Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

Những khó khăn của các chủ thể trong thỏa thuận tại đàm phán công ước quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 28 trang )

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
LUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI

Những khó khăn của các chủ thể
trong thỏa thuận tại đàm phán
công ước Quốc Tế
Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ MINH HẠNH
Nhóm 6 chiều thứ 6 tiết 789

Hà nội 3/4/2015


Logo

CÁC MỤC CHÍNH

Đặt vấn đề
Nội dung
Kết luận
slide.tailieu.vn


Logo

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Môi trường luôn là vấn đề được quan tâm hơn cả và nó
càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi mà môi
trường sống của chúng ta đang ngày càng xuống cấp.


 Môi trường là không biên giới, do đó bảo vệ môi trường
không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia, mà đã trở
thành mối quan tâm của toàn cầu. Từ đó mà việc ra đời
các công ước quốc tế về môi trường càng trở nên cần
thiết.
 Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc đàm
phán kí kết các công ước quốc tế giữa các chủ thể (là các
quốc gia, khu vực) gặp phải nhiều khó khăn, làm cản trở
việc kí kết và thực hiện các công ước quốc tế này.
slide.tailieu.vn


Logo

NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ .
2. MỘT SỐ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VIỆT
NAM THAM GIA.
3. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA CÔNG ƯỚC
QUỐC TẾ.
4. KHÓ KHĂN CỦA CÁC CHỦ THỂ
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN ĐƯA
RA CÔNG ƯỚC

slide.tailieu.vn


Logo


CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

1. Khái niệm.
Công ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị
cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả
thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất
về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên.

2. Một số công ước quốc tế về môi trường.
Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ
bị đe dọa, 1973
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, 1982
Công ước Viên về bảo vệ tầng ô zôn, 1985
Công ước basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và
việc loại bỏ chúng, 1989
Công ước quốc tế về ĐDSH năm 1992
Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992
slide.tailieu.vn


Logo

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

3. Vai trò và mục đích của công ước quốc tế về
môi trường
 Tạo khung khổ pháp lý cho các thành viên tham
gia
 Đóng vai trò ngăn chặn, phòng ngừa các nguy
cơ môi trường

 Kiểm soát thi trường và định hướng tiêu dùng
 Đảm bảo sự tuân thủ

slide.tailieu.vn


Logo

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

4. Khó khăn của các chủ thể trong quá trình đạt đến thỏa
thuận tại các cuộc đàm phán công ước quốc tế về môi
trường
Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, 1982

CÔNG ƯỚC VIÊN về bảo vệ tầng ozon, 1985
Công ước basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ
chúng, 1989
Công ước về đa dạng sinh học 1992
Công ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu ( UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto,
1992
slide.tailieu.vn


Logo

Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động
thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973


 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1975. Mục đích của công ước
này nhằm đảm bảo rằng việc thương mại quốc tế các tiêu bản của
các loài động vật và thực vật hoang dã mà không đe dọa sự sống
còn của các loài này trong tự nhiên.
 Công ước CITES là một hành lang pháp lý, một cơ chế thủ tục
đang được áp dụng ở 147 nước thành viên. Công ước quy định và
đảm bảo rằng các nước sản xuất và tiêu thụ có chung một trách
nhiệm như nhau trong việc quản lý và bảo tồn nguồn lợi thiên
nhiên. Các hoạt động thương mại sẽ được theo dõi qua việc thu
nhập và phân tích các thông tin liên quan; các loài sẽ được phân
tích dựa trên các tiêu chí quản lý buôn bán của công ước
 Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành
thành viên thứ 121/178 quốc gia. Để thực thi công ước CITES,
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về
quản lý hoạt động CITES.

slide.tailieu.vn


Logo

Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động
thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973

Khó khăn:
 Việc đưa các loài sinh vật biển vào danh mục các loài động thực vật
hoang dã quý hiếm cần được quản lý trong Công ước CITES
(2013) vẫn thiếu cơ sở khoa học, chưa xem xét đến cơ sở thực tiễn
khai thác và sử dụng. Chính vì vậy, nhiều loài hầu như không bị ảnh

hưởng từ khai thác hoặc buôn bán cũng đưa vào danh mục, ngược
lại, nhiều loài đang bị đe dọa do buôn bán, khai thác lại không được
chú ý lựa chọn. Nhiều loài cần khuyến khích phát triển do khả năng
thành công trong việc nuôi, trồng và đem lại nguồn thu đáng kể cho
cộng đồng lại bị quản lý quá chặt, làm ảnh hưởng tới thu nhập của
cộng đồng, tiềm năng phát triển và khai thác bền vững.
 Việc thực hiện và tuân thủ các điều khoản của Công ước CITES là
một nhiệm vụ khá khó khăn đối với nhiều quốc gia, nhất là đối với
các nước đang phát triển do thiếu nguồn lực về mặt kỷ thuật, trang
thiết bị và cơ sở vật chất.

slide.tailieu.vn


Logo

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
(United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS)

 Được thông qua ở hội nghị Liên Hợp Quốc về luật biển lần thứ 3 diễn ra từ
năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước
Thi hành năm 1994.
 Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã
hết hạn. UNCLOS có hiệu lực từ năm 1994, cho đến ngày 20 tháng 9 năm
2013, có 166 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này.
 Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng
biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ
môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương.
 Việt Nam là quốc gia thứ 63 đã phê chuẩn Công ước vào ngày 23 tháng 6 năm
1994 và gửi bản sao văn kiện phê chuẩn vào ngày 25 Tháng 7 năm 1994.


slide.tailieu.vn


Logo

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
(United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS

Một số khó khăn trong thiết lập công ước về luật biển:
1. Tranh chấp về giới hạn lãnh hải
Các tranh chấp về việc ai kiểm soát các đại dương là nguy cơ lớn và gây tranh cãi mâu
thuẫn lớn:
.Năm 1494, hai năm sau chuyến thám hiểm đầu tiên Christopher Columbus sang Mỹ, Giáo
hoàng Alexander VI đã gặp đại diện của hai trong số các cường quốc hàng hải lớn trong
ngày “Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha” và gọn gàng chia Đại Tây Dương giữa họ. Quyết định
đã cho Tây Ban Nha tất cả mọi thứ về phía tây của dòng Papal Bull, Đức Giáo Hoàng đã vẽ
xuống Đại Tây Dương và Bồ Đào Nha tất cả mọi thứ về phía đông của nó. Trên cơ sở đó,
Thái Bình Dương và Vịnh Mexico đã được công nhận là thuộc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
đã được đưa ra trong khi phía Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
.Vào lúc bắt đầu của Hội nghị Quốc tế lần thứ ba về Luật Biển, 25 Quốc gia duy trì các
quan điểm truyền thống cho một lãnh hải dài ba dặm. Sáu mươi sáu quốc gia đã không đồng
ý và sau đó tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 dặm. Mười lăm nước khác tuyên bố giữa 4 và 10
dặm, và số còn lại của nhóm chính tuyên bố 200 hải lý.
slide.tailieu.vn


Logo

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

(United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS)

2. Tranh chấp lợi nhuận kinh tế từ biển mang lại.


Khát vọng của quốc gia ven biển để kiểm soát thu hoạch cá trong vùng biển lân cận là
một động lực chính đằng sau việc tạo ra các vùng EEZ_ vùng đặc quyền kinh tế. sản
lượng đánh bắt cá trên thế giới 15 triệu tấn trong năm 1938, 86 triệu tấn trong năm
1989. Giữa năm 1974 và 1979 có khoảng 20 tranh chấp về cá tuyết, cá cơm hay cá ngừ
và các loài khác, ví dụ giữa, Vương quốc Anh và Iceland, Ma-rốc và Tây Ban Nha, và
Hoa Kỳ và Peru.



Dầu ngoài khơi, Hội nghị thứ ba của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã được đưa ra
ngay sau khi tháng 10 năm 1973 chiến tranh Arab-Israel. Các lệnh cấm vận dầu tiếp
theo và tăng vọt của giá chỉ giúp nâng cao mối quan tâm về quyền kiểm soát các mỏ
dầu ngoài khơi. một lượng đáng kể dầu được đưa tới từ các cơ sở ở nước ngoài: 376
triệu của 483.000.000 tấn được sản xuất ở Trung Đông vào năm 1973; 431 triệu thùng
một ngày trong Nigeria, 141 triệu thùng tại Malaysia, 246 triệu thùng tại Indonesia. Và
tất cả những điều này với chỉ 2 phần trăm của thềm lục địa khám phá.

slide.tailieu.vn


Logo



Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

(United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS)

Khai thác đáy biển sâu. Ngày 13 tháng ba năm 1874, một nơi nào đó giữa Hawaii và
Tahiti, các phi hành đoàn của tàu nghiên cứu của Anh HMS Challenger, trong cuộc thám
hiểm hải dương học vĩ đại đầu tiên của thời hiện đại, lôi từ độ sâu 15.600 mét một lưới
kéo chứa tiền gửi đầu tiên được biết đến của các vết mangan. Phân tích các mẫu vào năm
1891 cho thấy Thái Bình Dương là kho chứa các kim loại quan trọng, đặc biệt là niken,
đồng và coban. Trong những năm 1950, tiềm năng từ nguồn của niken, đồng và quặng
cobalt được đánh giá cao. Giữa năm 1958 và 1968, nhiều công ty đã bắt đầu khảo sát
nghiêm túc của các trường nốt để ước tính tiềm năng kinh tế của họ. Năm 1974, 100 năm
sau khi mẫu đầu tiên đã được thực hiện, nó đã được thiết lập tốt là một vành đai rộng lớn
của đáy biển giữa Mexico và Hawaii và một vài độ về phía bắc của đường xích đạo (còn
gọi là khu Clarion Clipperton) là nghĩa đen lát nốt sần trên một diện tích hơn 1,35 triệu
dặm vuông.

3. Trình độ phát triển của các nước là khác nhau.
Các nước tham gia vào công ước có trình độ phát triển không đồng đều, có nước lớn mạnh
và có nước yếu kém phát triển. Các nước nhỏ thường không có tiếng nói về quyền lợi của
mình mà hầu như lệ thuộc các nước lớn
slide.tailieu.vn


Logo

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
(United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS)

4. Tranh chấp về quyền đi lại
Tại Hội nghị thứ ba của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, các vấn đề về lối đi qua eo biển đặt các cường quốc
hải quân lớn ở một bên và quốc gia ven biển kiểm soát eo biển hẹp trên khác.

 Hoa Kỳ và Liên Xô khăng khăng đòi tự do đi qua các eo biển, có hiệu lực cho eo biển tình trạng pháp
lý như các vùng biển quốc tế của các đại dương.
 Các quốc gia ven biển, lo ngại rằng đoạn của tàu chiến nước ngoài rất gần bờ biển của họ có thể đặt ra
một mối đe dọa cho an ninh quốc gia của họ và có thể liên quan đến chúng trong các cuộc xung đột
giữa các cường quốc bên ngoài, bác bỏ yêu cầu này.

5. Ảnh hưởng an ninh của các quốc gia
Theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển mỗi khi có sự vi phạm trên vùng Đặc Quyền Kinh Tế của quốc gia
mình thì quốc gia nào cũng vậy đều có ba quyền quan trọng:


Quyền bắt giam những tàu bè trái phép đang ở trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế.



Quyền truy nã.



Quyền sử dụng hỏa lực.

slide.tailieu.vn


Logo

CÔNG ƯỚC VIÊN về bảo vệ tầng ozon, 1985

 Công ước Viên về bảo vệ tầng ozone đã được thông qua vào
tháng 3-1985 tại Viên, Áo.Công ước viên gồm 21 điều khoản

có mục đích cơ bản là xây dựng hợp tác và hành động quốc tế
nhằm nghiên cứu tầng ozone, bảo vệ tầng ozone trước các hoạt
động của con người và bảo vệ sức khỏe của con người trước
các thay đổi của tầng ozone.
 Với sự hỗ trợ về tài chính của quốc tế, Việt Nam đã tham gia
ký công ước ngày 26/1/1994, cùng nhiều quốc gia khác đang
có những cố gắng chuyển đổi các công nghệ sử dụng CFC
sang các công nghệ ít gây suy thoái tầng ozone.

slide.tailieu.vn


Logo

CÔNG ƯỚC VIÊN về bảo vệ tầng ozon, 1985

Khó khăn của công ước này:
Các biện pháp bảo vệ tầng ôzôn khỏi bị thay đổi do các hoạt động của con người đòi hỏi phải có
sự hợp tác và hành động quốc tế và phải dựa trên những sự xem xét khoa học về kỹ thuật thích hợp =>
chi phí cho quá trình chuyển đổi công nghệ khoa học kỹ thuật cao. Nếu k được hỗ trợ bởi các nước phát
triền thì các nước nghèo khó có tiềm năng tham gia Công ước này. Từ đó không kêu gọi được các nước
chung tay bảo vệ môi trường.
Các bên có thể không có cũng chung sự thay đổi rong công ước khiến có nhiều điểm bất
đồng và dẫn đến tranh cãi giữa các bên tham gia. Có thể ý kiến đó chỉ phù hợp với 1 số nước
còn một số nước thì khó có thể thực hiện được. Nên điều này cũng gây khó dễ cho các nước.
*(điều 19 khoản 1) Vào bất cứ lúc nào sau 4 năm từ ngày Công ước này có hiệu lực cho một
bên, bên đó có thể rút khỏi Công ước bằng văn bản thông báo cho ban lưu trữ.
=> các nước tham gia buộc phải tham gia từ 4 năm trở nên. Chưa đủ 4 năm không được phép rút
khỏi. Dẫn đến nhiều vấn đề bất cập cho hoạt động phát triển của đất nước.
*(điều 19 khoản 3) Bất kỳ sự rút khỏi nào sẽ có hiệu lực sau một năm tính từ ngày Ban lưu

trữ nhận thông báo, hoặc vào ngày muộn hưn theo thông báo rút.
=> muốn rút khỏi công ước thì cũng phải chờ 1 năm sau khi trình đơn, như vậy các nước gặp nhiều
trở ngại cho quá trình rút khỏi công ước này

slide.tailieu.vn


Logo

Công ước basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới
chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng

 Công ước Basel ra đời vào năm 1989 tại Basel. Năm 1992, Công ước Basel
chính thức có hiệu lực. Năm 1995, bổ sung danh mục cấm xuất khẩu các chất
thải độc hại .
 Công ước cũng đã thể hiện một số điểm yếu.
Thứ nhất, Công ước ngăn cản một cách cứng nhắc việc vận chuyển rác thải qua
biên giới.
Thứ hai, khái niệm về quản lý môi trường một cách bền vững vẫn chỉ mang tính
học thuật mà chưa thực sự đi vào đời sống và cũng chưa có một định nghĩa rõ ràng
nào. Công ước cũng chưa tạo được những khuyến khích cần thiết nhằm sử dụng các
công nghệ và phương pháp quản lý tái chế. Một điểm đáng lưu ý khác là đi ngược
lại với mục tiêu đặt ra ban đầu, Công ước đã làm cho nhu cầu sử dụng nguồn tài
nguyên nguyên thuỷ tăng cao. Trước kia, các nước như Trung Quốc, ấn Độ, Hàn
Quốc vẫn là những nước nhập khẩu rất nhiều rác thải có thể tái chế được để phục
vụ các ngành công nghiệp trong nước. Chẳng hạn như trước kia 50% nhu cầu phục
vụ ngành sản xuất chì trong nước của ấn Độ là do nhập khẩu các chất thải có thể tái
chế cung cấp. Tuy nhiên, do các quy định của Công ước, ấn Độ phải sản xuất nhiều
chì hơn từ quặng chì trong nước.
slide.tailieu.vn



Logo

Công ước basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới
chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng

khó khăn khi đàm phán:
 Trình độ phát triển của các quốc gia không tương xứng, ảnh
hưởng đến công đoạn vận chuyển hay xử lý CTNH.
Vào cuối những năm 1980, những quy định chặt chẽ về môi trường tại
các nước công nghiệp phát triển dẫn đến chi phí xử lý rác thải nguy hiểm
tăng đột biến. Để tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, các nhà kinh doanh của
các nước này đã vận chuyển rác thải nguy hiểm sang các nước đang phát
triển và các nước Đông Âu.
Thuỵ Sỹ lên tiếng chung cho các nước đang phát triển trước tình hình bị
các nước phát triển biến thành bãi rác thải độc hại.
 Lợi ích kinh tế
Nhằm đạt được lợi ích và tránh chi phí xử lý các nước có xu hướng vận
chuyển CTNH qua các quốc gia khác độ thải. Chịu ảnh hưởng là các
nước đang phát triển. Gây xung đột khi đàm phán.
slide.tailieu.vn


Logo

Công ước quốc tế về ĐDSH năm 1992

 Công ước được lập tại Hội nghị Thượng Đỉnh Trái Đất tại
Rio de Janeiro vào ngày 05 Tháng 6 năm 1992 và có hiệu

lực vào ngày 29 tháng 12 1993.
 mục tiêu chính:
1. bảo tồn đa dạng sinh học (hay đa dạng sinh học );
2. sử dụng bền vững các thành phần của nó;
3. chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ các
nguồn tài nguyên di truyền
.Tính đến cuối năm 2011, đã có 193 nước tham gia Công
ước. Việt Nam đã tiến hành ký phê chuẩn Công ước vào
ngày 28/5/1993 và chính thức trở thành một trong những
quốc gia đầu tiên tham gia Công ước vào ngày 16/11/1994.

slide.tailieu.vn


Logo

Công ước quốc tế về ĐDSH năm 1992

 Khó khăn
o Lợi ích kinh tế, phát triển quốc gia.
Thời điểm đó, Mỹ là quốc gia tham dự nhưng không ký hiệp ước
đa dạng sinh học. Mỹ sợ rằng hiệp ước sẽ: đe dọa kiểm soát USD
bảo tồn quốc gia phát triển nhất; tổn thương khả năng cạnh tranh
ngành công nghiệp công nghệ sinh học "bằng cách buộc các công
ty để lộ thông tin bí mật và chia sẻ quyền sở hữu với các nước
khác; và cuối cùng dẫn đến quy định quốc tế của ngành công
nghiệp di truyền-kỹ thuật, do đó cản trở sự tiến bộ và gây nguy
hiểm cho vị thế Mỹ dẫn đầu trong lĩnh vực này. Mỹ tuyên bố ước
sẽ phải chịu nhiều chi phí mà không lợi ích cụ thể và không có
yêu cầu công ty để tiết kiệm loài. Mặc dù Mỹ không ký hiệp ước,

nhưng vẫn hỗ trợ việc bảo tồn đa dạng sinh học.
slide.tailieu.vn


Logo

Công ước quốc tế về ĐDSH năm 1992

o Vấn đề và câu hỏi phát sinh từ thuật ngữ "đa dạng
sinh học" có thể không chỉ là kỹ thuật mà còn về
chính trị, xã hội, kinh tế và pháp lý.
o Các mặt khó khăn nhất của các cuộc đàm phán là tìm
kiếm một thỏa thuận về cơ chế tài chính. Trong khi
các nước phát triển nhấn mạnh vào việc sử dụng Quỹ
Môi trường Toàn cầu (GEF), các nước đang phát triển
xem cơ chế này là quá trình tài trợ được xác định, và
ủng hộ việc thành lập một cơ cấu mới.

slide.tailieu.vn


Logo

Công ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
( UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto

 Nội dung chính.


Là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên hợp quốc về Môi

trường và Phát triển. Đến thời điểm 1992, Công ước khung này mới chính thức ra đời với 154
quốc gia phê chuẩn và ngày 21 tháng 3 năm 1994, Công ước khung có hiệu lực.



Mục tiêu chính của UNFCCC là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể
ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu.



Tháng 12/1997, nghị định thư Tokyo được thông qua nhằm tăng cường cơ sở pháp lý về
trách nhiệm thực hiện công ước này với “Mục tiêu là hỗ trợ các nước đang phát triển thực
hiện phát triển bền vững và các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát khí thải các bon
dioxit (CO2) và các chất khí gây hiệu ứng nhà kính”



Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (năm 1994) và Nghị
định thư Kyoto (năm 2002).
slide.tailieu.vn


Logo

Công ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
( UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto

Khó khăn



UNFCCC không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý tạo ra sự mâu thuẫn giữa các
quốc gia:



Trong khi EU, các nước kém phát triển nhất (LDC) và các quốc gia là đảo nhỏ đang
phát triển muốn có một cam kết có tính pháp lý.



Một số quốc gia khác (đặc biệt là Ấn Độ) lo ngại đến sự công bằng khi ràng buộc
các nước đang phát triển với các nghĩa vụ pháp lý về giảm phát thải trong khi các
nước công nghiệp phát triển lại là các quốc gia chịu trách nhiệm lịch sử đối với
biến đổi khí hậu.



->Vì vậy, ý nghĩa của “một kết quả được đồng thuận với hiệu lực pháp lý” còn khá
mơ hồ.
slide.tailieu.vn


Logo

Công ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
( UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto

• Vẫn còn khoảng cách lớn giữa cam kết và việc thực hiện nghị định
thư Tokyo:
 Việc các Quốc gia phê chuẩn Nghị định thư chỉ mang tính hình thức. Các

Quốc gia không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình như đã cam kết trong
Nghị định thư. Khi chỉ 1 lượng nhỏ khí thải được cắt giảm thông qua các
cam kết.
 Một số nước phát triển chưa đề ra chỉ tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính ở
mức cao. Một số nước khác đã đề ra chỉ tiêu tham vọng nhưng lại chưa xây
dựng các biện pháp cải cách chính sách về năng lượng cần thiết để đạt
được các chỉ tiêu này
 Theo Nghị định thư Kyoto, chỉ những nước phát triển phải cắt giảm lượng
khí thải, trong khi đó Trung Quốc, Ấn Độ, Baraxin là những nước thải ra đến
23,2% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lại không chịu trách nhiệm gì.
 Nghị định thư không cho phép các nước đang phát triển đạt được mục tiêu
cắt giảm phát thải từ việc hạn chế chặt phá rừng, hạn chế cơ hội chuyển
giao tài chính các bon. Nó cũng không xác lập được cơ chế tài chính nào để
nhờ đó các nước phát triển có thể tạo động cơ khuyến khích không chặt phá
rừng.
slide.tailieu.vn


Logo

KẾT LUẬN

 Việc hợp tác đoàn kết giữa các quốc gia trong vấn
đề bảo về môi trường ngày càng được quan tâm.
Biểu hiện là ngày càng có nhiều công ước quốc tế
về vấn đề môi trường ra đời.
 Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán để đi đến thỏa
thuận của các quốc gia còn gặp nhiều khó khăn.
Chủ yếu do mỗi quốc gia có xuất phát điểm khác
nhau về kinh tế, chỗ đứng chính trị và nguyện vọng

đảm bảo lợi ích và sự phát triển.
 Hiện nay, các công ước đang dần được bổ sung và
hoàn thiện để khắc phục những khó khăn đó đảm
bảo đặt việc bảo vệ môi trường trong sự phát triển.
slide.tailieu.vn


×