Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN bất BÌNH ĐẲNG GIỚI GIỮA LAO ĐỘNG NAM và nữ TRONG THU NHẬP ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.8 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN MÔN GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI GIỮA LAO ĐỘNG NAM VÀ NỮ TRONG THU NHẬP Ở
VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
MSV

: Phạm Thị Kim Ngọc
: Nguyễn Thị Thu
: D14XH02
: 1427601010203

Bình Dương , ngày 05 tháng 12 năm 2015
Trang 1


MỤC LỤC
A. Giới thiệu-------------------------------------------------------------------------------1
B. Nội Dung-------------------------------------------------------------------------------2
1. Thực trạng của sự bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam---2
2. Nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt
Nam------------------------------------------------------------------------------------3
3. Hậu quả của vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam- 7
4. Biện pháp giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt
Nam------------------------------------------------------------------------------------7


C. Kết luận và kiến nghị----------------------------------------------------------------9
1. Kết luận------------------------------------------------------------------------------9
2. Kiến nghị----------------------------------------------------------------------------9

Trang 2


Trang 3


A. GIỚI THIỆU

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, đất nước ta đã trải qua nhiều triều
đại cùng sự đô hộ hơn ngàn năm bắc thuộc, trăm năm pháp thuộc đã ảnh hưởng
sâu rộng và mạnh mẽ đến tư tương, phong tục tập quán con người Việt Nam.
Trong đó có những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời vẫn còn duy trì đến ngày nay, nổi
bật nhất là tư tương “Trọng nam khinh nữ” – là căn nguyên gây ra bất bình đảng
giới nói chung và bất bình đảng giới trong thu nhập ở Việt Nam nói riêng. Ngày
nay bất bình đẳng giới trong thu nhậm ở Việt Nam đang trở thành vấn nạn – vấn
đề nan giải vả gây xôn xao dư luận trong xã hội. Bất bình đẳng giới trong thu
nhập giữ nam và nữ vừa ngăn cẳn sự phát triển bình đẳng vừa gây ra việc sự
dụng không hiệu quả các nguồn lực trong xã hội, ảnh hưởng làm chậm đến sự
phát triển kinh tế, tăng trưởng xã hội. Vì thế đây chính là vấn đề rất bức xúc, cần
sớm được giải quyết giúp tăng trưởng kinh tế và bình đẳng xã hội. Ở nước ta
hiện nay vấn đề bất bình đẳng trên cũng có một số báo chí, bài báo đề cập. Trong
phạm vi đề tài này em xin được làm rõ một số vấn đề như: tìm hiểu thực trạng, từ
đó tìm hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả, sau đó đưa ra một số giải pháp để giải
quyết vấn đề “bất bình đẳng giới giữa lao động nam và nữ trong thu nhập ở Việt
Nam”. Với thời gian có hạn chắc hẳn bài làm của em còn nhiều điều thiếu xót,
nhưng trên tinh thần tìm tòi và học hỏi, hy vọng bài viết góp một phần nào đó

trong việc làm rõ thực trạng, nguyên nhân, hậu quả cũng như đề ra được giải
pháp hữu ích để góp phần giải quyết bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt
Nam – một vấn nạn đã, đang và rất cần được sự giải quyết của các cấp chính
quyền, toàn đảng, toàn quân, toàn dân và toàn xã hội quan tâm.

B. NỘI DUNG
1. Thực trạng của sự bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam
Trang 4


Không chỉ ở Việt Nam mà còn phải kể đến các nước Phương Đông khác thì
thời kì phong kiến định kiến về người phụ nữ “trọng nam khinh nữ” khiến phụ nữ
chỉ được phép luẩn quẩn ở nhà làm những việc lặc vặt , chăm sóc con cái.. đẩy
người nam giới là lực lượng lao động chính, là người tạo ra nguồn thu nhập chính
trong gia đình. Người xưa quan niệm rằng nam giới thường thông minh và có sức
khỏe hơn phụ nữ nên đa số phần lớn công việc điều do nam giới đảm nhiệm, thu
nhập chi tiêu trong gia đình điều phải phụ thuộc vào nam giới đẩy người phụ nữ
vào tình trạng lệ thuộc vào chồng. Ngày nay nhà nước ta đã có những chính sách
điều chỉnh cân bằng về giới sự bất bình đẳng của nam và nữ đã có phần giảm bớt
nhưng không hẳn đã mất hết, mức lương thu nhập thực tế của cả nam lẫn nữ vẫn có
sự chênh lệch khá cao .Tỉ lệ tìm kiếm việc làm của nam giới cao hơn nữ giới hay là
trong cùng một công việc thường nam giới được ưu tiên được trả lương cao hơn so
với nữ giới,nư giới được trả lương thấp hơn hoặc không được trả lương. Hơn nữa
chính quan niệm cho rằng nam giới thông minh hơn nữ giới nên các chức vụ cao
thường là nam giới đảm nhiệm còn nữ giới thì đảm nhiệm các chức thấp hơn cũng
làm hạn chế thu nhập của nữ giới. Điều này thể hiện ở bảy mươi phần trăm phụ nữ
trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 55 tuổi) tham gia vào lực lượng lao động và
chiếm 52% so với nam giới. Song phụ nữ chỉ chiếm 40% tổng số lao động được trả
lương. Cuộc Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam 1998 cho thấy rằng phụ nữ ở tất
cả các độ tuổi đều phải làm việc trong thời gian dài gấp đôi nam giới (Desai,

2000[2]). Phụ nữ ở Việt Nam nhận được thù lao công việc ít hơn, số tiền trung bình
mỗi tháng họ nhận được 14% ít hơn so với nam giới. Qua nghiên cứu cho thấy, thực
sự có sự bất bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của trang báo điện tử VGP NEW- chính phủ nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bảng 1), đã cho biết chỉ số bất bình đẳng giới giữa nam
và nữ trong việc làm trên lệch lớn và có xu hướng tăng năm 2008 là 0.53 đến năm
2012 là 0.299, chỉ số đó cho ta thấy chúng có xu hướng gần về số 0 thì tình trạng
bất bình đẳng giữa lao động nam và nữ ngày càng nhiều và lao động nữ ngày càng
bị thiệt thòi về mức lương và quyền lợi hơn. So sánh chỉ sổ GII so với các nước
trong khu vực đông nam á và thế giới ta cũng thấy chỉ số GII cũng giảm theo các

Trang 5


năm (2008-2012), điều nay đồng nghĩa sự bất bình đẳng thiệt thòi lao động nữ ngày
một tăng.
Năm

Chỉ số GII

2008
2012

0.53
0.299

So với khu vực So với thế giới
đông nam á
3/8
58/138

3/9
48/131

Bảng 1. Chỉ số bất bình đảng giới về việc làm ở Việt Nam và thứ hạng so với khu
vực đông nam á và thế giới. (Chỉ số GII càng gần số 0 thì càng xấu).
Theo báo cáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam tham gia
lực lượng lao động đang ở mức cao nhất khu vực ASEAN, chiếm 44,5% lao động
cả nước. Đặc biệt có 23% phụ nữ tham gia vào điều hành tại các doanh nghiệp
(DN): tỷ số thu nhập nữ/nam là 0,77 năm 1993 và 0,82 năm 1998.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do định kiến lâu đời ở nước ta có xu
hướng “trọng nam khinh nữ” và chính khi thời đại khoa học công nghệ tiên tiến như
thế này thì đa số tỉ lệ các cặp vợ chồng khi sinh thường lựa chọn sinh con trai hơn
là con gái tạo ra sự mất cân bằng về giới tính, làm giảm nguồn lao động và thu
nhập. Tỷ lệ giới tính (tỷ lệ số nam/100 nữ) của Việt Nam theo số liệu thống kê năm
2003 là 96,6% và dao động theo các nhóm tuổi. Tỷ lệ giới tính là cao nhất ở nhóm
dưới 19 tuổi, tỷ lệ 2 giới cân bằng nhất trong độ tuổi 20 - 34. Sau độ tuổi 34, tỷ lệ
giới tính giảm dần và thấp nhất ở nhóm tuổi trên 70.
Tiếp đến là tình trạng hôn nhân có sự khác biệt: chính những định kiến xưa
như: con gái thì cần gì phải học nhiều,… nên đã làm cho tỉ lệ thất học ở nữ giới cao
hơn nam giới dẫn đến tỷ lệ kết hôn ở Việt Nam ở mức cao và có sự khác biệt nhất
định về tỷ lệ kết hôn của dân số đối với nam và nữ. Tỷ lệ cao nhất đối với nữ là
87,1% vào độ tuổi 35 -39, còn ở nam tỷ lệ cao nhất là 96,5% ở độ tuổi 45 - 49 theo
sau. Nữ giới thường có độ tuổi kết hơn nhỏ hơn nam giới.
Trang 6


Thứ ba là do đào tạo, trình độ học vấn: Theo quan niệm thời xưa định kiến về
giới thì đa số nam giới được đi học nhiều hơn nữ giới. Tỷ lệ đi học chung của nữ và

nam trong cả nước ở cấp trung học cơ sở cũng đạt mức cao và có xu hướng tăng
trong những năm gần đây. Số liệu cho thấy mặc dù đạt nhịp độ tăng ổn định, song
giữa tỷ lệ đi học chung của nữ và nam bậc trung học cơ sở vẫn còn một khoảng
cách chưa được thu hẹp, cụ thể năm học 2003-2004, tỷ lệ này ở nữ là 86,5%, ở
nam là 90,2%, chênh lệch 3,7 điểm, trong khi chênh lệch vào năm học 2000-2001
là 3,2 điểm. Tỷ lệ đi học chung ở trung học phổ thông năm học 2003-2004 của nữ
là 45,2% và của nam là 45,7%. Tỷ lệ này đã tăng liên tục trong những năm gần đây.
Khoảng cách về tỷ lệ đi học chung của nữ và nam ở trung học phổ thông đang dần
được thu hẹp kể từ năm 2000 đến nay. Tỷ lệ đạt bằng cấp cao nhất của nữ giới đạt
mức khá ở nhiều cấp học và bậc học. Năm 2002, cứ 100 dân số nữ từ 15 tuổi trở lên
thì có 25,5 người tốt nghiệp tiểu học, 25,8 người tốt nghiệp trung học cơ sở và 9,4
người tốt nghiệp trung học phổ thông; các tỷ lệ tương ứng ở dân số nam là 27,3;
29,5 và 12. Bậc trung học chuyên nghiệp không có sự khác biệt lớn, nữ đạt 2,9% và
nam 2,8%; bậc cao đẳng và đại học nữ đạt 2,7% và nam đạt 4,2% . Riêng bậc trên
đại học, tỷ lệ nữ thấp hơn 3 lần so với nam, cụ thể nữ đạt 0,04% và nam 0,13%.
Thứ tư là cơ hội tiếp cận việc làm: do sự chênh lệch về trình độ học vấn nên
khả năng tìm kiếm việc làm của hai giới nam và nữ là khác nhau. Trong khi nam
giới có cơ hội kiếm công việc cao thì nữ giới ngược lại. Đa số các nhà tuyển dụng
đều tuyển dụng nam giới ở vị trí cao công việc nặng nhọc . Còn phụ nữ thì chỉ
tuyển dụng ở vị trí thấp, công việc nhẹ nhàng hơn nam giới. Điều này cũng chính là
nguyên nhân dân đến sự bất bình đẳng về mức lương trong thu thập của người lao
động. Như theo bài đăng của cafef.vn – “phụ nữ vẫn khó thăng tiến hơn nam giới
thì theo thông tin đăng tuyển quảng cáo của các nhà sử dụng lao động thì đại đa số
các chức vụ quan trọng, chủ chốt trong công ty thì nam giới chiếm đa số: giám đốc
100% nam, trưởng phòng (khoảng 79% nam, 21% nữ), trợ lý phòng (khoảng 58%
nam, 41% nữ), giám sát (khoảng 83% nam, 15% nữ) (hình 1).

Trang 7



H
ì
n
h

1 – Quảng cáo việc làm có yêu cầu về giới theo vị trí.
Phụ nữ chiếm 52% lực lượng lao động. Tuy có tỷ lệ tham gia lao động
tương đương nhau, nhưng phụ nữ và nam giới vẫn tập trung vào những ngành
nghề khác biệt nhau. Sự đa dạng của các ngành nghề ở đô thị đã đặc biệt hỗ trợ
cho sự phân công lao động theo giới. ở khu vực nông thôn, có tới 80% công việc
thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, do đó sự lựa chọn nghề nghiệp là hạn chế, và sự
phân biệt giới trong nghề nghiệp không nhiều. ở khu vực đô thị, phụ nữ tập trung
rất nhiều vào buôn bán, công nghiệp nhẹ (đặc biệt là dệt may), công sở nhà nước
và dịch vụ xã hội, còn nam giới lại chiếm ưu thế trong các ngành nghề có kỹ năng
như khai thác mỏ, cơ khí và chế tạo. Những lĩnh vực có ít đại diện của phụ nữ là
quản lý hành chính và các lĩnh vực khoa học. Thậm chí cả ở những nghề nơi mà
phụ nữ chiếm số đông, như công nghiệp dệt may hay giảng dạy tiểu học, nam giới
vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong các vị trí lãnh đạo cao hơn. Chỉ có 23% số phụ nữ
tham gia hoạt động kinh tế có công việc được trả lương so với 42% số nam giới.
Mức lương trung bình một giờ của phụ nữ chỉ bằng 78% mức lương đó của nam
giới (FAO &UNDP 2002). 2.1.2. Bất bình đẳng giới trong lao động và thu nhập.
Các kết quả điều tra cho thấy, lao động nữ chỉ được nhận 86% mức tiền lương cơ
bản của nam giới. Tiền lương cơ bản trong của lao động nữ trong tổng thu nhập
(71%) cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nam giới (73%). Tiền công chiếm phần
lớn trong cơ cấu thu nhập. Lao động nữ trong mọi loại hình doanh nghiệp đều có
mức lương cơ bản thấp hơn so với lao động nam khoảng 68% lương cơ bản của lao
động nam. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ trả lương tương đối bình đẳng hơn,
Trang 8



và các doanh nghiệp này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Lao động nữ
được hưởng các khoản trợ cấp theo các quy định của luật lao động, nhưng không
phải mọi người lao động nữ đều được nhận. Tuy vậy, cho dù được nhận thêm các
khoản phụ cấp nhưng tổng thu nhập của lao động nữ vẫn thấp hơn lao động nam,
vì tiền lương cơ bản của họ thấp hơn lao động nam trong các doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã và công ty trách nhiệm
hữu hạn. Tính gộp cả tiền lương và các khoản trợ cấp bằng tiền của lao động nữ thì
tổng thu nhập của họ cũng chỉ tương đương với 87% so với lao động nam.
Cùng một số yếu tố khác cũng tác động tạo ra nguyên nhân có sự bất bình đẳng
này: yếu tố sức khỏe,…
Thứ năm là phụ nữ dành thời gian nhiều gấp đôi nam giới cho các công việc nhà
không được trả công. Gánh nặng lao động đã gây ra các tác động tiêu cực cho phụ
nữ như vấn đề sức khỏe của họ, thiếu thời gian nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các
hoạt động xã hội trong cộng đồng cũng như các cơ hội tham gia đảm nhận các vị
trí quản lý và lãnh đạo…Hơn nữa, phụ nữ cũng có rất ít thời gian để tham gia các
khóa đào tạo, bồi dưỡng dể nâng cao trình độ, kỹ năng và sự tự tin. Và vì thế cũng
hạn chế khả năng thu nhập và ít cao hơn nam giới.
Thứ sáu là đã có công việc tạo ra nguồn thu nhập thì vấn đề không thể không nói
đến là làm việc xong có lương hay không?. Về quy định riêng đối với lao động nữ
(Chương X – BLLĐ) do nhiều doanh nghiệp không đăng ký tháng lương, bảng
lương để xác định công việc nên nhiều lao động nữ làm các công việc nặng nhọc,
độc hại không được nghỉ thai sản 5 tháng và không được nghỉ phép năm 14 ngày
theo quy định…. Vẫn còn một số doanh nghiệp chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội
của người lao động, nợ dây dưa tiền bảo hiểm xã hội làm thiệt hại đến quyền lợi
của nhiều lao động nữ khi giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó có chế
độ thai sản, làm cho nhiều người phụ nữ bỏ công mà không được hưởng phần công
sức mình bỏ ra.
3 . Hậu quả của vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam
Do việc không được tiếp cận với nền giáo dục nên dẫn đến sự thất học dẫn đến phụ
nữ chỉ có thể làm những công việc tay chân nặng nhọc như: làm ruộng, dệt may,…

nhưng mức thu nhập đem lại từ công việc đó không cao.

Trang 9


Bên cạnh đó là việc kết hôn sớm thì đòi hỏi người phụ nữ phải lo chăm sóc vun
vén gia đình và lo lắng cho con cái nên việc tiếp cận với các công việc ngoài xã
hội gặp nhiều hạn chế, cứ như thế nên một cách “vô hình” người phụ nữ chỉ có thể
dựa vào thu nhập của người đàn ông.
Hay là việc người phụ nữ phải đảm nhận một lúc hai công việc nhà và công việc
ngoài xã hội. Đi làm về nhà không được nghỉ ngơi mà phải lo cho chồng con thì
đương nhiên sức khỏe không thể đảm bảo được, phải phân tâm cho cùng lúc hai
công việc nên hiệu suất ở mỗi công việc không cao được như người đàn ông cũng
dẫn đến mức thu nhập khó có thể tăng lên.
Bên cạnh sự nổ lực cố gắng làm việc thì nhiều công ty lại không trả lương mà lại
tìm cách “ăn” nguồn thu nhập của người phụ nữ.
4. Biện pháp giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam
Một là,nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề bình đẳng, không chỉ phụ nữ
mới làm những công việc nhà mà ta còn có thể xây dựng hình ảnh người đần ông
gánh vác phụ vợ trong những những công việc nhà và người phụ nữ trong các công
việc ở ngoài xã hội cũng được nâng cao hơn.
Hai là nâng cao giáo dục cho phụ nữ, Nhà nước nên chú ý phổ cập giáo dục tiểu
học, đặc biệt cho lao động nữ vì bậc giáo dục này có tác dụng làm giảm mức bất
bình đẳng trong thu nhập. Nhà nước cần hỗ trợ để tạo cơ hội hoàn thành bậc học
này cho người lao động bằng nhiều hình thức như mở khóa học ngắn hạn, bổ túc...
Bên cạnh đó cũng cần xóa bỏ tư duy ưu tiên cho bé trai đi học hơn là bé gái đặc
biệt trong các gia đình nông thôn. Đặc biệt tăng cường đầu tư, khuyến khích nâng
cao trình độ văn hoá cao, như bậc đại học, cao đẳng. Nên tạo điều kiện cho người
lao động có thể hoàn thành bậc học này nhằm tăng mức lương cho lao động nữ,
dưới các hình thức như tự học đến thi, học từ xa, buổi tối, ngoài giờ làm

việc...Khuyến khích đào tạo ở mức cao không chỉ mở rộng phạm vi lựa chọn kinh
tế mà còn tăng khả năng được đề bạt của người phụ nữ và nắm giữ những trách
nhiệm quản lý và ra quyết định.
Ba là cần tạo ra môi trường bình đẳng trong công việc nên việc phân chia giới theo
ngành nghề có nghĩa là nhà nước đang chỉ dựa vào một bộ phận dân số có trình độ
học vấn để cung cấp kỹ năng và tay nghề kỹ thuật cao mà không tận dụng được hết
nguồn nhân lực cũng như giải phóng sức lao động (Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc
Trang 10


Hùng, 2000). Đầu tư chuyển đổi cơ cấu ngành nghề hợp lý cũng có thể được xem
là một dạng của bảo trợ xã hội hữu ích trong bối cảnh toàn cầu hóa khi mà người
lao động có thể được yêu cầu di chuyển từ nơi các lĩnh vực kinh tế đang đi xuống
sang các lĩnh vực đang khởi sắc. Cần xây dựng các chính sách tích cực nhằm
khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực phi truyền thống và
khắc phục các trở ngại để thăng tiến trong nghề nghiệp. Ví dụ như khuyến khích
lao động nữ tham gia vào ngành xây dựng, công nghiệp sẽ đóng góp tích cực làm
giảm sự chênh lệch về tiền công, tiền lương. Ngoài ra, phụ nữ cần được đào tạo để
họ có thể thành công trong một loạt lĩnh vực trong đó có những kỹ năng ít mang
tính lý thuyết hơn chẳng hạn như là quản lý công việc kinh doanh, kỹ năng đàm
phán, thương lượng tập thể, lãnh đạo và xây dựng lòng tin cho chính mình.
Bốn là nâng cao chuyên môn cho người phụ nữ. Vấn đề phát triển chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp nếu được chú trọng sẽ giúp cho người lao động có ưu thế ngoài
thị trường lao động và có các cơ hội tìm được việc làm với đồng lương cao hơn.
Trong đó lao động kỹ thuật cần được quan tâm và đào tạo, đặc biệt lao động kỹ
thuật bậc cao. Cần có cơ chế và chế độ khuyến khích lao động nữ tham gia đào tạo
lao động kỹ thuật và nâng cao tay nghề. Cần tăng cường sự tham gia của phụ nữ
vào các lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật thông qua chỉ tiêu và học bổng cũng như là
xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và cấp giáo dục và đào
tạo. Cần khuyến khích nhằm tăng tỷ lệ nữ sinh theo học các ngành kỹ thuật. Xác

định tỷ lệ nhập học của phụ nữ trong các ngành kỹ thuật ở các trường dạy nghề và
đại học. Trao học bổng và các suất thực tập cho nữ sinh các ngành kỹ thuật và đặc
biệt là công nghệ cao. Tăng cường các biện pháp thu hút giáo viên nữ giảng dạy
các ngành phi truyền thống trong tất cả các cấp thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo.
Năm là vấn đề sức khỏe là vân đề không thể bỏ qua. Việc giảm tỷ lệ nữ giới phải
vào điều trị nội trú hay tăng cường sức khoẻ y tế cho nữ giới đóng góp phần nào
làm giảm mức chênh lệch về thu nhập. Do vậy cần tăng cường khả năng tiếp cận
của phụ nữ tới các hoạt động chăm sóc sức khoẻ. Tập trung chăm sóc sức khoẻ
miễn phí cho phụ nữ. Tăng ngân sách y tế dành cho công tác phòng ngừa và chăm
sóc sức khoẻ ban đầu ở cấp xã phường. Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần phải
phù hợp với nhu cầu đặc thù của phụ nữ, trong đó chú trọng công tác phòng ngừa.

Trang 11


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Bất bình đẳng giới ở Việt Nam đặc biệt là bất bình đẳng giới trong thu nhập không
phải là vấn đề mới đây mà nó đã có từ rất lâu nhưng chưa bao giờ là kết thúc. Nền
kinh tế của một nước mà muốn phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc giải quyết
được bất bình đẳng giới trong thu nhập. Qua bài tiểu luận này tôi không phải tôi
muốn đem đến cho người đọc một cái nhìn mới về một vấn đề xã hội mới mà tôi
muốn nhấn mạnh hơn nữa một khía cạnh làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế
ở nước ta.
2. Kiến nghị

Thu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế. Đảm bảo được bình đẳng giới thu nhập không những giải phóng sức lao
động, tận dụng nguồn lực, làm lành mạnh thị trường lao động góp phần thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế. với cương vị là một nhân viên công tác xã hội đối với vấn đề
bất bình đẳng trong thu nhập của người lao động ở nước ta hiện nay chúng ta cần
nhìn nhận từ hai phía, thứ nhất cần xóa bỏ các định kiến xưa về người phụ nữ , phụ
nữ không phải là “chân yếu tay mềm” những việc nam giới có thể làm thì phụ nữ
cũng có thể đảm nhiệm và làm tốt hơn nam giới .thứ hai cần phải khẳng định rằng
phụ nữ cũng là một phần tạo ra thu nhập chung cho gia đình và cho toàn xã hội.
nước ta hiện nay đang đi vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc
phát triển kinh tế và thu nhập của người lao động là điều thiếu yếu cần đưa lên
hàng đầu, để làm được điều đó cần điều chỉnh cân bằng sự bất bình đẳng trong mọi
lĩnh vực cụ thể là trong thu nhập. Chỉ có bình đẳng thì mới có thể phát triền kinh tế
vững mạnh.

Trang 12


Tài liệu tham khảo:
1. Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi

ý giải pháp chính sách.
2. />3. />4. Bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam: 1993-1998, Amy Y.C.Liu, 2004
5. Các qui định này được đưa ra trong chương 10 của Bộ luật Lao động, thông

tư số 3/TTLB ngày 28/9/1994 về ngành nghề cấm thuê lao động nữ, lao
động nữ mang thai...).

Trang 13


6. />
20150306011639099.chn

7. Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi
ý giải pháp chính sách.
8. />
trien-kinh-te-xa-hoi/
9. />10. Bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam: 1993-1998, Amy Y.C.Liu, 2004
11. Các qui định này được đưa ra trong chương 10 của Bộ luật Lao động, thông
tư số 3/TTLB ngày 28/9/1994 về ngành nghề cấm thuê lao động nữ, lao
động nữ mang thai...).

Trang 14



×