Chương X:
Hoạt động xã hội.
1. Khái niệm hoạt động xã hội
Hành động là hành vi có mục đích. Hoạt động xã hội là hành động
xã hội của con người trong xã hội.. có quan hệ đến người khác,đến một tổ
chức, một tập thể trong xã hội, là phạm trù xã hội học, vì:
a. Nó hướng tới các giá trị
b. Nó có thể là do các nhóm, các tổ chức gây ra
c. Nó là sự thể hiện của một hệ thống xã hội, và sự thể hiện đó nói lên
thực chất hệ thống xã hội đó
d. Khi hoạt động nói lên một sự phản ứng lại xung đột bên ngoài hoặc
bên trong của hệ thống thì hoạt động xã hội là dấu hiệu nói lên một mâu
thuẫn, hay một chỗ nứt rạn của hệ thống.
Ví dụ: Các hoạt động từ thiện, các cuộc mít tinh, biểu tình, các cuộc thi
thể dục thể thao, âm nhạc ….
2. Hành vi cá nhân và hành vi tập thể.
Hành vi:
Theo cách hiểu lý thuyết hành vi chính thống thì hành vi của con người
chỉ là những phản ứng máy móc quan sát được sau các tác nhân.
Theo cách hiểu lý thuyết hành vi xã hội thì hành vi được hiểu là các cá
nhân phải suy nghĩ đối chiếu, cân nhắc… trước khi phản ứng máy móc trước
các tác nhân.
2.1 Hành vi cá nhân
Hành vi cá nhân là những cảm xúc, những suy nghĩ, hành động của
một cá nhân trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Chuẩn xã hội và chuẩn hành vi có mối quan hệ biện chứng giữa cái
tôi và cái chúng ta, trong đó cái chúng ta và cái tôi, cũng như cái tôi và cái
chúng ta hết sức hài hòa. Trong sự hài hòa đó, về mặt tâm lý bên trong thì
tùy thuộc vào mỗi cá nhân, còn hành vi bên ngoài thì phải tùy thuộc vào cá
nhân - xã hội cụ thể, hành vi cá nhân luôn nằm trong sự quy định của chuẩn
xã hội và chuẩn xã hội được quy định từ hành vi cá nhân.
Đối với chúng ta, thành đạt và niềm vui trong cuộc sống có thể
được xem là chuẩn động cơ cho những ai mong muốn điều đó, nó có thể
được thúc đẩy bởi xung năng động cơ hướng tới tương lai, nhớ về dĩ vãng
hay nỗ lực hiện tại, còn tùy thuộc ở mỗi người. Những cá nhân và những xã
hội khác nhau có sự thúc đẩy những lịch trình thành đạt và niềm vui khác
nhau. Nếu không có sự nỗ lực từ bên trong và tác động từ bên ngoài, thì
những thành đạt và niềm vui khó mà hình thành và phát triển, và sự củng cố
quá mức từ bên ngoài có thể lại làm suy yếu sự nỗ lực bên trong; ngược lại,
chú ý quá mức từ bên trong có thể làm cản trở sự tác động từ bên ngoài mà
trở nên bảo thủ hay tiêu cực. Hài hòa vẫn là đặc trưng cơ bản của hoạt động
tâm lý và luôn luôn là chân lý sống, bởi vì chính những hưng phấn và ức chế
đã tạo nên sự thống nhất giữa thăng hoa hay trầm cảm cho một sự tồn tại
trong mỗi cá nhân, và xét đến cùng là những tồn tại của xã hội loài người
giữa "thực" và "hư".
2.2 Hành vi tập thể
2.2.1 Khái niệm.
Hành vi tập thể là “những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của một số
đông người có tính chất nhất thời và không theo quy ước để phản ứng lại
ảnh hưởng chung trong một tình huống nào đó”.
Hành vi tập thể có thể coi là những tin đồn, dư luận, thời trang va
mốt nhất thời, phong trào…
VD: Các cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân và công nhân để
đòi các quyền lợi cơ bản và chính đáng của mình với các hành vi tập thể như
hò reo, hô khẩu hiệu, đưa yêu sách…
Trong xã hội học, hành vi tập thể là hành vi của nhiều người.
VD: hành vi của các học sinh trong lớp học.
Hành vi tập thể diễn ra trong khuôn khổ xã hội là tập thể và quần chúng.
Hành vi là cách ứng xử và hành động của cá nhân trước những tình
huống xã hội cụ thể nhất định theo ý nghĩa chủ quan của cá nhân.
Tập thể là số đông người có sự tương tác hạn chế với nhau và
không có cùng tiêu chuẩn được xác định rõ và theo quy ước khác với tập thể
xã hội, tập thể này có tính chất nhất thời và có sự tương tác với nhau rất hạn
chế. Trong tập thể, ranh giới xã hội không rõ ràng và các cá nhân không
hoặc gần như không có ý thức tư cách thành viên.
Quần chúng: là tập thể đã được địa phương hóa, là sự tập hợp nhất
thời những người có cùng quan điểm chung và thường ảnh hưởng lẫn nhau.
Nhà xã hội học Mỹ Herbert Blumer (1900 - 1987) đã chia quần chúng thành
4 loại:
•
Quần chúng ngẫu nhiên: đám đông chỉ nhận biết về nhau một
cách thoáng qua được tập hợp một cách ngẫu nhiên do có mối quan
tâm chung nhất thời. Ví dụ: đám đông đang xem một vụ đánh nhau
ngoài phố hay xem rùa hồ Gươm đang nổi lên...
•
Quần chúng quy ước: đám đông tham gia một sự kiện có lập
chương trình cẩn thận và mặc dù không thể tương tác với nhau nhiều,
họ hành động thích hợp với tình hình. Ví dụ: những người tham gia
một cuộc bán đấu giá, đám tang...
•
Quần chúng biểu cảm: đám đông hình thành do sự kiện gây
cảm xúc mạnh đối với họ. Ví dụ: những người tụ tập ở quảng trường
trong đêm giao thừa, những người tham gia tưởng niệm nạn nhân của
một thảm họa...
•
Quần chúng hành động: đám đông tham gia vào những hành
động có tính chất bạo lực và phá hoại khi cảm xúc kết hợp đã không
kiềm chế được. Ví dụ: đám đông gây ra thảm họa trên sân vận động
Heysel năm 1985 trong trận chung kết cúp C1 giữa Juventus F.C. và
Liverpool F.C..
Ngoài ra hành vi tập thể còn bao gồm những tin đồn, dư luận, thời
trang và mốt nhất thời, phong trào…
2.2.2
Các lý thuyết nghiên cứu hành vi tập thể.
a-Lý thuyết tiêm nhiễm
Lý thuyết tiêm nhiễm do nhà xã hội học người Pháp Gustave Le Bon
(1841-1931) phát triển. Lý thuyết này cho rằng trong tập thể, cá nhân mất đi
lý trí của mình, trở thành "người máy"do các xúc cảm tiêm nhiễm, tác động
của sự tiêm nhiễm khiến cho xúc cảm của quần chúng điều khiển những
hành vi của họ. Ảnh hưởng này giống như sự thôi miên của quần chúng đối
với các thành viên. Kiềm chế xã hội theo tiêu chuẩn có thể bị sức mạnh cộng
hưởng của quần chúng lấn át và dẫn đến bạo lực, phá hoại. Như trường hợp
của đám crazy fan trong các trận bóng đá,những người trong nhóm dễ dàng
tham gia các hành động đập phá,đánh lộn. Lý thuyết này tỏ ra đúng trong
trường hợp đám đông hỗn tạp và nổi loạn. Tuy nhiên lại có ý kiến phản biện:
liệu quần chúng có thể mang cảm xúc, suy nghĩ hoàn toàn khác với từng
thành viên tham gia hay không? Trong những đám đông crazy fan trên thì
trong số các thành viên đã có sẵn những suy nghĩ là cổ động viên đội đối thủ
có những biểu hiện đối đầu với mình, hành vi này không phải do quần chúng
hình thành mà nằm sẵn trong suy nghĩ của những thành viên tham gia.
b- Lý thuyết hội tụ
Lý thuyết này phủ nhận quan điểm của lý thuyết tiêm nhiễm cho rằng
quần chúng tạo ra suy nghĩ của bản thân nó và cho rằng sự đoàn kết của
quần chúng là kết quả của một yếu tố có trước sự hình thành quần chúng.
Quần chúng hình thành như là sự hội tụ của các cá nhân có chung thái độ
hoặc mối quan tâm. Khi tham gia vào quần chúng, cá nhân được khuyến
khích tham gia vào những hành vi mà trong hoàn cảnh bình thường bị các
tiêu chuẩn xã hội kiềm chế. Các thành viên thực ra không phải bị "thôi
miên" mà hành động duy lý để đạt đến mục tiêu cụ thể. Đơn cử như việc
tham dự vào 1 nhóm đua xe, những người tham gia vào nhóm đua có thể
hành đông kích động mà bình thường họ không làm.
C-Lý thuyết tiêu chuẩn nổi bật
Còn gọi là lý thuyết quy phạm nổi bật, do Ralph Turner và Lewis Killian
đưa ra, lý thuyết này không cho rằng hành vi tập thể hỗn loạn và phi lý như
lý thuyết tiêm nhiễm, cũng như không duy lý như lý thuyết hội tụ. Lý thuyết
này có thể hiểu theo nghĩa là sự hội tụ những người có chung sự gắn bó, như
là những người cùng kì thị những người da đen. Tiêu chuẩn định hướng có
thể do một vài người đứng đầu đưa ra và nhanh chóng được những người
khác chấp nhận.
Ví dụ: một vài người trong đám đông tức giận ném gạch đá vào các
cửa kính thì một vụ phá hoại rất có thể sẽ xảy ra khi những người khác lập
tức làm theo.
Dẫn theo [1; 709-711]
3.
Hành vi đám đông và hành vi tổ chức.
3.1
Hành vi đám đông.
a.
Định nghĩa:
Trước khi tìm hiểu định nghĩa hành vi đám đông ta xem xét khái niệm
đám đông là gì?
“Đám đông là sự tập hợp tạm thời của một số đông người trên cùng
một vùng đất có thể tiếp xúc trực tiếp được với nhau, phản ứng một cách
tự phát. Họ lien kết với nhau bằng một liên hệ tâm lý tạo nên từ những
cảm xúc thôi thúc. Đám đông không có những chuẩn mực được quy định
về mặt tổ chức và không có một phức hợp chuẩn mực đạo đức. Đám
đông có nhiều loại như đám đông có hành động bạo lực, khủng bố, phá
hoại. Đám đông xuất hiện trong thời kì có biến loạn, bãi công khi các
cuộc mít- ting hay biểu tình thị uy bắt đầu tự vệ một cách tự phát và có tổ
chức. Đám đông làm tăng thêm ý thức về sức mạnh của chính nó và làm
yếu đi ý thức,trách nhiệm đối với các hành động đã làm”. [31; 213-214]
Ví dụ: một đám người dừng lại để quan sát một vụ tai nạn giao thông,
những người cùng có mặt ở nhà hát, ở hội trường để xem ca nhạc; hay
nhiều người cùng ngồi nói chuyện với nhau về một vấn đề nào đó,
…..mỗi trường hợp tụ tập đó được gọi là “đám đông”.
Những đám đông này chỉ mang tính tò mò về một sự việc đang diễn ra
trước mắt họ. Nó không mang mục đích gì và không được tổ chức chỉ
mang tính tự phát.
Từ định nghĩa về đám đông như trên ta thấy có thể hiểu hành vi
đám đông như sau: hành vi đám đông là hành vi của của một tập hợp
người trong những hoàn cảnh nhất định. Hành vi đám đông thường dược
hình thành một cách tự phát, hầu như không có tổ chức, không theo kế
hoạch và khó đoán trước được hướng phát triển của nó. Hành vi đám
đông phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kích thích lẫn nhau của các thành
viên trong đám đông.
VD. Như việc hò reo cổ vũ của những người tham gia cổ vũ đua xe,
thành viên càng hăng hái cổ vũ thì càng kích thích những người khác
tham gia.
b.
Cơ sở hình thành hành vi đám đông
Berk cho rằng, một trong những yếu tố quyết định để hình thành hành
vi đám đông là sự ủng hộ của tất cả những người có mặt tại chỗ. Sự ủng
hộ được xác định như sự sẵn sàng hành động của các thành viên đám
đông làm giảm sự chần chừ, e ngại của một thành viên nào đó.
Dấu hiệu của sự ủng hộ gồm những điểm sau:
• Số lượng chính xác những người có hành động trùng
khớp với hành động mà cá nhân dự định. Như là 7 trên 10
người trong một đám người có hành vi hò reo thì có thể coi đó
là hành vi của đám đông.
VD. Trong một quán trà có 10 người cùng ngồi xem bong đá,
trong đó có 8/10 người cổ vũ. Đó có thể xem là hành vi đám
đông.
• Trong một phạm vi nào đó dể cá nhân có thể thấy được
hành động của những người khác khiến cho họ nhận thấy họ
đang được ủng hộ. Phạm vi này bao gồm không gian và thời
gian, như việc cổ vũ trong sân vận động trong một trận đấu
bóng đá.
• Các cá nhân phải biết được rằng người khác đang ủng hộ
họ.
• Cá nhân phải gần những người đang hành động. Sự ủng
hộ của người khác rõ rang làm tăng sự khích lệ ngấm ngầm và
làm giảm sự đắn đo, do dự tiềm tàng của người hành động trong
nhóm. Nếu những người cùng cổ vũ bóng đá nhưng xem trên
truyền hình, họ không ở gần nhau thì không được coi là một
đám đông. [ 18; 291-296]
3.2.
Hành vi tổ chức.
a.
Khái niệm:
Hành vi tổ chức là nói đến những tương tác của con người và tổ
chức, nó bao hàm sự nghiên cứu về những hành vi, những quá trình và cấu
trúc trong các tổ chức đó.Ví như tổ chức cộng đồng ở nông thôn, những
người trong cộng đồng này hành động theo “lệ làng”.
b.
Sự hình thành hành vi tổ chức.
Hành vi tổ chức xuất hiện với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu
vào đầu những năm 1960 và là một lĩnh vực liên ngành, gồm ba bộ môn
khoa học chính là: Tâm lý học, Xã hội học và Nhân học. Ngoài ra còn có ba
lĩnh vực khoa học khác cũng có đóng góp quan trọng đối với sự hiểu biết về
hành vi tổ chức là: Kinh tế học, Khoa học chính trị và Sử học.
Chúng ta có thể xem xét sự hình thành của hành vi tổ chức qua sơ
đồ sau:
Tâm lý học
Tâm lí học tổ
chức
Xã hội học
Xã hội học tổ
chức
Nhân học
Văn hóa tổ
chức
Hành vi tổ
chức
Quyền lực
Khoa học chính
trị
Lịch sử các tổ
chức quản lý
Lịch sử
Lý thuyết ra
quyết định
Kinh tế học
c, Mục đích của việc nghiên cứu hành vi tổ chức.
Mục đích của việc nghiên cứu hành vi tổ chức là mô tả, giải thích và
kiểm soát hành vi của các tổ chức.
Mô tả: mục đích đầu tiên của việc nghiên cứu hành vi tổ chức là
ghi nhận và mô tả các sự kiện xảy ra với tính đều đặn và có thể dự đoán
được của chúng. Con người cần phát triển cách suy nghĩ và nói chuyện về
những sự kiện trong môi trường sống của họ, điều đó làm cho môi trường ổn
định và dễ chịu hơn.
Giải thích và dự báo: khi ta nhìn thấy các sự kiện đang diễn rat
a sẽ mong muốn làm điều gì đó hơn là chỉ đơn giản gọi tên sự kiện đó, tức là
ta muốn phát hiện ra các nhân tố thúc đẩy sự kiện. Điều này rất quan trọng
vì nó giúp ta dự báo điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, vì vậy làm cho thế giới
chúng ta ổn định và đảm bảo hơn.
Kiểm soát: nếu các hành vi được giải thích kỹ càng thì các nhà
quản lý có thể tạo ra những tình huống để những hành vi mong đợi được
diễn ra và hạn chế những hành vi không mong đợi. Khi năng lực giải thích
hành vi tăng lên thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn hành vi và vì vậy chúng ta có
khả năng kiểm soát được chúng. Nghiên cứu hành vi tổ chức giúp chúng ta
nắm được kỹ thuật và cách can thiệp vào hành vi của cá nhân, nhóm và tổ
chức. [32; 3-9]
4.
Các phong trào xã hội.
4.1 Phong trào vì sự trong sạch của môi trường
Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự tác động quá lớn của con
người khiến cho môi trường sống của chúng ta ngày càng xấu đi. Để giảm
thiểu những ảnh hưởng tiêu cực mà con người gây ra đối với môi trường,
trên thế giới cũng như ở nước ta có rất nhiều phong trào vì sự trong sạch của
môi trường. Các phong trào này không chỉ giới hạn ở một quốc gia mà nó
phải được thực hiện trên toàn thế giới. Bởi vấn đề môi trường được quốc tế
thừa nhận là không có tính chất biên giới quốc gia và tuân thủ theo hệ thống.
Chính sự thừa nhận đó đã dẫn đến việc phát triển công pháp quốc tế, luật
quốc tế về môi trường. việc ô nhiễm môi trường biển, môi trường nước trên
đất liền, ô nhiễm không khí, nạn mưa axít, suy thoái tầng ôzôn, sa mạc hoá,
biến đổi khí hậu toàn cầu, việc thải các chất độc hại hay mua bán những hoá
chất độc hại cho môi trường là những hiện tượng có tính toàn cầu, không
một quốc gia hoặc khu vực nào có đủ tiềm lực để giải quyết về những vấn đề
của toàn thế giới. Các phong trào hướng tới sự trong sạch của môi trường
tiêu biểu như sau:
a. Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển năm 1992.
Sau hội nghị Stockholm, tình hình môi trường vẫn xấu đi và nguy
cơ về môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, hội nghị liên hợp
quốc về môi trường và phát triển đã được tổ chức tại Bzazil từ 2 đến
14/6/1992. Đây là hội nghị toàn cầu lớn nhất được tổ chức từ trước tới nay
với tham gia của 178 quốc gia, 118 nguyên thủ quốc gia, khoảng 10000 nhà
môi trường học trên thế giới và 8000 nhà báo. Tại hội nghị đã chỉ rõ vấn đề
môi trường không thể tách rời các vấn đề chíng trị xã hội và kinh tế. Chính
từ đó dẫn đến việc công nhận rộng rãi khái niệm phát triển bền vững và đây
là thành công lớn nhất của của hội nghị.
Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu ở Kyoto (Nhật Bản) 12/1997
Tại hội nghị đã thông qua nghị định thư Kyoto là một dạng của chương
trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Mục tiêu chính
đặt ra nhằm cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có thể
ngăn chặn những tác động nguy hiểm, cho sự tồn tại và phát triển của con
người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường.
Kyoto Protoco
Đưa ra kì
Có hiệu lực
Các điều kiện có hiệu lực
11/12/1997 ở Kyoto ( Nhật Bản )
16/1/2005
55 nước tham gia chiếm ít nhất 55%
khí thải C02 vào thời điểm 1990 theo
chương trình khung về vấn đề biến
đổi khí hậu.
Các nước tham gia
181 ( Tính đến 1/2009)
Hội nghị Liên Hợp Quốc tại BaLi ( Indonexia ) về biến đổi khí hậu diễn
ra ( 3 – 15 /12 /2007 )
Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu khai mạc tại Băng Cốc ( Thái Lan )
diễn ra (8/9/2009) với sự tham gia của 2500 đại biểu là quan chức chính phủ,
nhà kinh doanh và đại diện các tổ chức môi trường thế giới. Hội nghị là cơ
sở cho một thoả thuận khung về chống biến đổi khí hậu toàn cầu thay thế
cho nghị định thư Kyoto hết hạn năm 2012 với hai vấn đề:
Giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Chi phí thực hiện các biện pháp chống biến đổi khí hậu
b. Phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm An toàn- Vệ sinh lao
động trong CNVC – LĐ ngành công nghiệp, 10 năm thực hiên (1996-2006).
Ngày 24/4/1996, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động VN đã
ra Chỉ thị 05/TLĐ, phát động phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an
toàn vệ sinh lao động” trong các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, bệnh viên,
trường học trong cả nước, nhằm tăng cường việc cải thiện điều kiện làm việc
cho người lao động; kết hợp công tác bảo hộ lao động với bảo vệ môi
trường, cải tạo cảnh quan; tăng sự gắn bó của người lao động (NLĐ) với nơi
làm việc; nâng cao văn hoá sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, hiệu quả công tác.
10 năm qua, các cấp CĐCNVN đã phối hợp với các cơ quan quản
lý thành lập và kiện toàn các Ban chỉ đạo, các bộ phận có liên quan tới công
tác AT-VSLĐ-PCCN để thực hiện các hoạt động như: Phát động và thực
hiện Tuần lễ Quốc gia AT VSLĐ PCCN, thực hiện các biện pháp kỹ thuật
an toàn, vệ sinh lao động, cải tạo hệ thống hạ tầng, trồng cây xanh, cây ăn
quả, xây dựng vườn hoa cây cảnh, thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, đo
kiểm môi trường lao động, xử lý chất thải công nghiệp, đảm bảo an toàn
thực phẩm cho CNVCLĐ trong các cơ sở sản xuất, trường, viện, v.v... Đến
năm 2006, hệ thống cán bộ làm công tác AT VSLĐ của các đơn vị trong
ngành là 2.041 người. Các Tập đoàn, Tổng Công ty, cơ sở đều có Hội đồng
BHLĐ, phòng An toàn, trạm Y tế...
Công tác tuyên truyền, giáo dục về AT-VSLĐ, bảo vệ môi trường
được tiến hành tương đối đều đặn, nội dung đáp ứng được yêu cầu về an
toàn lao động trong sản xuất, bảo vệ môi trường, được CNVC LĐ tham gia,
hưởng ứng, thể hiện hiệu quả hoạt động của các cấp CĐ.
Những mặt mạnh cơ bản trên là những yếu tố quan trọng tạo nên
những kết quả thực hiện phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” của các cấp CĐ,
bồi dưỡng, trang bị cho NLĐ những kiến thức về AT-VSLĐ, góp phần hạn
chế tai nạn lao động, góp phần bảo vệ môi trường chung.
Một trong 4 bộ phận cấu thành bộ máy làm công tác BHLĐ của
các đơn vị theo quy định Thông tư Liên tịch 14 là mạng lưới AT-VSV. Hiện
nay, toàn ngành công nghiệp có 28.000 AT-VSV, tạo thành một lực lượng
quần chúng làm công tác BHLĐ. Đây cũng là lực lượng nòng cốt của CĐ
khi tham giaBHLĐ tại cơ sở, là những nhân tố tích cực để thực hiện các nội
dung của phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm AT-VSV”. CĐ các Tổng
Công Ty cơ sở trực thuộc, các trường, viện, cũng có những hoạt động phối
hợp, vận động CNVCLĐ thực hiện các nội dung, phong trào “5S”, phong
trào “Đưa tai nạn về 0”, “Nhà máy và thiên nhiên hài hoà”, “Công sở khang
trang, văn phòng văn minh, sạch đẹp”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày
chủ nhật xanh”, tích cực hưởng ứng các ngày: Môi trường thế giới, Tuần lễ
nước sạch, Tháng an toàn thực phẩm, chương trình xử lý nước thải, tôn tạo
mặt bằng, cảnh quan, trồng và chăm sóc tốt cây xanh, v.v.... Những phong
trào và hoạt động trên đã góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
của CNVC LĐ, tăng sự gắn bó của NLĐ với cơ sở, với vị trí công tác.
Tuy nhiên, tại một số đơn vị, công tác tuyên truyền, giáo dục BHLĐ
nói chung và phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm AT-VSV” nói riêng
vẫn còn nặng về hình thức; ý thức về bảo vệ môi trường của một bộ phận
CNVC LĐ chưa cao.
Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Xanh - Sạch Đẹp, bảo đảm AT-VSV” trong ngành công nghiệp do CĐCNVN tổ chức vừa
qua đã khẳng định: Để tiếp tục phát huy hơn nữa hiệu quả của phong trào
trên, các cấp CĐ ngành công nghiệp cần luôn quán triệt và thực hiện đầy đủ
sự chỉ đạo của TLĐLĐVN và thực hiện nghiêm túc pháp luật về BHLĐ. Các
cấp CĐ, các đoàn thể khác và NSDLĐ trong đơn vị phải thường xuyên phối
hợp chặt chẽ. Phong trào phải được phát động và tổ chức thực hiện thường
xuyên, có tiêu chí cụ thể, gắn với thực tế cơ sở, kết hợp với cơ chế khuyến
khích kinh tế, động viên được sự tham gia của đông đảo CNVCLĐ; phải
được sơ, tổng kết định kỳ để kịp thời động viên CNVCLĐ.
Tại thành phố Hồ Chí Minh: Sáng 27-3-2004, tại công viên Tao Đàn,
UBND TP.HCM đã tặng bằng khen cho chín tập thể, bảy cá nhân và công
nhận danh hiệu “Môi trường xanh - sạch - đẹp” cho 1.584 đơn vị đã có nhiều
thành tích xuất sắc trong phong trào “Trồng cây gây rừng” và hội thi “Môi
trường xanh - sạch - đẹp” Thành Phố năm 2003.
15/8/2006 Liên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết 10
năm thực hiện phong trào “xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn VSLĐ” đạt
được kết quả tốt đẹp. Góp phần cải thiện điều kiện lao động, phòng chống
bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, đồng thời làm cho bộ mặt cảnh quan cơ
quan doanh nghiệp ngày càng “Xanh- sạch - đẹp” môi trường ngày càng
trong lành hơn.
Theo số liệu (1996- 2006) ở HCM đã di dời 1184 doanh nghiệp gây ô nhiễm
môi trường; 4340 công trình cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên
chức lao động được đưa vào ứng dụng trong sản xuất; tỉ lệ các vụ tai nạn lao
động chết người giảm từ 37.5% (2003) xuống còn 26.15% (2005); Khám và
phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 351649 người lao động trong môi trường có
yếu tố độc hại.
14/1/2009 quỹ tài năng trẻ Việt Nam và TW đoàn TNCSHCM tổ chức lễ
tỏng kết và trao giải thưởng cuộc thi “Sáng tạo trẻ vì môi trường xanh- sạchđẹp” cho 14 tập thể và 30 cá nhân, với những đề tài có ý nghĩa lớn và có tính
ứng dụng trong bảo vệ môi trường như đề tài “văn phòng xanh”.
• Ý nghĩa của các phong trào.
Các phong trào sẽ góp phần tích cực vào việc làm cho môi trường
sống của chúng ta ngày càng trở nên trong sạch hơn. Bởi con người trên
cơ sở từ thực tế về hiểm hoạ môi trường sẽ có những giải phát phù hợp
để giải quyết những vấn đề về môi trường.
Thông qua các phong trào này thì càng làm cho mỗi người nhận
thức rõ và sâu sắc về các vấn đề liên quan tới môi trường. Và họ thấy
được rằng các phong trào vì sự trong sạch của môi trường có lợi như thế
nào cho cuộc sống. Bởi thế mà phong trào sẽ càng thu hút nhiều hơn các
tầng lớp nhân dân tham gia vào việc tạo môi trường sống càng trở nên tốt
đẹp hơn.
Khi mà các phong trào này có được những kết quả tốt thì làm cho
chất lượng môi trường sống của chúng ta ngày càng cao hơn. Do vậy mà
nó kéo dài tuổi thọ cho con người.
Các phong trào vì sự trong sạch của môi trường không chỉ mang lại
lợi ích cho thế hệ hiện tại mà nó còn tạo ra một môi trường sống tốt cho
thế hệ tương lai sau này. Do vậy mà tạo ra sự phát triển bền vững cho cả
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đây là kết quả hữu ích nhất từ
phong trào.
4.2. Phong trào bình quyền phụ nữ.
Vấn đề bất bình đẳng về giới là vấn đề xã hội tồn tại từ rất lâu
trong lịch sử phát triển xã hội của loài người. Và vấn đề này cho tới nay tuy
không còn quá gay gắt như trước nhưng nó vẫn chưa thể nào bị xóa bỏ. Nó
vẫn khiến cho người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Nói một cách đơn giản, bất bình đẳng giới là sự không ngang bằng nhau
giữa cá nhân nam giới và phụ nữ, giữa các nhóm phụ nữ và nam giới trong
các cơ hội, việc tiếp cận các nguồn lực và sử dụng, hưởng thụ những thành
quả xã hội.
Bởi thế, phong trào bình quyền phụ nữ xuất hiện từ rất sớm, bắt đầu từ
Thời cổ Hy Lạp, đó là Lysistrata - cuộc tranh đấu chống lại nam giới để
chấm dứt chiến tranh. Tiêu biểu như Nữ hoàng Ê- li- da –bét Đệ nhất (15331603). Bà là một hình mẫu tuyệt vời về việc sử dụng quyền lực thông minh.
Bà không tuân theo những hình mẫu rập khuôn của một phụ nữ- cai trị bằng
tình cảm hơn là quy tắc và lý trí, nhưng bà phát huy tối đa tính dễ tiếp thu,
sự thấu cảm và kiên nhẫn. Triều đại của bà đã ươm hạt giống tư tưởng nhân
đạo về năng lực và tiềm năng của phụ nữ, là đỉnh cao của phong trào đòi
quyền phụ nữ hiện đại. Thần dân của Ê- li- da –bét đã mô tả triều đại của bà
là thời kỳ hoàng kim, những thành tựu của bà tiếp tục còn ảnh hưởng đến tư
tưởng nhân loại qua nhiều thời kỳ sau này.
Đến thế kỷ XVIII, nghề viết được coi là một nghề dành cho phụ nữ,
các nữ tiểu thuyết gia cũng chiếm đa số. Họ sử dụng ngòi viết như một vũ
khí hữu hiệu để đấu tranh cho quyền lợi của mình. Tiêu biểu là Mary
Wollstonecraft _ một nhà văn, nhà triết học và nhà bảo vệ quyền phụ nữ
người Anh thế kỷ 18. Trong suốt cuộc đời của mình, bà sáng tác tiểu thuyết,
viết luận văn, ký sự các chuyến đi, về lịch sử cuộc cách mạng Pháp, sách về
đạo đức, và trẻ em. Wollstonecraft nổi tiếng nhất với tác phẩm “A
Vindiccation of the Rights of Woman” (1792), trong đó bà cho rằng phụ nữ
không phải tự nhiên thấp kém so với đàn ông, mà chỉ do họ thiếu sự giáo
dục. Bà nhận định rằng cả đàn ông và phụ nữ đều phải được đối xử bình
đẳng và mường tượng về một trật tự xã hội dựa trên nguyên lý đó.
Tuy nhiên, phong trào đấu tranh của phụ nữ chỉ thực sự được biết
đến từ thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ XIX và XX, khi thế giới công
nghiệp đang trong thời kỳ mở rộng và biến động, dân số bùng nổ, nhiều tư
tưởng cấp tiến ra đời.
Lực lượng phụ nữ thế giới đã đấu tranh sôi nổi chống chủ nghĩa phát
xít và đòi ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ lần thứ hai. Để bảo
vệ đất nước thân yêu, phụ nữ nhiều nước đấu tranh đòi hòa bình, công lý và
bình đẳng. Nhiều chị em đã hiên ngang ngã xuống trước mũi súng bọn phát
xít để bảo vệ nền độc lập tổ quốc và gìn giữ tương lai tươi đẹp của con em.
Cuối năm 1945, Hội nghị Quốc tế phụ nữ đã quyết định thành lập
"Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ thế giới". Đó là một tổ chức rộng rãi bao gồm
phụ nữ các ngành nghề, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, chính
kiến, đấu tranh bảo vệ các quyền bình đẳng, chống áp bức bóc lột. Liên đoàn
đã đưa ra các yêu sách đòi trả lương ngang nhau đối với những công việc
như nhau, đòi ban hành các chính sách bảo hiểm cho lao động phụ nữ, đòi đề
ra những biện pháp thiết thực bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Năm 1953, Đại hội Quốc tế Phụ nữ đã thông qua bản "Tuyên ngôn
về Quyền phụ nữ", nêu lên các yêu sách cơ bản và đồng thời là cương lĩnh
đấu tranh của chị em thế giới. Số thành viên tham gia vào Liên đoàn phụ nữ
dân chủ thế giới ngày càng đông đảo. Đặc biệt là phụ nữ các nước mới giành
được độc lập châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh đã đóng vai trò ngày càng quan
trọng trong phong trào.
Ngày nay, cũng xuất hiện ngày càng nhiều những phụ nữ có học vấn
tham gia vào các vấn đề xã hội. Tiêu biểu là Elizabeth Cady Stanton và
Lucretia Mott tại “Hội nghị phản đối chế độ nô lệ”. Hai bà không hài lòng
khi bị loại khỏi các hoạt động của Hội nghị chỉ vì lý do giới tính, Stanton,
Mott và các đại biểu nữ khác đã tẩy chay hội nghị và bắt đầu lên kế hoạch
cho một hội nghị tương tự về quyền phụ nữ. Tám năm sau đó, Hội nghị này
đã diễn ra tại Seneca Falls, New York. Qua việc đấu tranh, họ đã thuyết
phục dân chúng Mỹ rằng phụ nữ, giống như những người nô lệ trước kia
xứng đáng được hưởng các quyền đối xử rành mạch và quyền được luật
pháp bảo vệ. Cuối cùng, họ đã kết luận rằng các cuộc bầu cử tự do, phổ
thông và công bằng cần cho phép mọi thành viên trong xã hội tham gia để
họ bày tỏ nguyện vọng của mình. Sự kiện giành được quyền bầu cử từ năm
1920 đã thôi thúc, khích lệ phụ nữ đạt được vô số những thành công khác
trong lĩnh vực chính trị và trong các hoạt động của Chính phủ. Tại Mỹ, bang
miền Tây Montana là bang đầu tiên trao cho phụ nữ quyền bầu cử trước khi
cả nước thực hiện quyền này vào năm 1920, đã bầu Jeannette Rankin làm
người phụ nữ đầu tiên đại diện cho họ trong Quốc hội Mỹ. Ngay sau đó,
hàng trăm rồi hàng nghìn phụ nữ đã vận động tranh cử vào các vị trí lãnh
đạo tại chính quyền các thành phố, các hạt, các cơ quan cấp bang và liên
bang. Trong đó, có Elle Grasso ở bang Connecticut, người phụ nữ đầu tiên
trong lịch sử nước Mỹ được bầu làm Thống đốc. Một số người khác được bổ
nhiệm vào các vị trí quan trọng như Eleanor Roosevelt tại Liên Hiệp Quốc,
Sandra Day O'Connor tại Toà án Tối cao, và Condoleezza Rice hiện là
Ngoại trưởng Mỹ, cũng đều là những phụ nữ trong nhiều phụ nữ nổi tiếng
mà tài năng của họ đã làm phong phú thêm đời sống chính trị tại nước Mỹ
và trên toàn cầu.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều xã hội trên khắp thế
giới bắt đầu nhận thấy sự đóng góp vô cùng quan trọng của phụ nữ vào hoạt
động thương mại, cộng đồng và vào đời sống dân sự. Dù đó là sự kiện phụ
nữ Afganistan đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống hay việc phụ nữ bắt đầu mở
những cơ sở kinh doanh siêu nhỏ tại Êtiôpia, thì xu thế hướng tới quyền bình
đẳng hơn nữa của phụ nữ trên toàn thế giới đều đã rõ ràng và ngày càng trở
nên quan trọng.
Hòa chung với xu thế của phong trào bình quyền phụ nữ trên thế giới, ở
Việt Nam phong trào này cũng phát triển mạnh mẽ:
Bắt nguồn từ truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, người phụ
nữ Việt nam đã dần khẳng định được vị thế của mình. Đó là Hai Bà Trưnghai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương
Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc. Đó là những cô Nguyễn Thị Kim Cúc, Võ
Thị Sáu… các nữ liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc. Những bà mẹ có con trong
bộ đội, các bà mẹ cùng vợ con các liệt sỹ… Tấm gương chiến đấu dũng cảm
của nhiều chị em đã trở thành nguồn cổ vũ mãnh liệt đối với phụ nữ nhiều
nước trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ
nữ. Phụ nữ Việt Nam hoạt động không mệt mỏi cho sự đoàn kết chặt chẽ
giữa các lực lượng phụ nữ thế giới, cho sự hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau
đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, Liên đoàn
Phụ nữ Dân chủ thế giới đã tỏ thái độ đồng tình và ủng hộ thiết thực cho
phong trào phụ nữ nước ta. Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước,
chúng ta nhận được sự viện trợ nhiệt tình về tinh thần và vật chất của Liên
đoàn và của nhiều tổ chức phụ nữ trên thế giới.
Cách đây 47 năm, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, tại Đại
hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 3, ngày 9/3/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng.
Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ
ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận thức
rõ địa vị làm chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà”. Đối với Chủ tịch
Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ là giải phóng một nửa thế giới và nếu
không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. Người
cho rằng, làm cách mạng giải phóng dân tộc để có độc lập dân tộc thì phụ nữ
mới được giải phóng. Quyền của phụ nữ gắn liền quyền dân tộc độc lập,
quyền dân tộc tự quyết. Đấu tranh giành quyền độc lập dân tộc thì mới thực
hiện được quyền bình đẳng của phụ nữ. Trong cách mạng giải phóng dân tộc
phải đem toàn bộ sức mạnh dân tộc (nội lực) để tranh đấu, “đem sức ta mà
giải phóng cho ta” thì sự nghiệp giải phóng phụ nữ cũng là đem sức mạnh
của đoàn kết dân tộc, của khối đoàn kết phụ nữ mà giải phóng phụ nữ, thực
hiện bình đẳng nam nữ.
Nổi bật, bao trùm lên tất cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng phụ nữ là tính nhân văn, nhân đạo của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí
Minh. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, trong hoàn cảnh bị tù đày hay
khi là lãnh tụ, Người đặc biệt quan tâm tới phụ nữ. Người cảm nhận sâu sắc
thân phận của người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, nhất là
trong xã hội còn chịu ảnh hưởng tàn dư của chế độ phong kiến và đô hộ, áp
bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Nhân dịp Xuân Bính Tuất, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã có bức thư gửi tặng phụ nữ đăng trên báo Tiếng gọi phụ nữ,
số báo xuân, năm 1946:
“ Năm mới Bính Tuất / Phụ nữ đồng bào / Phải gắng làm sao / Gây
“Đời sống mới” / Việc thành là bởi / Chúng ta siêng mần / Vậy nên chữ cần /
Ta thực hành trước / Lại phải kiệm ước / Bỏ thói xa hoa / Tiền của dư ra /
Đem làm việc nghĩa / Thấy của bất nghĩa / Ta chớ tham thàn / Thế tức là
liêm / Đã liêm thì khiết / Giữ mình làm việc / Quảng đại công bình / Vì nước
quên mình / Thế tức là chính / Cần, kiệm, liêm, chính / Giữ được vẹn
mười / Tức là những người / Sống đời sống mới “
Hay trong Thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng cũng
như ngày Quốc tế phụ nữ, Người đã khen ngợi những tấm gương sáng phụ
nữ Việt Nam “Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta phụ nữ ta đang
gánh một phần quan trọng. Nhiều bà cụ ngoài bảy tám mươi tuổi, chẳng
những đã xung phong đi dân công, mà còn thách thi đua với các cụ ông và
con cháu. Các bà mẹ chiến sĩ và các chị em giúp thương binh đã hoà lẫn
lòng yêu nước, yêu con, yêu chiến sĩ thành một mối yêu thương không bờ
bến, mà giúp đỡ chiến sĩ và sǎn sóc thương binh như con em ruột thịt của
mình. Nói chung là phụ nữ ở vùng tạm bị chiếm, nói riêng là các nữ du kích,
không quản khó nhọc nguy hiểm, ra sức giúp đỡ chiến sĩ và cán bộ, hǎng hái
chiến sĩ và cán bộ, hǎng hái đấu tranh chống quân thù. Hàng vạn phụ nữ
Kinh, Thổ, Nùng, Mán, Mèo xung phong tham gia dân công, không quản
trèo đèo lội suối, ăn gó nằm sương.Phụ nữ ở xí nghiệp, ở nông thôn, ở cơ
quan hǎng hái tha gia thi đua Ái Quốc, thành tích không kém đàn ông. Trong
phong trào phát triển bình dân học vụ, phụ nữ chiếm một phần lớn trong số
người dạy cũng như trong số người học.Nhiều chị em tiểu tư sản, trước kia
quen đời sống phong lưu, nay cũng chịu khó làm lụng, tǎng gia sản xuất. Đó
là một sự cải tạo lớn, một tiến bộ lớn về tư tưởng và tinh thần. Tôi rất vui
lòng thấy rằng trong mọi ngành hoạt động, các cháu nữ thanh niên đều xung
phong, đều có thành tích khá. Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ
cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Theo Hồ Chí Minh,
cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng giải phóng con người, do đó
nếu không giải phóng phụ nữ, một phần nửa xã hội thì không thể xây dựng
được chủ nghĩa xã hội. Và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thật sự đem lại lợi
ích, chăm lo lợi ích cho con người, trong đó có phụ nữ được chăm lo, được
giải phóng. Đó cũng là công việc quan trọng trong công cuộc kiến thiết nước
nhà, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên Tổ quốc ta. Nội dung cơ bản
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là huy động phụ nữ tham
gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, tạo ra nhiều cơ hội cho phụ nữ vươn lên, thật sự bình đẳng với nam
giới. Ba nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh để giải phóng phụ
nữ gồm:
+ Trước hết là giải phóng về chính trị. Giải phóng phụ nữ là một bộ phận
của giải phóng dân tộc. Bởi vì nước mất, nhà tan, dân là nô lệ, phụ nữ là
những người bị đọa đày đau khổ nhất. Giải phóng dân tộc là tiền đề để giải
phóng phụ nữ. Nước có độc lập thì dân mới có tự do. Dân tộc được giải
phóng thì phụ nữ mới có quyền bình đẳng với nam giới trong việc ứng cử và
bầu cử vào các cơ quan dân cử, hệ thống chính trị theo Hiến pháp, pháp luật
của Nhà nước.
+Tiếp đến là giải phóng về xã hội thực hiện nam nữ bình quyền. Phụ nữ
phải được bình đẳng với nam giới trong việc tham gia công việc xã hội.
Đồng thời bình đẳng trong hôn nhân với chế độ một vợ một chồng. Ngay
sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ đạo xây dựng Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình, đảm bảo
phụ nữ cũng là người chủ nước nhà. Hồ Chí Minh nhiều lần bày tỏ chính
kiến trước công luận là phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến và đầu óc gia
trưởng, tư tưởng tư sản, trọng nam khinh nữ. Đồng thời phụ nữ phải tự giải
phóng, tự vươn lên làm tốt vai trò người phụ nữ trong chế độ mới, chú trọng
thiên chức của người phụ nữ trong gia đình.
+Ba là, người phụ nữ phải tự giải phóng tâm lý tự ty, đầu óc phụ thuộc
chịu ảnh hưởng bởi thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ, phát huy phẩm
chất truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong điều kiện xã hội mới,
thật sự giải phóng tư tưởng, giải phóng năng lực của phân nửa xã hội để
người phụ nữ vươn lên làm chủ bản thân, gia đình, làm chủ thiên nhiên, làm
chủ xã hội.
Thấm nhuần tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta
luôn chăm lo sự nghiệp giải phóng phụ nữ khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất
công, bất bình đẳng. Từ giữa thế kỷ 20, sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945, trên khắp đất nước Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ “Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang ” xuất hiện ngày càng nhiều. Trong hai cuộc
kháng chiến chống xâm lược Pháp và Mỹ là hàng triệu phụ nữ giỏi việc
nước, đảm việc nhà. Tiêu biểu nhất là các bà mẹ Việt Nam anh hùng, hàng
vạn, hàng nghìn anh hùng, liệt sĩ là nữ mà tên tuổi của họ còn ghi mãi trong
sử vàng dân tộc, làm lay động lòng người hôm nay và mãi về sau. Trong
công cuộc xây dựng, đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, phụ
nữ Việt Nam tỏ ta không thua kém nam giới, vươn lên khẳng định vị trí
người làm chủ xã hội, thiên nhiên, gia đình và bản thân. Quyền bình đẳng
của phụ nữ có những bước tiến bộ lớn. Nhất là việc bầu cử, ứng cử, tỉ lệ phụ
nữ đi bầu cử ở các cấp đạt hơn 90%. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa