Tải bản đầy đủ (.pptx) (150 trang)

xã hội công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.69 KB, 150 trang )

XÃ HÔÔI CÔNG NGHIÊÔP


BÀI 1.ĐỐI TƯỢNG NC CỦA XHH CN

Xã hội học công nghiệp xuất hiện vào cuối những năm 20 đầu những
năm 30 của thế kỷ 20 trên cơ sở những quan điểm về sự quản lý
khoa học của F.W .Taylor (1856-1915)

TNT- KHOA XHH


.Đối tượng NC của XHH CN
Để xác định đối tượng của Xã hội học Công nghiệp cần làm rõ một số
vấn đề, đó là:





Sự xuất hiện của XHHCN đáp ứng nhu cầu gì của xã hội?
Các vấn đề nghiên cứu chính của XHHCN là gì?
Sự xuất hiện của chuyên ngành XHH CN có ý nghĩa gì với XHH?

TNT- KHOA XHH


1.1. Cơ sở hình thành đối tượng NC của XHHCN




Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, công nghiệp trở thành khách thể của nghiên cứu xã
hội học (XHH).



Các nhà XHH nhận thức được ý nghĩa quan trọng của sự phát triển của nền sản xuất
cơ giới.



Quan điểm cho rằng các yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành chế độ
tư bản chủ nghĩa chính là sự phát triển của nền SX cơ giới.



Trong khuôn khổ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, hệ thống các quan hệ
kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân phát triển rất mạnh mẽ

TNT- KHOA XHH


1.1. Cơ sở hình thành đối tượng NC của XHH
CN


Các chủ sở hữu về tư liệu sản xuất ý thức được sự cần thiết phải chủ động tác động, ảnh
hưởng đến thái độ lao động của công nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.




Cần thiết phải tác động đến mối quan hệ qua lại giữa đại diện của các nhóm khác nhau
trong quá trình sản xuất.





Công nhân đã chống lại quá trình hợp lý hoá sản xuất,
Sự bóc lột của giới chủ đối với người lao động tăng lên.
Những cuộc phản ứng tập thể của công nhân như bãi công, đình công, nhằm bảo vệ quyền
lợi của mình đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tối đa hoá lợi nhuận.

TNT- KHOA XHH


1.1. Cơ sở hình thành đối tượng NC của XHH
CN



Vào đầu thế kỷ XX, tại châu Âu và Hoa Kỳ các đảng phái chính trị, công đoàn
và các tổ chức của người lao động thực hiện một chiến lược nhằm thay đổi các
quan hệ xã hội trong sản xuất công nghiệp,



Những ý tưởng về việc tăng cường tiếng nói và vai trò quyết định của người
lao động tới các quá trình phát triển các quan hệ đó.




Trong các hình thái kinh tế - xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, nảy sinh nhiều vấn
đề và ở phạm vi rộng lớn trong việc quản lý và điều hành lĩnh vực sản xuất
vật chất

TNT- KHOA XHH




Những vấn đề xã hội nảy sinh không thể giải quyết được bằng cách khái quát và sử
dụng những kinh nghiệm có sẵn của các giới chủ và các nhà quản lý.

 Phát sinh nhu cầu xã hội về sự tham gia giải quyết của các nhà khoa học ở các
lĩnh vực khác nhau, kể cả khoa học xã hội.
 Các nhà xã hội học và kinh tế học được các giới chủ đề nghị tham gia nghiên
cứu những biện pháp nhằm thu được lợi nhuận cao nhất với chi phí ít nhất.

TNT- KHOA XHH




Việc áp dụng máy móc trong hoạt động sản xuất đã dẫn đến nhiều thay
đổi:






Năng suất lao động gia tăng.
Cải thiện điều kiện sản xuất.
Tuy nhiên, chính việc áp dụng máy móc cũng góp phần tăng cường sự bóc
lột sức lao động, làm gia tăng thất nghiệp.

 Các nhà khoa học xã hội đã đặt ra nhiệm vụ xoá bỏ những mâu thuẫn giữa
giới chủ và thợ, giữa các nhóm sản xuất v.v.

TNT- KHOA XHH




Chuyên ngành XHH CN xuất hiện do những tác động của các biến đổi xã hội xuất
hiện cùng với nền sản xuất đại trà bằng máy móc.



Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, một mặt đem lại năng suất lao động cao, nhưng
mặt khác lại đem lại những mâu thuẫn xã hội mới:



Đó là sự cạnh tranh khốc liệt, thất nghiệp, sự bóc lột quá mức. Chính những điều
này đã làm gia tăng thêm sự tha hoá lao động của người công nhân.

TNT- KHOA XHH





Các nhà XHH nghiên cứu về công nghiệp chính là để đáp ứng yêu cầu
của các quá trình phát triển xã hội



Tuy nhiên, vào thời kỳ ban đầu các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực XHH
CN không tập trung quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội chung mà
chú ý nhiều hơn đến tác động xã hội của kỹ thuật

TNT- KHOA XHH




Các nhà XHH CN thừa nhận rằng, những biến đổi trong xã hội công nghiệp sẽ làm
gay gắt hơn các mâu thuẫn của đời sống xã hội.



Họ hiểu rằng nếu chỉ đề ra các nguyên tắc tổ chức lao động hợp lý thì điều này là
chưa đủ để giảm bớt mức độ gay gắt hoặc loại bỏ các mâu thuẫn đó.

 Theo các nhà XHH CN cần phải thực hiện một công việc mang tính chất vĩ mô hơn,
đó là nghiên cứu các phương pháp và công cụ để tác động đến mối quan hệ qua
lại giữa các thành viên của xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội.

TNT- KHOA XHH





Nhâận thức của các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý trong xã hội công
nghiệp về:



Nhu cầu cấp bách trong việc nghiên cứu các biện pháp nhằm tăng cường sự
bóc lột lao động thông qua việc sử dụng hệ thống kiểm soát hành vi của các
nhân viên trong và ngoài thời gian sản xuất.

 Họ quan tâm tới các lý thuyết của xã hội học công nghiệp

TNT- KHOA XHH




Quan điểm của các chính phủ đối với việc can thiệp vào quá trình phát triển kinh tế có ý nghĩa
quan trọng xét về bối cảnh khách quan đối với sự ra đời và phát triển của XHH CN.



Vào giai đoạn đầu, các doanh nhân và các nhà quản lý các xã hội công nghiệp đã cố gắng giải
quyết các vấn đề xã hội của lao động với sự giúp đỡ của các nhà xã hội học.

 Hoạt động của các nhà XHH CN trong một thời gian dài chủ yếu hướng đến việc giải quyết các
vấn đề xã hội của lao động và sản xuất trong phạm vi doanh nghiệp.


TNT- KHOA XHH




Nhà nước tư bản ngày càng can thiệp sâu hơn vào việc quản lý hoạt động kinh
tế.




Do đó những nhiệm vụ mới đã được đặt ra trước các nhà XHH CN.
Họ bị lôi cuốn vào việc giải quyết các vấn đề cấp bách chung của sự phát triển
xã hội.

 Vào giai đoạn đầu, các doanh nhân và các nhà quản lý các xã hội công nghiệp
đã cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội của lao động với sự giúp đỡ của các
nhà xã hội học.

TNT- KHOA XHH




Ngay từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 trong các nghiên cứu của mình các nhà XHH CN đã
dựa vào các lý thuyết của A. Smith, D. Ricardo, A. Comte, K.Marx, H.Spencer, E. Durkheim,
M. Weber và những tác giả khác.




Nói cách khác, XHH CN cũng có những cơ sở lý luận của mình chứ nó không xuất hiện từ
những nghiên cứu hoàn toàn kinh nghiệm (không lý thuyết).



Các nhà nghiên cứu tiền bối trong XHH CN mong muốn tìm tòi cách thức quản lý các quá trình
xã hội trong xã hội, xác định, xây dựng luận cứ cho triển vọng và xu hướng biến đổi của xã
hội

TNT- KHOA XHH


1.2. Quan điểm của một số nhà khoa học về đối tượng nghiên cứu
XHH CN
1.2.1Quan điểm của H. Spencer và E. Durkheim về sự phân công lao đôộng
trong xã hôội






Sự phân công lao động xã hội là nền tảng để tạo ra sự thay đổi trong xã hội.
Cơ chế cơ bản trong sự phát triển của việc phân công lao động,
Các con đường nhằm loại bỏ các hậu quả tiêu cực của sự phát triển nền sản xuất vật chất.
Hạn chế: khi phân tích về các hiện tượng và quá trình xã hội trong lĩnh vực hoạt động lao
động, họ chưa xem xét đầy đủ các quan hệ xã hội trong xã hội, các khác biệt về vị thế xã hội
của các cá nhân.

TNT- KHOA XHH



1.2.2.Quan điểm của M. Weber




Phân tích các quá trình kỹ thuật - tổ chức trong hoạt động sản xuất.
Đề xuất và lập luận về sự phân chia lao động hình thức (dạng lý tưởng) và
cho rằng cần ứng dụng tiếp cận này đối với hiện tượng mà ta quan tâm
trong mọi hoàn cảnh.



Những quan điểm này đã có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển các quan điểm
của XHH CN.

TNT- KHOA XHH


1.2.3. Một số nhà khoa học khác
Vào cuối thế kỷ 19, khi mâu thuẫn trong các nhóm xã hội, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giới chủ và
những người công nhân ngày càng trở nên gay gắt, các nhà XHH CN cũng chuyển hướng
nghiên cứu.




Giải quyết các mâu thuẫn xã hội,
Chứng minh các ưu điểm của công nghiệp hoá.


 Nhờ có những thành công của mình, tư tưởng công nghiệp hoá đã trở thành thống soái vào cuối
thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.



Chuyên ngành XHH CN cũng là một biểu hiện quan trọng của quá trình công nghiệp hoá. Vì
vậy, đây cũng chính là xuất phát điểm cho các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm của XHH
CN.

TNT- KHOA XHH




Sự xuất hiện của XHH CN với định hướng đặc thù đến tới việc giải
quyết các vấn đề thực tiễn của sự tối ưu hoá sản xuất là một dấu
mốc trong sự phát triển của xã hội học nói chung.



XHH trở nên gần hơn với hoạt động thực tiễn, và nó trở thành
một lĩnh vực kiến thức phục vụ cho các nhu cầu thực tiễn

TNT- KHOA XHH






Tăng cường tính thực nghiệm trong các nghiên cứu.
Tất nhiên, khi nghiên cứu những vấn đề cụ thể của hoạt động sản xuất, hoạt
động của các tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, các
nhà XHH vẫn bắt buộc phải xem xét đến bối cảnh vĩ mô.



Họ cho rằng đó là một trong những điều kiện quan trọng nhất để giải quyết
những vấn đề thực tiễn thuần tuý.



Nói cách khác nếu như một vấn đề chỉ được nghiên cứu thực nghiệm và tách
biệt khỏi bối cảnh vĩ mô thì khó có thể tìm ra được giải pháp giải quyết nó một
cách triệt để.

TNT- KHOA XHH


Đối tượng NC của XHHCN


Khi xác định về đối tượng của XHH CN các đại diện của XHH CN muốn nhấn mạnh phạm vi
rộng lớn của đối tượng nghiên cứu.

 XHH CN là chuyên ngành xã hội hoc nghiên cứu động cơ thực hiện nhiệm vụ được giao của người
lao động, phân tích bản chất và mức độ hài lòng mà họ nhận được khi tham gia vào quá trình
lao động, sự biến đổi cấu trúc và chức năng những quan hệ qua lại, giữa công nhân và lãnh
đạo, đặc trưng của các thủ pháp mà các nhà lãnh đạo duy trì quyền lực và sự kiểm soát đối
với cấp dưới và xác định phạm vi hợp tác hoặc xung đột trong quan hệ giữa lãnh đạo và cấp

dưới.

TNT- KHOA XHH


Định nghĩa về XHHCN



Vậy xã hội học công nghiệp là chuyên ngành xã hội học tập trung nghiên
cứu những điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị với sự biến động về mặt lịch
sử của quá trình hình thành và thay đổi cấu trúc sản xuất công nghiệp,
nghiên cứu các hình thái gắn với động lực của quá trình công nghiệp hoá và
các vấn đề của hệ quả xã hội, của phân công lao động xã hội và tổ chức lao
động xí nghiệp, nghiên cứu các vấn đề tổ chức quản lý sản xuất và sử dụng
lao động trong xã hội công nghiệp

TNT- KHOA XHH


1.3.Những vấn đề thuộc Đối tượng NC XHHCN



Nghiên cứu các quan hệ xã hội diễn ra trong quá trình tổ chức sản xuất
công nghiệp cũng như các mối quan hệ trong xã hội công nghiệp



Nghiên cứu hoạt động sản xuất của con người: vấn đề kích thích lao động,

nâng cao năng suất lao động...,



Các quan hệ giữa những con người trong xí nghiệp (tương quan giữa chủ,
người quản lí và thợ, tổ chức xí nghiệp...),



Địa vị và vai trò của công đoàn (nguyên nhân thành lập, quan hệ giữa công
đoàn với chủ, vv.)

TNT- KHOA XHH


Tóm lại: Những NC chính
(1) Việc tái tạo lại sự phát triển toàn bộ xã hội.



Phân tích sự đối đầu giữa "tư bản" và "lao động", việc thay đổi các nội dung
của các xung đột công nghiệp, ví dụ:





Thay đổi nội dung của thoả ước lao động
Thay đổi về cơ cấu lao động xã hội: Phânloại lao động theo trình độ, giới.
Sự phát triển kinh tế - xã hội: sản phẩm hàng hoá, thất nghiệp


TNT- KHOA XHH


(2)Những thay đổi cấu trúc xí nghiệp và các hiện tượng XH xí
nghiệp như:



Nghiên cứu sự thay đổi quan hệ lao động liên quan đến những
thay đổi về tổ chức, quản lý.



Phân tích sự chuyển hoá về đặc thù xí nghiệp liên quan đến các
điều kiện kỹ thuật, thị trường, chính sách pháp luật về sử dụng
lao động; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

TNT- KHOA XHH


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×