạt:
Năm 2006, hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành
phố Đà Lạt đã thu hút 8.519 lao động, ngành công nghiệp chế biến sử dụng 74,8% lao
động, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống.
Tổng giá trị ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tạo ra năm 2006 (tính
theo giá thực tế) đạt đến 1.021 tỉ đồng, tăng 2,28 lần so với năm 2003. Ngành công
nghiệp chế biến đạt mức 729,8 tỉ đồng với sản phẩm thực phẩm và đồ uống chiếm
599,2 tỉ đồng.




Đồ án tốt nghiệp
19
Bảng 2.3. Số cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Đà Lạt (2006)
Năm

2001
2002
2003
2004
2005
2006
Quốc doanh trung ương
1
2
1
1
2
1
Quốc doanh địa phương
8
9
8
8
6
7
Tập thể
3
3
3
4
3
3
Tư nhân
8
23

24
36
40
40
Cá thể
860
798
704
728
720
688
Vốn đầu tư nước ngoài
8
4
5
5
5
5
Tổng số
888
839
745
782
776
744
“Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2010”














Rươu vang Đà Lạt Chế biến chè cao cấp
Hình 2.2. Công nghiệp chế biến thực phẩm đồ uống tại Đà Lạt
2.2.2. Dân số
Dân số biến động và phân bố không đều và có sự khác biệt rất lớn theo vùng địa
lý, kinh tế. Năm 2010 là 209 301 người với mật độ dân số 532 người/km
2

Ngày nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm
những người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm
Đồ án tốt nghiệp
20
Theo số liệu năm 2010, Đà Lạt có 188.225 cư dân thành thị, tương đương 90%. Cấu
trúc theo giới tính, thành phố có 99.581 cư dân nam và 109.720 cư dân nữ.
Cũng như các đô thị khác, mật độ dân số của Đà Lạt không đồng đều, dân cư tập
trung nhiều nhất ở các phường trung tâm như phường 1, phường 2, phường 6. Ở ngoại
thành, cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,
trong đó nông nghiệp chiếm một phần quan trọng. Khu vực ngoại thành của Đà Lạt rõ
nét nhất là các xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung.
2.2.3. Giao thông
 Đường bộ
Hiện nay hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố đều khắp

trong tỉnh, Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay
mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó tổng chiều dài:
 Hệ thống quốc lộ (20, 27, 28) là 412,15 km
 Hệ thống đường tỉnh là 346,25 km
 Hệ thống đường huyện là 985,69 km
- Quốc lộ: Quốc lộ 20 hướng đi thành phố Hồ chí Minh đến ngã ba Dầu Giây dài
khoảng 230km.
- Tỉnh Lộ: tỉnh lộ 722 đi Tây Nguyên. Tỉnh lộ 723 đến thành phố Nha Trang dài
khoảng 138 km. Tỉnh lộ 725 có chiều dài toàn tuyến khoảng 125 km đi tỉnh Bình
Phước.
 Đường hàng không
Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km có
tổng diện tích 160 ha đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng đi
3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương
đương. Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay hàng ngày đều có
Đồ án tốt nghiệp
21
chuyến bay từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh và ngượclại.
 Đường thuỷ
Giao thông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60 km
vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu.
 Đường sắt
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84 km được đưa vào khai thác từ năm
1932 này không còn hoạt động nữa. Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ
ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8 km phục vụ du lịch.
2.2.4. Văn hóa, giáo dục
Đà Lạt vẫn là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục phát triển ở miền
Nam với hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo khá đồ sộ từ sơ cấp
đến đại học.
Nhiệm vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học ở đây chẳng những phục vụ cho nhân

dân trong thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mà còn thu hút mạnh mẽ cả khu vực miền
Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, tốc độ phát triển hàng năm lên tới 10 -
12%. Đó là Trường Đại học Đà Lạt, Viện Nghiên cứu hạt nhân, Phân viện Sinh học,
Học viện Lục quân, Viện Vacxin (Pasteur), Trường Cao đẳng Sư phạm.
Tuy là một thành phố trẻ nhưng bề dày văn hoá ở đây cũng rất được chú ý về sự
phong phú, đa dạng, vừa mang tính truyền thống và hiện đại. Cùng với sự giao lưu văn
hoá thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách người Đà Lạt: hiền hòa,
thanh lịch và mến khách.
2.2.5.Y tế và kế hoạch hoá gia đình
Hoạt động y tế của Thành phố không ngừng phát triển, mạng lưới y tế cơ sở
được quan tâm tăng cường, nhất là vùng đồng bào dân tộc ít người, hiện có 3,4 y-bác
sỹ/ngàn dân. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên, đã tổ chức nhiều
đợt khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc và người có hoàn cảnh khó
khăn
Đồ án tốt nghiệp
22
Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu phát triển của Thành phố thì cần phải được tập
trung thêm các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao hơn.
Công tác kế hoạch hoá gia đình thường xuyên được quan tâm, đã giảm tỉ lệ tăng
dân số tự nhiên từ 1,76% năm năm 1996 xuống 1,58% năm 2000, tỉ lệ sinh con thứ 3
giảm tương ứng từ 16,18% xuống 9,77%.
2.2.6.Công tác quy hoạch
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể xây dựng đã được phê duyệt theo Quyết định số
620/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua
Thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực
nhằm quản lý đô thị tốt hơn. Đã thực hiện quy hoạch chi tiết 14 khu vực với tổng diện
tích 2.320 ha, thực hiện quy hoạch chỉnh trang độ thị ở một số khu vực.
Năm 2001 đã tiến hành “Điều chỉnh quy hoạch chung” và đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, hiện đang khẩn trương tiếnhành quy hoạch chi tiết các khu vực
trọng điểm, quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn Thành phố và chi tiết đến từng

phường-xã.
2.2.7. Công tác quản lý nhà nước về đô thị
Các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản về quản lý đô thị như:
quy định lộ giới các trục đường, quy định các chỉ tiêu chủ yếu về quản lý quy hoạch và
xây dựng đối với nhà ở tư nhân, quy hoạch chỉnh trang hệ thống giao thông đường hẻm
trên từng phường xã.
Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, bao gồm: đường và
các nút giao thông, biển báo chỉ dẫn giao thông, chiếu sáng, cấp nước, mạng lưới điện
thoại, nghĩa trang, cây xanh và công viên …
Công tác làm xanh-sạch-đẹp Thành phố đã được tiến hành thường xuyên, đã
thật sự có tác dụng làm xanh-sạch- đẹp và nâng cao ý thức làm đẹp Thành phố đến
từng khuôn viên đất ở của từng gia đình.
Tuy nhiên, công tác quản lý đô thị vẫn còn nhiều thiếu sót, các quy hoạch phục
Đồ án tốt nghiệp
23
vụ dân cư chưa nhiều mà mới tập trung cho quy hoạch phân lô nhằm cấp quyền sử
dụng đất ở. Tình trạng vi phạm các quy định liên quan đến quản lý đô thị vẫn thường
xuyên xảy ra, hồ sơ quản lý các công trình hạ tầng còn chưa đầy đủ. Các biện pháp
nhằm dãn dân khu vực có mật độ dân số quá tải kết hợp phát triển với các khu đô thị
mới còn chậm và chưa đồng bộ.
2.2.8. Hệ thống thoát nước thải và các cơ sở xử lý vệ sinh môi trường
Hiện nay, khu vực nội thành, nước mưa và nước thải sinh hoạt đều được thoát
qua trục thoát chính là suối Cam Ly. Do chưa có hệ thống sử lý nước sinh hoạt kể cả
nước thải của bệnh viện và khu vực lò mổ, nên vào mùa khô suối Cam Ly bị ô nhiễm
khá nặng.
Hệ thống cống thoát khu vực:
+ Hệ thống cống cũ D1.500-1.800 được xây dựng từ thời Pháp thuộc chủ yếu
thu nước mưa và nước thải khu vực chợ, bến xe cũ chạy dọc đường Nguyễn Thị Minh
Khai đã bị hư hỏng nặng và không có hồ sơ nên không quản lý được.
+ Trong thời gian gần đây, Thành phố đã xây thêm một số tuyến cống thoát

nước mưa dạng hộp, nắp đan hai bên đường hoặc mương xây hở ở một số tuyến ở khu
vực trung tâm Thành phố, bao gồm:
Đường trục chính trung tâm với hệ thống mương xây: đường Đinh Tiên Hoàng,
Phù Đổng Thiên Vương, Nguyễn Thái Học, Đường trục phía Đông với hệ thống
mương hở: Trần Quốc Toản, Yersin, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Phan Chu Trinh, Hồ
Xuân Hương.
Các khu vực có mật độ dân số thấp, nước thải chủ yếu tự thấm.
 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội:
Là Thành phố có chức năng hàng đầu là du lịch nên trong thời gia qua đã bị ảnh
hưởng khá nặng nề của suy thoái kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á và những khó
khăn trong phát triển kinh tế của cả nước, mặt khác còn phải chịu sức ép về cạnh tranh
với rất nhiều điểm du lịch mới mở ở khu vực Nam Bộ, nhưng dưới sự lãnh đạo của

×